Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu vị thuốc

Trang chủ » Tra cứu vị thuốc

Cây mắm

Tên gọi khác: mắm đen, mắm trắng, pa

Tên khoa học: Avicennia marna Vierrh

Họ: Cỏ roi ngựa - Verbenaceae

Công dụng: Chữa lở loét, đuổi côn trùng

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Vị thuốc cây mắm

Mô tả

  • Cây khi còn non mọc thành bụi, nhưng lớn thành đại mộc cao đến 25m, thân hình trụ đường kinh có thể đến 1m. Cành non có lông tơ trơn; vỏ mỏng màu xám đen.
  • Rễ phổi (phế căn) hình cây đủa chẻ làm hai mọc vươn khỏi mặt đất từ những rễ bò mọc cạn.
  • Lá đơn, mọc đối: đầu lá tròn khi cây còn non, đổi thành hình trứng ngược khi cây lớn dần. Phiến lá dài 4-12 cm, rộng 2.5-4 cm; bìa lá thường cuốn xuống. Mặt trên của lá màu xanh lục, trơn ; mặt dưới có lông mịn màu vàng hung, có những đốm nhựa. Gân lá nổi rõ. Cuống lá dài 0.5-1 cm.
  • Hoa nhỏ màu vàng-chanh, vàng-cam có mùi thơm, họp thành phát hoa kép từ 2-12 hoa, dày ở ngọn, thường có 3 nhánh hoa. Hoa được xem là lớn nhất trong các cây mắm , khi nở hết đường kính có thể đến 6-10 mm
  • Quả thuộc loại manh nang, hình trứng, tròn ở gốc, đầu có mũi nhọn dài 2-3 cm, có khi đến 4cm. Vỏ quả màu xanh hay nâu có lông vàng mịn. Trong quả có một hạt dẹp, nẩy mầm trong nước..

Phân bố

Cây sống vùng nước mặn hay nước lợ, gặp ở cả hai miền nước ta, thường là cây tiên phong cố định bãi lầy, ưa sáng, chịu mặn giỏi được trồng hoặc mọc tự nhiên.

Thành phần hóa học

Ngoài luteolin 7-O-methylether, chrysoeriol 7-O-glucoside và isorhamnetin 3-O-rutinoside còn có thêm nhựng hợp chất phức tạp kết nối loại galctoside (Fitoterapia Số 71-2000).

Tác dụng dược lý

Khả năng bảo vệ bao tử, chống ung loét: Dịch chiết từ lá Avicennia officinalis có khả năng làm giảm sự bài tiết acid trong bao tử, giúp tăng sự bảo vệ màng nhày lót bên trong bao tử khi thử trên chuột lang (albino) Winster bị gây ung loét bằng diclofenac. Chuột đối chứng được cho dùng cimetidine để so sánh sự hiệu quả của dịch chiết. Liều dùng trong thử nghiệm là 62.6 và 125 mg/kg trọng lượng chuột. Hoạt tính được giải thích là do các polyphenol trong lá. (World Applied Sciences Journal Số 9-2010)

Hoạt tính kháng sinh: Các dịch chiết bằng những dung môi khác nhau (hexane, benzene, ethylacetate, acetone và methanol) từ rễ và chồi non A. officinalis có khả năng kháng sinh (thử nghiệm theo phương pháp khuếch tán trên dĩa agar) trên các vi khuẩn cả gram + lẫn gram – như E.coli, Enterobacter aerogenes, K. pneumonia, B.subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pyogenes, Staphylococ cus.aureus…Liều MIC được xác định ở các nồng độ hoạt chất được dùng từ 1.25, 2.5 và 5.0 mg/ microl.Dịch chiết bằng acetone có hoạt tinh kháng sinh mạnh nhất.(International Journal of Pharmaceutical Applications Số 2-2011)
Khả năng trị đau, chống sưng: Dịch chiết thô bằng methanol từ lá A. officinalis có hoạt tinh chống sưng, phù khi thử trên chuột . Chuột bị gây sưng cấp tinh bằng carrageenin, sưng cận cấp tinh (subacute) bằng formalin và sưng kinh niên bằng hợp chất Freunds. Liều thử nghiệm được dùng 200 và 400 mg/kg bằng cach cho uống. Chất dùng so sánh là acetyl salicylic acid, chich qua màng phúc toan. Hoạt tinh này tùy thuộc vào liều dùng và được giải thich là do các triterpene như betulinic acid trong cây. Dịch chiết có hoạt tính chống sưng kinh niên tốt hơn là cấp tính. (International Journal of PharmTech Research Số 2-2011)

Tác dụng trên tế bào ung thư: Dịch chiết bằng methanol có hoạt tính diệt tế bào ung thư của chuột loại Erlich ascites carcinoma. Dịch chiết cũng đảo nghịch được các thay đổi về gan gây ra do các tế bào ung thư. Các liều thử nghiệm gồm 200 và 400 mg/kg. Hoạt tính trên ung thư được đo bằng sự gia tăng thời gian sinh tồn và các thông số sinh học trong máu. Kết quả ghi nhận : thời gian sinh tồn của nhóm đối chứng không dùng thuốc là 22.3 ngày, dùng fluorouracil (20mg/kg) là 44.3 và dùng dịch chiết (200mg/kg) là 29.3 và (400mg/kg) là 33.6. Các biến đổi về máu khi bị ung thư cũng trở lại mức độ gần bình thường (International Journal of PharmTech Research Số 3-2011) – Khả năng chông oxy-hóa: Dịch chiết từ lá có hoạt tính chống oxy hóa khi thử ‘in vitro’theo các mô thức chống oxy hóa và thu nhặt các gốc tự do..

Hoạt tính lợi tiểu và tác động trên hệ thần kinh: Dịch thô chiết từ lá A. officinalis bằng methanol có hoạt tinh làm tăng thời gian gây ngủ của pentobarbital khi thử nơi chuột, giảm một số phản ứng cũa chuột qua các thử nghiệm như chạy tìm hang, rúc đầu vào các lỗ.

Hoạt tính lợi tiểu được chứng minh bằng các tỷ lệ mất muối khoáng : Tỷ lệ bài tiết Na+/K+ ở liều 200 mg/kg là 1.52 và liều 400 mg /kg là 1.33, so với tiêu chuẩn đối chứng dùng furosemide là 1.35 (International Journal of Pharmaceutical and Phytopharmacological Research Số 2-2012)

Vị thuốc cây mắm

Tính vị – qui kinh: Đang cập nhật

Công dụng và liều dùng:

  • Nhân dân miền nam thường dùng cây mắm để đuổi muỗi, vỏ cây mắm chữa hủi dưới dạng cao mềm hay cao lỏng, cao mềm uống từ 6-8g dưới dạng thuốc viên, có thể dùng vỏ mắm ngâm rượu uống.

Chữa bệnh bằng Cây mắm

Chữa vết loét: Đắp dung dịch có pha 50% cao lỏng mắm và 50% nước.

Chữa bệnh hủi: Vỏ cây mắm dưới dạng cao mềm hay cao lỏng, cao mềm uống từ 6-8g dưới dạng thuốc viên, có thể dùng vỏ mắm ngâm rươu uống.

Vị thuốc khác

Trinh nữ hoàng cung

Tiền hồ

Tai chuột

Sài hồ nam

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcThông tin khoa họcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành p...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cây thuốc được quan tâm

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Chữa sưng vú (Lá giã đắp). Đau dạ dày hành tá tràng (Cành lá...
Curculigo orchioides Gaertn.

Curculigo orchioides Gaertn.

Công dụng: Bổ thận, cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Tên tiếng Việt: Sâm tố nữ Tên gọi khác: Sâm tố nữ, Săn dây c...
Ginkgo biloba L.

Ginkgo biloba L.

  Tên tiếng Việt: Bạch quả Tên khoa học: Ginkgo biloba ...
Dioscorea collettii Hook.f

Dioscorea collettii Hook.f

Tên tiếng việt: Nần nghệ, Nần gừng, Nần vàng Tên khoa học: D...

Các loại bệnh được quan tâm

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Chữa sưng vú (Lá giã đắp). Đau dạ dày hành tá tràng (Cành lá...
Curculigo orchioides Gaertn.

Curculigo orchioides Gaertn.

Công dụng: Bổ thận, cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Tên tiếng Việt: Sâm tố nữ Tên gọi khác: Sâm tố nữ, Săn dây c...
Ginkgo biloba L.

Ginkgo biloba L.

  Tên tiếng Việt: Bạch quả Tên khoa học: Ginkgo biloba ...
Dioscorea collettii Hook.f

Dioscorea collettii Hook.f

Tên tiếng việt: Nần nghệ, Nần gừng, Nần vàng Tên khoa học: D...

Bài thuốc được quan tâm

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

Bổ thận thang

Bổ thận thang

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑