Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Thóc lép nhiều quả https://tracuuduoclieu.vn/thoc-lep-nhieu-qua.html https://tracuuduoclieu.vn/thoc-lep-nhieu-qua.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:06:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57312 Mô tả
  • Cây thảo hoặc cây bụi, cao 0,3 – 0,9 m, có khi hơn, phân nhánh nhiều. Rễ có nhiều nốt sần.
  • Thân lông chim, mọc so le, 3 lá chét hình bầu dục, dài 2,5 – 6 cm, rộng 1,3 – 2,5 cm, gốc và đầu tròn, mặt trên nhẵn sẫm bóng, mặt dưới màu nâu nhạt hoặc xám trắng, có ít lông, lá chét giữa lớn hơn, lá kèm hình tam giác, dài khoảng 1 cm.
  • Cụm hoa mọc đứng hoặc hơi xiên ở ngọn thân thành chùm bông, cuống có lông mềm màu nâu; lá bắc hình mũi mác dạng trứng, hoa nhiều màu tím hoặc hồng, xếp từng đôi một; đài có 4 thùy dài bằng ống, nhị xốp 1 bó, bao phấn hình bầu dục, màu nâu, bầu nhẵn.
  • Quả mọc thẳng, 6 – 8 đốt, dài 12 – 25 cm, có lông mi.

Phân bố, sinh thái

Desmodium Desv. là một chi lớn trong họ Fabaceae, ở Việt Nam đã biết tới 29 loài và nhiều thứ khác nhau. Thóc lép nhiều quả trên phân bố rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp ở nước ta. Trên thế giới loài này cũng phân bố rộng từ Ấn Độ sang đến Trung Quốc (Nam Trung Quốc), xuống hết thảy các quốc gia ở vùng Đông – Nam Á và đến tận Australia.

Thóc lép nhiều quả thuộc dạng cây thảo hoặc bụi nhỏ, sống nhiều năm. Cây ưa sáng và có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, cũng như đất pha cát khô cằn ở vùng đồi thấp ven biển và rừng khô rụng lá.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần

Thóc lép nhiều quả chứa alcaloid, flavonoid.

Tính vị, công năng

Cây có vị đắng, ngọt, tính hàn, có tác dụng sinh cơ, khứ ứ.

Công dụng

Ở Trung Quốc nhân dân tỉnh Vân Nam dùng toàn cây thóc lép nhiều quả làm thuốc trị lỵ, đòn ngã tổn thương, vết thương do dao chém và ở tỉnh Quảng Tây dùng trị ngoại thương xuất huyết, (Võ Văn Chi, 1997: 1162 – 63).

  • Ở Đài Loan, nước sắc rễ cây được dùng trị bệnh còi xương cho trẻ em.
  • Ở Malaysia, nước sắc cây dùng uống là thuốc bổ và thuốc họ. Rễ nấu chín của cây được dùng ngoài làm thuốc đắp trị đau vú. Thóc lép nhiều quả còn được dùng trị mụn lở, đau tai, đau dạ dày và đau bụng.
  • Ở Campuchia, nhân dân dùng thân cây giã nát đắp bỏ trị gãy xương và rắn cắn.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân dùng rễ trị đầy hơi, làm thuốc bổ và lợi tiểu, dùng là để lợi sữa và dùng nước sắc toàn cây để trị đau dạ dày và đau bụng [Perry LM et al., 1980: 213; de Padua L.S et al., 1999: 242].
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thoc-lep-nhieu-qua.html/feed 0
Củ dền https://tracuuduoclieu.vn/cu-den.html https://tracuuduoclieu.vn/cu-den.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:52:13 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56046 Mô tả
  • Cây thảo nhỏ, sống 1 – 2 năm. Rễ phình thành củ nạc, hình cầu, màu đỏ thẫm. Thân ngắn, mọc đứng hoặc ngả, có cạnh, phân nhánh.
  • Lá mọc rất sít nhau và toả ra ở gần gốc, lá ở gốc to hơn là ở ngọn, phiến dày nhẵn, màu lục sáng hoặc đỏ tía, mép uốn lượn, gân nổi rõ; cuống lá có phiến men theo.
  • Cụm hoa mọc thành bông đứng, dài 10 – 16 cm, phân nhánh; hoa màu lục nhạt, tụ họp 1 – 2 cái ở mấu mỗi nhánh, bao hoa có 5 phiến hình màng, lúc đầu xòe ra sau uốn cong vào trong nhiều hay ít; nhị 5, chỉ nhị ngắn, nhọn, bao phấn hình bầu dục; bầu nửa hạ.

Phân bố sinh thái

Củ dền hay còn gọi là củ cải đường vốn có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, đã được nhập nội vào Việt Nam nhưng không rõ cụ thể từ bao giờ. Theo Võ Văn Chi, 1997 thì trước kia đã từng trồng thử ở Ninh Bình nhưng kết quả không khả quan, sau đó họ nhập một giống khác (Beta vulgaris L. var. rubra (L.) Moq.) trồng ở Đà Lạt – Lâm Đồng đã cho thu hoạch.

Củ dền là cây ưa sáng, ưa ẩm. Cây trồng ở Đà Lạt đã tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới vùng núi cao hoặc cận nhiệt đới. Cây trồng bằng hạt có thể ra hoa ngày cuối năm thứ nhất hoặc ở năm thứ hai. Cây sẽ cho thu hoạch củ sau.

Cách trồng

Củ dền là cây nhập nội, mới chỉ được trồng thử ở một vài nơi. Cây ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi cao.

Củ dền gieo trồng bằng hạt. Thời vụ gieo hạt vào vụ thu đông.

  • Đất trồng cần cày bừa kỹ để ai, vợ sạch cỏ, diệt trừ các loại mầm bệnh và trứng sâu có trong đất. Sau đó lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 90 – 120 cm để trồng 3 – 4 hàng.
  • Bón đầy đủ phân lót rồi bổ hố hay rạch hàng để gieo hạt.
  • Quá trình cây trưởng thành phải bón thúc 3 – 4 lần, làm cỏ, xới đất, vun đất, phòng trừ sâu bệnh,…

Bộ phận sử dụng

Củ, hạt và lá.

Thành phần hóa học

Trong củ chứa 12 – 20% đường (Stephan Nicolov, 2006). Để sản xuất đường người ta chỉ cần thái củ thành lát, đem ngâm với nước nóng, khi để nguội dịch chiết, đường đã kết tinh [The wealth of raw material in India, 1948).

Gần đây, trong một nghiên cứu để chứng minh nhóm hoạt chất có tác dụng hạ tiểu đường, Masayuki Yoshikawa et al. ở trường Đại học Dược Kyoto (M. Yoshikawa, 1996) đã phân lập, xác định cấu trúc và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của các saponin betavulgarosid I, II, III và IV.

Các tác giả Trung Quốc (Trung được đại từ điển, 1975) lại ghi nhận trong củ dền chứa các chất betain, cholin, vulgaxanthin, acid ferulic, cateol và men transglutaminase.

  • Ngoài ra, còn tìm thấy trong củ dền còn chứa các hormon sinh dục nữ, phytosterol, chất béo và các acid amin [Cây thuốc Đông Nam Á, 1980].

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống oxy hoá:

Củ dền được dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ làm thuốc chống đái tháo đường trong y học cổ truyền.

Hoạt tính chống oxy hoá và khả năng ức chế acetylcholinesterase của củ dền đã được nghiên cứu. Ngoài ra cũng xác định hàm lượng của prolin. Hoạt tính chống oxy hoá được đánh giá bằng các thử nghiệm chống oxy hoá khác nhau. Các kết quả được so sánh với các chất chống oxy hoá thiên nhiên và tổng hợp. Các kết quả cho va thầy, củ dền có thể cung cấp một nguồn thiên nhiên các hoạt tính chống oxy hoá và kháng acetylcholinesterase và là nguồn cung cấp prolin (Sacan O. et al. 2010).

Tác dụng bao vệ gan:

Các hợp chất vitexin 7 – O – beta – D – glucopyranosid và vitexin 2″ – O – beta – D – glucopranosid được phân lập từ phần trên mặt đất của củ dền có hoạt tính bảo vệ gan với các tỷ lệ 65,89% và 56, 19% tương ứng xấp xỉ với hoạt tính của silibinin (69,8%) được dùng làm đối chứng dương tính (Kim L. et al., 2004).

Cao ethanol rễ củ dền cho uống có hoạt tính bảo vệ gan đối với tác dụng độc hại gan gây bởi carbon tetraclorid ở chuột cống trắng. Tính độc hại gan và tác dụng dự phòng được đánh giá bằng các thông số trong huyết thanh là cholesterol, triglycerid, alanin amino transferase phosphatase kiem (Agarwal M et al., 2006).

Tác dụng chống ung thư:

Trong các nghiên cứu trước đã xác minh cao củ dền, có tên thương mại là betanin, là một thuốc hoá dự phòng ung thư mạnh trong cả thử nghiệm hoạt hoá sớm kháng nguyên Epstein barr in vitro và trong thử nghiệm gây ung thư da và ung thư phối chuột nhắt trắng hai giai đoạn in vivo.

Tác dụng ức chế in vitro của cao rễ củ dền trên sự cảm ứng sớm kháng nguyên của virus Epstein – Barr (EBy – EA) với việc dùng tế bào Raji cho thấy củ dền có hoạt tính cao hơn capsanthin. Thử nghiệm in vivo đánh giá hoạt tính chống thúc đẩy phát triển khối u ở da và phổi chuột nhắt trắng cho thấy tác dụng ức chế khối u có ý nghĩa (Kapadia G.J. et al., 1996).

Các tác dụng khác:

Tác dụng của cao cây củ dền được nghiên cứu trên nồng độ urea và creatinin huyết thanh và thận ở chuột cống trắng bình thường và chuột gây đái tháo đường bằng streptozotocin. Kết quả cho thấy các thay đổi thoái hoá ở mô thận chuột đái tháo đường, nhưng ở chuột được cho cao Beta vulgaris var. cica (là loại củ cải có lả ăn được như rau), hình thái mổ thận gần tương tự như ở chuột đối chứng. Nồng độ urea và creatinin tăng ở nhóm chuột đái tháo đường, nhưng cao Beta vulgaris var, cicla đã làm giảm có ý nghĩa nồng độ urea và creatinin huyết thanh (Yanardag R. et al., 2002).

Tính vị, công năng

Củ của cây củ dền vị ngọt, hơi đắng, tính hàn: có công năng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khi, bổ nội tạng, làm mát máu, thông huyết mạch, chống đau đầu, sườn hông căng tức, giải phong nhiệt độc, cầm máu, sinh tân.

Hạt củ dền vị đăng có công năng thanh nhiệt, lương huyết, làm ra mô hội.

Lá có công năng tiêu sưng viêm, lợi tiểu.

Công dụng

Củ dền là loại rau bổ dưỡng và tạo năng lượng, kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt, chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu. Còn có tác dụng tốt cho người thiếu ngủ, người bị bệnh thần kinh, lao, ung thư, cảm cúm.

Hàng ngày dùng một cốc dịch củ (200 – 300g củ tươi, nghiền nát rồi ép lấy nước) uống trong một tháng có tác dụng bổ dưỡng.

Để chữa bệnh ôn nhiệt sốt cao, giã khoảng 200g củ dền tươi, vắt lấy nước cốt uống để giải giải khát, sốt. Cũng dùng như trên khi bị kiết lỵ, đại tiện ra máu. Để giải nhiệt mùa hè, dùng 100g củ hoặc cây củ dề luộc rồi ăn.

Nhân dân vẫn dùng củ dền như các loại rau củ để nấu ăn.

Chú ý:

  • Củ dền có tỉ lệ đường cao, cẩn thận trọng với người bị đái tháo đường
  • Người thao tác với gỗ (thợ mộc) dùng củ dề dễ bị đau bụng, ỉa chảy
  • Không dùng củ dền cho phụ nữ có thai.

Xem thêm: [Video] Những công dụng của Củ dền có thể bạn chưa biết

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cu-den.html/feed 0
Cỏ đuôi chồn https://tracuuduoclieu.vn/co-duoi-chon.html https://tracuuduoclieu.vn/co-duoi-chon.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:50:54 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56008 Mô tả
  • Cây thảo cứng, cao 20 – 50 cm, phân cành từ gốc. Thân và cành mềm, hình trụ, khi non màu lục và có lông nhung, sau nhẫn và màu đỏ nhạt.
  • Lá kép mọc so le, 1 – 3 lá chét, cuống chung dài 1,5 – 3 cm, có lông mềm; lá chét hình trái xoan hay bầu dục, dài 2,5 – 5 cm, rộng 1,5 – 3 cm, gốc tròn hoặc gần hình tim, đầu tủ hoặc hơi khuyết, hai mặt màu lục nhạt và có lông nhất là ở mặt dưới; lá kèm hình tam giác nhọn, dài 4 – 5 mm.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm trụ hoặc hình trứng, dài 3 – 5 cm; lá bắc hình mác nhọn. dài làm cho chùm hoa có nhiều lông như tóc: hoa có rất nhiều lông, mọc cong xuống, dài hình chuông, rất nhiều lông, răng không đều, tràng có cánh cờ hình bầu dục, cánh bên không cuống, cảnh thìa có móng dài; nhị 1 bó; bầu 2 ô.
  • Quả đậu, nhẵn, chứa hai hạt có vân mạng.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 10.

Phân bố sinh thái

Chi Uraria Desv. trên thế giới có khoảng vài chục loài, ở Việt Nam có 12 loài. Cỏ đuôi chồn phân bố rải rác hầu như khắp các tỉnh trong cả nước, từ vùng núi thấp xuống vùng trung du, đồng bằng và ra các đảo lớn. Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Australia.

Cây ưa sáng, có biên độ sinh thái khá rộng. nên có thể thấy mọc rải rác ở các đồi cây bụi thấp, ven rừng, trảng cỏ, nương rẫy cũ, rừng thưa rụng

Bộ phận sử dụng

Thân cây.

Tác dụng dược lý

Nghiên cứu một số tác dụng sinh học:

Cao cỏ đuôi chồn không gây độc trên ấu trùng tôm biển (thử nghiệm BSLA), không có ảnh hưởng trên sự phát triển bộ rễ của lúa mì (W RG) và sự nảy mầm của hạt rau diếp (LSG). Tuy nhiên, cao cỏ đuôi chồn lại ức chế hoàn toàn sự phát triển của virus Reo (Jabbar et al., 2004).

Độc tính cấp:

Toàn cây có đuôi chồn thu hái vào tháng 1, rửa sạch, phơi sấy khô, nghiền thành bột thô rồi chiết bằng ethanol 50%. Lọc. Dịch lọc có cách thuỷ, sau đó cô áp suất giảm đến thể chất cao khô. Nghiên cứu độc tính cấp tiêm phúc mạc cho chuột nhặt trăng. Kết quả đã xác định được LD50 = 125 mg kg (Bhakuni et al., 1969).

Tính vị, công năng

Cỏ đuôi chồn vị ngọt, nhạt, tính bình, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, tiêu thũng [TDTH, 1997, III: 477].

Công dụng

Lá và rễ cây cỏ đuôi chồn được nhân dân ta dùng để chữa kiết lỵ và trừ giun. Liều dùng 30 – 100g (không hạn chế liều vị ít độc) sắc lấy nước uống trong ngày. Nếu là lá thường dùng 15 – 30g.

Để tiêu sưng, lấy cành lá sắc uống, kết hợp dùng lá tươi giã nát, đắp ngoài.

Ở Ấn Độ, cây này là một thành phần trong phương thuốc Dashamula Kadha (hoặc Dashamularishta) rất hay được dùng với tác dụng bổ, hồi phục sức khỏe, chống viêm xuất tiết, nhưng có thể dùng riêng cỏ đuôi chồn.
Nhân dân Ấn Độ còn dùng toàn cây cỏ đuôi chồn để chữa sốt, sốt rét, cảm giác nóng bừng, khát, mê sảng, rối loạn thị giác, nhuận tràng, bệnh lỵ, thấp khớp, kích dục (aphrodisiac) [Kirtikar et al., 1998, I: 750 – 751].

  • Ở Malaysia, nước sắc của lá, rể được dùng chữa kiết lỵ.
  • Ở Indonesia toàn cây cỏ đuôi chồn được dùng có tác dụng bổ, chống viêm xuất tiết và để gây sẩy thai.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/co-duoi-chon.html/feed 0
Chôm chôm https://tracuuduoclieu.vn/chom-chom.html https://tracuuduoclieu.vn/chom-chom.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:48:44 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55982 Mô tả
  • Cây to, cao 15m, có thể đến 20m hay hơn (ở trạng thái tự nhiên) hoặc 5 – 8m (ở cây trồng). Cành có lông khi non, sau nhẵn.
  • Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, 1 – 4 đôi lá chét, thường là 2 – 3; lá chét mọc so le hoặc gần đối, có cuống ngắn, phiến cứng và dai, hình trứng ngược hoặc bầu dục – thuôn, dài 5 – 28 cm, rộng 2 – 10 cm, gốc tròn, đầu nhọn tù, mặt trên nhẵn hoặc có lông trên gân chính, mặt dưới có lông rải rác, gân nổi rõ.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành chùm có cuống dài, đôi khi dài hơn lá; đài hình đấu, 4 – 6 răng hơi nhọn; tràng 0; nhị 5 – 8, chỉ nhị có lông, đĩa dẹt phân thùy; bầu 2 ô có lông.
  • Quả hình bầu dục, dài 5 -7 cm, rộng 4 – 5 cm, có gai mềm, dài và cong, thường kèm theo phân quả lép, khi chín màu đỏ hay vàng cam; hạt có độ hạt dính và vỏ cứng,
  • Mùa hoa: tháng 3 – 4; mùa quả: tháng 5 -7.

Phân bố, sinh thái

Chi Nephelium L. trên thế giới có 22 loài, trung tâm phân bố của chúng ở bán đảo Malaysia, với 13 loài (trong đó có 3 loài là đặc hữu): đảo Borneo có 16 loài (8 loài đặc hữu), Mianma 5 loài, bán đảo Đông Dương (bao gồm cả Thái Lan) có 5 loài, trong đó ở Việt Nam có 4 loài.

Cây ưa khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình năm 23 – 25°C. Loại cây trồng không chịu được mùa đông lạnh kéo dài, vì thế cây chi trồng được ở các tỉnh phía Nam. Nhìn rộng ra cả vùng Đông Nam Á, chôm chôm trồng cũng chỉ phát triển trong giới hạn 17° vĩ tuyến Bắc và Nam (trên và dưới đường xích đạo).

Thành phần hoá học

  • Áo hạt chứa protein 0,46, đường khử 2 9, sucrose 5,8, chất xơ 0,24, chất vô cơ, Ca 10,6, P 12 9, và vitamin C 30mg/100g.
  • Vỏ quả chứa tanin và saponin độc.
  • Nhân chứa acid béo gồm acid palmitic 2,0, stearic 13,8, arachidic 34,7, oleic 45,3, cicosensic 4,2% [Sastri et al. The wealth of India, VII, 1966,13]
  • Hạt chứa 35 – 40% chất dầu độc gồm arachidin, olein, stearin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng virus Herpes simlex: Cao vỏ chôm chôm làm chậm sự phát triển của các vết lở loét trên da chuột.

Tính vị, công năng

Áo hạt quả chín của cây chôm chôm vị ngọt, chua dễ chịu, tính ấm, có công năng giải nhiệt, bổ dưỡng.

Quả xanh làm se, thanh nhiệt, vỏ cây, vỏ quả làm se, hạt đắng gây say không ăn được. Sách “Lục xuyên bản thảo” ghi: vỏ quả có công năng tiêu viêm, sát trùng, trị viêm xoang miệng, bệnh lỵ, nước sắc rửa trị mụn nhọt, lở loét ngoài da.

Công dụng

Áo hạt chôm chôm ăn được nhưng kém áo hạt quả vải do dính vào hạt, vị chua ngọt, thơm dễ chịu để giải nhiệt, bổ dưỡng.

Hạt đắng và gây say, chứa 35 – 48% chất béo đặc gần như bơ ca cao, gồm chủ yếu là arachidin và olein, có thể dùng để chế xà phòng hay nến thắp sáng.

Quả xanh và vỏ quả được dùng chữa là chảy, kiết lỵ, sốt. Cũng được dùng trị sốt rét, tẩy giun. Liều dùng 20 – 40g sắc uống trong ngày. Trong vỏ quả có tanin và một saponin độc.

  • Ở Malaysia, vỏ cây được dùng chữa bệnh về lưỡi, rễ, vỏ cây, vỏ quả, lá sắc uống để chữa sốt rét [Perry et al., 1980: 374).
  • Ở Ấn Độ, ảo quả chôm chôm chín được dùng để giải nhiệt và chữa sốt [Nadkarni, 1999: 846].
  • Ở Trung Quốc, còn dùng quà xanh sắc uống để bổ vị và trừ giun [Chopra et al., 2001: 175]. Dùng ngoài, lấy vỏ quả, vỏ thân, quả xanh hoặc rễ sắc lấy nước đặc rửa lên các chỗ lở loét, mụn nhọt ngoài da.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chom-chom.html/feed 0
Bòi ngòi tai https://tracuuduoclieu.vn/boi-ngoi-tai.html https://tracuuduoclieu.vn/boi-ngoi-tai.html#respond Fri, 25 Jun 2021 13:38:19 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55845 Mô tả
  • Cây thảo khỏe, mọc sum suê, sống hằng năm, hóa gỗ ở gốc. Cành non có bốn cạnh nhẵn hoặc có lông nháp, màu lục nhạt, cành già hình trụ, màu xám nhạt.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 3 – 8 cm, rộng 1 – 2,5 cm, gốc tròn hoặc hơi thuôn, đầu có mũi nhọn, mặt trên nhăn hoặc nháp, mặt dưới hơi có lông và có gân nổi rõ, cuống lá dài 2 -7 cm, lá kèm xẻ thùy, có lông.
  • Hoa mọc tụ tập ở kẽ lá thành hình cầu, dài 4 – 6 cm; hoa màu trắng, đài có 4 răng hình giáo, có lông, ống đài dài 0,75 mm, có ít lông; tràng 4 cánh tròn, ống tràng dài 1,5 mm, có lông ở họng: nhị 4, đính ở họng tràng, bao phấn đính lưng, bầu 2 ô, nhiều noãn,
  • Quả khô, hình cầu, đường kính 1,25 – 1,5 mm, có đài tồn tại, nhẵn, hạt 6 – 8, có cạnh.
  • Mùa hoa quả: tháng 7 – 10.

Phân bố, sinh thái

Bòi ngòi là tên gọi chung của một số loài thuộc chi Hedyotis, trong đó có loài trên.

Bòi ngòi tai là loại cây thảo phân bố tự nhiên rải rác khắp các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du. Cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc thành khóm hay từng đám nhỏ lẫn với những cây bụi nhỏ khác ở ven đồi, trên nương rẫy. Bòi ngòi tai được coi là loại cỏ dại ảnh hưởng đến cây trồng nên thường bị loại bỏ.

Bòi ngòi tai ra hoa quả nhiều hàng năm; khả năng mọc cây con từ hạt tốt. Ngoài ra, sau khi bị cắt, các phần còn lại của cây vẫn khả năng tái sinh cây chồi.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Cây bòi ngòi tai chứa 2 alcaloid hedyotin, auricularin.

Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,29%. Các thành phần khác là alizarin acid oxalic, đường khử, chất màu, tanin, albumin [The Wealth of India V, 1959], [Võ Văn Chi, 1997, Trung dược từ hải III, 1997].

Tác dụng dược lý

Cao chiết toàn phần cây bòi ngòi tai có tác dụng ức chế co thắt hồi tràng cô lập của chuột lang gây ra bởi acetylcholin và histamin

Tính vị, công năng

Bòi ngòi tai có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng

Bòi ngòi tai được dùng chữa cảm sốt, viêm họng, ho, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ. Liều dùng: 16 – 30g cây khô bỏ rễ, sắc nước uống. Dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp hoặc nấu nước ngâm rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, sưng đau vú, viêm mủ da, eczema.

  • Ở Malaysia, lá bòi ngòi tai luộc chín được xát lên các chỗ đau ở cơ thể hoặc đắp lên da nứt nẻ.
  • Ở Ấn Độ, nước sắc lá, cao lá, hoặc lá tươi nghiên nát được dùng thống trị bệnh đường ruột. Thuốc nhão từ lá có tác dụng làm dịu da, đắp chữa áp xe và vết thương.

Bài thuốc có bòi ngòi

Chữa sưng vú:

Bòi ngòi tai tươi 60g, giã nát, thêm rượu, chiết lấy dịch uống trong ngày, còn bã dùng đắp ngoài uống liên tục trong 4 ngày.

Chữa rết cắn:

Bòi ngòi tai 30g, đậu xanh 60g, sắc uống trong ngày.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/boi-ngoi-tai.html/feed 0
Đa lá tròn https://tracuuduoclieu.vn/da-la-tron.html https://tracuuduoclieu.vn/da-la-tron.html#respond Fri, 25 Jun 2021 13:30:02 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56309 Mô tả
  • Cây to, cao 15 – 20m, có khi hơn, luôn xanh và có khi rụng lá. Cành nằm ngang, lúc non có lông, cành già mang rễ khí sinh, lúc đầu lủng lẳng, sau đâm thẳng xuống đất, vỏ nhẵn màu xám.
  • Lá mọc so le, có cuống dài, hình bầu dục hoặc hình trứng rộng, dài 10 – 30 cm, rộng 7 – 20 cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu tù, mép nguyên, gân gốc 3 – 5, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt; lá kẽm dài 1,5 – 2,5 cm. Búp và lá non màu hồng đỏ.
  • Hoa đực nhiều, có cuống ngắn, 2 – 3 lá đài và 1 nhị; hoa cái không cuống, 3 – 4 lá đài.
  • Quả 1 – 2, không cuống, mọc ở kẽ lá, hình cầu, hơi dẹt, đường kính 1- 1,5 cm, 2 – 2,5 cm; có lông tơ, khi chín màu vàng cam đến đỏ hoặc đỏ hồng.

Phân bố, sinh thái

Đa lá tròn có thể có nguồn gốc xa xưa từ Ấn Độ. Vùng phân bố hiện tại của cây từ Ấn Độ sang phía Tây Nam Trung Quốc, xuống Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka, Malaysia, Indonesia và Australia.

Ở Việt Nam, đa lá tròn được trồng rải rác khắp các tỉnh và thành phố. Cây thường được trồng ở đình, chùa, công viên, vườn hoa và đôi khi ở dọc đường đi. Cây trồng bằng cành, nơi có đầy đủ ánh sáng và quang đãng. Cây trồng gần như không cần chăm sóc và dù có bị khô hạn dài ngày cũng vẫn tồn tại được.
Đa lá tròn ra hoa quả nhiều hàng năm, Quả chín là nguồn thức ăn của chim và nhiều loài động vật khác. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Thành phần hoá học

Gỗ đa lá tròn có taraxasterol Tiglat [Phytochemistry 1970, 9, 2583]; vỏ cành có các hợp chất methyl ether của leucoanthocyanin – delphinidin – 3 – 0 – α – L.

  • Các chất 20 tetratriaconten 2 – on, pentatriaconten – 5 – on và heptatriaconten – 10 – on cũng tìm thấy trong vỏ cành.
  • Các chất polysaccharid khi thuỷ phân cho xylose, arabinose và một lượng nhỏ glucose và galactose được tìm thấy trong quả [CA, 1993.118, 165217u], ngoài ra còn β – sitosterol- α – D glucosid, mesoinositol [CA, 179,91, 200267n].

Tác dụng dược lý

  • Đã quan sát thấy tác dụng hạ đường huyết của cao chiết với ethanol của vỏ cây đa lá tròn trên thỏ bình thường và thỏ gây đái tháo đường.
  • Cao chiết quả đa lá tròn có tác dụng kháng khuẩn và có hoạt tính chống khối u.
  • Cao chiết nước quả khô đa lá tròn còn thể hiện hoạt tính kháng HIV.
  • Cao quả đa lá tròn thể hiện có độc tính trong thử nghiệm trên tôm nước mặn.

Tính vị, công năng

Vỏ có tác dụng bổ, làm săn, làm mát và lợi tiểu. Hạt hoặc quả làm mát và bổ, chồi non và nhựa mủ làm săn.

Công dụng

Ở các nước Đông Nam Á, lá được dùng trị lỵ và tiêu chảy, dùng đắp trị áp xe để thúc đẩy sự làm mủ và tháo mủ.

Nước sắc lá cùng với gạo rang được dùng làm thuốc ra mồ hôi.

Nước hãm vỏ là thuốc chống đái tháo đường, nước sắc vỏ được dùng để có tác dụng bổ và lợi tiểu, và làm thuốc làm săn trong bệnh khí hư.

Nước sắc các sợi của rễ dùng trị bệnh lậu, còn các ngọn mềm của rễ phụ trên mặt đất được dùng trị chứng nôn.

Nhựa mủ dùng trị đau và sốt, thấp khớp, đau lưng, đau răng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/da-la-tron.html/feed 0
Ván đậu https://tracuuduoclieu.vn/van-dau.html https://tracuuduoclieu.vn/van-dau.html#respond Sat, 15 May 2021 03:55:42 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55266 Ván đậu 1

Hình ảnh: cây Ván đậu

Mô tả cây

Cây Ván đậu hay còn gọi là cây Ba chẽ

  • Cây nhỏ sống lâu năm, thân nhỏ, có nhiều cành. Thường cao 0,5-0,6m nhưng cũng có thể cao tới 1,5m.
  • Lá gồm 3 lá chét hình bầu dục với lá kèm nhỏ. Đường gân mặt trên lõm. Mặt dưới lồi, mặt dưới lá phủ một lớp lông tơ trắng trông hơi lấp lánh đặc biệt các lá non ở ngọn có phủ lớp lông tơ nhiều hơn.
  • Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá.
  • Quả dáp, hạt hình thận. mùa hoa quả: hè và thu

Phân bố, thu hái và chế biến

Ba chẽ là một cây mọc hoang ở nhiều nơi nhất là đồi núi ít cây vùng trung du. Nhân dân địa phương cắt cây về làm phân xanh hoặc làm củi đun. Có thể trồng bằng hạt hay bằng dâm cành. Ở đồng bằng hay vùng trung du cây đều mọc tốt.

Bộ phận dùng là lá, hái lá về phơi hay sấy khô. Có thể sao cho hơi vàng và cho thơm dùng.

Thành phần hoá học

Lá Ba chẽ chứa tanin, flavonoid, acid hữu cơ và alcaloid.

Tác dụng dược lý

Nhân dân nhiều vùng trung du đã biết sử dụng lá cây này chữa kiết lỵ.

  • Cách dùng như sau: hái lá về phơi khô hay sao vàng.
  • Mỗi ngày dùng từ 30-50g thêm nước vào, đun sôi kỹ (15 – 30 phút).
  • Chia hai ba lần uống trong ngày.
  • Uống liên tục từ 3-5 ngày tuỳ theo bệnh nặng nhẹ.

Còn dùng chữa rắn cắn: lá ba chẽ tươi giã nát hay nhai nát, nuốt nước, bã còn lại đắp lên nơi rắn cắn.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/van-dau.html/feed 0
Đơn mặt trời (Đơn lá đỏ) https://tracuuduoclieu.vn/don-mat-troi.html https://tracuuduoclieu.vn/don-mat-troi.html#respond Thu, 03 Dec 2020 04:09:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=48594 Đơn mặt trời (Đơn lá đỏ) 1

Hình ảnh cây Đơn mặt trời

1. Mô tả

  • Cây nhỏ, cao chừng 1m. Cành vươn dài, màu đỏ tía.
  • Lá mọc đối, thuôn-trái xoan, gốc và đầu nhọn, dài 6-12 cm, rộng 1,2-4 cm, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới màu đỏ tía, mép khía răng; cuống lá dài 0,5-1 cm; lá kèm hình mác nhọn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành gồm nhiều hoa đơn tính, cùng gốc hoặc khác gốc; hoa đực nhỏ dài, có 3 lá đài hình mác nhọn, 3 nhị; hoa cái to hơn, có 3 lá đài hình trái xoan nhọn, hơi khía răng ở mép, bầu hình trứng.
  • Quả nang, có cạnh, đường kính khoảng 1 cm, khi chín nứt thành 3 mảnh vỏ; hạt hình cầu, màu nâu nhạt
  • Mùa hoa quả: tháng 4-6

Phân biệt cây Đơn mặt trời và cây Đơn đỏ

Cây Đơn đỏ có tên khoa học là Ixora coccinea L. thuộc họ Cà phê. Cây này được dùng để là thuốc lợi tiểu, cảm sốt, đau nhức người

Đơn mặt trời (Đơn lá đỏ) 2

 

Hình ảnh cây Đơn đỏ

2. Phân bố, sinh thái

Đơn mặt trời là cây ưa sáng, ưa ẩm, thường được trồng ở vườn gia đình hay trong các vườn thuốc của các cơ sở y tế để làm cảnh và làm thuốc.

3. Bộ phận sử dụng

Lá và rễ thu hái quanh năm, phơi khô

4. Thành phần hóa học

Lá đơn mặt trời chứa flavonoid 1,5%, saponin, coumarin, anthranoid, tannin, đường khử.

5. Tính vị, công năng

Đơn mặt trời có vị cay, hơi đắng, tiêu độc có tác dụng khư phong, thanh nhiệt, thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống

6. Công dụng

  • Đơn mặt trời thường được dùng trong phạm vi nhân dan dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, lỵ, đái ra máu. Ngày 10-20g sắc uống
  • Ở Trung Quốc, đơn mặt trời dùng để chữa sởi, quai bị, viêm amidan, đau thắt ngực, đau thân, đau cơ.

Bài thuốc có đơn mặt trời

1. Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Lá đơn mặt trời sao vàng, 40g. Sắc với 600ml nước còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa tiêu chảy lâu ngày: Lá đơn mặt trời 15g, gừng nướng 1 miếng. Sắc với 600ml nước còn 200ml. Chia 2-3 lần uống trong ngày ( kinh nghiệm của nhân dân ở Huế)

3. Đại tiện ra máu, kiết lỵ: Lá đơn mặt trời 1 năm. Sắc đặc uống

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/don-mat-troi.html/feed 0
Tam lăng https://tracuuduoclieu.vn/tam-lang.html https://tracuuduoclieu.vn/tam-lang.html#respond Tue, 09 Apr 2019 08:15:18 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=31142

Mô tả

  • Cây thảo lớn, sống lâu năm, cao khoảng 1m lá mọc từ gốc tạo thành một thân giả do các bẹ lá to áp sát nhau, hình dải – mũi mác, dài 40 – 60 cm, rộng 7 – 10 cm, gốc và đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu xanh lục nhạt, gân nhiều song song, cuống lá dài 30 – 40 cm.
  • Cụm hoa mọc từ giữa túm lá trên một cán dài khoảng 20 cm, có lông mịn như len, thành đầu hình chùm dài 6 – 7 cm cong lại, bao bọc bởi nhiều lá bạc hình dài có lông râm, hoa nhiều màu vàng, đài có 3 răng thuôn nhọn, có lông ở mặt lưng, tràng có cánh giống lá dài nhưng nhỏ hơn, nhị 6 bằng nhau, xếp thành hai dãy, không có chỉ nhị; bầu hạ có lông dày đặc.
  • Quả hình bầu dục, có cuống và lông, hạt nhiều.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Phân bố, sinh thái

  • Tam lăng là tên gọi chung của một số loài cùng chi Curculigo Gaertn. (trừ sâm cau), bởi chúng có hình dáng bên ngoài gần giống nhau.
  • Tam lăng phân bố ở các tỉnh phía nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam) và ở hầu hết các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, đôi khi cả ở Tây Nguyên. Đó là loại cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc thành khóm lớn dọc theo bờ suối, dưới tán rừng kín thường xanh với độ cao phân bố 400 – 1300 m. Cây ra hoa quả hàng năm, khi chín quả tự mở, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Bộ phận dùng

Thân rễ

Tính vị, công năng

Thân rễ tam lăng có tính ấm, có tác dụng phá tán, ứ trệ, thông kinh.

Công dụng

Thân rễ tam lăng phối hợp với các vị thuốc khác chữa bụng đầy trướng, kiết lỵ, thủy thũng. Ngoài ra còn được dùng thay thế sâm cau. Ngày 20 – 30g sắc uống.

Bài thuốc có tam lăng

Chữa bụng đầy trướng, thực tích, khí uất, ngực sườn đau tức:

  • Rễ tam lăng (nướng) 12g, bồng nga truật (nướng) 12g, rễ rẻ quạt (tẩm rượu) 12g, hạt gấc bỏ vỏ (sao với rượu) 12g, hương phụ 16g, bình lang 16g, mộc thông 16g.
  • Tất cả tán nhỏ thành bột, mỗi lần 4g, hãm với nước sôi, uống vào lúc đói (Nam được thần hiệu).

Chữa kiết lỵ:

  • Tam lăng (sao) 80g, trần bì (sao đen) 80g, nga truật (sao) 80g, hắc sửu phơi khô sao vàng 30 phút, riềng (sao đen) 30g, bách thảo sương (rang) 40g, nhục đậu khấu 20g, liên kiều (để sống) 12g, sa nhân 12g, binh lang 30g.
  • Tất cả tán bột, luyện với đường làm thành bánh (20g đường, 80% bột thuốc). Người lớn: mỗi ngày 32g, trẻ em tùy tuổi 4 – 8g. Nếu ra nước mũi, dùng nước sắc gừng làm thang. Trường hợp ra máu lại dùng nước sắc cam thảo (Hải Thượng Lãn Ông)

Chữa thủy thũng: Rễ tam lăng 20g, nga truật 20g, miết giáp (mai con ba ba) 20g, nguyên hoa 12g, thường sơn 8g, thảo quả 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc uống 2 lần trong ngày.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tam-lang.html/feed 0
Trám trắng https://tracuuduoclieu.vn/tram-trang.html https://tracuuduoclieu.vn/tram-trang.html#respond Tue, 09 Apr 2019 08:01:32 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=31147 Mô tả
  • Cây to, cao 20 m hoặc hơn. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm.
  • Lá kép lông chim, mọc so le, dài 35-40 cm, gồm 7 – 11 lá chét, mặt trên màu xanh nhạt bóng, mặt dưới có lông ánh bạc; những lá gần gốc có đầu ngắn, những lá ờ giữa dài hơn, có đầu thuôn dài, lá tận cùng hình bầu dục, gân lá hơi rõ; lá kèm có lông mềm, màu nâu bạc.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùm kép, dài 8 – 10cm; lá bắc hình vảy; hoa mọc thưa, thường tụ họp 2 – 3 cái ở một mấu; đài có lông, 3 răng; tràng hình bầu dục, có 3 cánh hơi dài hơn lá đài, phủ lông ngắn ở mặt ngoài; nhị 6, chỉ nhị ngắn; bầu hình trứng, có lông màu nâu.
  • Quả hạch, hình trứng, nhọn ở đầu, khi chín màu vàng nhạt; hạt cứng nhẵn có vỏ dày.
  • Mùa ra hoa: tháng 5-6. Mùa qủa: tháng 8 – 9.

Phân bố, sinh thái

Canarium L. là một chi lớn về số loài của chi có những ý kiến khác xa nhau : Theo E. C. Fernandez, 2000, có khoảng 80 loài (PROSEA, Nol8 – Plants producing exudates, p. 55 – 60); tài liệu khác ghi 150 loài (The wealth of India, Vol.II, 1950, 52 – 55). Ở Việt Nam có 8 loài, trong đó trám trắng có thể coi là loài đặc hữu khu vực; vì cây chỉ phân bố chủ yếu ở miền Bắc, từ Quảng Bình trở ra, một phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc (Quảng Tây – Vân Nam) và Bắc Lào. Trám trắng có ở các tỉnh Quảng Bình, Hoà Bình, Hà Tây (Ba Vì), Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Cạn…

Trám trắng thuộc loài cây gỗ to, thường mọc rải rác ở rừng kín thường xanh còn nguyên sinh hay thứ sinh, độ cao dưới 500m. Cây mọc tự nhiên từ hạt sau 8-10 năm bắt đầu có hoa quả; cây trồng có thể sớm hơn. Trám có thể sống được trên nhiều loại đất, song tốt nhất là đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ có nhiều mùn. Những năm gần đây, người dân ở các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang đã chủ động trồng thêm nhiều trám trắng trên diện tích vườn rừng hay rừng được giao khoán.

Cách trồng

Trám trắng là cây đa dụng được trồng trên đất đồi gò, nương rẫy ở miền Bắc và miền Trung. Cây ưa sáng, nhiệt độ bình quân năm trên 22°c, thấp nhất trên 13°c, lượng mưa 1800 – 2000 mm, độ ẩm không khí trên 80%. Trên đất tốt, dày, đầy đủ ánh sáng, cây sinh trưởng mạnh, sai quả.

Trám được nhân giống bằng hạt. Hạt trám không chịu được điều kiện bảo quản khô nhưng có thời gian ngủ nghỉ khá dài. Vì vậy, cần phải nhân giống như sau: vào tháng 8-9, hái những quả chín già, to đều, không bị sâu bệnh, ngâm vào nước nóng 70°C cho thịt quả mềm rồi tách lấy hạt, rửa sạch, hong khô, xếp trong cát ẩm; cứ một lớp hạt, một lớp cát. Khoảng 7 – 10 ngày, đảo hạt một lần cho thoáng khí, tưới thêm nước giữ ẩm, nếu cần có thể thay cát mới. Đến mùa xuân, khi hạt nứt nanh, đem gieo vào bầu. Ruột bầu gồm 90% đất, 10% phân chuồng hoai mục. Mỗi bầu gieo một hạt đã mọc mầm (cũng có thể gieo thẳng hạt sau khi tách khỏi quả, nhưng tốn nhiều công chăm sóc và tỷ lệ hỏng cao). Bầu xếp trong vườn ươm, chăm sóc sau một năm thì chuyển đi trồng. Nếu để lâu hơn, hàng năm cần đánh chuyển bầu để rễ cái không ăn sâu, trồng dễ sống.

Đất trồng trám cần dày, nhiều mùn, đầy đủ ánh sáng. Nếu để lấy quả, cần trồng thưa, 7 – 8 m một cây, còn lấy gỗ, có thể trồng dày hơn. Thời vụ trồng vào tháng 2-3 hoặc tháng 8 – 9. Trồng theo hố, với kích thước 50 x 50 x 50 cm, bón lót mỗi hố 10 -15 kg phân chuồng. Có thể trồng xen dứa, chè, đậu, lạc, khoai, sắn… để tận dụng đất đai, hạn chế cỏ dại, tăng thu nhập. Ngoài ra, chăm sóc cho cây trồng xen cũng giúp cho cây trám sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Sau khi trồng, thỉnh thoảng tưới và làm cỏ xung quanh gốc cho đến khi cây bén rễ. Khi cây đã lớn, không cần tưới và làm cỏ, nhưng mỗi năm bón thêm phân vào lúc cây chuẩn bị ra hoa và sau khi thu hoạch quả, mỗi lần bón 50 – 70 kg phân chuồng cho một cây.

Bộ phận dùng

Rễ lá, thu hái quanh năm; quả hái khi chín, dùng tươi hay muối, rồi phơi, sấy khô. Ngoài ra, nhựa cây còn được khai thác để làm hương và cất tinh dầu hay chế colophan.

Thành phần hóa học

Quả trám có protein 12% lipid 1.09% hydrat carbon 12% Ca 0,024%, P 0,046%, F 0,004% và phosphor 0,06%

Dầu hạt chứa các acid hexanoic, caproic, octanic, decanoic, lauric, myristic, stearic, palmatic và linoleic

Tác dụng dược lý

Hai chất triterpen chiết từ quả trám trắng được xác định có tác dụng bảo vệ gan trong phương pháp nuôi cấy tế bào gan cô lập của chuột cống trắng đực được gây ngộ độc bằng D – galactosamin. Cụ thể là phân lập tế bào gan chuột cống trắng rồi nuôi cấy. Nếu thêm D – galactosamin vào môi trường nuôi cấy, tỷ lệ tế bào gan chết tăng lên. Xác định số tế bào chết bằng cách sau một thời gian nuôi cấy, thêm dung dịch xanh Trypan vào, rồi soi lên kính hiển vi. Những tế bào sống không bắt màu xanh. Những tế bào chết thì màng tế bào không có khả năng bảo vệ chống lại sự xâm nhập của chất màu, nên tế bào có màu xanh. Thuốc nghiên cứu làm giảm số tế bào chết.

Tính vị, công năng

Quả trám có vị chua, ngọt, bùi, béo, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu khát, sinh tân, thanh giọng, giải độc rượu và cá độc.

Công dụng

  • Trám trắng dược dùng chữa sưng hầu, sưng amidan, ho nhiều (viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước)
  • Quả tươi còn xanh để giải độc rượu, chữa ngộ độc do cá độc, con dải.
  • Quả chín có tác dụng an thần, chữa động kinh. Ngàỵ 6 – 12g sắc uống.
  • Nhân hạt trám tri giun và hóc xương, vỏ cây trị di ứng sơn, đau nhức răng.
  • Nhựa trám trắng được cất lấy tinh dầu dùng trong kỹ nghệ nước hoa, colophan còn lại dùng trong kỹ nghệ xà phòng, vecni. Nhân dân còn dùng nhựa trám trộn với bột thân cây đậu tương làm hương thắp.

Về mặt thực phẩm.

Quả trám trắng chín còn tươi đổ nước sôi vào, ủ 10 – 15 phút rồi ăn, hoặc kho với thịt, cá.

Bài thuốc có trám trắng

1. Chữa đau họng, sưng amiđan, ho, miệng khô, khát nước: Lấy 500g quả trám trắng tươi, rửa sạch, đập lấy cùi, bỏ hạt, nấu với nước 2-3 lần. Lọc rồi cô còn hơn 250ml. Thêm vào 125g đường kính hoặc phèn chua. Cô còn 250ml. Uống mỗi lần 2-5ml. Ngày 2-3 lần.

2. Chữa lỵ: Quả trám tươi để cả hạt 90g, sắc với 200ml nước, còn 90ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa viêm tắc mạch: Quả trám trắng 200g, luộc kỹ ăn và uống cả nước. Ăn liền 50 ngày (Lương y Lê Trần Đức).

4. Chữa hóc xương cá:

  • Hạt quả trám trắng, đốt tồn tính, tán bột, phối hợp với bột rễ cây đậu ván trắng, uống dần mỗi lần 4 – 6g.
  • Trám trắng 5 quả, sắc lấy nước đặc ngậm và nuốt dần, hoặc lấy thịt quả, giã giập, ép lấy nước uống. Có thể kết hợp lấy lá hẹ giã nát, trộn với lòng trắng trứng đắp ngoài da chỗ xương hóc.

5. Chữa đau răng, sâu răng:

  • Quả trám đốt thành than, tán bột mịn, trộn với ít xạ hương, rồi bôi và xỉa vào chỗ đau.
  • Vỏ thân cây trám trắng, cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng, phơi khô, sắc lấy nước ngậm khoảng 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần. Có thể phối hợp với rễ cà dại, rễ chanh, lượng mỗi vị bằng nhau, sắc đặc, ngậm như trên.

6. Chữa lở sơn: Vỏ cây, chặt nhỏ, nấu nước tắm.

7. Chữa nứt nè kẽ chân, gót chân khi trời rét: Hạt trám trắng đốt thành than, tán nhỏ, rây, trộn với dầu thực vật, bôi hàng ngày.

8. Chữa tràng nhạc: Hạt trám, hạt gấc và vỏ quả mướp đắng, đốt thành than, lượng bằng nhau, trộn đều, hòa với mỡ lợn, bôi.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tram-trang.html/feed 0