Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 27 Mar 2025 03:06:34 +0700 vi hourly 1 Sương sáo https://tracuuduoclieu.vn/suong-sao.html https://tracuuduoclieu.vn/suong-sao.html#respond Thu, 10 Feb 2022 08:36:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=64359 Sương sáo 1

Hình ảnh cây Thạch đen

Mô tả

  • Cây có dạng thân thảo, sống hàng năm, cao từ 40-60cm, ít phân nhánh, cành và thân cây có lông.
  • Lá mọc đối, nguyên, dày, hình trứng hoặc hình thuôn dài dạng trứng, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 2-4 (6)cm, rộng 1-1,5cm, mép có răng; cuống dài 0,8-2cm.
  • Cụm hoa xim ở ngọn cành, dài tới 10 (13)cm, có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông. Đài có lông, 3 răng ở môi trên, tràng có màu trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; bộ nhị thò, chỉ nhị màu tím.
  • Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7mm.

Phân bố

Cây mọc hoang dại và được trồng ở vùng An Giang để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

  • Thu hái toàn cây trừ bỏ rễ.
  • Mùa thu hoạch gần như quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa.

Thành phần hóa học

Chứa nhiều hợp chất polyphenol, tanin và pectin

Tính vị, công năng

Theo y học cổ truyền sương sáo có tính mát, có tác dụng hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp.

Công dụng và liều lượng

Nhân dân miền Nam hay dùng thân và lá xương sáo nấu thạch đen ăn cho mát, cách chế như sau: Thân lá xương sáo xay thành bột, thêm nước vào nấu kỹ, lọc lấy nước. Thêm ít bột sắn hay bột gạo vào, nấu cho sôi lại, để nguội được một thứ keo đặc nhưng mềm, màu đen gọi là lương phấn. Khi ăn người ta thái miếng thạch đen cho vào nước đường và nhỏ nước thơm.

  • Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc.

Theo y học hiện đại, sương sáo có tác dụng có lợi cho sức khỏe như tác dụng chống oxy hóa in vitro, giảm cholesterol máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/suong-sao.html/feed 0
Giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html#respond Thu, 02 Dec 2021 03:52:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=29705 Giảo cổ lam 1

Hình 1: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)

Mô tả cây

  • Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, hơi có rãnh, nhẵn. Tua cuốn chẻ đôi ở đầu.
  • Lá kép mọc so le, gồm 3-7 lá chét hình bầu dục-thuôn hoặc mũi mác, dài 3-9cm, rộng 1,5-3cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông, ít khi nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, có cuống dài 3-7cm.
  • Hoa đơn tính khác gốc, mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành chùy buông chõng có thể dài đến 30cm (ở cụm hoa cái ngắn hơn); hoa nhỏ, hình sao, bao hoa rất ngắn, to hơn hoa cái; lá đài hình tam giác nhọn; cánh hoa hình mác rời nhau; nhị 5,bao phấn dính nhau; bầu có 3 vòi nhụy.
  • Quả mọng, nạc, hình cầu, đường kính 5-9mm, nhẵn, khi chín màu đen, hạt 2-3, gần hình ba cạnh, hơi dẹt, đường kính 4mm.
  • Mùa hoa: tháng 7-8, mùa quả tháng 9-10.

Phân bố

Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm bao gồm: Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Nam Trung Quốc, các tỉnh vùng núi phía Bắc của Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, khi tiến hành cuộc khảo sát dược liệu tại Fansipan, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện một quần thể rộng lớn cây Giảo cổ lam mọc hoang ở độ cao 1500m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.

Theo thông tin thu thập được, người dân nơi đây đã dùng cây này từ nhiều đời nay nhằm tăng lực, chống mệt mỏi khi đi rừng, tăng cường sức khỏe. Mẫu cây này sau đó được gửi đến Viện Dược liệu Trung ương và đến các phòng nghiên cứu thực vật lớn trên thế giới và xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum. Qua nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam của Nhật Bản và Trung Quốc.

Đặc biệt, tại Việt Nam có công ty TNHH Tuệ Linh đã phát triển thành công 1 vùng trồng Giảo cổ lam 5 lá quý hiếm (Ngũ diệp sâm) rộng 5 ha đạt chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP – WHO) tại Mộc Châu. Được biết, đây chính là giảo cổ lam mà các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng. Kể từ khi phát hiện ra Giảo cổ lam vào năm 1997, GS.TS Phạm Thanh Kỳ (Thầy thuốc nhân dân, nguyên hiệu trưởng ĐH Dược Hà Nội) đã đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

Cho đến nay, GS.TS Phạm Thanh Kỳ cùng với các nhà khoa học Viện dược liệu, Bộ môn Dược lý Trường đại học Y Hà Nội và công ty TNHH Tuệ Linh đã phối hợp nghiên cứu làm rõ tác dụng hạ đường huyết, mỡ máu và huyết áp của cây thuốc quý này. Để mua đúng loại giảo cổ lam 5 lá này, các bạn có thể liên hệ với công ty TNHH theo số hotline của công ty là 18001190.

Phân bố 1

Hình 2: Vùng trồng Giảo cổ lam 5 lá (Ngũ diệp sâm) lớn nhất Việt Nam đạt chuẩn GACP-WHO tại Mộc Châu

Bộ phận dùng

Toàn cây

Thành phần hóa học

Thành phần hoạt chất chính của Giảo cổ lam: Saponin, flavonoid, polysaccharid.

Saponin: Trong GCL có chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosids, trong đó có 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm, 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong nhân sâm. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.

Tính vị

Giảo cổ lam vị rất giống nhân sâm, trước đắng sau ngọt (tiền khổ hậu cam cam).

Công dụng và các nghiên cứu khoa học về Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là một trong những cây dược liệu cổ quý hiếm được biết đến với rất nhiều tác dụng trong y học. Dược liệu này đã được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, đặc biệt là Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam đã được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Cây này được hoàng đế Tần Thủy Hoàng ưa dùng với mong muốn trường sinh bất lão, do vậy giảo cổ lam còn được gọi là cỏ trường thọ.

Ở Nhật Bản, năm 1976, các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra Giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên vùng núi cao có tuổi thọ bình quân xấp xỉ 100 tuổi. Nguyên nhân là do người dân nơi đây đã dùng giảo cổ lam, chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe. Người dân Nhật Bản gọi giảo cổ lam với cái tên Phúc Âm Thảo.

Giảo cổ lam đã được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển Hạ năm 1694 và trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” với những công dụng sau:

  • Ba chống: Chống u, chống lão hóa, chống mệt mỏi
  • Ba giảm: Giảm béo, giảm căng thẳng, giảm nám sạm da
  • Năm tốt: Ăn ngủ tốt, tiêu hóa tốt, da dẻ tốt, sức khỏe tốt và giúp tỉnh táo.

Ngày nay, trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng của giảo cổ lam với sức khỏe con người.

Giảo cổ lam giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp II

  • Các chất trong Giảo cổ lam có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Năm 2004, Viện dược liệu Trung ương kết hợp với viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây Giảo cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và được đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học Việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu). Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng Phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với Phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp. Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.
  • Từ thành công ban đầu tìm ra phanoside năm 2007, các tác giả này đã tìm ra cơ chế kiểm soát đường huyết của phanoside là do khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy. Và đến năm 2010, một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l so với trước khi sử dụng, đồng thời Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường.
  • Một nghiên cứu lâm sàng khác năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền, bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại bệnh viện Lão Khoa Trung ương có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14 mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà Giảo cổ lam Tuệ Linh 2g dạng túi lọc), trong thời gian 12 tuần. Kết quả cho thấy, sau 12 tuần sử dụng trà Giảo cổ lam, đường huyết giảm 3 mmol/l so với nhóm đối chứng không sử dụng Giảo cổ lam. Nghiên cứu cũng nhận thấy nếu sử dụng một thuốc hạ đường huyết gliclazide trong 4 tuần sau đó chuyển sang sử dụng trà Giảo cổ lam trong 8 tuần cũng giúp làm giảm đường huyết lúc đói là 2,9 mmol/l so với nhóm chỉ sử dụng gliclazide đơn thuần trong 4 tuần đầu. Đồng thời nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền cũng nhận thấy sử dụng trà Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu.

Như vậy, tác dụng hạ đường huyết của giảo cổ lam dựa trên các cơ chế:

  • Kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin.
  • Giảm tính kháng của tế bào đối với insulin
  • Giảm tổng hợp glucose ở gan

Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Giảo cổ lam làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, triglyceride và tăng hoạt tính của enzyme lipoprotein lipase làm tăng thoái giáng lipid trong máu, do đó ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa mạch máu, chống huyết khối.

  • Những đánh giá bước đầu về tác dụng làm giảm cholesterol máu đã được tác giả Phạm Thanh Kỳ công bố trên tạp chí Dược liệu vào năm 1999 khi tiến hành thử nghiệm trên mô hình chuột gây rối loạn mỡ máu bằng chế độ ăn giàu lipid cho thấy: uống Giảo cổ lam trong 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần 71% so với nhóm không sử dụng dược liệu này. Kết quả này là cơ sở khoa học khẳng định tác dụng làm giảm mỡ máu của Giảo cổ lam.
  • Một nghiên cứu khác của tác giả Samer Megalli, trường Đại học Sydney, Úc công bố năm 2005 cũng khẳng định tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần trong máu, triglycerid, LDL (một loại cholesterol xấu trong máu, loại cholesterol này làm tăng nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…) trên mô hình động vật thí nghiệm. Theo kết quả của nghiên cứu này thì sử dụng Giảo cổ lam làm giảm lượng triglycerid trong máu 85%, cholesterol toàn phần 44% và giảm lượng LDL 35%, tác dụng này gần như tương đương với atorvastatin, là thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu hiện nay.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp

  • Tác dụng trên huyết áp:
  • Các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, chất này thúc đẩy quá trình lưu thông máu và có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
  • Các nhà khoa học đã thử nghiệm lâm sàng trên 223 bệnh nhân được chia thành ba nhóm: Nhóm 1 dùng nhân sâm, nhóm 2 dùng giảo cổ lam và nhóm 3 dùng thuốc huyết áp Indapamide. Kết quả thu được, nhân sâm chỉ giảm chỉ số huyết áp 46%, Giảo cổ lam là 82% và thuốc Indapamide là 93%. Như vậy, sử dụng Giảo cổ lam có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp.
  • Gần đây, GS.TSKH. Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) còn phát hiện ra hoạt chất Adenosin trong giảo cổ lam 5 lá. Adenosin rất tốt cho những người tim mạch (làm giảm rõ rệt những cơn đau tim), bởi adenosin có khả năng tạo năng lượng rất mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp dễ ngủ.

Tác dụng chống khối u

  • Năm 2011, Tạp chí Dược học số 5/2011 đã đăng tải nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ và PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (Viện Y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm) chứng minh chiết xuất Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u một cách rõ rệt.
  • Năm 2012, GS.TS Phạm Thanh Kỳ tiếp tục phối hợp với các cộng sự Hàn Quốc, đã tìm thấy 7 hoạt chất saponin mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam và đặt tên là gypenoisd VN 01-07. Các chất này được chứng minh có khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư bạch cầu, phổi, đại tràng, vú và tử cung.

Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch

  • Giảo cổ lam giúp tăng cường sinh lực do có các saponin có cấu trúc giống saponin trong nhân sâm giúp cơ thể cân bằng tối ưu bằng cách cân bằng hormon nội tiết, hệ miễn dịch, hệ thần kinh và các chức năng sinh học khác.
  • Giảo cổ lam có tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch trên chuột ở cả 2 mô hình gây ức chế miễn dịch bằng Cyclophosphamid và tia xạ với liều thí nghiệm (3,4mg cao đặc/20g chuột/ngày).

Cụ thể, saponin toàn phần trong GCL:

  • Có tác động rõ rệt lên sự ức chế miễn dịch gây ra bởi Cyclophosphamide khi thử nghiệm trên động vật, dẫn đến sự phục hồi ở chuột được dùng Cyclophosphamide về phương diện khối lượng các cơ quan miễn dịch, hàm lượng chất tan huyết và sự tăng rõ rệt hoạt tính của tế bào NK, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm đối chứng dùng Cyclophosphamide (p < 0,005-0,01).
  • Có tác động điều hòa miễn dịch 2 chiều trên chuột khỏe mạnh bình thường, phục hồi các chỉ số miễn dịch từ cao hơn hoặc thấp hơn trị số trung bình về trị số bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm chứng dùng Cyclophosphamide.
  • Có tác dụng ngăn chặn mệt mỏi, giúp cơ thể chịu đựng được tình trạng thiếu oxy dưới áp suất khí quyển bình thường.

Một số sản phẩm có thành phần Giảo cổ lam trên thị trường hiện nay

Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh

Công dụng:

♦ Giúp giảm mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

♦ Giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch 1

Hình ảnh sản phẩm Trà giảo cổ lam và Viên uống giảo cổ lam

Cao khô Giảo cổ lam

♦ Cao Giảo cố lam Tuệ Linh với thành phần 100% cao khô dược liệu nguyên chất.

♦ Dược liệu được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đảm bảo chất lượng và hàm lượng hoạt chất cao nhất.

♦ Đối tượng sử dụng: Người mỡ máu, huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch; mắc bệnh tiểu đường tuýp 2; thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ.

Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch 2

Hình ảnh sản phẩm Cao khô giảo cổ lam

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Giảo cổ lam. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Giảo cổ lam và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html/feed 0
Ngô đồng https://tracuuduoclieu.vn/ngo-dong-2.html https://tracuuduoclieu.vn/ngo-dong-2.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:22:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57061 Mô tả
  • Cây to, cao 20 – 30m.
  • Lá đa dạng, kép chân vịt, mọc so le, hình tim, từ nguyên đến xẻ 3 – 5 thuỳ hình tam giác, gốc xẻ sâu thành 2 thuỳ tròn to, đầu từ thuôn nhọn, hai mặt hơi có lông, sau nhẵn; cuống lá dài.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùy phân nhánh, có lông mềm; đài 5 răng hình trứng ngắn, có lông sắt ở mặt ngoài. Hoa đực có cuống bộ nhị nhăn và bầu lép có lông, chia 5 cạnh. Hoa lưỡng tính có bầu hình cầu có lông, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy chia 5 thuỳ.
  • Quả gồm 5 đại, mở trước khi chín, hạt hình cầu.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Firmiana Marsili ở Việt Nam chỉ có 2 loài. Một loại phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, và loài ngô đồng chỉ thấy ở phía Nam: Khánh Hoà (Cam Ranh, Nha Trang) và Bà Rịa – Vũng Tàu (Bà Rịa), Quảng Nam (Cù Lao Chàm) và có thể có ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

Ngô đồng là cây gỗ mọc nhanh, ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt. Cây thường mọc ở rừng thưa nửa rụng lá hoặc rừng khô ở vùng ven biển. Cây cũng được trồng để lấy sợi (Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997). Cây trưởng thành ra hoa quả hàng năm. Tái sinh tự nhiên tốt từ hạt.

Bộ phận dùng:

Rễ, vỏ, hoa, hạt và lá.

Thành phần hóa học

Hạt chứa 40% dầu, thành phần chính là acid sterculic, palmitic, oleic, linoleic và cafein [Võ Văn Chi, 1996, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tr 97], [Phạm Hoàng Hộ, 2006, Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr.103].

Theo các tác giả Trung Quốc, ngô đồng chứa nhiều triterpen [Trung dược từ hải, vol.3, p.209 – 212]. Ngoài ra còn tìm thấy β – amyrin, betain, cholin (CA, 1991, 115, 46076a) lupeol, octacosanol (CA, 1991, 114, 139814j), kaemferol – 3- O – β – D – rutinosid (CA,1991, 114, 244264C) [Fitoterapia 1990, 61 (4) 373], quercetin – 3- O – β – D – neohespe – ridosid, hyperosid và glucosamin [CA, 1991, 115, 46076a].

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống loạn tâm thần:

Một neolignan mới là simplidin có tác dụng chống loạn tâm thần (antipsychotic effect) đã được phân lập từ cao n – butanol của thân cây ngô đồng (Son YK et al., 2005).

Độc tính cấp:

Cao chiết nước toàn cây ngô đồng (cả gỗ thân, cành và lá) thử trên chuột nhắt trắng tiêm tĩnh mạch có liều chết trung bình LD50 = 8,3g/kg thể trọng chuột [Kee Chang Huang, 1999: 124].

Tác dụng trên cholesterol huyết và huyết áp:

Cao chiết bằng ethanol toàn cây ngô đồng làm giảm hàm lượng cholesterol trong huyết tương, nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng triglycerid. Cao cũng có tác dụng giãn mạch, làm tăng lưu lượng mạch vành và làm giảm huyết áp ngoại biên [Tài liệu đã dẫn].

Tính vị, công năng

  • Rễ và vỏ cây ngô đồng vị đắng, tính mát, có công năng trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng.
  • Hoa và hạt vị ngọt tính bình, có công năng nhuận phế, hoà vị, tiêu tích trệ.
  • Lá ngô đồng vị ngọt, tính bình, có công năng thanh nhiệt giải độc, an thần, giáng tiêu viêm, làm hạ cholesterol.

Công dụng

Rễ ngô đồng được dùng chữa thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương. Ngày dùng 15 – 30g sắc lấy nước uống. Có thể dùng lá thay rễ còn dùng chữa lao phổi, thổ huyết, bạch đới, đòn ngã tổn thương.

Vỏ cây ngô đồng được dùng chữa trĩ, lòi dom, tóc bạc. Lấy vỏ cây hoặc vỏ cành bỏ lớp bần ở ngoài, chỉ lấy lớp trắng ở bên trong, đốt thành than nghiền thành bột trộn với dầu thực vật, rồi bối vào chỗ trĩ hoặc bôi vào chân tóc bạc.

Lá ngô đồng được dùng chữa cao huyết áp, bệnh mạch vành, tăng cholesterol huyết. Lấy lá ngô đồng 5 – 10g (10 – 20g tươi) sắc uống, ngày 1 thang. Để chữa thấp khớp đau nhức xương, suy nhược thần kinh, di tinh, bất lực, dùng 15 – 30g sắc uống, ngày một thang. Dùng ngoài, lấy lá khô, tán thành bột mịn hòa với mật ong bôi lên chỗ sưng tấy, mụn nhọt, lở loét.

Hoa ngô đồng được dùng chữa thuỷ thũng, bỏng chốc đầu, lở loét ngoài da. Để chữa thuỷ thũng, lấy hoa ngô đồng 10 – 15g sắc uống, ngày một thang. Để chữa bỏng, chốc đầu, lở loét, lấy hoa ngô đồng khô tán thành bột mịn, hòa với dầu thực vật bôi lên chỗ đau.

  • Ở Trung Quốc, rễ ngô đồng cũng được dùng để trị thấp khớp, đau nhức xương, chống sưng, phù, ngoài cách sắc uống, nếu là tươi, có thể dùng 30 – 60g giã nát, vắt lấy nước uống. Vỏ cây cũng được dùng chữa trĩ và tóc bạc sớm. Hạt được dùng chữa trĩ, viêm miệng, lở loét ngoài da.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngo-dong-2.html/feed 0
Ngải nhật https://tracuuduoclieu.vn/ngai-nhat.html https://tracuuduoclieu.vn/ngai-nhat.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:22:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57055 Mô tả
  • Cây thảo, sống dai, phân nhánh, cao 0,5 – 1m. Thân cứng, mọc đứng, có khía rãnh và lông ngắn.
  • Lá đa dạng: lá gốc hình đấu rộng, khía tai bèo hoặc chia thuỳ chân vịt ở đầu, lá trên thân rất hẹp và xẻ sâu, lá gần ngọn xe 3 – 5 thuỳ từ gốc, tất cả đều có hai mặt lá nhẵn, không cuống và hơi ôm thân, đầu lá nhọn, gân nổi rõ ở mặt dưới.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy kép, hình tháp, phân nhánh nhiều thành những chùm hẹp, mỗi chùm lại mang những đầu nhỏ; lá bắc ngắn, hình sợi; hoa màu trắng hoặc vàng, hoa cái 5, hoa lưỡng tính 4 – 5, không có mào lông; tràng hoa cái hình ống ngắn, có 3 cánh hình tam giác; tràng hoa lưỡng tính hình ống rộng, có 5 cánh; nhị 5; bầu nhẵn, ở hoa lưỡng tính tiêu giảm nhiều.
  • Quả bế nhẵn.

Phân bố sinh thái

Chi Artemisia L. trên thế giới có khoảng 400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu, sau đó mới đến các vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới núi cao, ở vùng nhiệt đới chỉ có vài chục loài. Tại Việt Nam, theo Lê Kim Biên (2007) đã biết 14 loài, trong đó phần lớn số loài là cây mọc tự nhiên.

Loài ngải Nhật ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, như Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ); Lai Châu (Phong Thổ, Sơn Hồ), Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà): Sơn La (Mộc Châu); Cao Bằng (Bảo Lạc, Nguyên Bình), Lạng Sơn (Tràng Định, Cao Lộc)… Ở miền Nam mới thấy ở Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản và Lào.
Ngải Nhật là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc lẫn trong các trảng cỏ, trảng cỏ xen cây bụi, ở ven đường đi, ven rừng,…

Bộ phận dùng:

Toàn cây, dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học

Ngải nhật chứa tinh dầu (0,1 – 0,8%) (Stephan Nicolov, 2006, Encyclopedia of medicinal plants in Bulgaria) thành phần chủ yếu của tinh dầu là: cineol, tuiol, borneol, caryophylen và sesqniterpen lacton [Andrew Chevallier E, 2006, Dược thảo toàn thư, tr. 236].

Ngoài ra còn chứa flavonoid, một vài dẫn xuất của coumarin, triterpen tricyclovetiven và artemisia – ceton (CA, 1970, 73, 35543), [Trung được đại từ điển, 1996, vol.II, p.297, 298, 567, 2038].

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu ngải Nhật:

Dung dịch 1% tinh dầu ngải Nhật có tác dụng ức chế các vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, Pemudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. Tinh dầu không có tác dụng trên Escherichia coli.

Tác dụng kháng nấm mạnh cũng thấy khi thử với Candida albicans và Sporotrichum scheckii [Kletter – Kriechbaum, 2001: 317 – 319)

Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét:

Cao chiết bằng ethanol của phần trên mặt đất của cây ngải Nhật đã được thử trên ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum chủng nhạy với cloroquin và trùng kháng cloroquin.

Kết quả: cao có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét có mức độ khả trên cả 2 chủng, với nồng độ tối thiểu có hiệu quả là 75 – 250 g/ml. Nồng độ tối thiểu có hiệu quả được quy định là ở nồng độ này, 50% mẫu môi trường nuôi cấy, ký sinh trùng sốt rét không phát triển được [Tài liệu đã dẫn].

Tính vị công năng

  • Ngải Nhật vị đắng, hơi ngọt, có mùi thơm, tính bình; có công năng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khu phong thấp, chỉ huyết, lương huyết.
  • Sách “Biệt lục” ghi: toàn cây ngải Nhật vị đăng tính ôn; sách “Cương mục” ghi: vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, còn sách “Trung dược từ hải” ghi: vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải biểu, lương huyết, sát trùng [TDTH, 1996, II: 297].

Công dụng

Ngải Nhật toàn cây được dùng chữa cảm sốt, nhức đầu (cảm mạo do nắng, sốt không ra mồ hôi); sưng amidan, lở miệng, sốt rét; lao phổi kèm theo sốt, lao xương, cao huyết áp. Ngày dùng 10 – 20g, sắc lấy nước uống.

  • Để chữa amidan, tốt nhất là lấy các ngọn ngải Nhật tươi 30 – 60g, thái nhỏ, sắc lên uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
  • Dùng ngoài, lấy cây tươi, lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp trị vết thương chảy máu, viêm mủ da, eczema, mụn nhọt.
  • Để chữa phong thấp, đau nhức xương: dùng 30 – 60g rễ, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài thuốc có ngải Nhật:

Chữa lao phổi phát sốt: Ngải Nhật 10g, địa cốt bì 15g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia làm 2 lần.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngai-nhat.html/feed 0
Ô liu https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:21:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57122 Mô tả
  • Cây gỗ, cao 10 – 15m, sống lâu năm. Thân phân cảnh nhiều, vỏ sần sùi, màu xám.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc ngọn giáo, dài 1,5 – 5cm, mặt trên bóng láng, màu xám, mặt dưới màu trắng hơi ánh bạc, mép nguyên hơi uốn lại phía dưới.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, hoa nhỏ, mẫu 4, màu trắng lục.
  • Quả mọng, hình bầu dục, dài 2 – 2,5cm, khi chín màu đen.

Phân bố, sinh thái

Chi Olea L. ở Việt Nam có 8 loài và 1 thứ (var.), trong đó loài ô liu trên là cây nhập nội, đã có trồng ở Phan Rang và Nha Hố tỉnh Ninh Thuận. Trên thế giới, ô liu có nguồn gốc ở vùng Trung Cận Đông. Cây cũng được trồng phổ biến ở vùng này, vùng Bắc Phi và Địa Trung Hải (thuộc Nam Âu). Ở Trung Quốc có trồng ở đảo Hải Nam.

Ô liu là loại cây đặc biệt ưa sáng, hơi chịu hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất. Cây thường xanh quanh năm và ra hoa kết quả rất nhiều.

Bộ phận dùng:

Lá, quả.

Thành phần hoá học

Lá chứa nhiều chất vô cơ, sáp manitol 2 – 3%

Các thành phần khác là:

  • Flavonoid: luteolin và glucosid của nó, olivin, rutin, glycosid của apigenin
  • Cholin
  • Các dẫn chất triterpen: 3 – 4% gồm acid oleanolic
  • Các chất secoiridoid, nhiều nhất là oleoropeosid

Quả xanh chứa 2% chất vô cơ, 10-20% carbohydrat, 5-10% protid, 2% oleoropeosid.

Dầu ô liu chứa phần lớn là các glycerid của các acid không no: acid oleic 70 – 80% và acid linoleic 7- 10%, và một lượng nhỏ các acid no: acid palmitic và acid stearic. Dầu ô liu còn chứa các vitamin A và D.

Hạt chiếm 20 – 25% quả ô liu tươi, gồm 85% nội quả bì và 15% nhân hạt. Nhân hạt chứa 35 – 40% dầu béo.

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên vi sinh vật:

Acid maslinic phân lập từ lá và quả cây oliu có tác dụng kháng Coccidium gây nhiềm bệnh ở gà. Cao lá oliu có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên 3 loại vi khuẩn: Campylobacter jejuni, Helicobacter pylori và Staphylococus aureus. Cao lá oliu và ole là nguồn thuốc kháng vi rút trong tự nhiên được sử dụng lâu đời và không có hại đến sức khỏe.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp:

Chiết phẩm từ lá oliu có tác dụng chống tăng huyết áp trên chuột cống trắng thí nghiệm. Chất methyl maslinat phân lập từ lá oliu có tác dụng gây hạ huyết áp, giảm nhịp tim.

Tác dụng chống viêm, giảm đau:

Lá và quả oliu được dùng điều trị một số bệnh như thấp khớp, trĩ, và là thuốc gây giãn mạch trong các rối loạn về mạch máu trong y học dân gian đối với người cao tuổi.

Tác dụng trên chuyển hóa:

Đã nghiên cứu đánh giá việc bổ sung oleuropein lá hoạt chất của lá oliu có tác dụng chống oxy hóa để làm giảm stress và sự tăn đường huyết ở thỏ đái tháo đường do alloxan.

Tính vị, công năng

  • Vỏ cây vị đắng chát, có công năng bổ đắng được dùng thay thế canh-kina.
  • Dầu thịt quả không mùi, vị nhạt, có công năng làm mềm làm dịu và nhuận tràng.

Công dụng

Dầu ô liu dược dụng được sử dụng do tính chất lợi mật, hoi nhuận tràng. Dùng ngoài để làm thuốc dịu, làm mềm, giảm đau, để trị một số bệnh ngoài da. Thường làm tá dược để chế các dạng thuốc xoa, thuốc sáp, thuốc mỡ, thuốc thụt (hậu môn).

Lá cây ô liu được dùng làm mạnh tim, hạ huyết áp nhẹ, có tác dụng chống viêm, chữa thấp khớp, bảo vệ gan, chống đái tháo đường. Liều dùng ngày 5 – 10g lá sắc uống. Có thể chế ra cao dạng chiết với nước hoặc ethanol, mỗi lần uống 0,25 – 0,5g.

  • Ở Trung Quốc, dầu ô liu được dùng trị các vết bỏng, có thể làm cao bởi ngoài da. Lá dược đun làm thuốc hãm hoặc chiết bằng ethanol để làm thuốc hạ huyết áp.
  • Ở vùng Địa Trung Hải, người ta dùng là ô liu hoặc cao chiết từ lá ô liu để sát trùng, hạ sốt, hạ huyết áp, nhuận tràng, để cải thiện chức năng tim mạch [Thomas et al., 2000: 32).
  • Ở Ấn Độ, vỏ cây có vị đắng được dùng làm thuốc bổ đẳng thay thế cho canh kina để kích thích ăn uống. Dầu ô liu được ép từ quả ô liu chưa chín. Dầu ép lần 1 cho loại dầu tinh sạch gọi là “virgin oil”, dầu ép lần 2 vẫn dùng làm dầu ăn. Dầu tốt có màu vàng nhạt, trong suốt, vị và mùi nhẹ của quả, được dùng để làm dịu, làm mềm và nhuận tràng, thường làm tá dược chế nhiều dạng, thuốc như thuốc đắp, thuốc xoa, thuốc mở, thuốc thụt. Cao chiết bằng nước từ lá ô liu được dùng chữa cao huyết áp. Chất giống gồm từ chỗ cây bị tổn thương được dùng trị thương [Chopra et al., 1998: 75], [Kirtikar et al., 1998, tập 2: 1534] [Nadkarni, 1999: 870].
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html/feed 0
Mộc nhĩ trắng https://tracuuduoclieu.vn/moc-nhi-trang.html https://tracuuduoclieu.vn/moc-nhi-trang.html#respond Fri, 09 Jul 2021 10:37:48 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56772 Mô tả
  1. Quả thể có dạng bản mỏng, màu trắng – trong, phân nhánh không theo quy luật nhất định, với các thùy mỏng, lượn sóng, kích thước các thủy lớn có thể tới 3 – 6 cm về chiều ngang (rộng) và 2 – 3 cm về chiều cao (dọc).
  2. Toàn bộ thịt nấu (thực chất là quả thể) là dạng chất keo. Sợi nấm dưới kính hiển vi thấy có vách mỏng, bề ngang sợi 2,5 – 3um với nhiều “khóa” trên vách ngăn ngang.
  3. Đảm (túi bào tử) hình trứng hoặc gần hình cầu, kích thước 10 – 12 x 9,5 – 10,5um; đảm bảo tử hình cầu, không màu, đường kính 4 – 6um.
  4. Mùa có quả thể và bào tử: rải rác trong mùa.

Phân bố, sinh thái

Chi Tremella Pers trên thế giới có khoảng vài chục loài. Ở Trung Quốc đã biết khoảng ba chục loài, riêng ở Đài Loan có 26 loài (Chen C. J., 1998). Ở Việt Nam có 4 loài, trong đó có loài mộc nhĩ trắng trên phân bố ở Hà Tây cũ (Ba Vì), Vĩnh Phúc (núi Tam Đảo), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Pù Mát) và Thừa Thiên – Huế (Bạch Mã). Loài nấm này cũng có ở Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Nhật Bản và ở một vài nước khác ở Đông Nam Á.

Mộc nhĩ trắng là loại nấm hoại sinh, thường mọc trên gỗ mục của nhiều loài cây lá rộng ở rừng kín thường xanh ẩm. Điều kiện sinh thái quan trọng nhất để loài nấm này có thể sinh trưởng và phát triển được là môi trường ẩm ướt, ít ánh sáng trực xạ (dưới tán rừng hoặc được che bóng) và nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C.

Tuy nhiên, đây cũng là loài nấm hiếm gặp và có quần thể nhỏ trong tự nhiên. Vì thế, đã có người đề nghị đưa mộc nhĩ trắng vào Danh lục Đỏ và Sách đỏ Việt Nam (Đoàn Văn Vệ, 2010).

Bộ phận dùng:

Thể quả (toàn bộ cây nấm)

Thu hái, chế biến

Mộc nhĩ trắng có thể được dùng tươi hoặc sấy khô, phơi khô để dùng lâu dài.

Thu hái, chế biến 1

Hình ảnh mộc nhĩ trắng lúc còn tươi và khi đã phơi khô

Bảo quản

Bảo quản trong túi kín ở nơi khô ráo, thoáng mát, chống ẩm mốc, mối mọt, phòng độc

Thành phần hóa học

Theo “Trung được đại từ điển” (1993) vol.I, 1631, mộc nhĩ trắng chứa các nhóm chất sau: tremelan I, reinelan, ergosterol (16,8%), ergosta – 7-en – 3β – ol (28,5%), phosphatidylethanolamin, phosphati – dylcholin, phosphatidylglycerol, phosphatidylserin phosphatidylinositiol, manosidase, N – acetyl – d – hexosaminidasa và các nguyên tố đa, vi lượng.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kích thích miễn dịch:

Đã xác định được tác dụng kích thích miễn dịch của dịch chiết mộc nhĩ trắng (Wang et al., 1983), polysaccharid (PS) chiết từ mộc nhĩ trắng đối kháng với tác dụng ức chế miễn dịch do cyclosporin (Ma et al., 1992).

Tác dụng hạ cholesterol huyết:

Tác dụng dược lý 1

Mộc nhĩ trắng có tác dụng làm hạ cholesterol huyết. Nguyên nhân có thể là do mộc nhĩ trắng có chứa một chất nhựa, có thể liên kết được với cholesterol và acid mật ở trong ruột và thải trừ theo phân, làm giảm tái hấp thu cholesterol và acid mật vào tuần hoàn [Kee, 1999: 117].

Tác dụng hạ glucose huyết:

Glucuronoxylomannan (GM), một polysaccharid acid được phân lập từ quả thể của mộc nhĩ trắng, khi tiêm vào phúc mạc, có tác dụng hạ glucose huyết có ý nghĩa ở chuột nhắt trắng bình thường và chuột đái tháo đường do streptozotocin (STZ).

Tác dụng hỗ trợ chống u:

Nghiên cứu này cho những thông tin có ích về các đại phân tử mang thuốc trong hệ giải phóng thuốc (Ukai et al., 1992). Cũng có nghiên cứu cho thấy, chính polysaccharid của mộc nhĩ trắng cũng có tác dụng chống u trên tế bào sarcoma 180 (Ukai et al., 1992).

Tính vị, công năng

Mộc nhĩ trắng có vị ngọt, tính bình, có công năng bổ chung, dưỡng phế, tăng tiết nước bọt.

Công dụng

Mộc nhĩ trắng được dùng để chữa suy nhược sau khi ốm dậy, khô miệng, khô cổ, ho khan, đờm, táo bón. Còn chữa huyết áp cao, xơ cứng động mạch. Liều dụng mỗi ngày 3-10g sắc lấy nước, thêm đường rồi uống, có thể ngâm với nước cho nó nở hết cỡ rồi xào với thịt.

Bài thuốc dân gian từ mộc nhĩ trắng

Bài thuốc dân gian từ mộc nhĩ trắng 1

– Chữa suy nhược sau khi ốm: Mộc nhĩ trắng 6g, linh chi 6g, mộc nhĩ Auricularia auricula 15g, táo tàu 30g, gừng vài lát. Nấu chín ăn. Thường thêm 50 g thịt lợn nạc, nấu ăn trong ngày.

– Chữa ho khan không có đờm: Mộc nhĩ trắng 40g, bạch mao căn 40g, tỳ bà 20g, đường phèn vừa đủ. Tỳ bà bỏ lông, sắc với ngân nhĩ và bạch mau căn, gan lấy nước và thêm đường phèn vào, chia uống trong ngày.

– Chữa ho khan, triều nhiệt, đầu váng tai ù: Mộc nhĩ trắng 40g, bách hợp 50g, đường phèn hoặc mật ong đủ dùng. Bách hợp ngâm 5 tiếng, rửa sạch; thêm mộc nhĩ trắng và đường trắng vào ninh nhừ, ăn trong 5 ngày.

– Chữa ho ra máu, đổ mồ hôi trộm, mặt đỏ hay bốc hỏa: Ngân nhĩ 25g, đường phèn 25g. Mộc nhĩ trắng ngâm nước ấm cho nở hết rồi rửa sạch, cắt bỏ chân, cho vào bát cùng với đường phèn và nước. Sau đó, đem chưng cách thủy trong 30 phút, chia ăn vài lần.

– Chữa ho ra máu hoặc trong đờm có máu: Ngân nhĩ và bách hợp mỗi vị 40g, sa sâm 25g, mạch môn đông. Đem các vị thuốc sắc uống, ngày một thang.

– Bổ phổi, chữa khô cổ, khàn tiếng, ho khan ít đờm: Ngân nhĩ và đại táo mỗi vị 15g. Sắc uống trong ngày, sắc đặc, có thể thêm đường và uống cách nhật.

– Chữa họng khô, miệng khát, mệt mỏi, mất ngủ, ăn uống kém và vô lực: Ngân nhĩ 20g, đường phèn 50g, hạt sen 30g. Đem mộc nhĩ trắng và hạt sen ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút, cho vào nồi đun mộc nhĩ trắng gần an hết, nước sánh đặc, cho đường phèn vào dùng.

Bài thuốc dân gian từ mộc nhĩ trắng 2

Ngân nhĩ nấu hạt sen, đường phèn

– Chữa tiểu đường: Ngân nhĩ 20g, rau chân vịt tươi 20g. Rửa sạch rau chân vịt, cắt khúc; ngân nhĩ nấu nhừ rồi cho rau chân vịt vào đun sôi, cho gia vị vào ăn trong ngày.

– Chữa bệnh đường tiêu hóa, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải độc gan: Ngân nhĩ 20g, câu kỷ tử 25g, trứng gà 2 quả, đường phèn vừa đủ. Ngân nhĩ làm sạch, đập trứng lấy lòng trắng. Câu kỷ tử và ngân nhĩ nấu chín, cho lòng trắng trứng và đường phèn vào đun thêm 1 lúc, ăn lúc còn nóng.

– Chữa các chứng thận hư đau lưng mỏi gối, đầu váng tai ù, mất ngủ mỏi mệt: Các vị thuốc ngân nhĩ 10g, đỗ trọng tẩm mật nướng 10g, đường phèn 50g. Làm sạch ngân nhĩ, đỗ trọng sắc bỏ bã rồi cho ngân nhĩ vào nấu chín, thêm đường phèn và ăn nóng.

– Chữa khản tiếng, các chứng phù nề, tiểu tiện sẻn, đại tiện táo kết: ngân nhĩ 20g, gia vị đủ dùng. Làm sạch ngân nhĩ, thái sợi nhỏ, nấu chín cho gia vị vào là được.

Câu hỏi thường gặp về mộc nhĩ trắng

Có cấm kỵ gì khi dùng mộc nhĩ trắng không?

  • Người bị cảm cúm, cảm phong hàn… không được dùng mộc nhĩ trắng.
  • Người đại tiện lỏng khi dùng phải thận trọng.
  • Không nên ăn quá nhiều mộc nhĩ trắng, để tránh tình trạng tiêu hóa không hết.

Mộc nhĩ trắng có dùng chế biến món ăn được không?

Mộc nhĩ trắng (hay ngân nhĩ) là thực phẩm bổ dưỡng, phục hồi sức khỏe sau các bệnh lý truyền nhiễm, sốt cao, suy nhược cơ thể… Vì vậy, nó được sử dụng trong các bài thuốc hoặc chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên sử dụng.

Làm gì để nhận biết mộc nhĩ trắng đã biến chất?

Không sử dụng mộc nhĩ trắng đã biến chất với các biểu hiện màu ngả vàng, không đàn hồi, kém tuôi, có vết mốc hoặc bị dính lại với nhau. Nếu dùng loại này có thể dẫn tới ngộ độc, tổn thương các cơ quan trọng cơ thể như ruột, gan, thận, trung khu thần kinh, thậm chí có thể dẫn tới suy thận gây tử vong.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/moc-nhi-trang.html/feed 0
Dạ hương https://tracuuduoclieu.vn/da-huong.html https://tracuuduoclieu.vn/da-huong.html#respond Wed, 30 Jun 2021 07:23:54 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56242 Mô tả
  • Cây nhỏ, dạng bụi, cao 2 – 3m, phân nhánh nhiều. Thân cành mảnh nhẵn, màu lục vàng.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 5 – 10 cm, rộng 1,5 – 3 cm, gốc hình nêm hoặc tròn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên; cuống lá dài 0,8 – 1,2 cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngoài kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ nhiều hoa, dài hơn lá, cuống cụm hoa dài 2 – 3 cm, hoa màu lục nhạt, thơm về đêm, đài hình chuông, dài 4 mm, nhẵn, có 5 răng rất nhỏ, hình tam giác nhọn; tràng có ống hẹp dài khoảng 2 cm, hình phễu, 5 cánh hình trái xoan, nhị 5, chỉ nhị hình chỉ; bầu 2 ô, chứa nhiều noãn.
  • Quả mọng, hình trứng, đường kính 4 – 5 mm, màu trắng, hạt nhiều, dẹt.
  • Mùa hoa: tháng 2 – 4.

Phân bố, sinh thái

Chi Cestrum L. hiện có 2 loài ở Việt Nam, đều là cây nhập trồng làm cảnh, đó là dạ hương hoa trắng hoặc lục nhạt và dạ hương hoa tím hồng (C. elegans (Brongn.) Schlechter) (Nguyễn Tiến Bân, et al., 2005).

Dạ hương có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, không rõ được nhập trồng vào Việt Nam từ khi nào. Hiện nay, cây được trồng rải rác trong nhân dân hay các nơi công cộng và đình, chùa.

Dạ hương là loại cây ưa sáng, ưa ẩm, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè. Cây ra hoa nhiều hằng năm, hoa nở về đêm và có mùi thơm.

Bộ phận dùng: Lá.

Thành phần hoá học

Qua quá trình sinh trưởng, cây dạ hương mọc Việt Nam chứa saponin steroid (5,24% ở hoa, 4,50% ở lá, 4,25% ở rễ) 4,11% ở phần trên mặt đất.

  • Lá chứa một glycosid spirostanol là nocturnosid, 2 glucosid thuộc nhóm cesternosid A và B là 2 – sec – butyl – 4, 6 – dihydroxyphenyl – 8 – D – glucosid và 2 – sec – butyl – 4, 6 – dihydrophenyl – 6 – acetyl – β- D (Compendium of Indian Medicinal Plants V, 1999).
  • Hương thơm có mùi đặc trưng của hoa được nhận dạng là acetaldehyd và linalool.

Tác dụng dược lý

Cao chiết nước từ cây loại bỏ rễ của dạ hương đã thể hiện hoạt tính hạ huyết áp trên huyết áp bình thường và trên đáp ứng tăng huyết áp với adrenalin và đáp ứng hạ huyết áp với acetylcholin và histamin.

Có tác dụng ức chế co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin clorid, histamin acid phosphat, hoặc bari clorid, và có tác dụng lợi tiểu.

Đã khảo sát hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn của cao chiết giàu flavonoid và cao nước cô đặc sau khi đã loại bỏ flavonoid của dạ hương.

Cao nước cô đặc không có hoạt tính kháng các vị sinh vật thử nghiệm trong khi cao chiết giàu flavonoid có cả hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn đối với nhiều vi sinh vật thử nghiệm. Kiểu hoạt tính kháng khuẩn mà cao chiết giàu flavonoid thể hiện, tức là có tác dụng ức chế các vi khuẩn Gram – dương mà không ức chế các vị khuẩn Gram âm, gợi ý về hoạt tính kháng khuẩn có chọn lọc. Các flavonoid được chứng minh là chỉ có hoạt tính ức chế các nấm, là: Aspergillus flavus và Candida albicans

Công dụng

Lá dạ hương có thể có độc tính, được dùng trị kinh phong.

  • Ở Indonesia, hoa dạ hương có trong thành phần một thuốc phức hợp dùng điều trị các rối loạn tâm thần.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/da-huong.html/feed 0
Củ dền https://tracuuduoclieu.vn/cu-den.html https://tracuuduoclieu.vn/cu-den.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:52:13 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56046 Mô tả
  • Cây thảo nhỏ, sống 1 – 2 năm. Rễ phình thành củ nạc, hình cầu, màu đỏ thẫm. Thân ngắn, mọc đứng hoặc ngả, có cạnh, phân nhánh.
  • Lá mọc rất sít nhau và toả ra ở gần gốc, lá ở gốc to hơn là ở ngọn, phiến dày nhẵn, màu lục sáng hoặc đỏ tía, mép uốn lượn, gân nổi rõ; cuống lá có phiến men theo.
  • Cụm hoa mọc thành bông đứng, dài 10 – 16 cm, phân nhánh; hoa màu lục nhạt, tụ họp 1 – 2 cái ở mấu mỗi nhánh, bao hoa có 5 phiến hình màng, lúc đầu xòe ra sau uốn cong vào trong nhiều hay ít; nhị 5, chỉ nhị ngắn, nhọn, bao phấn hình bầu dục; bầu nửa hạ.

Phân bố sinh thái

Củ dền hay còn gọi là củ cải đường vốn có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, đã được nhập nội vào Việt Nam nhưng không rõ cụ thể từ bao giờ. Theo Võ Văn Chi, 1997 thì trước kia đã từng trồng thử ở Ninh Bình nhưng kết quả không khả quan, sau đó họ nhập một giống khác (Beta vulgaris L. var. rubra (L.) Moq.) trồng ở Đà Lạt – Lâm Đồng đã cho thu hoạch.

Củ dền là cây ưa sáng, ưa ẩm. Cây trồng ở Đà Lạt đã tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới vùng núi cao hoặc cận nhiệt đới. Cây trồng bằng hạt có thể ra hoa ngày cuối năm thứ nhất hoặc ở năm thứ hai. Cây sẽ cho thu hoạch củ sau.

Cách trồng

Củ dền là cây nhập nội, mới chỉ được trồng thử ở một vài nơi. Cây ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi cao.

Củ dền gieo trồng bằng hạt. Thời vụ gieo hạt vào vụ thu đông.

  • Đất trồng cần cày bừa kỹ để ai, vợ sạch cỏ, diệt trừ các loại mầm bệnh và trứng sâu có trong đất. Sau đó lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 90 – 120 cm để trồng 3 – 4 hàng.
  • Bón đầy đủ phân lót rồi bổ hố hay rạch hàng để gieo hạt.
  • Quá trình cây trưởng thành phải bón thúc 3 – 4 lần, làm cỏ, xới đất, vun đất, phòng trừ sâu bệnh,…

Bộ phận sử dụng

Củ, hạt và lá.

Thành phần hóa học

Trong củ chứa 12 – 20% đường (Stephan Nicolov, 2006). Để sản xuất đường người ta chỉ cần thái củ thành lát, đem ngâm với nước nóng, khi để nguội dịch chiết, đường đã kết tinh [The wealth of raw material in India, 1948).

Gần đây, trong một nghiên cứu để chứng minh nhóm hoạt chất có tác dụng hạ tiểu đường, Masayuki Yoshikawa et al. ở trường Đại học Dược Kyoto (M. Yoshikawa, 1996) đã phân lập, xác định cấu trúc và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của các saponin betavulgarosid I, II, III và IV.

Các tác giả Trung Quốc (Trung được đại từ điển, 1975) lại ghi nhận trong củ dền chứa các chất betain, cholin, vulgaxanthin, acid ferulic, cateol và men transglutaminase.

  • Ngoài ra, còn tìm thấy trong củ dền còn chứa các hormon sinh dục nữ, phytosterol, chất béo và các acid amin [Cây thuốc Đông Nam Á, 1980].

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống oxy hoá:

Củ dền được dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ làm thuốc chống đái tháo đường trong y học cổ truyền.

Hoạt tính chống oxy hoá và khả năng ức chế acetylcholinesterase của củ dền đã được nghiên cứu. Ngoài ra cũng xác định hàm lượng của prolin. Hoạt tính chống oxy hoá được đánh giá bằng các thử nghiệm chống oxy hoá khác nhau. Các kết quả được so sánh với các chất chống oxy hoá thiên nhiên và tổng hợp. Các kết quả cho va thầy, củ dền có thể cung cấp một nguồn thiên nhiên các hoạt tính chống oxy hoá và kháng acetylcholinesterase và là nguồn cung cấp prolin (Sacan O. et al. 2010).

Tác dụng bao vệ gan:

Các hợp chất vitexin 7 – O – beta – D – glucopyranosid và vitexin 2″ – O – beta – D – glucopranosid được phân lập từ phần trên mặt đất của củ dền có hoạt tính bảo vệ gan với các tỷ lệ 65,89% và 56, 19% tương ứng xấp xỉ với hoạt tính của silibinin (69,8%) được dùng làm đối chứng dương tính (Kim L. et al., 2004).

Cao ethanol rễ củ dền cho uống có hoạt tính bảo vệ gan đối với tác dụng độc hại gan gây bởi carbon tetraclorid ở chuột cống trắng. Tính độc hại gan và tác dụng dự phòng được đánh giá bằng các thông số trong huyết thanh là cholesterol, triglycerid, alanin amino transferase phosphatase kiem (Agarwal M et al., 2006).

Tác dụng chống ung thư:

Trong các nghiên cứu trước đã xác minh cao củ dền, có tên thương mại là betanin, là một thuốc hoá dự phòng ung thư mạnh trong cả thử nghiệm hoạt hoá sớm kháng nguyên Epstein barr in vitro và trong thử nghiệm gây ung thư da và ung thư phối chuột nhắt trắng hai giai đoạn in vivo.

Tác dụng ức chế in vitro của cao rễ củ dền trên sự cảm ứng sớm kháng nguyên của virus Epstein – Barr (EBy – EA) với việc dùng tế bào Raji cho thấy củ dền có hoạt tính cao hơn capsanthin. Thử nghiệm in vivo đánh giá hoạt tính chống thúc đẩy phát triển khối u ở da và phổi chuột nhắt trắng cho thấy tác dụng ức chế khối u có ý nghĩa (Kapadia G.J. et al., 1996).

Các tác dụng khác:

Tác dụng của cao cây củ dền được nghiên cứu trên nồng độ urea và creatinin huyết thanh và thận ở chuột cống trắng bình thường và chuột gây đái tháo đường bằng streptozotocin. Kết quả cho thấy các thay đổi thoái hoá ở mô thận chuột đái tháo đường, nhưng ở chuột được cho cao Beta vulgaris var. cica (là loại củ cải có lả ăn được như rau), hình thái mổ thận gần tương tự như ở chuột đối chứng. Nồng độ urea và creatinin tăng ở nhóm chuột đái tháo đường, nhưng cao Beta vulgaris var, cicla đã làm giảm có ý nghĩa nồng độ urea và creatinin huyết thanh (Yanardag R. et al., 2002).

Tính vị, công năng

Củ của cây củ dền vị ngọt, hơi đắng, tính hàn: có công năng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khi, bổ nội tạng, làm mát máu, thông huyết mạch, chống đau đầu, sườn hông căng tức, giải phong nhiệt độc, cầm máu, sinh tân.

Hạt củ dền vị đăng có công năng thanh nhiệt, lương huyết, làm ra mô hội.

Lá có công năng tiêu sưng viêm, lợi tiểu.

Công dụng

Củ dền là loại rau bổ dưỡng và tạo năng lượng, kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt, chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu. Còn có tác dụng tốt cho người thiếu ngủ, người bị bệnh thần kinh, lao, ung thư, cảm cúm.

Hàng ngày dùng một cốc dịch củ (200 – 300g củ tươi, nghiền nát rồi ép lấy nước) uống trong một tháng có tác dụng bổ dưỡng.

Để chữa bệnh ôn nhiệt sốt cao, giã khoảng 200g củ dền tươi, vắt lấy nước cốt uống để giải giải khát, sốt. Cũng dùng như trên khi bị kiết lỵ, đại tiện ra máu. Để giải nhiệt mùa hè, dùng 100g củ hoặc cây củ dề luộc rồi ăn.

Nhân dân vẫn dùng củ dền như các loại rau củ để nấu ăn.

Chú ý:

  • Củ dền có tỉ lệ đường cao, cẩn thận trọng với người bị đái tháo đường
  • Người thao tác với gỗ (thợ mộc) dùng củ dề dễ bị đau bụng, ỉa chảy
  • Không dùng củ dền cho phụ nữ có thai.

Xem thêm: [Video] Những công dụng của Củ dền có thể bạn chưa biết

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cu-den.html/feed 0
Chuỗi tiền https://tracuuduoclieu.vn/chuoi-tien.html https://tracuuduoclieu.vn/chuoi-tien.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:49:27 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55992 Mô tả
  • Cây nhỏ, cao 0,5-1m, có khi hơn. Thân mọc thẳng, có rãnh cành non có cạnh và có lông nhung, cành già nhẵn.
  • Lá mọc so le có 3 lá chét, hình trái xoan hoặc hình thoi, lá giữa to hơn lá bên, dài 6-9cm, rộng 2,5-4,5cm, gốc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mặt dưới có lông rất mịn, màu vàng nhất là trên các gân, gân nổi rõ ở mặt dưới; lá kèm nhỏ, hình tam giác nhọn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùm dài 7 – 20 cm, gồm từng đối lá bắc dạng lá hình tròn, mang 3 – 4 hoa màu trắng, đài, 4 răng hình tam giác, có lông mịn; tràng nhẵn, cánh cờ rộng, các cánh bên hẹp, cánh thìa tù; nhị 1 bó.
  • Quả đậu, chia 2 đốt, có lông, mép có khía; hạt 2, hình mắt chim.
  • Mùa hoa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chuỗi tiền là cây nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, vùng phân bố của cây bao gồm vùng núi thấp, trung du và đôi khi cả ở đồng bằng.

Cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn và thường thấy trên các đồi cây bụi, đồng cỏ hoặc trong các lùm bụi và gò thấp. Chuỗi tiền ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên tốt bằng hạt và mọc cây chổi sau khi bị cắt. Cành và lá non của cây thường bị trâu bò ăn lẫn với cỏ. Người dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang… còn cắt cây chuối tiền làm phân xanh.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Cây chuỗi tiền chứa alcaloid toàn phần 0,3% bao gồm bufotenin – O – methyl ether, bufotenin, N, N-dimethyltryptamin, N, N – dimethyltryptamin oxyd, 2 base chưa được định danh dưới dạng picrat, các tryptamin base – bufotenin, N, N – dimethyltryptamin, 5 methoxy – N, N- dimethyltryptamin và các N – oxyd của chúng, 5 – methoxy – N methyltryptamin và gramin [Compendium of Indian Medicinal Plants, I (1960 – 1969), 1999]

Tác dụng dược lý

Độc tính cấp:

Toàn cây chuỗi tiền thu hái vào tháng 12, chặt nhỏ, phơi khô, nghiền thành bột thô, chiết bằng ethanol 50%, rồi cô dưới áp lực giảm ở 50°C đến cao khô. Thử độc tính cấp, tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng đến liều 1000mg cao khô cho 1 kg cân nặng, chuột không chết [Bhakuni et al. 1971, Indian J. Exptal Biology, vol. 9: 91 – 102].

Tác dụng tức chế thần kinh trung ương:

Cao khô toàn cây chuỗi tiền với liều 250 mg/kg có tác dụng ức chế hoạt động vận động tự nhiên ở chuột nhắt trăng [Bhakuni et al., 1971, Indian J. Exptal Biology, vol.9:91 – 102].

Tác dụng hạ huyết áp:

Cao khô toàn cây chuối tiền, tiêm tĩnh mạch cho mèo với liều 100 mg/kg có tác dụng hạ huyết áp. Tiêm tĩnh mạch adrenalin (1ug/kg) cho mèo sẽ làm tăng huyết áp. Nếu tiêm cao khô cây chuỗi tiền, rồi mới tiềm adrenalin, cao có tác dụng ức chế sự tăng huyết áp do adrenalin [Bhakuni et al., 1971, Indian J. exptal Biology, vol 9: 91 – 102].

Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập:

Cao khô toàn cây chuỗi tiền có tác dụng ức chế sự co bóp do acetylcholin hoặc histamin trên hồi tràng chuột lang cô lập (Bhakuni et al., 1971, Indian J. exptal Biology, vol 9: 91 – 102).

Tính vị, công năng

Chuỗi tiền có vị nhạt, chát đắng, tính hàn, hơi độc, có tác dụng giải biểu, thanh nhiệt, hoạt huyết, tán ứ, khu phong, trừ thấp.

Công dụng

Toàn cây chuối tiền được dùng chữa cảm sốt, sốt rét, phong thấp, đòn ngã tổn thương. Ngày 30 – 60g sắc uống.

  • Ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, nhân dân dùng chuỗi tiền chữa thấp khớp, đau răng, chống co giật ở trẻ em, làm tan máu tụ và giúp tiêu hoá [Perry LM. và Metzger J. 1980. Med. plants of East and Southeast Asia, MIT Press, Cambrid Massachusetts – London, p. 212).
  • Nhân dân Indonesia, Malaysia dùng nước sắc để bảo vệ phụ nữ tránh bệnh tật sau khi đẻ [Medicinal herb in Indonesia, 1995, 1001).
  • Ở Philippin, lá rửa sạch nghiền nát, đắp lên chỗ mụn mủ, lở loét.

Bài thuốc có chuỗi tiền

Chữa cảm cúm:

Chuỗi tiền, cúc tần, chùa dù, rau tinh tú (Lysimachia fortunei), mỗi vị 30g, sắc uống và xông cho ra mồ hôi (Lê Trần Đức).

Chữa sốt rét có báng, phong thấp, đòn ngã sưng đau:

Chuỗi tiền 30g, thôi chanh (Alangium chinense), dây máu (Millettia sp.), móng bò hoa đỏ (Bauhinia purpurea), mỗi vị 20g, sắc uống (Lê Trần Đức).

Chữa phụ nữ rong kinh:

Rễ chuỗi tiền, bẹ cây móc, các vị đốt tồn tính riêng, mỗi thứ 30g, sắc uống (Lê Trần Đức).

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chuoi-tien.html/feed 0
Chân danh tàu https://tracuuduoclieu.vn/chan-danh-tau.html https://tracuuduoclieu.vn/chan-danh-tau.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:47:11 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55969 Mô tả
  • Cây nhỡ đến cây to, cao 8 – 10m. Thân hình trụ, nhẵn, vỏ màu xám nâu, lúc non có cạnh.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 6 – 9 cm, rộng 2-3 cm, gốc thuôn hoặc hơn tù, đầu có mũi nhọn dài, mép nguyên, gân mảnh, cuống ngắn 5-7 mm.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim phân đôi, hoa màu trắng, cánh hoa 4, nhị 4.
  • Quả nang. Có 4 cạnh, đầu gần bằng.
  • Mùa hoa quả tháng 6 – 8.

Phân bố, sinh thái

Euonymus Tourn. Ex L. là một chi có số loài lớn nhất trong họ Celastraceae, ở Việt Nam hiện đã biết tới 17 loài và 1 thứ (var.), riêng về tên khoa học chính thức của loài chân danh tàu (E. chinensis Lindl.) theo Nguyễn Tiến Bân (2003) cần phải kiểm tra thêm.

Trên thế giới, loài này đã ghi nhận được ở Trung Quốc và Lào. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi từ Quảng Bình trở vào Quảng Bình (Tuyên Hóa), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Khanh Hoà (Ninh Hoà ), Ninh Thuận (Cà Ná), và Đk Lắk (Đắk Min). Có tài liệu ghi phân bố ở Ninh Bình, nhưng không nói cụ thể.

Chân danh thu là loại cây bụi hoặc gỗ nhỏ, trung sinh. Cây ưa sáng, nên thường thấy trong các kiểu rừng thứ sinh, đồi cây bụi hay ở ven rừng kim thường xanh.

Bộ phận sử dụng

Vỏ cây.

Thành phần hoá học

Loài chân danh tàu chưa được nghiên cứu về thành phần hoá học.

Tính vị, công năng

Vỏ rễ và thân cây chân danh tàu vị hơi cay, chát, tinh bình, có công năng thư cân loạt lạc, cường tráng gân cốt.

Công dụng

Vỏ thân và vỏ rễ chân danh thu được dùng chữa phong thấp, đau nhức xương, đau vùng thắt lưng, mỏi gối, đòn ngã tổn thương, vết thương chém chặt. Còn được dùng chữa viêm thận, thận hư liệt dương, tê phù, cao huyết áp, trẻ em tê liệt. Ngày 4 – 12g sắc nước uống.

Để điều trị gãy xương kín, đòn ngã tổn thương, vết chém chặt lấy lá và vỏ tươi, giã nát, đắp hoặc bị chặt lại. Có thể dùng lá và vỏ khô, nghiền thành bột, chiêu với nước làm thành bánh rồi đắp bỏ lại.

  • Ở Trung Quốc, sách “Quảng Tây dược dụng thực vật danh lục” ghi: vỏ thân hoặc rễ được dùng chữa đòn ngã tổn thương, phong thấp bị thống: còn sách “Toàn quốc trung thảo dược hội biên” ghi: vỏ thân, vỏ rễ được dùng chữa phong thấp, đau thắt lưng, đòn ngã tổn thương, cao huyết áp.Ngày 15 – 3 0g sắc ký uống.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chan-danh-tau.html/feed 0