Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Mon, 22 Apr 2024 02:09:34 +0700 vi hourly 1 Su hào https://tracuuduoclieu.vn/su-hao.html https://tracuuduoclieu.vn/su-hao.html#respond Mon, 10 Oct 2022 08:12:44 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=69145  1

Su hào – Brassica caulorapa (DC)

Mô tả

  • Su hào thuộc loại cây thảo, thân phình thành củ hình cầu hay hình hơi dẹp, màu xanh nhạt hoặc tía.
  • Lá có phiến trứng, trơn, phẳng, màu lục đậm, có mép lượn sóng, xẻ thùy ở phần gốc, cuống lá dài.
  • Cụm hoa chùm ở ngọn thân, thường chỉ xuất hiện vào năm thứ 2 trồng.
  • Quả có mỏ rất ngắn, chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.
  • Mùa thu hoạch tháng 11.

Phân bố

Su hào có nguồn gốc từ vùng biển Địa trung hải được trồng ở các nước châu Âu và các nước ôn đới. Cây sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 12-22 độ C.

Ở Việt Nam, Su hào được du nhập và trồng từ cuối thế kỷ 19. Hiện nay cây được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc trong mùa đông và được sử dụng làm rau ăn.

Bộ phận sử dụng

Thân củ, lá, hạt.

Thành phần hóa học

  • Lá su hào chứa 82,6% là nước; 1,9% protid; 0,9% lipid; 2,2% chất xơ; 10,1% dẫn xuất không protein.
  • Thành phần chính là anbumin, đường, sợi thô, calci, phospho, sắt, vitamin C, axit lactic.

Tính vị

Su hào có vị ngọt nhạt, tính mát.

Công dụng

Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng:

Dùng củ su hào 30g, lá cây thuốc bỏng ( sống đời)30g, giã nhỏ, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống.

Chữa âm nang :

Dùng su hào, thương lục, thái lát giã nhuyễn đắp ngoài.

Chữa đờm tích:

Dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước.

Giảm cân:

Su hào chứa 91% là nước và chứa nhiều chất xơ, ít chất béo. Là thực phẩm lý tưởng của người béo phì hoặc người muốn giảm cân.

Giúp thai nhi phát triển tốt:

Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magie,.. giúp bổ sung dưỡng chất cho quá trình mang thai tốt hơn, hoạt động não bộ,  hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch:

Là một trong những thực phẩm giàu vitamin C nhất. Trong thời tiết giao mùa, cơ thể có khả năng nhiễm 1 số bệnh như sốt, cảm cúm, ho, viêm họng,.. nên bổ sung lượng su hào trong bữa ăn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), củ được dùng trị tỳ hư hỏa thịnh; lá và hạt dùng trị loét hành tá tràng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/su-hao.html/feed 0
Hương thảo https://tracuuduoclieu.vn/huong-thao.html https://tracuuduoclieu.vn/huong-thao.html#respond Mon, 10 Oct 2022 08:00:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=69136  1

Hương thảo – Rosmarinus officinalis Lamiaceae.

Mô tả

  • Hương thảo mọc thành bụi có thể cao đến 2m. Vỏ thân cây màu xám đen, nứt nẻ không đều, tróc vẩy, cành non có mật đồ dày màu trắng.
  • Lá chụm trên cành, rất nhiều lá, hình dạng lá hẹp, mép lá gập xuống, lá hình dài, không có cuống, màu xanh sẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở mặt dưới.
  • Hoa xếp 2-10 ở các vòng lá, đài cỡ 1cm, màu lam nhạt có hơi màu hoa cả và những chấm tím ở phía trong các thùy.

Bộ phận sử dụng

Lá, hoa.

Thành phần hóa học

Hương thảo có mùi rất thơm. Tinh dầu hương thảo là hợp chất thơm dễ bay hơi. Cây chứa tinh dầu và tannin, ở cây khô tinh dầu khoảng 0,5%, lá có 1-2%, hoa có 1,4%. Trong tinh dầu, thành phần gồm có α-pinen (tới 80%), terpen, borned, acetat bornyl, camphor, cineol và 1 sesquiterpen (caryophyllen).

Tính vị

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu.

Công dụng

Từ thời cổ đại, Hương thảo đã được kết hợp với các phương pháp điều trị để cải thiện trí nhớ. Cây Hương thảo được sử dụng như một loại thuốc bổ não và một loại thuốc làm sạch gan.

Trong y học dân gian, dịch truyền làm từ thân và hoa của nó được dùng để chữa đau đầu và cảm lạnh, làm thuốc giảm đau quặn thận và đau bụng kinh, và như một loại thuốc chống co thắt. Sau khi chiết xuất tinh dầu, nước cất từ hoa còn được dùng làm nước rửa mắt, cải thiện tiêu hóa và giảm đau bụng .

Ngày nay, tinh dầu Hương thảo là sản phẩm có triển vọng tốt cho các ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm bởi thành phần hóa học của nó với các đặc tính có lợi, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với các sản phẩm tự nhiên. Trên thực tế, dầu Hương thảo ngày nay được sử dụng như một chất tạo hương vị thực phẩm, và nó nổi tiếng về mặt y học với các đặc tính kháng khuẩn và ngăn ngừa hóa học mạnh mẽ.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/huong-thao.html/feed 0
Giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html#respond Thu, 02 Dec 2021 03:52:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=29705 Giảo cổ lam 1

Hình 1: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)

Mô tả cây

  • Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, hơi có rãnh, nhẵn. Tua cuốn chẻ đôi ở đầu.
  • Lá kép mọc so le, gồm 3-7 lá chét hình bầu dục-thuôn hoặc mũi mác, dài 3-9cm, rộng 1,5-3cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông, ít khi nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, có cuống dài 3-7cm.
  • Hoa đơn tính khác gốc, mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành chùy buông chõng có thể dài đến 30cm (ở cụm hoa cái ngắn hơn); hoa nhỏ, hình sao, bao hoa rất ngắn, to hơn hoa cái; lá đài hình tam giác nhọn; cánh hoa hình mác rời nhau; nhị 5,bao phấn dính nhau; bầu có 3 vòi nhụy.
  • Quả mọng, nạc, hình cầu, đường kính 5-9mm, nhẵn, khi chín màu đen, hạt 2-3, gần hình ba cạnh, hơi dẹt, đường kính 4mm.
  • Mùa hoa: tháng 7-8, mùa quả tháng 9-10.

Phân bố

Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm bao gồm: Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Nam Trung Quốc, các tỉnh vùng núi phía Bắc của Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, khi tiến hành cuộc khảo sát dược liệu tại Fansipan, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện một quần thể rộng lớn cây Giảo cổ lam mọc hoang ở độ cao 1500m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.

Theo thông tin thu thập được, người dân nơi đây đã dùng cây này từ nhiều đời nay nhằm tăng lực, chống mệt mỏi khi đi rừng, tăng cường sức khỏe. Mẫu cây này sau đó được gửi đến Viện Dược liệu Trung ương và đến các phòng nghiên cứu thực vật lớn trên thế giới và xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum. Qua nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam của Nhật Bản và Trung Quốc.

Đặc biệt, tại Việt Nam có công ty TNHH Tuệ Linh đã phát triển thành công 1 vùng trồng Giảo cổ lam 5 lá quý hiếm (Ngũ diệp sâm) rộng 5 ha đạt chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP – WHO) tại Mộc Châu. Được biết, đây chính là giảo cổ lam mà các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng. Kể từ khi phát hiện ra Giảo cổ lam vào năm 1997, GS.TS Phạm Thanh Kỳ (Thầy thuốc nhân dân, nguyên hiệu trưởng ĐH Dược Hà Nội) đã đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

Cho đến nay, GS.TS Phạm Thanh Kỳ cùng với các nhà khoa học Viện dược liệu, Bộ môn Dược lý Trường đại học Y Hà Nội và công ty TNHH Tuệ Linh đã phối hợp nghiên cứu làm rõ tác dụng hạ đường huyết, mỡ máu và huyết áp của cây thuốc quý này. Để mua đúng loại giảo cổ lam 5 lá này, các bạn có thể liên hệ với công ty TNHH theo số hotline của công ty là 18001190.

Phân bố 1

Hình 2: Vùng trồng Giảo cổ lam 5 lá (Ngũ diệp sâm) lớn nhất Việt Nam đạt chuẩn GACP-WHO tại Mộc Châu

Bộ phận dùng

Toàn cây

Thành phần hóa học

Thành phần hoạt chất chính của Giảo cổ lam: Saponin, flavonoid, polysaccharid.

Saponin: Trong GCL có chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosids, trong đó có 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm, 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong nhân sâm. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.

Tính vị

Giảo cổ lam vị rất giống nhân sâm, trước đắng sau ngọt (tiền khổ hậu cam cam).

Công dụng và các nghiên cứu khoa học về Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là một trong những cây dược liệu cổ quý hiếm được biết đến với rất nhiều tác dụng trong y học. Dược liệu này đã được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, đặc biệt là Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam đã được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Cây này được hoàng đế Tần Thủy Hoàng ưa dùng với mong muốn trường sinh bất lão, do vậy giảo cổ lam còn được gọi là cỏ trường thọ.

Ở Nhật Bản, năm 1976, các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra Giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên vùng núi cao có tuổi thọ bình quân xấp xỉ 100 tuổi. Nguyên nhân là do người dân nơi đây đã dùng giảo cổ lam, chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe. Người dân Nhật Bản gọi giảo cổ lam với cái tên Phúc Âm Thảo.

Giảo cổ lam đã được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển Hạ năm 1694 và trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” với những công dụng sau:

  • Ba chống: Chống u, chống lão hóa, chống mệt mỏi
  • Ba giảm: Giảm béo, giảm căng thẳng, giảm nám sạm da
  • Năm tốt: Ăn ngủ tốt, tiêu hóa tốt, da dẻ tốt, sức khỏe tốt và giúp tỉnh táo.

Ngày nay, trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng của giảo cổ lam với sức khỏe con người.

Giảo cổ lam giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp II

  • Các chất trong Giảo cổ lam có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Năm 2004, Viện dược liệu Trung ương kết hợp với viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây Giảo cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và được đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học Việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu). Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng Phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với Phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp. Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.
  • Từ thành công ban đầu tìm ra phanoside năm 2007, các tác giả này đã tìm ra cơ chế kiểm soát đường huyết của phanoside là do khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy. Và đến năm 2010, một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l so với trước khi sử dụng, đồng thời Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường.
  • Một nghiên cứu lâm sàng khác năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền, bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại bệnh viện Lão Khoa Trung ương có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14 mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà Giảo cổ lam Tuệ Linh 2g dạng túi lọc), trong thời gian 12 tuần. Kết quả cho thấy, sau 12 tuần sử dụng trà Giảo cổ lam, đường huyết giảm 3 mmol/l so với nhóm đối chứng không sử dụng Giảo cổ lam. Nghiên cứu cũng nhận thấy nếu sử dụng một thuốc hạ đường huyết gliclazide trong 4 tuần sau đó chuyển sang sử dụng trà Giảo cổ lam trong 8 tuần cũng giúp làm giảm đường huyết lúc đói là 2,9 mmol/l so với nhóm chỉ sử dụng gliclazide đơn thuần trong 4 tuần đầu. Đồng thời nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền cũng nhận thấy sử dụng trà Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu.

Như vậy, tác dụng hạ đường huyết của giảo cổ lam dựa trên các cơ chế:

  • Kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin.
  • Giảm tính kháng của tế bào đối với insulin
  • Giảm tổng hợp glucose ở gan

Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Giảo cổ lam làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, triglyceride và tăng hoạt tính của enzyme lipoprotein lipase làm tăng thoái giáng lipid trong máu, do đó ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa mạch máu, chống huyết khối.

  • Những đánh giá bước đầu về tác dụng làm giảm cholesterol máu đã được tác giả Phạm Thanh Kỳ công bố trên tạp chí Dược liệu vào năm 1999 khi tiến hành thử nghiệm trên mô hình chuột gây rối loạn mỡ máu bằng chế độ ăn giàu lipid cho thấy: uống Giảo cổ lam trong 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần 71% so với nhóm không sử dụng dược liệu này. Kết quả này là cơ sở khoa học khẳng định tác dụng làm giảm mỡ máu của Giảo cổ lam.
  • Một nghiên cứu khác của tác giả Samer Megalli, trường Đại học Sydney, Úc công bố năm 2005 cũng khẳng định tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần trong máu, triglycerid, LDL (một loại cholesterol xấu trong máu, loại cholesterol này làm tăng nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…) trên mô hình động vật thí nghiệm. Theo kết quả của nghiên cứu này thì sử dụng Giảo cổ lam làm giảm lượng triglycerid trong máu 85%, cholesterol toàn phần 44% và giảm lượng LDL 35%, tác dụng này gần như tương đương với atorvastatin, là thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu hiện nay.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp

  • Tác dụng trên huyết áp:
  • Các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, chất này thúc đẩy quá trình lưu thông máu và có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
  • Các nhà khoa học đã thử nghiệm lâm sàng trên 223 bệnh nhân được chia thành ba nhóm: Nhóm 1 dùng nhân sâm, nhóm 2 dùng giảo cổ lam và nhóm 3 dùng thuốc huyết áp Indapamide. Kết quả thu được, nhân sâm chỉ giảm chỉ số huyết áp 46%, Giảo cổ lam là 82% và thuốc Indapamide là 93%. Như vậy, sử dụng Giảo cổ lam có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp.
  • Gần đây, GS.TSKH. Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) còn phát hiện ra hoạt chất Adenosin trong giảo cổ lam 5 lá. Adenosin rất tốt cho những người tim mạch (làm giảm rõ rệt những cơn đau tim), bởi adenosin có khả năng tạo năng lượng rất mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp dễ ngủ.

Tác dụng chống khối u

  • Năm 2011, Tạp chí Dược học số 5/2011 đã đăng tải nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ và PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (Viện Y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm) chứng minh chiết xuất Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u một cách rõ rệt.
  • Năm 2012, GS.TS Phạm Thanh Kỳ tiếp tục phối hợp với các cộng sự Hàn Quốc, đã tìm thấy 7 hoạt chất saponin mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam và đặt tên là gypenoisd VN 01-07. Các chất này được chứng minh có khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư bạch cầu, phổi, đại tràng, vú và tử cung.

Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch

  • Giảo cổ lam giúp tăng cường sinh lực do có các saponin có cấu trúc giống saponin trong nhân sâm giúp cơ thể cân bằng tối ưu bằng cách cân bằng hormon nội tiết, hệ miễn dịch, hệ thần kinh và các chức năng sinh học khác.
  • Giảo cổ lam có tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch trên chuột ở cả 2 mô hình gây ức chế miễn dịch bằng Cyclophosphamid và tia xạ với liều thí nghiệm (3,4mg cao đặc/20g chuột/ngày).

Cụ thể, saponin toàn phần trong GCL:

  • Có tác động rõ rệt lên sự ức chế miễn dịch gây ra bởi Cyclophosphamide khi thử nghiệm trên động vật, dẫn đến sự phục hồi ở chuột được dùng Cyclophosphamide về phương diện khối lượng các cơ quan miễn dịch, hàm lượng chất tan huyết và sự tăng rõ rệt hoạt tính của tế bào NK, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm đối chứng dùng Cyclophosphamide (p < 0,005-0,01).
  • Có tác động điều hòa miễn dịch 2 chiều trên chuột khỏe mạnh bình thường, phục hồi các chỉ số miễn dịch từ cao hơn hoặc thấp hơn trị số trung bình về trị số bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm chứng dùng Cyclophosphamide.
  • Có tác dụng ngăn chặn mệt mỏi, giúp cơ thể chịu đựng được tình trạng thiếu oxy dưới áp suất khí quyển bình thường.

Một số sản phẩm có thành phần Giảo cổ lam trên thị trường hiện nay

Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh

Công dụng:

♦ Giúp giảm mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

♦ Giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch 1

Hình ảnh sản phẩm Trà giảo cổ lam và Viên uống giảo cổ lam

Cao khô Giảo cổ lam

♦ Cao Giảo cố lam Tuệ Linh với thành phần 100% cao khô dược liệu nguyên chất.

♦ Dược liệu được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đảm bảo chất lượng và hàm lượng hoạt chất cao nhất.

♦ Đối tượng sử dụng: Người mỡ máu, huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch; mắc bệnh tiểu đường tuýp 2; thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ.

Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn dịch 2

Hình ảnh sản phẩm Cao khô giảo cổ lam

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Giảo cổ lam. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Giảo cổ lam và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html/feed 0
Thảo quả https://tracuuduoclieu.vn/thao-qua.html https://tracuuduoclieu.vn/thao-qua.html#comments Thu, 02 Dec 2021 02:35:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/thao-qua/ Mô tả cây
Mô tả cây 1
Thảo quả

Thảo quả là một loại cỏ sống lâu năm, cao chừng 2,5-3m. Có thân, lá, hoa và quả được mô tả cụ thể như sau:

  • Thân rễ mọc ngang, to thô, có đốt, đường kính chừng 2,5-4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài có màu hồng thơm, mẫm, rất chóng thành xơ.
  • Lá mọc so le, có lá có cuống ngắn, có lá không có cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 0,60-0,70m, rộng tới 0,20m, nhẵn, mặt trên có màu xanh sẫm, mặt dưới hơi mờ, mép nguyên.
  • Cụm hoa thành bông mọc từ gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đỏ nhạt.
  • Quả từ 8 đến 17 trên mỗi bông, khi chín có màu đỏ nâu dài khoảng 3-4cm, đường kính 2-3cm, khi còn tươi mặt bóng nhẵn, vỏ ngoài dày 5mm. Trong quả chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có chừng 7 hạt có áo hạt hình tháp ép vào nhau, rất thơm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Thu hái Thảo quả
Thu hái Thảo quả

Phân bố

Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát miền Bắc Việt Nam, chủ yếu tại Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu. còn thấy ở một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam).

Cây thảo quả được đưa vào trồng ở Việt Nam vào khoảng năm 1890, từ các tỉnh biên giới Việt-Trung. Người ta trồng thành rừng rộng, ở độ cao 1000-1.500m,diện tích hiện nay khoảng 700—800ha.

Thu hái

Thu hoạch vào các tháng 10-12, khả năng ước lượng khoảng 500 tấn mỗi năm.

Chế biến

Cách chế biến sau khi thu hái thảo quả với lượng lớn thông thường được làm như sau:

  • Khi hái về người ta phơi trên phên thua và sấy lửa nhẹ luôn 3 hay 4 ngày đêm cho đến khi khô.
  • Khi quả thảo quả khô, màu sẽ ngả xám mâu nhạt, nhiều nát nhăn dọc và thường được phủ một lớp phấn trắng, mỗi quả cân nặng chừng 4g.
  • Khi sấy không nên để lửa quá già, vỏ có thể bị cháy sém mà trong ruột hạt chưa thật khô, dễ bị vụn. Sau đó đóng bao,mỗi bao 50 đến 100kg. Để nơi khô ráo.
  • Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc lấy hạt ngay sẽ chóng mất mùi thơm.

Các phương pháp chế biến thảo quả khác:

Vì sấy thảo quả dễ bị cháy phần vỏ trong khi ruột hạt chưa đủ độ chín thơm nên thường người ta có các phương pháp nướng, rang, sao thảo quả sao cho chín bên trong mà không bị cháy lớp vỏ ngoài. Cụ thể có các cách như sau:

  • Thảo quả nướng ủ tro nóng: Đem quả Thảo quả còn cả vỏ nướng vào tro nóng đến khi có mùi thơm thì lấy ra bóc bỏ vỏ ngoài.
  • Thảo quả nướng bọc bột mỳ: Cũng có thể dùng bột mỳ nhão, làm áo bọc ngoài quả rồi mới nướng, đến khi áo bột đen đi thì lấy ra bóc bỏ vỏ.
  • Thảo quả sao cát: Đem cát rang nóng già; cho nhân Thảo quả vào sao đến khi có màu vàng hơi đen. Rây bỏ cát.
  • Thảo quả sao cám: Tương tự với sao cát. Đem Thảo quả (10kg) cùng cám (1kg) sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng. Rây bỏ cám.
  • Thảo quả trích gừng: Trước tiên giã 2kg gừng tươi, vắt lấy nước cốt, tẩm đều vào Thảo quả, để hút hết nước. Sao đến khi khô cho mùi thơm.

Thành phần hoá học

Trong thảo quả có chừng 1-1,5% tinh dầu. tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm ngọt, vị nồng cay dễ chịu (Đỗ Tất Lợi, 1957).

Năm 1989, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự đã nghiên cứu thấy trong tinh dầu thảo quả có các thành phần chủ yếu: 1-8 cineol (30.61%), trans-2 undecanal (17,33%), citral B (gernial)(10,57%), -terpineol (4,34%).

Cho đến nay, hơn 300 hợp chất đã được phát hiện trong quả Thảo quả, ít nhất 209 trong số đó đã được phân lập và xác định. Theo đặc điểm của cấu trúc lõi, các hợp chất này có thể được phân loại thành terpenoid, phenylpropanoid,acid hữu cơ và các hợp chất khác. Nhìn chung, có 32 terpenoid, 157 phenylpropanoid, 19 acid hữu cơ, và một pyrrole. Vì Thảo quả có mùi thơm và cay nên tinh dầu của nó đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học.

Công dụng và liều dùng

Công dụng Thảo quả
Công dụng Thảo quả

Thảo quả là một vị thuốc, đồng thời là một gia vị. thảo quả tường được dùng để thêm vào một số bánh kẹo, đặc biệt loại kẹo chè lam. Trong thuốc, thảo quả chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân.[1]

Trong các sách cổ, người ta cho thảo quả có vị cay, chát, tính ôn và không độc, vào hai kinh Tỳ và Vị, có năng lực táo thấp, khử hàn, trừ đờm, chữa sốt rét, tiêu thực, hoá tích dùng làm thuốc kiện tỳ, giải độc, chữa đau bụng, nôn mửa, hôi mồm.

Theo sách Cây thuốc ở việt nam Ấn phẩm của WHO liên kết với Viện dược liệu Hà nội: Thảo quả có tác dụng như: kháng khuẩn và làm dịu dạ dày, được dùng để giảm chứng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và ho. Hạt của cây này cũng được dùng làm nước súc miệng để điều trị đau răng, viêm nướu và bệnh nha chu.[2]

Theo y học hiện đại, Thảo quả được sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư, viêm nhiễm, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh đường tiêu hóa, v.v. [3]

Liều dùng hàng ngày: 3 đến 6g dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác, sắc hay làm thành thuốc viên.

Công dụng của Thảo quả: khử hàn, trừ đờm chữa ho, đau bụng, nôn, dễ tiêu, sốt rét, kích thích tiêu hóa, giải độc.

Đơn thuốc có thảo quả dùng trong nhân dân

Đơn thuốc có thảo quả dùng trong nhân dân 1
 Bài thuốc từ thảo quả

Chữa hôi miệng

Thảo quả dã dập, ngậm vào miệng, nuốt nước.

Chữa sốt, sốt rét, đặc biệt dùng trong trường hợp sốt ít, rét nhiều, đại tiểu tiện quá nhiều, không ăn được

Thảo quả 10g, kha tử 10g, sinh khương 7 miếng, táo đen 2 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống.

Chữa sốt rét mới khỏi, giúp tiêu hoá, ăn ngon cơm

Thảo quả 4g, Bạch chỉ 4g, Tứ tô 4g, Cao lương khương 2g, Xuyên khung 4g, Thanh quất bì 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa đau bụng, đầy trướng, Tỳ hư tiết tả

Thảo quả phối hợp Sa nhân, Thần khúc, Mạch nha, Cam thảo, Gừng, Táo (lượng bằng nhau). Sắc nước uống.

Chữa Tỳ Vị nóng lạnh bất hoà, xích bạch lỵ, sốt, đại tiện ra máu

Thảo quả, Địa du, Chỉ xác, Cam thảo (lượng bằng nhau), Táo nhỏ, mỗi lần dùng 6g, thêm Gừng, sắc nước uống.

Chữa chứng hàn thấp, tích đọng bên trong, trướng đầy, tức ngực đau bụng

Thảo quả (nướng chín) 5g, Hậu phác 9g, Thanh bì 6g, Đinh hương 3g, Cam thảo 3g, Cao lương khương 5g, Hoắc hương 9g, Thần khúc 6g, Gừng sống 9g, Đại táo 9g. Sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng Thảo quả

Theo đông y, phàm âm huyết không đủ mà không không hàn thấp thực tà không nên dùng.

Người bị cảm nắng mà đi tả dữ dội, nước tiểu đỏ, miệng khô đắng thì không nên dùng.

Người thuộc chứng âm hư, thiếu máu mà không hàn thấp, thực tà không được dùng.

Bảo quản Thảo quả

Bảo quản để nơi khô ráo và đậy kín, vì dễ bị mốc. Tránh quá nóng để giữ tinh dầu. Nếu chớm mốc phải phơi hay sấy nhẹ.

Theo:

  • [1] Sách Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam- GS Đỗ Tất Lợi
  • [2] Sách Cây thuốc ở Việt nam Ấn phẩm của WHO liên kết với Viện dược liệu Hà nội
  • [3] Tiềm năng của Amomum tsao-ko như một loại thuốc cổ truyền Trung Quốc: Ứng dụng lâm sàng truyền thống, hóa thực vật và đặc tính dược lý [https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1878535223003982]
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thao-qua.html/feed 2
Địa Liền https://tracuuduoclieu.vn/dia-lien.html https://tracuuduoclieu.vn/dia-lien.html#respond Tue, 02 Nov 2021 01:24:50 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/dia-lien/ Mô tả cây
  • Cây thảo, sống lâu năm, không có thân. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng mọc nối tiếp nhau, có nhiều vân ngang.
  • Lá 2-3 cái hình trứng gần tròn, xòe rộng sát mặt đất, đầu tù rồi thuôn nhọn, gốc thuôn hẹp thành một cuống ngắn rộng có rãnh, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông mịn, mép mỏng màu đỏ, hai mặc có nhiều chấm hình tròn, phiến lá dài 8-10cm, rộng 6-7cm.
  • Cụm hoa không cuống, nằm ẩn trong bẹ lá; lá bắc hình mũi mác nhọn; hoa 6-12 cái, xếp thành hình bánh xe, màu trắng có đốm tím ở giữa; đài có 3 răng dài, hẹp và nhọn; tràng có ống, dài mang 3 thùy; nhị không có chỉ nhị, bao phần có 2 ô song song; có nhị lép, cánh môi to chẻ thành 2 thùy. Toàn cây nhất là thân rễ có mùi thơm và vị nóng.
  • Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Tránh nhầm lẫn với cây Kaempferia angustifolia mà nhân dân Phú Thọ cũng gọi là địa liền.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta. Cây còn mọc ở Cam puchia, Trung quốc (Quảng đông, Quảng tây, Vân nam, đài loan), Malaixia, Ấn Độ.

Thu hái:

  • Từ tháng 12-3 năm sau, người ta đào củ về, cần chọn những cây đã trên 2 năm, rửa sạch sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh một ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than, củ sẽ đen mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô.
  • Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dù điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.

Thành phần hoá học

Thân rễ địa liền khô chứa 2,4-3,9% tinh dầu. Thành phần chủ yếu là acid p-methoxycinamic, ethylcinamat và p-methoxy ethylcinamat.

Tác dụng dược lý

Tác dụng giảm đau:

Trên mô hình gây đau nội tạng bằng cách tiêm dung dịch acid acetic 0,6% vào xoang bụng chuột nhắt trắng để tạo nên những cơn đau quặn, địa liền dùng với liều 5g/kg thể trọng, bằng đường uống, một giờ sau khi dùng thuốc làm giảm 69% số lần xuất hiện cơn đau.

Tác dụng chống viêm:

Trên mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng cách tiêm nhũ dịch kaolin 10%, địa liền có tác dụng chống viêm rõ rệt.

Tác dụng hạ sốt:

Địa liền với liều 5g/kg bằng đường uống, sau 2 giờ khi uống thuốc, làm hạ sốt 0,4-0,5 độ so với lô đối chứng.

Tính vị, công năng

Theo tài liệu cổ địa liền có vị cây, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp. Tác dụng chữa ngực bụng đau lạnh, đau răng.

Công dụng

Địa liền thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, làm cho ăn ngon, chóng tiêu và còn dùng làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chữa phù tê, tê thấp nhức đầu, đau nhức.

Ngày dùng 2-4g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hay pha chè mà uống, còn dùng trong kỹ nghệ cất tinh dầu chế nước hoa và bảo vệ quần áo chống nhậy.

Đơn thuốc có địa liền

Địa liền 2g, quế chi 1g, hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh (Diệp Quyết Tuyền).

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dia-lien.html/feed 0
Ngải đắng https://tracuuduoclieu.vn/ngai-dang.html https://tracuuduoclieu.vn/ngai-dang.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:23:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57052 Mô tả

Mô tả 1

Cây thảo, sống hai năm hoặc nhiều năm, cao 0,40 – 0,60m, có khi đến 1m. Thân mọc đứng, có khía dọc và lông mềm màu trắng.

  • Lá mọc so le, hai mặt phủ lông tơ trắng, mép khía răng; lá ở phía gốc có cuống dài, chẻ lông chim 3 lần, lá ở gần ngọn chẻ ít hơn và có cuống ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành đầu, các đầu họp lại thành chùy; hoa màu vàng hay trắng.
  • Quả ít gặp.

Phân bố, sinh thái

Cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm thuộc châu Âu và một phần ở châu Á, đồng thời cũng có được trồng ở một số quốc gia Đông Âu và Liên Xô cũ. Ngải đắng được Viện Dược liệu nhập giống từ Hungari vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước tại vườn thuốc ở SaPa. Tuy nhiên hiện nay cây đã bị mất giống.

Ngải đắng là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát của vùng núi cao. Cây sống một năm, nên sau khi có quả già, toàn cây sẽ bị tàn lụi vào mùa đông.

Bộ phận dùng:

Toàn bộ phần trên mặt đất: lá, thân cành, hoa.

Thành phần hóa học

Ngải đắng chứa tinh dầu bao gồm myrcen, α – pinen, thujyl alcol, nerol, thujyl acetat.

Theo Kennedy Alan I, 1993, tinh dầu rễ chứa α – fenchen 53%, β – myrcen 6%, endo – bornyl acetat 2%, β – pinen 1%, trong khi đó tinh dầu rễ chứa neryl isovalerat 47% và nery butyrat 6% [CA 119; 1993: 4973 t].

Theo tài liệu khác, tinh dầu có 24 thành phần trong đó có thuyen và isothuyen (12 – 25%), sabinyl acetat (13 – 20%) và 1,8 – cineol (2 – 13%).

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn

Thử tác dụng kháng nấm của tinh dầu trên 2 loại nấm là Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae var. chevalieri. Kết quả cho thấy, tinh dầu ngải đắng có tác dụng ức chế khá mạnh sự phát triển của cả 2 loại nấm.

Tác dụng bảo vệ gan

  • Tác dụng của cao ngải đắng chiết bằng ethanol – nước đã được nghiên cứu trên tổn thương gan do acetaminophen và CCl4. Kết quả cho thấy:
  • Acetaminophen với liều 1g/kg làm chết 100% chuột nhắt trắng, trong khi điều trị bằng cao ngải đắng với liều 500 mg/kg làm giảm tỷ lệ chết 20%.
  • Điều trị từ trước cho chuột cống trắng bằng cao ngải đắng với liều 500 mg/kg, uống ngày 2 lần trong 2 ngày ngăn ngừa được (P < 0,01) sự tăng transaminase (ALT và AST) trong huyết thanh do dùng acetaminophen (640 mg/kg) hoặc CCI, (1,5ml/kg).
  • Sau khi gây tổn thương gan, dùng cao ngải đắng với liều (500 mg/kg), 3 lần liên tiếp, cách nhau 6 giờ, hạn chế được tổn thương gan do acetaminophen (P < 0,05), nhưng độc tính gan do CCI4, không bị ảnh hưởng (P> 0,05).
  • Như vậy, cao ngải đắng có tác dụng bảo vệ gan, một phần là do ức chế MDME và kết quả thí nghiệm đã chứng minh việc sử dụng ngải đắng để chữa tổn thương gan trong y học cổ truyền (Gilani et al., 1995).

Tác dụng chống viêm

Flavonoid của ngải đắng đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm. Kết quả cho thấy p7F có tác dụng chống oxy và ức chế hoạt hóa NF – kB và có thể được dùng trong lâm sàng để điều trị các chứng viêm (Lee et al., 2004).

Tác dụng kích thích tiêu hóa

Ngải đắng có tác dụng như một thuốc bổ đắng, làm ăn ngon, kích thích tiêu hóa, có tác dụng kiện vị, bổ dạ dày.

Tính vị công năng

Tính vị công năng 1

Ngải đắng (toàn cây) vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có công năng bổ đắng, lợi tiêu hóa, hạ sốt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun.

Công dụng

Ngải đắng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, làm thuốc bổ đắng chữa đầy hơi, đau dạ dày, đau gan, tăng huyết áp, ho, sốt. Liều dùng 2-10g thường dùng dạng thuốc hãm hoặc rượu thuốc.

Để kích thích tiêu hóa thường dùng liều thấp. Khi bị đau răng, sắc đặc ngải đắng, chấm vào chân răng bị đau.

Ở Tuynidi, quả và lá phơi khô rồi quấn làm thuốc hút, hoặc sắc uống làm thuốc trị sốt và trị cúm.

Cách dùng cây ngải đắng làm thuốc

Dùng cây khô sắc uống: Liều dùng lá, thân ngải đắng khoảng 15g/ngày sắc nước uống trong ngày.

Dùng ngâm rượu: 1kg lá, thân ngải đắng phơi khô (trong bóng râm), ngâm với khoảng 5 lít ~ 6 lít rượu 40 độ. Ngâm trong tầm khoảng 1 tháng trở lên là dùng được. Liều dùng 2 ly ~ 3 ly nhỏ/ngày. Rượu này thường được quen gọi với tên rượu áp xanh do có màu xanh lá cây, vị đắng.

Cây ngải đắng gắn liền với thương hiệu rượu áp xanh, rượu Absinthe

Cây ngải đắng gắn liền với thương hiệu rượu áp xanh, rượu Absinthe 1

Ở nước ta rượu áp xanh nối tiếng huyện Đất Đỏ – Bà Rịa Vũng Tàu. Rượu này được tìm mua như một vị thuốc quý mà độc đáo vì độ lên màu đẹp lôi cuốn khiến ai cũng tò mò muốn uống.

Một điều độc đáo ở rượu Áp Xanh là cách pha chế có thể nhiều người biết  nhưng không ai nắm được bí quyết bốc thang thuốc dùng nấu rượu. Người ta chỉ biết rằng  trong thang thuốc đó có chừng bảy vị thuốc và việc bốc thuốc là nghề “cha truyền con nối” (Trong thang thuốc đó không thể thiếu ngải đắng, các loại đại hầu, riềng, cam thảo).

Rượu áp xanh cũng được ưa chuộng ở một số nước phương tây với tên Absinthe. Tuy nhiên người ta lấy chiết xuất từ cây áp xanh này để dùng pha chế rượu. Đây một loại thức uống gây nghiện được yêu thích vào thế kỷ XIX ở Pháp. Màu sắc xanh ngọc ấn tượng kết hợp hương liệu từ tinh dầu cây ngải đắng (áp xanh). Tuy nhiên rượu này gây kích thích thần kinh vì có hàm lượng thujone cao, dùng với lượng ít nó an toàn nhưng sẽ gây độc nếu dùng quá liều.

Lưu ý

  • Không dùng cho phụ nữ có thai.
  • Có thể gây rối loạn thần kinh như co giật, mất ngủ, hoang tưởng. Hoa gây dị ứng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngai-dang.html/feed 0
Rung quả nhỏ https://tracuuduoclieu.vn/rung-qua-nho.html https://tracuuduoclieu.vn/rung-qua-nho.html#comments Mon, 02 Aug 2021 06:15:45 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57158 Mô tả
  • Cây thảo, cao đến 0,4m. Cành mọc loà xoà.
  • Lá mọc đối, hình mác, gốc thuôn, đầu tù hơi nhọn, mép nguyên, hai mặt có lông ở gân.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngon thành bông ngắn; lá bắc mọc đối thành 4 hàng, trong đó có 2 hàng không mang hoa, lá bắc con hình dải hơi nhọn; hoa nhỏ màu tím, xanh hoặc trắng; đài 5 răng hình chỉ, có lông; tràng chia 2 môi, môi dưới 3 thuỳ, mỗi trên hơi hình tam giác; nhị 2, đính ở họng tràng, không có nhị lép, bao phấn 2 ô, ô dưới có cựa.
  • Quả nang dài; hạt hình thấu kính, ráp.
  • Mùa hoa quả: tháng 11 – 2.

Phân bố, sinh thái

Chi Rungia Ness. Ở Việt Nam, đã biết 5 loài, loài rung quả nhỏ mới ghi nhận được ở Kon Tum (Sa Thày), Đắc Lắc (Krông Pắk) và Đắc Nông (Đăk Mil). Trên thế giới, loài này có ở Trung Quốc.

Rung quả nhỏ là cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc rải rác hoặc thành đám nhỏ, lẫn với các loài cỏ thấp ở nơi đất thấp như bãi sông, ven đường đi, trên nương rẫy cũ hoặc các bãi hoang quanh buôn làng. Cây ra hoa quả hàng năm, khi quả già, hạt phát tán quanh gốc cây mẹ. Vì thế, trong tự nhiên thường gặp chúng mọc thành các đám nhỏ, gồm nhiều cá thể gần nhau.

Bộ phận dùng

Toàn cây, lá dùng tươi hay phơi, sấy khô.

Tác dụng dược lý

Nghiên cứu cơ chế tác dụng chống viêm của rung quả nhỏ:

Rung quả nhỏ đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm. Rung quả nhỏ làm giảm mạnh sự sinh sản các cytokin hỗ trợ cho viêm và làm giảm sự sinh sản ra các chất trung gian gây viêm.

Tính vị, công năng

Toàn cây rung quả nhỏ vị nhạt hơi đắng, tính mát; có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, thanh can hỏa, tiêu tích.

Công dụng

Toàn cây rung quả nhỏ được dùng chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm gan, viêm ruột, viêm kết mạc mắt, viêm tuyến hạch, lở ngứa. Thường dùng chữa bệnh cho trẻ em nên còn gọi là hầu nhi thảo (cây dùng được cho trẻ em) trị nóng sốt, thủy đậu, co giật, trẻ em cam tích.

Liều dùng 10 – 20g sắc nước uống, ngày 1 tháng.

  • Ở Trung Quốc, nhân dân uống nước sắc rung quả nhỏ giúp làm sạch hệ bài tiết, để chữa viêm gan, viêm ruột và bệnh trầm cảm.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rung-qua-nho.html/feed 2
Sẻn hôi https://tracuuduoclieu.vn/sen-hoi.html https://tracuuduoclieu.vn/sen-hoi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:14:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57164 Mô tả
  • Cây to, có thể cao đến 30m, cành lúc đầu có lông sau nhẵn, gai nhỏ hình chóp, ngắn, loe ra ở gốc.
  • Lá kép mọc so le, thường tụ tập thành tủm ở đầu cành, lá chét 6 – 8 đội mọc đối, hình trái xoan – mũi mác, dài 9 cm, rộng 2,5 cm, gốc lệch, đầu nhọn, mép nguyên, gân nổi rõ ở mặt dưới lá.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành hình ngủ kép, ngắn hơn lá, có lông; đài có 4 răng, nhẵn, hình tam giác, mép có răng tràng 4 cánh nhẵn, hình bầu dục; hoa đực có 4 nhị, chi nhị dài bằng hay phấn, bầu hình thành bởi một khối hình trứng dài hoa cái không có nhị, bầu 1 – 3 noãn hình trứng.
  • Quả nang, to bằng hạt đậu, có mùi thơm, hạn màu đen bóng.

Phân bố, sinh thái

Chi Zanthoxylum L. ở Việt Nam có 13 loài, phân bố ở khắp các vùng núi và trung du. Loài sẻn hôi kể trên có vùng phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, bao gồm: Đắc Lắc (Krông Pắk), Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná, Ninh Hải: Núi Chúa), Đồng Nai (Trảng Bom, Biên Hoà)… Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma và Lào.

Sẻn hôi là loại cây gỗ trung sinh, khi lớn ưa sáng và có thể chịu hạn. Cây thường mọc rải rác ở rừng thí sinh hoặc rừng thưa rụng lá hoặc nửa rụng lá. Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên bằng hạt; khi cây còn nhỏ nếu bị chặt có thể sẽ tái sinh cây chồi.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ, vỏ quả.

Thành phần hoá học

Hạt chứa tinh dầu chứa sabinen, limonen, α và β – pinen, p. cymen, terpien – 4 – ol, α – terpineol.

Tác dụng dược lý

Tác dụng diệt ấu trùng muỗi: Tinh dầu sẻn hôi có tác dụng mạnh nhất trên ấu trùng muỗi A. aegypti

Tác dụng kích thích cơ trơn: Tinh dầu quả sẻn hôi có tác dụng kích thích co bóp nhu động của dạ dày ruột chuột nhắt trắng.

Một số tác dụng dược lý khác: Tinh dầu quả sẻn hôi có tác dụng chống viêm (Abraham và Agshikar, 1972). Cao khô chiết bằng methanol vỏ thân cây sẻn hôi với liều 250 và 500 mg/kg có tác dụng giảm đau, làm giảm các cơn đau quặn bụng trong mô hình gây đau bằng cách tiêm dung dịch acid acetic vào phúc mạc chuột nhắt trắng. Cao vỏ thân cây sen hôi còn có tác dụng làm giảm số lần đi ta chảy trong mô hình gây ra chảy bằng dầu thầu dầu ở chuột nhắt trắng (Raham et al., 2002). Các sao chiết bằng ete dầu, chloroform hoặc methanol từ lá và vỏ thân cây sản hội có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và tác dụng độc tế bào (Islam và Sayeed et al., 2001).

Tính vị, công năng

  • Quả sẻn hôi vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm nóng, vào 3 kinh phế, vị, thận; có công năng làm ấm, trừ lạnh, làm săn sóc, kích thích, lợi tiêu hóa.
  • Vỏ rễ cây sẻn hôi có màu đỏ nâu, vị đắng, mùi thơm dễ chịu, tính ấm, có công năng kích thích, trị giun và điều kinh, lọc máu.
  • Vỏ thân sẻn hôi mùi thơm, có công năng hạ sốt và bổ.
  • Hạt sẻn hôi vỏ màu đen, nhẵn bóng, vị đắng, tính lạnh, có công năng, lợi niệu, tiêu thũng, chữa phù thũng.

Công dụng

Quả sẻn hôi (cả hạt) làm ấm bụng (ôn trung), trừ lạnh, đau bụng lạnh, trị đầy hơi, thấp khớp. Còn làm gia vị thay hạt tiêu, thường được bảo quản trong giấm. Liều dùng, ngày 3-6g sắc uống, có thể tán thành bột, hãm uống.

Vỏ rễ để điều kinh, trực giun. Vỏ thân được dùng trị ỉa chảy, sốt rét, thấp khớp, tiêu hoá kém. Liều dùng vỏ thân, vỏ rễ ngày 10 – 15g, sắc uống.

Lá được dùng thay men để chế một loại bia gạo, do lá tiết ra một chất gôm thơm. Lá non được dùng để làm gia vị.

  • Ở Ấn Độ, quả được dùng do tính chất thơm và kích thích, săn se, kiện vị, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, ỉa chảy[Chopra et al., 2001: 260].
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sen-hoi.html/feed 0
Sữa lá to https://tracuuduoclieu.vn/sua-la-to.html https://tracuuduoclieu.vn/sua-la-to.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:11:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57282 Mô tả
  • Cây to, cao 10m. Thân thẳng có vỏ nhẵn, màu xám. Cành non màu lục xám, có rãnh sâu, sau chuyển màu xám sẫm, có nhiều sẹo.
  • Lá mọc vòng 4, hình mác thuôn, dài 12 – 30 cm, rộng 4 – 8 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép hơi gập cong xuống dưới, gân nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 10 – 18 cm, có rãnh ở mặt trên.
  • Cụm hoa mọc ở gần đầu cành thành xim tán, không cuống, chia 6 – 10 nhánh dài 2,5 – 6 cm; lá bắc nhỏ; hoa màu lục vàng nhạt; đài hình chuông, có ống ngắn, 5 răng hình bầu dục, mép có lông dạng mi; tràng 5 cánh thuôn tù, có lông ở phần dưới mặt trong, ống hình trụ hơi loe ở đầu; nhị 5, thụt, chỉ nhị ngắn, bao phấn thuôn; bầu 2 ô.
  • Quả khô gồm 2 đại, hình dải, dài 25 – 30 cm, rộng 2,5 – 4 mm; hạt nhiều, tròn ở một đầu, đầu kia nhọn, có lông nhung.

Phân bố, sinh thái

Chi Alstonia R. Br. trên thế giới đã biết 63 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt Nam, chi này có 4 loài, trong đó có cây sữa lá to và có lẽ đây là loài được biết đến ít nhất so với các loài khác cùng chi, bởi vì mới chỉ ghi nhận được ở tỉnh Kiên Giang (Hà Tiên và Phú Quốc). Trên thế giới, sữa lá to phân bố ở nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Niu Ghinê.

Sữa lá to là loại cây gỗ trung sinh, khi còn nhỏ ưa ẩm, chịu bóng, khi cây đã lớn trở nên ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt. Cây thường mọc ở ven rừng hay rừng thứ sinh, trên đất có nhiều cát thô, chua và nghèo chất mùn. Sữa lá to ra hoa quả nhiều hàng năm; hạt có túm lông, phát tán xa nhờ gió; tái sinh tự nhiên bởi hạt.

Bộ phận dùng:

Vỏ.

Thành phần hoá học

Vỏ chứa indolalcaloid có tác dụng độc tế bào, chống ung thư vú, ung thư ruột già (Phạm Hoàng Hộ, 2006, cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr.414) talearpin, pleicocarpamin alstonamin, vilalstonin, macralstonin (chống sốt rét) afinisin (giảm hoạt động thần kinh TW) và kitabalin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn kháng nấm:

Cao chiết methanol và cao chiết bằng hỗn hợp methanol nước từ lá cây sữa lá to có tác dụng kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli và Proteus mirabilis với nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) vi khuẩn là 64 – 1000 mg/ml; cao không có tác dụng ức chế các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella sp. và Vibrio cholerae ở nồng độ đến 2000 g/ml.

Cao lá cây sữa lá to ức chế được các chủng nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton var. mentagrophytes, Microsporum gpseum với MIC trong khoảng 32 – 128 mg/ml; ở nồng độ 128 mg/ml, cao không ức chế được nấm Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae. Cao vỏ thân có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm kém hơn cao lá (Chattopadhyay, Maiti et al., 2001).

Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét:

Các cao methanol chiết từ các bộ phận khác nhau của cây sữa lá to đã được đánh giá tác dụng trên chủng K1 kháng nhiều thuốc của Plasmodium falciparum nuôi trong môi trường hồng cầu người.

Kết quả: Cao methanol chiết từ vỏ rễ sữa lá to có tác dụng rất mạnh với IC50 là 5,7 kg/ml. Mười ba alcaloid indol phân lập từ cao vỏ rễ và một bisindol bán tổng hợp là O – acetylmacralstonin cũng đã được thử trên chủng Plasmodium falciparum K1 kháng thuốc. Kết quả là các alcaloid bisindol, đặc biệt là villastonin và macrocarpamin có tác dụng ức chế ký sinh trùng sốt rét rất mạnh với IC50 của villastonin là 0,27 micromol và của macrocarpamin là 0,36 micromol. Các alcaloid có tác dụng mạnh này, sau đó lại thử tiếp trên chúng nhạy với cloroquin (chủng P, falciparum T9 – 96).

Tác dụng trên thần kinh trung ương:

Cao methanol chiết từ lá sữa lá to với liều cho chuột nhắt trắng uống 100 và 200 mg/kg có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, được biểu hiện trên các mô hình nghiên cứu như làm giảm hoạt động vận động tự nhiên, làm giảm hành vi tìm tòi, khám phá, làm giảm khả năng bám trên trụ quay và tăng cường có ý nghĩa thời gian ngủ do natri phenobarbiton (Chattopadhyay Arunachalam et al., 2004).

Tác dụng hạ sốt:

Cao lá dùng liều 200 mg/kg và 300 mg/kg, phân đoạn n – butanol dùng liều 50 mg/kg có tác dụng hạ nhiệt độ bình thường và hạ nhiệt độ đã gây tăng do men bia theo cách phụ thuộc liều có so sánh với paracetamol là loại thuốc vẫn được dùng chữa sốt cho người. Tác dụng hạ sốt bắt đầu lúc 1 giờ và kéo dài đến 5 giờ kể từ khi dùng thuốc [Chattopadhyay, Arunachalam et al., 2005).

Tác dụng chống viêm:

Cao methanol của lá cây sữa lá to cũng đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hoá và tác dụng chống viêm ở nồng độ (hoặc liều) thấp chưa gây độc; các tác dụng này phụ thuộc vào liều (liều lớn tác dụng mạnh hơn liều nhỏ trong các liều đã dùng) [Chattopadhyay, Arunachalam et al., 2006).

Tác dụng độc trên tế bào ung thư:

Cao vỏ rễ sữa lá to có tác dụng độc tể bào (ức chế có ý nghĩa sự phát triển của tế bào) trên cả 2 dòng tế bào ung thư phổi của người.

Tính vị, công năng

Vỏ thân cây sữa lá to vị đắng, tính hàn, có ít độc, có công năng thanh nhiệt giải nhiệt, kiện vị.

Công dụng

Vỏ thân cây sữa lá to được dùng làm thuốc bổ ngày dùng 1 – 3g, sắc lấy nước chia làm 2 – 3 lần đắng, kích thích tiêu hoá, hạ sốt và điều kinh. Có thể tán thành bột, rồi chiều với nước uống.

Để kích thích tiêu hoá, có thể ngâm rượu đơn độc (riêng vị) hoặc phối hợp các vị thuốc khác.

  • Ở Philippin, vỏ thân cây sữa lá to được nghiên thành bột, sắc hoặc hãm với nước, ngâm rượu.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sua-la-to.html/feed 0
Tai nghé https://tracuuduoclieu.vn/tai-nghe.html https://tracuuduoclieu.vn/tai-nghe.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:11:28 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57284 Mô tả
  • Cây to, cao 8 – 12 m. Cành dẹt, màu xám nâu, có lông mịn, sau tròn nhẵn.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 10 – 20 cm, rộng 4 – 8 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên màu lục bỏng, mặt dưới rất nhạt có gân nổi rõ; cuống dài 2 – 3,5 cm; lá kèm dài 6 mm, có lông nhỏ.
  • Cụm hoa tận cùng thành chùm kép, dài khoảng 30 cm, kèm theo 1 – 2 đôi lá bắc dạng lá; hoa nhiều; lá đài 5 – 6 cái, dài và rộng 0,3 mm, có lông, ống đài hình trứng, cánh hoa 5, dài 1,75 mm, hình mác, ống tràng dài khoảng 2 mm, hẹp ngang; nhị 5 đính vào họng tràng; chỉ nhị ngắn, bao phấn đính lưng; bầu 2 ô, noãn 10 – 14 xếp thành 4 hàng.
  • Quả nang thuôn hẹp, dài 1,5 – 1,8 cm, rộng 0,8 – 1 cm, nứt thành hai mảnh; hạt có cánh mỏng.

Phân bố, sinh thái

Cây tai nghe trước đây được xếp vào chi Cinchoha, về sau một số tác giả đã căn cứ vào đặc điểm của cụm hoa (nhiều hoa xếp thành chùy) mới tách ra, nhập vào chi Hymenodictyon.

Chi Hymelodictyon Wall. chỉ có 1 loài là tai nghé ở Việt Nam. Cây phân bố rộng rãi ở nhiều tinh thuộc vùng núi thấp, gồm Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Bình Dương, Đồng Nai… Trên thế giới có ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Malaysia.

Tai nghe thuộc loại cây gỗ nhỏ, ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh, ven đồi, dọc theo hành lang ven suối ngoài cửa rừng. Độ cao phân bố có thể đến 1000 m.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, lá.

Thành phần hoá học

  • Rễ chứa anthraquinon là rubiadin cùng với methyl ether của nó, licidin, nordamnacanthal, damnacanthal, 2-benzylxanthopurpurin, anthragallol, soranjidol và morindon (Compendium of Indian Medicinal Plants 2 (1970 – 1979)).
  • Vỏ chứa β – sitosterol và stigmasterol [Compendium of Indian Medicinal Plants 5 (1990 – 1994, 1998].

Tác dụng dược lý

Tác dụng hạ huyết áp:

Tiêm vào tĩnh mạch đùi của chó, bột cao khổ vỏ thân cây tai nghé làm cho huyết áp hạ rõ rệt (Bhakuni et al., 1971, tài liệu đã dẫn).

Tính vị, công năng

Vỏ thân cây tai nghe có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ sốt, trừ ho, kiện tỳ, tiêu thực, tiêu khí trệ, đàm tích, tiêu phù thũng.

Công dụng

Vỏ thân cây tai nghe được dùng làm thuốc bổ đắng, trị chán ăn, trướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, sốt, sốt cách nhật, ho, đờm tích trệ, rất tốt cho phụ nữ mới sinh hoặc gầy còm kèm sốt. Liều dùng hằng ngày 16 – 20g sắc uống.

Để trị hắc lào, lấy gỗ tai nghe, tán bột, trà xát rồi rắc lên chỗ bị bệnh.

  • Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ cây tai nghé trị ngoại cảm, sốt cao, ho nhiều đờm, sốt rét. Lá tươi, giã nát làm thành miếng đắp để chữa khớp xương sưng đỏ, mụn nhọt, lở ngứa.
  • Ở Thái Lan, rễ, gỗ và vỏ thân tai nghe được dùng làm thuốc hạ sốt, ở Mianma, vỏ thân là thuốc bổ đắng, kích thích ăn.
  • Ở Philippin, vỏ thân lại được dùng chữa sốt định kỳ giống như canh ki na; lá tươi làm thành bánh đắp hai bên thái dương để chữa đau đầu [Perry và Metzger, 1980, Med. Plants of East and Southeast Asia, t.351].
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tai-nghe.html/feed 0