Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Cao cẳng bắc bộ https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang-bac-bo.html https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang-bac-bo.html#respond Sat, 24 Dec 2022 08:53:28 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=70028 Mô tả cây
  • Cây thân thảo, sống lâu năm. Thân rễ ngắn, rễ chùm mảnh, hình sợi.
  • Lá tập trung ở phần gốc, phiến lá hình ngọn giáo ngược dài 15-21cm, rộng 3-4 cm, dày, gốc không cân, nhiều gân phụ, có gân ngang, cuống lá dài 15-20 cm.
  • Cụm hoa dạng chùm, trục cụm hoa dài 20-25 cm, hoa xếp 2-7 cái trong mỗi lá bắc, lá bắc hình ngọn giáo, cao 8 mm, cuống hoa dài 1cm. Nhị 6; bầu 3 ô, vòi nhụy hình trụ, đầu nhụy chia 3 thùy ngắn.
  • Quả chụm 3, tròn, to 5m.
  • Mùa ra hoa: Tháng 6-9. Mùa quả: Tháng 8-12.

Sinh thái

  • Mọc ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, dưới tán rừng lá rộng thường xanh, rừng trên núi đá.

Phân bố

  • Ở Việt Nam, Cao cẳng bắc bộ phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình và Ninh Bình.

Bộ phận dùng

Rễ (củ) – Radix Ophiopogonis tonkinensis.

Công dụng

Ở Vân Nam (Trung Quốc) thân rễ dùng trị viêm niệu đạo, lao phổi, ho, khạc ra máu và viêm nhánh khí quản.

 

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang-bac-bo.html/feed 0
Cao cẳng trung gian https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang-trung-gian.html https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang-trung-gian.html#respond Sat, 24 Dec 2022 08:48:34 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=70044 Mô tả cây
  • Cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi có củ, thân trên mặt đất rất ngắn.
  • Lá mọc tập trung ở đỉnh thân, phiến lá hình dải, dài 15-55(70) cm, rộng 2-5(8)mm, có 7-9 gân, mép có răng cưa nhỏ, không cuống. Chùm lá bao bọc bởi bẻ nâu.
  • Cụm hoa dạng chùm, mọc ở nách lá, cao gần bằng lá. Lá bắc nhỏ, cuống hoa dài hơn lá bắc. Hoa nhỏ màu trắng hoặc màu tím nhạt. Bao hoa có 6 mảnh, dính với nhau ở gốc, xếp 2 vòng, không bằng nhau.
  • Nhị 6, chỉ nhị ngắn. Bầu trung, 3 ô, vòi nhụy hình dùi, đầu nhụy 3 thùy, ngắn.
  • Quả mọng, đường kính 6mm, khi chín có màu tía.
  • Mùa ra hoa: tháng 5-8.
  • Mùa ra quả: Tháng 8-10

Phân bố

Cao cẳng trung gian phân bố ở nơi đất ẩm, nhiu mùn, dưới tán rừng, rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa.

Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Nam, Lâm Đồng.

Bộ phận sử dụng

Rễ (củ)Radix Ophiopogonis Intermedii

Tính vị

Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn.

Công dụng

Rễ củ dùng trị phổi khô ho khan, thổ huyết lao huyết, phế ung, tiêu khát, đái rắt.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang-trung-gian.html/feed 0
Trám hồng https://tracuuduoclieu.vn/tram-hong.html https://tracuuduoclieu.vn/tram-hong.html#respond Wed, 09 Nov 2022 07:03:51 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=69448 Mô tả
  • Cây thân  gỗ cao tới 20m, nhánh non có lông sét.
  • Lá dài đến 60cm, lá chét 13-21, mọc đối, dài 8-15cm, rộng 2,5-5cm, thon, không cân, gân phụ nhiều, không lông cuống phụ 2mm.
  • Chuỳ hoa dài bằng hay ngắn hơn lá, đài hình chén có 3 răng; cánh hoa 3, nhị có chỉ nhị dính nhau đến 1/2.
  • Quả hạch dài 3,5cm, không lông,nhân nhọn 2 đầu, có 3 cạnh, dày, cứng.
  • Mùa ra hoa: tháng 6. Mùa quả : tháng 7-12.

Phân bố

Trám hồng phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Lào và Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây mọc trên đất mùn của rừng thứ sinh đang phục hồi ở Ninh Bình, Thanh Hoá.

Bộ phận sử dụng

Lá và vỏ.

Tính vị

Vị chua, ngọt, hơi chát.

Thành phần hóa học

Trong vỏ và thân của Trám hồng có: flavonoid, tanin, tinh dầu, đường khử.

Flavonoid là nhóm chất chính. Đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 12 hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy ở loài Trám hồng.

Dược lý

  • An toàn rộng theo đường uống.
  • Chống viêm;
  • Bảo vệ gan;
  • Chống oxy hóa in vivo;
  • Chống oxy hóa in vitro của các hợp chất tinh khiết;
  • Hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro của một số cao chiết và chất tinh khiết phân lập từ Trám hồng.

Công dụng

Quả trám dùng để giải khát, chữa ho, chữa viêm họng. Ngoài ra còn có tác dụng giải độc với các trường hợp ngộ độc cá

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tram-hong.html/feed 0
Thiên danh tinh https://tracuuduoclieu.vn/thien-danh-tinh.html https://tracuuduoclieu.vn/thien-danh-tinh.html#respond Wed, 19 Oct 2022 02:49:02 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=69265 Mô tả
  • Cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cao từ 0.5 – 1m mọc đứng đơn hoặc phân nhánh.
  • Lá thuôn nhọn, mắt lá có chấm tuyến, hình chóp nhọn ở cả hai mặt, thu hẹp ở gốc thành một cuống lá rộng, dài 10 – 15cm có lông ráp ở trên, có lông mềm nhiều hơn ở mặt dưới.
  • Cụm hoa đầu vàng, ở nách những lá phía trên, không cuống hoặc gần như không cuống, rộng 7-8mm.
  • Quả bế dài 2,5mm có rạch dọc theo chiều dài.
  • Mùa ra hoa: Tháng 6 – 10.

Phân bố

  • Thiên danh tinh phân bố ở các khu vực ven đường, bãi cỏ, bụi rậm, lề rừng, ven suối. Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên ,Nhật Bản và Bắc Việt Nam.
  • Ở Việt Nam, Thiên danh tinh phân bố phổ biến ở phía Bắc Việt Nam chủ yếu là vùng cao Lào Cai, Hà Tây và Lạng Sơn

Bộ phận sử dụng

Quả (Hạc sắt), toàn cây.

Thành phần hóa học

Cây có tinh dầu. Trong quả có chứa thành phần carabrone, carpesialactone, n-hexanoic acid.

Tính vị

Thiên danh tinh có vị đắng, cay, tính bình.

Công dụng 

  • Quả của Thiên danh tinh dùng để trị giun đũa, giun kim, sán dây, đau bụng giun, viêm mủ ra.
  • Cành, rễ, lá dùng làm thuốc trị các chứng viêm do xung huyết như viêm cuống họng, viêm mạng sườn, viêm phế quản. Có tác dụng trị đau họng khá tốt.
  • Ngoài ra cành và lá có thể trị được trùng độc cắn.
  • Theo kinh nghiệm của dân gian Trung Quốc lá non giã nhừ chữa bệnh thối gan bàn chân. Dùng cành lá giã đắp ngoài trị côn trùng độc cắn, đốt.

Đơn thuốc có Thiên danh tinh

  • Trị giun đũa, giun kim : Hạc sắc 10g, hạt Cau 10g, Sử quân tử 10g sắc nước uống.
  • Trị côn trùng độc cắn, đốt: Sử dụng cành lá thiên danh tinh giã nát đắp bên ngoài vùng bị bệnh.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thien-danh-tinh.html/feed 0
Muồng trinh nữ https://tracuuduoclieu.vn/muong-trinh-nu.html https://tracuuduoclieu.vn/muong-trinh-nu.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:28:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57044 Mô tả
  • Cây thảo hay cây bụi, cao 0,2 – 0,5m, có khi đến 1m, phân cành ngay từ gốc, gốc hóa gỗ.
  • Thân mọc thẳng, đôi khi phần gốc mọc bò rồi đứng thẳng. Cành mảnh có lông màu vàng.
  • Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 13 – 20 đôi lá chét nhỏ, mọc rất sít nhau, hai mặt nhẵn, lá kèm hình tam giác nhọn; cuống là có một tuyến ở gốc.
  • Hoa nhỏ mọc 1 – 2 cái ở kẽ lá, màu vàng, đài 5 răng bằng nhau; tràng 5 cánh mỏng; nhị 8 – 10, không đều, bao phấn có 4 mặt, mở bằng lỗ định; bầu có lông dày màu trắng.
  • Quả dài, mỏng, hình liềm hoặc hơi thẳng: hạt 10 – 14 có vách ngăn.
  • Mùa hoa: tháng 7 – 9; mùa quả: tháng 10 – 12.

Phân bố sinh thái

Chi Chamaecrista Moench ở Việt Nam hiện đã biết 4 loài, trong đó loài muồng trinh nữ trên có vùng phân bố rộng rãi gần như khắp nơi, từ vùng ven biển lên đến vùng núi, tới độ cao khoảng 2.000m (Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.II, 2003). Đây cũng là loài của vùng nhiệt đới Đông Nam Á, nên cây cũng có mặt ở tất cả các quốc gia trong vùng và còn lan sang cả Án Độ, Mianma và phía Nam Trung Quốc.

Muồng trinh nữ là cây có biên độ sinh thái rộng, ưa sáng, ưa ẩm và cũng hơi chịu được hạn. Muồng trinh nữ có thể sống tốt trên nhiều loại đất kể cả nơi đất kém dinh dưỡng ở rừng thưa rụng lá, hoặc rừng thông trồng, có pH thấp (rất chua). Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Tái sinh tự nhiên tốt từ hạt, hoặc mọc chồi khỏe từ phần gốc còn lại sau khi cắt.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hóa học

  • Lá và hạt chứa emodin và luteolin -7- glucosid. Rễ và hạt chứa physcion và acid emodic. [Ram P.Ras et al., 1999, Compendium of Indian medicinal plants, volume II (1970 – 1979), 147; Trung được từ hải I, 1993, 51].
  • Rễ chứa aloe-emodin là chất có tác dụng nhuận tràng, tẩy.
  • Lá có tanin.
  • Quả chứa tanin là chất có tác dụng ức chế lipase (CA, 126, 1997: 65.371m).

Tác dụng dược lý

Trong muồng trinh nữ có chứa enzym guaiacol peroxidase (GuPOX) có hoạt tính sinh học cao.

Tính vị công năng

Muồng trinh nữ vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu tích, lợi tiểu.

Ở Trung Quốc, sách “Nam Ninh thị dược vật chí” và “Trung được đại từ điển” đều ghi: vị ngọt, tính bình, có công năng thanh can, lợi thấp, giải độc, lợi niệu, tán ứ, hóa tích [TDTH, 1993, I; 511].

Công dụng

Toàn cây muồng trinh nữ được dùng chữa viêm thận, phù thũng, hoàng đản, ho có đờm rãi, táo bón thường xuyên, trẻ em cam tích, quáng gà. Ngày 30-60g, trẻ em 15-30g sắc uống.

Rễ và lá trị lỵ, ngày 10-20g sắc uống, hoặc dùng lá, sao lên, hãm như hãm trà, ngày 10g.

Dùng ngoài, lấy là tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ rắn cắn, lở Sơn, mụn nhọt; hoặc nấu nước tắm rửa trị mụn nhọt, viêm da mů.

Lá non và ngọn có thể được dùng nấu chín làm rau ăn. Quả chín luộc lên ăn được.

  • Ở Indonesia, nhân dân dùng rễ sắc uống để chữa co thắt dạ dày (gastrospasm) [Med. Herb index, 1995: 107].
  • Ở Ấn Độ, rễ cũng được dùng làm thuốc chữa đau bụng, chữa co thắt dạ dày [Chopra, 2001:54] và mê sảng .

Bài thuốc có muồng trinh nữ

1. Chữa hoàng đản:

Muồng trinh nữ toàn cây 60g, rau má mỡ (Hydrocotyle sihthorpioides Lam) toàn cây 30g; sắc nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

2. Chữa viêm thận, phù thũng:

Muồng trinh nữ, biển súc (Polygonam avictuare L.), mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/muong-trinh-nu.html/feed 0
Nắp ấm hoa đôi https://tracuuduoclieu.vn/nap-am-hoa-doi.html https://tracuuduoclieu.vn/nap-am-hoa-doi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:24:01 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57048 Mô tả
  • Cây leo, sống một năm, cao 0,5 – 2m. Thân mảnh, hình trụ, màu xanh lục nhạt.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục – thuôn, thường dài 10 – 25 cm, có cuống khá dài nửa ôm thân và có cánh, gốc thuôn, đầu kéo dài thành cuống mảnh mang một phần hình trụ phình lên như cái bình có nắp tròn, bên trong có nhiều tuyến tiết, hai mặt có những đốm tía, mép nguyên hoặc hơi khía răng, gân phụ 5 – 7 đôi có nhiều gân ngang song song, tua cuốn ngắn hoặc dài bằng lá.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm mảnh, dài 20 – 40 cm; cụm hoa đực có nhiều nhị xếp thành hai dãy; cụm hoa cái có bầu hình trứng hoặc elip, phủ lông trắng.
  • Quả nang dài 1,5 – 3 cm, màu nâu, khi chín nứt thành 4 mảnh; hạt mảnh và dài.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 12.

Phân bố, sinh thái

Họ nắp ấm (Nepenthaceae) ở Việt Nam chỉ có 1 chi Nepenthes L. với 4 loài. Loài nắp ấm hoa đôi trên mới thấy phân bố rải rác từ Quảng Trị trở vào (gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế (Nam Đông), Quảng Nam; Bình Định (Quy Nhơn, Phú Mỹ); Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh (Bình Chánh); Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo); Bạc Liêu; Cà Mau; Tây Ninh (VQG. Lò Gò – Xa Mát). Cây cũng phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philippin.

Nắp ấm hoa đôi là cây ưa sáng, cây thường mọc lẫn với các cây bụi nhỏ hoặc cỏ cao, ở nơi đất chua, hơi trũng, có thể ngập nước ít ngày vào mùa mưa.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Tác dụng dược lý

Cao toàn bộ cây nắp ấm hoa đôi có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng (Viart C. et al., 2004).

Tính vị, công năng

Nắp ấm hoa đôi có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.

Công dụng

Nắp ấm hoa đội được dùng chữa tiểu tiện ra cát sỏi, viêm gan vàng da, viêm loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, trẻ em ho gà. Ngày dùng 20 – 40g thuốc khô hay 40 – 80g thuốc tươi, sắc uống [Lê Trần Đức, 1997: 878].

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nap-am-hoa-doi.html/feed 0
Sư nhĩ https://tracuuduoclieu.vn/su-nhi.html https://tracuuduoclieu.vn/su-nhi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:12:05 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57280 Mô tả
  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 1 – 1,5 m. Thân mọc đứng, có 4 cạnh tù và mặt rãnh, nhẵn hoặc có ít lông nhất là ở phần non.
  • Lá mọc đối, hình trứng hay mũi mác rộng, dài 5 – 15 cm, rộng 4 – 10 cm gốc cụt hay hình nêm, đầu nhọn, mép khía răng to và sâu, hai mặt có lông tơ ngắn, mặt dưới có gân nổi rõ, cuống dài 3 – 5 cm.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành xim co, đường kính 5 – 6 cm; lá bắc hình dải dạng gai cứng và nhọn, dài 1 cm có lông; hoa nhiều, không cuống màu đỏ da cam; đài hoa dài 2 cm, rộng 0,4 cm, hình chuông có ống cong, có lông ở mặt ngoài phần dưới và lông mịn ở phần bên, mặt trong nhẵn, 8 răng dạng gai, những cái ở trên rộng hơn, những cái khác hình tam giác; tràng có ống dài 1 – 1,5 cm, nhẵn ở bên dưới và có lông mịn ở trên, cánh môi 2, mỗi bên dài 8 – 10 mm, khum, có lông rất mịn, môi dưới ngắn, xẻ 3 thuỳ, thuỷ giữa rộng hơn; nhị 4, chỉ nhị nhẵn, đính ở giữa ống tràng; bầu nhẫn có vòi nhụy ngắn.
  • Quả thuôn, dài 3 – 3,5 mm, rộng 1,5 mm, bằng ở đầu, có 3 cạnh.
  • Mùa hoa quả: tháng 7-11.

Phân bố, sinh thái

Chi Leonotis (Pers) R. Br. trên thế giới có khoảng 30 loài phân bố ở nhiệt đới châu Á, châu Phi, ở Việt Nam chi này chỉ có 1 loài với tên gọi là sư nhĩ hay ích mẫu nam kể trên. Cây chỉ thấy phân bố ở các tỉnh phía Nam, bao gồm Bình Định (Phú Mỹ), Phú Yên (Sơn Hoà); Đắk Lắk (ngoại ô TP. Ban Mê Thuột); Gia Lai (Kon Ch’Ro, Mang Yang); Ninh Thuận (Ninh Hải), Đồng Nai (Biên Hoà, Tân Phú); Khánh Hoà (Nha Trang); Bà Rịa – Vũng Tàu (Long Đất), Đồng Tháp (Hồng Ngự); Kiên Giang (Hà Tiên), còn có ở Ấn Độ, Campuchia, Indonesia.

Sư nhĩ là cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc nơi đất thấp thành từng đám ở ven đường đi, nương rẫy, ven rừng cao su (Ban Mê Thuột) và trên những bãi hoang quanh buôn làng.

Bộ phận dùng:

Lá, hoa, hạt, rễ phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

  • Lá chứa chất đắng, dầu béo 1%, một chất nhựa, acid resinic.
  • Hạt chứa glucose, fructose, tinh dầu 2% và một nhóm chất hoá học trong đó có inositol, phosphor, calci.
  • Theo tài liệu khác, ích mẫu nam chứa nepotaefolin (labdan diterpen), methoxy nepataefolin, nepataefolinol và leonotinin, 88, 17, 9, 13 – diepoxylabdan – 16, 15:19, 6β – dilacton, 4, 6, 7 – trimethoxy – 5 – methyl chromen – 2 – on.

Tác dụng dược lý

Tác dụng ức chế sự phát triển của nấm độc sinh aflatoxin:

Cao khô chiết từ hoa cây sư nhĩ đã được nghiên cứu tác dụng trên sự phát triển của chúng nấm Aspergillus flavus (NCBT 101) và Aspergillus parasiticus (NCBT 128) là các loại nấm độc sinh sản ra aflatoxin, một chất gây ung thư rất mạnh, được lấy từ môi trường thạch glucose Sabouraud.

Kết quả là cao với nồng độ 10 và 15 mg/ml ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm trên hạt lạc đối với nấm Aspergillus flavus, còn đối với nấm Aspergillus parasiticus thì cao hoa cây sư nhĩ ở nồng độ 15 mg/ml ức chế được 75% so với lô đối chứng (Abubacker MN và Ramanathan R, 2003).

Tác dụng trên cơ trơn và cơ tim:

Tác dụng của cao chiết nước và chiết bằng ethanol của thân cây sự nhĩ trên sự co bóp do chất chủ tác (agonist) và do kích điện đã được nghiên cứu trên tử cung có lập và tâm nhĩ cô lập chuột cống trắng, cũng như hồi tràng và khí quản chuột lang cô lập.

Tính vị, công năng

Lá có vị đắng và được coi là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt, giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun. Hạt có hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét (Võ Văn Chi, 1997).

Công dụng

Theo kinh nghiệm của một số lương y ở các tỉnh phía Nam, cành lá cây sự nhĩ được dùng thay thế cây ích mẫu.

Lá phơi khô sắc hoặc hãm (như hãm chè) uống có tác dụng chữa ho gà, hen, chữa đau đầu và hạ sốt. Lá sư nhĩ 10 – 20g sắc uống làm thuốc bổ đắng, để chữa sốt, sốt rét. Còn dùng trị hen, ho gà và nhức đầu. Rễ rửa sạch, giã nát đắp ngoài để trị sưng vú.

  • Ở Ấn Độ, hoa đầu được đốt lấy tro để chữa bỏng nước hoặc bỏng lửa. Tro được trộn với váng sữa bôi lên da chỗ bị viêm, ngứa hoặc chốc đầu trẻ con (Chopra et al., 2001). Nước sắc lá rất đắng để làm thuốc bổ đắng, để phục hồi sức khỏe sau khi khỏi bệnh; phối hợp nước sắc lá với rượu rum và nước vôi trong để chữa sốt, nhức đầu, sốt rét [Nadkarni Ak, 1999: 735]. Lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp để trị vết thương do có tính sát trùng. Hạt cũng có tác dụng chữa sốt rét. Rễ tươi rửa sạch, giã nát đắp lên vú khi vú bị sưng, bị tắc tia sữa [Kirtikar et al., 1998, III: 2023).

Ghi chú:

Ở Việt Nam, cây sự nhĩ nhiều nơi dùng thay cho cây ích mẫu và gọi là ích mẫu nam. không bị ảnh hưởng khi có thêm propranolol

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/su-nhi.html/feed 0
Thủy tiên https://tracuuduoclieu.vn/thuy-tien-2.html https://tracuuduoclieu.vn/thuy-tien-2.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:00:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57403 Mô tả
  • Cây thảo nhỏ, sống nhiều năm, có thân hình to phân nhiều nhánh, hình trứng tròn, đường kính 4 – 5 cm, màu trắng, bao bọc bởi những vảy dày.
  • Lá mọc thẳng từ thân rễ, hình dải hẹp, dài 30 – 40 cm, rộng 1,5 – 2 cm, đầu tù, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất mờ.
  • Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dài, được bao bọc bởi một mo mỏng trước khi hoa nở; hoa 4 – 8 cái, thơm, đường kính khoảng 2 – 3 cm, bao hoa màu trắng, có ống dài độ 2 cm mang các thuỷ hình trứng ngược, cong ra phía ngoài, trang phụ hình chén, màu vàng.
  • Quá hiếm gặp.
  • Mùa ra hoa: tháng 12 – 2.

Phân bố, sinh thái

Chi Narcissus L. trên thế giới có khoảng 60 loài, phân bố ở vùng ôn đới ấm bắc bán cầu nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải gồm Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam có 2 loài thủy tiên trong đó có loài thủy tiên trên.

Thuỷ tiên là loại cây thảo ưa ẩm và da vùng có khí hậu mát quanh năm.

Bộ phận dùng

Thân hành, hoa.

Thành phần hoá học

  • Hoa tươi chứa tinh dầu 0,2 – 0,45% với các thành phần chủ yếu là eugenol, benzaldehyd, alcol benzylic, rutin, narcissin, benzyl acetat.
  • Lá và thân hành chứa lycorin, tazettin và pancratin

Tác dụng dược lý

Hoạt tính trên hệ tim mạch của cao nước A và cao ethanol B của củ thuỷ tiên được nghiên cứu trên các tiêu bản in vivo và in vitro của chuột cống trắng có huyết bình thường và với sự có mặt hoặc không có mặt của các chất phong bế khác nhau. Các cao A và B này gây những đáp ứng hạ huyết áp tương tự phụ thuộc vào liều ở động vật gây mê. Các đáp ứng gây bởi phân đoạn B có thể được trung gian qua sự hoạt hoá của thụ thể adrenergic và cholinergic.

Trên tiêu bản tâm nhĩ cô lập, phân đoạn A làm tăng nhịp tâm nhĩ (làm tăng tần số đập, nhưng không làm tăng lực co cơ). Phân đoạn B, tuy nhiên làm giảm tần số đập tâm nhĩ, nhưng gây tăng lực co cơ (Chiu K. W. et al., 1992).

Tính vị, công năng

  • Tinh dầu thuỷ tiên có mùi mạnh đến mức gây nhức đầu.
  • Thân hành của cây có tác dụng gây nôn, tẩy, lợi tiểu và hấp thu. Thân hành có tác dụng độc [Đỗ Tất Lợi, 1999: 771 72; Deshaprabhu S.B. et al., 1966: 2 – 3].

Công dụng

Thân hành thuỷ tiên có tác dụng mạnh và độc. Khi dùng phải hết sức thận trọng, có thầy thuốc chuyên môn theo dõi. Kinh nghiệm dùng thân hành thuỷ tiên để gây nôn và làm thuốc long đờm, có khi dùng thân hành thuỷ tiên phối hợp với trẻ cây cà độc dược để trị hen suyễn, ho gà.

Còn dùng ngoài để chữa ung thư giã nát thân hình đắp lên các nơi sưng đau. Liều dùng hàng ngày: 1-3, thân hình khố dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thuy-tien-2.html/feed 0
Ếch đồng https://tracuuduoclieu.vn/ech-dong.html https://tracuuduoclieu.vn/ech-dong.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:37:36 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57502 Mô tả
  • Loài lưỡng cư sống được trên cạn và dưới nước. Thân dài 8 – 10 cm.
  • Đầu tròn dẹt, mắt to lồi có 2 mí, mõm tù, miệng rộng. Da trơn nhẵn, có nhiều nốt sần hay tuyến chất nhờn chạy dọc sống lưng.
  • Lưng màu xanh, xanh – vàng hoặc đen bẩn, lốm đốm những mảng sẫm nhạt.
  • Bụng trắng vàng.
  • Đôi chân sau (làm nhiệm vụ bật nhảy và đẩy nước khi bơi) mập và dài hơn đôi chân trước (dùng để giữ thăng bằng và làm bánh lái khi bơi). Bàn chân trước có 4 ngón, bàn chân sau 5 ngón, giữa các ngón có màng da.

Phân bố, sinh thái

Ếch đồng phân bố ở nhiều nước châu Á. Ở Việt Nam, ếch sống ở khắp các đồng ruộng từ đồng bằng đến vùng đồi núi trong cả nước, kể cả những ao đầm. Về mùa đông, ếch đồng ngừng hoạt động và ẩn mình trong các hang hốc (hiện tượng ngủ đông). Đến mùa hè, thời tiết ấm áp, nhất là những ngày mưa, ếch ra khỏi tổ đi kiếm thức ăn từ chập tối đến đêm khuya. Ban ngày, lại vào hang ẩn nấp. Thức ăn của ếch đồng gồm châu chấu, cào cào, chuồn chuồn, giun đất, dế mèn. Kẻ thù của ếch đồng là rắn, chim nước như cò, vạc…

Mùa sinh sản của ếch đồng vào tháng 3 -7, Đẻ trứng nội thành chùm ở trong hoặc gần nước.
Trứng nở thành nòng nọc có đuôi sống trong nước. Sau một thời gian biến thái, nòng nọc rụng đuổi trở thành ếch trưởng thành. Hoạt động bắt mồi của ếch rất tích cực và nhanh nhạy.

Ếch đồng là động vật có ích, thường diệt trừ các loài côn trùng gây hại cây trồng và các vật ký chủ trung gian truyền bệnh cho người và gia súc.

Bộ phận dùng

  • Cả con ếch đồng, tên thuốc trong y học cổ truyền là điền oa, điền kế hay trường cổ, (ếch xanh là thanh kế), lột da, bỏ nội tạng, dùng tươi, phơi hay sấy khô.
  • Nòng nọc của ếch đồng, tên thuốc là khoa đầu, để nguyên con.

Thành phần hoá học

Ếch đồng chứa 16,4 – 20% protein, 0,3 – 1,1% lipid, 18 – 22 mg% Ca, 147 – 159 mg% P, 1,1 – 1,3 mg% Fe, các vitamin: 0,04 – 0,14 mg% B1, 0,22 – 0,25 mg% B2, 2,1 mg% PP. Các thành phần trong chất béo là acid myristic, palmitic, oleic, stearic…

Thịt ếch đồng cung cấp 92 calo/100g (Viện Dinh dưỡng).

Tính vị, công năng, công dụng

Trong y học thực nghiệm, ếch đồng là động vật được dùng để nghiên cứu tác dụng sinh học của thuốc chữa bệnh.

Thịt ếch đồng (giống như thịt gà) có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, an thai, lợi tiểu, chữa cam tích ở trẻ em, suy dinh dưỡng, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở. Dạng dùng thông thường là chế biến thành món ăn – vị | thuốc hoặc sấy khô, tán bột, uống hàng ngày.

Công dụng

Chữa lao, thổ huyết, chảy máu cam, ra mồ hôi, ho suyễn:

Thịt ếch nấu chín nhừ, thêm hành và muối đủ đậm, ninh kỹ thêm, ăn trong ngày. Dùng nhiều ngày.
Theo kinh nghiệm gia truyền của Trung Quốc, ếch đồng được dùng phổ biến dưới dạng thức ăn vị thuốc trong những trường hợp sau:

Chữa đau thắt tim, phù tim:

Thịt ếch đồng (2 con), hẹ (3 – 5 cây gồm cả lá và rễ). Tất cả thái nhỏ, nấu chín với nửa bát nước. Ăn trong ngày.

Chữa ghẻ lở lâu ngày không khỏi:

Thịt ếch (2 con) chặt nhỏ, trộn đều với dầu lạc và muối ăn. Lấy gạo tẻ thổi cơm, khi nước cạn còn một nửa thì cho thịt ếch vào, nấu chín mà ăn.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ech-dong.html/feed 0
Vọt đồi https://tracuuduoclieu.vn/vot-doi.html https://tracuuduoclieu.vn/vot-doi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:36:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57492 Mô tả
  • Dương xỉ, cao 20 – 30 cm. Thân mọc bò, ngầm dưới đất, có nhiều lông màu nâu. Rễ chùm.
  • Lá to, rộng, chia làm 3 – 4 nhánh, mỗi nhánh mang những lá chét chẻ lông chim sâu, các nhánh bậc nhất lại chẻ nhiều lần, các nhánh chẻ cuối cùng có phiến dạng trái xoan – ngọn giáo, dài khoảng 25 cm, rộng 6 cm, chia lông chim sâu; các đoạn cuối cùng hình dải dài 2 cm, rộng 0,2 cm, có chóp tròn, mép nguyên cuộn lại, hai mặt nhẵn; gân ở các thuỳ có dạng lông chim và thường chẻ đôi từ gốc; lá kèm ngắn, chia thuỳ nhiều hay ít.
  • Ổ túi bào tử nằm ở gần chỗ giữa gân nhỏ, gồm 7 – 8 túi bào tử, không có áo túi, bào tử hình 4 mặt không đều, không màu, có cạnh dày màu nâu.
  • Mùa sinh sản: tháng 1 – 8.

Phân bố, sinh thái

Chi Dicranopteris ở Việt Nam có 2 loài có kích thước lớn đều được dùng làm thuốc là D.dichotoma (Thumb.) Bernh và D. linearis (Burm.f) Undrew. Trên thế giới, vọt đồi phân bố ở Trung Quốc, Lào… Ở Việt Nam, cây phân bố rộng khắp từ các tỉnh ở vùng trung du và miền núi đến độ cao khoảng 1.000m.

Vọt đồi là loại dương xỉ ưa sáng, thường mọc thành đám dày đặc trên các đồi cây bụi, thậm chí lấn át cả những cây bụi vốn có hoặc ở dưới rừng thông. Nơi có loài cây này mọc, đất thường nghèo dinh dưỡng và rất chua.

Bộ phận dùng:

Thân rễ, chồi lá.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc lá cây vọt đồi có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn.

Tính vị, công năng

Thân rễ và lá non cây vợt đồi có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoá ứ.

Công dụng

Thân rễ cây vọt đồi được dùng làm thuốc trị giun, lá cây để chữa hen. Liều dùng, ngày 9 – 15g sắc uống. Đọt non của cây vọt đồi có thể ăn được.

  • Theo tài liệu Ấn Độ thân rễ cây vọt đồi chữa giun sán; dịch chiết lá cây có tác dụng kháng khuẩn và được dùng chữa hen.
  • Ở Malaysia, lá cây vọt đồi rửa sạch, giã nát, làm thành miếng thuốc đắp, rang nóng, rồi đắp lên trán và thái dương cho người bệnh bị sốt; có thể sắc đặc rồi xoa. Cũng có thể hãm lá khô uống, nhưng không dùng liều cao và có độc.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/vot-doi.html/feed 0