Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 22 Nov 2024 04:06:23 +0700 vi hourly 1 Nàng nàng lá to https://tracuuduoclieu.vn/nang-nang-la-to.html https://tracuuduoclieu.vn/nang-nang-la-to.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:24:18 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57046 Mô tả
  • Cây nhỏ hay cây nhỡ dạng bụi, cao 3 – 5m. Thân hình trụ, phần nhiều cành. Cành non hơi có cạnh và có lông mịn hình sao, màu xám nhạt.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc trái xoan – mũi mác, gốc hình nêm hoặc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép có răng nhỏ đểu, hai mặt có lông ngắn hình sao, màu trắng hoặc xám, dày hơn ở mặt dưới; cuống lá mập, ngắn, có lông.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành sim phân đôi; lá bắc nhọn và thẳng, hoa nhiều màu tía; đài hình đấu, 4 răng rất nhỏ, phủ lông hình sao, tràng có ống ngắn, 4 cánh nhẵn hoặc hơi có lông, nhị 4, thò ra ngoài tràng, bầu nhẵn.
  • Quả hạch nhẵn.
  • Mùa hoa: tháng 3 – 5, mùa quả: tháng 6 – 8.

Phân bố, sinh thái

Chi Callicarpa L. trên toàn thế giới có khoảng 140 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở cả 2 bán cầu; ở Việt Nam có 20 loài. Loài nàng nàng lá to trên phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, tới độ cao khoảng 1.300m (Tế Xăng – Kon Tum). Bao gồm: Sơn La (Mường La); Điện Biên (Diện Biên Đông); Bắc Cạn (Ba Bể); Quảng Ninh (Hoành Bồ, Đồng Quang); Hà Tây cũ (Ba Vi); Ninh Bình (Cúc Phương); Nghệ An (Tân Kỳ: Tiên Kỳ; Con Cuông; Tương Dương; Tam Hợp); Hà Tĩnh (Khe Lét); Kon Tum (Đăk Glei, Tu Mơ Rồng: Tế Xăng); Khánh Hoà (Khánh Vĩnh)…

Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Nể Pan, Srilanka, Butan, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia.

Bộ phận dùng:

Rễ, lá.

Thành phần hóa học

Lá chứa luteolin, apigenin, luteolin – 7 – O – glucuronil, apigenin – 7 – O – glucuronid, 3, 3 – trimethoxy – 4′, 5-dihydroxyplavon.

Nàng nàng lá to còn chứa calliterpenon (=3’OXO-13β-kauran-16α, 17-diol) acetat (=16α, 17- isopropylideno-3-OXO-fhyllocla-dan), cafliphyllin, acid betulinic, 5, 4′-dihydroxy-3, 7- dimethoxyflavon và β-sitosterol, 3β-16α, 17- trihydroxyphyllocladan.

Tác dụng dược lý

Tác dụng cầm máu: Lá khô hoặc rễ khô cây nàng nàng lá to có tác dụng cầm máu là do làm co mạch và tăng kết tụ tiểu cầu [Kee, 1999: 355].

Độc tính cấp: Độc tính cấp của cao khô nàng nàng lá to được xác định bằng cách tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy, đã dùng đến liều 1000 mg/kg, chuột không chết, chứng tỏ cao nàng nàng lá to có độc tính thấp. Cao khô nàng nàng lá to được chế tạo bằng cách dùng toàn cây nàng nàng lá to bỏ rễ, chặt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột thô rồi chiết bằng ethanol 50%; sau đó cô dưới áp suất giảm cho đến thể chất cao khô [Bhakuni et al., 1971, III: 91].

Công dụng

Lá nàng nàng lá to được dùng trị các loại chảy máu như: xuất huyết đường tiêu hóa, thổ huyết (nôn ra máu); khái huyết (ho khạc ra máu); chảy máu cam, đái ra máu; vết thương hở xuất huyết, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết. Liều dùng, ngày 20 – 40g sắc nước uống.

Với các bệnh tổn thương xuất huyết bên ngoài, nên kết hợp dùng ngoài, lấy cây tươi, rửa sạch, giã nát, đắp.

Rễ được dùng trị phong thấp, đau nhức xương, ngày dùng 40 – 60g sắc kĩ với nước, uống.

  • Ở Trung Quốc, chủ yếu dùng nàng nàng lá to để điều trị các bệnh xuất huyết như thổ huyết, khái huyết, tiện huyết (đái ra máu), chảy máu cam, lao xuất huyết. Ngày dùng 15 – 60g sắc uống. Rễ được dùng chữa đau xương, phong thấp [TDTH, 1993, 1: 271; Kee, 1999: 355].
  • Ở Ấn Độ, nhân dân lấy lá hơ nóng, đắp lên chỗ khớp xương sưng đau để chữa thấp khớp [Srivastava, 1989: 22; Nadkarni, 1999: 235]. Dầu của rễ có mùi thơm, có tác dụng lợi tiêu hoá, kiện vị, để điều trị rối loạn hoạt động dạ dày (Chopra, 2001: 45: Kirtikar, et al., 1998, III: 1922).
  • Trong y học Ayurveda (Ấn Độ), nàng nàng lá to được dùng điều trị lỵ ra máu, các chứng xuất huyết. Còn được dùng chữa sốt, có cảm giác bỏng rát và rối loạn tiết niệu (Sarim, 1996).
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nang-nang-la-to.html/feed 0
Nghể chàm https://tracuuduoclieu.vn/nghe-cham.html https://tracuuduoclieu.vn/nghe-cham.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:23:14 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57057 Mô tả
  • Cây thảo, sống hằng năm. Thân phân cành ít hay nhiều, có khía, nhẵn, gốc dày thường màu sẫm, các dáng dài 3 – 5 cm.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hơi thuôn, dài 5 – 11 cm, rộng 3 – 4 cm, gốc có phiến men theo cuống, đầu nhọn thành mũi, nhẵn, khi khô có màu lục lam nhạt; bẹ chìa mỏng, phủ kín đến gần nửa đóng thân.
  • Cụm hoa là chùm tận cùng hoặc ở kẽ lá, mang nhiều bông hình trụ, lá bắc hình phễu, hơi có lông mi ở mép, hoa đơn độc hoặc tụ họp 2 -5 cái lá bắc.
  • Quả hình 3 cạnh hoặc hình thấu kính, nhi. bóng.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 9.

Phân bố, sinh thái

Polygonum L. là chi lớn nhất trong họ Rau răm (Polygonaceae), ở Việt Nam có 35 loài, trong đó có cây nghể chàm.

Nghể chàm là tên gọi, được nhân dân vùng Ba Vì – Hà Tây và Hòa Bình sử dụng để chỉ loài trên (P, tinctorium Ait.), do cành và lá của nó được ngâm để nhuộm vải thành màu xanh chàm. Nghể chàm là loại cây thảo, sống nhiều năm, thường mọc thành đám trên đất ẩm hay có thể bị ngập nước tạm thời ở ven bờ suối, hay các bãi lầy ở ven rừng. Cây phân bố rải rác ở vùng núi, thuộc các tỉnh Hà Tây (Ba Vì, Hương Sơn), Hòa Bình (Kỳ Sơn, Tân Lạc, Mai Châu), Lào Cai (Sa Pa), Tuyên Quang (Nà Hang, Chiêm Hoá) và một vài nơi khác.

Nghể chàm là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng. Cây sinh trưởng gần như quanh năm, có khả năng mọc chồi nhánh khá nhiều. Do đó, trong quần thể tự nhiên khó phân biệt từng có thể. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm, những nhánh đã có hoa quả sẽ đẻ ra các nhánh phụ và sẽ có hoa quả trong các năm sau.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Lá có hợp chất indicant (indoxyl – β – O – glucosid) (CA 127: 305373e).

Tác dụng dược lý

Cây nghể chàm có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và màng não cầu khuẩn, và có tác dụng kháng virus đối với virus cúm. Cây có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, lợi mật và làm tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu, gây giãn cơ trơn ruột, gây co cơ tử cung.

Các nghiên cứu dược động học cho thấy khi cho thỏ uống glycosid indican chứa trong nghể chàm, sẽ đạt nồng độ tối đa chất này trong huyết tương sau 3 giờ. Chất này được phân bố trong gan, thận, cơ vân và đường tiêu hóa. Liều uống được thải trừ với tỷ lệ 90% trong nước tiểu. Các tác dụng không mong muốn là buồn nôn và nôn.

Các hợp chất thơm chiết tách từ nghể chàm ức chế ảnh hưởng của các dạng oxy phản ứng đối với đáp ứng viêm trong một số bệnh da như viêm da tiếp xúc dị ứng gây bởi các dị ứng nguyên hóa học.

Nghể chàm chứa trytanthrin, chất này có các hoạt tính sinh học như kháng nấm da và kháng khuẩn, có tác dụng kháng nấm mức độ vừa phải. Nó có hoạt tính diệt tế bào đối với các dòng tế bào khác nhau trừ các khối u ác tính (ví dụ: B16, ruột kết 26, U937). Tryptanthrin có tác dụng ức chế mạnh cyclooxygenase – 2.

Tính vị, công năng

Nghể chàm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Cây nghể chàm được dùng để chế bột chàm hay thanh đại như các loại cây chàm khác. Toàn cây sắc uống chữa thổ huyết, nôn mửa, điên cuồng, khát nước. Đồng bào dân tộc ở một số vùng dùng cây này làm thuốc gây sẩy thai.

  • Bột chàm hay thanh đại được dùng phổ biến trong y học cổ truyền làm thuốc chữa sốt, trúng độc, viêm amiđan, cam tẩu mã, viêm lợi chảy máu. Liều uống mỗi ngày 2 – 6g, dùng ngoài không kể liều lượng.
  • Vỏ cây nghề chàm dùng ngoài trị mụn nhọt độc, rắn cắn, bò cạp và ong đốt.
  • Hoa được giã lấy nước bôi làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amidan, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng.

Ở Trung Quốc, nghể chàm được dùng làm thuốc hạ sốt, kháng khuẩn và kháng virus để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm virus như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm thanh quản, sởi, quai bị, viêm não, viêm gan, áp xe phổi, kiết lỵ, viêm dạ dày – ruột cấp tính, nhọt độc.

Bài thuốc có nghể chàm, thanh đại

  1. Chữa rắn cắn và côn trùng đốt: Rễ nghề chàm giã nát, trộn với xạ hương và hùng hoàng, dùng đắp.
  2. Chữa viêm amidan, viêm họng: Thanh đại, hàn the, mỗi vị 5g, ngưu hoàng lg, băng phiến 0,5g. Tất cả tán nhỏ. Khi dùng, súc miệng sạch, bôi thuốc vào chỗ đau.
  3. Chữa trẻ em sốt cao co giật, trợn mắt, hôn mê: Thanh đại hoà với nước, mỗi ngày uống 2 – 8g, chia làm nhiều lần.
  4. Chữa viêm lợi chảy máu, lở miệng: Thanh đại, cùng với phèn chua, hoàng liên, đinh hương, dùng bôi.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghe-cham.html/feed 0
Rau diếp đắng https://tracuuduoclieu.vn/rau-diep-dang.html https://tracuuduoclieu.vn/rau-diep-dang.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:19:15 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57138 Mô tả
  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,5 – 0,6m, có nhựa trắng như sữa. Thân thẳng, nhẵn.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ và răng không đều, hai mặt nhẵn, lá gốc và lá giữa có bẹ ôm thân và tai ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành ngủ hoặc tán gồm nhiều đầu, có cuống nhăn và bóng; đầu hình trứng; lá bắc xếp thành 6 – 7 hàng hoa toàn hình lưỡi, mào lông mềm, màu trắng, tràng có lưỡi hẹp, cụt đầu, 5 răng, ống tràng có lông; nhị 5, có tại; bầu nhẵn.
  • Quả bế dẹt, hơi có cạnh, có khía rõ.

Phân bố, sinh thái

Chi Sonchus L. trên thế giới có khoảng 50 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm, vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới vùng núi ở bắc bán cầu. Ở Việt Nam, chi này có 4 loài, cũng tập trung chủ yếu ở vùng núi và đôi khi thấy ở vùng trung du (phía Bắc). Loài rau diếp đắng hiện đã ghi nhận về phân bố ở một số địa phương như: Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ); Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà); Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn); Cao Bằng (Quảng Hoà), Lạng Sơn (Tràng Định, Cao Lộc); Yên Bái (Mù Cang Chải), Kon Tum (Đăk Glei) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Trên thế giới, cây phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Indonesia.

Cây ưa ẩm, ưa sáng và thích nghi cao ở vùng có khí hậu ẩm mát của miền núi. Rau diếp đắng thường mọc lẫn với các cỏ thấp ở ven đường đi, trên nương rẫy và các bãi hoang quanh làng bản.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

  • Lá và ngọn có 2,4% carbohydrat, 1,2% protein, 0,8% lipid, vitamin C (Võ Văn Chi, 1997).
  • Rau diếp đắng chứa một disaccharid (I), scopoletin, esculetin, alcol cerylic, α – amyrin và β – sitosterol, tinh dầu bao gồm các acid heptanoic và hexanoic, ȣ – terpineol, geraniol, geranial, butanol, bornyl acetat và anethol, còn phần không bay hơi chứa acid 3β, 25 – epoxy 3 – hydroxyolean – 18 -en – 28 – oic.
  • Lá non chứa 4,1mg% vitamin C.

Tác dụng dược lý

Nước sắc lá rau diếp đắng cho chuột cống trắng uống làm tăng hiệu suất tiết niệu trung bình ở chuột uống thuốc so với ở chuột đối chứng, như vậy nước sắc này có tác dụng lợi tiểu nhẹ (Caceres A. et al., 1987).

Tính vị, công năng

Rau diếp đắng có vị đắng, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết.

Công dụng

Rau diếp đắng thường được dùng trị: viêm ruột lý, viêm gan, xơ gan, viêm ruột thừa, viêm vú, viêm miệng, viêm họng, viêm amidan, chảy máu dạ dày nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung. Liều dùng 15 – 30g sắc uống.

Dùng ngoài trị nhọt định và viêm mủ da, viêm tai giữa. Nghiền cây tươi ép lấy dịch hoặc sắc lấy nước đặc để dùng ngoài.

Rau diếp đắng được dùng làm rau ăn ở Việt Nam, Indonesia, Philippin và cả ở châu Phi. Người ta dùng ăn như rau xà lách, có tác dụng trị cảm mạo và dùng cho phụ nữ đang cho con bú ăn để có nhiều sữa.

  • Ở châu Phi, nước sắc phần trên mặt đất của cây được dùng uống trị bệnh trĩ. Nước sắc này cũng có tác dụng lọc máu và chống đái tháo đường.
  • Ở một số nước Đông Nam Á, nhựa cây rau diếp đắng được dùng làm một thuốc tẩy mạnh.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rau-diep-dang.html/feed 0
Rau ngổ trâu https://tracuuduoclieu.vn/rau-ngo-trau.html https://tracuuduoclieu.vn/rau-ngo-trau.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:18:31 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57144 Mô tả
  • Cây cỏ, dài hàng mét, phân nhánh chủ yếu ở ngọn, bén rễ ở những mấu. Thân hình trụ, có rãnh.
  • Lá mọc đối, hình mác – thuôn, dài 5 – 6 cm, rộng 0,6 – 1 cm, gốc loe rộng và ôm thân, đầu thuôn nhọn, mép khía răng.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành đầu sau ở lá, không cuống; 4 lá bắc hình trái xoan tù, màu lục; hoa cái và hoa lưỡng tính đều sinh sản, không có mào lông; tràng hoa hình lưỡi chia 3 thùy, rất ngắn; 5 nhị, bao phấn dày, có tại nhỏ ngăn và nhọn; bầu hình trụ cong, tràng hoa hình ống thùy hơi nhọn.
  • Quả bế.

Phân bố, sinh thái

Chi Enhydra Lour., chỉ có một loài rau ngổ trâu ở Việt Nam. Rau ngổ trâu là loại cây nhiệt đới, phân bố cả những vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới của Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Ở Việt Nam, câyphân bố ở hầu hết các tinh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng.

Rau ngổ trâu thuộc nhóm cây thảo, sống nhiều năm, thường sống ở môi trường nước nông, gốc ở dưới bùn còn toàn bộ phần thân, cành vươn dài nổi trên mặt nước, do thân xốp. Nơi mọc thường thấy là ở vùng đồng chiêm trũng, kênh mương, ven ao hồ hoặc suối ở cửa rừng.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Theo Krishnaswamy N. R. et al., 1995, lá rau ngổ trâu chứa 3 sesquilacton và 2 chlorin mới có melampolide (Phytochemistry 1995,38 (2) 433 – 51. (CA 122: 209780m).

  • Rau ngổ trâu có hàm lượng protein cao đồng thời là nguồn cung cấp β – caroten (3,7 đến 4,2 mg/100g tính theo trọng lượng tươi (CA 110:202170s).
  • Rau ngổ trâu (tính theo %) protein 1,5; lipid 0,3; cellulose 2,0; dẫn chất không protein 3,8; chất khoáng toàn phần 0,8%; caroten, vitamin B; vitamin C, tinh dầu; stigmasterol (Võ Văn Chi, 1997).
  • Toàn cây chứa tinh dầu 0,21%, stigmasterol 0,05%, và một ít chất đắng (The wealth of India III, 1952).

Tác dụng dược lý

Tác dụng giảm đau:

Cao khô rau ngổ trầu chiết bằng methanol cho chuột nhắt trắng uống với liều 250 mg/kg và 500 mg/kg. Thử tác dụng giảm đau trên hai mô hình là mô hình gây đau bằng cách tiêm vào phúc mạc của chuột dung dịch acid acetic và mô hình kẹp đuôi chuột với một áp lực vừa đủ để chuột không uống thuốc bị đau. Kết quả cho thấy cao khô rau ngổ trâu có tác dụng giảm đau trên cả hai mô hình [Rahman et al., 2002, Fitoterapia, vol.73, No. 7 – 8:707 – 709].

Tính vị, công năng

Rau ngổ trâu có vị hơi đắng, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng thông hoạt, trung tiện, lợi tiểu tiện, mát huyết, cầm máu.

Công dụng

Toàn cây rau ngổ trâu được dùng chữa cảm sốt, bí trung tiện, bí đái, đái ra máu, vết thương chảy máu, băng huyết, thổ huyết, viêm tấy, ăn không tiêu, đầy bụng. Hạt rau ngổ trâu trị các bệnh về gan mật và thần kinh.

Lá tươi giã nát đắp vào da chỗ bị phát ban, mụn rộp, sưng phồng. Liều dùng mỗi ngày 12 – 20g cây khô sắc uống, nếu tươi dùng 30 – 40g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Trong nhân dân, cành lá non rau ngổ trâu có mùi thơm để nấu canh chua, cũng có thể ăn sống, làm gia vị.

Để chữa bí trung tiện, bị đái, đái ra máu, băng huyết do nóng, dùng rau ngổ trâu tươi 30g, rửa sạch, giã nát, cho thêm thước chín để nguội, khuấy đều, gạn lấy nước, bỏ bã, pha thêm đường đủ ngọt rồi uống.

  • Ở Ấn Độ, lá ngổ trâu được dùng để nhuận tràng, chữa khó tiêu, bệnh đường dẫn mật, bệnh gan, bệnh da và bệnh thần kinh. Dịch ép lá còn dùng để làm dịu trong bệnh lậu, thường phối hợp với sữa bò hoặc sữa dê.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rau-ngo-trau.html/feed 0
Tai tượng úc https://tracuuduoclieu.vn/tai-tuong-uc.html https://tracuuduoclieu.vn/tai-tuong-uc.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:11:13 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57286 Mô tả
  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 20 – 40 cm. Thân phân cành ít hay nhiều, thường có khía, phủ lông tơ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục – mũi mác, gốc tròn, đầu nhọn hoặc hơi tù, mép có răng lượng sóng đểu, có lông nhỏ trên các gân; lá kèm hình giùi.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá dạng bông, mang toàn hoa cái hay hoa đực ở đỉnh. Bông mang hoa đực Imảnh dạng xim co thừa hoa, hoa đực có 4 lá đài hình bầu dục, 7 – 8 nhị; hoa cái có 2 lá bắc ở dưới, tận gốc, 3 lá đài, bầu hình cầu, có lông, vòi nhụy xẻ đến tận gốc.
  • Quả gồm 3 mảnh, có lông ở gốc, hạt hình trứng, hơi nhọn ở đỉnh.
  • Mùa hoa: tháng 5 -7.

Phân bố, sinh thái

Chi Acalypha L. ở Việt Nam có 9 loài và 5 thứ (var.). Loài tai tượng Úc trên phân bố rải rác ở nhiều địa phương, từ vùng núi thấp xuống đến trung du và ở cả đồng bằng: Lào Cai, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn (Chi Lăng), Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Lập Thạch), Hoà Bình, Hà Tây cũ (Ba Vì), Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hoá, Nghệ An (Tân Kỳ), Thừa Thiên – Huế,… Trên thế giới, loài học Dược TQ, 1996, II, 2087] này phân bố ở Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Philippin và Australia.

Tai tượng Úc thuộc loại cây thân thảo, sống 1 năm. Cây ưa ẩm, hơi ưa sáng, cũng hơi chịu được bóng, thường mọc nơi đất ẩm ở các bãi hoang, ven đường đi, nương rẫy.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hóa học

  • Toàn cây tai tượng Úc chứa chất australisin.
  • Chiết xuất từ toàn cây tai tượng Úc nhiều hợp chất phenol và nhận dạng bằng các phương pháp hoá học và quang phổ là acid gallic, acid protocatechuic, acid cafeic, rutin, isoquercitrin, corilagin, furosin và geranin [CA. 119, 1993: 146439, Trường đại học Dược TQ, 1996, II, 2087].

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng virus, kháng khuẩn:

Dịch chiết tại tượng Úc có tác dụng ức chế sự phát triển của virus Herpes simplex [Phạm Hoàng Hộ, 1999, I: 263] và virus cúm A (Luo, 1993), cũng như có tác dụng kháng khuẩn in vitro [Kee, 1999: 410].

Tác dụng dược lý khác:

Trên thực nghiệm, dịch chiết tai tượng Úc còn có tác dụng chống hen, hạ sốt và cầm máu [Kee, 1999: 410].

Thử lâm sàng điều trị viêm đường hô hấp trên:

Dịch chiết của một bài thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc gồm các cây lưỡi rắn trắng (Oldenlandia diffusa), cây cỏ sữa Euphorbia humifusa, cây tai tượng Úc và cây Onychium japonicum (chưa thấy có ở Việt Nam) gọi là hợp dịch 716 đã được dùng để điều trị viêm đường hộ hấp trên cho 150 trường hợp chia làm 2 lô một cách ngẫu nhiên. Lô 1 dùng thuốc nghiên cứugồm 89 trường hợp; lô 2 đối chứng 61 trườnghợp. Kết quả cho thấy, ở lô 1, tỷ lệ có hiệu quả là 92% và lô 2 là 67%. Như vậy, bài thuốc có tác dụng điều trị viêm đường hô hấp trên. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, bài thuốc ức chế rõ sự phát triển của virus cúm A và có tác dụng độc tế bào, nhưng yếu (Luo, 1993).

Tính vị, công năng

Tai tượng Úc vị hơi đắng, chát, tính bình, hơi mát, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, cầm máu, thu sáp, liễm khí nghịch, trừ lỵ.

Theo tài liệu Trung Quốc, sách “Phúc kiến dân gian thảo dược” ghi: tai tượng Úc vị hơi đắng, chát, tính bình, sách “Quảng Tây trung được chí” ghi: vị nhạt, chát, tính bình; còn sách “Hà Bắc trung được thủ sách” (thủ sách là sổ tay) ghi: vị hơi ngọt, đắng, tính mát.

Công dụng

Tai tượng Úc được dùng để chữa chảy máu cam, thổ huyết (nôn ra máu), ho, khái huyết (khạc ra máu), tử cung xuất huyết, đại tiểu tiện ra máu, đái buốt lỵ trực khuẩn, viêm ruột, ỉa chảy, tràng nhạc, viêm da, đòn ngã tổn thương.

Liều dùng 15 – 30g mỗi ngày, sắc nước uống. Trường hợp ta ra máu, đái ra máu, nên dùng liều cao hơn, mỗi lần 40 – 50g sắc uống.

Dùng ngoài, lấy lượng đủ cây tươi, rửa sạch giã nát đắp, hoặc nấu nước tắm rửa để chữa viêm da, nổi mẩn, lở ngứa, rắn cắn hoặc côn trùng đốt.

  • Ở Đài Loan, toàn cây tai tượng Úc cũng được dùng để cầm máu khi bị chảy máu cam, ho máu, lao hạch, ho, kiết lỵ, ỉa chảy, viêm da, sưng chân, rắn cắn [Perry et al., 1980: 136].
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tai-tuong-uc.html/feed 0
Trà my nhật https://tracuuduoclieu.vn/tra-my-nhat.html https://tracuuduoclieu.vn/tra-my-nhat.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:03:59 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57409 Mô tả
  • Cây nhỏ hay cây nhỡ, thường xanh, cao 5 – 15m.
  • Lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng đều, cuống lá dài 5 mm.
  • Hoa to, mọc riêng lẻ hoặc đôi một ở đầu cành, màu đỏ; đài ngắn hình chén; tràng có cánh lõm ở đầu; nhị nhiều màu vàng, đôi khi tụ họp thành nhóm, xếp xen kẽ với cánh hoa.
  • Quả nang, đường kính 3 – 4 cm, vỏ quả cứng: hạt 1 – 3 ở mỗi ô.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 5.

Phân bố, sinh thái

Camellia L. là chi có nhiều loài nhất trong họ Theaceae, riêng ở Việt Nam hiện đã biết tới 45 loài và nhiều thứ khác nhau. Có giả thuyết rằng Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc là nơi phát sinh và đang tập trung nhiều loài nhất trên thế giới (Hakoda, Tran Ninh, et al., 2007). Loài trà my Nhật (hay còn gọi là Hoa trà) vốn có nguồn gốc ở Nhật Bản. Cây đã được thuần hoá đưa vào trồng từ lâu đời ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.

Trà my Nhật là loại cây bụi hoặc gỗ nhỏ, ưa ẩm, hơi chịu bóng và thích nghi cao với vùng có khí hậu cận nhiệt đới.

Bộ phận dùng:

Rễ, hoa dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hoá học

  • Lá chứa cafein, polyphenol, L- epicatechol, d -catechol, 2 tanin là camelliatanin A và B, gemin D, casuariin, pedunculagin và 2, 3 (S) -hexahydroxydiphenoxyglucose.
  • Lá và hoa có theobromin, leucoanthocyanin, camellenodiol.
  • Quả có dầu béo, camellin. Chất sau này nếu đem thuỷ phân sẽ cho camelliagenin.

Tác dụng dược lý

Cho vào dạ dày chuột cống trắng hoặc chuột nhắt trắng chất camelliagenin chiết xuất từ trà my Nhật 1 – 3 mg gây ức chế sự sinh trưởng u mô mềm được cấy, đồng thời ức chế sự hình thành u cơ vân gây bởi 9, 10, dimethyl – 1, 2 – benzanthracen.

Lá, hoa trà my Nhật chứa catechol có tác dụng ức chế rõ rệt cholinesterase, ức chế sự tăng trưởng của Lactobacillus delbruckii, làm giảm cholesterol trong huyết thanh và gan chuột cống trắng và còn có tác dụng dự phòng đối với bệnh đái tháo đường ở chuột cống trắng gây bởi alloxan [Trường Đại học y khoa Trung Quốc, 1993: 499-500].

Tanin camellin B và tanin phức hợp, phân lập từ trà my Nhật, có hoạt tính ức chế tác dụng gây bệnh tế bào của HIV. Nồng độ có hiệu quả 50% (EC50) trong thử nghiệm in vitro là 4,8 – 11,8 ug/ml (Hatana L et al., 1992). Hoạt tính kháng HIV của camellin được trung gian một phần bởi tác dụng ức chế sự hút bám của HIV vào tế bào. Tuy vậy, dù ở nồng độ cao, tanin này cũng không ức chế hoàn toàn sự gắn của HIV vào tế bào (Vlietinck AJ. et al., 1998).

Tính vị, công năng

Trà my Nhật có vị cay và đắng, tính hàn. Có tác dụng cầm máu, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng.

Công dụng

Trà my Nhật thường được dùng trị nôn ra máu, chảy máu cam, trị chảy máu, xuất huyết tử cung. Ngày dùng 6 – 9g dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị vết thương chảy máu, bỏng lửa và bỏng nước, nhọt và viêm mủ da. Giã nát hoa trộn với dầu vừng đắp tại chỗ [Võ Văn Chi, 1997: 1239 – 40].

  • Ở Trung Quốc, trà my Nhật được dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, lỵ ra máu, tiểu tiện ra máu, xuất huyết do bị thương, bỏng. Khi bị bỏng thí nghiền, dùng dầu vừng luyện để bôi. Khi dùng trong thì sắc uống, ngày dùng 5 – 9g [Trường Đại học y khoa Trung Quốc, 1993: 499 – 500].

Bài thuốc có trà my Nhật

  1. Chữa ho ra máu: Trà my Nhật (hoa) 10 bông, đại táo 120g, bạch cập 30g, hồng hoa 15g sắc uống ngày một thang.
  2. Chữa nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ chay máu: Trà my Nhật (hoa), dành dành (quả), trắc bá (lá), sinh địa, mỗi vị 9g sắc uống ngày một thang.
  3. Chữa lỵ ra máu: Trà my Nhật (hoa), phơi khô âm can, tán bột, trộn đều với đường thường, hấp trong nồi cơm rồi ăn.
  4. Chữa trĩ chảy máu: Hoa trà my Nhật khô, nghiền thành bột rồi uống
  5. Chữa nhọt và viêm mủ da: Lá trà my Nhật tươi, giã nát đắp.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tra-my-nhat.html/feed 0
Ếch đồng https://tracuuduoclieu.vn/ech-dong.html https://tracuuduoclieu.vn/ech-dong.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:37:36 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57502 Mô tả
  • Loài lưỡng cư sống được trên cạn và dưới nước. Thân dài 8 – 10 cm.
  • Đầu tròn dẹt, mắt to lồi có 2 mí, mõm tù, miệng rộng. Da trơn nhẵn, có nhiều nốt sần hay tuyến chất nhờn chạy dọc sống lưng.
  • Lưng màu xanh, xanh – vàng hoặc đen bẩn, lốm đốm những mảng sẫm nhạt.
  • Bụng trắng vàng.
  • Đôi chân sau (làm nhiệm vụ bật nhảy và đẩy nước khi bơi) mập và dài hơn đôi chân trước (dùng để giữ thăng bằng và làm bánh lái khi bơi). Bàn chân trước có 4 ngón, bàn chân sau 5 ngón, giữa các ngón có màng da.

Phân bố, sinh thái

Ếch đồng phân bố ở nhiều nước châu Á. Ở Việt Nam, ếch sống ở khắp các đồng ruộng từ đồng bằng đến vùng đồi núi trong cả nước, kể cả những ao đầm. Về mùa đông, ếch đồng ngừng hoạt động và ẩn mình trong các hang hốc (hiện tượng ngủ đông). Đến mùa hè, thời tiết ấm áp, nhất là những ngày mưa, ếch ra khỏi tổ đi kiếm thức ăn từ chập tối đến đêm khuya. Ban ngày, lại vào hang ẩn nấp. Thức ăn của ếch đồng gồm châu chấu, cào cào, chuồn chuồn, giun đất, dế mèn. Kẻ thù của ếch đồng là rắn, chim nước như cò, vạc…

Mùa sinh sản của ếch đồng vào tháng 3 -7, Đẻ trứng nội thành chùm ở trong hoặc gần nước.
Trứng nở thành nòng nọc có đuôi sống trong nước. Sau một thời gian biến thái, nòng nọc rụng đuổi trở thành ếch trưởng thành. Hoạt động bắt mồi của ếch rất tích cực và nhanh nhạy.

Ếch đồng là động vật có ích, thường diệt trừ các loài côn trùng gây hại cây trồng và các vật ký chủ trung gian truyền bệnh cho người và gia súc.

Bộ phận dùng

  • Cả con ếch đồng, tên thuốc trong y học cổ truyền là điền oa, điền kế hay trường cổ, (ếch xanh là thanh kế), lột da, bỏ nội tạng, dùng tươi, phơi hay sấy khô.
  • Nòng nọc của ếch đồng, tên thuốc là khoa đầu, để nguyên con.

Thành phần hoá học

Ếch đồng chứa 16,4 – 20% protein, 0,3 – 1,1% lipid, 18 – 22 mg% Ca, 147 – 159 mg% P, 1,1 – 1,3 mg% Fe, các vitamin: 0,04 – 0,14 mg% B1, 0,22 – 0,25 mg% B2, 2,1 mg% PP. Các thành phần trong chất béo là acid myristic, palmitic, oleic, stearic…

Thịt ếch đồng cung cấp 92 calo/100g (Viện Dinh dưỡng).

Tính vị, công năng, công dụng

Trong y học thực nghiệm, ếch đồng là động vật được dùng để nghiên cứu tác dụng sinh học của thuốc chữa bệnh.

Thịt ếch đồng (giống như thịt gà) có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, an thai, lợi tiểu, chữa cam tích ở trẻ em, suy dinh dưỡng, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở. Dạng dùng thông thường là chế biến thành món ăn – vị | thuốc hoặc sấy khô, tán bột, uống hàng ngày.

Công dụng

Chữa lao, thổ huyết, chảy máu cam, ra mồ hôi, ho suyễn:

Thịt ếch nấu chín nhừ, thêm hành và muối đủ đậm, ninh kỹ thêm, ăn trong ngày. Dùng nhiều ngày.
Theo kinh nghiệm gia truyền của Trung Quốc, ếch đồng được dùng phổ biến dưới dạng thức ăn vị thuốc trong những trường hợp sau:

Chữa đau thắt tim, phù tim:

Thịt ếch đồng (2 con), hẹ (3 – 5 cây gồm cả lá và rễ). Tất cả thái nhỏ, nấu chín với nửa bát nước. Ăn trong ngày.

Chữa ghẻ lở lâu ngày không khỏi:

Thịt ếch (2 con) chặt nhỏ, trộn đều với dầu lạc và muối ăn. Lấy gạo tẻ thổi cơm, khi nước cạn còn một nửa thì cho thịt ếch vào, nấu chín mà ăn.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ech-dong.html/feed 0
Lưỡi cọp đỏ https://tracuuduoclieu.vn/luoi-cop-do.html https://tracuuduoclieu.vn/luoi-cop-do.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:52:21 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56762 Mô tả
  • Cây nhỏ, cao 10 – 20 cm. Thân đơn, phủ lông mềm, lúc non dày và dẹt, sau tròn, vỏ hơi sần sùi, có khía dọc.
  • Lá thường mọc tập trung ở ngọn thân, hình bầu dục – thuôn, dài 9 – 13 cm, rộng 4 – 5 cm, gốc gần tròn, đầu hơi nhọn, mặt trên hơi rộp, màu lục sẫm, mặt dưới phẳng rất nhạt, mép khía răng tròn; cuống là dài 0,8 – 1 cm.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành, dài 4 – 7 cm, hoa màu hồng, 4 – 5 cái, tụ họp thành tán; lá bắc thuộn nhỏ; đài có 5 răng hẹp nhọn, ở lưng và mép có lông, ống đài rất ngắn; tràng 5 cánh hình mác nhọn; nhị 5, chỉ nhị rất ngắn; bầu hình trứng, noãn nhiều xếp thành 3 hàng.
  • Quả chưa gặp.
  • Mùa ra hoa: tháng 5 – 6.

Phân bố, sinh thái

Chi Ardisia SW. ở Việt Nam có tới 99 loài (Trần Kim Liên, 2004). Trong đó, gần 10 loài được dùng làm thuốc, bao gồm cả loài cây lưỡi cọp đỏ kể trên. Lưỡi cọp đỏ có ở tỉnh Lào Cai, Hòa Bình và Hà Tây (cũ). Trên thế giới, cây có ở phía Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông).

Lưỡi cọp đỏ là dạng cây thảo nhỏ, ưa ẩm và chịu bóng, thường mọc rải rác trên đất ẩm nhiều mùn, dưới tán rừng núi đá vôi, độ cao phân bố tới 1.800m (Sa Pa – Lào Cai). Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên từ hạt. Ngoài ra, lưỡi cọp đó còn có khả năng mọc cây chồi từ phần còn lại sau khi bị cắt.

Lưỡi cọp đó là cây thuốc tương đối hiếm gặp tự nhiên. Cây đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) để khuyến cáo bảo vệ.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Theo “Trung dược từ hải I, 1993, cây lưỡi cọp đỏ chứa stigmasterol, cyclamiretin A.

Tính vị, công năng

Toàn cây lưỡi cọp đỏ có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, hoả ứ.

Công dụng

Toàn cây lưỡi cọp đỏ được dùng để chữa sốt, kiết lỵ hoàng đản, phong thấp, đau xương, cầm máu khi bị ho ra máu, ngoại thường xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, đau bụng khi thấy kinh, trẻ em cam tích.

Liều dùng hàng ngày: 10 – 20g toàn cây khô sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, tán cây khô thành bột, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, thêm nước làm thành bánh đắp để chữa chấn thương do bị đánh hoặc bị ngã; hoặc khi bị sưng tấy, mụn nhọt.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/luoi-cop-do.html/feed 0
Khoai trời https://tracuuduoclieu.vn/khoai-troi.html https://tracuuduoclieu.vn/khoai-troi.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:49:20 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56699 Mô tả
  • Dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Thân tròn hoặc có cạnh, dài 3 – 5m, nhẵn, màu tím.
  • Rễ củ, hình cầu, to và nặng có thể đến vài kg; vỏ màu nâu thẫm, có nhiều rễ con, ruột màu vàng.
  • Lá mọc so le, hình tim, đầu thuôn thành mũi nhọn dài, 7 – 9 gân chân vịt nổi rõ, gân phụ kết thành mạng, hai mặt nhẵn; cuống lá dài 3 – 4 cm. Ở kẽ lá, thường có những củ nhỏ hình tròn gọi là dái (như dái cây củ mài).
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm buông thõng; hoa rất nhiều, có bao hoa 6 phiến, 6 nhị, hoa đực và hoa cái giống nhau.
  • Quả nang có cánh mỏng.
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 8.

Phân bố, sinh thái

Sự phân bố của loài khoai trời (Dioscorea bulbifera L.) trên thế giới coi rộng rãi nhất so với tất cả các loài khác cùng chi. Cây mọc tự nhiên và được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới, bao gồm cả vùng nhiệt đới núi cao và cả ở vùng cận nhiệt đới, kể từ vùng ven biển Đại Tây Dương của châu Phi sang đến châu Mỹ, các đảo ở Thái Bình Dương và đến các quốc gia ở vùng Đông Nam Á, Nam Á và cả ở Trung Quốc.

Loài khoai trời ở Đông Nam Á có sự đa dạng cao, với 4 thứ (var.) như:

  • D. bulbifera var. bulbifera: cây mọc tự nhiên khắp vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, lá hình tim ngắn; củ (cả dải mài) có vị chát, nếu không chế biến, ăn vào sẽ gây nôn
  • D. bulbifera var. heterophylla (Roxb.) Prain ct Burkill: mọc tự nhiên chủ yếu ở bán đảo Malaysia, lá hình tim dài. Củ và dái mài ăn được nhưng phải chế biến kỹ.
  • D. bulbifera var. suavior Prain et Burkill: cây trồng, nhưng có nơi đã trở thành hoang dại hoá. Có ở Java, Madura, Buru, Hamahera, Đông – Nam Niu Ghinê và một số đảo ở phía Đông Níu Ghing. Thịt củ của cây màu xám trắng, có vị chát và đắng, phải chế biến kỹ trước khi nấu để ăn.
  • D. bulbifera var. sativa Prain: cũng là cây đã được đưa vào trồng, đồng thời cũng còn quần thể mọc hoang dại, tại Malaysia, Singapo, Jaya, Niu Ghinê, Ấn Độ, Nhật Bản và một số đảo ở Thái Bình Dương. Củ vẫn có vị chát và gây nôn, nhưng củ to và nhiều cái mài hơn các thứ (var.) trên, bởi vậy cây được trồng ở nhiều nơi,

Trong 4 thứ (var). trên, cây khoai trời ở nước ta thuộc dạng thứ nhất (D. bullifera var. bulbifera). Cây phân bố tự nhiên rải rác khắp các tỉnh, từ vùng núi cao khoảng 1.600m xuống đến tận vùng đồng bằng: Lai Châu (Phong Thổ, Than Uyên, Sin Hồ); Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát); Hà Giang (Yên Minh, Quản Bạ); Cao Bằng (Hà Quảng); Lạng Sơn (Hữu Lũng); Quảng Ninh (Quảng Yên); Sơn La (Mộc Châu); Điện Biên (Điện Biên Đông); Hà Nội (Ba Vi); Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và còn có ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Cây leo bằng thân quấn, ưa sáng, ưa ẩm; thường mọc ở ven rừng, dọc theo các bờ khe suối cửa rừng, nhất là ở các bờ nương rẫy. Cây ra hoa quả nhiều năm. Tái sinh tự nhiên tốt bằng hạt và bằng các dải mài, khi tiếp xúc với mặt đất đều mọc lên cây mới. Củ ăn được, nhưng phải ngâm nước gạo, nước tro bếp và nấu kỹ,

Bộ phận dùng

Thân rễ và dái củ.

Thành phần hóa học

  • Củ nấu kỹ ăn được, củ và dái củ chứa glycosid độc có tên là diosbulbin A tan trong nước nóng và betatasin (Phạm Hoàng Hộ, 2006). Ngoài ra còn có albuminoid, chất béo, carbohydrat [The wealth of raw material in India, 1996].
  • Theo các tác giả Trung Quốc, khoai trời còn chứa diosbulbin B và H, D – sorbitol, 2, 4, 6, 7 – tetrahydroxy – 9 – 10 -dihydro- phenanthren và 2, 4, 5, 6 -tetrahydroxy-phenanthren.
  • Loài khoai mỡ dại (D. villosa) chứa dioxin, 8 – sitosterol, alcaloid, tanin và tinh bột (Andrew chevallier, 2006).

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn:

Phân đoạn tan trong diclormethan của các chiết thổ rễ củ cây khoai trời và 2 chất diterpenoid clerodan là bafoudiosbulbin A1 và B2 phân lập từ rễ củ khoai trời đã được nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, dùng hai kỹ thuật là khuếch tán trên thạch và hệ nồng độ pha loãng. Kết quả cho thấy cả cao và cả hai clerodan đều có tác dụng ức chế sự phát triển có ý nghĩa trên các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A và Salmonella paratyphi B (Teponno et al., 2006).

Tác dụng kích thích sự thực bào:

Trong môi trường có các đại thực bào và vị khuẩn, dịch chiết rễ củ khoai trời có tác dụng kích thích sự thực bào đối với vi khuẩn. Kết quả được chứng tỏ khoai trời có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn của đại thực bào. Mặt khác cũng cho thấy có tác dụng chống ung thư [Chang, 1992: 224].

Tác dụng ung thư:

Dịch chiết khoai trời có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào u Sarcoma-180 và cả tế bào ung thư cổ tử cung người khi cấy vào chuột nhắt trắng [Chang, 1992: 224].

Tác dụng gây độc gan:

Tác dụng gây độc gan của thân rễ cây khoai trời đã được nghiên cứu trên bốn lô chuột cống trắng: lô I đối chứng uống nước có pha 20% polyvinyl pyrolidon; lô II có 10% cao methanol toàn phần; lô III có 5% phân đoạn chiết cloroform và lô IV có 5% phân đoạn methanol (sau khi đã chiết lấy phân đoạn cloroform) của bột thân rễ cây khoai trời. Các thông số theo dõi là bilirubin trực tiếp, glutamic – pyruvic transaminase (GPT); chỉ số gan (liver index); xét nghiệm hình thái gan và mô học gan trên kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử. Kết quả cho thấy, lô II và lô III có biểu hiện độc có ý nghĩa trên gan.

Như vậy, phân đoạn chiết bằng cloroform của thân rễ khoai trời là phân đoạn gây độc trên gan (Tan et al., 2003).

Tính vị, công năng

Thân rễ (củ) khoai trời của những cây mọc hoang dại có thịt vị đắng, màu vàng chanh hay màu kem, tính bình, có công năng giáng hoả, lương huyết, tiêu bướu, gây buồn nôn; chất dịch màu tím nhạt ở củ có độc. Do trồng trọt nên vị đắng và độc tính giảm và có thể ăn được.

Công dụng

Củ dái và củ dưới đất (thân rễ) khoai trời được dùng chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam. Ngày dùng 8 – 16g củ khô sắc uống. Nếu họ thì dùng củ dái tốt hơn. Còn dùng chữa bướu cổ, sưng tuyến giáp, viêm hạch bạch huyết, lao hạch, viêm dạ dày, ruột. Liều dùng mỗi ngày 10 – 15g sắc nước uống có thể dùng đến 30g một ngày.

Để chữa đau đầu, thái lát củ khoai dái tươi, dán vào hai bên thái dương.

Để dùng ngoài, lấy khoảng 20 – 30g củ dài hoặc thân rễ (củ dưới đất) tươi, cạo bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng tấy, mụn nhọt, rắn cắn, chó dữ cắn.

Củ dái và củ dưới đất có độc, nhưng gọt sạch vỏ, ngâm nước và rửa nhiều lần rồi luộc kỹ thì chất độc bị loại bỏ đi và có thể ăn được. Bột khoai trời cũng tương tự như bột ngũ cốc và bột gạo.

  • Ở Indonesia, dái củ được dùng chữa đau bụng, củ (thân rễ) được dùng chữa viêm hạnh nhân, áp xe, sưng phồng và để chống độc; toàn cây để lợi sữa [Med. herb index, 1995: 287].
  • Nhân dân vùng phía Tây đảo New Guinea (thuộc Indonesia) dùng khoai trời để chữa ia chảy (Holdsworth, 2001).
  • Ở Ấn Độ, khoai dái và củ dưới đất có vị đắng, cay nồng được dùng tươi, giã nát, đắp để chữa lở loét ngoài da; có thể phơi khô, tán bột, rắc lên chỗ lở loét (củ của cây mọc hoang được coi là có tác dụng tốt hơn). Dùng trong (thường dùng dái củ) phối hợp với thìa là, đường, sữa để trị trĩ, giang mại, lỵ. Bột dái củ có tác dụng sẵn se, được dùng chữa ia chảy; thường lấy bột chế thành viên để uống [Chopra et al., 2001: 97; Nadkarni, 1999: 450]. Còn được dùng làm mạnh dạ dày, làm ăn ngon, trị khó tiêu, đau bụng, lợi tiểu, chữa đái són [Kirtikar et al., 1998, IV: 2486].

Bài thuốc có khoai trời

Chữa bướu cổ, sưng tuyến giáp:

Lấy 200g củ đã gọt vỏ, thái lát, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu trắng trong ít nhất một tuần. Chiết lấy nước, mỗi lần uống một chén con (30ml), ngày 3 lần. Có thể dùng củ khoai trời, gan vỏ, thái lát, phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 15g bột chia làm 2 – 3 lần [Chang, 1992: 225].

Chữa các loại ung thư:

Ung thư trực tràng, ung thư tim, ung thư dưới thực quản (trong đó có ung thư dạ dày), ung thư cổ tử cung, ung thư vú: lấy 500g củ khoai trời đã thái thành lát mỏng, rửa với 1500ml rượu, năm chặt các lát khoai trời lại, rồi lấy bột thạch cao trộn với nước, đắp kín bên ngoài, vùi vào tro nóng đỏ (tro của vỏ hạt kê) trong hai giờ. Sau đó ngâm các lát khoai trời với 1 lít rượu hoặc nước sôi để nguội trong 7 ngày. Lọc lấy nước uống mỗi ngày 50 – 100 ml chia làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống một ít [Tài liệu đã dẫn].

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/khoai-troi.html/feed 0
Cây cứt ngựa https://tracuuduoclieu.vn/cay-cut-ngua.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-cut-ngua.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:46:02 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55903 Mô tả
  • Cây thảo, mọc bò, sống lâu năm, gốc có khi hóa gỗ. Thân vuông, cao 30 – 50 cm, phân nhánh nhiều hay ít.
  • Lá mọc đối, hình trứng, dài 3 – 10 cm, rộng 1,5 – 4,5 cm, gốc bằng hoặc hơi hình tim, đầu thuôn nhọn, mép khía răng, cuống lá ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá thành chùm đơn, ở mỗi mấu có 2 hoa mọc đối diện; lá bắc hình mũi mác, hoa màu hồng đài 5 thùy, hình ống, có lông; tràng hợp thành một môi có 5 cánh, phía dưới có ống ngắn, 4 nhị, bao phấn hình thận, bầu có vòi xẻ đôi.
  • Quả bế tư, hình trái xoan, hơi có vân mạng.
  • Mùa hoa quả tháng 5-7.

Phân bố, sinh thái

Chi Teucrium có 3 loài ở Việt Nam (Vũ Xuân Phương, 2001). Trong đó có 2 loài được dùng làm thuốc là loài trên và cây tiêu kỳ lông (T. quadrifarium Buch.-Ham.). Cây cứt ngựa phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng (Bà Nà). Trên thế giới, cây ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Miam và Indonesia.

Cây cứt ngựa là cây ưa sáng, ưa ẩm và thường mọc riêng lẻ hoặc thành đám nhỏ trên nương rẫy hay ven rừng.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Đã nghiên cứu và thấy cây cứt ngựa chứa 5 hợp chất neolerodan là: teuflin, teucvin, teucvidin, teuspinin và 6-α-hydroxyteus-cordin.

Tác dụng dược lý

Cao chiết nước cây cứt ngựa phơi khô trong thử nghiệm in vitro bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa, đã thể hiện hoạt tính ức chế trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh.

Công dụng

Cây cứt ngựa được dùng chữa vết thương chảy máu, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện phân đen, đinh nhọt, sưng lở, đau thấp khớp, đau bụng kinh, rắn cắn. Ngày dùng 20-40g sắc uống.

Dùng ngoài lấy cây tươi, giã đắp trị mụn lở, vết thương và rắn cắn.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-cut-ngua.html/feed 0