Mô tả
- Cá nóc có thân ngắn, vảy kém phát triển.
- Miệng có răng hình mỏ vẹt, phần lớn ở bể nóng, có loài sống ở nước ngọt. Nhiều loài có chất độc trong gan ruột nên ăn phải có thể bị ngộ độc chết người.
- Cá nóc thường hay hút không khí vào một cái túi lớn thông với thực quản, làm cho bụng trướng lên rất to, cá sẽ ngửa bụng lên trời để cho sóng đánh đi. Nằm như vậy, cá sẽ không sợ giống gì hại nổi, vì mặt dưới là lởm chởm đầy gai.
Phân biệt:
Khoa động vật đã thống kê được 60 loài cá Nóc, trong đó có chừng 30 loài là có độc.
- Cá Nóc 4 răng (Tetrodon), mình có gai rất nhỏ. Mỗi hàm có 2 răng lớn, ở Việt Nam có nhiều loài như Tetrodon Orellatus (cá Nóc hạt mít), Tetrodon Inemis, Tetrodon Naritus (cá Nóc vàng), Tetrodon Lunaris (cá Nóc gáo).
Cá nóc hai răng hay cá Nhím (Diodon Hystrix) mỗi hàm chỉ có 1 răng. Mình có nhiều gai lớn dài dựng lên được như gai nhím, hoặc Diodon Holaianthua. - Ngoài ra còn có cá đầu hay cá mặt trăng (Orthagoriseus Mola) có mình tròn, dẹp, đuôi cụt, cá Nóc hòm (Ostracion Gibbosus).
- Hà đồn còn chỉ con Spheroides vermicularis T. Et, S (Logocephalus Vermicularis), Hổ quy (Spheroides rubriques T, Et S), V,V…thuộchọ Spheroide.
Liều dùng
3-9g.
Ngộ độc
- Thịt cá Nóc không độc, nhưng chất độc thường bị ngộ độc là do trong trứng và ruột bị dập mà ngấm qua thịt, làm cho thịt cũng có chất độc, cho nên có nhiều trường hợp sau khi đã bỏ nội tạng đi mà vẫn bị ngộ độc.
- Chất Tetrodotoxin có trong cá nóc độc gấp 1.250 lần độc chất Cyanur. Người ăn cá nóc bị trúng độc bắp thịt sẽ bị co cứng, tê liệt, khó thở, choáng váng, tỷ lệ tử vong lên đến 60%-80% trong vòng 4-6 giờ và hiện nay chưa có thuốc giải độc.
- Sau khi ngộ độc thường xuất hiện các triệu chứng tê môi tê lưỡi, cảm giác kiến bò ở đầu tứ chi, sau đó là nôn mửa, Chóng mặt, tê tím, hạ huyết áp.
Thuốc chữa bệnh sử dụng độc chất của cá nóc
Giá trị trong y tế
Từ thời cổ, người Ai Cập đã biết cá nóc có thể chữa bệnh động kinh và các rối loạn thần kinh.
Ngày nay, qua nghiên cứu, các nhà khoa học Nhật đã chiết suất từ cá nóc chất Tetrodotoxine làm hạ huyết áp đồng thời điều trị các bệnh viêm phế quản và viêm phế quản dạng suyễn.
Tetroditoxin có trong cá nóc được coi là một trong những chất có độc tính mạnh nhất đối với hệ thần kinh và tim mạch, song những nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy có thể sử dụng chất độc này để điều chế thuốc tê, hạ huyết áp, điều trị các bệnh viêm phế quản, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hỗ trợ điều trị nghiện ma túy, rượu, thuốc lá…
Giá trị ẩm thực của cá nóc
Hiện nay, người Nhật tiêu thụ rất nhiều cá nóc, còn gọi là fugu, với giá vài trăm USD một bữa ăn. Điều đó cho thấy cá nóc là món ăn thượng hạng của người sành điệu ở Nhật Bản.
Chế biến cá nóc
Chỉ những đầu bếp có bằng cấp chuyên nghiệp mới biết cách làm cá nóc.
Họ phải trải qua quá trình học tập, thực tập ít nhất từ 2-3 năm rồi qua một kỳ thi cấp quốc gia tại Nhật mới được phép làm các món fugu sushi này. Tỷ lệ đậu cũng ít ỏi, khoảng 30%.
- Món ăn thượng lưu: Những lát cá nóc màu trắng được trình bày như nghệ thuật cắm hoa ăn kèm với nước chấm làm từ dầu mè, nước tương, mù tạt wasabi, củ cải muối, giấm ponzu, chanh, ớt, uống với rượu sake hâm nóng… được coi là món ăn thượng lưu.
- Ngoài món ăn sống, còn có món lẩu fugu. Vây cá, vi đuôi, vi bụng được chiên giòn dùng với rượu sake nóng gọi là Fugu-hire-zake. Giá chẳng rẻ chút nào, 3 món khoảng 100 – 200 USD.