Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu vị thuốc

Trang chủ

Cỏ mần trầu

Tên gọi khác: Cỏ mần trầu, Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng, ngưu tâm thảo, thanh tâm thảo

Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn

Họ: Lúa - Poaceae

Công dụng: hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, làm ra hồ hôi, cầm máu, làm mát gan

1. Mô tả:

  • Cỏ mần trầu là cây thuốc nam quý, dạng thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe.
  • Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi.
  • Lá mọc so le, hình dải nhọn.
  • Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa.
  • Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh.
  • Cây ra hoa từ tháng 3-11.

2. Nơi sống và thu hái:

Cỏ mần trầu mọc hoang khắp nơi ở nước ta, ưa nơi ẩm ướt, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang.

  • Thu hái: cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
  • Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Eleusinis Indicae.

3. Thành phần hóa học:

  • Toàn cây chứa muối nitrat.
  • Phần trên mặt đất có chứa dẫn chất của bê ta sitosterol và palmitoyl; cành và lá tươi có flavonoid

4. Vị thuốc cỏ mần trầu:

Cỏ mần trầu 1

Hình ảnh vị thuốc Mần trầu

Tính vị, tác dụng: Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan.

Công dụng, chỉ định:

  • Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một.
  • Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, Nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng.
  • Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.

5. Liều dùng:

  • 16 – 20 g khô hoặc 40 – 100g tươi, dạng thuốc sắc hay hoàn, thường dùng phối hợp với các vị khác.

Bài thuốc có vị cỏ mần trầu

Chữa cao huyết áp: Dùng toàn cây Cỏ mần trầu, rửa sạch cắt nhỏ, cân 500g, giã nát, thêm chừng 1 bát nước sôi để nguội, vắt lấy nước cốt, lọc qua vải, thêm chút đường, ngày có thể uống 1 lần sáng và chiều.

Ðề phòng viêm não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g, dùng như trà uống trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày uống tiếp 3 ngày nữa.

Viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ k n đực 30g sắc uống.

Viêm tinh hoàn: Cỏ mần trầu tươi 60g, thêm 10 cùi vải, sắc uống.

Chữa cảm sốt nóng, khắp người mẩn đỏ, đi đái ít: Dùng 16g Cỏ mần trầu phối hợp với 16g rễ Cỏ tranh, sắc nước uống.

Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa: Lấy cỏ mần trầu tươi, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống. Ngày 2 – 3 lần.

Trẻ đái dầm: 20g cỏ mần trầu, mùi tàu 20g, rau ngổ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g thái nhỏ, sắc uống sau bữa ăn chiều.

Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang: Cỏ mần trầu, lá từ bi, kim tiền thảo, ké hoa đào, mỗi vị 20g nấu cùng 400ml nước sắc uống trong ngày. Ngày 3 lần sáng, trưa, chiều.

Viêm thận cấp, mãn tính: Cỏ mần trầu 40g, cây tầm gửi 40g, râu mèo 20g, kim tiền thảo 20g, cỏ xước 20g sắc uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.

An thai: 8g cỏ mần trầu, 8g cỏ tranh, vài lát gừng tươi, 1 nhánh sả và ít vỏ quýt. Tất cả đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.

Tham khảo

Không chỉ người Việt Nam thích dùng các bài thuốc dân gian từ cỏ mần trầu mà nhiều nước khác ở khu vực Á châu và Nam Mỹ cũng dùng loại cây này trị bệnh.

  • Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để mau hết sản dịch và dùng cho bệnh nhân hen suyễn.
  • Người Philippin thì dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc dùng gội đầu sạch gàu, chống rụng tóc.
  • Người dân Bangladesh thì dùng rễ mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung.
  • Người dân Sri Lanka lại dùng cỏ mần trầu rã nhỏ đắp lên da để trị bong gân.
  • Còn dân Venezuela thì nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh nhằm trị vàng da…

Vị thuốc khác

Thuốc bỏng

Tề thái

Ngưu bàng

Chùa dù

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Cây thuốc được quan tâm

Solanum procumbens Lour.

Solanum procumbens Lour.

Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn...
Oxalis barrelieri L.

Oxalis barrelieri L.

Công dụng Giải nhiệt, chữa cảm nắng
Gouania leptostachya DC.

Gouania leptostachya DC.

Chữa tổn thương do đòn ngã sưng tấy, tụ máu, bỏng, tê thấp ...
Cyathula prostrata (L.) Blume

Cyathula prostrata (L.) Blume

Nhuận tràng (Thân, lá). Rắn cắn, tả, sốt, thấp khớp, phù toà...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Thuốc làm xe, ỉa chảy, ho, lỵ amíp, viêm vòm miệng (cả cây)....

Các loại bệnh được quan tâm

Solanum procumbens Lour.

Solanum procumbens Lour.

Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn...
Oxalis barrelieri L.

Oxalis barrelieri L.

Công dụng Giải nhiệt, chữa cảm nắng
Gouania leptostachya DC.

Gouania leptostachya DC.

Chữa tổn thương do đòn ngã sưng tấy, tụ máu, bỏng, tê thấp ...
Cyathula prostrata (L.) Blume

Cyathula prostrata (L.) Blume

Nhuận tràng (Thân, lá). Rắn cắn, tả, sốt, thấp khớp, phù toà...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Thuốc làm xe, ỉa chảy, ho, lỵ amíp, viêm vòm miệng (cả cây)....

Bài thuốc được quan tâm

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

BỔ THẬN THANG

BỔ THẬN THANG

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Lá hà thủ ô có tác dụng thế nào trong làm đẹp da và tóc

Lá hà thủ ô có tác dụng thế nào trong làm đẹp da và tóc

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu