Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Mon, 02 Dec 2024 08:10:50 +0700 vi hourly 1 Nắp ấm hoa đôi https://tracuuduoclieu.vn/nap-am-hoa-doi.html https://tracuuduoclieu.vn/nap-am-hoa-doi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:24:01 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57048 Mô tả
  • Cây leo, sống một năm, cao 0,5 – 2m. Thân mảnh, hình trụ, màu xanh lục nhạt.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục – thuôn, thường dài 10 – 25 cm, có cuống khá dài nửa ôm thân và có cánh, gốc thuôn, đầu kéo dài thành cuống mảnh mang một phần hình trụ phình lên như cái bình có nắp tròn, bên trong có nhiều tuyến tiết, hai mặt có những đốm tía, mép nguyên hoặc hơi khía răng, gân phụ 5 – 7 đôi có nhiều gân ngang song song, tua cuốn ngắn hoặc dài bằng lá.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm mảnh, dài 20 – 40 cm; cụm hoa đực có nhiều nhị xếp thành hai dãy; cụm hoa cái có bầu hình trứng hoặc elip, phủ lông trắng.
  • Quả nang dài 1,5 – 3 cm, màu nâu, khi chín nứt thành 4 mảnh; hạt mảnh và dài.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 12.

Phân bố, sinh thái

Họ nắp ấm (Nepenthaceae) ở Việt Nam chỉ có 1 chi Nepenthes L. với 4 loài. Loài nắp ấm hoa đôi trên mới thấy phân bố rải rác từ Quảng Trị trở vào (gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế (Nam Đông), Quảng Nam; Bình Định (Quy Nhơn, Phú Mỹ); Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh (Bình Chánh); Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo); Bạc Liêu; Cà Mau; Tây Ninh (VQG. Lò Gò – Xa Mát). Cây cũng phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philippin.

Nắp ấm hoa đôi là cây ưa sáng, cây thường mọc lẫn với các cây bụi nhỏ hoặc cỏ cao, ở nơi đất chua, hơi trũng, có thể ngập nước ít ngày vào mùa mưa.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Tác dụng dược lý

Cao toàn bộ cây nắp ấm hoa đôi có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng (Viart C. et al., 2004).

Tính vị, công năng

Nắp ấm hoa đôi có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.

Công dụng

Nắp ấm hoa đội được dùng chữa tiểu tiện ra cát sỏi, viêm gan vàng da, viêm loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, trẻ em ho gà. Ngày dùng 20 – 40g thuốc khô hay 40 – 80g thuốc tươi, sắc uống [Lê Trần Đức, 1997: 878].

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nap-am-hoa-doi.html/feed 0
Ngải đắng https://tracuuduoclieu.vn/ngai-dang.html https://tracuuduoclieu.vn/ngai-dang.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:23:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57052 Mô tả

Mô tả 1

Cây thảo, sống hai năm hoặc nhiều năm, cao 0,40 – 0,60m, có khi đến 1m. Thân mọc đứng, có khía dọc và lông mềm màu trắng.

  • Lá mọc so le, hai mặt phủ lông tơ trắng, mép khía răng; lá ở phía gốc có cuống dài, chẻ lông chim 3 lần, lá ở gần ngọn chẻ ít hơn và có cuống ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành đầu, các đầu họp lại thành chùy; hoa màu vàng hay trắng.
  • Quả ít gặp.

Phân bố, sinh thái

Cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm thuộc châu Âu và một phần ở châu Á, đồng thời cũng có được trồng ở một số quốc gia Đông Âu và Liên Xô cũ. Ngải đắng được Viện Dược liệu nhập giống từ Hungari vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước tại vườn thuốc ở SaPa. Tuy nhiên hiện nay cây đã bị mất giống.

Ngải đắng là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát của vùng núi cao. Cây sống một năm, nên sau khi có quả già, toàn cây sẽ bị tàn lụi vào mùa đông.

Bộ phận dùng:

Toàn bộ phần trên mặt đất: lá, thân cành, hoa.

Thành phần hóa học

Ngải đắng chứa tinh dầu bao gồm myrcen, α – pinen, thujyl alcol, nerol, thujyl acetat.

Theo Kennedy Alan I, 1993, tinh dầu rễ chứa α – fenchen 53%, β – myrcen 6%, endo – bornyl acetat 2%, β – pinen 1%, trong khi đó tinh dầu rễ chứa neryl isovalerat 47% và nery butyrat 6% [CA 119; 1993: 4973 t].

Theo tài liệu khác, tinh dầu có 24 thành phần trong đó có thuyen và isothuyen (12 – 25%), sabinyl acetat (13 – 20%) và 1,8 – cineol (2 – 13%).

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn

Thử tác dụng kháng nấm của tinh dầu trên 2 loại nấm là Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae var. chevalieri. Kết quả cho thấy, tinh dầu ngải đắng có tác dụng ức chế khá mạnh sự phát triển của cả 2 loại nấm.

Tác dụng bảo vệ gan

  • Tác dụng của cao ngải đắng chiết bằng ethanol – nước đã được nghiên cứu trên tổn thương gan do acetaminophen và CCl4. Kết quả cho thấy:
  • Acetaminophen với liều 1g/kg làm chết 100% chuột nhắt trắng, trong khi điều trị bằng cao ngải đắng với liều 500 mg/kg làm giảm tỷ lệ chết 20%.
  • Điều trị từ trước cho chuột cống trắng bằng cao ngải đắng với liều 500 mg/kg, uống ngày 2 lần trong 2 ngày ngăn ngừa được (P < 0,01) sự tăng transaminase (ALT và AST) trong huyết thanh do dùng acetaminophen (640 mg/kg) hoặc CCI, (1,5ml/kg).
  • Sau khi gây tổn thương gan, dùng cao ngải đắng với liều (500 mg/kg), 3 lần liên tiếp, cách nhau 6 giờ, hạn chế được tổn thương gan do acetaminophen (P < 0,05), nhưng độc tính gan do CCI4, không bị ảnh hưởng (P> 0,05).
  • Như vậy, cao ngải đắng có tác dụng bảo vệ gan, một phần là do ức chế MDME và kết quả thí nghiệm đã chứng minh việc sử dụng ngải đắng để chữa tổn thương gan trong y học cổ truyền (Gilani et al., 1995).

Tác dụng chống viêm

Flavonoid của ngải đắng đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm. Kết quả cho thấy p7F có tác dụng chống oxy và ức chế hoạt hóa NF – kB và có thể được dùng trong lâm sàng để điều trị các chứng viêm (Lee et al., 2004).

Tác dụng kích thích tiêu hóa

Ngải đắng có tác dụng như một thuốc bổ đắng, làm ăn ngon, kích thích tiêu hóa, có tác dụng kiện vị, bổ dạ dày.

Tính vị công năng

Tính vị công năng 1

Ngải đắng (toàn cây) vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có công năng bổ đắng, lợi tiêu hóa, hạ sốt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun.

Công dụng

Ngải đắng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, làm thuốc bổ đắng chữa đầy hơi, đau dạ dày, đau gan, tăng huyết áp, ho, sốt. Liều dùng 2-10g thường dùng dạng thuốc hãm hoặc rượu thuốc.

Để kích thích tiêu hóa thường dùng liều thấp. Khi bị đau răng, sắc đặc ngải đắng, chấm vào chân răng bị đau.

Ở Tuynidi, quả và lá phơi khô rồi quấn làm thuốc hút, hoặc sắc uống làm thuốc trị sốt và trị cúm.

Cách dùng cây ngải đắng làm thuốc

Dùng cây khô sắc uống: Liều dùng lá, thân ngải đắng khoảng 15g/ngày sắc nước uống trong ngày.

Dùng ngâm rượu: 1kg lá, thân ngải đắng phơi khô (trong bóng râm), ngâm với khoảng 5 lít ~ 6 lít rượu 40 độ. Ngâm trong tầm khoảng 1 tháng trở lên là dùng được. Liều dùng 2 ly ~ 3 ly nhỏ/ngày. Rượu này thường được quen gọi với tên rượu áp xanh do có màu xanh lá cây, vị đắng.

Cây ngải đắng gắn liền với thương hiệu rượu áp xanh, rượu Absinthe

Cây ngải đắng gắn liền với thương hiệu rượu áp xanh, rượu Absinthe 1

Ở nước ta rượu áp xanh nối tiếng huyện Đất Đỏ – Bà Rịa Vũng Tàu. Rượu này được tìm mua như một vị thuốc quý mà độc đáo vì độ lên màu đẹp lôi cuốn khiến ai cũng tò mò muốn uống.

Một điều độc đáo ở rượu Áp Xanh là cách pha chế có thể nhiều người biết  nhưng không ai nắm được bí quyết bốc thang thuốc dùng nấu rượu. Người ta chỉ biết rằng  trong thang thuốc đó có chừng bảy vị thuốc và việc bốc thuốc là nghề “cha truyền con nối” (Trong thang thuốc đó không thể thiếu ngải đắng, các loại đại hầu, riềng, cam thảo).

Rượu áp xanh cũng được ưa chuộng ở một số nước phương tây với tên Absinthe. Tuy nhiên người ta lấy chiết xuất từ cây áp xanh này để dùng pha chế rượu. Đây một loại thức uống gây nghiện được yêu thích vào thế kỷ XIX ở Pháp. Màu sắc xanh ngọc ấn tượng kết hợp hương liệu từ tinh dầu cây ngải đắng (áp xanh). Tuy nhiên rượu này gây kích thích thần kinh vì có hàm lượng thujone cao, dùng với lượng ít nó an toàn nhưng sẽ gây độc nếu dùng quá liều.

Lưu ý

  • Không dùng cho phụ nữ có thai.
  • Có thể gây rối loạn thần kinh như co giật, mất ngủ, hoang tưởng. Hoa gây dị ứng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngai-dang.html/feed 0
Nho núi https://tracuuduoclieu.vn/nho-nui.html https://tracuuduoclieu.vn/nho-nui.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:22:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57063 Mô tả
  • Cây thảo leo, thân mọc bò, hình trụ hoặc hình nhiều cạnh. Cành hình trụ, phình lên ở những mấu, hơi có lông; tua cuốn phân nhánh, mọc đối xứng với lá.
  • Lá đơn, hình bầu dục, dài 5 – 8 cm, rộng 4 – 8 cm, gốc hình tim, đầu nhọn, chia 3 – 5 thuỳ nông, mép khía răng, gân chính 5; cuống dài 1,5 – 3 cm, hơi có lông.
  • Cụm hoa mọc đối diện với lá thành ngù, ngắn hơn lá, rộng 2 – 5 cm, có lông nhỏ; đài hình đấu, hơi có lông, có 5 răng ngắn, tràng 5 cánh hình bị dục tù, đầu cánh cong gập vào trong, nhị 5, thụt, chỉ nhị hình chỉ, hơi dày lên ở giữa, bao phấn gần hình mắt chim; bầu hình tháp, vòi nhụy hình trụ nhẵn, đầu nhụy không rõ, 2 ô, chứa 2 noãn.
  • Quả mọng, màu lam hay tím; hạt 3 – 4, gồ lên và nhẵn ở mặt lưng, có một vạch dọc và 2 hố lõm.
  • Mùa hoa quả: tháng 2 – 3 và 7- 12.

Phân bố, sinh thái

Nho núi mới chỉ ghi nhận phân bố ở một số điểm tại miền Bắc như: Quảng Ninh (Hà Cối), Hà Nội (Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997 và Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.II, 2003). Ngoài ra cũng thấy có ở Vĩnh Phúc (Tam Dương, Tam Đảo) và Thái Nguyên (Đại Từ: Quân Chu). Loài này còn phân bố tại Nam Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Cây ưa ẩm, chịu bóng; thường leo lên những cây bụi và dây leo khác ở ven rừng, bờ suối ở cửa rừng và bờ nương rẫy. Cây ra hoa quả hàng năm tái sinh tự nhiên bằng hạt. Nếu bị chặt phát, phân còn lại tiếp tục tái sinh.

Bộ phận dùng:

Quả, rễ. Thu hái vào mùa hè thu, quả phơi khô, rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô hoặc dùng tươi.

Thành phần hóa học

Nho núi chứa ampelopsin A, B, C [Trung dược đại từ điển, (1993), 2322, (1996) vol.II, 1567 và (1997) vol.III, 559]. Ngoài ra còn có juglani, astragalin, neohesperidoid, kaempferol – rhamnopyranosyl – (1 – 2) – galactopyranosid và 3 – O – kaempferol 3- O – arabino – pyranosid [Tetrahedron letter, 1990, 46 (15) 5121].

Tác dụng dược lý

Tác dụng bảo vệ gan in vitro:

Có 8 mẫu ức chế được nhiều hơn 50% trên độc tế bào do cả 2 chất độc gan, trong đó có nho núi (Yang et al., 1987). Nho núi làm giảm sự giải phóng LDH, tức là có tác dụng bảo vệ chống lại sự tổn thương của tế bào gan (Yabe, et al., 1998).

Tác dụng bảo vệ gan in vivo:

Ở chuột dùng cao nho núi, hoạt độ các transaminase ALT, AST giảm có ý nghĩa thống kê cao so với lô đối chứng đã bị tăng cao các transaminase do carbon tetraclorid (Yabe và Matsui, 2000).

Tác dụng chống oxy hóa:

Cao nho núi có tác dụng chống oxy hoá cả trên hệ không có tế bào, cả tác dụng chống oxy hóa do gây stress tế bào. Tác dụng chống oxy hoá của cao nho núi có thể giải thích một phần tác dụng chống viêm và chống độc gan mà dân gian vẫn dùng thân và rễ nho núi để chữa (Wu et al., 2004).

Tác dụng ức chế khối u:

Rễ nho núi chiết bằng cách sắc với nước hoặc chiết bằng ethanol đều có tác dụng ức chế u bảng chuột nhắt trắng khi cấy tế bào u dòng Sarcoma 180 vào trong màng bụng chuột. Kết quả cũng cho thấy cao chiết nước có tác dụng ức chế (36%) mạnh hơn cao chiết bằng ethanol (17,4%) [Chang Minyi, 1992: 229].

Tính vị công năng

Quả nho núi vị chua hơi ngọt, tính mát, có tiểu độc; rễ và thân vị đắng hơi ngọt, tính mát, có công năng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tán ứ, khu phong trừ thấp.

Tài liệu Trung Quốc ghi: rễ nho núi vị cay, tính nhiệt, có công năng hoạt huyết tán ứ, tiêu viêm giải độc, sinh cơ tạo cốt, trấn phong khư hàn [TDTH, 1993, I: 2322]; thân và thân rễ nho núi vị cay, đắng, tính mát có công năng thanh nhiệt giải độc, khu phong hoạt lạc, chỉ lỵ, chỉ huyết [TDTH, 1996, II: 1567]. Một tài liệu khác ghi: nho núi vị ngọt, hơi chua, tính bình, có công năng kích thích tuần hoàn máu, mạnh gân, giảm sưng, giải độc [Chang Minyi, 1992: 229].

Công dụng

Rễ, vỏ rễ (với rễ to) nho núi được dùng chữa ung thư dạ dày, ruột, phong thấp, cước khí, thủy thũng, nôn mửa, ỉa chảy. Ngày dùng 5 – 10g rễ và vỏ rễ sắc uống. Nếu cả thân và thân rễ liều 15 – 30g sắc uống, ngày 1 thang.

Để chữa đòn ngã đau nhức, ngoại thương ứ máu, dùng rễ, vỏ rễ nho núi 1 – 3g tán thành bột mịn, hoà với rượu ấm uống, ngày 2 – 3 lần.

Dùng ngoài, lấy dược liệu tươi, rửa sạch, giã nát, đắp ngoài chữa vết thương chảy máu, đòn ngã tổn thương, bỏng lửa, mụn nhọt, lở ngứa.

  • Ở Đài Loan, Nhật Bản, có những báo cáo về độc do quả nho núi, nước sắc rễ để rửa mắt khi bị đau mắt.
  • Ở Campuchia, lá nho núi để điều trị vết thương và đau do rết cắn [Perry et al., 1980: 433].
  • Ở Trung Quốc, tài liệu cổ ghi: để làm giảm đau vùng thắt lưng, bàn chân, bàn tay, cẳng chân, dùng rễ, sắc đặc, lấy nước rửa. Rễ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước uống hoặc sắc uống để lợi tiểu, kích thích hoạt động của ruột non và làm giảm sưng phồng. Để chống nôn, lấy rễ, sắc lấy nước đặc, rồi nhấp dần từng ngụm một [Chang Minyi, 1992: 230]. Tài liệu mới ghi: rễ và thân rễ nho núi được dùng chữa ung thư đường tiêu hoá và đường tiết niệu, chữa u lympho ác tính [Kee Chang Huang, 1999: 482].

Bài thuốc chữa ung thư có nho núi

  1. Chữa ung thư dạ dày – ruột: Rễ nho núi 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, long quy 30g, sắc uống ngày 1 thang.
  2. Chữa ung thư dạ dày: Rễ nho núi 20g, thủy dương mai 20g, bán chi liên 20g, đằng lê căn (sắc trước 2 giờ), bán biên liên 20g, phượng vĩ thảo 15g, bạch mao căn 20g. Sắc lấy ngày 1 thang.
  3. Chữa ung thư phổi: Bài 1: Rễ nho núi 30g, hoàng cầm râu (toàn cây) 30g, bán biên liên (toàn cây) 30g, gáo tròn (rễ) 30g, dương đào Trung Quốc (rễ) 60g, hòe Bắc Bộ (rễ) 15g, bảy lá một hoa (thân rễ) 15g, seo gà (toàn cây) 25g, có tranh (thân rễ) 25g, bạch
    truật (thân rễ) 10g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
    Bài 2: Nho núi (rễ), đăng lê căn, bán biên liên, đan sâm, bạch hoa xà thiệt thảo, thanh cao mỗi vị 30g, đại hoàng, phật thủ, địa du, cao đồng, mỗi vị 10g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
  4. Chữa ung thư ruột: Rễ nho núi 30g, thanh cao, địa đu, xà môi, mỗi vị 30g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.
  5. Chữa ung thư vú: Rễ nho núi, cầu cốt thụ căn, vân thực, mỗi vị 30g, đằng lê căn (sắc trước 2 giờ) 30g, bá giác kim bàn 5g, thiên nam tinh 5g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.
  6. Chữa ung thư thận: Rễ nho núi 30g, khoai trời (khoai dái), toàn cây bán biên liên, thân rễ cỏ tranh, ý dĩ, mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nho-nui.html/feed 0
Qua lâu trắng https://tracuuduoclieu.vn/qua-lau-trang.html https://tracuuduoclieu.vn/qua-lau-trang.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:20:51 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57126 Mô tả
  • Thân mảnh có rãnh, phân cảnh nhiều, nhẵn hoặc hơi có lông.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục rộng hoặc hình thận, dài 7 – 10 cm, rộng 8 – 12 cm, chia 5 thùy nhọn, mép khía răng, gốc hình tim, mặt trên có lông, nhiều hơn ở mặt dưới, gân lá mảnh; cuống lá có rãnh và ít lông, dài 2 -7 cm; tua cuốn chia 2-3 nhánh.
  • Cụm hoa ở kẽ lá, đơn tính khác gốc, cụm hoa đực dài 6-16 cm, có 8-15 hoa màu trắng, đài hình ống, loe ở đầu, tràng có cánh hình bầu dục – tam giác, nhị tụ họp thành đầu hình trụ; cụm hoa cái có hoa đơn độc, cuống dài 3 – 12 mm, đại và tràng giống hoa đực; bầu hình elip, có lông mềm.
  • Quả thuôn ở hai đầu, dài 5 – 6 cm, rộng 3,5 – 4 cm, lúc đầu màu lục, có những vạch dọc màu trắng, sau màu đỏ; hạt 8 – 10, thuôn có mép uốn lượn, đầu tù, gốc thắt lại.

Phân bố, sinh thái

Về phân bố của loài ở Việt Nam, hiện có hai tài liệu nêu ra hai quan điểm khác nhau. Trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, 1997 ghi qua lâu trắng phân bố từ Lào Cai, Hòa Bình vào đến Gia Lai và Lâm Đồng. Trong khi đó, Nguyễn Hữu Hiến (2003) trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tập II chỉ ghi cây phân bố từ Đồng Nai (Biên Hòa) đến An Giang. Như vậy, về vấn đề này cần có kế hoạch điều tra nghiên cứu thêm.
Trên thế giới, loài này có phân bố ở các nước Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và quần đảo Polynesie.

Qua lâu trắng là cây ưa ẩm, ưa sáng và khi còn nhỏ hơi chịu bóng. Cây thường mọc ở ven rừng, dọc theo các bờ khe suối ở cửa rừng, chân đồi cây bụi hoặc nương rẫy.

Bộ phận dùng:

Rễ, hạt

Thành phần hoá học

Hạt chứa 28% dầu béo. Dầu béo chứa acid béo, acid linoleic 19,8%, acid oleic 32,8%, acid béo no 11,9% trong đó có hàm lượng acid arachidic cao. [Sastri et al., The wealth of India, X, 291].

Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý của các protein trong rễ củ cây qua lâu trắng:  Đã chứng minh thực trên thực nghiệm, các protein này có tác dụng gây sảy thai, chống u, có hoạt tính làm bất hoạt ribosom và điều hòa miễn dịch.

Tác dụng ngang kết hồng cầu: Cao hạt của quả qua lâu trắng có tác dụng ngưng kết hồng cầu (heimagglutination) là do trong hạt có một hàm lượng lectin khá.

Tác dụng trên lipid ở gan và máu: Pectin được phân lập từ quả qua lâu trắng cho chuột cống trắng ăn với một chế độ ăn có 5% pectin. Sau 1 tháng, xét nghiệm thấy hàm lượng phospholipid trong gan, cholesterol huyết và acid béo trong máu giảm có ý nghĩa thống kê.

Tác dụng kháng khuẩn: Cao chiết bằng chloroform của rễ cây qua lâu trắng có tác dụng kháng khuẩn có ý nghĩa trênPseudomonas aeruginosa, tuy nhiên tác dụng trên Staphylococcus aureus lại không có ý nghĩa.

Tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư: Cao chiết từ rễ củ cây qua lâu trắng có tác dụng ức chế sự phát triển u báng gây ra do các dòng tế bào ung thư Sarcoma – 180 và JTC -26.

Tính vị, công năng

Rễ củ cây qua lâu trắng tính hàn, hơi độc, có công năng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy, tiêu thũng, tiêu sưng, tán ứ.

Công dụng

Nhân dân dùng rễ củ và toàn cây để chữa viêm họng, viêm amidan cấp; viêm gan vàng da, thu dạ dày, đau do chấn thương, đại tiện bỉ, tiểu tiện không lợi, làm dị khát, bế kinh, kinh nguyệt đinh nhọt, lở loét, rắn cắn, bỏng nước sôi. Ngày dùng 6 – 10g sắc lấy nước uống.

Để chữa đau sau khi mổ, đau do vết thương, chấn thương, đau dạ dày, dùng rễ củ, mỗi lần 0,3 – 0,6g nhai và nuốt. Dùng nhiều lần trong ngày.

Để chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da, dùng rễ củ tươi, giã nát, thêm rượu, lấy dịch bôi ngoài. Nếu là củ khô, nghiền thành bột, chiếu với rượu, lấy dịch bôi.

Để chữa rắn cắn, lấy rễ củ qua nhân trắng 18-30g, sắc lấy nước uống dần.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/qua-lau-trang.html/feed 0
Súp lơ https://tracuuduoclieu.vn/sup-lo.html https://tracuuduoclieu.vn/sup-lo.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:12:19 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57278 Mô tả
  • Cây thân thảo, sống hằng năm hoặc hai năm, cao 30 – 40 cm. Thân ngắn, hình trụ, không phân nhánh.
  • Lá dày, mọc so le rất sít nhau, hình thuôn dài, mép lượn sóng, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành ngù; hoa màu trắng có cuống mập, áp sát nhau tạo thành một khối dày đặc.
  • Quả cải, thuôn hẹp và dài, có mỏ nhọn.

Phân bố, sinh thái

Brassica oleracea L. là tên loài chung cho một nhóm các cây rau như su hào, bắp cải, súp lơ. Gọi là nhóm bởi vì trong su hào có su hào bánh xe, su hào vỏ trắng, vỏ xanh, vỏ tím. Trong bắp cải có loại trắng, xanh, tím… Còn súp lơ cũng có loại cuống hoa dài, ngắn với các màu của nụ hoa rất khác nhau. Theo quan điểm của các nhà phân loại thực vật thì mỗi nhóm cây su hào, bắp cải, súp lơ đều được xếp ở bậc “thứ” (varietas – var), trong trồng trọt lại gọi là “nhóm” (cv. group). Còn các loại khác nhau (về màu sắc) trong một “nhóm” hay “thứ” được gọi là “dạng” (forma – f).

Súp lơ có nguồn gốc ở vùng phía đông Địa Trung Hải. Cách đây khoảng trên 400 năm, cây được đưa vào trồng ở Italia, sau lan ra các nước ở Trung Âu và Bắc Âu. Đến cuối thế kỷ XVII, cây được nhập vào Ấn Độ, sau được thuần hoá trở thành cây thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm.

Ở Việt Nam, súp lơ có lẽ do người Pháp (có thể cả người Bồ Đào Nha) đưa vào cách đây khoảng 100 năm. Súp lơ trồng ở Việt Nam hiện nay khá đa dạng, gồm các giống hoa trắng, hoa xanh lơ và còn có cả giống hoa trắng điểm các chấm màu tím hồng. Song nhìn chung tất cả các giống này đều là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu mát.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học

Súp lơ chứa nước 95%, protid 1,8%, carbohydrat 5,4%, cellulose 1,6%, tro 1,2%, phosphor 31 mg%, calci 4,8 mg%, sắt 1,1 mg, magnesium 30 mg%. Hàm lượng vitamin C chi kém cà chua, cao hơn cà rốt 4,5 lần, hơn khoai tây, hành tây 3,6 lần (Võ Văn Chi, 1997).

Súp lơ chứa 3 – sophorosid – 7 – kaempferol, quercetin và isorhamnetin (lá).

Tác dụng dược lý

  • Súp lơ có tác dụng hạ đường máu.
  • Chế phẩm từ súp lơ làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và lipoprotein tỷ trọng thấp – cholesterol trong huyết thanh.
  • Súp lơ chứa quercetin là một flavonoid có khả năng chống sinh ung thư.

Công dụng

Súp lơ là loại rau ăn quen thuộc của nhân dân Việt Nam và cũng được dùng làm thuốc như cải bắp.

Súp lơ được dùng đắp ngoài để trị nhiễm khuẩn và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, đồng thời là loại thuốc trừ sâu bọ đốt (ong, nhện).

Còn làm dịu đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh hông, lấy cụm hoa của súp lơ thái mỏng, hơ nóng cho mềm rồi đắp trên các phần bị đau.

Dùng cụm hoa súp lơ sắc uống trị ho, lỵ, làm thuốc an thần, trị mất ngủ và chữa đau dạ dày, loét dạ dày. Súp lơ còn có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng và được dùng trị đái buốt, đái khó, táo bón.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sup-lo.html/feed 0
Thảo đậu khấu bắc https://tracuuduoclieu.vn/thao-dau-khau-bac.html https://tracuuduoclieu.vn/thao-dau-khau-bac.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:07:24 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57304 Mô tả
  • Cây thảo lớn, cao đến 3m.
  • Lá mọc so le, thành hai dãy đều, hinh mác, dài 50 – 70 cm, rộng 8 – 10 cm, gốc có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ tù dài khoảng 1 cm, có lông mềm, đầu thuôn nhọn, mép lượn sóng, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, lớn nhất so với các loại khác cùng chi (cao tới 3m).
  • Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành chùy uốn cong, dài 30 cm, màu đỏ, có lông vàng; lá bắc không có hoặc có nhưng dễ rụng, lá bắc con nhỏ kèm theo hoa, hoa to màu trắng, đài hình chuông, có 2 – 3 răng tràng có ống ngắn, cánh hoa hình bầu dục, lõm ở đầu; chỉ nhị và bao phấn nhẵn dài bằng nhau, nhị lép tiêu giảm thành 2 răng nhọn, cánh môi hình trái xoan màu vàng viền đỏ, chia 3 thuỳ; bầu có lông màu vàng, nhụy lép có khía hiện ở đầu.
  • Quả nang, hình cầu hơi có cạnh, nhẵn hoặc có ít lông.
  • Mùa hoa quả: tháng 2 – 6.

Phân bố, sinh thái

Vị thuốc có tên “Thảo đậu khấu” ở Việt Nam được thu hái từ quả già của một số loài thuộc chi Alpinia Roxb. (bao gồm cả chi Catimbium trước kia, nay được gộp cả vào chi Alpinia). Loài thảo đậu khấu trên đây có thể coi là cây có kích thước lớn nhất so với các loài cùng chi.

Cây phân bố khá phổ biến ở khắp các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du, từ Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai (Bảo Thắng), Yên Bái, Hà Giang (Bắc Quang, Quang Bình), Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Lập Thạch) vào đến Thanh Hoá, Nghệ An và một vài tỉnh phía Nam. Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan…

Thảo đậu khấu là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng và thường mọc ven các bờ khe suối ở cửa rừng hay trong các thung lũng. Cây mọc thành khóm lớn, ra hoa quả hàng năm, nhưng hoa quả chỉ có ở những nhánh lớn 1 – 2 năm tuổi, sau khi quả già, những nhánh này sẽ tàn lụi (sau khoảng 1 năm). Cây tái sinh tự nhiên tốt từ hạt và đẻ nhiều nhánh con tử gốc và thân rễ.

Bộ phận dùng:

Thân, rễ và hạt.

Thành phần hóa học

  • Trong thân rễ chứa tinh dầu, flavon, chalcon và acid hữu cơ.
  • lượng tinh dầu khoảng 1,5%, thành phần chủ yếu là: α – caryophyllen, sabinen, p- cymen, terpeinen – 4 – ol, α – terpineol, borneol axetat, α – copaen, β- elemen, β- selinen, Y- murolen, β-cubenen, β – guaien, y – cadinen.
  • Thành phần tinh dầu còn có: linalool, camphor và các diarylheptanoid

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên Helicobacter pylori:

Helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng. Trong nghiên cứu này đã thử tác dụng trên HP của 50 loại cao chiết từ các cây thuốc trong y học dân gian Đài Loan bằng ethanol 95%. Kết quả cho thấy 5 loại cao có tác dụng trên HP mạnh nhất, trong đó có cao chiết từ hạt thảo đậu khấu. Nồng độ tối thiểu ức chế (IC50) HP của 5 loại cao này rất thấp chỉ từ 0,64 đến 10,24 mg/ml. (Wang YC et al., 2005).

Tác dụng giãn cơ trơn và chống co thắt:

Đã nghiên cứu tác dụng của tinh dầu thảo đậu khấu trên hồi tràng chuột cống trắng cô lập. Tinh dầu với nồng độ 0,1 – 600 microg/ml gây giãn trương lực cơ bản của hồi tràng có phục hồi (sau khi bỏ thuốc, hồi tràng lại phục hồi được trương lực co).

Tác dụng chống nấm da:

Mười ba loại tinh dầu đã được phân lập từ các cây và đã thử tác dụng in vitro trên các chủng nấm da phân lập từ bệnh nhân bị nấm da. Kết quả cho thấy 5/13 loại tinh dầu ức chế được 80% các chủng nấm da với đường kính vòng vô nấm lớn hơn 10 mm là tinh dầu quế quan, hương nhu trắng, sả, thảo đậu khấu và tinh dầu trôm sơ ri (Eugenia uniflora L.).

Thử lâm sàng tác dụng lợi tiểu:

Đã tiến hành thử lâm sàng trên 10 người tình nguyện khỏe mạnh uống nước sắc hạt thảo đậu khấu với liều mỗi ngày 0,8g/100ml nước trong 7 ngày, có so sánh với placebo. Kết quả cho thấy thảo đậu khấu làm tăng thể tích nước tiểu không nhiều, nhưng có ý nghĩa thống kê, giảm huyết áp tâm trương, giảm huyết áp tâm thu.

Tính vị, công năng

Hạt thảo đậu khấu vị cay, chát, tính ấm; có công năng tản hàn thấp, tiêu đờm trệ. làm ấm bụng, mạnh tỳ vị, giúp tiêu hoá, chống sốt rét.

Tài liệu Trung Quốc ghi: Đại đậu khấu (hạt của cây thảo đậu khấu) vị đắng chát, tính ôn, có công năng tảo thấp, khư hàn, trừ đờm, tiệt ngược (chống sốt rét), kiện tỳ, hoãn vị. Chủ trị: tâm phúc hàn thống (ngực bụng lạnh đau), đởm thấp tích trệ, tiêu hoả bất thường, nôn mửa, tả lỵ [TDTH, 1993, 1: 311 – 312].

Công dụng

Hạt thảo đậu khấu được dùng chữa đau dạ dày, trướng bụng, đờm thấp tích trệ, tiêu hoá không bình thường, nôn mửa, ỉa chảy. Liều dùng ngày 5-10g hạt, sắc lấy nước uống.

Lá sắc uống trị sốt, đau bụng.

Tinh dầu rất thơm, có thể thay thế tinh dầu gừng trong thực phẩm.

Bài thuốc có thảo đậu khấu

  1. Chữa lạnh bụng, đau bụng, ăn không tiêu: Thảo đậu khấu (hạt) tán nhỏ, uống mỗi 1 – 2g cùng với nước sắc gừng làm thang.
  2. Chữa sốt rét cơn lâu ngày, lách sưng cứng, da bụng dày: Thảo đậu khấu 12g, nam mộc hương, chỉ xác, bách bệnh (hay hậu phác), nghệ đen, rẻ quạt, mỗi vị 10g, sắc uống ngày 1 thang. Có thể tán bột làm viên, uống mỗi lần 10g, ngày 3 lần.

Ghi chú:

Người đang nhiệt, nôn khan, cấm dùng thảo đậu khấu.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thao-dau-khau-bac.html/feed 0
Thông mộc https://tracuuduoclieu.vn/thong-moc.html https://tracuuduoclieu.vn/thong-moc.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:04:57 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57374 Mô tả
  • Cây nhỡ, cao 3 – 5m, ít phân cành. Thân có gai và lõi xốp.
  • Lá to, mọc so le, kép lông chim 2 – 3 lần, lá chét mọc đối, hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn, nguyên hoặc có ít răng ở đầu lá, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông màu hung đỏ.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chuỳ tán toả rộng, mọc thẳng đứng hoặc rủ xuống, cuống có gai to; hoa nhỏ màu lục nhạt; đài có 5 răng nhọn; trang 5 cánh mỏng; nhị 5; bầu hạ, có 5 ô.
  • Quả hình cầu, đường kính 2 – 3 mm, khi chín màu đen hay nâu.
  • Mùa hoa quả: tháng 10 – 2.

Phân bố, sinh thái

Chi Aralia L., có đến 15 loài ở Việt Nam (Hà Thị Dung, 1985). Loài thông mộc có nguồn gốc ở vùng Đông Á (thuộc Trung Quốc). Ở Việt Nam, mộc thông phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn… ở độ cao từ 500 đến 1.600m. Còn ở phía Nam, thông mộc chỉ thấy ở vùng núi cao trên 1.500m thuộc tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng.

Thông mộc thuộc loại cây bụi hay gỗ nhỏ, ít phân cành. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Trong tự nhiên, thường thấy mọc rải rác ở ven rừng kín thường xanh ẩm, bán các hành lang ven suối ở cửa rừng.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ, vỏ thân

Thành phần hoá học

  • Hạt chứa 20% dầu béo (Võ Văn Chi, 1997).
  • Zhang Dengke et al., 1991 đã phân lập được một saponin [CA 120: 38125 d]
  • Vỏ rễ, vỏ cành chứa arabin, acid oleanolic, acid protecatechic, tinh dầu [Trung được từ hải III, 1997].

Tính vị, công năng

Thông mộc có vị ngọt và hơi đắng, tính bình, có tác dụng khư phong, lợi tiểu, hoạt huyết, tán ứ, kiện vị, tiêu viêm, giảm đau.

Công dụng

Rễ thông mộc được dùng trị thấp khớp, đau lưng, viêm gan, vàng da, cổ trướng, đau dạ dày, đau ruột, viêm thận, phù thũng, đái đường, bạch đới; viêm hạch bạch huyết, đau dây thần kinh. Liều dùng: 15 – 30g rễ, dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai phải thận trọng khi dùng.

Dùng ngoài, rễ cây tươi giã đắp trị đòn ngã tổn thương và viêm mủ da. Lá tươi giã đắp trị rắn cắn.

Bài thuốc có thông mộc

  1. Chữa viêm gai cột sống: Vỏ rễ thông mộc tươi 30 – 60g, nấu với thịt lợn nạc ăn. Và nấu rễ lấy nước tắm rửa.
  2. Chữa vàng da, cổ trướng: Rễ thông mộc 60g, thịt lợn nạc 120g nấu chín với nước ăn trong ngày.
  3. Chữa đau vùng thượng vị, đái tháo đường, ung thư dạ dày: Vỏ rễ thông mộc 10 – 15g, sắc uống ngày một thang.
  4. Chữa ung thư dạ dày: Vỏ rễ thông mộc, long đờm thảo, mỗi vị 15g, mẫu đơn bì 10g; đại hoàng, mộc hương, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thong-moc.html/feed 0
Vân chi https://tracuuduoclieu.vn/van-chi.html https://tracuuduoclieu.vn/van-chi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:36:08 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57490 Mô tả
  • Nấm có thể quả không cuống hoặc cuống ngắn, hình quạt tròn, đường kính 3,5 – 7,5 cm, màu xám đen, nâu vàng hoặc hơi nâu đen.
  • Mặt trên nấm có những vòng đồng tâm, có lông mịn, mặt dưới có những lỗ màu trắng, màu da bò, hồng nhạt hoặc vàng, mép uốn lượn. Ống nấm không sâu, hình tròn hoặc hơi có góc cạnh. Thịt nấm màu trắng, dày 1 – 1,5 mm.
  • Hệ thống sợi nấm có 3 loại:
    • Sợi nguyên thuỷ với thành mỏng, dày 2 – 3 um, không màu, phân nhánh và có khoá.
    • Sợi bền kết dày 3 – 4um, phân nhánh nhiều, không có vách ngăn ngang.
    • Sợi cứng, thành dày 4 – 6 um, nội chất sớm bị mất. Đảm dạng chuỳ, kích thước 9 – 13 x 3,5 – 4,5um. Có 4 bào tử. Bụi bào tử màu trắng. Bào tử hình ellip, màu trắng, nhẵn, trong suốt, không có tinh bột.

Phân bố, sinh thái

Chi Trametes Fr. Có 16 loài ở Việt Nam chúng đều là nấm hoại sinh, mọc trên gỗ khô mục. Loài nấm vân chi phân bố rộng rãi gần như khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam đã ghi nhận được phân bố tại các tỉnh Lai Châu Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thế Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế Quảng Nam, Kon Tum, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâu Đồng, Bình Phước, Tây Ninh.

Nấm vân ca thường mọc thành đám dày đặc trên gỗ của có cây lá rộng, ở rừng kín thường xanh, rừng thu rụng lá, rừng cây gỗ xen tre nứa, thậm chí trên cả những cành cây khô ở các khu dân cư.

Bộ phận dùng:

Thể quả phơi hoặc sấy khô

Thành phần hoá học

Nấm vân chi chứa:

  • Đưòng: glucose, manose, xylose, fructose.
  • Protein gồm nhiều acid amin: acid aspartic, acid glutamic, valin, leucin, lysin, arginin.
  • Hợp chất triterpen: ergosta – 7, 22 – dien – 3 – ol, ergost – 7 – en – 3 – ol, sitosterol.
    [Phan Huy Dục, Tạp chí Dược liệu, 2002, 7, (5), 155)

Tác dụng dược lý

Kresin là một polysaccharid gắn với protein được phân lập từ nấm vân chi.

Hiệu lực của polysaccharid này cũng đã được chứng minh trên bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung.

Krestin được dùng riêng, hoặc kết hợp với hoá trị liệu và/hoặc xạ trị liệu, nhưng trong phần lớn trường hợp, sau khi đã cắt bỏ khối u nguyên phát. Các thông số miễn dịch học của bệnh nhân và thời gian sống sót của bệnh nhân kéo dài đáng kể.

Công dụng

Ở Trung Quốc và Nhật Bản, krestin chiết xuất từ nấm vận chỉ được áp dụng trong phạm vi thử nghiệm lâm sàng để điều trị các thể bệnh ung thư dạ dày, kết trực tràng, thực quản, mũi họng, phổi, buồng trứng, cổ tử cung, triển vọng có kết quả tốt.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/van-chi.html/feed 0
Dó tròn https://tracuuduoclieu.vn/do-tron.html https://tracuuduoclieu.vn/do-tron.html#respond Wed, 14 Jul 2021 08:01:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56276 Mô tả
  • Cây bụi, cao đến 2m. Cành non hình trụ, phủ đầy lông hình sao, cành già nhẵn.
  • Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 10 – 12 cm, rộng 7 – 9 cm, gốc tròn hoặc hình tim, đầu tù rồi hơi nhọn, mép khía răng không đều, phía đầu lá gần như phân thùy nhỏ, mặt trên rải rác lông hình sao, mặt dưới lông rất dày, màu trắng, gân gốc 5; cuống lá ngắn có lông tơ; lá kèm hình sợi, dễ rụng.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành sim co, dài 2 cm gồm nhiều hoa màu đỏ hoặc tím, xếp 2 – 4 cái trên một mấu; đài hình ống, có lông hình sao, 5 răng hình tam giác nhọn; tràng có 5 cánh không đều, nhẵn; nhị 10, nhị lép 5; bầu hơi có gợn.
  • Quả nang gồm 5 lá noãn vặn xoắn như cuốn thừng, phủ đầy lông hình sao; hạt có khía.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 11.

Phân bố, sinh thái

Chi Helicteres L. ở Việt Nam có 9 loài trong đó có tới 6 loài được nhân dân các địa phương dùng làm thuốc.

Loài tổ kén trên đây có nơi gọi là “dó tròn”, song đây là loài duy nhất của chi Helicteres L. ở nước ta có quả khá đặc biệt bởi có các đường lõm vặn chéo theo chiều kim đồng hồ, nên còn có tên gọi là “Tổ kén vặn” hay “Tổ kén xoắn”.

Trên thế giới, tổ kén vặn phân bố khá rộng ở hầu hết các nước nhiệt đới châu Á, bao gồm Ấn Độ, Mianma, Lào, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan… Ở Việt Nam, loài cây này cũng có thể gặp ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du như: Lai Châu, Điện Biên, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Bình Phước…

Cây ưa sáng và có thể hơi chịu hạn và thường mọc trong các quần hệ cây bụi, ven rừng thứ sinh, rừng thưa rụng lá.

Bộ phận dùng

  • Rễ, quả, vỏ thân và vỏ rễ.
  • Thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến và phơi khô.

Thành phần hoá học

Vỏ lấy sợi, chứa các chất diệp lục, phytosterol, acid hydroxy carboxylic, một chất màu vàng cam giống như curcumin, saponin, đường amilid, phlobotamin và 22,4% lignin (Võ Văn Chi, 1997).

Gỗ chứa 74,86% celulose, lignin, chất béo và hợp chất nitơ chưa được xác định [The Wealth of raw material in India, 1962].

Rễ chứa cucurbitacin B, isocucurbitacin D và diosgenin (Phạm Hoàng Hộ, 2006). Các nhà khoa học Ấn Độ còn phân lập được tự do tròn các hợp chất isorin, tetratriacontanyl, tetratriacontanoat, diosgenin, a – amyrin, fridelin và taraxeron [Trung Dược đại từ điển, 1975][CA, 1989 V]. Nadkarnis M.K. (1976) còn phát hiện thấy các hợp chất tanin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống đái tháo đường và hạ lipid huyết:

Dịch ép rễ cây dó tròn đã được dùng để điều trị đái tháo đường cho một số nhóm dân tộc ở các vùng khác nhau của Ấn Độ. Thử trên chuột nhắt trắng dòng C57 BL/Ks/db/db là loại chuột kháng insulin (chuột có nồng độ insulin trong máu cao nhưng glucose huyết cũng vẫn cao) và đái tháo đường di truyền thấy, cao ethanol của rễ dó tròn làm giảm có ý nghĩa glucose, triglycerid và hàm lượng insulin trong huyết tương khi dùng liều của cao là 300 mg/kg trong 9 ngày liên tiếp (Chakrabarti et al., 2002).

Ở chuột nhắt trắng có glucose huyết và insulin huyết bình thường, nhưng triglycerid tăng, cao dó tròn làm giảm có ý nghĩa hàm lượng triglycerid và insulin trong huyết tương, mà không ảnh hưởng đến hàm lượng glucose trong huyết tương.

Tác dụng làm hạ và chống tăng glucose huyết:

Tác dụng làm hạ glucose huyết của cao nước chiết từ vỏ cây dó tròn đã được nghiên cứu trên chuột cống trắng có glucose huyết bình thường và tác dụng chống tăng glucose huyết đã được nghiên cứu trên chuột bị đái tháo đường do streptozotocin.

Ở chuột bình thường, cao vỏ cây dó tròn với liều 100 và 200 mg/kg cho uống, làm giảm mức glucose huyết 47 – 67mg/100ml máu, có ý nghĩa thống kê với P < 0,001 sau khi uống cao nước vỏ cây được 2 giờ.

Tác dụng chống co thắt hồi tràng chuột lang cô lập:

Quả dó tròn có tác dụng chống co bóp hồi tràng chuột lang cô lập rất tốt (Pohocha et al., 2001).

Tác dụng gây độc tế bào:

Cucurbitacin B và isocucurbitacin B được phân lập từ vỏ cây dó tròn có tác dụng gây độc tế bào (cytotoxic). Đây là thí nghiệm sàng lọc đầu tiên để nghiên cứu một thuốc chữa ung thư (Bean et al., 1985).

Tính vị, công năng

Rễ, vỏ rễ và vỏ thân cây dó tròn có vị nhạt, hơi đắng, tính bình, có công năng giải biểu, lý khí, bình vị, giảm đau. Rễ và vỏ cây đều có công năng long đờm, làm dịu và săn da; quả cũng làm dịu và săn da.

Theo sách “Toàn quốc Trung thảo dược hội biện”, dó tròn vị cay, hơi đắng, tính ấm, có công năng lý khí, chỉ thống, được dùng trị cảm mạo phát nhiệt, viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, ruột [TDTH, 1993, I: 1290].

Công dụng

Rễ, vỏ rễ (rễ to dùng vỏ), vỏ thân hoặc quả cây dó tròn được dùng chữa viêm dạ dày mạn tính hoặc loét dạ dày, ngày dùng 12 – 20g, sắc nước uống.

Để chữa rối loạn tiêu hoá sinh đau bụng, dùng rễ và vỏ như trên, có thể dùng lá dó tròn 20g (hoặc 40g tươi), sắc lấy nước uống.

  • Ở Thái Lan, người ta dùng vỏ thân và rễ làm thuốc lợi tiêu hoá, quả được dùng trị đau dạ dày, đau cơ, viêm gan, chống đầy hơi, trừ tiêu chảy, lỵ và làm thuốc long đờm.
  • Ở Indonesia, quả được dùng chữa đau bụng, chống co giật, gỗ được sắc uống để chống giun, chữa đau bụng, viêm miệng áp-tơ (Med. herb index, 1995: 77).
  • Ở Trung Quốc, dó tròn cũng được dùng chữa viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, cảm mạo nóng sốt [TDTH, 1993, I: 1290]. Ở Ấn Độ, dó tròn rất hay được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau:
    Quả và hạt dó tròn có tác dụng làm dịu và sẵn se, được dùng chữa đau tai, đau bụng, quặn ruột, đầy hơi, đặc biệt là cho trẻ em và chữa lỵ mạn tính; rễ, vỏ rễ và vỏ thân để chữa lòng đờm, làm dịu, săn se nên cũng được dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, chống tiết sữa và cảm cúm, dịch rễ tươi để chữa đái tháo đường, viêm mủ màng phổi (emprema), đau dạ dày, rắn cắn.

Bài thuốc có dó tròn

Chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng:

Rễ cây dó tròn, ba chạc, rễ hoàng lực (Zanthoxylum nitidum DC) mỗi vị 16g, sắc lấy nước uống [Lê Trần Đức, 1997: 523].

Chữa đau tai có dịch tại chảy ra, loét tai:

Hạt dó tròn được tán thành bột mịn, trộn thật kỹ với dầu thầu dầu tinh khiết, lấy dịch trong nhỏ vào tai [Nadkarni, 1999: 615]

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/do-tron.html/feed 0
Bạch đầu ông https://tracuuduoclieu.vn/bach-dau-ong.html https://tracuuduoclieu.vn/bach-dau-ong.html#respond Fri, 25 Jun 2021 13:34:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55781 Mô tả
  • Cây thảo, rất đa dạng, cao 0,2 – 0,8m, sống lâu năm. Thân hình trụ, mọc thẳng, có khía dọc và lông mềm áp sát.
  • Lá mọc so le, hình mác hoặc hình quả trám, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên hoặc có răng cưa nhỏ.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành ngù gồm nhiều đầu (khoảng 15 – 20 cái); lá bắc có lông, đầu có mũi nhọn mảnh, xếp thành 3 hàng; hoa màu hồng hay đỏ, thùy thuôn hình chỉ, bao phấn có tai rất ngắn, mào lông màu trắng hay vàng nhạt, dài ngắn không đều.
  • Quả bế, có lông dày.
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 5.

Phân bố, sinh thái

Chi Vernonia Chreb, ở Việt Nam hiện đã biết có 23 loài (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2005), trong đó có loài bạch đầu ông kể trên.

Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác gần như khắp các địa phương, ngoại trừ vùng núi cao khoảng 1.500m trở lên. Loài này cũng phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia thuộc vùng Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á cho đến tận vùng Đông Phi và Australia.

Bạch đầu ông là loại cây thảo thường sống 1 năm. Cây mọc rải rác hay thành đám nhỏ trên đất ẩm ở vườn, các bãi đất hoang quanh làng, vên đường đi và trên nương rẫy. Hàng năm, cây con mọc từ hạt quan sát được từ tháng 3 – 6; sau 3-4 tháng sinh trưởng phát triển sẽ ra hoa quả và tàn lụi vào mùa thu hoặc đầu mùa đông.

Thành phần hoá học

Trong rễ bạch đầu ông người ta đã chiết xuất và xác định cấu trúc các hợp chất terpenoid như 3β acetoxy urs. 19 en, lupeol acetat [Planta medica 1993, 59, 458]; các hợp chất khác như β anyrin acetat, β anyrin benzoat, lupeol và muối acetat, β sitosterol, stigmasterol và α spinasterol [J. indian chem. soc – 1962, 39, 749]; các sesquiterpen lacton [Aun cheA, southeara HOUT christophe LONG… chem. pharm bull 54(10), 2006, 1437 – 1439).

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập

Dung dịch cao khô bạch đầu ông hoà với nước, khi nhỏ vào bình nuôi hồi tràng cô lập, gây ức chế sự tăng co bóp do acetylcholin so với lô không nhỏ dung dịch cao vào bình nuôi, trước khi nhỏ acetylcholin [Dhar, 1968: 232].

Tác dụng chống ung thư

Gây u báng cho chuột nhắt trắng bằng cách tiêm phúc mạc dịch chứa tế bào ung thư Sarcoma – 180. Lô dùng cho chuột cao bạch đầu ông ức chế sự phát triển u báng So với lô không dùng cho [Dhar, 1968: 2321.

Tác dụng lợi tiểu

Cao khô toàn cây bạch đầu ông chiết bằng methanol có tác dụng lợi tiểu, thử trên chuột cống trăng với các liều 300mg, 700mg vì 1000 11g/kg.

Hoạt tính là ở phần tan trong nước của cao. Dịch chiết nước có tác dụng lợi tiểu ngay ở liều 300 mg/kg. Phân tích thành phần trong nước có tác dụng lợi tiểu, đã xác định được tanin, đường, flavonoid và glycosid (De Padua, 1999; 493]

Tác dụng trên tim mạch của Vernonin

Vernonin là một saponin triterpenoid chiết từ bạch đầu ông làm hạ huyết áp ở chở khi tiêm tĩnh mạch. Mặt khác, vernonin có tác dụng trên tim giống như digitalin, nhưng ít độc hơn [de Padua, 1999: 4931]

Tác dụng giảm đau

Cao chiết bằng cloroform, methanol và bằng ether từ lá cây bạch đầu ông với liều 100, 200 và 400 mg/kg tiêm phúc mạc làm giảm số lần quặn đau trên mô hình gây đau bằng cách tiêm phúc mạc dung dịch loãng acid acetic cho chuột nhắt trắng.

Tác dụng chống viêm cấp

Cao chiết bằng methanol của toàn cây bạch đầu ông đã được thử tác dụng chống viêm cấp tính trên mô hình gây phủ bàn chân chuột bằng carragenin, histamin và serotonin. Cao methanol với liều uống là 250 và 500 mg/kg ức chế phù có ý nghĩa với P < 0,001 đối với tất cả 3 tác nhân gây viêm [Mazunder et al., 2003: 185].

Tính vị, công năng

Bạch đầu ông vị đắng, ngọt, tính mát, có công năng khu phong, thoái nhiệt, lương huyết, thanh can, giải độc, an thần.

Công dụng

Lá và ngọn non bạch đầu ông còn được dùng làm rau ăn.

Lá được dùng để chữa cảm sốt, sốt rét; rễ cây được dùng chữa lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày; toàn cây chữa viêm gan, vàng da, suy nhược thần kinh. Ngày dùng 15 – 30g sắc nước uống.
Dùng ngoài, lấy lá rửa sạch, giã nát, đắp để chữa mụn nhọt, đầu đinh, hắc lào, chàm, rắn cắn và các bệnh gây lở loét ngoài da khác. Có thể dùng cành và lá, chặt nhỏ, nấu nước, rửa.

  • Ở Indonesia, rễ bạch đầu ông được dùng chữa ho, thấp khớp, co thắt dạ dày, đau bụng giải độc nọc rắn: toàn cây chữa chóng mặt.
  • Ở Thái Lan, lá được dùng để chữa hen và viêm phế quản
  • Ở Trung Quốc, bạch đầu ông được dùng chữa cảm sốt, ho, suy nhược thần kinh, mất ngủ, trẻ con đái dầm, ngoài ra, khi bị viêm tuyến vú, lơ nhọt, chấn thương do đòn ngã. Lấy cây tươi, rửa sạch, giã nát đắp lên [Lê Quý Ngưu, 1995: 95).

Bài thuốc có bạch đầu ông

1. Chữa số mũi, ho, sốt

Lá bạch đầu ông, lá ngũ trảo (Vitex Pegundo L.), rễ bồ hòn, lá gừa (Ficus microcarpa L.f.), mỗi vị 15g khô, sắc nước uống.

2. Chữa suy nhược thần kinh

Bạch đầu ông toàn cây, hy thiêm (toàn cây bỏ rễ) mỗi vị 15g; chua me đất, rau bợ nước toàn cây mỗi vị 12g; ích chí nhân 6g; mỗi ngày một thang.

3. Tăng huyết áp

Bạch đầu ông, chua me đất, hy thiêm, mỗi vị 15g sắc uống ngày một thang.

4. Chữa các bệnh ngoài da (mụn nhọt, lở ngứa, vẩy nến)

Lá cât tươi rửa sạch, giã nát, trộn với nước vôi rồi đắp lên chỗ bị bệnh.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bach-dau-ong.html/feed 0