Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu vị thuốc

Trang chủ

Cỏ mực

Tên thường gọi: Cỏ nhọ nồi, Hạn liên thảo

Tên khoa học:Eclipta prostrata(L.) L.

Họ: Cúc - Asteraceae

Công dụng: cầm máu, bị thương chảy máu, ho hen, ho lao, viêm cổ họng, diệt khuẩn.

1. Mô tả cây:

  • Cỏ nhọ nồi là một loại cỏ thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng.
  • Lá mọc đối có lông ở hai mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm.
  • Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông.
  • Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1.5mm, đầu cụt.

2. Phân bố:

  • Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
  • Bộ phận sử dụng: Ta dùng toàn cây nhọ nồi tươi hoặc khô.

3. Thành phần hoá học:

  • Theo các nhà nghiên cứu trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tamin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin.
  • Có tài liệu nói trong cỏ mực có chứa chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.

4. Tác dụng dược lý:

Về tác dụng cầm máu: Nước sắc cỏ nhọ nồi khô, với liều 3g/kg thể trọng trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian Quick rõ rệt có nghĩa là làm tăng tỉ lệ prothrobin toàn phần. Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.

Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập: Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.

Về độc tính của nhọ nồi: Thử trên chuột bạch với liều từ 5-80 lần liều lâm sàng không có triệu chứng trúng độc.

5. Vị thuốc Cỏ mực:

Cỏ mực 1

Hình ảnh vị thuốc cỏ mực

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, chua, tính lương vào hai kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lị.

Chút trị: Dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.

Công dụng và chỉ định:

  • Nhân dân vẫn dùng cây nhọ nồi giã vắt nước uống để cầm máu trong Rong kinh, Trĩ ra máu, bị thương chảy máu.
  • Còn dùng Chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Ngày dùng từ 6-12g, dạng sắc uống hoặc làm thành viên.
  • Những người thợ nề dùng cỏ nhọ nồi xoa tay chữa bỏng rát do vôi.
  • Có người dùng chữa bệnh nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc, nhuộm tóc, bôi lên những chỗ chỗ ở da thịt để có màu tím đen

Tham khảo

  • Sách Nam dược thần hiệu cỏ mực dùng để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.
  • Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực là “thuốc cầm máu nổi tiếng”.
  • Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng.
  • Điền nam bản thảo cho rằng, cỏ mực làm chắc răng, đen tóc, chữa khỏi 9 loại trĩ.
  • Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.

Bài thuốc về cỏ mực

Thổ huyết và chảy máu cam: Lấy 50g cây cỏ mực sắc lấy nước uống chia làm 3 lần để dùng trong ngày.

Cây cỏ mực chữa bệnh lang ben: Bệnh này điều trị khó dứt điểm phải điều trị thường xuyên. Ta dùng hà thủ ô và cỏ mực mỗi thứ 35g, đương quy 10g, bạch truật 12g, xích thược 10g, 5g thiền thoái, 15g bạch chỉ, đan sâm 14g, đảng sâm 14g. Sắc lấy nước uống có hiệu quả ngay trong 3-5 ngày nhưng nên dùng thường xuyên trong 3 tháng để dứt điểm bệnh.

Cây cỏ mực chữa bệnh suy thận: Dùng cỏ mực tươi, cây sâm đất rửa sạch, sau đó phơi ráo nước rồi cắt nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, mỗi ngày dùng 5g cỏ mực khô đun với 1 chén nước trong vòng 20 phút. Rồi chắt lấy nước uống mỗi ngày.

Cây cỏ mực chữa rong kinh: Nếu bạn bị rong kinh nhẹ thì hãy dùng cỏ mực khô mà sắc lấy nước uống hoặc dùng lá tươi đem giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt uống nhé. Nếu máu ra nhiều thì bạn có thể cho thêm cây huyết dụ, trắc bá diệp hoặc cây ích mẫu,…

Cây cỏ mực chữa viêm xoang:  Dùng một nắm lá cỏ mực tươi rồi đem giã nhuyễn vắt lấy nước uống với nước ấm mỗi ngày. Liệu trình này sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn, khó chịu khi thời tiết thay đổi. Nó sẽ làm giảm chảy máu cam, giảm sưng niêm mạc xoang, giúp thông mũi.

Cây cỏ mực chữa bệnh sỏi thận: Dùng 20g cỏ mực, kim tiền thảo dùng 15g, đem sắc lấy nước uống. Nếu cảm thấy khó uống thì bạn có thể cho thêm 1 ít đường cát vào cho dễ uống. Có thể dùng thay trà trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Cây cỏ mực chữa sốt cao ở trẻ em: 

  • Dùng mỗi loại 25g bao gồm cỏ mực, sắn dây, sài đất, dùng 16g hai loại cây cối xay và cam thảo đất cùng 12g ké đầu ngựa.
  • Đem tất cả sắc nước uống mỗi ngày

Cây cỏ mực chữa bệnh gan nhiễm mỡ: Nhờ có tính hàn mà cởi mực có thể điều trị các bệnh liên quan đến lưu thông khí huyết, gan và thận hiệu quả. Chính vì thế mà, người bị gan nhiễm mỡ có thể dùng cỏ mực để điều trị căn bệnh này.

Cây cỏ mực chữa bệnh mề đay: Cỏ mực khi kết hợp với lá huyết dụ, lá xương xông, rau diếp ca, lá nhài, lá dưa chuột, lá khế giã nhuyễn sau đó cho người bị mề đay uống, còn phần bã cho vào miếng vải mỏng và xoa lên người. Phương pháp này chữa mề đay rất hiệu quả trong vòng 7 ngày.

Cây cỏ mực chữa bệnh eczema ở trẻ em: Dùng 50g cỏ mực sắc cô đặc, rồi bôi vào chỗ mà trẻ bị đau. Thực hiện liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày 3 lần. Làm đúng liệu trình sẽ thấy bớt ngứa, không còn dịch vàng, da sẽ đóng vary và sẽ khỏi bệnh trong vòng 1 tuần.

Kiêng kỵ: 

  • Không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai vì rất dễ gây băng huyết.
  • Ngoài ra, không nên dùng với người hư hàn, nếu không rửa sạch trước khi nấu uống có thể gây tiêu chảy.

Vị thuốc khác

Củ nâu

Duyên đơn

Dây cẩm văn

Thầu dầu

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Cây thuốc được quan tâm

Solanum procumbens Lour.

Solanum procumbens Lour.

Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn...
Oxalis barrelieri L.

Oxalis barrelieri L.

Công dụng Giải nhiệt, chữa cảm nắng
Gouania leptostachya DC.

Gouania leptostachya DC.

Chữa tổn thương do đòn ngã sưng tấy, tụ máu, bỏng, tê thấp ...
Cyathula prostrata (L.) Blume

Cyathula prostrata (L.) Blume

Nhuận tràng (Thân, lá). Rắn cắn, tả, sốt, thấp khớp, phù toà...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Thuốc làm xe, ỉa chảy, ho, lỵ amíp, viêm vòm miệng (cả cây)....

Các loại bệnh được quan tâm

Solanum procumbens Lour.

Solanum procumbens Lour.

Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn...
Oxalis barrelieri L.

Oxalis barrelieri L.

Công dụng Giải nhiệt, chữa cảm nắng
Gouania leptostachya DC.

Gouania leptostachya DC.

Chữa tổn thương do đòn ngã sưng tấy, tụ máu, bỏng, tê thấp ...
Cyathula prostrata (L.) Blume

Cyathula prostrata (L.) Blume

Nhuận tràng (Thân, lá). Rắn cắn, tả, sốt, thấp khớp, phù toà...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Thuốc làm xe, ỉa chảy, ho, lỵ amíp, viêm vòm miệng (cả cây)....

Bài thuốc được quan tâm

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

BỔ THẬN THANG

BỔ THẬN THANG

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Lá hà thủ ô có tác dụng thế nào trong làm đẹp da và tóc

Lá hà thủ ô có tác dụng thế nào trong làm đẹp da và tóc

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu