Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu vị thuốc

Trang chủ

Hải sâm

Tên tiếng Việt: Đỉa biển, Đỉa bể, Hải sâm

Tên khoa học: Stichopus japonicus Selenka

Họ: Holothuridae

Công dụng: Chủ yếu dùng làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Tính chất bổ không kém nhân sâm do đó có tên sâm bể (hải sâm).

1. Mô tả con hải sâm:

  • Hải sâm thường sống ở các vùng nước biển nông, dưới đáy nhiều cát, thân Hải sâm là một lớp thịt dày được cấu tạo theo dạng hình ống, phía ngoài có nhiều u, bướu sần sùi trông như một con đỉa, vì vậy người ta gọi Hải sâm là con đỉa biển, vì nó có tác dụng giống như sâm nhưng ở dưới biển nên gọi là Hải sâm.
  • Hải sâm không có đầu đuôi riêng biệt, ở phần đầu, nơi chính giữa, có một lỗ nhỏ, đó chính là miệng của Hải sâm.
  • Xung quanh miệng mọc rất nhiều tua nhỏ như những ‘cánh tay’, có tác dụng nắm bắt thức ăn và cho thức ăn vào miệng.
  • Bờ biển Việt Nam đã biết có khoảng 50 loài Hải sâm. Trên thế giới có khoảng 40 loài để dùng làm thuốc và thức ăn.

2. Phân bố:

Ở Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác, Hải sâm từ lâu đã là món ăn qúy. Vì thế mà nó được liệt vào ngang hàng với Sâm, thuộc (sơn hào hải vị) bổ, dùng cho giai cấp qúy tộc thời phong kiến. Trên thị trường Hải sâm được bán dưới dạng khô và đã bỏ hết ruột. Ngày nay là loài xuất khẩu đắt tiền.

Thu bắt, sơ chế:

  • Ngư dân đánh bắt được thường đem phơi hay sấy khô dùng làm thuốc hay thực phẩm
  • Phần dùng làm thuốc: Nguyên cả con.

3. Bào chế hải sâm thành thuốc:

Rửa sạch phơi khô, sấy giòn. Khi dùng ngâm nước cho mềm, xắt lát, phơi dòn, tán bột.

Thu bắt về cạo rửa cho sạch bằng nước muối, lộn trong ra ngoài, rửa sạch, phơi khô, sấy giòn.

  • Khi dùng ngâm vào nước cho mềm xong xắt mỏng 3-5 ly, sao với gạo nếp cho phồng vàng lên.
  • Tán bột rồi kết hợp với các thuốc khác hoặc làm hoàn, hoặc nấu cháo ăn.

Bảo quản:
Giữ kỹ, để nơi khô ráo, thỉnh thoảng phơi lại. Tránh ẩm mốc, sâu bọ.

4. Thành phần hóa học:

Trong hải sâm có 21,45% protein, 0,27% lipit, 1,37% gluxit và 1,13% tro, trong tro chủ yếu gồm canxi 0,118, photpho 0,22, sắt 0,0014, kali 0,07. Thành phần chủ yếu trong protein là acginin và xystin.

5. Tác dụng dược lý:

Kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy các chất lipit tổng hợp lấy từ các tế bào của động vật không xương sống ở biển có công dụng lớn trong việc phòng và chữa bệnh xơ vữa động mạch.

P. A. Manaxova (Đại học y khoa quốc gia Vladivoxtoc) đã phát hiện thấy việc đưa vào dạ dày những con thỏ bị xơ vữa động mạch nặng những chất lipit tổng hợp của hải sâm Viễn đông- Stichopus ịaponicus đã làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất protit và lipit trong máu và gan của thỏ. Trong cơ tim và gan có sự tăng hoạt tính, hấp thụ ôxy tăng, có nghĩa là quá trình oxy hóa khử đã được đẩy mạnh. Bệnh xơ vữa động mạch đã thuyên giảm rõ rệt trong cơ thể các động vật bị bệnh.

6. Vị thuốc Hải sâm

Hải sâm 1

Hình ảnh vị thuốc Hải sâm

Tính vị: Vị ngọt, mặn. Tính ấm, Không độc

Quy kinh: Vào 2 kinh tâm và thận

Công dụng: Hải sâm Bổ thận, ích tinh, tráng dương, tư âm, giáng hỏa.

Chủ trị: Trị suy nhược thần kinh, bổ thận, ích tinh tủy, mạnh sinh lý, bổ âm giáng hỏa, tiêu đàm dãi, cầm giảm tiểu tiện, nhuận trường, trừ khiếp sợ yếu đuối.

7. Liều dùng:

  • Thường dùng dưới dạng nướng giòn, nghiền thành bột.
  • Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 đến 10g, dùng nước nóng hay rượu để chiêu thuốc.

Kiêng kỵ

  • Một lưu ý nữa là những người bị tiêu chảy, bị lỵ, viêm đại tràng cấp tính, hoạt tinh, người có thể tạng đàm thấp (mập phì) thì không nên dùng hải sâm.
  • Theo đông y, khi đang dùng các đơn thuốc có vị cam thảo cũng không nên ăn hải sâm.

Bài thuốc có vị Hải sâm

Trị táo kết, bón do hư hỏa: Dùng Hải sâm, Mộc nhĩ, xắt nấu chín, bỏ vào trong ruột heo nấu chín ăn.

Trị các loại lở loét: Hải sâm sấy khô, tán bột, bôi.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị thiếu máu:

  • Bài thuốc này là sự kết hợp giữa hải sâm và đại táo, có tác dụng cho các bệnh nhân bị thiếu máu, rất tốt cho chị em sau sinh.
  • Dùng một lượng bằng nhau hải sâm và đại táo đã bỏ hạt, đem sấy khô rồi tán thành bột, uống ngày 2 lần mỗi lần 9g với nước ấm.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, suy nhược sút cân: Dùng 20g hải sâm, 100g gạo nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn. cháo hải sâm, nên ăn liên tục trong 1 tuần để có kết quả tốt

Táo bón do âm hư: Hải sâm 30g, ruột già lợn 120g làm sạch, mộc nhĩ đen 15g, ba thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn liên tục trong nhiều ngày.

Đau lưng do thận hư: Hải sâm có tác dụng bổ thận ích tinh do đó nó được dùng nhiều trong các bài thuốc giúp cho thận mạnh khỏe hơn. Trong trường hợp chữa đau lưng do thận hư, bạn có thể dùng 30g hải sâm, 60 xương sống lợn, 15g hạt hạnh đào. Ba thứ trên rửa sạch, hầm nhừ và ăn trong nhiều ngày.

Bổ thận, bồi bổ cơ thể sau suy nhược: Bài thuốc dùng hải sâm hầm với thịt dê được biết đến như một món ăn ngon miệng vừa giúp bổ thận, bồi bổ cơ thể. Dùng trong các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu dắt, người cao tuổi suy nhược, chân tay lạnh.
Cách chế biến: Dùng 30g hải sâm, 120g thịt dê, cả hia thái lát, thêm gia vị nấu thành súp.

Hỗ trợ điều trị di tinh: Hải sâm 50g, cật dê 1 đôi, kỷ tử 10g, đương quy 12g. Cho các vị trên vào nồi nấu chung cùng với 1 lít nước hầm đến khi nhừ. Ăn ngày 1 lần. Ăn liền 1 tuần.

Bổ khí huyết, hạ huyết áp:
Nguyên liệu bao gồm: 50g hải sâm, 30g tỏi, 100g gạo, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Tất cả các nguyên liệu trên nấu nhừ thành cháo. Bệnh nhân nên ăn vào buổi sáng và ăn liên tục trong 7 ngày.

Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh: Cháo hải sâm gạo tẻ được biết đến là món cháo bồi bổ được dùng nhiều trong các trường hợp suy nhược thần kinh. Món ăn này có thể ăn thường xuyên. Dùng 30g hải sâm, 100g gạo tẻ. Hải sâm ngâm rửa sạch, thái lát, cho vào nồi nấu với gạo tẻ thành cháo. Nêm nếm gia vị vừa ăn là được.

Vị thuốc khác

Phòng phong

Ba nhân

Sử quân tử

Xuyên sơn giáp

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Cây thuốc được quan tâm

Solanum procumbens Lour.

Solanum procumbens Lour.

Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn...
Oxalis barrelieri L.

Oxalis barrelieri L.

Công dụng Giải nhiệt, chữa cảm nắng
Gouania leptostachya DC.

Gouania leptostachya DC.

Chữa tổn thương do đòn ngã sưng tấy, tụ máu, bỏng, tê thấp ...
Cyathula prostrata (L.) Blume

Cyathula prostrata (L.) Blume

Nhuận tràng (Thân, lá). Rắn cắn, tả, sốt, thấp khớp, phù toà...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Thuốc làm xe, ỉa chảy, ho, lỵ amíp, viêm vòm miệng (cả cây)....

Các loại bệnh được quan tâm

Solanum procumbens Lour.

Solanum procumbens Lour.

Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn...
Oxalis barrelieri L.

Oxalis barrelieri L.

Công dụng Giải nhiệt, chữa cảm nắng
Gouania leptostachya DC.

Gouania leptostachya DC.

Chữa tổn thương do đòn ngã sưng tấy, tụ máu, bỏng, tê thấp ...
Cyathula prostrata (L.) Blume

Cyathula prostrata (L.) Blume

Nhuận tràng (Thân, lá). Rắn cắn, tả, sốt, thấp khớp, phù toà...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Fragaria nilgerrensis Schltdl. ex J.Gay

Thuốc làm xe, ỉa chảy, ho, lỵ amíp, viêm vòm miệng (cả cây)....

Bài thuốc được quan tâm

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

BỔ THẬN THANG

BỔ THẬN THANG

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu