Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Mon, 22 Apr 2024 02:09:34 +0700 vi hourly 1 Dừa nước (Dừa lá) https://tracuuduoclieu.vn/dua-nuoc-dua-la.html https://tracuuduoclieu.vn/dua-nuoc-dua-la.html#respond Sat, 11 Sep 2021 06:57:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=61481 Mô tả
  • Thân cây dừa nước mọc dưới mặt đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc ngược lên trên mặt đất.
  • Lá dừa nước giống lá dừa, dài từ 5 – 8m, lá chét thuôn dài, nhỏ, cuống lá to, tròn, cứng chắc và bẹ lá phình to.
  • Hoa là cụm hoa cái hình cầu ở đầu ngọn với các hoa đực màu đỏ hoặc vàng ở các cành phía dưới.
  • Quả hạch hóa gỗ được sắp xếp thành một cụm hình cầu lên đến 25 cm trên một cuống duy nhất, màu mận sậm, chứa 1 hạt cứng; phôi nhũ lúc non trong.
  • Mùa hoa: tháng 6-7; mùa quả tháng 10-12.

Phân bố sinh thái

Dừa nước phổ biến trên các bờ biển và sông chảy vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ Ấn Độ đến các đảo Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Nam Bộ.

Dừa nước là loài cây sinh sống thành dãy ở ven sông, kênh rạch nước lợ, vùng đầm lầy ven sông hoặc ven biển.

Bộ phận dùng:

Quả sau khi thu hái về, đem tách riêng từng quả, sau đó chẻ đôi rồi sử dụng thìa nạo phần cơm bên trong, dùng trực tiếp hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

  • Trong thành phần của dừa nước có chứa protein, đường, chất béo, khoáng chất, vitamin C, Na, Fe, K…
  • Dịch cây chứa 15% saccharose.

Tính vị, công năng

Vị ngọt, tính mát và không có độc.

Quy vào kinh Can và Bàng Quang. Tác dụng giải nhiệt, tăng cường khí lực, cầm máu, nhuận nhan sắc.

Công dụng

Phôi nhũ dừa nước có tác dụng giãn tĩnh mạch, điều hòa huyết áp, ngừa táo bón, điều hòa kinh nguyệt và trị các vấn đề liên quan như bế kinh, thống kinh, máu kinh ra ít,…

  • Ở Philippin, khi cuống hoa dừa nước chưa nở, người dân nhựa ngọt, làm thành rượu và bia.
  • Ngoài ra, cánh hoa nở của dừa nước có thể được dùng như trà. Lá giã nát trị lở loét.

Một số món ăn từ dừa nước:

  • Dừa nước thường được dùng để làm mứt, chè hoặc chế biến thành nước giải khát
  • Mứt dừa nước
  • Chè dừa nước

Kiêng ky:

  • Không nên dùng dừa lá cho người có tạng âm (da xanh tái, ăn uống chậm tiêu, hay bị tiêu chảy, ít khát nước, bắp thịt mềm, chậm chạp).
  • Dùng quá nhiều có thể gây ớn lạnh, đầy bụng, khó chịu và buồn nôn.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dua-nuoc-dua-la.html/feed 0
Muồng trinh nữ https://tracuuduoclieu.vn/muong-trinh-nu.html https://tracuuduoclieu.vn/muong-trinh-nu.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:28:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57044 Mô tả
  • Cây thảo hay cây bụi, cao 0,2 – 0,5m, có khi đến 1m, phân cành ngay từ gốc, gốc hóa gỗ.
  • Thân mọc thẳng, đôi khi phần gốc mọc bò rồi đứng thẳng. Cành mảnh có lông màu vàng.
  • Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 13 – 20 đôi lá chét nhỏ, mọc rất sít nhau, hai mặt nhẵn, lá kèm hình tam giác nhọn; cuống là có một tuyến ở gốc.
  • Hoa nhỏ mọc 1 – 2 cái ở kẽ lá, màu vàng, đài 5 răng bằng nhau; tràng 5 cánh mỏng; nhị 8 – 10, không đều, bao phấn có 4 mặt, mở bằng lỗ định; bầu có lông dày màu trắng.
  • Quả dài, mỏng, hình liềm hoặc hơi thẳng: hạt 10 – 14 có vách ngăn.
  • Mùa hoa: tháng 7 – 9; mùa quả: tháng 10 – 12.

Phân bố sinh thái

Chi Chamaecrista Moench ở Việt Nam hiện đã biết 4 loài, trong đó loài muồng trinh nữ trên có vùng phân bố rộng rãi gần như khắp nơi, từ vùng ven biển lên đến vùng núi, tới độ cao khoảng 2.000m (Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.II, 2003). Đây cũng là loài của vùng nhiệt đới Đông Nam Á, nên cây cũng có mặt ở tất cả các quốc gia trong vùng và còn lan sang cả Án Độ, Mianma và phía Nam Trung Quốc.

Muồng trinh nữ là cây có biên độ sinh thái rộng, ưa sáng, ưa ẩm và cũng hơi chịu được hạn. Muồng trinh nữ có thể sống tốt trên nhiều loại đất kể cả nơi đất kém dinh dưỡng ở rừng thưa rụng lá, hoặc rừng thông trồng, có pH thấp (rất chua). Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Tái sinh tự nhiên tốt từ hạt, hoặc mọc chồi khỏe từ phần gốc còn lại sau khi cắt.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hóa học

  • Lá và hạt chứa emodin và luteolin -7- glucosid. Rễ và hạt chứa physcion và acid emodic. [Ram P.Ras et al., 1999, Compendium of Indian medicinal plants, volume II (1970 – 1979), 147; Trung được từ hải I, 1993, 51].
  • Rễ chứa aloe-emodin là chất có tác dụng nhuận tràng, tẩy.
  • Lá có tanin.
  • Quả chứa tanin là chất có tác dụng ức chế lipase (CA, 126, 1997: 65.371m).

Tác dụng dược lý

Trong muồng trinh nữ có chứa enzym guaiacol peroxidase (GuPOX) có hoạt tính sinh học cao.

Tính vị công năng

Muồng trinh nữ vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu tích, lợi tiểu.

Ở Trung Quốc, sách “Nam Ninh thị dược vật chí” và “Trung được đại từ điển” đều ghi: vị ngọt, tính bình, có công năng thanh can, lợi thấp, giải độc, lợi niệu, tán ứ, hóa tích [TDTH, 1993, I; 511].

Công dụng

Toàn cây muồng trinh nữ được dùng chữa viêm thận, phù thũng, hoàng đản, ho có đờm rãi, táo bón thường xuyên, trẻ em cam tích, quáng gà. Ngày 30-60g, trẻ em 15-30g sắc uống.

Rễ và lá trị lỵ, ngày 10-20g sắc uống, hoặc dùng lá, sao lên, hãm như hãm trà, ngày 10g.

Dùng ngoài, lấy là tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ rắn cắn, lở Sơn, mụn nhọt; hoặc nấu nước tắm rửa trị mụn nhọt, viêm da mů.

Lá non và ngọn có thể được dùng nấu chín làm rau ăn. Quả chín luộc lên ăn được.

  • Ở Indonesia, nhân dân dùng rễ sắc uống để chữa co thắt dạ dày (gastrospasm) [Med. Herb index, 1995: 107].
  • Ở Ấn Độ, rễ cũng được dùng làm thuốc chữa đau bụng, chữa co thắt dạ dày [Chopra, 2001:54] và mê sảng .

Bài thuốc có muồng trinh nữ

1. Chữa hoàng đản:

Muồng trinh nữ toàn cây 60g, rau má mỡ (Hydrocotyle sihthorpioides Lam) toàn cây 30g; sắc nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

2. Chữa viêm thận, phù thũng:

Muồng trinh nữ, biển súc (Polygonam avictuare L.), mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/muong-trinh-nu.html/feed 0
Ráng cánh bần https://tracuuduoclieu.vn/rang-canh-ban.html https://tracuuduoclieu.vn/rang-canh-ban.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:20:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57130 Mô tả
  • Loại dương xỉ nửa rụng lá. Thân rễ mọc thẳng đứng, phủ bởi những vảy màu nâu vàng.
  • Lá dài 1,5m, mọc thành cụm xếp toả tròn hình hoa thị; cuống dài 10 – 20 cm, có nhiều vảy hình ngọn giáo hẹp, nhọn đầu, màu nâu. Phiến lá thuôn ngọn giáo hoặc hình tam giác dài, kép lông chim hai lần, chia thùy sâu hình lưỡi liềm đối diện nhau thùy kia răng cưa nhỏ.
  • Ô tủi bào tử hình tròn, xếp trên các gân, áo túi màu nâu. Bào tử hình bầu dục, màu vàng nâu.
  • Mùa sinh sản: tháng 8 – 11.

Phân bố, sinh thái

Chi Dryopteris Adans ở Việt Nam đã biết 20 loài, trong đó loài ráng cánh bần (hay còn gọi là ráng cánh bần lông vàng) kể trên hiện còn quá ít thông tin về phân bố ở nước ta. Điểm phân bố duy nhất của loài được ghi nhận là ở giữa Chu Va và Bình Lư, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (?) [Phan Kế Lộc, 2001; Polypodiophyta, trong: Danh lục các loài thực vật Việt Nam]. Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Nepan, Pakistan, Trung Quốc và xuống đến tận Philippin.

Cũng trong tài liệu trên, các đặc điểm sinh học của ráng cánh bần được ghi là loài ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc ở rừng kín thường xanh, tại các sườn núi hay bờ các khe suối, ở độ cao 1.800 – 2.000m. Tương tự như các loài dương xỉ khác, ráng cánh bẩn sinh sản và tái sinh cây con bằng bào tử.

Bộ phận dùng:

  • Thân rễ kèm theo phần dưới của cuống lá. Thân rễ có đường kính vào khoảng 2 cm, bao quanh là phía dưới của cuống lá hình tam giác dài 3 – 6 cm và rộng 5 – 10 mm.
  • Thân rễ nâu nhạt, mùi không rõ, vị nếm lúc đầu dịu, sau đắng và gây buồn nôn.

Thành phần hoá học

Thân rễ chứa:

  • Các chất vô cơ: 4 – 5%.
  • Carbohydrat: tinh bột, đường.
  • Lipid: 4 – 6% bao gồm các glycerid của các acid oleic, palmitic và cerotinic.
  • Tinh dầu: 0,04% bao gồm các vết của các acid béo tự do, các alcol hexylic, octylic.
  • Tanin: 7 – 8% các acid filicotanic, nếu đem thuỷ phân kiềm sẽ cho phloruglicinol và tanin protocatechic.

Ngoài ra, thân rễ còn có nhiều acid: acid hexadeca – 7, 10, 13 – trienoic, aicd octadeca – 9, 12, 15 – trienoic, acid eicosa – 8, 11, 14 – trienoic, acid eico – 5, 8, 11, – 14 – tetranoic và acid eleosa. 5, 8, 11, 14, 17 – pentaenoic.

Tác dụng dược lý

Cao nước và cao cồn của ráng cánh bần được chứng minh có tác dụng kháng virus herpes rõ rệt. Cao nước có tác dụng mạnh hơn cao cồn. Hoạt chất kháng virus herpes của cây là tanin catechi (Girre L, et al., 1987).

Ráng cánh bần có tác dụng gây sẩy thai (Balagizi K. et al., 1993).

Ráng cánh bần còn có nhiều tác dụng khác như kháng khuẩn, sát trùng, nhuận tràng, làm săn, ngừa thai, trị ho, độc hại tế bào, diệt côn trùng, trị giun sán, và sinh acid hydrocyanic. Ráng cánh bần có tác dụng độc (Duke J.A. et al., 2002).

Công dụng

Ráng cánh bần được dùng làm thuốc tẩy sán ở Đông Á, Nam Á, châu Âu và Đông Phi [Beal J.L et al., 1981: 351 – 394]. Ở Việt Nam thân rễ của cây được dùng làm thuốc diệt côn trùng.

Ở Trung Quốc, thân rễ được coi là có tác dụng tẩy giun sán và còn được sử dụng trong điều trị vết thương và chảy máu (chảy máu cam, đa kinh, xuất huyết sau khi đẻ). Hoạt chất có tác dụng tẩy sán là một nhựa dầu được gọi là filmaron, và filicin thổ [Perry L.M et al., 1980: 325].

Thân rễ và phần đế của lá được dùng làm thuốc tẩy sán ở Ấn Độ. Filicin chiết xuất từ ráng cánh bần dùng làm thuốc tẩy giun, đặc biệt để tẩy sán dây. Thuốc này cũng được dùng trong thú y [Sastri B. N. et al., 1952, III: 114]. Ngoài ra ráng cánh bần còn được dùng làm thuốc gây sẩy thai trong y học cổ truyền ở vùng Đông Zaia (Belagizi K. et al., 1993).

Độc tính và kiêng kỵ:

Với liều lớn, ráng cánh bần là một thuốc độc có tác dụng kích thích gây yếu cơ và hôn mê, đặc biệt gây thương tổn cho mắt, thậm chí có thể gây mù.

Các triệu chứng ngộ độc khác gồm buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, mê sảng, run, co giật, và suy tim hoặc hô hấp. Gây dị ứng ở một số người và có thể gây ngộ độc chết người nếu dùng sai.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rang-canh-ban.html/feed 0
Rù rì sông https://tracuuduoclieu.vn/ru-ri-song.html https://tracuuduoclieu.vn/ru-ri-song.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:16:01 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57156 Mô tả
  • Cây nhỏ, cao 3 – 4m. Thân có vỏ xù xì và màu nâu. Cành vặn vẹo, có lông sau nhẵn.
  • Lá mọc so le, hình mác thuôn, dài 4 – 14 cm, rộng 1,2 – 2,5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới lúc đầu có lông sau giảm dần, mép nguyên hoặc hơi khía răng; cuống lá dài 0,5 – 1,5 cm, có lông, lá kèm hình giùi, hơi phình ở gốc.
  • Cụm hoa đực mọc ở kẽ là thành chùm cong gồm nhiều lá bắc, trục có lông, có rãnh và nhiều hoa, hoa mọc kẹp giữa lá bắc và 2 lá bắc con; lá đài 3, mảnh, nhị nhiều. Cụm hoa cái dài thành bông, lá bắc và lá bắc con dài bằng đài, hoa không cuống, lá đài 5 xếp lợp, có lông ở mặt ngoài; bầu hình cầu, có lông, 3 ô.
  • Quả nang, hình cầu, có lông, đường kính 4mm, 3 mảnh vỏ rõ, hạt hình trứng.
  • Mùa hoa quả: tháng 3-7.

Phân bố, sinh thái

Chi Homonoia Lour. có 2 loài ở Việt Nam, trong đó có loài rù rì trên. Trên thế giới, rù rì bờ sông phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới châu Á, từ Ấn Độ đến Trung Quốc và tất cả các nước Đông Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, rù rì bờ sông cũng phân bố phổ biến gần như khắp các tỉnh miền núi và trung du, ở miền Bắc, miền Trung và cả ở Tây Nguyên.

Cây ưa sáng, ưa ẩm, nơi mọc thích hợp là dọc theo các bờ suối, thượng nguồn của các con sông, độ phân bố lên tới 1500mm.

Bộ phận dùng:

Rễ, gốc, lá.

Thành phần hoá học

  • Dịch nhựa chứa albumin độc crepetin (Võ Văn Chi, 1997).
  • Rù rì bờ sông chứa taraxeron là quercetin – 3 – O – β – D – glucopyranosyl (1 – 6) O – α -L- rhamnosid. Hàm lượng tannin trong toàn cây bỏ rễ là 3,5% [Atal CK et al., 1978, Indian J. Exptal Bilogy, vol. 16, p. 330 – 349]

Tác dụng dược lý

Độc tính cấp:

Toàn cây rù rì bờ sông bỏ rễ, phơi khô, nghiền thành bột khô, chiết bằng ethanol 50%, rồi cô dưới áp suất giảm đến khô, nghiền thành bột rễ được bột cao khô. Thử độc tính cấp dùng tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng đã xác định được LD50 = 500 mg/kg. [Bhakuni et al., 1969, Indian J. Exptal Biology, vol.7; 250 – 262].

Tác dụng lợi tiểu:

Nước sắc rễ rù rì bờ sông có tác dụng lợi tiểu [Chopra et al., 2001, Glossary of Indian Med Plants, Ed. 6, p.135, NISC – New Delhi).

Tính vị, công năng

Rễ rù rì bờ sông có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc.

Công dụng

Rễ rù rì bờ sống được dùng chữa rối loạn tiết niệu, đái dắt, đái són, sỏi bàng quang. Cũng dùng để nhuận tràng, chữa trĩ. Liều dùng 10 – 15g rễ khô, sắc uống.

  • Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ rù rì trị cảm, viêm gan mạn tính, rối loạn tiết niệu, đòn ngã sưng đau. Còn dùng chữa lậu, giang mai.
  • Ở Ấn Độ, nước sắc rễ rù rì được dùng để lợi tiểu, chữa rối loạn tiết niệu, đái són đau, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu. Còn dùng để nhuận tràng, chống loét tiêu hoá, chữa trĩ, chữa lậu và giang mai (Chopra et al., 2001, Glossary of Indian Med. Plants, Ed.6, p.135, NiSC – New Delhi; Nadkarni, 1999, Indian materia medica, p.652. Popular Prakashan Bombay – India).
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ru-ri-song.html/feed 0
Súp lơ https://tracuuduoclieu.vn/sup-lo.html https://tracuuduoclieu.vn/sup-lo.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:12:19 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57278 Mô tả
  • Cây thân thảo, sống hằng năm hoặc hai năm, cao 30 – 40 cm. Thân ngắn, hình trụ, không phân nhánh.
  • Lá dày, mọc so le rất sít nhau, hình thuôn dài, mép lượn sóng, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành ngù; hoa màu trắng có cuống mập, áp sát nhau tạo thành một khối dày đặc.
  • Quả cải, thuôn hẹp và dài, có mỏ nhọn.

Phân bố, sinh thái

Brassica oleracea L. là tên loài chung cho một nhóm các cây rau như su hào, bắp cải, súp lơ. Gọi là nhóm bởi vì trong su hào có su hào bánh xe, su hào vỏ trắng, vỏ xanh, vỏ tím. Trong bắp cải có loại trắng, xanh, tím… Còn súp lơ cũng có loại cuống hoa dài, ngắn với các màu của nụ hoa rất khác nhau. Theo quan điểm của các nhà phân loại thực vật thì mỗi nhóm cây su hào, bắp cải, súp lơ đều được xếp ở bậc “thứ” (varietas – var), trong trồng trọt lại gọi là “nhóm” (cv. group). Còn các loại khác nhau (về màu sắc) trong một “nhóm” hay “thứ” được gọi là “dạng” (forma – f).

Súp lơ có nguồn gốc ở vùng phía đông Địa Trung Hải. Cách đây khoảng trên 400 năm, cây được đưa vào trồng ở Italia, sau lan ra các nước ở Trung Âu và Bắc Âu. Đến cuối thế kỷ XVII, cây được nhập vào Ấn Độ, sau được thuần hoá trở thành cây thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm.

Ở Việt Nam, súp lơ có lẽ do người Pháp (có thể cả người Bồ Đào Nha) đưa vào cách đây khoảng 100 năm. Súp lơ trồng ở Việt Nam hiện nay khá đa dạng, gồm các giống hoa trắng, hoa xanh lơ và còn có cả giống hoa trắng điểm các chấm màu tím hồng. Song nhìn chung tất cả các giống này đều là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu mát.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học

Súp lơ chứa nước 95%, protid 1,8%, carbohydrat 5,4%, cellulose 1,6%, tro 1,2%, phosphor 31 mg%, calci 4,8 mg%, sắt 1,1 mg, magnesium 30 mg%. Hàm lượng vitamin C chi kém cà chua, cao hơn cà rốt 4,5 lần, hơn khoai tây, hành tây 3,6 lần (Võ Văn Chi, 1997).

Súp lơ chứa 3 – sophorosid – 7 – kaempferol, quercetin và isorhamnetin (lá).

Tác dụng dược lý

  • Súp lơ có tác dụng hạ đường máu.
  • Chế phẩm từ súp lơ làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và lipoprotein tỷ trọng thấp – cholesterol trong huyết thanh.
  • Súp lơ chứa quercetin là một flavonoid có khả năng chống sinh ung thư.

Công dụng

Súp lơ là loại rau ăn quen thuộc của nhân dân Việt Nam và cũng được dùng làm thuốc như cải bắp.

Súp lơ được dùng đắp ngoài để trị nhiễm khuẩn và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, đồng thời là loại thuốc trừ sâu bọ đốt (ong, nhện).

Còn làm dịu đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh hông, lấy cụm hoa của súp lơ thái mỏng, hơ nóng cho mềm rồi đắp trên các phần bị đau.

Dùng cụm hoa súp lơ sắc uống trị ho, lỵ, làm thuốc an thần, trị mất ngủ và chữa đau dạ dày, loét dạ dày. Súp lơ còn có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng và được dùng trị đái buốt, đái khó, táo bón.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sup-lo.html/feed 0
Thài lài lông https://tracuuduoclieu.vn/thai-lai-long.html https://tracuuduoclieu.vn/thai-lai-long.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:08:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57298 Mô tả
  • Cây thảo, sống một năm, cao 30 – 60 cm. Thân mảnh phân nhánh, bén rễ ở các mấu, rễ chùm.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình trứng, dài 2 – 5 cm, rộng 1 – 3 cm, bẹ lá hình ống hẹp.
  • Cụm hoa mọc ở đầu nhánh thành chùm thưa, các hoa bao bọc trong mo, gần gốc có mo ít phát triển, đựng hoa không mở, sinh quả nang chín ở dưới đất, đài 3 răng, màu vàng rồi màu xanh; tràng màu trắng, nhị sinh sản 3, nhị không sinh sản 3 hoặc 3 nhị lép cấu tạo bởi một phiến binh cánh hoa có 2 thùy.
  • Quả nang, 3 ô, 2 ô ở phía bụng, mỗi ô đựng 4 hạt, ở phía lưng hình lòng thuyền đựng 1 hạt: hạt hình khối nhiều mặt, vỏ hạt có nếp uốn lượn ở mặt ngoài, có mào dọc màu nâu ở mặt trong.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 8.

Phân bố sinh thái

Trong số 8 loài thuộc chi Commelina L. đã biết ở Việt Nam, loài thài lài lông có phạm vi phân bố khá rộng rãi ở các địa phương, từ vùng núi thấp xuống vùng trung du và cả đồng bằng thuộc miền Bắc và miền Trung: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây cũ (Ba Vì), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam. Trên thế giới, loài cây này có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào.

Thài lài lông là loại cây ưa ẩm, hơi ưa sáng và có thể chịu bóng. Cây thường mọc nơi đất ẩm ở ven rừng, ven sông suối, ven đường đi và trong các lùm bụi quanh làng bản.

Bộ phận dùng:

Toàn cây

Thành phần hoá học

  • Thài lài lông chứa chất khô 16,5%, protein 2,21%, lipid 0,31%, carbohydrat 8,77%, cellulose 1,35%, khoáng chất 3,86%, caroten 1,6 mg%, vitamin C 48,3 mg%… (Võ Văn Chi, 1997). 2001: 181].
  • Toàn cây có hoa chứa acid hydrocyanic [De Padua et al., II, 2001. 182].

Tính vị công năng

Thài lài lông vị đắng, tính lạnh; có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng.

Công dụng

Thài lài lông được dùng làm mát, làm dịu, còn để nhuận tràng gây xổ (với liều cao), đại tiểu tiện ra máu, đái són đau. Ngày 30-50g (tươi dùng 50-90g), sắc nước, chia 2 lần uống.

Dùng ngoài lấy cây tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên để chữa mụn nhọt, lở ngứa.

Lá non và ngọn thài lài lông, rửa sạch, vò qua, thái nhỏ, luộc hoặc nấu canh ăn được.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thai-lai-long.html/feed 0
Quan âm núi https://tracuuduoclieu.vn/quan-am-nui.html https://tracuuduoclieu.vn/quan-am-nui.html#respond Wed, 21 Jul 2021 04:04:43 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57128 Mô tả
  • Cây to, cao 20 – 25m. Cành non hơi có cạnh, có ít lông hoặc nhắn, cành già nhẵn, có vỏ màu xám và những bì khổng.
  • Lá kép mọc đối, 3 – 5 lá chét rất đa dạng từ hình mác, elip đến hình trứng, bầu dục, gốc thuôn hoặc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn hoặc có lông trên các gân, điểm những hạch nhỏ màu trắng ở mặt trên, màu vàng ở mặt dưới sau chuyển thành nâu đỏ ở lá khô, lá chét giữa dài khoảng 15 cm, những lá bên nhỏ hơn và thường không đều, gần nổi rõ; cuống lá tròn, nhẵn, không có cánh, dài 4- 20 cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn cành thành chùy thường kèm theo lá ở những mẫu bên dưới, có lông màu tro, dài 20 – 25 cm, nhánh thứ cấp mọc đối mang nhiều xim 2 – 6 hoa màu vàng nhạt, môi dưới màu lam; lá bắc rất nhỏ hoặc không có; đài hình chuông, có 5 răng nhọn, rất nhỏ, có lông màu xám rất mịn; tráng phủ lông và hạch dày ở mặt ngoài, ống tràng hình phễu nhẫn ở mặt trong, môi trên có 2 thuỳ nhọn, cong, nhẵn, môi dưới 3 thuỷ nhẵn ở trong, thuỷ giữa có lông rất dày ở gốc, nhị vượt ra ngoài tràng, chỉ nhị định ở giữa ống tràng; bầu nhãn có hạch ở đầu.
  • Quả hạch hình quả lê, màu đen xám nhạt, bao bọc bởi đài tồn tại.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 9.

Phân bố, sinh thái

Chi Vitex L. trên thế giới có khoảng 250 loài, phân bố khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới cả 2 bán cầu. Ở Việt Nam, chi này có 15 loài, loài quan âm núi phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi với độ cao từ 200 – 1.000m. Bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảg Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa,…

Quan âm núi là cây ưa sáng, ưa ẩm và cũng có khả năng chịu hạn. Cây thường mọc rải rác trong các kiểu rừng thứ sinh, ven rừng thứ sinh.

Bộ phận sử dụng:

Lá, quả và vỏ thân

Thành phần hóa học

Vỏ thân chứa ecdysteroid.

Tính vị, công năng

Quan âm núi vị đắng, the, tính bình, có công năng hoá thấp, tiêu tích trệ. Nhưng từng bộ phận cũng có khác nhau.

  • Lá quan âm núi có vị đắng, tính mát; có công năng thanh nhiệt, giải biểu.
  • Rễ quan âm núi vị ngọt, đắng, the, tính bình; có công năng chỉ khái, định suyễn, trấn tính, thoái nhiệt.
  • Quả quan âm núi có vị cay, tính ấm có công năng thông khí, lợi khí, tiêu đàm.
  • Vỏ quan âm núi vị đắng nhạt, the, có mùi thơm, có công năng tiêu thực, tán ứ.

Công dụng

Lá quan âm núi được dùng chữa đái ra máu. Quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên bằng hạt và đái đục, bạch đới. Ngày 40 – 60g sắc nước uống. Có thể dùng tươi, rửa sạch, giã nát, chế thêm khi chắt nước, vắt lấy nước cốt uống. Lá còn được dùng nấu lấy nước ngâm rửa chữa lở ngứa ngoài da.

Rễ quan âm núi được dùng chữa viêm phế quản, háo suyễn, phong thấp, trẻ em cam tích. Còn dùng chữa cảm nóng, cảm lạnh, chân tay đau mỏi. Dùng 40-60g sắc uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Quả quan âm núi được dùng chữa đau bụng, tải lỵ mạn tính, khi dồn lên sinh ho hen. Lấy quả, sao vàng, tán bột. Uống mỗi lần 2 – 4g, ngày 3 lần.

Vỏ quan âm núi được sắc với nước hoặc ngâm rượu uống làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá. Nhân dân thường dùng vỏ nấu với nước uống thay trà làm cho ăn ngon, dễ tiêu, làm nhẹ người, trừ thấp trệ. Cũng dùng chữa phong thấp.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quan-am-nui.html/feed 0
Đậu biếc https://tracuuduoclieu.vn/dau-biec.html https://tracuuduoclieu.vn/dau-biec.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:57:56 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56389 Mô tả
  • Cây thảo leo, sống nhiều năm, dài 4 – 5m. Thân cành mềm, hình trụ, hơi có lông.
  • Lá kép lông chim, mọc so le, có 5 – 7 lá chét hình trái xoan rộng, dài 2,5 – 4 cm, rộng 1,8 – 2,5 cm, gốc tủ, đầu tròn hoặc hơi khuyết, mép nguyên, hai mặt rải rác có lông áp sát; cuống lá kép dài 5 – 6 cm, gần như nhẵn; lá kèm hình dải.
  • Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, lá bắc 2, hình mắt chim; hoa màu lơ, hồng hoặc trắng, dài khoảng 5 cm; đài hình ống, dài 1,8 cm, có răng hình trái xoan nhọn, tràng có cảnh cờ hình bầu dục, viền giữa màu vàng cam, thắt lại ở gốc, không có móng, dài 4,5 cm, các cánh bên có móng dài 2 cm, cánh thia có móng dài 1,2 cm; nhị hai bó, bao phấn hình elip, bầu có lông, vòi nhụy dẹt.
  • Quả dài 10 cm, có mỏ, rộng 1 cm, màu hung, hơi thắt lại giữa các hạt, có lông nhỏ; hạt 5 – 10, hình thận dẹt, dài 6 mm, điểm màu lục đen.
  • Mùa ra  hoa: tháng 6 – 8; mùa quả: tháng 9 – 11.

Phân bố, sinh thái

Chi Clitoria L. ở Việt Nam có 5 loài, trong đó có một loài nhập nội còn 4 loại mọc tự nhiên, loài đậu biếc trên nằm trong số các loài vốn có này.

Cây phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi, từ Bắc vào Nam, bao gồm: Quảng Ninh (Quảng Yên); ngoại thành Hà Nội và bãi giữa, Ninh Bình (Phúc Nhạc), Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng: Khánh Hòa (Nha Trang, Ninh Hòa, Vọng Phu); Ninh Thuận (Bà Râu, Ba Lap); Bình Thuận (Phan Thiết), Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Trên thế giới, cây phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Australia [Danh lục các loài thực vật Việt Nam I, II, 2003].

Đậu biếc là loại dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Cây ưa sáng, ưa ẩm, nhưng cũng có thể hơi chịu hạn. Cây thường mọc lẫn trong các tràng cỏ cao, cây bụi, đồi, bờ nương rẫy và đôi khi thấy trong các lùm bụi quanh làng. Đậu biếc ra hoa quả hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và đường nhiên có thể gieo trồng dễ dàng bằng hạt.

Bộ phận dùng

Rễ, hạt và lá thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học

Lá và hạt dùng làm chất nhuộm màu lam (Phạm Hoàng Hộ, 2006). Lá chứa astragalin (Kaemperol – 3 – glucosid), Kaemperol – 3 – rutinosid, clitorin, các hợp chất triterpenoid, alcaloid, gamma – lactose, aparajitin và xích ma – lacton. Hợp chất aparajitin khi bị oxy hoá tạo thành các acid arachidic và beta – methylglutamic [Cây thuốc Đông và Đông Nam Á, 1980].

Vỏ thân và hạt chứa một ít alcaloid độc.

Dầu hạt chứa các acid oleic, linoleic, myristic, palmatic, stearic, arachidic và gama – sitosterol. Theo Nadkarnis (1976), vỏ rễ chứa tinh bột, tanin, chất nhựa, hạt chứa chất nhựa đắng, acid tanic, glucosa và cotyledon.

Hạt chứa các acid amin như leucin, isoleucin, valin, adenin, glycin, arginin, acid glutamic, aspartic và tyrosin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống oxy hóa:

Cao nước đậu biếc đã thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh.

Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương:

Cao nước rễ đậu biếc có tác dụng làm tăng trí nhớ và học tập về không gian ở thời điểm thử nghiệm, chứng tỏ tác dụng làm tăng trí nhớ của cao này có liên quan với một sự thay đổi lâu dài của não chuột được điều trị (Rai KS, et al., 2001).

Khi cho chuột cống trắng uống cao methanol rễ đậu biếc, thấy có tác dụng ức chế cả phù chân chuột cống trắng gây bởi carrageenin và sự thấm của mạch máu gây bởi acid acetic ở chuột cống trắng. Hơn nữa, cao còn có tác dụng ức chế sốt gây bởi men bia ở chuột cống trắng. Trong đáp ứng quặn đau gây bởi acid acetic, cao làm giảm rõ rệt số lần quặn đau với liều uống 200 và 400 mg/kg chuột nhắt trắng (Devi B.P. et al., 2003).

  • Đã nghiên cứu xác định phổ hoạt tính của cao methanol đậu biếc trên hệ thần kinh trung ương, nghiên cứu tác dụng của cao trên hành vi nhận thức, lo âu, trầm cảm, stress và co giật gây bởi pentylentetrazol và điện sốc tối đa.
  • Cao methanol rễ đậu biếc loài hoa xanh được đánh giá về tác dụng hạ nhiệt trên nhiệt độ cơ thể bình thường và sốt gây bởi men bia ở chuột cống trắng.

Tính vị, công năng

  • Rễ và vỏ cây đậu biếc có vị chát, đắng, có công năng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
  • Lá tiêu viêm, giảm đau.

Công dụng

Rễ cây đậu biếc được dùng để giải nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tẩy xổ.

Hạt cũng dùng để nhuận trùng và tẩy xổ. Liều dùng 10 – 20g tươi, sắc lấy nước uống. Riêng để tẩy xổ có thể dùng liều 20 – 40g, nhưng cần chú ý vì dễ gây đi ngoài đau buốt và buồn nôn.

  • Ở Madagascar, rễ để lợi tiểu, nhuận tràng và tẩy nhưng gây nên.
  • Ở Malaysia, hạt đậu biếc cũng được dùng để nhuận tràng.
  • Ở Indonesia, rễ đậu biếc để nhuận tràng, chữa táo bón, xổ tẩy và chữa nhức đầu. Lá để chữa ho, đau ngực, lao, dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da. Hoa để chữa đau mắt và viêm phế quản.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dau-biec.html/feed 0
Điền thanh gai https://tracuuduoclieu.vn/dien-thanh-gai.html https://tracuuduoclieu.vn/dien-thanh-gai.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:56:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56546 Mô tả
  • Cây thảo cứng, cao 1 – 1,5m. Cành hình trụ, hơi có khía, màu lục rất nhạt, có ít gai nhỏ dẹt.
  • Lá kép hình lông chim gồm 20 – 60 lá chét thuôn dài 1 – 1,5 mm, rộng 2 – 3 mm, hai mặt lá điểm những chấm tím, mặt trên nhạt, cuống dài 3 – 20 cm, có gai; lá kèm nhọn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 5 – 10 cm, lá bắc dễ rụng; hoa màu vàng, đài hình chuông dài 4 mm, có 5 răng; tràng có cánh cờ hình trái xoan, cánh bên thuôn, cánh thìa hình bầu dục; nhị 2 bó, bao phấn hình mắt chim, có màu nâu ở lưng; bầu thuôn.
  • Quả đậu, dài 12 – 18 cm, rộng 2,5 mm, thắt lại giữa các hạt; hạt rất nhiều, thuộn, tròn ở hai đầu.

Phân bố, sinh thái

Chi Sesbania Scop. ở Việt Nam có 5 loài, trong đó có 2 loại là cây trồng, điền thanh gai là một trong số ba loài mọc tự nhiên.

Điền thanh gọi là cây của vùng nhiệt đới, phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc và ở hầu hết các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây có mặt ở các tỉnh từ vùng núi thấp đến đồng bằng, cả ở phía Nam lẫn phía Bắc.

Cây ưa sáng, thường sống ở môi trường nước nông, trong các thuỷ vực ao hồ, đồng ngập nước hay các đầm lầy cửa rừng.

Bộ phận dùng:

Hạt.

Thành phần hóa học

  • Lá chứa 78,2% nước, 2,6% protein, chất chiết bằng ether 8,8%, chất xơ 6,3%, tro 2,2%.
  • Lá, thân và quả cho phản ứng dương tính với alcaloid.
  • Hạt chứa % tính theo Ca 0,37%; P: 0,59%; 28% chất gôm, hỗn hợp saponin. Nếu đem thuỷ phân, gôm, hỗn hợp saponin. Nếu đem thuỷ phân, saponin cho acid oleanolic và một sapogenin trung tính.
  • Phần thịt của hạt chứa 53,46% protein tính theo dược liệu khô kiệt (The Wealth of India IX, 1972)

Theo Chopra Nayar et al., 1956 hạt còn chứa galactomannan có mạch nhảnh gồm galactose, mannose theo tỷ lệ 1,0:1,9 [Compendium of Indian Medicinal Plants 5 (1990 – 1994), 1998).

Công dụng

Cành lá cây điền thanh gai được nhân dân sắc uống để giải nhiệt và chữa mụn nhọt.

Hạt được dùng lẫn với hạt thảo quyết minh sao sắc uống để chống bốc nóng, làm mát máu, nhuận táo và chữa phụ nữ huyết nhiệt, kinh nhiều, kinh sớm kỷ.
Ngày dùng 16 – 20g sắc uống.

  • Ở Ấn Độ, theo kinh nghiệm của y học cổ truyền, rễ điền thanh gai được coi là có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống chất độc, tẩy giun sán, lợi tiểu, lợi sữa, trị các bệnh về mắt.
  • Ở một số một số vùng ở Ấn Độ và có thể ủ tươi trong hầm để làm thức ăn cho gia súc vào mùa đông.
    Rễ điền thanh gai còn được dùng để làm giảm chướng bụng, làm phục hồi chức năng, trị lao hạch, sốt, loét, đái tháo đường, bạch biến, các chứng bệnh về họng, vết bọ cạp cắn. Vỏ cây có tác dụng làm săn. Lá có tác dụng tẩy, trị giun sán, làm mưng mủ, làm dịu, trị tràn dịch tinh mạc, làm giảm các chứng đau và viêm. Hạt là thuốc c điều kinh, kích thích, làm săn, được dùng trị bệnh đậu mùa, loét mạn tính, phát ban, tiêu chảy và kinh nguyệt quá nhiều.
  • Các địa phương, người ta dùng hạt tản nhỏ trộn với bột mỳ hoặc bột gạo dùng ngoài trị ngứa da. Cây được dùng làm phân xanh vẫn giữ được nhiệt độ thấp.
  • Ở Campuchia, tuy cây rút dại là một chất cầm máu tốt, được dùng trong các trường hợp bằng huyết.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dien-thanh-gai.html/feed 0
Đay sợi https://tracuuduoclieu.vn/day-soi.html https://tracuuduoclieu.vn/day-soi.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:47:22 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56379 Mô tả
  • Cây thảo, sống hằng năm, mọc đứng, cao khoảng 2m hoặc hơn. Thân phình ở gốc, hơi có cạnh, gần như nhẵn.
  • Lá mọc so le, hình lưỡi mác chia nhiều thùy chân vịt, dài 4 – 7 cm, rộng 1 – 2 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép hơi có răng cưa; cuống lá dài hơn lá, mềm và nhẵn; lá kèm hình chi.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùm dài mang lá; hoa màu vàng, gốc màu đỏ tía; đài phụ gồm 8 phiến hẹp, rời nhau ở gốc, dài 1 cm; đài có lông màu trắng nhạt với những hàng sợi mảnh như gai, lá đài hình tam giác nhọn, dài gấp đôi đài phụ; tràng hình nêm dài khoảng 5 cm; nhị nhiều đính trên một cột; bầu có lông.
  • Quả hình tháp, có lông cứng dạng sợi, bao bọc bởi đài và đài phụ tồn tại, màu vàng, khi chín nứt làm 5 mảnh; hạt nhẵn, màu nâu nhạt, có những vảy nhỏ màu trắng nhạt.
  • Mùa hoa: tháng 8 – 9.

Phân bố, sinh thái

Đay sợi có nguồn gốc từ châu Phi, song không rõ đã được nhập trồng ở Việt Nam từ bao giờ, có thông tin rằng, cây cũng chỉ mới đưa vào từ thời Pháp thuộc. Cây được trồng nhiều tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam và Ninh Bình. Vào khoảng năm 1944 – 1945, khi người Nhật Bản đô hộ nước ta đã bắt nhân dân ở đồng bằng Bắc Bộ nhổ lúa để trồng đay, hậu quả đã gây nên nạn đói khủng khiếp vào thời gian này.

Đay sợi là loại cây đặc biệt ưa sáng, ưa ẩm và có mức độ sinh trưởng rất nhanh. Cây gieo trồng bằng hạt, chỉ sau 4 tháng có thể cao tới 3,5m và ra hoa quả nhiều. Hoa đay có tuyến mật nên cũng là nguồn thức ăn để nuôi ong mật. Ngược lại, ong mật cũng là tác nhân thụ phấn quan trọng của cây đay sợi.

Bộ phận dùng:

Lá và hạt.

Thành phần hóa học

  • Hạt chứa dầu béo giống như dầu lạc, radium, thorium, robidium. Hạt chứa acid amin: lutidin arginin, tyrosin và lysine (CA, 1931, 25, 3376) và đã tìm thấy một flavonol khác là myricetin (The wealth of India (1959) vol 5, p.77).
  • Hoa chứa glucosid cannabistricin và flavonoid canabiscetin [Võ Văn Chỉ 1996, Từ điển Cây thuốc Việt Nam, tr. 611].
  • Người ta tìm thấy trong loài kê náp còn chứa lignin (5,95%), furfuraldehyd (11 – 30%), đường, pectin tanin, polysacharid.

Tác dụng dược lý

Tác dụng độc với cây trồng và độc với nấm:

Tinh dầu cây đay sợi đã xác định có 58 thành phần, trong đó hàm lượng nhiều gồm có (E) – phytol 28,16%; (Z) – phytol 8,02%; n – nonanal 5,70%; benzen – acetaldehyd 4,39%; (E) – 2 – hexenal 3,10%; và 5 – methyl – furfural 3,00%, có tác dụng độc trên cây rau diếp và cỏ mần trầu.

Tác dụng độc tế bào:

Đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và tác dụng độc tế bào của 6 lignan được phân lập từ cao chiết bằng aceton của lõi và vỏ cây đay sợi. Hai hợp chất (2 và 3) có tác dụng độc tế bào rất mạnh trên các dòng tế bào HeLa, Hep-2 và A-549 (theo thứ tự là dòng tế bào ung thư cổ tử cung người, dòng tế bào ung thư dạng biểu mô người và dòng tế bào ung thư phổi người); còn 5 chất có tác dụng mức độ vừa trên tế bào HeLa khi nghiên cứu các chất này trên kỳ phân chia của chu kỳ tế bào. Tất cả các ligan đều không biểu hiện tác dụng kháng vi sinh vật (Moyir Let al., 2007).

Tác dụng điều hòa miễn dịch:

Lá cây đay sợi đã được dùng từ lâu đời trong y học dân gian Ấn Độ và châu Phi để chữa các bệnh về máu, họng, mật, sốt và trong thời kỳ sinh đẻ.

Cao lá đay sợi có thể điều hoà được đáp ứng trung gian của đại thực bào và hoạt tính đó là nguyên nhân việc sử dụng trong điều trị (Lee Y.G. et al., 2007).

Tính vị, công năng

Lá đay sợi vị chua có công năng kiện vị, gây xổ tẩy. Hạt kích dục và làm béo.

Tài liệu Ấn Độ [Kirtikar và Basu, 1998, I: 327] ghi: hạt đay sợi vị cay, chua; có công năng làm ăn ngon, kiện vị, kích dục và làm béo; hạt làm thông mật, kiện vị…

Công dụng

Lá đay sợi để nhuận tràng và tẩy, chữa thiểu năng mật. Dùng lá tươi giã nát lấy dịch uống. Lá có thể nấu canh, thay rau. Hạt giã nát, dùng ngoài đắp lên vết thương đau, bầm giập. Hạt có nhiều chất béo, có thể ép dầu ăn hoặc chế xà phòng Vỏ thân để làm sợi, dệt bao tải, lưới đánh cá.

Ở Ấn Độ, lá đay sợi được dùng để tẩy, còn để chữa kiết lỵ, các bệnh về máu, về mật và đau họng [Kirtikar và Basu, 1998, I: 325]. Hoa để làm tăng tiết mật. Hạt dùng ngoài chữa đau và chấn. thương, đụng giập. Dùng trong để kiện vị, làm béo người, còn được coi là kích dục (Chopra “t al., 2001). Thường trồng trên các cánh đồng đi lấy sợi [Srivastava, 1989: 69]

Bài thuốc có đay sợi

Chữa thiểu năng mật, làm tăng tiết mật:

Hoa cây đay sợi 20 – 30g hoặc lá tươi 30 g rửa sạch, giã nát, ép lấy dịch (rất chua), thêm đường và hồ tiêu vừa đủ rồi uống (Chopra et al., 2001).

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/day-soi.html/feed 0