Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Mon, 22 Apr 2024 02:09:34 +0700 vi hourly 1 Cao cẳng lá mác https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang-la-mac.html https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang-la-mac.html#respond Sat, 24 Dec 2022 08:51:44 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=70034 Mô tả cây
  • Cây thân thảo, sống lâu năm. Thân rễ bò dài, phía ngọn chếch lên, dài đến 65cm, đường kính 3-5mm, có đốt, có rễ to.
  • Lá xếp 4-7 cái thành túm, phiến lá xoan thon hay hình mác thon, phần gốc thon nhọn dần thành cuống, dài 5.5-14cm, rộng 1.8-3.5cm, mặt trên màu lục, mặt dưới màu lục tro, có nhiều gân phụ, cuống lá dài 2-7cm.
  • Cụm hoa chùm cao 8-12c, có 10-20 hoa. Hoa có cuống dài 4-6mm, màu trắng. Bẹ hoa 6, hình ngọn giáo dạng trứng, dài 4-6mm, màu trắng. Nhị 6. Bầu trong 8 ô.
  • Quả có cuống ngắn, hình trái xoan, dài 8-9, hạt hình bầu dục.
  • Mùa ra hoa: Tháng 5-6.
  • Mùa quả: Tháng 7-12.

Phân bố

  • Cao cẳng mọc ở nơi đất ẩm, nhiều mùn, dưới tán rừng lá rộng, rừng trẻ nứa.
  • Ở Việt Nam, phân bố ở các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.

Bộ phận sử dụng

Thân rễ- Rhizoma Ophiopogonis.

Tính vị

Có vị ngọt, tính bình.

Công dụng 

Dùng trị tim đập mạnh và loạn nhịp, bệnh về tim do phong thấp, lao phổi , viêm phế quản mạn tính, viêm nhánh phế quản.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cao-cang-la-mac.html/feed 0
Ngà voi https://tracuuduoclieu.vn/nga-voi.html https://tracuuduoclieu.vn/nga-voi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:23:43 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57050 Mô tả
Hoa ngà voi
Hoa ngà voi

Cây có thân rễ mảnh, sống nhiều năm, cao 50 – 60 cm. Các bộ phận lá, hoa và quả của cây ngà voi được mô tả như sau:

  • Lá mọc thẳng từ thân rễ thành túm 4 – 5 cái, xếp thành hai dãy, phiến hình trụ cứng và đứng thẳng, dài 0,6 – 1m, đường kính 3 – 4 cm, có rãnh, gốc có bẹ, đầu thuôn nhọn, mặt trên lá có những đốm màu lục sẫm và lục sáng xen kẽ nhau tạo thành những khía và những vân vòng tròn.
  • Cụm hoa mọc từ kẽ lá thành chùm dài thẳng đứng, hoa màu trắng có bao hoa chia 6 thùy tạo thành ống mảnh; nhị 6 mọc thò ra ngoài bao hoa; bầu có 3 ô, mỗi ô chứa một noãn.
  • Quả mọng có 3 ngăn, mỗi ngăn đựng một hạt, đôi khi chỉ có một ô, còn 2 ô bị thui chột.

Phân bố, sinh thái

Cây ngà voi
Cây ngà voi

Chi Sansevieria Thunb. có tổng số khoảng 60 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi, một số loài ở Nam Á và Đông Nam Á. Chi này ở Việt Nam có 4 loài và 2 thứ, đều là cây nhập trồng làm cảnh.

Ngà voi là loài cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt. Cây có thể trồng canh tác chỉ cần tưới khoảng một tuần một lần trong mùa sinh trưởng. Nó được ưa chuộng làm cây cảns vì dễ trồng và chăm sóc tại nhà.

Bộ phận dùng: Lá.

Thành phần hoá học

Lá ngà voi chứa: các steroid, flavonoid, saponin, tannin và các acid phenolic.

Tác dụng dược lý

Lá ngà voi được thử nghiệm và chứng minh có tác dụng trên hoạt động của hệ tim mạch.

Công dụng

Lá ngà voi được dùng giã đắp chữa sưng tấy, sai khớp.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, lá ngà voi được dùng chữa bệnh về tim.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngà voi

Cây ngà voi chữa bệnh viêm xoang

Lấy 10 lá ngà voi, 100g hoa ngũ sắc đem rửa sạch tất cả nguyên liệu trên bằng nước muối khoảng 15 phút. Cắt nhỏ rồi giã nát các nguyên liệu, chắt lấy nước cốt và bỏ bã. Nước đã chắt đem cho vào chai nhỏ hoặc chén để dùng dần.

Rửa sạch mũi, sau đó, nhỏ 2 đến 3 giọt nước đã chuẩn bị ở trên vào trong mũi, mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục trong vòng một tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngà voi chữa sưng tấy, sai khớp

Lá ngà voi (khoảng 5-7 lá ) rửa sạch, cắt khúc, giã nát và đắp lên khớp sưng. Giúp giảm sưng đau tại các khớp

Ngà voi hỗ trợ bệnh tim

Lấy 3-4 lá cây ngà voi, đem rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào cối giã nát với vài hột muối biển.

Chắt lấy phần nước cốt cho vào chén, bỏ bã rồi đem hấp cách thủy cho nóng và dùng dẫn. Mỗi ngày một thang, dùng liên tục trong 5-7 ngày, theo dõi nếu thấy các triệu chứng yếu tim suy giảm thì ngưng sử dụng và tái khám để kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nga-voi.html/feed 0
Ngô đồng https://tracuuduoclieu.vn/ngo-dong-2.html https://tracuuduoclieu.vn/ngo-dong-2.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:22:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57061 Mô tả
  • Cây to, cao 20 – 30m.
  • Lá đa dạng, kép chân vịt, mọc so le, hình tim, từ nguyên đến xẻ 3 – 5 thuỳ hình tam giác, gốc xẻ sâu thành 2 thuỳ tròn to, đầu từ thuôn nhọn, hai mặt hơi có lông, sau nhẵn; cuống lá dài.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùy phân nhánh, có lông mềm; đài 5 răng hình trứng ngắn, có lông sắt ở mặt ngoài. Hoa đực có cuống bộ nhị nhăn và bầu lép có lông, chia 5 cạnh. Hoa lưỡng tính có bầu hình cầu có lông, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy chia 5 thuỳ.
  • Quả gồm 5 đại, mở trước khi chín, hạt hình cầu.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Firmiana Marsili ở Việt Nam chỉ có 2 loài. Một loại phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, và loài ngô đồng chỉ thấy ở phía Nam: Khánh Hoà (Cam Ranh, Nha Trang) và Bà Rịa – Vũng Tàu (Bà Rịa), Quảng Nam (Cù Lao Chàm) và có thể có ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

Ngô đồng là cây gỗ mọc nhanh, ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt. Cây thường mọc ở rừng thưa nửa rụng lá hoặc rừng khô ở vùng ven biển. Cây cũng được trồng để lấy sợi (Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997). Cây trưởng thành ra hoa quả hàng năm. Tái sinh tự nhiên tốt từ hạt.

Bộ phận dùng:

Rễ, vỏ, hoa, hạt và lá.

Thành phần hóa học

Hạt chứa 40% dầu, thành phần chính là acid sterculic, palmitic, oleic, linoleic và cafein [Võ Văn Chi, 1996, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tr 97], [Phạm Hoàng Hộ, 2006, Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr.103].

Theo các tác giả Trung Quốc, ngô đồng chứa nhiều triterpen [Trung dược từ hải, vol.3, p.209 – 212]. Ngoài ra còn tìm thấy β – amyrin, betain, cholin (CA, 1991, 115, 46076a) lupeol, octacosanol (CA, 1991, 114, 139814j), kaemferol – 3- O – β – D – rutinosid (CA,1991, 114, 244264C) [Fitoterapia 1990, 61 (4) 373], quercetin – 3- O – β – D – neohespe – ridosid, hyperosid và glucosamin [CA, 1991, 115, 46076a].

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống loạn tâm thần:

Một neolignan mới là simplidin có tác dụng chống loạn tâm thần (antipsychotic effect) đã được phân lập từ cao n – butanol của thân cây ngô đồng (Son YK et al., 2005).

Độc tính cấp:

Cao chiết nước toàn cây ngô đồng (cả gỗ thân, cành và lá) thử trên chuột nhắt trắng tiêm tĩnh mạch có liều chết trung bình LD50 = 8,3g/kg thể trọng chuột [Kee Chang Huang, 1999: 124].

Tác dụng trên cholesterol huyết và huyết áp:

Cao chiết bằng ethanol toàn cây ngô đồng làm giảm hàm lượng cholesterol trong huyết tương, nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng triglycerid. Cao cũng có tác dụng giãn mạch, làm tăng lưu lượng mạch vành và làm giảm huyết áp ngoại biên [Tài liệu đã dẫn].

Tính vị, công năng

  • Rễ và vỏ cây ngô đồng vị đắng, tính mát, có công năng trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng.
  • Hoa và hạt vị ngọt tính bình, có công năng nhuận phế, hoà vị, tiêu tích trệ.
  • Lá ngô đồng vị ngọt, tính bình, có công năng thanh nhiệt giải độc, an thần, giáng tiêu viêm, làm hạ cholesterol.

Công dụng

Rễ ngô đồng được dùng chữa thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương. Ngày dùng 15 – 30g sắc lấy nước uống. Có thể dùng lá thay rễ còn dùng chữa lao phổi, thổ huyết, bạch đới, đòn ngã tổn thương.

Vỏ cây ngô đồng được dùng chữa trĩ, lòi dom, tóc bạc. Lấy vỏ cây hoặc vỏ cành bỏ lớp bần ở ngoài, chỉ lấy lớp trắng ở bên trong, đốt thành than nghiền thành bột trộn với dầu thực vật, rồi bối vào chỗ trĩ hoặc bôi vào chân tóc bạc.

Lá ngô đồng được dùng chữa cao huyết áp, bệnh mạch vành, tăng cholesterol huyết. Lấy lá ngô đồng 5 – 10g (10 – 20g tươi) sắc uống, ngày 1 thang. Để chữa thấp khớp đau nhức xương, suy nhược thần kinh, di tinh, bất lực, dùng 15 – 30g sắc uống, ngày một thang. Dùng ngoài, lấy lá khô, tán thành bột mịn hòa với mật ong bôi lên chỗ sưng tấy, mụn nhọt, lở loét.

Hoa ngô đồng được dùng chữa thuỷ thũng, bỏng chốc đầu, lở loét ngoài da. Để chữa thuỷ thũng, lấy hoa ngô đồng 10 – 15g sắc uống, ngày một thang. Để chữa bỏng, chốc đầu, lở loét, lấy hoa ngô đồng khô tán thành bột mịn, hòa với dầu thực vật bôi lên chỗ đau.

  • Ở Trung Quốc, rễ ngô đồng cũng được dùng để trị thấp khớp, đau nhức xương, chống sưng, phù, ngoài cách sắc uống, nếu là tươi, có thể dùng 30 – 60g giã nát, vắt lấy nước uống. Vỏ cây cũng được dùng chữa trĩ và tóc bạc sớm. Hạt được dùng chữa trĩ, viêm miệng, lở loét ngoài da.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngo-dong-2.html/feed 0
Việt quất https://tracuuduoclieu.vn/viet-quat.html https://tracuuduoclieu.vn/viet-quat.html#respond Tue, 06 Apr 2021 08:21:14 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=54234 Mô tả cây 
  • Dạng cây bụi cao khoảng 30-60 cm. Có thể cao đến 3m.
  • Thân cây có ít nhánh, màu sắc có thể thay đổi từ xanh lá cây đến đỏ đến nâu. Các chồi sinh dưỡng có hình tam giác.
  • Lá hình elip, có cuống ngắn.
  • Hoa dạng chùm. Hoa dạng hình chuông, màu trắng, màu hồng nhạt hoặc đỏ, đôi khi nhuộm màu xanh.
  • Quả mọng, có màu xanh lam khi chín.

Phân bố, sinh thái

Chi Vaccinium L. là một chi lớn, các loài phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Nhiều loài được bán thương mại với tên thông dụng tiếng Anh bao gồm “blueberry” đến từ Bắc Mỹ, đặc biệt là Đại Tây Dương, Canada và Đông Bắc Hoa Kỳ.

Hiện nay, việt quất được trồng thương mại ở Nam bán cầu ở Úc, New Zealand và các quốc gia Nam Mỹ.

Thành phần hóa học

  • Lá việt quất: tannin, flavonoid, Iridoids monoterpenic, Axit phenolic, Alkaloid.
  • Quả việt quất chứa anthocyanins , các polyphenol khác và các chất phytochemical khác nhau, tannin, flavonoid, Iridoids, Pectin.

Giá trị dinh dưỡng trên 100 g

Năng lượng 240 kJ (57 kcal)

  • Carbohydrate 14,49 g
  • Đường 9,96 g
  • Chất xơ 2,4 g
  • Chất béo 0,33 g
  • Chất đạm 0,74 g

Vitamin

  • beta-Caroten 32 μg
  • lutein zeaxanthin 80 μg
  • Vitamin A 54 IU
  • Thiamine (B1) 0,037 mg
  • Riboflavin (B2) 0,041 mg
  • Niacin (B3) 0,418 mg
  • Axit pantothenic (B5) 0,124 mg
  • Vitamin B6 0,052 mg
  • Folate (B9) 6 μg
  • Vitamin C 9,7 mg
  • Vitamin E 0,57 mg
  • Vitamin K 19,3 μg

Khoáng chất

  • Canxi 6 mg
  • Magiê 6 mg
  • Mangan 0,336 mg
  • Phốt pho 12 mg
  • Kali 77 mg
  • Natri 1 mg
  • Kẽm 0,165 mg

Các thành phần khác: Nước 84 g

Công dụng

Quả việt quất là loại trái cây nhập khẩu được nhiều người Việt Nam ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon, bổ dưỡng.

Giúp xương chắc khỏe

Tác dụng của quả việt quất có thể giúp xương bạn chắc khỏe nhờ có chứa các chất như sắt, phốt pho, canxi, magiê, mangan, kẽm và vitamin K.

Kẽm và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương. Vitamin K giúp bạn bổ sung canxi cho xương và giảm thiểu nguy cơ nứt xương. Quả việt quất là một trong những loại thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho trẻ em và có thể được bổ sung vào bữa ăn để giúp bé có được sức khỏe tốt hơn.

Tác dụng của quả việt quất giúp giảm huyết áp

Bản thân quả việt quất tươi không hề chứa natri mà chỉ chứa các loại chất như kali, canxi và magiê, giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu được xuất bản trong tập san y khoa của tập đoàn BMJ vào năm 2013 cho thấy một số loại trái cây (không phải là nước ép) có thể làm giảm rủi ro của bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn (bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là những người đã cải thiện được lượng đường, lượng chất béo và lượng insulin trong cơ thể).

  • Trong suốt quá trình nghiên cứu, có đến 6,5% người tham gia đang gia tăng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu nhận thấy tiêu thụ 3 khẩu phần việt quất, nho, nho khô, táo hoặc lê mỗi tuần có thể giúp những bệnh nhân này giảm thiểu nguy cơ tiểu đường loại 2 đến 7%.

Trái việt quất giúp ngừa bệnh tim mạch

Trong quả việt quất không chứa cholesterol nhưng lại chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất xơ, kali, folate, vitamin C và vitamin B6, là những chất hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của tim. Chất xơ trong quả giúp hạ thấp lượng cholesterol trong máu và cải thiện sức khỏe hệ tim mạch.

  • Theo nghiên cứu gần đây từ trường Y tế cộng đồng Harvard và Đại học East Anglia, quá trình chống oxy hóa có thể giúp cơ thể giảm 32% nguy cơ bị đau tim và đột quỵ đối với phụ nữ ở tuổi thanh niên và trung niên.
  • Nghiên cứu do chuyên gia dinh dưỡng thực hiện cho thấy tiêu thụ ít nhất ba phần việt quất hoặc dâu tây mỗi ngày sẽ cho kết quả tốt nhất cho phụ nữ.

Cải thiện tinh thần sức khỏe

Tác dụng của quả việt quất có thể giúp bạn tăng cường và cải thiện trí nhớ, để bạn cảm thấy thư giãn hơn cũng như giảm thiểu bệnh Parkinson – bệnh gây ra sự rối loạn thoái hóa thần kinh phát sinh do các tế bào bị ngưng hoạt động ở nhiều phần của bộ não.

Tác dụng của quả việt quất giúp ngăn ngừa ung thư

Vitamin C, vitamin A và các dưỡng chất thực vật khác nhau trong quả việt quất có tác dụng tương tự chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa khối u, giảm viêm và giúp phòng ngừa và làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư: ung thư thực quản, ung thư phổi, tuyến tiền liệt và ung thư kết trực tràng…

Tăng cường hệ tiêu hóa

Theo báo cáo của USDA, trong 100g việt quất có chứa 2,4g chất xơ. Tác dụng của quả việt quất có thể giúp bạn ngăn ngừa táo bón và giúp cho hệ tiêu hóa của bạn được khỏe mạnh do có hàm lượng chất xơ cao.

  • Ngoài ra, theo chế độ ăn kiêng do cơ quan sức khỏe của Mỹ đề xuất, mỗi ngày phụ nữ nên ăn 21–25g chất xơ và đàn ông là 30–38g.

Chống oxy hóa

Vitamin C được xem như là một dưỡng chất cần thiết giúp bạn tránh khỏi sự lão hóa da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, ô nhiễm và khói bụi. Chỉ cần uống một tách việt quất là bạn đã cung cấp tới 24% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Sản phẩm có thành phần Việt quất trên thị trường hiện nay

Sáng mắt Tuệ Linh

Công dụng 1

 

 Công dụng

  • Hỗ trợ tăng cường lực, giúp sáng mắt, chống mỏi mắt, mờ mắt, khô mắt.
  • Hỗ trợ phòng ngừa các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Hỗ trợ giảm cận thị tiến triển
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, phòng lão hóa mắt, các bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

 

 

 

 

Sáng mắt Tuệ Linh – Giúp mắt sáng khỏe mỗi ngày

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Việt quất. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Việt quất và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/viet-quat.html/feed 0
Nần nghệ https://tracuuduoclieu.vn/cay-nan-nghe.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-nan-nghe.html#respond Thu, 18 Jun 2020 08:36:34 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=46019 Nần nghệ 1

Cây Nần nghệ (Dioscorea collettii Hook.f.)

1. Mô tả

  • Dây leo quấn, sống nhiều năm, dài 5-10 m.
  • đơn, mọc cách; phiến lá hình tim, cỡ 6-10 × 5-9 cm; có 7 gân, trong đó 3 gân gốc vươn tới chóp lá; ở gốc cuống lá có 2 gai nhỏ cong (lá kèm biến dạng).
  • Cụm hoa đực là những xim dài 10-30 cm, mỗi xim có 3-4 hoa. Hoa đực không cuống, bao hoa gồm 6 mảnh dính nhau ở gốc, với 6 thùy hình tam giác ở đỉnh. Nhị hữu thụ 3 có chỉ nhị chia đôi thành hình nạng và mỗi nhánh mang 1 bao phấn; nhị lép 3, hình dùi.
  • Cụm hoa cái hình chùm, dài 15-30 cm. Hoa cái có 2 lá bắc, bao hoa 6 thùy, không có nhị lép; nùm nhụy 3 thùy.
  • Quả nang quặt lại, có 3 cánh, 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt. Hạt có cánh tròn.
  • Thân rễ màu vàng, phân nhiều nhánh ngắn tạo thành một khối có đường kính đạt tới 20 cm. Vỏ ngoài có màu nâu vàng hoặc xám, xù xì, lồi lõm, mang rất nhiều rễ con nhỏ.
  • Thân rễ nằm dưới đất, đến tháng 2-3 mới mọc thân khi sinh, tháng 5-6 ra hoa và kết quả, cây tàn lụi vào tháng 11-12.

2. Phân bố, sinh thái

  • Trong nước: Cây phân bố ở Sơn La (Mộc Châu).
  • Thế giới: Cây có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar.

Cây Nần nghệ thường mọc rải rác ven rừng, trong rừng tre nứa, cây bụi, ven suối, sườn núi. Phân bố rất hẹp, mọc rất rải rác, nơi sống đang bị xâm hại do tàn phá rừng.
Vì vậy, hiện nay Nần nghệ đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (R) [1].

3. Bộ phận dùng

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây.

4. Thành phần hóa học

Thành phần quan trọng nhất là Diosgenin.

  • Theo Dược điển Việt Nam V, dược liệu này chứa hơn 2,5 % diosgenin (C27H42O3) tính theo dược liệu khô kiệt [2].
  • Trong thời kỳ hoa nở, hàm lượng diosgenin lên cao nhất (4,4%). Các nhà khoa học đã chiết được diosgenin tinh khiết từ Nần nghệ với hiệu suất chiết là 2% [3].

5. Tác dụng dược lý

Diosgenin là một hợp chất phytochemical (hợp chất có nguồn gốc từ thực vật), được tìm thấy trong nhiều thực phẩm, gia vị và đang dần trở nên phổ biến hơn các thuốc tổng hợp thông thường, chủ yếu là do chúng hoạt động thông qua nhiều mục tiêu phân tử phối hợp để ngăn ngừa hoặc điều trị hiệu quả các bệnh mãn tính. Các hợp chất phytochemical cũng an toàn (không có hoặc có rất ít tác dụng độc hại) và có sinh khả dụng tốt hơn.

Saponin thực phẩm đã được sử dụng trong y học truyền thống để chống lại một loạt các bệnh bao gồm một số bệnh ung thư. Diosgenin, một saponin steroid tự nhiên được tìm thấy rất nhiều trong các cây thuộc loài Dioscorea sp. Diosgenin là tiền chất của nhiều thuốc steroid tổng hợp khác nhau được sử dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm.

Trong hai thập kỷ qua, một loạt các nghiên cứu tiền lâm sàng và cơ học đã được tiến hành độc lập để hiểu vai trò có lợi của diosgenin đối với các bệnh chuyển hóa (tăng cholesterol máu, rối loạn lipid máu, tiểu đường và béo phì), viêm và ung thư.

  • Trong các mô hình thử nghiệm của bệnh nhân béo phì, diosgenin làm giảm triglyceride huyết tương và gan và cải thiện cân bằng glucose nội môi hợp lý bằng cách thúc đẩy biệt hóa tế bào mỡ và ức chế viêm trong các mô mỡ.
  • Một số thí nghiệm đã được thực hiện để hiểu được hiệu quả tiền lâm sàng của diosgenin như là một tác nhân hóa trị liệu / điều trị chống lại ung thư trong một số cơ quan nội tạng.

6. Tính vị

Củ nần nghệ có vị đắng, chát, mùi thơm nồng.

7. Công dụng

Nần nghệ là dược liệu nằm trong công trình nghiên cứu về nhiều cây thuốc quý đạt giải thưởng Hồ Chí Minh với những nghiên cứu chuyên sâu trong hơn 40 năm qua, đặc biệt là những nghiên cứu của TS, Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên trường ĐH Dược Hà Nội) chứng minh công dụng vượt trội:

  • Nần nghệ có tác dụng hạ cholesterol rõ ràng, rối loạn lipid máu mà không có bất cứ tác dụng phụ nào
  • Điều đáng lưu ý là Nần nghệ hạ cholesterol, đặc biệt hạ rất mạnh LDL (low density lipoprotein: lipoprotein tỷ trọng thấp – còn gọi là các “cholesterol xấu” bởi vì chất này làm tăng các mảng bám mỡ trong động mạch, gây các biến chứng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…).
  • Diosgenin có thể ảnh hưởng đến một số bệnh chuyển hóa do có ảnh hưởng trực tiếp đến một số mục tiêu phân tử tham gia vào quá trình chuyển hóa enzyme cũng như quá trình dẫn truyền tín hiệu ở gan. Vì vậy, những điều này giúp diosgenin có thể điều hòa chức năng gan một cách hợp lý và có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát điều trị các bệnh về gan đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Thêm nữa, Nần nghệ lại có xu hướng tăng HDL (high density lipoprotein: lipoprotein tỷ trọng cao – còn gọi là các “cholesterol tốt”, giúp chuyển cholesterol dư thừa từ thành mạch máu về gan để chuyển hóa, giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim)

8. Bài thuốc về cây nghệ

Trị mỡ máu:

  • Lấy khoảng 15g nần vàng khô hoặc 40g củ tươi, rửa sạch, thái lát mỏng
  • Sắc với 500ml nước đến khi cạn còn khoảng 300ml nước
  • Chia nhỏ uống làm 2 lần trong ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút

Hoặc:

  • Dùng một lượng vừa đủ pha với nước ấm, uống sau bữa ăn, tương tự như với nước sắc uống.

9. Công trình nghiên cứu

Một số công trình nghiên cứu về thảo dược quý Nần nghệ đã được công bố như (Tiếng việt ):

1. Diosgenin trong Nần nghệ, Dược học, số 2/1983
2. Nghiên cứu một số loài Dioscorea ở Việt Nam nhằm tìm nguồn nguyên liệu diosgenin. Luận án Phó tiến sĩ dược học, Liên xô 1985
3. Động thái tích lũy diosgenin trong Dioscorea collettii Hook.f, Farmasia (LX), số 1/1986.
4. Điều tra trữ lượng cây Nần nghệ (Dioscorea collettii Hook.f). Công trình nghiên cứu khoa học y dược, 1986.
5. Diosgenin trong một số loài Dioscorea ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu khoa học y dược, 1986.
6. Đỗ Thị Bích Thủy (1987), Bước đầu nghiên cứu chế phẩm từ Nần nghệ, chuyên đề tốt nghiệp Dược sĩ đại học
7. Nguyễn Minh Thư (1989), Nghiên cứu thành phần hóa học của chế phẩm từ Nần nghệ (Dioscorea collettii Hook. f.), chuyên đề tốt nghiệp Dược sĩ đại học
8. Một số đặc điểm của dược liệu Nần nghệ và chế phẩm Diosgin. Tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học đại học Dược Hà Nội 1986-1990.
9. Khảo sát độc tính của Nần nghệ. Dược học, số 2/1991
10. Khảo sát một số tác dụng dược lý của Nần nghệ. Dược học, số 5/1991
11. Nhận định bước đầu tác dụng hạ các thành phần lipoprotein máu cao của Diosgin. Tạp chí y học thực hành, số 3/1992.
12. Trần Thị Tuyết (1992), Tiếp tục nghiên cứu chế phẩm Diosgin từ Nần nghệ (Dioscorea collettii Hook. f. Dioscoreaceae, Công trình tốt nghiệp Dược sĩ
13. Thuốc Diosgin từ Nần nghệ Dioscorea collettii Hook.f, Đề tài nghiên cứu cấp trường, 1995
14. Nguyễn Thị Lệ Hà (2016), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị rối loạn Lipid máu của Viên hoàn cứng Hamomax (chiết xuất từ Nần nghệ)“, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa Cấp II – Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.
Tiếng nước ngoài
15. Yang Minghe (1983), Steriidal sapogenins in Dioscorea collettii, Planta Medica, V. 49, p. 36-42
16. Игуен Хоанг (1985), Изучение некотоых представителей рода Dioscorea L. Флоры вьетнама как источников диосгенина, Диссертация на соискание ученой степени кандидата фармацевтических наук, c. 128-129

Tài liệu tham khảo về cây nần nghệ:

1. Sách đỏ Việt Nam, tập 2, 1996, trang 391-392
2. Dược điển Việt Nam V, tập 2.
3. Hoàng Kim Huyền và cộng sự, Khảo sát sơ bộ một số tác dụng dược lý của Nần nghệ.
4. Trương Thị Mai Vân, Hiệu quả của viên hoàn Hamomax điều trị rối loạn lipid máu thể tỳ hư đàm thấp.
5. Ryan E. Temel, Diosgenin stimulation of fecal cholesterol excretion in mice is not NPC1L1 dependent.
6. In Suk SON, Antioxidative and Hypolipidemic Effects of Diosgenin, a Steroidal Saponin of Yam (Dioscorea spp.), on High-Cholesterol Fed Rats.
7. M.N.Cayen, D.Dvornik, Combined effects of clofibrate and diosgenin on cholesterol metabolism in rats.
8. Jayadev Raju và Chinthalapally V. Rao, Diosgenin, a Steroid Saponin Constituent of Yams and Fenugreek: Emerging Evidence for Applications in Medicine.

Một số sản phẩm có thành phần Nần nghệ trên thị trường hiện nay

Hamogan Tuệ Linh

♦ Sản phẩm Hamogan là sự kết hợp giữa Phospholipid Đậu nành với các thảo dược quý Nần nghệ, Cà gai leo, Lá sen.

♦ Giúp giảm tích tụ mỡ trong gan vừa bảo vệ tế bào gan vừa thúc đẩy nhanh quá trình tái sinh tế bào gan bị tổn thương, ức chế quá trình xơ gan, giúp giải độc gan tăng cường chức năng gan.

♦ Sản phẩm sử dụng cho người bị mỡ máu, gan nhiễm mỡ, viêm gan, người bị xơ gan, uống nhiều bia rượu.

Nần nghệ 2

Sản phẩm HAMOGAN Tuệ Linh – giúp giảm tích tụ mỡ trong gan, bảo vệ tế bào gan 

 

Nần nghệ Tuệ Linh

Nần nghệ Tuệ Linh là sự kết hợp những dưỡng chất tinh túy từ Nần nghệ, Giảo cổ lam và Hòe hoa.

Công dụng:

✔ Hỗ trợ giảm mỡ máu, mỡ gan nhanh chóng, giúp tăng sức bền thành mạch
✔ Hỗ trợ giảm và ổn định huyết áp
✔ Hỗ trợ người có nguy cơ tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch.

Nần nghệ 3

Nần nghệ Tuệ Linh – Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm huyết áp

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Nần nghệ. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Nần nghệ và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-nan-nghe.html/feed 0
Thục quỳ https://tracuuduoclieu.vn/thuc-quy.html https://tracuuduoclieu.vn/thuc-quy.html#respond Thu, 16 May 2019 03:13:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=35801
1. Mô tả

Cây thảo, sống hai năm, cao 2 – 3m. Thân mập, mọc thẳng đứng, có lông nhiều hav ít. Lá mọc so le, hình tim, đường kính 7,5 – 12,5cm, chia 5 – 7 thùy, đầu tù hơi nhọn, mép có răng cưa; cuống lá dài.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành chùm; lá bắc rộng, thường xẻ đôi; hoa to, đường kính 6 – 7cm, có khi 10cm, màu tía, hồng hoặc trắng, có cuống ngắn; đài 5 răng nhọn, mọc cong xuống, dài phụ nhỏ hơn; tràng 5 cánh rộng, mọc xoè ra, đầu cánh bằng hoặc khuyết; nhị nhiều đính trên một cột ngắn, bao phấn màu vàng nhạt; bầu nhiều ô, mỗi ô chứa một noãn.

2. Phân bố, sinh thái

Chi Althaea L. có khoảng 15 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chỉ có 1 loài là cây thục quỳ.

Thục quỳ có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Do có hoa đẹp, nên cây thường được trổng làm cảnh và được du nhập đi khắp nơi. Cây được nhập lần đầu tiên vào Việt Nam ở Đà Lạt, sau chuyển dần ra miền Bắc và hiện đã có mặt ở nhiều vùng đô thị, nhất là một số thị trấn, thị xã thuộc vùng núi như Lào Cai, Tam Đảo, Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang. Thục quỳ là cây ưa ẩm và ưa sáng, được trồng ở Việt Nam vào mùa xuân – hè. Cây sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa xuân. Thục quỳ có rất nhiều hoa.

Cây trồng ở Hà Nội cũng có tỷ lệ đậu quả khá cao. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm vào khoảng 18°C trở lên. Đến giữa mùa hè, khi nhiệt độ trên 30°C, cây kết thúc thời kỳ quả già và tàn lụi.

3. Bộ phận dùng

Hoa, hạt, chồi và rễ.

4. Thành phần hóa học

  • Hoa thục quỳ chứa myrtilin – a, delphinidin – 3 – glucosid, dibenzoylcarbinol, dihydrokaempferol.
  • Hoa còn chứa 5% polysaccharid (trọng lượng phân tử 40.000). Thành phần chính là monosaccharid trong polysaccharid gồm rhamnose và arabinose. Các chất pectin từ bã chiếm 11%. (CA 124: 220.542 u).
  • Rễ chứa 7,78% đường, 6,86% pentosan, 10,59% methylpentosan, 20,04% acid uronic (Trung dược từ hải III, 1997)
  • Hạt chứa 11,9% dầu khô (The Wealth of India I, 1948).
  • Thục quỳ còn có althein, pelargonidĩn 7 – glucosid, petunidin 3 – rhamnosid, seranin (= cyanidin 3, 7 – diglucosid) (The Handbook of natural flavonoids, vol. 2), herbacin, kaempferol, kaempferol 3 – glucosid, quercetin, quercetin 3 – glucosid, cyanidin – 3 – glucosid, cyanidin 3 – rutinosid (Compendium of medicinal plants vol. 1 (1960 – 1969), 1999).

5. Tác dụng dược lý

  • Tác dụng trên virus: Nước sắc cành lá non cây thục quỳ có tác dụng ức chế vi rút bệnh mụn rộp (herpes), bệnh thủy đậu.
  • Tác dụng chống viêm cấp: Gây phù thực nghiệm bàn chân chuột bằng caragenin hoặc dextran, cao cồn hoa thục quỳ với liều tính ra dược liệu khô là 10g/kg có tác dụng ức chế sự rỉ dịch tế bào, làm cho phù giảm đi, đồng thời làm giảm sự giải phóng PGE2 là một chất gây viêm.
  • Tác dụng giảm đau: Cao chiết cồn hoa thục quỳ cho uống với liều 5g và 10g/kg tính theo dược liệu khô có tác dụng giảm phản ứng đau biểu hiện bằng vặn xoắn mình chuột nhắt trắng do tiêm phúc mạc acid acetic. Thuốc cũng có tác dụng giảm đau trong mô hình nhúng đuôi chuột cống trắng vào nước nóng, mà biểu hiện đau là chuột quẫy đuôi.
  • Tác dụng trên tim mạch:
    • Dịch chiết bằng cồn hoa thục quỳ thử trên tim chuột lang cô lập có tác dụng làm tăng lưu lượng mạch vành.
    • Dịch chiết hoa thục quỳ có tác dụng làm giãn mạch rõ rệt trên tiêu bản chi sau chuột cống trắng.
    • Thử trên mèo gây mê, cao hoa thục quỳ với liều 0,14 và 0,28 g/kg tiêm tĩnh mạch có tác dụng hạ huyết áp trong một thời gian ngắn.
  • ADP (adenosin diphosphat) có tác dụng làm tăng sự kết tụ tiểu cầu máu thỏ. Dịch chiết hoa thục quỳ ức chế sự kết tụ tiểu cầu máu thỏ do ADP gây nên.
  • Althein có tác dụng giống như estron, nên thục quỳ có ảnh hưởng đến hệ sinh dục nữ.

6. Tính vị, công năng

Thục quỳ có vị ngọt, mặn, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, nhuận táo, giải độc, hoạt huyết, điều kinh, thanh nhiệt, chỉ khái.

7. Công dụng

Thục quỳ được dùng chữa ho, viêm họng, viêm đuờng hô hấp, các bệnh do virus như mụn rộp, giời leo, sởi, thủy đậu, khó tiêu, đại tiểu tiện không thông, thủy thũng, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí hư, thấp khớp.

Liều dùng: Cành lá cây con 12 – 36g khô, nếu tươi dùng lấy lượng gấp đôi, sắc uống; hạt 3 – 6g, hoa 6 – 9g sắc hoặc nghiền thành bột uống. Rễ để nhuận tràng với liều 12g, và tẩy là 60g, sắc uống.

8. Bài thuốc có thục quỳ

  • Chữa thủy đậu, giời leo, mụn rộp: Cành lá thục quỳ 12g khô (tươi là 30g), cây tươi diếp cá 50g, sắc uống hàng ngày thay trà. Kết hợp lấy lá thục quỳ và lá diếp cá tươi, lượng bằng nhau rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thoa khắp các vùng bi thương tổn. Ngày 4-6 lần.
  • Chữa ho, viêm họng, câm cúm, sởi: Hoa và lá thục quỳ, diếp cá, kim ngân hoa, mỗi vị 12g (hoặc 30g tươi), thêm 3 lát gừng, sắc uống hàng ngày. Dùng 3-5 ngày.
  • Chữa nội ung (u ruột), chảy máu, bụng lạnh đau đi ngoài ra máu: Rễ thục quỳ, bạch chỉ, mỗi vị 30g; bạch khô phàn (phèn phi), bạch thược, mỗi vị 15g. Sấy khô, tán mịn trộn đều làm viên đường kính 1cm. Uống lúc đói, mỗi lần 20 viên với nước cơm ngày 3 lần cho đến khi không đi ra máu nữa.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thuc-quy.html/feed 0
Rùa núi https://tracuuduoclieu.vn/rua-nui.html https://tracuuduoclieu.vn/rua-nui.html#comments Tue, 09 Apr 2019 07:37:48 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=31165

Mô tả

Loài rùa nhỏ. Thân ngắn bọc trong một vỏ đỏ nhiều phiến sừng hay vảy cứng ghép lại, gồm tấm giáp lưng dày và lồi gọi là mu hay mai và tấm giáp bụng phẳng là yếm. Đầu tròn, trơn nhẵn, cổ dài linh động, có thể rụt hẳn vào trong mai. Bốn chân to, hình trụ, có móng, chân trước ngắn hơn chân sau. Đuôi ngắn. Mai màu vàng nâu, đen sẫm hơn ở giữa mỗi phiến sừng. Rùa đực thường nhỏ hơn rùa cái.

Loài rùa nước (thuỷ quy – Clemmys mutica Cantor) cũng được sử dụng.

Phân bố, sinh thái

Rùa núi phân bố ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam, rùa núi sống hoang ở vùng núi, chỗ ẩm thấp trong rừng, bờ sông rạch. Ở miền Nam, về mùa khô, rùa núi ẩn nấp trong bụi và chỉ hoạt động kiếm ăn vào mùa mưa. Thức ăn của rùa núi là động vật không xương sống, cá, sâu bọ, cỏ và quả rừng. Đẻ trứng trên cạn, vùi vào cát. Rùa núi được thu bắt quanh năm nhưng nhiều nhất vào tháng 8-12.

Bộ phận dùng

Yếm rùa có tên thuốc trong y học cổ truyền là quy bản hay quy giáp. Máu (quy huyết) và tinh trùng của rùa cũng được sử dụng.

Cách thu hoạch và chế biển yểm rùa núi

Rùa bắt về, đập chết, bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, được huyết bàn. Nếu cho rùa vào nước sôi để chết rồi mới bóc yếm thì được thang bản. Dược liệu là dạng phiến do nhiều mảnh nhỏ ghép lại, hình bầu dục, mép hơi cong lên, một đầu thuôn hẹp có khuyết lõm vào. Mặt ngoài có màu nâu xám sẫm, mặt trong màu vàng nhạt, chất cứng chắc, dễ gãy ở những đường nối ghép. Huyết bản trơn bóng, không có vết da bị lóc là loại tốt. Thang bản màu sẫm hơn, có vết da bị lóc là loại vừa.

Khi dùng, đem yếm đập vỡ thành những mảnh nhỏ, rổi tẩm giấm, nướng vàng (hoặc rang với cát nóng cho vàng rồi tẩm giấm), tán bột.

Yếm rùa được chế biến thành cao, dùng tốt hơn, theo cách làm sau: Ngâm yếm rùa vào nước, đun sôi trong vài giờ (có nơi ngâm vào nước phèn 5 % hoặc nưốc tro bếp). Lấy ra, cạo sạch gân, thịt còn sót lại. Tẩy bằng rượu. Đập thành mảnh nhỏ, nấu với nước 3 lần, mỗi lần một ngày, một đêm. Lọc bỏ bã. Nước lọc đem cô thành cao đặc rồi đổ khuôn.

Có khi người ta cốn nấu yếm rùa với gạc hươu nai để được quy lộc nhị tiên cao hoặc với mai ba ba để được nhị giáp cao. Có thể còn phối hợp với nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật.

Thành phần hoá học

Trong yếm rùa có chất béo, chất keo, muối Ca. Mai rùa có nhiều acid amin.

Tính vị, công năng

Theo các tài liệu cổ, yếm rùa có vị ngọt, mặn, tính bình, vào 4 kinh thận, tâm, can và tỳ, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, ích khí, mạnh gân xương, giảm đau. Máu rùa (tiết) có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ, tăng sức.

Công dụng

Từ ngàn xưa, con người đã lấy rùa làm biểu tượng cho tuổi thọ, trí tuệ và sự may mắn.

Yếm rùa

Chữa suy nhược, lao lực quá độ, mỏi mệt, nóng trong, sốt rét, ho lâu ngày, thận kém, chân tay đau nhức, trẻ em yếu xương, chậm lớn, chậm biết đi. Ngày uống 5 – 10g chia làm 2 – 3 lần dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Đối với cao quy bản, khi dùng mới cắt thành những miếng nhỏ, ăn với cháo hoặc mật ong, mỗi ngày 10 – 20 g chia làm 3 lần. Dùng liền một tháng. Quy lộc nhị tiên cao lại được ngâm rượu và mật ong, uống mỗi ngày vài chén là thuốc đại bổ tinh tuỷ, ích khí dưỡng thần. Nhị giáp cao hoà loãng trong nước cơm hâm nóng với liều 6 – 10g trị thiếu máu, háo khát. Người có máu hàn, hay bị tiêu lỏng, không nên dùng yếm rùa.

Tinh trùng rùa

Chữa điếc tai. Cách lấy tinh như sau : Đè nặng lên mu con rùa đực, đặt một cái gương trước mặt. Rùa đực tưởng trước mặt là rùa cái nên xuất tinh. Hứng lấy, nhỏ vào tai, ngày vài lần.

Máu rùa

Chữa khó thở trong bệnh tim mạch. Máu rùa pha vói rượu theo tỷ lệ 2 phần máu và một phần rượu. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.

Theo tài liệu nước ngoài, máu rùa là một vị thuốc đại bổ, làm tăng nhanh sức lực và sự dẻo dai của cơ thể một cách phi thường. Một số chuyên gia về chất kích thích thấy các nữ vận động viên Trung Quốc thường xuyên uống tiết rùa tươi, nên đã giành được nhiều thành tích vượt bậc trong các cuộc thi thể thao thế giới. Ngoài ra, ở thành phố Bénares (Ấn Độ), người ta có sáng kiến dùng rùa để làm sạch môi trường, giải quyết tình trạng ô nhiễm nặng nước sông Hằng mà hàng năm vẫn gây ra nhiều nạn dịch.

Bài thuốc có rùa núi

Dùng ở Việt Nam

Chữa mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom:

  • Mai rùa, mai ba ba, phèn chua (liều lượng bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rây mịn, rắc vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu).
  • Chữa thận hư, di tinh, băng huyết, khí hư, ho, lưng gối đau mỏi, kiết lỵ, sốt rét lâu ngày:
  • Yếm rùa (20 g), rễ cây trung quân (20g), vỏ cây đỗ trọng nam (30 g), rễ nhàu (20g), sàm Bố Chính (20g). Tất cả thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu uống. Mỗi ngày 1-2 chén nhỏ.

Chữa ho lâu ngày:

Yếm rùa và đảng sâm (lượng bằng nhau) tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 20g.

Chữa di mộng tinh:

Cao quy bản (lOg), thục địa (16g), hoài sơn (12g), phá cố chỉ (8g, sao với rượu), thỏ ty tử ( 8g, sao), rau má (8g), vỏ rễ cây đơn đỏ (6 g, sao), khiếm thực (6g, sao). Cao quy bản hơ nóng cho chảy; thục địa giã nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với cao quy bản và thục địa, rồi cho mật ong vừa đủ để làm viên 2 g. Mỗi ngày uống 10 viên. Chia làm 2 lần.

Dùng ở Trung Quốc

Chữa mất ngủ:

  • Thịt rùa (250g), táo tàu (10 quả), bách hợp (30 g). Thái nhỏ, ninh nhừ. Ăn cả nước lẫn cái.
  • Chữa suy nhược ở trẻ em, thóp chậm cứng lại:
  • Mai rùa (15g), đảng sâm (15g), cốt toái bổ (15g). Sắc lấy nước uống trong ngày.

Thuốc giảm mỡ, cholesterol trong máu, phòng u bướu:

Thịt rùa (300 g), nấm linh chi (30 g), táo tầu (10 quả). Tất cả ninh nhừ thêm gia vị, ăn cả cái lẫn nước.

Thuốc bổ, hạ huyết áp :

Thịt rùa (200g), ngưu tất (12g). Hai vị thái nhỏ, hầm nhừ, thêm gừng (5g), hành (10g), muối (5g). Ăn trong ngày.

Ghi chú:

Rùa núi là đối tượng bị săn bắt nhiều nên số lượng trong tự nhiên còn rất ít. Chỉ trong một tháng cuối năm 1995, hơn 3000 con rùa núi đã được thu hồi để trả lại thiên nhiên. Nó đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ.

Nguồn : Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rua-nui.html/feed 2
Lêkima https://tracuuduoclieu.vn/lekima.html https://tracuuduoclieu.vn/lekima.html#respond Mon, 02 Jul 2018 18:26:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/lekima/ Mô tả cây
  • Cây nhỏ, cành to. Lá mọc ở đầu cành, hình hơi bầu dục, dài 10-25cm, nhẵn.
  • Hoa nhỏ, cuống nhỏ và dài, mọc đơn độc ở kẽ các lá.
  • Quả hình trứng, dài 8-15cm, màu nâu hung, vỏ sần sùi, chứa một hạch hình trứng nhẵn, màu nâu, phần rốn hơi xù xì.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây Lê ki ma vốn nguồn gốc những nước nhiệt đới châu Mỹ, hiện được di thực và trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Ở nước ta được trồng nhiều nhất ở miền Nam lấy quả ăn.

Thành phần hóa học

Thịt quả chứa các chất protid, glucid, caroten, vitamin C.

Công dụng và liều dùng

  • Hiện cây lekima được trồng chủ yếu để lấy quả ăn tươi hoặc làm mứt. Hạt rang lên được pha với bột hạt cây cacao để chế biến sôcôla
  • Do những khám phá mới về tính năng trị liệu mà lê ki ma trở nên một loại trái rất được ưa chuộng. Có hàm lượng niacin (vitamin B3), beta-caroiten, sắt và chất xơ, là những thành phần chống ô xy hóa cực mạnh cho da và cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Lê ki ma còn giúp tăng tỷ lệ hồng cầu trong máu, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, chống trầm cảm, giảm cholesterol và triglecirid trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và béo phì, hạn chế các cơn nhồi máu cơ tim, tăng hiệu quả của hệ miễn nhiễm và tăng lực rất tốt.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/lekima.html/feed 0
Vạn niên thanh https://tracuuduoclieu.vn/van-nien-thanh.html https://tracuuduoclieu.vn/van-nien-thanh.html#respond Tue, 08 May 2018 20:17:43 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/van-nien-thanh-2/ Mô tả cây

Cây vạn niên thanh – Rohdea japonica (Thunb.) Roth, là một cây nhỏ, sống lâu năm, không có thân, thân rễ ngắn và thô, rễ nhiều nhưng nhỏ. Lá mọc từ thân rễ, hình mác dài tới 30cm, rộng 5-7cm, dai, mặt bóng nhẵn, gân chạy dọc. Vào xuân hạ có trục mang nhiều hoa nhỏ, màu xanh trắng nhạt, tụ họp thành bông ngắn. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đỏ hay đỏ vàng. Mùa hoa tháng 4-6.

Phân bố, thu hái và chế biến

Như trên đã nói, loại vạn niên thanh này hiện chưa thấy mọc ở nước ta, chỉ mới thấy trồng ở Trung Quốc, Nhật Bản để làm cảnh và làm thuốc. Người ta dùng thân rễ và lá, thu hái vào mùa thu, dùng tươi hay khô.

Thành phần hoá học

  • Năm 1927, một tác giả Nhật Bản Thôn Đảo Thái (Đông Bắc thực nghiệm y học tạp chí, 8: 405) đã báo cáo chiết được từ cây vạn niên thanh Nhật Bản một chất có tinh thể, không màu có tác dụng trên tim gọi là rodein (rhodein) C30H44O10. 2,5H2O, độ chảy 193oC, khó tan trong nước, dung dịch nước có phản ứng trung tính, vị đắng tan trong cồn, trong cồn metylic, axeton, rất khó tan trong clorofoc, trong ête, không tan trong ête dầu hoả, trong benzen và trong cacbon sunfua.
  • Một tác giả Nhật Bản Hayao Nawa (Nhật Bản y học tạp chí, 1952, 72: 408 hoặc Dược học thông báo, 1954, 2: 505) đã nghiên cứu sâu hơn và đã xác định được rằng hoạt chất của vạn niên thanh không phải là một mà gồm ba chất rodexin A, B và C cũng trong năm 1952, tác giả Nhật Bản khác là Mitsuro Norita đã xác định tác dụng duợc lý của 3 hoạt chất đó và kết luận rằng rodexin A có tác dụng manh hơn rodexin B và chất này lại có tác dụng manh hơn rodexin C.
  • Rodexin A có độ chảy 265°C, αDo=-20°, gồm một genin là sacmentogenin kết hợp với đường ramnoza.
  • Rodexin B có độ chảy 262°C, αDo=-59°5, gồm một genin là gitoxigenin kết hợp l.ramnoza.
  • Rodexin C có độ chảy 75oC, αD=-17°7, gồm một genin là gitoxiegenin kết hợp với Lramnoza và glucoza.
  • Năm 1937, hai tác giả Trung Quốc đã chiết được từ loài vạn niên thanh Trung Quốc Rhodea sinensis một chất có tinh thể xác định là rodenin (rhodenin), độ chảy 154-156oC, αD=-87°50 có tác dụng ức chế đối với tim. Ngoài ra trong phần tan trong nước còn chiết được một chất không có tinh thể có tác dụng trên tim ếch cô lập giống như digi-talin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý của hoạt chất vạn niên thanh đã được các tác giả Nhật Bản nghiên cứu và đi tới những kết luận sau đây:

  1. Đối với bộ máy tuần hoàn, rodein có tác dụng tăng sự co bóp của cơ tim, hưng phấn thần kinh phế vị (mê tẩu thần kinh) và ức chế sự dẫn truyền của cơ tim. Nó còn có tác dụng làm cho tim đập loạn nhịp trở lại bình thường. Ngoài ra rodein làm cho huyết áp tăng và do đó gián tiếp có tác dụng lợi tiểu tiện.
  2. Đối với hệ thống thần kinh khi tiêm rodein cho mèo hay cho thỏ thì thoạt tiên thấy hô hấp tăng nhưng sau chậm lại, nhưng đối với thần kinh cơ xương thì có tác dụng tê liệt, đối với trung khu nôn có tác dụng kích thích, do đó có khi gây nôn.
  3. Đối với cơ trơn rodein có tác dụng hưng phấn đối với cơ trơn của dạ dày, ruột và tử cung, làm cho sự co bóp tăng cao.
  4. Tác dụng kích thích tại chỗ uống hay tiêm rodein có tác dụng kích thích tại chỗ, làm cho nơi tiêm phát đỏ, viêm tấy, khi uống rodein gây nôn.
  5. Độc tính so với digitoxin thì tác dụng của rodein mạnh hơn và cũng tích luỹ nhiều hơn, gây nôn nhiều, cho nên dùng phải hết sức thận trọng.

Công dụng và liều dùng

Tuy trên thí nghiệm vạn niên thanh và hoạt chất rodein có tác dụng làm mạnh tim gần như digitoxin, lại mạnh hơn, nhưng vì tính chất tích luỹ cao cho nên còn cần nghiên cứu hơn nữa mới dùng được.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/van-nien-thanh.html/feed 0
Trúc đào https://tracuuduoclieu.vn/truc-dao.html https://tracuuduoclieu.vn/truc-dao.html#comments Tue, 08 May 2018 19:14:33 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/truc-dao/ Mô tả cây
  • Trúc đào là một cây nhỡ, có thể cao tới 4-5m, mọc riêng lẻ hay có khi trồng thành bụi. Cành mềm dẻo.
  • Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7-20cm, rộng từ 1-4cm, dai cứng, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, gân đều, song song ngang hai bên gân chính.
  • Hoa màu hồng hay màu trắng, mọc thành xim ở đầu cành.
  • Quả gồm hai đại, gầy, trong chứa rất nhiều hạt có nhiều lông.
  • Mùa hoa: tháng 5-7.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này vốn mọc hoang ở vùng ven biển Địa Trung Hải, chưa rõ được di thực vào nước ta từ hồi nào, chỉ biết hiện nay được trồng làm cảnh ở các vườn hoa hay dọc bên đường như ở Đồng Đăng, Lạng Sơn.

Có thể hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa. Lá hái xong, cẩn phơi ngay cho khô, để lâu, tỷ lệ hoạt chất bị giảm sút. Cần phơi ngoài gió hay ở nhiệt độ thấp hơn 60°. Trúc đào mọc ở ta thường chỉ ít lá vào các tháng 1-2-3. Lá chỉ nên thu hái vào mùa hè, mùa thu. Các mùa khác cho ít hoạt chất.

Chú ý: Cây rất độc, không được trồng ở nơi trẻ em dễ tiếp xúc.

Thành phần hoá học

Trong lá trúc đào, người ta nghiên cứu thấy có 4 glucozit chủ yếu là oleandrin, neriin, neriantin, adynerin.

1. Oleandrin còn gọi là neriolin (Liên Xô cũ) hay folinerin (theo tên gọi cùa Schering) hoặc oleandroat có công thức nguyên là C32H48O9 trọng lượng phân tử 576,70 là một glucozit không màu, có tinh thể hình kim, vị rất đắng, ít tan trong nước và trong benzen, tan trong clorofoc, trong cồn etylic và metylic, nhưng độ tan trong rượu metylic kém hơn trong rượu etylic. Cho phản ứng Legal và phản ứng Keller- Kiliani.

Thủy phân axit (dùng axit clohydric 0,1N, trên nồi cách thủy trong 2 giờ) sẽ cho phần không đường gọi là oleandrigenin (hay 16 axetyl gitoxigenin) và một chất đường đăc biệt gọi là oleandroza.

Nhưng nếu dùng dung dịch 0,5N HCl thủy phân trong 4 giờ trên nồi cách thủy thì ta sẽ được chất dianhydrogitoxigenin. Còn nếu dùng dung dịch kiềm nhẹ để thủy phân, thì ta sẽ thu được gốc desaxetyloleandrin.

2. Neriin còn gọi là neriozit. Đây không phải là một nguyên chất, mà là một hỗn hợp glucozit trợ tim không có tinh thể, bột vô định hình màu vàng, tan trong nước và trong rượu, không tan trong ête etylic và ête dầu hoả, clorofoc. benzen, axetat etyl, dung dịch loãng trong nước rất dễ cho bọt, vị đắng, đun tới 160-170°C thì phân giải, năng suất quay cực αD =-20° (C=5% trong cồn), cho phản ứng Legal, không cho phản ứng KellerKiliani, mặc phân cách giữa hai lớp dung dịch có màu đỏ, lớp axit axetic có màu vàng xanh. Sau khi thủy phân bằng dung dịch 3 HCL đun sôi thì được 37-39% chất genin vô định hình, trong đó chỉ có 7-10% là không tan trong clorofoc. Do đó Zabolotnaia là người nghiên cứu chất này đã di đến kết luận là ít nhất neriin gồm hai chất khác nhau. Neriin chỉ có tác dụng trợ tim yếu.

3. Adynerin là một glucozit trợ tim có tinh thể, không tan trong nước và benzen, tan trong nước clorofoc và cồn cao độ (97°) khó tan trong cồn metylic. Độ chảy 219-220°C.

Năng suất quay cực αD=+9°38, trong công thức có một nối kép giữa • cacbon 8 và 9, do đó không có tác dụng trợ tim.

4. Neriatin là một glucozit có tinh thể hoặc vô định hình, vị đắng, tan trong nước và cồn, không có tác dụng trợ tim. Công thức cấu tạo chưa được xác định rõ ràng, trong phân tử có hai nối kép nhung vị trí chưa được xác đinh.

Cách chế tạo oleandrin. Căn cứ vào những phương pháp giới thiệu trong các tài liệu và đặc biệt phương pháp của Liên Xô cũ chúng tôi đã chế được chất oleandrin từ lá cây trúc đào mọc ở Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1955, Tạp chí Y học Việt Nam,12, 41-42). Phương pháp đó có thể tóm tắt như sau:

  • Giai đoạn chiết xuất.
  • Lá trúc đào mới hái về, phơi khô trong mát cho tới khi tỷ lệ nước chỉ còn 12-14%, thái thành từng miếng nhỏ, kích thước 2-5mm, không nên tán thành bột nhỏ, cũng không nên để nguyên cả lá to vì như vậy tạp chất sẽ nhiều, khó tinh chế mà hoạt chất ra không hết. Ngâm 5kg lá thái nhỏ như trên với 50 lít rượu 250 trong 20 giờ, sau đó lấy cả được chừng 25-27 lít, sau đó ép thì sẽ được thêm chừng 18-20 lít nữa.
  • Giai đoạn loại tạp chất.
  • Đổ 45 lít rượu trên vào vại sành sức chứa chừng 75 lít, đổ dần vào đó nửa lít dung dịch chì axetat 30%. Sau đó phải thử xem đã hết tạp chất chưa, nghĩa là đem lọc một ít nước trên và thêm một ít chì axetat nữa, nếu còn thấy đục thì phải cho thêm chì axetat nữa. Làm như vậy cho đến khi dung dịch lọc, thêm chì axetat không còn kết tủa nữa. Để yên một đêm. gạn lấy nước trong, lọc qua phễu Buchner, sau cùng rửa chất cặn trên phễu bằng 2 lít rượu 25°. Dồn các nước trong lại và đổ dần vào đó 2 lít dung dịch natri sunfat 15%, mỗi lần chừng nửa lít và quấy cho đều, lọc qua giấy, thử xem phần lọc thêm dung dịch natri sunfat vào xem còn đục không. Nếu còn đục thì phải thêm cho đến khi hết chì axêtat.
  • Giai đoạn tinh chế.
  • Cho các dung dịch đã loại tạp chất vào một bình thuỷ tinh đặt trên nồi cách thuỷ và đun để thu hồi cồn. Nhiệt độ trong bình phải luôn luôn ở 50-55°. Nếu cao quá glucozit sẽ hỏng. Muốn vậy phải cất trong chân không 700- 720mm thuỷ ngân. Đem cô còn chừng 8 lít, để nguội, vớt những cục glucozit thô ra. Hiệu suất chừng 48-50g glucozit thô. Cho chỗ glucozit thô này vào một bình nửa lít và một số cồn 700 (chừng 200ml), đặt bình này trong nồi cách thuỷ và lắc cho đến khí tan hết. Lọc và cho vào tủ lạnh trong 2 ngày. Neriolin sẽ kết tinh, nhưng chưa được tinh khiết lắm. Cần phải kết tinh hai lần nữa. Muốn vậy hoà neriolin nói trên trong cồn 500 (chừng 200ml) lọc và để vào tủ lạnh. Làm lại một lần thứ hai nữa, neriolin sẽ rất tinh khiết.

Hiệu suất chừng 5-6g nerioloin, tính ra cứ mỗi kg lá cây trúc đào khô sẽ được 1g neriolin nghĩa là hiệu suất 0,1%. Có khi chỉ được 0,05%.

Tác dụng dược lý và độc tính

Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu. Tại châu Âu, người ta kể những trường hợp lính vùng đảo Coocsơ (Corse, một đảo thuộc miền Nam nước Pháp) đã bị ngộ độc chết do ăn chả dùng cành cây trúc đào xiên vào thịt nướng. Có những người đã ngộ độc nặng do uống nước đựng trong chai nút bằng thân cây trúc đào, hay do uống nước suối rễ cây trúc đào mọc ở gần. Nhân dân tỉnh Nisơ (Nice) đã dùng bột vỏ thân và bột gỗ trúc đào để đánh bả chuột.

  • Tại Á Đông, trúc đào được ghi trong cuốn Y học nhập môn của Lý Duyên như sau: Chữa những người tự nhiên mặt đỏ bừng (bạo xích), có nước tích tụ trong ngũ tạng làm bụng to. Lợi tiểu tiện.
  • Trong Y học, trúc đào được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1866 sau khi được nhà dược lý học người Nga E. B. Pelikan nghiên cứu, nhưng rồi lại bị quên đi. Đến năm 1936, Viện nghiên cứu cây thuốc và tinh dầu ở Liên Xô cũ nghiên cứu lại và hiện nay hoạt chất của trúc đào là chất neriolin được ghi làm vị thuốc chính thức trong Dược điển Liên Xô in lần thứ 9 (1961).
  • Theo sự nghiên cứu về dược lý của các nhà dược học Liên Xô cũ thì neriolin có tác dụng rất mạnh, có thể thay được digitalin và strophantin để chữa các bệnh về tim. So với digitalìn, neriolin (oleandrin) có những ưu điểm sau đây:
  1. Hấp thụ nhanh khi qua bộ máy tiêu hoá nên không bị các men và axit của bộ máy tiêu hóa phá huỷ.
  2. Tích lũy rất ít.
  3. Làm đi tiểu nhiều.

Trong tháng 10 đầu năm 1962. các bác sĩ Vũ Đình Hải và Dương Hoàng Trọng đã dùng chất neriolin do Bộ môn dược liệu Trường đại học y dược khoa Hà Nội sản xuất để điều trị 77 bệnh nhân suy tim ở Bệnh viện Việt-Tiệp đã đi tới một số kết luận sau đây:

  • Tác dụng trợ tim của neriolin rõ rệt nhất đối với triệu chứng khó thở. Đánh giá triệu chứng chủ quan này có phần khách quan ở chỗ nó đo được khả năng lao động vì khi bệnh nhân đỡ khó thở thì họ có thể làm việc được và sống cuộc đời bình thường. Vì phần lớn bệnh nhân thấy neriolin làm dễ thở rõ rệt nên họ tự động tăng liều lượng trong những ngày phải làm việc nhiều và để dành thuốc những ngày nghỉ ngơi.
  • Tác dụng trợ tim đến rất nhanh, thường chỉ 2-3 giờ sau khi uống thuốc là dễ thở ngay. Một bệnh nhân là thợ cắt cóc, chỉ cần 30 giọt là có thể dậy làm việc được ngay. Sự nhanh chóng này được nhiều tác giả đã nhận thấy và Henler đã mệnh danh neriolin là uabain uống được. Nhờ tính chất này, bệnh nhân có thể tự mình tìm ra Iiều thích hợp…
  • Neriolin là một thuốc trợ tim có hiệu quả nhanh chóng, không tích luỹ, dễ sử dụng và đối với bệnh van tim thì có thể so sánh với các loại thuốc trợ tim cổ điển. Điều trị phải liên tục và đủ liều nghĩa là khoảng 0,4-1,2mg mỗi ngày.
  • Neriolin đặc biệt thích hợp với điều trị duy trì lâu dài và ngoại trú ở các phòng khám tim cho các bệnh nhân bị di chứng của thấp khớp cấp mất bù, là loại bệnh tim phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay (Tạp chi ỵ học Việt Nam số 3 năm 1963).

Công dụng và liều dùng

Lá trúc đào được dùng làm nguyên liệu chiết xuất oleandrin, là thuốc uống được chỉ định điều trị suy tim, hở van hai lá, nhịp tim nhanh, các bệnh tim có phù, giảm niệu.

Vì có tính độc cao, nên trúc đào không được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, chỉ dùng để chế thuốc trừ sâu, nấu nước trị ghẻ (20-30g lá tươi, nấu nước đặc rửa, ngày một lần).

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/truc-dao.html/feed 2