Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Bản xé thơm https://tracuuduoclieu.vn/ban-xe-thom.html https://tracuuduoclieu.vn/ban-xe-thom.html#respond Tue, 04 Jan 2022 09:12:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=64100 Bản xé thơm 1

Alicia odoratissima (Lf) Benth.

Mô tả

  • Cây gỗ cao đến 40m; nhánh tròn, hơi có lông mịn, rồi nhẵn.
  • Lá có trục dài 7-20cm, có tuyến; lá lông chim 3-5 đôi, có trục 7-14cm mang 7-10, có thể đến 16 đôi lá chét thuôn hay hình trái xoan ngược, dài 1,3-3,5cm, rộng 0,6-1,2cm, không cân xứng, nhẵn hoặc có lông mềm cả hai mặt.
  • Chuỳ hoa ở ngọn, phân nhánh chỉ một lần, dài 8-20cm; cuống xếp thành bỏ 2-4, mang các hoa đầu gồm 10-15 hoa, không cuống, có hai dạng. Hoa ở mép có đài hình ống với các răng nhọn; tràng hình phễu có thuỳ xoan bầu dục, màu vàng, nhị cỡ 20 có chỉ nhị dính thành ống bằng ống tràng; bầu có lông mịn hay lông mềm.
  • Quả dẹp, mỏng, dài 16-22cm, rộng 3.5cm, màu nâu sẫm; hạt 8-12, hình trái xoan, hẹp, dài đến 9mm.
  • Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả chín tháng 12.

Phân bố, sinh thái

Phân bố: Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Xri Lanca.

Sinh thái: Thường gặp trong rừng thường xanh núi cao, trong rừng khô rụng lá từ vùng thấp cho đến độ cao 1500m. Cây ưa sáng, chịu hạn kém. Tái sinh bằng hạt tốt nơi có tàn che thưa.

Bộ phận dùng:

  • Quả, vỏ rễ . Fructus et Cortex Radi-cis Albiziae Odoratissimae.

Thành phần hoá học

Có nhựa gồm màu nâu đen không tan trong nước. Thủy phân các saponin của hạt, người ta thu được hai acid triterpenic và acid mach-aerinic; trong hạt còn có một saponin là odoratis-simin. Vỏ cây chứa 12-15% tanin.

Tính vị, tác dụng

  • Quả và vỏ rễ có vị đắng, tính bình: Vỏ rễ thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm chỉ thống.
  • Quả thanh nhiệt lượng huyết, nhuận tràng thông tiện.

Công dụng

  • Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương.
  • Ở Ấn Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố. Lá được dùng sắc với bơ lỏng dùng chữa ho,
  • Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ cây dùng trị viêm khớp do phong thấp, đòn ngã tổn thương, vết thương hở xuất huyết và lở ghẻ.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ban-xe-thom.html/feed 0
Áo cộc https://tracuuduoclieu.vn/ao-coc.html https://tracuuduoclieu.vn/ao-coc.html#respond Sat, 25 Dec 2021 06:53:57 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=63973 Áo cộc 1

Hình ảnh hoa Áo cộc

Mô tả

  • Cây gỗ to, rụng lá, cao tới 40m, đường kính thân đến 0.9-1m.
  • Phiến lá hình áo cộc, dài 10-18cm, rộng 11-19cm; cuống lá dài 7-14cm.
  • Hoa đơn độc, mọc ở đầu cành, dài 5cm, có 3 lá đài màu lục, 6 cánh hoa màu vàng vàng, gốc tía. Nhị và lá noãn nhiều, xếp lợp.
  • Quả hình cọc sợi, dài 7-9cm, do nhiều quả cứng nhỏ có cánh tạo thành, trong mỗi quả nhỏ có 1-2 hạt.
  • Ra hoa tháng 5-6, có quả chín tháng 9-10.

Phân bố, sinh thái

Cây phân bố ở các tỉnh: Lào Cai, Sơn La. Còn có ở Trung Quốc.

Thường mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đời thường xanh mưa ẩm, ở thung lũng, khe nước hay chân núi. Tái sinh bằng hạt và chổi.

Bộ phận dùng

Rễ và vỏ cây – Radix et Cortex Liriodendronis.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính ấm. Rễ khư phong trừ thấp, cường tráng gân cốt.

Công dụng

Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ dùng trị phong thấp tế đau khớp xương. Vỏ dùng trị bệnh do thủy thấp phong hàn dẫn tới họ, khí cấp, miệng khát, tứ chi yếu mỏi.

Đơn thuốc:

  • Áo cộc 40g vỏ khô, gia Nguyên tuy, Sơn du ma (Âm hành thảo), mỗi vị đều 24g, gừng già 1,2g, cam thảo 12g.
  • Nấu nước, thêm đường đỏ, sáng sớm uống trước bữa ăn.
  • Ngày 1 thang.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ao-coc.html/feed 0
Nàng nàng lá to https://tracuuduoclieu.vn/nang-nang-la-to.html https://tracuuduoclieu.vn/nang-nang-la-to.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:24:18 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57046 Mô tả
  • Cây nhỏ hay cây nhỡ dạng bụi, cao 3 – 5m. Thân hình trụ, phần nhiều cành. Cành non hơi có cạnh và có lông mịn hình sao, màu xám nhạt.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc trái xoan – mũi mác, gốc hình nêm hoặc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép có răng nhỏ đểu, hai mặt có lông ngắn hình sao, màu trắng hoặc xám, dày hơn ở mặt dưới; cuống lá mập, ngắn, có lông.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành sim phân đôi; lá bắc nhọn và thẳng, hoa nhiều màu tía; đài hình đấu, 4 răng rất nhỏ, phủ lông hình sao, tràng có ống ngắn, 4 cánh nhẵn hoặc hơi có lông, nhị 4, thò ra ngoài tràng, bầu nhẵn.
  • Quả hạch nhẵn.
  • Mùa hoa: tháng 3 – 5, mùa quả: tháng 6 – 8.

Phân bố, sinh thái

Chi Callicarpa L. trên toàn thế giới có khoảng 140 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở cả 2 bán cầu; ở Việt Nam có 20 loài. Loài nàng nàng lá to trên phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, tới độ cao khoảng 1.300m (Tế Xăng – Kon Tum). Bao gồm: Sơn La (Mường La); Điện Biên (Diện Biên Đông); Bắc Cạn (Ba Bể); Quảng Ninh (Hoành Bồ, Đồng Quang); Hà Tây cũ (Ba Vi); Ninh Bình (Cúc Phương); Nghệ An (Tân Kỳ: Tiên Kỳ; Con Cuông; Tương Dương; Tam Hợp); Hà Tĩnh (Khe Lét); Kon Tum (Đăk Glei, Tu Mơ Rồng: Tế Xăng); Khánh Hoà (Khánh Vĩnh)…

Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Nể Pan, Srilanka, Butan, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia.

Bộ phận dùng:

Rễ, lá.

Thành phần hóa học

Lá chứa luteolin, apigenin, luteolin – 7 – O – glucuronil, apigenin – 7 – O – glucuronid, 3, 3 – trimethoxy – 4′, 5-dihydroxyplavon.

Nàng nàng lá to còn chứa calliterpenon (=3’OXO-13β-kauran-16α, 17-diol) acetat (=16α, 17- isopropylideno-3-OXO-fhyllocla-dan), cafliphyllin, acid betulinic, 5, 4′-dihydroxy-3, 7- dimethoxyflavon và β-sitosterol, 3β-16α, 17- trihydroxyphyllocladan.

Tác dụng dược lý

Tác dụng cầm máu: Lá khô hoặc rễ khô cây nàng nàng lá to có tác dụng cầm máu là do làm co mạch và tăng kết tụ tiểu cầu [Kee, 1999: 355].

Độc tính cấp: Độc tính cấp của cao khô nàng nàng lá to được xác định bằng cách tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy, đã dùng đến liều 1000 mg/kg, chuột không chết, chứng tỏ cao nàng nàng lá to có độc tính thấp. Cao khô nàng nàng lá to được chế tạo bằng cách dùng toàn cây nàng nàng lá to bỏ rễ, chặt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột thô rồi chiết bằng ethanol 50%; sau đó cô dưới áp suất giảm cho đến thể chất cao khô [Bhakuni et al., 1971, III: 91].

Công dụng

Lá nàng nàng lá to được dùng trị các loại chảy máu như: xuất huyết đường tiêu hóa, thổ huyết (nôn ra máu); khái huyết (ho khạc ra máu); chảy máu cam, đái ra máu; vết thương hở xuất huyết, đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết. Liều dùng, ngày 20 – 40g sắc nước uống.

Với các bệnh tổn thương xuất huyết bên ngoài, nên kết hợp dùng ngoài, lấy cây tươi, rửa sạch, giã nát, đắp.

Rễ được dùng trị phong thấp, đau nhức xương, ngày dùng 40 – 60g sắc kĩ với nước, uống.

  • Ở Trung Quốc, chủ yếu dùng nàng nàng lá to để điều trị các bệnh xuất huyết như thổ huyết, khái huyết, tiện huyết (đái ra máu), chảy máu cam, lao xuất huyết. Ngày dùng 15 – 60g sắc uống. Rễ được dùng chữa đau xương, phong thấp [TDTH, 1993, 1: 271; Kee, 1999: 355].
  • Ở Ấn Độ, nhân dân lấy lá hơ nóng, đắp lên chỗ khớp xương sưng đau để chữa thấp khớp [Srivastava, 1989: 22; Nadkarni, 1999: 235]. Dầu của rễ có mùi thơm, có tác dụng lợi tiêu hoá, kiện vị, để điều trị rối loạn hoạt động dạ dày (Chopra, 2001: 45: Kirtikar, et al., 1998, III: 1922).
  • Trong y học Ayurveda (Ấn Độ), nàng nàng lá to được dùng điều trị lỵ ra máu, các chứng xuất huyết. Còn được dùng chữa sốt, có cảm giác bỏng rát và rối loạn tiết niệu (Sarim, 1996).
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nang-nang-la-to.html/feed 0
Ngà voi https://tracuuduoclieu.vn/nga-voi.html https://tracuuduoclieu.vn/nga-voi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:23:43 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57050 Mô tả
Hoa ngà voi
Hoa ngà voi

Cây có thân rễ mảnh, sống nhiều năm, cao 50 – 60 cm. Các bộ phận lá, hoa và quả của cây ngà voi được mô tả như sau:

  • Lá mọc thẳng từ thân rễ thành túm 4 – 5 cái, xếp thành hai dãy, phiến hình trụ cứng và đứng thẳng, dài 0,6 – 1m, đường kính 3 – 4 cm, có rãnh, gốc có bẹ, đầu thuôn nhọn, mặt trên lá có những đốm màu lục sẫm và lục sáng xen kẽ nhau tạo thành những khía và những vân vòng tròn.
  • Cụm hoa mọc từ kẽ lá thành chùm dài thẳng đứng, hoa màu trắng có bao hoa chia 6 thùy tạo thành ống mảnh; nhị 6 mọc thò ra ngoài bao hoa; bầu có 3 ô, mỗi ô chứa một noãn.
  • Quả mọng có 3 ngăn, mỗi ngăn đựng một hạt, đôi khi chỉ có một ô, còn 2 ô bị thui chột.

Phân bố, sinh thái

Cây ngà voi
Cây ngà voi

Chi Sansevieria Thunb. có tổng số khoảng 60 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi, một số loài ở Nam Á và Đông Nam Á. Chi này ở Việt Nam có 4 loài và 2 thứ, đều là cây nhập trồng làm cảnh.

Ngà voi là loài cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt. Cây có thể trồng canh tác chỉ cần tưới khoảng một tuần một lần trong mùa sinh trưởng. Nó được ưa chuộng làm cây cảns vì dễ trồng và chăm sóc tại nhà.

Bộ phận dùng: Lá.

Thành phần hoá học

Lá ngà voi chứa: các steroid, flavonoid, saponin, tannin và các acid phenolic.

Tác dụng dược lý

Lá ngà voi được thử nghiệm và chứng minh có tác dụng trên hoạt động của hệ tim mạch.

Công dụng

Lá ngà voi được dùng giã đắp chữa sưng tấy, sai khớp.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, lá ngà voi được dùng chữa bệnh về tim.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngà voi

Cây ngà voi chữa bệnh viêm xoang

Lấy 10 lá ngà voi, 100g hoa ngũ sắc đem rửa sạch tất cả nguyên liệu trên bằng nước muối khoảng 15 phút. Cắt nhỏ rồi giã nát các nguyên liệu, chắt lấy nước cốt và bỏ bã. Nước đã chắt đem cho vào chai nhỏ hoặc chén để dùng dần.

Rửa sạch mũi, sau đó, nhỏ 2 đến 3 giọt nước đã chuẩn bị ở trên vào trong mũi, mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục trong vòng một tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngà voi chữa sưng tấy, sai khớp

Lá ngà voi (khoảng 5-7 lá ) rửa sạch, cắt khúc, giã nát và đắp lên khớp sưng. Giúp giảm sưng đau tại các khớp

Ngà voi hỗ trợ bệnh tim

Lấy 3-4 lá cây ngà voi, đem rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào cối giã nát với vài hột muối biển.

Chắt lấy phần nước cốt cho vào chén, bỏ bã rồi đem hấp cách thủy cho nóng và dùng dẫn. Mỗi ngày một thang, dùng liên tục trong 5-7 ngày, theo dõi nếu thấy các triệu chứng yếu tim suy giảm thì ngưng sử dụng và tái khám để kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nga-voi.html/feed 0
Ngô đồng https://tracuuduoclieu.vn/ngo-dong-2.html https://tracuuduoclieu.vn/ngo-dong-2.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:22:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57061 Mô tả
  • Cây to, cao 20 – 30m.
  • Lá đa dạng, kép chân vịt, mọc so le, hình tim, từ nguyên đến xẻ 3 – 5 thuỳ hình tam giác, gốc xẻ sâu thành 2 thuỳ tròn to, đầu từ thuôn nhọn, hai mặt hơi có lông, sau nhẵn; cuống lá dài.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùy phân nhánh, có lông mềm; đài 5 răng hình trứng ngắn, có lông sắt ở mặt ngoài. Hoa đực có cuống bộ nhị nhăn và bầu lép có lông, chia 5 cạnh. Hoa lưỡng tính có bầu hình cầu có lông, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy chia 5 thuỳ.
  • Quả gồm 5 đại, mở trước khi chín, hạt hình cầu.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Firmiana Marsili ở Việt Nam chỉ có 2 loài. Một loại phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, và loài ngô đồng chỉ thấy ở phía Nam: Khánh Hoà (Cam Ranh, Nha Trang) và Bà Rịa – Vũng Tàu (Bà Rịa), Quảng Nam (Cù Lao Chàm) và có thể có ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

Ngô đồng là cây gỗ mọc nhanh, ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt. Cây thường mọc ở rừng thưa nửa rụng lá hoặc rừng khô ở vùng ven biển. Cây cũng được trồng để lấy sợi (Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997). Cây trưởng thành ra hoa quả hàng năm. Tái sinh tự nhiên tốt từ hạt.

Bộ phận dùng:

Rễ, vỏ, hoa, hạt và lá.

Thành phần hóa học

Hạt chứa 40% dầu, thành phần chính là acid sterculic, palmitic, oleic, linoleic và cafein [Võ Văn Chi, 1996, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tr 97], [Phạm Hoàng Hộ, 2006, Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr.103].

Theo các tác giả Trung Quốc, ngô đồng chứa nhiều triterpen [Trung dược từ hải, vol.3, p.209 – 212]. Ngoài ra còn tìm thấy β – amyrin, betain, cholin (CA, 1991, 115, 46076a) lupeol, octacosanol (CA, 1991, 114, 139814j), kaemferol – 3- O – β – D – rutinosid (CA,1991, 114, 244264C) [Fitoterapia 1990, 61 (4) 373], quercetin – 3- O – β – D – neohespe – ridosid, hyperosid và glucosamin [CA, 1991, 115, 46076a].

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống loạn tâm thần:

Một neolignan mới là simplidin có tác dụng chống loạn tâm thần (antipsychotic effect) đã được phân lập từ cao n – butanol của thân cây ngô đồng (Son YK et al., 2005).

Độc tính cấp:

Cao chiết nước toàn cây ngô đồng (cả gỗ thân, cành và lá) thử trên chuột nhắt trắng tiêm tĩnh mạch có liều chết trung bình LD50 = 8,3g/kg thể trọng chuột [Kee Chang Huang, 1999: 124].

Tác dụng trên cholesterol huyết và huyết áp:

Cao chiết bằng ethanol toàn cây ngô đồng làm giảm hàm lượng cholesterol trong huyết tương, nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng triglycerid. Cao cũng có tác dụng giãn mạch, làm tăng lưu lượng mạch vành và làm giảm huyết áp ngoại biên [Tài liệu đã dẫn].

Tính vị, công năng

  • Rễ và vỏ cây ngô đồng vị đắng, tính mát, có công năng trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng.
  • Hoa và hạt vị ngọt tính bình, có công năng nhuận phế, hoà vị, tiêu tích trệ.
  • Lá ngô đồng vị ngọt, tính bình, có công năng thanh nhiệt giải độc, an thần, giáng tiêu viêm, làm hạ cholesterol.

Công dụng

Rễ ngô đồng được dùng chữa thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương. Ngày dùng 15 – 30g sắc lấy nước uống. Có thể dùng lá thay rễ còn dùng chữa lao phổi, thổ huyết, bạch đới, đòn ngã tổn thương.

Vỏ cây ngô đồng được dùng chữa trĩ, lòi dom, tóc bạc. Lấy vỏ cây hoặc vỏ cành bỏ lớp bần ở ngoài, chỉ lấy lớp trắng ở bên trong, đốt thành than nghiền thành bột trộn với dầu thực vật, rồi bối vào chỗ trĩ hoặc bôi vào chân tóc bạc.

Lá ngô đồng được dùng chữa cao huyết áp, bệnh mạch vành, tăng cholesterol huyết. Lấy lá ngô đồng 5 – 10g (10 – 20g tươi) sắc uống, ngày 1 thang. Để chữa thấp khớp đau nhức xương, suy nhược thần kinh, di tinh, bất lực, dùng 15 – 30g sắc uống, ngày một thang. Dùng ngoài, lấy lá khô, tán thành bột mịn hòa với mật ong bôi lên chỗ sưng tấy, mụn nhọt, lở loét.

Hoa ngô đồng được dùng chữa thuỷ thũng, bỏng chốc đầu, lở loét ngoài da. Để chữa thuỷ thũng, lấy hoa ngô đồng 10 – 15g sắc uống, ngày một thang. Để chữa bỏng, chốc đầu, lở loét, lấy hoa ngô đồng khô tán thành bột mịn, hòa với dầu thực vật bôi lên chỗ đau.

  • Ở Trung Quốc, rễ ngô đồng cũng được dùng để trị thấp khớp, đau nhức xương, chống sưng, phù, ngoài cách sắc uống, nếu là tươi, có thể dùng 30 – 60g giã nát, vắt lấy nước uống. Vỏ cây cũng được dùng chữa trĩ và tóc bạc sớm. Hạt được dùng chữa trĩ, viêm miệng, lở loét ngoài da.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngo-dong-2.html/feed 0
Nho núi https://tracuuduoclieu.vn/nho-nui.html https://tracuuduoclieu.vn/nho-nui.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:22:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57063 Mô tả
  • Cây thảo leo, thân mọc bò, hình trụ hoặc hình nhiều cạnh. Cành hình trụ, phình lên ở những mấu, hơi có lông; tua cuốn phân nhánh, mọc đối xứng với lá.
  • Lá đơn, hình bầu dục, dài 5 – 8 cm, rộng 4 – 8 cm, gốc hình tim, đầu nhọn, chia 3 – 5 thuỳ nông, mép khía răng, gân chính 5; cuống dài 1,5 – 3 cm, hơi có lông.
  • Cụm hoa mọc đối diện với lá thành ngù, ngắn hơn lá, rộng 2 – 5 cm, có lông nhỏ; đài hình đấu, hơi có lông, có 5 răng ngắn, tràng 5 cánh hình bị dục tù, đầu cánh cong gập vào trong, nhị 5, thụt, chỉ nhị hình chỉ, hơi dày lên ở giữa, bao phấn gần hình mắt chim; bầu hình tháp, vòi nhụy hình trụ nhẵn, đầu nhụy không rõ, 2 ô, chứa 2 noãn.
  • Quả mọng, màu lam hay tím; hạt 3 – 4, gồ lên và nhẵn ở mặt lưng, có một vạch dọc và 2 hố lõm.
  • Mùa hoa quả: tháng 2 – 3 và 7- 12.

Phân bố, sinh thái

Nho núi mới chỉ ghi nhận phân bố ở một số điểm tại miền Bắc như: Quảng Ninh (Hà Cối), Hà Nội (Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997 và Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.II, 2003). Ngoài ra cũng thấy có ở Vĩnh Phúc (Tam Dương, Tam Đảo) và Thái Nguyên (Đại Từ: Quân Chu). Loài này còn phân bố tại Nam Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Cây ưa ẩm, chịu bóng; thường leo lên những cây bụi và dây leo khác ở ven rừng, bờ suối ở cửa rừng và bờ nương rẫy. Cây ra hoa quả hàng năm tái sinh tự nhiên bằng hạt. Nếu bị chặt phát, phân còn lại tiếp tục tái sinh.

Bộ phận dùng:

Quả, rễ. Thu hái vào mùa hè thu, quả phơi khô, rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô hoặc dùng tươi.

Thành phần hóa học

Nho núi chứa ampelopsin A, B, C [Trung dược đại từ điển, (1993), 2322, (1996) vol.II, 1567 và (1997) vol.III, 559]. Ngoài ra còn có juglani, astragalin, neohesperidoid, kaempferol – rhamnopyranosyl – (1 – 2) – galactopyranosid và 3 – O – kaempferol 3- O – arabino – pyranosid [Tetrahedron letter, 1990, 46 (15) 5121].

Tác dụng dược lý

Tác dụng bảo vệ gan in vitro:

Có 8 mẫu ức chế được nhiều hơn 50% trên độc tế bào do cả 2 chất độc gan, trong đó có nho núi (Yang et al., 1987). Nho núi làm giảm sự giải phóng LDH, tức là có tác dụng bảo vệ chống lại sự tổn thương của tế bào gan (Yabe, et al., 1998).

Tác dụng bảo vệ gan in vivo:

Ở chuột dùng cao nho núi, hoạt độ các transaminase ALT, AST giảm có ý nghĩa thống kê cao so với lô đối chứng đã bị tăng cao các transaminase do carbon tetraclorid (Yabe và Matsui, 2000).

Tác dụng chống oxy hóa:

Cao nho núi có tác dụng chống oxy hoá cả trên hệ không có tế bào, cả tác dụng chống oxy hóa do gây stress tế bào. Tác dụng chống oxy hoá của cao nho núi có thể giải thích một phần tác dụng chống viêm và chống độc gan mà dân gian vẫn dùng thân và rễ nho núi để chữa (Wu et al., 2004).

Tác dụng ức chế khối u:

Rễ nho núi chiết bằng cách sắc với nước hoặc chiết bằng ethanol đều có tác dụng ức chế u bảng chuột nhắt trắng khi cấy tế bào u dòng Sarcoma 180 vào trong màng bụng chuột. Kết quả cũng cho thấy cao chiết nước có tác dụng ức chế (36%) mạnh hơn cao chiết bằng ethanol (17,4%) [Chang Minyi, 1992: 229].

Tính vị công năng

Quả nho núi vị chua hơi ngọt, tính mát, có tiểu độc; rễ và thân vị đắng hơi ngọt, tính mát, có công năng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tán ứ, khu phong trừ thấp.

Tài liệu Trung Quốc ghi: rễ nho núi vị cay, tính nhiệt, có công năng hoạt huyết tán ứ, tiêu viêm giải độc, sinh cơ tạo cốt, trấn phong khư hàn [TDTH, 1993, I: 2322]; thân và thân rễ nho núi vị cay, đắng, tính mát có công năng thanh nhiệt giải độc, khu phong hoạt lạc, chỉ lỵ, chỉ huyết [TDTH, 1996, II: 1567]. Một tài liệu khác ghi: nho núi vị ngọt, hơi chua, tính bình, có công năng kích thích tuần hoàn máu, mạnh gân, giảm sưng, giải độc [Chang Minyi, 1992: 229].

Công dụng

Rễ, vỏ rễ (với rễ to) nho núi được dùng chữa ung thư dạ dày, ruột, phong thấp, cước khí, thủy thũng, nôn mửa, ỉa chảy. Ngày dùng 5 – 10g rễ và vỏ rễ sắc uống. Nếu cả thân và thân rễ liều 15 – 30g sắc uống, ngày 1 thang.

Để chữa đòn ngã đau nhức, ngoại thương ứ máu, dùng rễ, vỏ rễ nho núi 1 – 3g tán thành bột mịn, hoà với rượu ấm uống, ngày 2 – 3 lần.

Dùng ngoài, lấy dược liệu tươi, rửa sạch, giã nát, đắp ngoài chữa vết thương chảy máu, đòn ngã tổn thương, bỏng lửa, mụn nhọt, lở ngứa.

  • Ở Đài Loan, Nhật Bản, có những báo cáo về độc do quả nho núi, nước sắc rễ để rửa mắt khi bị đau mắt.
  • Ở Campuchia, lá nho núi để điều trị vết thương và đau do rết cắn [Perry et al., 1980: 433].
  • Ở Trung Quốc, tài liệu cổ ghi: để làm giảm đau vùng thắt lưng, bàn chân, bàn tay, cẳng chân, dùng rễ, sắc đặc, lấy nước rửa. Rễ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước uống hoặc sắc uống để lợi tiểu, kích thích hoạt động của ruột non và làm giảm sưng phồng. Để chống nôn, lấy rễ, sắc lấy nước đặc, rồi nhấp dần từng ngụm một [Chang Minyi, 1992: 230]. Tài liệu mới ghi: rễ và thân rễ nho núi được dùng chữa ung thư đường tiêu hoá và đường tiết niệu, chữa u lympho ác tính [Kee Chang Huang, 1999: 482].

Bài thuốc chữa ung thư có nho núi

  1. Chữa ung thư dạ dày – ruột: Rễ nho núi 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, long quy 30g, sắc uống ngày 1 thang.
  2. Chữa ung thư dạ dày: Rễ nho núi 20g, thủy dương mai 20g, bán chi liên 20g, đằng lê căn (sắc trước 2 giờ), bán biên liên 20g, phượng vĩ thảo 15g, bạch mao căn 20g. Sắc lấy ngày 1 thang.
  3. Chữa ung thư phổi: Bài 1: Rễ nho núi 30g, hoàng cầm râu (toàn cây) 30g, bán biên liên (toàn cây) 30g, gáo tròn (rễ) 30g, dương đào Trung Quốc (rễ) 60g, hòe Bắc Bộ (rễ) 15g, bảy lá một hoa (thân rễ) 15g, seo gà (toàn cây) 25g, có tranh (thân rễ) 25g, bạch
    truật (thân rễ) 10g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
    Bài 2: Nho núi (rễ), đăng lê căn, bán biên liên, đan sâm, bạch hoa xà thiệt thảo, thanh cao mỗi vị 30g, đại hoàng, phật thủ, địa du, cao đồng, mỗi vị 10g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.
  4. Chữa ung thư ruột: Rễ nho núi 30g, thanh cao, địa đu, xà môi, mỗi vị 30g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.
  5. Chữa ung thư vú: Rễ nho núi, cầu cốt thụ căn, vân thực, mỗi vị 30g, đằng lê căn (sắc trước 2 giờ) 30g, bá giác kim bàn 5g, thiên nam tinh 5g. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.
  6. Chữa ung thư thận: Rễ nho núi 30g, khoai trời (khoai dái), toàn cây bán biên liên, thân rễ cỏ tranh, ý dĩ, mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nho-nui.html/feed 0
Ngải nhật https://tracuuduoclieu.vn/ngai-nhat.html https://tracuuduoclieu.vn/ngai-nhat.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:22:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57055 Mô tả
  • Cây thảo, sống dai, phân nhánh, cao 0,5 – 1m. Thân cứng, mọc đứng, có khía rãnh và lông ngắn.
  • Lá đa dạng: lá gốc hình đấu rộng, khía tai bèo hoặc chia thuỳ chân vịt ở đầu, lá trên thân rất hẹp và xẻ sâu, lá gần ngọn xe 3 – 5 thuỳ từ gốc, tất cả đều có hai mặt lá nhẵn, không cuống và hơi ôm thân, đầu lá nhọn, gân nổi rõ ở mặt dưới.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy kép, hình tháp, phân nhánh nhiều thành những chùm hẹp, mỗi chùm lại mang những đầu nhỏ; lá bắc ngắn, hình sợi; hoa màu trắng hoặc vàng, hoa cái 5, hoa lưỡng tính 4 – 5, không có mào lông; tràng hoa cái hình ống ngắn, có 3 cánh hình tam giác; tràng hoa lưỡng tính hình ống rộng, có 5 cánh; nhị 5; bầu nhẵn, ở hoa lưỡng tính tiêu giảm nhiều.
  • Quả bế nhẵn.

Phân bố sinh thái

Chi Artemisia L. trên thế giới có khoảng 400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu, sau đó mới đến các vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới núi cao, ở vùng nhiệt đới chỉ có vài chục loài. Tại Việt Nam, theo Lê Kim Biên (2007) đã biết 14 loài, trong đó phần lớn số loài là cây mọc tự nhiên.

Loài ngải Nhật ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, như Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ); Lai Châu (Phong Thổ, Sơn Hồ), Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà): Sơn La (Mộc Châu); Cao Bằng (Bảo Lạc, Nguyên Bình), Lạng Sơn (Tràng Định, Cao Lộc)… Ở miền Nam mới thấy ở Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản và Lào.
Ngải Nhật là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc lẫn trong các trảng cỏ, trảng cỏ xen cây bụi, ở ven đường đi, ven rừng,…

Bộ phận dùng:

Toàn cây, dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học

Ngải nhật chứa tinh dầu (0,1 – 0,8%) (Stephan Nicolov, 2006, Encyclopedia of medicinal plants in Bulgaria) thành phần chủ yếu của tinh dầu là: cineol, tuiol, borneol, caryophylen và sesqniterpen lacton [Andrew Chevallier E, 2006, Dược thảo toàn thư, tr. 236].

Ngoài ra còn chứa flavonoid, một vài dẫn xuất của coumarin, triterpen tricyclovetiven và artemisia – ceton (CA, 1970, 73, 35543), [Trung được đại từ điển, 1996, vol.II, p.297, 298, 567, 2038].

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu ngải Nhật:

Dung dịch 1% tinh dầu ngải Nhật có tác dụng ức chế các vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, Pemudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. Tinh dầu không có tác dụng trên Escherichia coli.

Tác dụng kháng nấm mạnh cũng thấy khi thử với Candida albicans và Sporotrichum scheckii [Kletter – Kriechbaum, 2001: 317 – 319)

Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét:

Cao chiết bằng ethanol của phần trên mặt đất của cây ngải Nhật đã được thử trên ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum chủng nhạy với cloroquin và trùng kháng cloroquin.

Kết quả: cao có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét có mức độ khả trên cả 2 chủng, với nồng độ tối thiểu có hiệu quả là 75 – 250 g/ml. Nồng độ tối thiểu có hiệu quả được quy định là ở nồng độ này, 50% mẫu môi trường nuôi cấy, ký sinh trùng sốt rét không phát triển được [Tài liệu đã dẫn].

Tính vị công năng

  • Ngải Nhật vị đắng, hơi ngọt, có mùi thơm, tính bình; có công năng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khu phong thấp, chỉ huyết, lương huyết.
  • Sách “Biệt lục” ghi: toàn cây ngải Nhật vị đăng tính ôn; sách “Cương mục” ghi: vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, còn sách “Trung dược từ hải” ghi: vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải biểu, lương huyết, sát trùng [TDTH, 1996, II: 297].

Công dụng

Ngải Nhật toàn cây được dùng chữa cảm sốt, nhức đầu (cảm mạo do nắng, sốt không ra mồ hôi); sưng amidan, lở miệng, sốt rét; lao phổi kèm theo sốt, lao xương, cao huyết áp. Ngày dùng 10 – 20g, sắc lấy nước uống.

  • Để chữa amidan, tốt nhất là lấy các ngọn ngải Nhật tươi 30 – 60g, thái nhỏ, sắc lên uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
  • Dùng ngoài, lấy cây tươi, lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp trị vết thương chảy máu, viêm mủ da, eczema, mụn nhọt.
  • Để chữa phong thấp, đau nhức xương: dùng 30 – 60g rễ, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài thuốc có ngải Nhật:

Chữa lao phổi phát sốt: Ngải Nhật 10g, địa cốt bì 15g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia làm 2 lần.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ngai-nhat.html/feed 0
Ô liu https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:21:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57122 Mô tả
  • Cây gỗ, cao 10 – 15m, sống lâu năm. Thân phân cảnh nhiều, vỏ sần sùi, màu xám.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc ngọn giáo, dài 1,5 – 5cm, mặt trên bóng láng, màu xám, mặt dưới màu trắng hơi ánh bạc, mép nguyên hơi uốn lại phía dưới.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, hoa nhỏ, mẫu 4, màu trắng lục.
  • Quả mọng, hình bầu dục, dài 2 – 2,5cm, khi chín màu đen.

Phân bố, sinh thái

Chi Olea L. ở Việt Nam có 8 loài và 1 thứ (var.), trong đó loài ô liu trên là cây nhập nội, đã có trồng ở Phan Rang và Nha Hố tỉnh Ninh Thuận. Trên thế giới, ô liu có nguồn gốc ở vùng Trung Cận Đông. Cây cũng được trồng phổ biến ở vùng này, vùng Bắc Phi và Địa Trung Hải (thuộc Nam Âu). Ở Trung Quốc có trồng ở đảo Hải Nam.

Ô liu là loại cây đặc biệt ưa sáng, hơi chịu hạn và có thể sống được trên nhiều loại đất. Cây thường xanh quanh năm và ra hoa kết quả rất nhiều.

Bộ phận dùng:

Lá, quả.

Thành phần hoá học

Lá chứa nhiều chất vô cơ, sáp manitol 2 – 3%

Các thành phần khác là:

  • Flavonoid: luteolin và glucosid của nó, olivin, rutin, glycosid của apigenin
  • Cholin
  • Các dẫn chất triterpen: 3 – 4% gồm acid oleanolic
  • Các chất secoiridoid, nhiều nhất là oleoropeosid

Quả xanh chứa 2% chất vô cơ, 10-20% carbohydrat, 5-10% protid, 2% oleoropeosid.

Dầu ô liu chứa phần lớn là các glycerid của các acid không no: acid oleic 70 – 80% và acid linoleic 7- 10%, và một lượng nhỏ các acid no: acid palmitic và acid stearic. Dầu ô liu còn chứa các vitamin A và D.

Hạt chiếm 20 – 25% quả ô liu tươi, gồm 85% nội quả bì và 15% nhân hạt. Nhân hạt chứa 35 – 40% dầu béo.

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên vi sinh vật:

Acid maslinic phân lập từ lá và quả cây oliu có tác dụng kháng Coccidium gây nhiềm bệnh ở gà. Cao lá oliu có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên 3 loại vi khuẩn: Campylobacter jejuni, Helicobacter pylori và Staphylococus aureus. Cao lá oliu và ole là nguồn thuốc kháng vi rút trong tự nhiên được sử dụng lâu đời và không có hại đến sức khỏe.

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp:

Chiết phẩm từ lá oliu có tác dụng chống tăng huyết áp trên chuột cống trắng thí nghiệm. Chất methyl maslinat phân lập từ lá oliu có tác dụng gây hạ huyết áp, giảm nhịp tim.

Tác dụng chống viêm, giảm đau:

Lá và quả oliu được dùng điều trị một số bệnh như thấp khớp, trĩ, và là thuốc gây giãn mạch trong các rối loạn về mạch máu trong y học dân gian đối với người cao tuổi.

Tác dụng trên chuyển hóa:

Đã nghiên cứu đánh giá việc bổ sung oleuropein lá hoạt chất của lá oliu có tác dụng chống oxy hóa để làm giảm stress và sự tăn đường huyết ở thỏ đái tháo đường do alloxan.

Tính vị, công năng

  • Vỏ cây vị đắng chát, có công năng bổ đắng được dùng thay thế canh-kina.
  • Dầu thịt quả không mùi, vị nhạt, có công năng làm mềm làm dịu và nhuận tràng.

Công dụng

Dầu ô liu dược dụng được sử dụng do tính chất lợi mật, hoi nhuận tràng. Dùng ngoài để làm thuốc dịu, làm mềm, giảm đau, để trị một số bệnh ngoài da. Thường làm tá dược để chế các dạng thuốc xoa, thuốc sáp, thuốc mỡ, thuốc thụt (hậu môn).

Lá cây ô liu được dùng làm mạnh tim, hạ huyết áp nhẹ, có tác dụng chống viêm, chữa thấp khớp, bảo vệ gan, chống đái tháo đường. Liều dùng ngày 5 – 10g lá sắc uống. Có thể chế ra cao dạng chiết với nước hoặc ethanol, mỗi lần uống 0,25 – 0,5g.

  • Ở Trung Quốc, dầu ô liu được dùng trị các vết bỏng, có thể làm cao bởi ngoài da. Lá dược đun làm thuốc hãm hoặc chiết bằng ethanol để làm thuốc hạ huyết áp.
  • Ở vùng Địa Trung Hải, người ta dùng là ô liu hoặc cao chiết từ lá ô liu để sát trùng, hạ sốt, hạ huyết áp, nhuận tràng, để cải thiện chức năng tim mạch [Thomas et al., 2000: 32).
  • Ở Ấn Độ, vỏ cây có vị đắng được dùng làm thuốc bổ đẳng thay thế cho canh kina để kích thích ăn uống. Dầu ô liu được ép từ quả ô liu chưa chín. Dầu ép lần 1 cho loại dầu tinh sạch gọi là “virgin oil”, dầu ép lần 2 vẫn dùng làm dầu ăn. Dầu tốt có màu vàng nhạt, trong suốt, vị và mùi nhẹ của quả, được dùng để làm dịu, làm mềm và nhuận tràng, thường làm tá dược chế nhiều dạng, thuốc như thuốc đắp, thuốc xoa, thuốc mở, thuốc thụt. Cao chiết bằng nước từ lá ô liu được dùng chữa cao huyết áp. Chất giống gồm từ chỗ cây bị tổn thương được dùng trị thương [Chopra et al., 1998: 75], [Kirtikar et al., 1998, tập 2: 1534] [Nadkarni, 1999: 870].
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/o-liu.html/feed 0
Phượng vĩ https://tracuuduoclieu.vn/phuong-vi.html https://tracuuduoclieu.vn/phuong-vi.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:21:03 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57124 Mô tả
  • Cây to, cao 10 – 12m. Cành mọc toả ngang.
  • Lá kép hai lần lông chim, có cuống chung dài 50 – 60cm, mang 10 – 18 đội cuống cấp hai, mỗi cuống này có 20 đôi lá chét nhỏ mọc đối, gốc và đầu tròn, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành ngủ thưa, hoa nhiều màu đỏ; đài hình van có 5 răng, màu lục, mép viền vàng; tràng 5 cánh có móng hẹp, đầu loe rộng gần tròn; nhị 10; bầu có cuống.
  • Quả dài, hơi cong, có hai mảnh vỏ cứng màu nâu; hạt dài và hẹp; có vấn nâu.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 6; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Phượng vĩ có nguồn gốc ở Madagascar, sau được đem trồng khắp vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, không rõ cây được nhập nội từ bao giờ, chỉ biết rằng đây là loại cây trồng quen thuộc, đã có từ lâu. Phượng vĩ được trồng thậm chí còn trở nên hoang dại hoá ở khắp tất cả các tỉnh trong đất liền cũng như ngoài hải đảo, ngoại trừ vùng núi cao lạnh trên 1.000m.

Phượng vĩ là loại cây mọc nhanh, gỗ mềm. Cây đặc biệt ưa sáng, khi còn nhỏ ưa ẩm, sau lớn có thể chịu hạn tốt và cũng có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Phượng vĩ có hiện tượng rụng lá mùa đông, khi mọc lá non đồng thời cũng ra hoa. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên và trồng trọt dễ dàng từ hạt.

Bộ phận dùng:

Vỏ và lá.

Thành phần hoá học

Phần gỗ chứa 21,17% lignin, 1,97% protein, hạt tươi chứa 60,31% protein, 9,68% chất béo và 16,22% carbohydrat [The wealth of India, 1952 vol.III, p.29].

Hạt khô chứa gồm thường sử dụng trong công nghiệp dệt và thực phẩm, galactomanan và trang – 2 – hydroxy – L – prolin [Phạm Hoàng Hộ, 2006, Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr. 200].

Tác dụng dược lý

Cao chiết hoa phượng vĩ được thử nghiệm về hoạt tính diệt trứng, diệt ấu trùng và diệt nhộng đối với loài côn trùng Pericallia ricini, và các kết quả cho thấy tỷ lệ % nở trứng giảm có ý nghĩa do việc xử lý với cao chiết. Cao chiết hoa phượng vĩ cũng có độc tính cao đối với ấu trùng và nhộng của loài côn trùng này. Ấu trùng ở tuổi thứ ba (là giai đoạn giữa hai lần lột xác) nhạy cảm hơn đối với cao chiết so với ấu trùng ở giai đoạn lột xác cuối cùng. Sự nở côn trùng ra khỏi nhộng đã được xử lý bị ức chế hoàn toàn ở nồng độ 200 phần triệu (Chockalingam S. et al., 1992).

Cao chiết ethanol phượng vĩ có hoạt tính kháng khuẩn in vitro tốt ở nồng độ 40 mg/10 ml, vị hoạt tính chống viên trên động vật thực nghiệm ở liều 200 mg/kg thể trọng (Seetbara Y, N. et al., 2002).

Cao chiết hoa phượng vĩ được thử nghiệm trên tụ cầu khuẩn vàng kháng methicillin và kháng nhiều thuốc.
Cao thô và các phân đoạn chiết tách từ phượng vĩ đều thể hiện hoạt tính chống oxy hoá (A. qibF, et al., 2003).

Công dụng

Vỏ cây được dùng sắc nước trị sốt rét từng cơn, tê thấp, đầy bụng.

  • Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ thân được dùng làm thuốc gây hạ huyết áp. Ở Ấn Độ, dùng lá trị thấp khớp và đầy hơi [Võ Văn Chi, 1997: 902 – 903].
  • Ở Ấn Độ, hoa phượng vĩ được dùng trị đau kinh (Vidyasagar G.M. et al., 2007), vỏ thân được dùng trị nhện cắn (Gautam R, et al., 2007).
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phuong-vi.html/feed 0
Ráng lông https://tracuuduoclieu.vn/rang-long.html https://tracuuduoclieu.vn/rang-long.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:20:13 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57132 Mô tả
  • Ráng lông có thân rễ mọc bò, có lông, không có vảy, nhiều rễ mảnh nhỏ.
  • Lá mọc so le từ thân rễ, dài đến 1m, hình tam giác hoặc ngọn giáo, xẻ 2 – 3 lần lông chim, lá chét ở phía dưới mọc đối, có cuống dài, hình tam giác, dài đến 60 cm, rộng 25 cm, những lá chét này lại chia lông chim hai lần, lá chét ở phía trên hơi so le, hình lồng chim một lần hoặc có thể chở sâu, những đoạn phiến lá cuối cùng xiên, nguyên hoặc hơi khía tai bèo ở gốc.
  • Ở túi bào tử hình dải sinh ra ở mép ngoài của lá chét, có hai lớp áo, lớp trên gập xuống nhiều hay ít; bảo tử hình bốn mặt, màu vàng nâu.

Phân bố, sinh thái

Chi Pteridium Gled, ex. Scop. ở Việt Nam chi có 1 loại ráng lông kể trên. Theo Phan Kế Lộc (2001), loài này phân bố rộng rãi khắp trên thế giới, nhất là ở châu Á. Tại Việt Nam đã ghi nhận được về phân bố ở Lai Châu, Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình (Mai Châu: Pà Cò), Nam Định (Giao Thuỷ: Giao Thiện), Kon Tum (Ngọc Hồi), Gia Lai (Mang Yang: núi Chư Tờ Mốc), Đăk Lăk, Lâm Đồng (Bi Đáp) và Côn Đảo [Danh lục các loài thực vật Việt Nam, t.1, 2001].

Ráng lông là loại cây trung bình, thường mọc thành đám lẫn trong tràng cỏ, rừng thứ sinh, rừng non hay sau nương rẫy.

Bộ phận dùng:

Thân, rễ.

Thành phần hóa học

Ráng lông chứa acid 3,4 – dilhydroxycinnamic, prumasin. Acid 3,4 – dihydroxycinnamic có tính kháng his – tanin. Ngoài ra, còn có aquilinan trong đó có các gốc của galactose, xylose, fucose và arabinose và các chất pterosin và pterosin F.

Các lá non chứa nhiều chất nhầy, protein 1,0%; chất béo 0,1%; cao chứa N tự do 5,6%; chất xơ 1,4%; chất vô cơ 0,6%; B – caroten 0,98 mg/100g.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng nấm: Ráng lông có tác dụng kháng nấm mạnh như nấm Candida albicans, C. glabrata, C. tropicalis,…

Tính vị, công năng

  • Cây ráng lông vị ngọt, tính lạnh có công năng khu phong thấp, lợi niệu, thanh nhiệt, an thần, giáng áp, thu liễm, cầm máu.
  • Thân rễ và lá rất độc đối với cá, thỏ, trâu bò,…

Công dụng

Ráng lông được dùng để lợi tiểu, thanh nhiệt, an thần. Thân rễ còn dùng chữa phong thấp, trị sán, nhưng là vị thuốc độc nên khi dùng phải thận trọng. Liều dùng mỗi ngày 9 – 15g sắc uống.

Lá non có thể ăn sống như xà lách, hoặc ăn như măng tây, làm rau ăn thì dễ ngủ, nhưng không được ăn nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, mắt mờ. Trẻ con ăn thì chân yếu, chậm biết đi, ăn lâu, ăn nhiều thì giảm thọ.

Trước đây vào mùa đói kém, nhân dân lấy thân rễ để ăn. Thường chế thành bột, nhưng đắng, phải lọc rửa nhiều lần cho hết đắng. Người và gia súc có thể ăn, nhưng không được ăn nhiều, có hại cho sức khỏe.

  • Ở Vân Nam (Trung Quốc) thân rễ ráng lông được dùng chữa viêm xương khớp, thấp khớp, lỵ, huyết áp cao, phế kết hạch, ho ra máu, thoát giang và để khử trùng (tẩy giun sán). Để chữa thấp khớp, lấy thân rễ và cuống lá ngâm rượu tronguống, ngoài xoa.

Chú ý:

Ráng lông là một cây độc. Ngộ độc thường xảy ra ở loài ăn cỏ.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rang-long.html/feed 0