Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Tue, 08 Jul 2025 09:20:54 +0700 vi hourly 1 Giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html#respond Thu, 02 Dec 2021 03:52:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=29705 Giảo cổ lam 1

Hình 1: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)

Mô tả cây

  • Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, hơi có rãnh, nhẵn. Tua cuốn chẻ đôi ở đầu.
  • Lá kép mọc so le, gồm 3-7 lá chét hình bầu dục-thuôn hoặc mũi mác, dài 3-9cm, rộng 1,5-3cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông, ít khi nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, có cuống dài 3-7cm.
  • Hoa đơn tính khác gốc, mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành chùy buông chõng có thể dài đến 30cm (ở cụm hoa cái ngắn hơn); hoa nhỏ, hình sao, bao hoa rất ngắn, to hơn hoa cái; lá đài hình tam giác nhọn; cánh hoa hình mác rời nhau; nhị 5,bao phấn dính nhau; bầu có 3 vòi nhụy.
  • Quả mọng, nạc, hình cầu, đường kính 5-9mm, nhẵn, khi chín màu đen, hạt 2-3, gần hình ba cạnh, hơi dẹt, đường kính 4mm.
  • Mùa hoa: tháng 7-8, mùa quả tháng 9-10.

Phân bố

Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm bao gồm: Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Nam Trung Quốc, các tỉnh vùng núi phía Bắc của Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, khi tiến hành cuộc khảo sát dược liệu tại Fansipan, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện một quần thể rộng lớn cây Giảo cổ lam mọc hoang ở độ cao 1500m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.

Theo thông tin thu thập được, người dân nơi đây đã dùng cây này từ nhiều đời nay nhằm tăng lực, chống mệt mỏi khi đi rừng, tăng cường sức khỏe. Mẫu cây này sau đó được gửi đến Viện Dược liệu Trung ương và đến các phòng nghiên cứu thực vật lớn trên thế giới và xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum. Qua nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam của Nhật Bản và Trung Quốc.

Đặc biệt, tại Việt Nam có công ty TNHH Tuệ Linh đã phát triển thành công 1 vùng trồng Giảo cổ lam 5 lá quý hiếm (Ngũ diệp sâm) rộng 5 ha đạt chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP – WHO) tại Mộc Châu. Được biết, đây chính là giảo cổ lam mà các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng. Kể từ khi phát hiện ra Giảo cổ lam vào năm 1997, GS.TS Phạm Thanh Kỳ (Thầy thuốc nhân dân, nguyên hiệu trưởng ĐH Dược Hà Nội) đã đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

Cho đến nay, GS.TS Phạm Thanh Kỳ cùng với các nhà khoa học Viện dược liệu, Bộ môn Dược lý Trường đại học Y Hà Nội và công ty TNHH Tuệ Linh đã phối hợp nghiên cứu làm rõ tác dụng hạ đường huyết, mỡ máu và huyết áp của cây thuốc quý này. Để mua đúng loại giảo cổ lam 5 lá này, các bạn có thể liên hệ với công ty TNHH theo số hotline của công ty là 18001190.

Phân bố 1

Hình 2: Vùng trồng Giảo cổ lam 5 lá (Ngũ diệp sâm) lớn nhất Việt Nam đạt chuẩn GACP-WHO tại Mộc Châu

Bộ phận dùng

Toàn cây

Thành phần hóa học

Thành phần hoạt chất chính của Giảo cổ lam: Saponin, flavonoid, polysaccharid.

Saponin: Trong GCL có chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosids, trong đó có 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm, 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong nhân sâm. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.

Tính vị

Giảo cổ lam vị rất giống nhân sâm, trước đắng sau ngọt (tiền khổ hậu cam cam).

Công dụng và các nghiên cứu khoa học về Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là một trong những cây dược liệu cổ quý hiếm được biết đến với rất nhiều tác dụng trong y học. Dược liệu này đã được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, đặc biệt là Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam đã được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Cây này được hoàng đế Tần Thủy Hoàng ưa dùng với mong muốn trường sinh bất lão, do vậy giảo cổ lam còn được gọi là cỏ trường thọ.

Ở Nhật Bản, năm 1976, các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra Giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên vùng núi cao có tuổi thọ bình quân xấp xỉ 100 tuổi. Nguyên nhân là do người dân nơi đây đã dùng giảo cổ lam, chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe. Người dân Nhật Bản gọi giảo cổ lam với cái tên Phúc Âm Thảo.

Giảo cổ lam đã được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển Hạ năm 1694 và trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” với những công dụng sau:

  • Ba chống: Chống u, chống lão hóa, chống mệt mỏi
  • Ba giảm: Giảm béo, giảm căng thẳng, giảm nám sạm da
  • Năm tốt: Ăn ngủ tốt, tiêu hóa tốt, da dẻ tốt, sức khỏe tốt và giúp tỉnh táo.

Ngày nay, trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng của giảo cổ lam với sức khỏe con người.

Giảo cổ lam giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp II

  • Các chất trong Giảo cổ lam có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Năm 2004, Viện dược liệu Trung ương kết hợp với viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây Giảo cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và được đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học Việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu). Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng Phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với Phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp. Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.
  • Từ thành công ban đầu tìm ra phanoside năm 2007, các tác giả này đã tìm ra cơ chế kiểm soát đường huyết của phanoside là do khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy. Và đến năm 2010, một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l so với trước khi sử dụng, đồng thời Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường.
  • Một nghiên cứu lâm sàng khác năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền, bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại bệnh viện Lão Khoa Trung ương có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14 mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà Giảo cổ lam Tuệ Linh 2g dạng túi lọc), trong thời gian 12 tuần. Kết quả cho thấy, sau 12 tuần sử dụng trà Giảo cổ lam, đường huyết giảm 3 mmol/l so với nhóm đối chứng không sử dụng Giảo cổ lam. Nghiên cứu cũng nhận thấy nếu sử dụng một thuốc hạ đường huyết gliclazide trong 4 tuần sau đó chuyển sang sử dụng trà Giảo cổ lam trong 8 tuần cũng giúp làm giảm đường huyết lúc đói là 2,9 mmol/l so với nhóm chỉ sử dụng gliclazide đơn thuần trong 4 tuần đầu. Đồng thời nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền cũng nhận thấy sử dụng trà Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu.

Như vậy, tác dụng hạ đường huyết của giảo cổ lam dựa trên các cơ chế:

  • Kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin.
  • Giảm tính kháng của tế bào đối với insulin
  • Giảm tổng hợp glucose ở gan

Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Giảo cổ lam làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, triglyceride và tăng hoạt tính của enzyme lipoprotein lipase làm tăng thoái giáng lipid trong máu, do đó ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa mạch máu, chống huyết khối.

  • Những đánh giá bước đầu về tác dụng làm giảm cholesterol máu đã được tác giả Phạm Thanh Kỳ công bố trên tạp chí Dược liệu vào năm 1999 khi tiến hành thử nghiệm trên mô hình chuột gây rối loạn mỡ máu bằng chế độ ăn giàu lipid cho thấy: uống Giảo cổ lam trong 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần 71% so với nhóm không sử dụng dược liệu này. Kết quả này là cơ sở khoa học khẳng định tác dụng làm giảm mỡ máu của Giảo cổ lam.
  • Một nghiên cứu khác của tác giả Samer Megalli, trường Đại học Sydney, Úc công bố năm 2005 cũng khẳng định tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần trong máu, triglycerid, LDL (một loại cholesterol xấu trong máu, loại cholesterol này làm tăng nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…) trên mô hình động vật thí nghiệm. Theo kết quả của nghiên cứu này thì sử dụng Giảo cổ lam làm giảm lượng triglycerid trong máu 85%, cholesterol toàn phần 44% và giảm lượng LDL 35%, tác dụng này gần như tương đương với atorvastatin, là thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu hiện nay.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp

  • Tác dụng trên huyết áp:
  • Các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, chất này thúc đẩy quá trình lưu thông máu và có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
  • Các nhà khoa học đã thử nghiệm lâm sàng trên 223 bệnh nhân được chia thành ba nhóm: Nhóm 1 dùng nhân sâm, nhóm 2 dùng giảo cổ lam và nhóm 3 dùng thuốc huyết áp Indapamide. Kết quả thu được, nhân sâm chỉ giảm chỉ số huyết áp 46%, Giảo cổ lam là 82% và thuốc Indapamide là 93%. Như vậy, sử dụng Giảo cổ lam có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp.
  • Gần đây, GS.TSKH. Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) còn phát hiện ra hoạt chất Adenosin trong giảo cổ lam 5 lá. Adenosin rất tốt cho những người tim mạch (làm giảm rõ rệt những cơn đau tim), bởi adenosin có khả năng tạo năng lượng rất mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp dễ ngủ.

Tác dụng chống khối u

  • Năm 2011, Tạp chí Dược học số 5/2011 đã đăng tải nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ và PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (Viện Y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm) chứng minh chiết xuất Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u một cách rõ rệt.
  • Năm 2012, GS.TS Phạm Thanh Kỳ tiếp tục phối hợp với các cộng sự Hàn Quốc, đã tìm thấy 7 hoạt chất saponin mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam và đặt tên là gypenoisd VN 01-07. Các chất này được chứng minh có khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư bạch cầu, phổi, đại tràng, vú và tử cung.

Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch

  • Giảo cổ lam giúp tăng cường sinh lực do có các saponin có cấu trúc giống saponin trong nhân sâm giúp cơ thể cân bằng tối ưu bằng cách cân bằng hormon nội tiết, hệ miễn dịch, hệ thần kinh và các chức năng sinh học khác.
  • Giảo cổ lam có tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch trên chuột ở cả 2 mô hình gây ức chế miễn dịch bằng Cyclophosphamid và tia xạ với liều thí nghiệm (3,4mg cao đặc/20g chuột/ngày).

Cụ thể, saponin toàn phần trong GCL:

  • Có tác động rõ rệt lên sự ức chế miễn dịch gây ra bởi Cyclophosphamide khi thử nghiệm trên động vật, dẫn đến sự phục hồi ở chuột được dùng Cyclophosphamide về phương diện khối lượng các cơ quan miễn dịch, hàm lượng chất tan huyết và sự tăng rõ rệt hoạt tính của tế bào NK, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm đối chứng dùng Cyclophosphamide (p < 0,005-0,01).
  • Có tác động điều hòa miễn dịch 2 chiều trên chuột khỏe mạnh bình thường, phục hồi các chỉ số miễn dịch từ cao hơn hoặc thấp hơn trị số trung bình về trị số bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm chứng dùng Cyclophosphamide.
  • Có tác dụng ngăn chặn mệt mỏi, giúp cơ thể chịu đựng được tình trạng thiếu oxy dưới áp suất khí quyển bình thường.

Một số sản phẩm có thành phần Giảo cổ lam trên thị trường hiện nay

Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh

Công dụng:

♦ Giúp giảm mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

♦ Giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch 1

Hình ảnh sản phẩm Trà giảo cổ lam và Viên uống giảo cổ lam

Cao khô Giảo cổ lam

♦ Cao Giảo cố lam Tuệ Linh với thành phần 100% cao khô dược liệu nguyên chất.

♦ Dược liệu được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đảm bảo chất lượng và hàm lượng hoạt chất cao nhất.

♦ Đối tượng sử dụng: Người mỡ máu, huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch; mắc bệnh tiểu đường tuýp 2; thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ.

Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch 2

Hình ảnh sản phẩm Cao khô giảo cổ lam

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Giảo cổ lam. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Giảo cổ lam và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html/feed 0
Ô liu https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:21:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57122 Mô tả
  • Cây gỗ, cao 10 – 15m, sống lâu năm. Thân phân cảnh nhiều, vỏ sần sùi, màu xám.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc ngọn giáo, dài 1,5 – 5cm, mặt trên bóng láng, màu xám, mặt dưới màu trắng hơi ánh bạc, mép nguyên hơi uốn lại phía dưới.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, hoa nhỏ, mẫu 4, màu trắng lục.
  • Quả mọng, hình bầu dục, dài 2 – 2,5cm, khi chín màu đen.

Phân bố, sinh thái

Chi Olea L. ở Việt Nam có 8 loài và 1 thứ (var.), trong đó loài ô liu trên là cây nhập nội, đã có trồng ở Phan Rang và Nha Hố tỉnh Ninh Thuận. Trên thế giới, ô liu có nguồn gốc ở vùng Trung Cận Đông. Cây cũng được trồng phổ biến ở vùng này, vùng Bắc Phi và Địa Trung Hải (thuộc Nam Âu). Ở Trung Quốc có trồng ở đảo Hải Nam.

Ô liu là loại cây đặc biệt ưa sáng, hơi chịu hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất. Cây thường xanh quanh năm và ra hoa kết quả rất nhiều.

Bộ phận dùng:

Lá, quả.

Thành phần hoá học

Lá chứa nhiều chất vô cơ, sáp manitol 2 – 3%

Các thành phần khác là:

  • Flavonoid: luteolin và glucosid của nó, olivin, rutin, glycosid của apigenin
  • Cholin
  • Các dẫn chất triterpen: 3 – 4% gồm acid oleanolic
  • Các chất secoiridoid, nhiều nhất là oleoropeosid

Quả xanh chứa 2% chất vô cơ, 10-20% carbohydrat, 5-10% protid, 2% oleoropeosid.

Dầu ô liu chứa phần lớn là các glycerid của các acid không no: acid oleic 70 – 80% và acid linoleic 7- 10%, và một lượng nhỏ các acid no: acid palmitic và acid stearic. Dầu ô liu còn chứa các vitamin A và D.

Hạt chiếm 20 – 25% quả ô liu tươi, gồm 85% nội quả bì và 15% nhân hạt. Nhân hạt chứa 35 – 40% dầu béo.

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên vi sinh vật:

Acid maslinic phân lập từ lá và quả cây oliu có tác dụng kháng Coccidium gây nhiềm bệnh ở gà. Cao lá oliu có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên 3 loại vi khuẩn: Campylobacter jejuni, Helicobacter pylori và Staphylococus aureus. Cao lá oliu và ole là nguồn thuốc kháng vi rút trong tự nhiên được sử dụng lâu đời và không có hại đến sức khỏe.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp:

Chiết phẩm từ lá oliu có tác dụng chống tăng huyết áp trên chuột cống trắng thí nghiệm. Chất methyl maslinat phân lập từ lá oliu có tác dụng gây hạ huyết áp, giảm nhịp tim.

Tác dụng chống viêm, giảm đau:

Lá và quả oliu được dùng điều trị một số bệnh như thấp khớp, trĩ, và là thuốc gây giãn mạch trong các rối loạn về mạch máu trong y học dân gian đối với người cao tuổi.

Tác dụng trên chuyển hóa:

Đã nghiên cứu đánh giá việc bổ sung oleuropein lá hoạt chất của lá oliu có tác dụng chống oxy hóa để làm giảm stress và sự tăn đường huyết ở thỏ đái tháo đường do alloxan.

Tính vị, công năng

  • Vỏ cây vị đắng chát, có công năng bổ đắng được dùng thay thế canh-kina.
  • Dầu thịt quả không mùi, vị nhạt, có công năng làm mềm làm dịu và nhuận tràng.

Công dụng

Dầu ô liu dược dụng được sử dụng do tính chất lợi mật, hoi nhuận tràng. Dùng ngoài để làm thuốc dịu, làm mềm, giảm đau, để trị một số bệnh ngoài da. Thường làm tá dược để chế các dạng thuốc xoa, thuốc sáp, thuốc mỡ, thuốc thụt (hậu môn).

Lá cây ô liu được dùng làm mạnh tim, hạ huyết áp nhẹ, có tác dụng chống viêm, chữa thấp khớp, bảo vệ gan, chống đái tháo đường. Liều dùng ngày 5 – 10g lá sắc uống. Có thể chế ra cao dạng chiết với nước hoặc ethanol, mỗi lần uống 0,25 – 0,5g.

  • Ở Trung Quốc, dầu ô liu được dùng trị các vết bỏng, có thể làm cao bởi ngoài da. Lá dược đun làm thuốc hãm hoặc chiết bằng ethanol để làm thuốc hạ huyết áp.
  • Ở vùng Địa Trung Hải, người ta dùng là ô liu hoặc cao chiết từ lá ô liu để sát trùng, hạ sốt, hạ huyết áp, nhuận tràng, để cải thiện chức năng tim mạch [Thomas et al., 2000: 32).
  • Ở Ấn Độ, vỏ cây có vị đắng được dùng làm thuốc bổ đẳng thay thế cho canh kina để kích thích ăn uống. Dầu ô liu được ép từ quả ô liu chưa chín. Dầu ép lần 1 cho loại dầu tinh sạch gọi là “virgin oil”, dầu ép lần 2 vẫn dùng làm dầu ăn. Dầu tốt có màu vàng nhạt, trong suốt, vị và mùi nhẹ của quả, được dùng để làm dịu, làm mềm và nhuận tràng, thường làm tá dược chế nhiều dạng, thuốc như thuốc đắp, thuốc xoa, thuốc mở, thuốc thụt. Cao chiết bằng nước từ lá ô liu được dùng chữa cao huyết áp. Chất giống gồm từ chỗ cây bị tổn thương được dùng trị thương [Chopra et al., 1998: 75], [Kirtikar et al., 1998, tập 2: 1534] [Nadkarni, 1999: 870].
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html/feed 0
Rau trai đắng https://tracuuduoclieu.vn/rau-trai-dang.html https://tracuuduoclieu.vn/rau-trai-dang.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:18:04 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57148 Mô tả
  • Cây thảo, cao 25 – 50 cm. Thân phân nhánh nhiều, có lông, bén rễ ở những đốt sát mặt đất thành chùm.
  • Lá mọc so le, hình mác thuôn, dài 2 – 10 cm, rộng 1 – 2 cm, gốc tròn có bẹ hình ống hẹp, đầu nhọn, gân song song, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm không cuống hoặc cuống rất ngắn, mang 2 – 4 hoa màu xanh lơ đựng trong một cái mo; đài 3 răng rời nhau; tràng 3 cánh; nhị 3 – 4, có nhị kép; bầu 3 ô.
  • Quả nang, 3 mảnh vỏ, bao bọc bởi bao hoa, dài 5 – 6 mm, rộng 4 – 6 mm; hạt hình khối nhiều mặt.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 8.

Phân bố, sinh thái

Chi Commelina L. ở Việt Nam có 8 loài, trong đó hiện đã biết tới 6 loài có tên gọi chung là “thài hài” hay “rau trai” và đều được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, loài thài lài trên đây khác với 2 loài thài lài trắng (C.diffusa Burm. f.) và thài lài tía (C.zebrina Hort. ex Loudon) ở chỗ có kích thước nhỏ hơn, cây thường mọc bò nơi đất ẩm hoặc ngập nước tạm thời và chỉ có phần ngọn vươn thăng lên. Rau trai đắng có vùng phân bố rộng rãi ở hầu hết các nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, cây cũng có mặt tại các tỉnh từ vùng núi thấp xuống đến trung du và cả ở đồng bằng.

Cây đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng, sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm, đến mùa đông lạnh (ở các tỉnh phía Bắc) có hiện tượng bán tàn lụi.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

  • Toàn cây chứa delphin, commelinin, flavocommelin, owobanin (Võ Văn Chi, 1997).
  • Hoa chứa sắc tố delphinidin diglucosid (thành phần chính), acid p. coumaric và awabanol (Sastri et al., The wealth of India II, 1950).
  • Hạt chứa dầu béo (Võ Văn Chi, 1997).

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống tăng glucose huyết:

Cao chiết nước toàn cây rau trai đắng có tác dụng làm giảm sự tăng glucose huyết gây nên do dùng liều cao maltose hoặc tinh bột ở chuột nhắt trắng có glucose huyết bình thường hoặc ở chuột bị đái tháo đường do streptozocin. Tác dụng này còn mạnh hơn tác dụng của acarbose là một thuốc chữa đái tháo đường do ức chế enzym alphaglucosidase vẫn được dùng trong Tây y (Youn et al., 2004). Ngoài ra dùng dài ngày cao rau trai đắng có thể làm cho sự tăng glucose huyết chuột nhắt trắng bị đái tháo đường do streptozocin trở về bình thường (Youn et al., 2004).

Tác dụng làm giảm glucose huyết của rau trai đắng đã được nghiên cứu ở chuột cống trắng dòng Sprague Dawley bị tăng glucose huyết do streptozocin bằng cách cho chuột ăn loại thức ăn có trộn 10% phần trên mặt đất phơi khô, tán thành bột của rau trai đắng. Đã định lượng cả glucose huyết và cholesterol trong huyết thanh, đồng thời cả glucose niệu. Kết quả thấy glucose huyết giảm, glucose niệu âm tính ở tuần thứ tư, còn cholesterol không thay đổi [Prosea II, 2001: 182].

Tác dụng trên tế bào ung thư: Cao chiết bằng benzen từ toàn cây rau trai đắng có tác dụng độc trên các tế bào ung thư bạch cầu dòng Leuk HL60 và Leuk L1210 [Prosea, 2001: 182]

Tác dụng kháng khuẩn: Acid parahydroxycinnamic là một thành phần của chất commelinin được phân lập từ rau trai đắng có tác dụng kháng khuẩn.

Các tác dụng khác: Rau trai đăng đã được nghiên cứu, thấy có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu và chống phù (Kee, 1999: 393).

Tính vị, công năng

Toàn cây rau trai đắng vị ngọt, nhạt, hơi đang tinh hàn, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi thuỷ, tiêu thũng.

Công dụng

Rau trai đắng được dùng chữa cảm cúm, sốt, viêm nhiễm đường hô hấp trên, sưng amidan, viêm họng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục, kiết lỵ, ỉa chảy. Còn dùng để giải khát, chữa đái tháo đường, lợi tiểu, phù thũng. Liều dùng 20 – 30g rau trai đắng khô hoặc 40 – 50g tươi, sắc lấy nước uống. Có thể dùng 90 – 120g tươi, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước uống, ngày 2 lần.

Dùng ngoài trị viêm da, da có mủ, ngứa, mụn nhọt, đầu gối khớp xương sưng đau. Lấy cây tươi, giã nát, đắp khi bị rắn rết cắn, bọ cạp đốt, lấy cả cây (bỏ rễ) tươi 15 – 20g rửa sạch, nhai, nuốt nước, bã đắp lên vết cắn, ngày 2 lần.

Ở Trung Quốc, nhân dân dùng rau trai đắng (tên Trung Quốc của vị thuốc là áp chích thảo) để chữa cảm cúm, cảm lạnh, giải độc, chữa nhiễm khuẩn tiết niệu, lỵ, viêm ruột cấp. Còn được dùng để lợi tiểu, chữa báng, phù. Liều dùng hàng ngày 10 – 15g, có thể dùng đến 60g, sắc nước uống, dùng luôn 3 – 5 ngày. Để chữa viêm amidan, viêm họng, dùng rau trai đắng sắc lấy nước, xúc miệng và nuốt dần dần [Kee, 1999: 393], [Foster et al.,200):190].

Bài thuốc có rau trai đắng

1. Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít

Rau trai đắng, cỏ xước, mã đề, mỗi vị 30g. Sắc nước uống, ngày một thang.

2. Chữa phù do suy tim, phong thấp, viêm khớp (bài thuốc của Diệp Quyết Tuyền)

Rau trai đắng 15g (dùng tươi 30g tốt hơn), xích tiểu đậu (đậu đỏ Phaseolus kangularis) 50g hạt khô. Nấu kỹ lên rồi ăn, uống cả nước, ngày một lần, dùng luôn nhiều ngày.

3. Chữa viêm đường hô hấp trên

Rau trai đắng, bồ công anh, dâu tằm, mỗi vị 30g, sắc nước uống.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rau-trai-dang.html/feed 0
Lan kiếm https://tracuuduoclieu.vn/lan-kiem.html https://tracuuduoclieu.vn/lan-kiem.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:50:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56725 Mô tả
  • Cây thảo địa sinh, cao 0,5 – 0,9m.
  • Lá hình dải, dài 60 – 75 cm, rộng 0,8 – 3,5 cm, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, gân lồi ở mặt dưới, đầu tù rồi nhọn, gân song song.
  • Cụm hoa mọc ở gốc thành chùm trên một cán dài 25 – 40 cm; lá bắc dài 1 cm; hoa màu lục nâu, có đốm đỏ ở giữa, lá đài và cánh hoa mảnh và hẹp, cánh môi hình chiếc đàn có thuỳ ở giữa cuộn cong về phía dưới. Cột dài 10 – 12 cm, có rãnh ở phía trước, rộng dần lên trên, khối phấn màu vàng, không cuống trên tuyến, bầu dài.
  • Quả nang.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 10,

Phân bố, sinh thái

Chi Cymbidium Sw. có 24 loài ở Việt Nam (không tính các loài lai, loài nhập nội). Tất cả đều là những loại lan có giá trị làm cảnh cao, một số loài được dùng làm thuốc (Nguyễn Tiến Bân, et al., 2005; Võ Văn Chi, 1997…).
Loài lan kiếm có nguồn gốc từ vùng Đông – Bắc Ấn Độ, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Ở Việt Nam, lan kiếm phân bố tự nhiên ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Lâm Đồng. Đây là loài lan địa sinh, thường mọc trên các hốc mùn đá, hốc cây hay trên đất có nhiều mùn. Độ cao phân bố đế 1.500m.

Cây ưa bóng, ưa khí hậu ẩm mát dưới tán rừng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18 – 25°C. Trong tự nhiên, cây ra hoa quả hằng năm; song chỉ có hoa ở những nhánh trên một năm tuổi, những nhánh này sau một năm sẽ tàn lụi và từ gốc sẽ mọc ra 1 – 3 nhánh mới. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng chưa rõ về cơ chế nảy mầm của hạt.

Nguồn lan kiếm mọc tự nhiên ở Việt Nam đã trở nên hiếm rõ rệt. Đó là hậu quả của việc thu thập bừa bãi để làm cảnh cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. ” Lan kiếm có tên trong Danh sách các loài cần được bảo vệ ở Việt Nam.”

Lan kiếm có thể trồng được, bằng các nhánh con thu thập trong thiên nhiên. Cây trồng bằng mùn núi hay xơ dừa trộn với than trấu đốt yếm khí. Chậu để trồng lan kiếm có nhiều lỗ nhằm thoát nước và thoáng khí. Cây trồng làm cảnh có thể ra hoa hằng năm.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Tính vị, công năng

  • Hoa lan kiếm có vị thơm ngát, có tác dụng giải uất, lá có vị ngọt the, tính lạnh, không độc, vào các kinh phế, vị, can, có tác dụng thanh phế, khai uất, tiêu đờm, sinh tân dịch, bớt háo khát, làm tan phế khí uất kết và vị khí ngưng trệ, lợi tiểu tiện.
  • Rễ có vị ngọt, có độc, có tác dụng hoà huyết.

Công dụng

Hoa lan kiếm dùng ướp chè hay pha với chè uống, chữa say rượu, điều hòa khí huyết. Sắc uống và nấu nước rửa mắt chữa mắt mờ. Hoa khô sắc uống cầm tiêu chảy, hoặc làm cho dễ đẻ. Cất lấy nước hoa uống và nhỏ mắt sẽ sáng mắt.

Lá lan kiếm chữa nghẹt đờm tức ngực, nôn ọe, kinh nguyệt không đều, bệnh tiêu khát (đái tháo đường), ăn nhiều mà gầy. Lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu. Ngày dùng 20 – 40g lá sắc uống hay hãm uống.

Rễ lan kiếm có độc, được dùng làm thuốc chữa họ, thổ huyết hay bị thương chảy máu; nếu bệnh cần có tác dụng nhanh thì giã vắt lấy nước cốt uống. Rễ lan kiếm chỉ được dùng làm thuốc theo liều lượng chỉ định.

  • Ở Trung Quốc, nước sắc thân rễ và rễ lan kiếm trộn với cơm nếp đã lên men, ăn làm thuốc chữa đau dạ dày, rễ còn là một thành phần của thuốc trị bệnh hoa liễu.
  • Ở Lào và Campuchia, hoa lan kiếm là một thành phần của thuốc rửa mắt, lá là thuốc lợi tiểu, và rễ trị ho.

Bài thuốc có lan kiếm

Chữa bạch đới, đái đục, đái buốt: Lá lan kiếm, lá huyết dụ, mỗi vị 20 – 40g. Sắc uống ngày một thang (Lãn Ông, Bách gia trận tàng).

Chữa trước ho có đờm rồi sau ho ra máu: Rễ lan kiếm, thiên môn, mạch môn, sinh địa, bạch thược, tang bạch bì, địa cốt bì, chi tử, mỗi vị 10 – 16g, sắc uống ngày một thang.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/lan-kiem.html/feed 0
Dây thần thông https://tracuuduoclieu.vn/day-than-thong.html https://tracuuduoclieu.vn/day-than-thong.html#respond Wed, 30 Jun 2021 07:30:54 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56278 Mô tả
  • Dây leo. Thân mảnh có cạnh khía, thắt lại ở những mấu.
  • Lá có cuống, hình bầu dục, dài 8 cm, rộng 7 cm, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên, gân chính 5 – 7.
  • Cụm hoa mọc kẽ lá thành chùm đơn, mang ít hoa ở phần trên cuống; lá bắc nhọn; hoa có 3 lá đài ngoài rất nhỏ, 3 lá đài trong, cong lớn hơn; cánh hoa 6, xếp đối diện và bọc lấy nhị, ngắn hơn các lá đài trong, nhị 6, bao phấn hình vuông, chỉ nhị dài; nhị lép 6; bầu hình trứng, thắt lại ở đầu chứa 1 noãn.
  • Mùa hoa: tháng 11 – 12.

Phân bố, sinh thái

Chi Tinospora Miers. ở Việt Nam đã biết có 5 loài, 4 loài trong số đó là cây thuốc. Song loài dây thần thông kể trên hiện mới biết về phân bố rất hạn chế, bao gồm Ninh Bình, An Giang, Cần Thơ nên những hiểu biết khác về mặt sinh học cũng chưa được đầy đủ. Về phân bố trên thế giới của dây thần thông mới ghi nhận được ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Đây là loài cây mang tính chất nhiệt đới, ưa sáng, rụng lá vào mùa khô và ra hoa trước hoặc đồng thời với mọc lá non. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và có khả năng mọc chồi sau khi chặt.

Cần đi sâu điều tra, nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học của cây thuốc này ở Việt Nam.

Bộ phận dùng:

Thân và rễ.

Thành phần hoá học

Thân và rễ dây thần thông chứa các nhóm chất chính sau đây: các chất đắng: columbin, chasmanthin, palmarin, tinosporin, acid tinosporic, một glycosid đắng có tên là giloin. Các glycosid không đắng như: giloinin, tinocordifoliosid, tinocordifolin, tinosposid, tinosporasid, cordifolid, tinocordiosid (Trung dược đại từ điển, 1993).

Ngoài ra còn chứa berberin (The Wealth of India, 1976) phytosterol: ginosterol, các glucosid của siringin và các chất khác như: tinosponon, tinosporid, picroretin, magnoflorin, tembetarin, epimer của 6 – hydroxyarcangelisin và arabinogactan có tác dụng miễn nhiễm (Phạm Hoàng Hộ, 2006).

Thân và lá còn chứa tinh dầu và acid béo.

Tác dụng dược lý

Chống đái tháo đường:

Cao chiết dây thần thông được cho chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin uống trong 30 ngày, đã thể hiện tác dụng hạ glucose huyết, dự phòng chứng đa niệu, và dự phòng sự tăng nồng độ albumin trong nước tiểu ở chuột điều trị so với ở chuột đối chứng đái tháo duròng (Grover J.K. et al., 2001).

Điều hoà miễn dịch:

Cao thần thông tăng khả năng thực bào và diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính tăng lên, vì vậy dây thần thông có vẻ tác động do làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể chủ [de Padua L.S. et al. 1999: 479 – 483).

Chống ung thư:

Kết quả đạt được với 26 bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng hóa trị liệu đồng thời với một cao nước chuẩn hóa dây thần thông qua 6 chu kỳ cho thấy các tác dụng không mong muốn xảy ra ít hơn ở nhóm điều trị với cao dây thần thông.

  • Dây thần thông cũng làm tăng chỉ số chết tế bào theo chương trình một cách phụ thuộc vào liều ở các tế bào 4937, và làm tăng sự chết tế bào theo chương trình gây bởi cytarabin và cisplatin.
  • Như vậy, dây thần thông có triển vọng là một thuốc bổ trợ cho hoá trị liệu ung thư (Oak M. A. et al., 2000).

Bảo vệ gan, chống loét dạ dày:

Tác dụng của dây thần thông được thử nghiệm trên độ thấm thủy lực của nước khi có mặt muối mật trong mô hình vận chuyển ở tế bào. Đã nhận xét thấy trị số của độ thấm thủy lực giảm xuống khi có mặt dây thần thông và muối mật.

Chống oxy hoá:

Cao chiết từ dây thần thông làm giảm độc tính gây bởi gốc tự do và ức chế sự peroxy hoá lipid và sự sinh các gốc superoxyd và hydroxyl in vitro. Làm giảm các tác dụng không mong muốn của cyclophosphamid ở chuột nhắt trắng, thể hiện ở số đếm toàn bộ bạch cầu, tế bào tuỷ xương và tế bào dương tính với esterase.

Chống viêm, giảm đau, hạ sốt, chống dị ứng:

Bột dịch ép thân dây thần thông với liều 50 – 200 mg/kg gây ức chế một cách phụ thuộc vào liều phụ bàn chân huột cống trắng gây bởi carragenin và histamin. Tác dụng có thể so sánh được với thuốc ức chế cyclooxygenase chuẩn Ibuprofen 100 mg/kg và tỷ lệ % bảo vệ là 63,41% và 65,78%, tương ứng (Reddy G.D. et al., 2003).

Dây thần thông có tác dụng chống dị ứng thể hiện ở hoạt tính làm giảm co thắt phế quản ở chuột lang, giảm độ thấm mao mạch ở chuột nhắt trắng và giảm số lượng dưỡng bào bị vỡ ở chuột cống trắng (Williamson E.M. et al., 2002: 302 . 304].

Tính vị, công năng

Dây thần thông có vị rất đắng, tính hàn, có tác dụng hạ sốt, tiêu tích trệ, tiêu huyết ứ, tán ung độc, lợi tiểu, thông kinh, lợi tiêu hóa.

Công dụng

Dây thần thông được dùng chữa sốt, sốt rét, viêm họng, đầy hơi, táo bón, bế kinh, kinh nguyệt không đều. Còn trị thấp khớp, đái tháo đường, làm thuốc bổ đắng giúp cho tiêu hóa dễ.

Liều dùng chữa sốt rét: ngày uống 1-2g cao dưới dạng viên. Thân cây, ngày uống 2-3g dưới dạng thuốc bột, 4-8g dưới dạng rượu thuốc.

Dây thần thông dùng ngoài giã đắp hoặc sắc lấy nước rửa các vết loét.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/day-than-thong.html/feed 0
Củ từ https://tracuuduoclieu.vn/cu-tu.html https://tracuuduoclieu.vn/cu-tu.html#respond Tue, 29 Jun 2021 08:31:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56056 Mô tả
  • Cây thảo leo, dài 4 – 5m, có củ thuôn dài, mọc thành chùm. Thân tròn, mảnh, có lông sau nhẵn, có gai ở gốc.
  • Lá đơn, mọc đối, hình tim, đầu nhọn, dài khoảng 10 cm, rộng 10 – 17 cm, gân 9 – 13.
  • Hoa đực thường mọc riêng lẻ, đôi khi tụ họp thành chùm dài đến 20 cm, bao hoa hình chén. mặt ngoài có lông; nhị 6, đính trên mép của đĩa, bao phấn hướng trong. Hoa cái hiếm thấy, xếp thành bông cong.
  • Quả nang, có cánh; hạt cũng có cánh.

Phân bố, sinh thái

Củ từ có nguồn gốc được cho rằng ở vùng Đông Dương và Thái Lan, bởi lẽ ở khu vực này, củ từ đã được đưa vào trồng từ thời cổ xưa, hơn nữa ở đây cũng có sự đa dạng cao về nguồn gen của loài Dioscorea esculenta (Lour.) Burkill.

Cho đến sau năm 1500 (đầu thế kỷ XVI), loài cây trồng này đã phát triển rộng rãi ra toàn vùng nhiệt đới châu Á. Bao gồm một phần lãnh thổ Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia Nam Á, Đông Nam Á, các đảo lớn ở Thái Bình Dương, Tân Ghinê và sang đến tận vùng Caribê. Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia và Việt Nam là những quốc gia hiện trồng nhiều củ từ nhất trong khu vực.

  • Ở Việt Nam, củ từ dường như được trồng rải rác khắp các tỉnh, từ vùng núi thấp xuống đến trung du và cả ở đồng bằng. Tuy nhiên các tỉnh ở miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định); Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh) thường xuyên trồng và trồng với diện tích lớn hơn các tỉnh khác.

Củ từ là loại cây ưa sáng, trưa ẩm nhưng cũng có thể chịu được khô hạn trong thời kỳ cây sắp cho thu hoạch. Cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình, với nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 23,5ºC, lượng mưa 1300 – 2000 mm/năm. Cây không chịu được thời tiết lạnh và vì thế, củ từ trồng ở các tỉnh phía bắc đều cho thu hoạch trước mùa đông. Củ từ có thể sống được trên nhiều loại đất, song loại đất thích nghi và cho thu hoạch cao là đất pha cát nhẹ hoặc đất đỏ bazan.

Là một loại cây trồng từ lâu đời, nên người ta đã tác động nhiều tới khâu chọn, tạo giống củ từ cho chất lượng và năng suất cao. Riêng ở vùng Đông Nam Á hiện nay đã đang trồng tới 4 – 5 giống (Cultivars) củ từ khác nhau. Nhưng xét về thực vật học, loài củ từ (Dioscorea esculenta (Lour.) Burkill) đã được chia ra thành 3 thứ (var. ), đó là:

  • D. esculenta var. spinosa (Roxb.) Prain et Burkill.
  • D. esculenta var. jasciculata (Roxb.) Prain et Burkill
  • D. esculenta var. esculenta (Roxb.)

Bộ phận sử dụng

Củ.

Thành phần hoá học

Trong củ từ có chứa protid (1,4%), lipid (0,1%), glucid (26,4%), celulosa (1,1%) và chất khoáng (0,6%) [Võ Văn Chi, 1996, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tr.331]. Các tác giả Ấn Độ đã ghi nhận trong bộ The Wealth of India (1952) vol 3, tr.72, củ chứa 10,82% albuminoid, 1,72% chất béo và 71,29% tinh bột. Ngoài ra còn chứa saponin mà genin của nó là diosgenin [Phạm Hoàng Hộ, 2006, Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr.629].

Giống Dioscorea esculenta (Lour.) Burkill var. spinosa Knuth chứa manan, vitamin C, acid phytic và cyanidin – 3, 5, diglucosid [Trung Dược từ hải, vol I, p.1380].

Tác dụng dược lý

Tác dụng hạ lipid huyết:

Chất nhầy (mucilage) của củ từ thuộc loại glucomannan được cấu tạo bởi các phân tử glucose và mannose liên kết với nhau thành sợi, có tác dụng làm hạ lipid huyết.

Tác dụng ức chế trên enzym tiêu hoá:

Các tác giả đã nghiên cứu tác dụng ức chế của dịch chiết tươi ba loại củ là củ từ, củ sắn mì và có khoai nước trên 3 enzym tiêu hoá là amylase, trypsin và chymotrypsin. Kết quả cho thấy củ khoai nước ức chế khá mạnh 2 enzym trypsin và chymotrypsin; củ từ ức chế amylase và chymotrypsin, nhưng mức độ yếu; còn củ sắn mi hoàn toàn không ức chế cả ba enzym. Tuy nhiên khi đã nấu chín, tác dụng ức chế enzym của củ từ và khoai nước giảm mạnh và có thể hoàn toàn không còn tác dụng ức chế (Prathibha et al., 1995).

Tính vị, công năng

  • Củ từ vị ngọt, the, dùng sống, tính hàn và hơi độc, nấu chín ăn thì ngọt không độc, có công năng bổ tràng vị.
  • Sách “Cương mục” ghi: Củ từ vị ngọt, tính bình, có công năng bổ hư, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận [TDTH, 1993, I: 1380].

Công dụng

Củ từ nấu chín ăn thì ngọt, ngon, không độc, bổ trường vị, dùng thay lương thực. Người hư nhiệt ăn củ tử nấu chín thì khỏi bệnh.

Củ từ thường dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu ứ huyết, trị ho, khô cổ họng. Còn nếu nấu lấy nước uống để chữa tê thấp, các bệnh về thận, làm cho thông tiểu tốt và để chữa phù.

  • Ở Ấn Độ, củ từ tươi được giã nát đắp để trị sưng tấy (Srivastava, 1989: 47] [Chopra et al., 2001: 98].
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cu-tu.html/feed 0
Chút chít nhăn https://tracuuduoclieu.vn/chut-chit-nhan.html https://tracuuduoclieu.vn/chut-chit-nhan.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:49:44 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55999 Mô tả
  • Cây thảo, sống dai, cao 0,4 – 1m. Rễ mập hình trụ, có khía dọc, ăn sâu xuống đất, màu nâu, đôi khi phân nhánh, rễ nhỏ rất nhiều, hình sợi. Thân thẳng, cánh ngắn.
  • Lá mọc so le, có cuống dài, hình thuôn – mũi mác, gốc có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, mép uốn lượn, những lá phía dưới có gốc bằng hoặc hình tim, những lá giữa thắt lại ở hai đầu, những lá phía trên nhỏ, hình dài hẹp, gân lá rộp lên thành mạng lưới.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành và ngọn thân thánh chuỳ mang những là nhỏ suốt chiều dài của chùy, hoa màu vàng lục xếp thành nhiều vòng rất sít nhau, bao hoa có 6 mảnh xếp thành hai vòng, những mảnh ở vòng trong có 1 – 2 răng dài ở mỗi bên mép; nhị 6, đính ở gốc của bao hoa, bầu thượng có 3 cạnh.
  • Quả hình 3 cạnh nằm trong bao hoa tôn tại như những chiếc cánh mỏng.

Phân bố, sinh thái

Chi Remux L. trên thế giới có khoảng 200 loài, phân chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm bắc bán cầu. Song cũng có nhiều loài phân bố xuống vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, có loài còn được trồng làm rau ăn. Ở Việt Nam, trong số 7 loài đã biết, có tới 6 loài dùng làm thuốc ở các mức độ khác nhau. Chúng phân bố rải rác từ vùng núi xuống đồng bằng, trong đó loài chút chút nhãn phân bổ chu yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm ngoại thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình.

Chút chít nhăn là cây ưa ẩm, ưa sáng, sống 1 hoặc nhiều năm. Cây thường mọc ở bờ mương nước, bãi sông, bờ ao hay là ở nơi đất ngập nước nhưng khô vào mùa đông và mùa xuân. Cây mọc từ hạt xuất hiện vào gần cuối mùa đông, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân, sau đó ra hoa quả và có thể tàn lụi vào đầu mùa hè.

Bộ phận sử dụng

Rễ (củ)

Thành phần hoá học

Lá chứa 92,6 protein, 1,5 chất béo, 0,3 carbohydrat toàn phần, 4,1% chất xơ. Ngoài ra, còn có Ca 74, P 56, Fe 5 – 6, vitamin A 1,38, thiamin 0,06, riboflavin 0,08, acid nicotinic 0,4, acid ascorbic 30 mg%.

Rễ chứa nepodin, chrysophanol, emodin, physcion, 1,8 -dihydro – 3-methyl – 9 – anthron, chrysophancin, acid chrysophanic.

  • Có tài liệu cho biết rễ chứa 1,8 – dihydroxy – 3 – methyl – 9 – anthron, acid chrysophanic, emodin.
  • Ngoài ra, rễ còn có β- sitosterol, vitamin C (nhiều), tanin. Toàn cây có 7-11% acid oxalic.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn:
Đã nghiên cứu tác dụng kháng vi sinh vật của 6 loại cao của cây chút chút nhăn; cao chiết từ hạt và từ lá bằng ether, bằng ethanol và bằng cách chiết với nước nóng trên Staphylococcus và Bacillus subtilis.

Kết quả cho thấy, cao ether của cả hạt, của lá cũng như cao ethanol của lá có tác dụng ức chế sự phát triển của cả hai vi khuẩn trên, còn cao chiết nước nóng của cả hạt, cả lá đều không có tác dụng (Yildirim et al., 2001).

Tác dụng chống oxy hoá và quét dọn gốc tự do:

Đã nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá (khả năng khử) và quét dọn gốc tự do DPPH (2,2 – diphenyl – 1 – pierylhydrazyl) của hợp chất phenol tổng số và 6 cao của chút chít nhăn:

  • cao ether của hạt (1)
  • cao ether của lá (2)
  • cao ethanol của hạt (3)
  • cao ethanol của lá (4)
  • cao chiết nước nóng của hạt (5)
  • cao chiết nước nóng của lá (6)

Kết quả:
a) Tác dụng chống oxy hoá của tất cả 6 cao đều tăng khi nồng độ của các cao tăng trong phạm vị nồng độ 50 – 150ug/ml;
b) Cao nước của lá (cao 6) và của hạt (cao 5) cho tác dụng chống oxy hoá mạnh nhất;
c) Cao nước của lá (6) và hạt (5) nồng độ 75ug/ml ức chế sự tạo thành peroxyd theo thứ tự là 96% và 94%

Tác dụng trên ung thư:

Cấy vào cơ đùi chuột nhắt trắng tế bào u Sarcom – 37. Sau 6 ngày tiêm dưới da dịch chiết ethanol của rễ chút chít nhăn. Sau 24 giờ (6 – 48 giờ), bóc tách mổ u đã cấy và xét nghiệm, thấy thuốc có gây tổn thương mổ u [Chang Minyi, 1992: 71].

Tác dụng nhuận tràng:

Chút chít nhăn có dẫn chất anthraquinon như oxymethylanthraquinon (0,2%) và emodin (0,1%). Trong rễ: rumicin, physcion, chrysophanol, emodin, aloe – emodin, rhein và các glycosid của chúng ở các bộ phận trên mặt đất của cây. Các chất có anthraquinon có tác dụng nhuận tràng.

Nguyên nhân là do ở ruột già, vi khuẩn thuỷ phân các glycosid và khử anthraquinon thành anthron. Anthron có tác dụng trực tiếp trên ruột già, kích thích nhu động ruột nên gây ra nhuận tràng [Van Valkenburg et al., 2001, vol. 2: 480].

Tính vị, công năng

Rễ chút chít nhăn vị đắng tính hàn, có công năng thanh nhiệt, thông tiểu, nhuận tràng, sát trùng.

Ở Trung Quốc, sách “Thảo mộc tiện phương” và sách “Đông Bắc thường dụng Trung thảo dược thủ sách” đều ghi: vị đắng, tính hàn. Còn sách “Thiểm Cam Ninh Thanh Trung thảo dược tuyển” ghi: chút chít nhăn vị đắng, chua, tính hàn, có độc ít.

Lá chút chít nhăn có công năng thanh nhiệt giải độc, thông lợi đại tiện được dùng trị táo bón [TDTH, 1993, tập 1: 1038], và rễ chút chít nhăn có công năng thông huyết mạch, phục hồi sức sống và sức mạnh [Chang Minyi, 1992: 71].

Công dụng

Rễ chút chít nhăn được dùng để điều trị thiếu máu, ho lao, viêm gan, vàng da, thấp khớp mạn, đái tháo đường. Ngày dùng 15 – 20g sắc lấy nước uống.

Có thể nghiền rễ thành bột mịn, uống mỗi lần 1 – 2g, ngày 2 – 3 lần, nhưng đắng khó uống. Thường nghiền thành bột mịn, chiều với mật hoặc mật ong làm thành viên, mỗi viên 0,5g. phơi khô. Khi cần, uống mỗi lần 2 – 4 viên vào bữa ăn, ngày 2 – 3 lần. Dùng ngoài, để trị bệnh ung thư.

Ở một số nước Âu Mỹ, rễ chút chít nhăn được coi là thuốc bổ chống thiếu máu và để lọc máu, chữa bệnh gan, đau họng. Dùng ngoài chữa viêm da mạn tính, sưng hạch lympho, đau sưng khớp, thấp khớp. Rễ chút chít nhăn nói chung là gây nhuận tràng (do có anthraquinon), nhưng tuỳ theo thời gian thu hái, liều dùng và hàm lượng tanin, nếu tanin nhiều lại có tác dụng chống ỉa chảy [Foster và Duke, 2000: 243].

Ở Indonesia, toàn cây chút chít nhăn được dùng để nhuận tràng, chữa sốt và gây trung tiện [Med. herb index, 1995: 33]. Ở Đài Loan (Trung Quốc) rễ chút chít nhăn được dùng trong bình tắm hơi để chữa đau mắt, lở loét ngoài da. Dùng trong, sắc uống để hạ sốt, nhuận tràng và gây trung tiện.

  • Ở Ấn Độ, rễ chút chít nhăn được dùng làm thuốc bổ đắng, chữa khó tiêu và có tác dụng an thần như đại hoàng và thổ phục linh, được dùng khi bị sưng hạch lympho hoặc các hệ tuyến khác, để chữa giang mai, bệnh gan; có tác dụng nhuận tràng vừa phải, nhưng lại sẵn se. Hạt chút chít nhăn cũng được dùng làm thuốc bổ đắng, kích thích ăn uống, được dùng khi bị lỵ mạn tính, chống buồn nôn [Nadkarni, 1999: 1079].
  • Ở Trung Quốc, toàn cây chút chít nhăn được dùng làm thuốc hạ sốt, tẩy giun, loại bỏ được mủ và các chất độc, được dùng trị bệnh nấm da đầu, nhọt ở móng và nhọt độc. Rễ chút chít nhăn để hạ sốt, làm mát máu, giãn cơ trơn ruột, được chỉ định trong điều trị viêm gan cấp, vô kinh, đau căng bụng. Chống chỉ định trong điều trị ỉa chảy do suy tụy.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chut-chit-nhan.html/feed 0
Ngân hạnh https://tracuuduoclieu.vn/ngan-hanh.html https://tracuuduoclieu.vn/ngan-hanh.html#respond Mon, 17 May 2021 07:22:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55325 Ngân hạnh 1

Hình ảnh Bạch quả

  • Tên khác: ngân hạnh, áp cước tù, công tôn thụ
  • Tên nước ngoài: Maiden hair tree (Anh), Arbre aux quarante écus (Pháp)
  • Tên khoa học: Ginkgo biloba L.
  • Thuộc họ: Bạch quả – Ginkgoaceae

Mô tả cây

  • Cây to, cao 20 – 30 m, tán lá sum suê. Thân hình trụ, phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống dài.
  • Lá mọc so le, thường tụ ở một mấu, phiến lá hình quạt, gốc thuôn nhọn, mép lá phía trên tròn, nhẵn, lõm giữa chia phiến lá thành hai thùy rộng. Gân lá rất sít nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt, phân nhánh theo hướng rẽ đôi, cuống lá dài hơn phiến.
  • Bạch quả là cây đơn tính khác  gốc, có cây chỉ có hoa đực có cây chỉ có hoa cái. Hoa cái thụ phấn từ hoa đực để kết quả.
  • Quả hạch, hình trứng, kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Bạch quả là loại cây quý từng tồn tại qua hàng trăm triệu năm từ thời tiền sử có loại khủng long cho tới ngày nay không thay đổi hình dạng. Trong rừng núi Trung Hoa, Nhật Bản có nhiều cây sống lâu cả ngàn năm. Người ta trồng Bạch quả thành đồn điền lớn. Những nơi trồng nhiều bạch quả là tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Quý Châu, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Giang Tô, Sơn Tây, Tứ Xuyên và Vân Nam.

Pételot (1954) nói ông thấy cây Bạch quả ở Bắc Việt Nam, mọc rải rác ở một số vườn hoa và một số ngôi chùa, để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm không tìm thấy cây Bạch quả ở Việt Nam. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt Bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm.

Bộ phận dùng

  • Lá đã phơi hay sấy khô.
  • Hạt thu hoạch ở quả chín, loại bỏ thịt ngoài, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, đập giập, loại bỏ vỏ cứng lấy nhân, bóc bỏ màng ngoài, rửa sạch, đồ hoặc nhúng vào nước sôi, sấy ở nhiệt độ thấp đến khô. Hạt được dùng sống hoặc sao vàng, có độc nên cẩn thận khi dùng.

Thành phần hóc học

  • Nhân bạch quả chứa 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro, 6% đường.
  • Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
  • Lá bạch quả chứa hai loại hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.
  • Các hợp chất flavonoic (ginkgo-flavon glucozit) là những hợp chất trong đó phần agly- con là một flavonol (quercetin, kaempferol, và isorhamnetin), phần đường là glucoza và rham- nose. Ngoài ra còn có một ít proanthocyanidin.
  • Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite (là những ditecpen) và bilobalit (một sesquitecpen) có vị đắng. Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng trên thiểu năng tuần hoàn não và bệnh tuần hoàn ngoại biên

Các nhà khoa học châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá bạch quả cũng đã phát hiện được các hoạt chất có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người cao tuổi khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt của người cao tuổi. Hai hoạt chất ginkgolide B và sesquiterpene bilobalide trong chiết suất ginkgo biloba làm tăng tuần hoàn trong não, cùng làm tăng chịu đựng của mô khi thiếu oxy được coi như là một chất bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống gốc tự do, ổn định màng và ngăn cản yếu tố kích hoạt tiểu cầu. Những tác dụng dược học khác gồm làm thư giãn nội mô qua sự ngăn chặn phosphodiesterase, ngăn chặn bớt mất độ nhầy của thụ thể choline gây nhầy, thụ thể gây tiết adrenaline, kích thích tái hấp thu choline, ngăn cản sự đóng tụ mảng beta amyloid.

Cao Bạch quả qua thực nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chuột cống trắng chống lại bệnh thiếu máu cục bộ não. Tiêm truyền tĩnh mạch cao Bạch quả giúp ngăn cản sự phát triển nhồi máu não (khi tiêm mảnh vỡ cục đông máu của nó vào động mạch cảnh gốc). Ngoài ra còn có tác dụng tốt trên nhồi máu não cấp tính hoặc thiếu máu cục bộ não do nghẽn mạch. Trong điều kiện giảm lượng oxy từ không khí thở vào, động vật điều trị với cao bạch quả sẽ sống sót lâu hơn so với nhóm đối chứng, không những do tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn não, mà còn do làm tăng nồng độ glucose và adenosin triphosphat trong máu. Cao Bạch quả tiêm truyền tĩnh mạch còn làm tăng đường kính tiểu động mạch ở mèo, làm giảm sử dụng glucose bởi não. Nó có hiệu quả điều trị phù não gây ra bởi các chất độc hại thần kinh hoặc do chấn thương. Trong nhồi máu não gây ra bởi natri arachidonat ở chuột cống trắng, cao Bạch quả dạng uống hoặc tiêm dưới da có tác dụng ức chế một phần sự tăng nước, natri và calci, đồng thời ức chế tình trạng giảm kali trong não. Cho chuột nhắt trắng uống cao Bạch quả trong 4-8 tuần giúp tăng trí nhớ và nhận thức trong thí nghiệm phản xạ có điều kiện.

  • Tác dụng trên tiền đình và thính giác

Cao Bạch quả làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch và vi tuần hoàn chung. Cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương tổn thực nghiệm.

  • Tác dụng đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF – platelet activation factor):

Các hợp chất ginkgolid của cao bạch quả, đặc biệt ginkgolid B là chất đối kháng của PAF. Ginkgolid B có tác dụng ức chế mạnh sự giảm lượng tiểu cầu và co thắt phế quản gây bởi PAF ở chuột lang.

  • Tác dụng trị bệnh Alzheimer :

Có tác dụng ức chế acetylcholinesterase, một loại enzyme làm hủy hoại chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine

F. Tác dụng điều trị

  • Thiểu năng não

Là tập hợp các triệu chứng của tình trạng sa sút trí tuệ. Trong sa sút trí tuệ thoái hóa, có sự mất tế bào thần kinh và suy giảm dẫn truyền thần kinh, tình trạng giảm chức năng trí tuệ kết hợp với rối loạn về cung cấp oxy và glucose. Trên lâm sàng, bạch quả có tác dụng điều trị não suy, gồm suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Bạch quả có nhiều cơ chế tác dụng như tác dụng điều hòa trên mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, tác dụng về lưu biến máu, làm giảm độ nhớt của máu, tăng dung nạp đối với sự thiếu oxy ở mô, cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh và dự phòng sự thương tổn màng do gốc tự do.

Ở người, cao bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch. Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa với liều 120mg có tác dụng giống như dihydroergotoxin với liều 4,5mg sau 6 tuần điều trị.

  • Bệnh tắc động mạch ngoại biên

Cao bạch quả có tác dụng điều trị bệnh tập tễnh cách hồi do tắc động mạch ngoại biên (dùng 120-160mg/ngày trong 24 tuần), làm tăng khoảng cách đi được và giảm đau (200mg/ngày trong 8 tuần). Có tác dụng điều trị bệnh tắc động mạch ngoại biên.

  • Chóng mặt và ù tai

Cao bạch quả được dùng điều trị những rối loạn ở tai trong như điếc, chóng mặt và ù tai (dùng 120-160mg/ngày trong 4-12 tuần). Kết quả điều trị tốt đối với hội chứng chóng mặt mới mắc phải và không rõ rệt với triệu chứng ù tai và điếc.

  • Dạng thuốc dùng

Cao tiêu chuẩn hóa (cao khô từ lá khô bạch quả, chiết xuất bằng aceton và nước với tỷ lệ dược liệu/cao là 35-67/1), chứa 22-27% flavon glycosid và 5-7% terpen lacton, trong đó khoảng 2,8-3,4% là các ginkgolid A, B, C và 2,6-3,2% là bilobalid.

G. Tính vị, công năng

  • Trung dược đại từ điển: Ngọt, đắng, chát, bình, có độc.
  • Trung dược học: Ngọt, đắng, chát, bình.
  • Ẩm thiện chính yếu: Vị ngọt đắng, không độc.
  • Điền Nam bản thảo: Vị ngọt, bình, tính hàn.
  • Cương mục: Ngọt đắng, bình, chát. Ăn chín đắng nhỏ hơi ngọt, tính ấm, có độc nhỏ.
  • Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu được đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi chứng khỏi được chứng hư tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
  • Bạch quả ăn sống giáng (hạ) được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu dược độc, sát được trùng.
  • Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đẩy tức khó chịu.
  • Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng sắc hay nướng chín, tán bột.
  • Thịt quả có độc, không ăn sống được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kém trí nhớ, hay gắt bẳn của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng trên vi tuần hoàn.

  • Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu.
  • Còn được dùng để làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, như tập tễnh cách hồi, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch.
  • Ðiều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do nguyên nhân mạch máu hoặc thoái hóa.

Trong y học dân gian, bạch quả được dùng để trị giun, thúc đẻ, điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, cước ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù. Liều dùng cao khô tiêu chuẩn hóa với tỉ lệ dược liệu/cao lá 36 – 67/1: ngày dùng 120 – 240 mg, chia 2 – 3 lần, 40 mg cao tương đương 1,4 – 2,7g lá. Cao lỏng (1:1), 0,5ml, ngày 3 lần.
Xem thêm: Bạch quả – Hóa thạch sống thời cổ đại

Đơn thuốc có bạch quả dùng trong nhân dân

  • Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè: Bạch quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Dùng lá ngải là như cái tổ, rồi mỗi bạch quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy ướt xung quanh rồi đem nướng cho thơm, bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả. Ngày 3-4 quả như vậy. (Trích trong Bí uẩn phương).
  • Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao, các vị đều 8g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g. Nước 600ml. Sắc ba lần. Gạn lấy nước, chia uống trong ngày. (Nhiếp Sinh Phương).
  • Chữa đi đái luôn, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục: Bạch quả 10 quả, 5 dể sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày.

Một số sản phẩm có thành phần Bạch quả trên thị trường hiện nay

Sản phẩm Pharhamaxe G2 với công thức đột phá kết hợp với Nhân sâm và Bạch quả – 2 dược liệu đầu bảng giúp hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não

Công dụng:

  • Giúp bổ máu não, tăng cường tuần hoàn não
  • Giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não: đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, thiếu máu não
  • Giảm stress, tê bì chân tay, mệt mỏi vai gáy
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể

Công dụng và liều dùng 1

Hình ảnh sản phẩm Pharhamaxe G2

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Bạch quả. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Bạch quả và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngan-hanh.html/feed 0
Việt quất https://tracuuduoclieu.vn/viet-quat.html https://tracuuduoclieu.vn/viet-quat.html#respond Tue, 06 Apr 2021 08:21:14 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=54234 Mô tả cây 
  • Dạng cây bụi cao khoảng 30-60 cm. Có thể cao đến 3m.
  • Thân cây có ít nhánh, màu sắc có thể thay đổi từ xanh lá cây đến đỏ đến nâu. Các chồi sinh dưỡng có hình tam giác.
  • Lá hình elip, có cuống ngắn.
  • Hoa dạng chùm. Hoa dạng hình chuông, màu trắng, màu hồng nhạt hoặc đỏ, đôi khi nhuộm màu xanh.
  • Quả mọng, có màu xanh lam khi chín.

Phân bố, sinh thái

Chi Vaccinium L. là một chi lớn, các loài phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Nhiều loài được bán thương mại với tên thông dụng tiếng Anh bao gồm “blueberry” đến từ Bắc Mỹ, đặc biệt là Đại Tây Dương, Canada và Đông Bắc Hoa Kỳ.

Hiện nay, việt quất được trồng thương mại ở Nam bán cầu ở Úc, New Zealand và các quốc gia Nam Mỹ.

Thành phần hóa học

  • Lá việt quất: tannin, flavonoid, Iridoids monoterpenic, Axit phenolic, Alkaloid.
  • Quả việt quất chứa anthocyanins , các polyphenol khác và các chất phytochemical khác nhau, tannin, flavonoid, Iridoids, Pectin.

Giá trị dinh dưỡng trên 100 g

Năng lượng 240 kJ (57 kcal)

  • Carbohydrate 14,49 g
  • Đường 9,96 g
  • Chất xơ 2,4 g
  • Chất béo 0,33 g
  • Chất đạm 0,74 g

Vitamin

  • beta-Caroten 32 μg
  • lutein zeaxanthin 80 μg
  • Vitamin A 54 IU
  • Thiamine (B1) 0,037 mg
  • Riboflavin (B2) 0,041 mg
  • Niacin (B3) 0,418 mg
  • Axit pantothenic (B5) 0,124 mg
  • Vitamin B6 0,052 mg
  • Folate (B9) 6 μg
  • Vitamin C 9,7 mg
  • Vitamin E 0,57 mg
  • Vitamin K 19,3 μg

Khoáng chất

  • Canxi 6 mg
  • Magiê 6 mg
  • Mangan 0,336 mg
  • Phốt pho 12 mg
  • Kali 77 mg
  • Natri 1 mg
  • Kẽm 0,165 mg

Các thành phần khác: Nước 84 g

Công dụng

Quả việt quất là loại trái cây nhập khẩu được nhiều người Việt Nam ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon, bổ dưỡng.

Giúp xương chắc khỏe

Tác dụng của quả việt quất có thể giúp xương bạn chắc khỏe nhờ có chứa các chất như sắt, phốt pho, canxi, magiê, mangan, kẽm và vitamin K.

Kẽm và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Vitamin K giúp bạn bổ sung canxi cho xương và giảm thiểu nguy cơ nứt xương. Quả việt quất là một trong những loại thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho trẻ em và có thể được bổ sung vào bữa ăn để giúp bé có được sức khỏe tốt hơn.

Tác dụng của quả việt quất giúp giảm huyết áp

Bản thân quả việt quất tươi không hề chứa natri mà chỉ chứa các loại chất như kali, canxi và magiê, giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu được xuất bản trong tập san y khoa của tập đoàn BMJ vào năm 2013 cho thấy một số loại trái cây (không phải là nước ép) có thể làm giảm rủi ro của bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn (bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là những người đã cải thiện được lượng đường, lượng chất béo và lượng insulin trong cơ thể).

  • Trong suốt quá trình nghiên cứu, có đến 6,5% người tham gia đang gia tăng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu nhận thấy tiêu thụ 3 khẩu phần việt quất, nho, nho khô, táo hoặc lê mỗi tuần có thể giúp những bệnh nhân này giảm thiểu nguy cơ tiểu đường loại 2 đến 7%.

Trái việt quất giúp ngừa bệnh tim mạch

Trong quả việt quất không chứa cholesterol nhưng lại chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất xơ, kali, folate, vitamin C và vitamin B6, là những chất hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của tim. Chất xơ trong quả giúp hạ thấp lượng cholesterol trong máu và cải thiện sức khỏe hệ tim mạch.

  • Theo nghiên cứu gần đây từ trường Y tế cộng đồng Harvard và Đại học East Anglia, quá trình chống oxy hóa có thể giúp cơ thể giảm 32% nguy cơ bị đau tim và đột quỵ đối với phụ nữ ở tuổi thanh niên và trung niên.
  • Nghiên cứu do chuyên gia dinh dưỡng thực hiện cho thấy tiêu thụ ít nhất ba phần việt quất hoặc dâu tây mỗi ngày sẽ cho kết quả tốt nhất cho phụ nữ.

Cải thiện tinh thần sức khỏe

Tác dụng của quả việt quất có thể giúp bạn tăng cường và cải thiện trí nhớ, để bạn cảm thấy thư giãn hơn cũng như giảm thiểu bệnh Parkinson – bệnh gây ra sự rối loạn thoái hóa thần kinh phát sinh do các tế bào bị ngưng hoạt động ở nhiều phần của bộ não.

Tác dụng của quả việt quất giúp ngăn ngừa ung thư

Vitamin C, vitamin A và các dưỡng chất thực vật khác nhau trong quả việt quất có tác dụng tương tự chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa khối u, giảm viêm và giúp phòng ngừa và làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư: ung thư thực quản, ung thư phổi, tuyến tiền liệt và ung thư kết trực tràng…

Tăng cường hệ tiêu hóa

Theo báo cáo của USDA, trong 100g việt quất có chứa 2,4g chất xơ. Tác dụng của quả việt quất có thể giúp bạn ngăn ngừa táo bón và giúp cho hệ tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh do có hàm lượng chất xơ cao.

  • Ngoài ra, theo chế độ ăn kiêng do cơ quan sức khỏe của Mỹ đề xuất, mỗi ngày phụ nữ nên ăn 21–25g chất xơ và đàn ông là 30–38g.

Chống oxy hóa

Vitamin C được xem như là một dưỡng chất cần thiết giúp bạn tránh khỏi sự lão hóa da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, ô nhiễm và khói bụi. Chỉ cần uống một tách việt quất là bạn đã cung cấp tới 24% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Sản phẩm có thành phần Việt quất trên thị trường hiện nay

Sáng mắt Tuệ Linh

Công dụng 1

 

 Công dụng

  • Hỗ trợ tăng cường lực, giúp sáng mắt, chống mỏi mắt, mờ mắt, khô mắt.
  • Hỗ trợ phòng ngừa các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Hỗ trợ giảm cận thị tiến triển
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, phòng lão hóa mắt, các bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

 

 

 

 

Sáng mắt Tuệ Linh – Giúp mắt sáng khỏe mỗi ngày

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Việt quất. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Việt quất và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/viet-quat.html/feed 0
Dây thìa canh https://tracuuduoclieu.vn/day-thia-canh.html https://tracuuduoclieu.vn/day-thia-canh.html#respond Fri, 26 Feb 2021 03:13:56 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=53022 1. Mô tả
  • Dây leo cao 6–10 m, nhựa mủ màu trắng.
  • Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5–8 mm.
  • Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm, rộng 12–15 mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng.
  • Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3 cm. Khi chín quả của cây này rụng xuống và tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi.
  • Mùa hoa quả: tháng 7-8.

2. Nơi sống và thu hái

Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ. Dược điển Ấn Độ có ghi lại Dây thìa canh (Tiếng Ấn Độ gọi là cây Gumar) được sử dụng tại Ấn Độ từ 2000 năm trước để trị bệnh tiểu đường. Loại cây này phát triển nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ, ngoài ra còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.

Tại Việt Nam, loại cây này mới được tìm thấy vào năm 2006. Người đầu tiên phát hiện ra loài cây này là Ts. Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội. Loại cây này ban đầu được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá.

  • Hiện nay loài cây này được quy hoạch trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

3. Thành phần hóa học

  • Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid.
  • Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavone, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol,…
  • Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alcaloid.

4. Tác dụng dược lý

Acid Gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên.

  • Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu.
  • Acid Gymnemic còn ức chế gan tái tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.

Ngoài ra trong Dây thìa canh còn chứa peptide Gumarin. Khi ăn và nhai lá Dây thìa canh tươi thì Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose. Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi Dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.

5. Công dụng

Dây thìa canh có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm nồng độ LDL-cholesterol, triglicerid trong máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm huyết áp ở bệnh nhân có cao huyết áp.

Lá cũng dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, còn dùng tán thành bột để chống độc, ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên vết cắn và dùng sắc uống trong để trị rắn độc cắn.

  • Ở Trung Quốc, người ta dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp tê bại, viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận.

Liều dùng, cách dùng:

  • Mỗi ngày nên dùng 50 g Dây thìa canh khô đun sôi với 1,5 lít nước trong 15 phút và uống 3 lần/ngày sau bữa ăn 15-20 phút.
  • Dây thìa canh thích hợp dùng cho cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 2.

6. Nghiên cứu về Dây thìa canh

Tác dụng điều hòa đường huyết và làm giảm đường huyết

Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo tế bào β-tụy đảo Langerhans, nhờ đó tăng sản sinh insulin, làm tăng hoạt lực insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.

Cụ thể:

– Nghiên cứu trên 22 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Cục Hóa Sinh, Viện Y tế Khoa học cơ bản Madras, Ấn Độ cho sử dụng 400mg hoạt chất Dây thìa canh/ngày, kết hợp thuốc tiểu đường nhóm sulfonylurea trong 8 – 20 tháng. Kết quả: Bệnh nhân có sử dụng hoạt chất từ dây thìa canh, đường huyết lúc đói giảm trung bình 3mmol/l, các tế bào beta được phục hồi và 100% bệnh nhân có thể giảm thuốc uống trị tiểu đường, 24% có thể ngừng sulfonylurea, chất béo trong máu cũng giảm đáng kể.

– Theo báo cáo của Viện dược liệu (2013), dịch chiết nước lá cây Dây thìa canh với mức liều 20 mg/ngày trong 20-60 ngày làm cân bằng mức đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường do làm phục hồi tế bào tụy đảo, làm tăng gấp đôi số lượng tế bào β-Langerhans.

Tăng sản xuất Insulin

Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo tế bào β-tụy đảo Langerhans, nhờ đó tăng sản sinh insulin, làm tăng hoạt lực insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.

– Trong nghiên cứu “A Novel Gymnema sylvestre Extract Stimulates Insulin Secretion from Human Islets In Vivo and In Vitro” của A. Al-Romaiyan đã thấy rằng sử dụng chiết xuất Dây thìa canh đường uống trong 60 ngày có tác dụng gia tăng đáng kể insulin và C-peptide lưu hành, điều này có liên quan đến việc giảm đáng kể đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn.

– Nghiên cứu “Đánh giá tác động chiết xuất cồn của Dây thìa canh đối với sự tiết insulin từ các đảo Langerhans và một số dòng tế bào beta tuyến tụy trên chuột” của tác giả Persaud SJ et al vào năm 1999 đã khẳng định rằng: Dây thìa canh kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta HIT-T15, MIN6 và RINm5F và từ các đảo. Những kết quả của nghiên cứu xác nhận tác dụng kích thích của Dây thìa canh đối với sự giải phóng insulin.

Ức chế hấp thu glucose ở ruột

Phân tử gymnemic acid trong Dây thìa canh có cấu trúc tương tự như phân tử glucose, do đó ngăn chặn sự kích hoạt các thụ thể bằng các phân tử đường có trong thực phẩm.

– Nghiên cứu “Gymnema sylvestre: A Memoir” của tác giả Parijat Kanetkar vào năm 2007 cho thấy: Phân tử gymnemic acid (hoạt chất được phân lập từ Dây thìa canh) có cấu trúc tương tự như phân tử glucose. Những phân tử này cạnh tranh vị trí gắn với các receptor của glucose do đó ngăn chặn sự kích hoạt các thụ thể bằng các phân tử đường có trong thực phẩm. Tương tự, các phân tử Gymnemic acid gắn vào các vị trí thụ thể tại các lớp màng ngoài hấp thụ của ruột do đó ngăn chặn sự hấp thụ các phân tử đường qua đường ruột, dẫn đến lượng đường trong máu giảm.

Tác dụng giảm mỡ máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Dây thìa canh có tác dụng làm tăng đào thải cholesterol toàn phần, do đó giảm mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch. Dây thìa canh còn được ghi nhận là có tác dụng tăng HDL. Các hoạt chất trong dây thìa canh có tác dụng chống oxy hóa, tương đương với vitamin E nên cũng góp phần làm giảm tác hại của các gốc tự do.

Cụ thể:

– Nghiên cứu “The saponin-rich fraction of a Gymnema sylvestre R. Br. aqueous leaf extract reduces cafeteria and high-fat diet-induced obesity” của Reddy RM et al vào năm 2012 cho kết quả: Chiết xuất lá Dây thìa canh giàu saponin liều uống 100 mg/kg trọng lượng cơ thể, được sử dụng 1 lần/ngày trong nhóm điều trị có tác dụng giảm đáng kể lượng thực phẩm tiêu thụ, trọng lượng cơ thể, trọng lượng cơ quan nội tạng và cải thiện mức độ lipid (giảm triglyceride, cholesterol toàn phần, lipoprotein tỷ trọng thấp, lipoprotein tỷ trọng rất thấp, chỉ số xơ vữa và tăng mức độ lipoprotein tỷ trọng cao).

Sản phẩm chứa thành phần dây Thìa canh trên thị trường hiện nay

Sản phẩm DIATEMA

Thành phần chính:

  • Cao khô Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum): 350 mg
  • Cao khô Dây thìa canh (Gymnema sylvestre): 165 mg
  • Cao khô Ráy gai (Lasia spinosa): 125 mg
  • Cao khô trái Nhàu (Morinda citrifolia): 125 mg

Công dụng: 

  • Hỗ trợ hạ đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường.
  • Hỗ trợ giảm mỡ máu; hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

6. Nghiên cứu về Dây thìa canh 1

Hỗ trợ hạ đường huyết – Giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường 

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Thìa canh. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Thìa canh và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/day-thia-canh.html/feed 0