Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu vị thuốc

Trang chủ » Tra cứu vị thuốc

Cây mơ (Mơ)

Tên gọi khác: Bạch mai, Hạnh, Khổ hạnh, Má phéng (Dân tộc Thái), Mai thực, Sinh thanh mai, Hoàng thục mai

Tên khoa học: Prunus armeniaca L.

Họ: Rosaceae

Công dụng: Nhân quả mơ có tác dụng sáng mắt, ích khí, trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, huyết hư, khô tân dịch, đại tiện khó do bị táo nhiều ngày. Quả chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng

1. Mô tả

  • Cây thân gỗ nhỡ, cao 5-6m. Cành non màu nâu hồng.
  • Lá non thường cuộn lại, hình trứng dài, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc hình tim hay tròn, mép lá có răng cưa rất bé, mặt dưới lá nhẵn, có khi có lông ở nách gân.
  • Hoa mọc đơn độc, có cuống ngắn, màu trắng; đài hình ống, 5 thùy; tràng 5, màu trắng. Nhị nhiều, xếp 2 vòng. Bầu tròn, 1 ô.
  • Quả hạch hình cầu, phủ lông tơ, màu lục hoặc vàng, đỉnh quả có mũi nhọn, hạt nhẵn, hình thấu kính, màu nâu.
  • Hoa tháng 2-3, thường ra lá trước khi nở hoa, quả chín tháng 5-6.

2. Thu hái – Bào chế

Cây trồng để lấy quả làm Ô mai, chế rượu và gỗ dùng làm đồ mỹ nghệ. Thu hái quả vào mùa hạ, dùng tươi hay muối phơi khô làm thành Ô mai, Bạch mai.

3. Bộ phận dùng làm thuốc:

  • Hạt – Khổ hạnh nhân là hạt khô của cây mơ, đập vỡ lấy nhân gọi là nhân hạt mơ tức là vị thuốc hạnh nhân, mai hạnh nhân.
  • Nước cất hạt mơ chế từ hạt mơ.
  • Ô mai là quả mơ chế và phơi hay sấy khô còn gọi là mơ đen, ô mai chế.
  • Dầu hạnh nhân là dầu ép từ hạt mơ.
  • Bạch mai chế là sản phẩm quả mơ muối còn gọi là sương mai, phơi khô cất dùng làm thuốc.

4. Thành phần hóa học của quả mơ:

Quả chứa các acid hữu cơ: citric tartric, carotenoid, lycopin, a-carotein, các flavonoid quercetin, isoquercetin, các vitamin A, B1, 5. Hạt chứa 35-40% dầu béo, dầu ethereal amygdalin, và các men emulsin, amygdalase, prunase.

5. Tác dụng dược lý:

Thịt hạt mơ có tác dụng đỡ khát nước, giảm lượng mồ hôi, giảm lượng muối mất đi, bớt hiện tượng đái máu vi thể, làm sức bền bỉ dẻo dai là do các axit hữu cơ, chất đường, vitaminC.

Nhân hạt mơ có tác dụng do chất amygdalin chất này vào cơ thể sẽ cho HCN và Andehit benzoic hay benzandehyt.

  • Chất HCN tác dụng đối với trung khu thần kinh, lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn tới co quắp và sau đó là hôn mê. Đối với trung khu hô hấp lúc đầu cũng có tác dụng kích thích, về sau ức chế.
  • Nhưng HCN là một chất độc, dùng quá liều có thể gây tử vong, amygdalin vào cơ thể chất HCN chỉ giải phóng từ từ, sẽ có tác dụng trấn tĩnh trung khu hô hấp, do đó dùng chữa ho.

6. Vị thuốc mơ

Cây mơ (Mơ) 1

Hình ảnh vị thuốc mơ

Tính vị:

  • Hạt có vị đắng, tính ôn, có ít độc; có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện.
  • Quả có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phổi; ở Ấn Độ, được xem như nhuận tràng và hạ sốt.
  • Ô mai (vị chua) và Bạch mai (vị chua, mặn) tính mát; có tác dụng chỉ khát, sinh tân dịch.
  • Lá mơ (mai diệp) có tính chua, bình, không độc.

Quy kinh: Kinh Phế, Đại tràng.

Chủ trị:

  • Nhân hạt mơ (Hạnh nhân): Các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo.
  • Cành mơ (Mai ngạnh): Thông khí cách mô trên dưới đồng thời trị đàn bà đẻ non. (Bản sao thần hiệu phương)
  • Rễ cây mơ (Mai thục căn): Rễ có tác dụng chữa Phong tý. Đời Tống: Đại Minh dùng rễ mơ sắc uống trị miệng nôn trôn tháo (vừa bị nôn mà lại bị đi ngoài).

7. Công dụng, liều lượng:

Nhân quả mơ có tác dụng sáng mắt, ích khí, trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, huyết hư, khô tân dịch, đại tiện khó do bị táo nhiều ngày. Ngày dùng 4,5-9g, dạng thuốc sắc.

  • Quả thường dùng làm thuốc thay vị Ô mai là quả của cây Mai – Prunus mume. Quả Mơ muối dùng Chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa. Ngày dùng 4-8g, ngậm hoặc sắc uống.
  • Dầu hạt Mơ làm thuốc bổ, nhuận tràng. Dùng ngoài làm thuốc bôi tóc. Ngày dùng 5-15ml dạng thuốc sữa.

Bài thuốc có vị thuốc mơ

  1. Chữa kiết lỵ, khát nước: Ô mai mơ 2- 3 quả thêm nước vào đun sôi, giữ sôi 15 phút. Dùng uống thay nước trong ngày.
  2. Chữa giun chui ra mồm, mũi: Ô mai mơ 5 quả thêm 300 ml nước, đun sôi 15 phút, thêm đường cho vừa ngọt, cho uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  3. Chữa băng huyết: Ô mai mơ 7 quả thiêu tồn tính, tán nhỏ, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng nước cơm chiêu thuốc.

Tham khảo

Tác dụng của mơ qua các thời đại:

  • Đời Đường, Mạnh Tiên dùng nhân hạt mơ trị phiền nhiệt
  • Đời Minh, Lý, Trần dùng trị ngón tay chệch, sai, thốt nhiên sưng đau, giã nhừ hòa ngâm dấm
  • Lãn Ông, Lĩnh nam bản thảo nói về quả Mơ, Ô mai chế và Bạch mai chế như sau: Mai tử là tên gọi quả mơ (ở đây gọi Mai thực): Vị ngọt, không độc tính bình hòa, dùng làm thuốc, làm sương ô mai chế, liễm phế, an tâm, trử lỵ tả.

Vị thuốc khác

Cà dại hoa trắng

Dã miên hoa

Ba đậu tây

Cây khôi

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Hình ảnh cây Anh thảo 1. Đặc điểm mô tả: Cây cỏ, sống 2 năm,...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Hình 1: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) 1. Thông tin k...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cây thuốc được quan tâm

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Chữa sưng vú (Lá giã đắp). Đau dạ dày hành tá tràng (Cành lá...
Curculigo orchioides Gaertn.

Curculigo orchioides Gaertn.

Công dụng: Bổ thận, cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Tên tiếng Việt: Sâm tố nữ Tên gọi khác: Sâm tố nữ, Săn dây c...
Ginkgo biloba L.

Ginkgo biloba L.

  Tên tiếng Việt: Bạch quả Tên khoa học: Ginkgo biloba ...
Dioscorea collettii Hook.f

Dioscorea collettii Hook.f

Tên tiếng việt: Nần nghệ, Nần gừng, Nần vàng Tên khoa học: D...

Các loại bệnh được quan tâm

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Chữa sưng vú (Lá giã đắp). Đau dạ dày hành tá tràng (Cành lá...
Curculigo orchioides Gaertn.

Curculigo orchioides Gaertn.

Công dụng: Bổ thận, cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Tên tiếng Việt: Sâm tố nữ Tên gọi khác: Sâm tố nữ, Săn dây c...
Ginkgo biloba L.

Ginkgo biloba L.

  Tên tiếng Việt: Bạch quả Tên khoa học: Ginkgo biloba ...
Dioscorea collettii Hook.f

Dioscorea collettii Hook.f

Tên tiếng việt: Nần nghệ, Nần gừng, Nần vàng Tên khoa học: D...

Bài thuốc được quan tâm

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

Bổ thận thang

Bổ thận thang

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu