Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Mon, 22 Apr 2024 02:09:34 +0700 vi hourly 1 Thạch tín https://tracuuduoclieu.vn/thach-tin.html https://tracuuduoclieu.vn/thach-tin.html#respond Thu, 26 Apr 2018 21:54:51 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/thach-tin/ Nguồn gốc

Thạch tín có nguồn gốc thiên nhiên hay do chế biến mà thành. Những nguyên liệu thiên nhiên của thạch tín là:

  1. Thân hoa (Arsenolite) có thành phần chủ yếu là As2O3 có thể coi là thạch tín thiên nhiên nhưng rất ít.
  2. Độc sa (Arsenopyrite) có thành phần chủ yếu là hợp chất có lẫn sắt, asen và sunfua
    AsFeS.
  3. Hùng hoàng (Realgar) có thành phần chủ yếu là Asen Sunfua.

Từ hai khoáng chất sau phải chế biến mới có được thạch tín.
Thăng hoa thạch tín ta sẽ được phê sương là thạch tín nguyên chất.

Thành phần hóa học

  • Thạch tín thiên nhiên hay thân hoa có các thành phần chủ yếu là As2O3 tan trong nước, trong kiềm, cacbonat kiềm, axìt, cồn etylic, thường lẫn tạp chất bao gồm sắt (Fe), sunfua (S) larti cho thạch tín có màu hồng. Độc sa có chừng 34,3% Fe; 46% asen; 19,7% sunfua, thường còn lẫn côban, niken, stibi. Một số rất ít độc sa có lẫn vàng.
  • Hùng hoàng.
  • Phê sương chỉ gồm có As2O3 nguyên chất.

Công dụng và liều dùng

  • Đông y cho rằng thạch tín có vị cay, chua, tính nóng, rất độc, có tác dụng trừ đờm, chữa sốt rét, ăn hết những chỗ thịt thối nát. Còn có tác dụng bổ máu, chữa thiếu máu, vàng da.
  • Liều dùng 1mg đến 10mg. Dùng ngoài không kể liều lượng. Thực tế cũng cần chú ý để tránh dùng nhiều quá để khỏi gây ngộ độc.

Đơn thuốc có thạch tín

Chữa hen suyễn lâu ngày:  Hồng phê thạch 2g, đạm đậu sị 20g. Chế thành viên nhỏ bằng hạt vừng. Mỗi lần uống 2 đến 3 viên chữa hen suyễn lâu ngày (kinh nghiệm nhân dân).
Cùng loại đơn này, nhiều khi người ta cho thạch tín vào trong một quả dừa nung chín lên, rồi dùng than dừa chế thành viên cho người hen suyễn uống. Thuốc có độc, dùng phải cẩn thận.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thach-tin.html/feed 0
Thạch cao https://tracuuduoclieu.vn/thach-cao.html https://tracuuduoclieu.vn/thach-cao.html#respond Thu, 26 Apr 2018 21:39:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/thach-cao/ Tính chất
  • Thạch cao dùng làm thuốc trong đông y là một muối can xi sunfat thiên nhiên có ngậm 2 phân từ nước.
  • Thạch cao thường là những cục màu trắng hay hơi hồng, gồm rất nhiều tinh thể không màu hơi hay vàng hoặc hơi hồng, thỉnh thoảng có những vết sắt. Thành phần chủ yếu của nó là CaSO4.2H2O. Trong đó có chừng 32,5% CaO; 46,6% SO3 và 20,9% H2O, thỉnh thoảng có lẫn ít đất sét, cát, chất hữu cơ, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt và magiê.

Chế biến

Cần chú ý hết sức tới chế biến, vì nếu không cẩn thận, không nắm vững tính chất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

  1. Dùng uống: Khi uống, thạch cao chỉ dùng sống nghĩa là rửa sạch tán nhỏ mà uống hoặc sắc uống.
  2. Thạch cao nung chỉ dùng ngoài, khi nung lên thạch cao sẽ mất bớt nước và chỉ còn CaSO4.2H2O. Chất này nếu uống vào sẽ hút nước, nở ra có thể gây tắc ruột mà chết. Trong đông y người ta thường nói sự nguy hiểm ấy như sau: Thạch cao là một vị thuốc đại hàn, nếu gặp lửa sẽ nguy hiểm chết người.

Công dụng và liều dùng

Cả đông y và tây y đều dùng. Nhưng việc sử dụng có khác nhau:

  1. Tây y chỉ dùng thạch cao dưới dạng khan nước CaSO4.2H2O để băng bó, đắp khuôn, bó bột v.v…
  2. Đông y coi thạch cao là một vị thuốc lạnh có tác dụng chữa các chứng sốt, sốt rét, trúng phong, sốt cao mê sảng, đầu buốt và nhức.

Ngày uống 10 đến 30g dưới dạng bột hay thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ, thạch cao có vị ngọt, cay, tính hàn, vào 3 kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng thanh nhiệt giáng hòa, trừ phiền, chỉ khát. Dùng trong các bệnh nhiệt, tráng nhiệt, mồ hôi trộm, phiền khát, miệng khô, lưỡi khô, sốt quá phát cuồng, phổi nhiệt sinh ho, vị hỏa sinh nhức đầu, đau răng. Người vị nhược, không thực nhiệt không dùng được.

D. Đơn thuốc có thạch cao dùng trong đông y

  1. Bạch hổ thang chữa sốt cao mê sảng (đơn thuốc có kinh nghiệm của Trương Trọng Cảnh):  Thạch cao 16g, tri mẫu 6g, ngạnh mẻ 12g, cam thảo 2g, nước 600ml. sắc còn 20ml. Chia 3 lần uống trong ngày, chữa những bệnh sốt nóng, mê sảng khát nước, mạch nhanh.
  2. Chữa sốt cao, điên cuồng: Thạch cao 8g, hoàng liên 4g, nước 400ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, chữa sốt nóng đến phát điên.
  3. Chữa các chứng máu cam, đầu nhức: Thạch cao, mẫu lệ, mỗi vị 2g, trộn đều mà uống.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thach-cao.html/feed 0
Phục long can https://tracuuduoclieu.vn/phuc-long-can.html https://tracuuduoclieu.vn/phuc-long-can.html#respond Fri, 20 Apr 2018 02:37:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/phuc-long-can/ Thành phần hóa học
  • Năm 1958, hệ dược Viện y học Bắc Kinh đã phân tích một số mẫu phục long can thấy có nhiều ion Fe3+, Fe2+, một ít Ca2+và CO32.
  • Theo những tài liệu phân tích cũ, trong phục long can có axít silicic, nhôm ôxyt, sắt ôxyt, một ít magiê ôxyt, kali, canxi.

Công dụng và liều dùng

  • Phục long can là một vị thuốc chỉ thấy dùng trong đông y. Theo tài liệu cổ phục long can có vị cay, tính hơi nóng (ôn) không có độc, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, cầm nôn, cầm máu. Thường được dùng làm thuốc chữa bệnh băng huyết, thổ huyết, tiểu tiện ra máu, làm ấm ở trong (ôn trung) chữa nôn đặc biệt thích hợp với nôn mửa của phụ nữ có thai, trẻ con đái dầm. Nếu bị ung nhọt thì hòa phục long can với dấm đắp vào. Liều dùng hằng ngày, 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc, đợi thuốc lắng xuống, chắt lấy nước mà uống.
  • Khi không có phục long can, người ta có thể lấy ít hòn gạch hay hòn ngói nung đỏ lên, hòn gạch hay ngói đang nóng đỏ nhúng ngay vào nước, rồi lấy nước đó đun sôi lên mà uống.

Đơn thuốc có phục long can dùng trong nhân dân

  1. Phụ nữ có thai nôn mửa:Phục long can 50g, nước 300ml, sắc còn 20ml, để trong, lọc lấy nước cho uống làm nhiều lần (một thầy thuốc trong quân đội Nhật đã chữa nhiều cho phụ nữ có thai nôn mửa dùng thuốc gì của tây y cũng không khỏi, sau dùng phục long can sắc uống như đơn trên thì hết).
  2. Trẻ con đái dầm:Phục long can tán nhỏ 8g, chu sa 4g, xạ hương 0,03g, tất cả tán nhỏ viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi tối cho uống 2 đến 4 viên.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phuc-long-can.html/feed 0
Phèn chua https://tracuuduoclieu.vn/phen-chua.html https://tracuuduoclieu.vn/phen-chua.html#respond Fri, 20 Apr 2018 02:29:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/phen-chua/ Nguồn gốc, tính chất và chế biến
  • Phèn chua có thể chế từ một nguồn nguyên liệu thiên nhiên gọi là minh phàn thạch (Alunite) có công thức K2SO4.Al2(SO4)3, 4Al(OH)3 thường lẫn ít sắt. Người ta nung đá minh phàn sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh.
  • Có thể chế phèn chua bằng cách nung đất sét cho tác dụng với axit sunfuric, rồi trộn với dung dịch kali sunfat rồi kết tinh.
  • Còn nhiều phương pháp chế tạo khác. Phèn chua có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hay hơi vàng, trong hay hơi đục rất dễ vỡ vụn, mùi không rõ, vị hơi ngọt chua và chát, tan trong nước, trong glyxerin, không tan trong cồn.

Thành phần hóa học

Phèn chua là muối kép nhôm sunfat và kali, công thức của phèn chua là K3SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Công dụng và liều dùng

  • Phèn chua là một vị thuốc được dùng cả trong Đông y và Tây y. Theo tài liệu cổ phèn chua có vị chua, lạnh (hàn), không độc, vào kinh tỳ, có tác dụng táo thấp, giải độc, sát trùng, làm hết ngứa. Dùng làm thuốc thu liễm, cầm máu, chủ yếu dùng chữa có nhiệt trong xương tủy, thịt mọc trong mũi, chế luyện thành thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ.
  • Còn dùng làm thuốc cầm máu, chữa ho ra máu, các loại xuất huyết.
  • Ngày uống 0,3-1g khô phàn. Có thể uống tới 2-4g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có phèn chua

  1. Chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính: Phèn chua 100g, rang lên cho hết nước để có phèn phi hay khô phàn. Tán nhỏ. Ngày dùng 0,5-1g chia làm nhiều lần, uống chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính, nôn mửa, đi tả, lỵ mãn tính (kinh nghiệm nhân dân).
  2. Chữa rắn cắn: Phèn chua, cam thảo, hai vị bằng nhau tán nhỏ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 3-6g, chữa rắn rết cắn, cấm khẩu, mắt quầng thâm.
  3. Chữa khí hư bạch đới: Sà sàng tử, khô phàn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm thành viên hay sắc nước dùng rửa âm hộ, chữa khí hư.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phen-chua.html/feed 0
Mật đà tăng https://tracuuduoclieu.vn/mat-da-tang.html https://tracuuduoclieu.vn/mat-da-tang.html#respond Tue, 17 Apr 2018 02:01:52 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/mat-da-tang/ Tính chất

Mật đà tăng là một thứ bột màu vàng cam đỏ, to nhỏ không đều, có những tinh thể óng ánh. Tỷ trọng cao không mùi vị.

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của mật đà tăng là chì oxit (PbO), tuy nhiên cũng còn lại một phần chì chưa bị oxy hóa. Ngoài ra, trong mật đà tăng còn lẫn nhiều tạp chất như Al3, Sb3+ hoặc Sb4+, Fe3+, Ca2+ và Mg2+.

Công dụng và liều dùng.

  • Mật đà tăng được dùng cả trong đông y và tây y; hiện nay đông y hay dùng hơn để chế cao dán nhọt, đôi khi cũng dùng để uống. Tây y cũng dùng để nấu cao dán nhọt, nhưng hiện ít dùng, cho là loại thuốc dùng nguy hiểm.
  • Theo tài liệu cổ mật đà tăng có vị mặn, cay, tính bình và hơi độc, vào kinh can có tác dụng trừ đờm, sát trùng, thu liễm trấn kinh. Dùng chữa ngũ trĩ, tẩy vết xạm ngoài da, chủ yếu chế cao dán nhọt.
  • Liều uống hàng ngày là 0,5g đến 1g; tuy nhiên những người trúng hàn không phải
  • Thực tà cấm dùng. Dùng lâu có thể gây nhiễm độc chì, do đó cần thận trọng.

Đơn thuốc có mật đà tăng dùng trong đông y:

  1. Chữa miệng hôi thối: Mật đà tăng 4g, hòa ấm súc miệng, nhổ đi.
  2. Chữa hôi nách: Mật đà tăng 100g, bạch chỉ 60g tán bột. Bôi xoa vào nách. Nếu chữa vết loét cần hòa vào dầu vừng mà bôi.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/mat-da-tang.html/feed 0
Mang tiêu https://tracuuduoclieu.vn/mang-tieu.html https://tracuuduoclieu.vn/mang-tieu.html#respond Tue, 17 Apr 2018 01:32:13 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/mang-tieu/ Chế biến
  • Tại những nơi có mang tiêu thiên nhiên, người ta đào về, hoà tan vào nước, lọc trong để loại tạp chất, rồi cô đặc để kết tinh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi tinh thể trong trắng.
  • Tuỳ theo địa phương và nguyên liệu chế mang tiêu thiên nhiên mà tỷ lệ tạp chất khác nhau. Hiện nay, người ta chế mang tiêu theo kiểu thuốc tây bằng cách dùng dư phẩm kỹ nghệ chế axit clohydric hay kỹ nghệ khác, trong trường hợp này tỷ lệ tạp chất ít hơn.
  • Nếu sấy hết nước trong tinh thể, ta sẽ thu được huyền minh phấn, tương ứng với muối natri sunfat khô kiệt của thuốc tây.

Phân bố và chế biến

Trước đây, trong đông y vẫn phải nhập của Trung Quốc. Từ năm 1958, các cơ sở trong nước cũng đã tự sản xuất mang tiêu.

Thành phần hoá học

  • Mang tiêu nguyên chất chỉ có Na2SO4.10H2O, trong đó tỷ lệ Na2O là 19,3%, SO3,24,8%, H2O là 55,9%.
  • Tuy nhiên nếu là mang tiêu thiên nhiên chế thành có thể chứa nhiều tạp chất, ví dụ mang tiêu tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) có NaSO4 -56,15%, FeSO4-2,28%, CaSO4 -0,81%,K2SO4, 48%, KCl 1,09%, nước 18,16%

Tác dụng dược lý

  • Chúng ta đều biết muối natri sunfat và một số muối tẩy sunfat khác, do ion S04 có phân tử lớn khó qua màng ruột nằm lại trong ruột và hút nước ở các tổ chức tới ruột làm loãng phân trong một do đó làm cho đại tiện dễ dàng.
  • Người ta còn cho rằng muối natri sunfat có tác dụng kích thích sự bài tiết của ruột và ức chế hiện tượng chống co bóp bình thường của ruột. Vì có như vậy mới giải thích được tác dụng tẩy của những dung dịch loãng và liều nhỏ của các muối đó.
  • Đông y coi mang tiêu có vị mặn, đắng, tính hàn, vào 3 kinh vị, đại tràng và tam tiêu. Có tác dụng tiêu tích, tà nhiệt, nhuận táo, làm mềm chất rắn, trị bách bệnh hàn nhiệt, tà khí,trục tích tụ trong ngũ tạng, hoá huyết bế đờm kết, thay cũ đổi mới.

Công dụng và liều dùng

Công dụng của natri sunfat trong tây y chúng ta đã biết, ở đây chỉ giới thiệu một số trường hợp dùng mang tiêu trong đông y:

  1. Chữa bàng quang nóng tiểu tiện không thông: Dùng mang tiêu tán nhỏ, ngày uống 2 hay 3 lần, mỗi lần uống 4g, pha với nước tiểu hồi.
  2. Chữa nhức đầu không chịu được: Mang tiêu tán nhỏ, thổi vào mũi.
  3. Chữa ăn uống không tiêu, trong bụng ì ạch: Mang tiêu 30g, ngô thù du 40g. Sắc nước uống dần, khi thấy chuyển thì thôi.
  4. Trị chàm, mề đay: Mang tiêu, bạch phàn mỗi vị 30g, hòa nước sôi, tắm rửa lúc nước còn nóng.
    Tuy nhiên trong đông y nói thêm: Phàm vị hư, không thực nhiệt, phụ nữ có thai không được dùng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/mang-tieu.html/feed 0
Lục phàn https://tracuuduoclieu.vn/luc-phan.html https://tracuuduoclieu.vn/luc-phan.html#respond Mon, 16 Apr 2018 00:49:46 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/luc-phan/ Nguồn gốc và tính chất
  • Trước đây ta vẫn phải nhập lục phàn từ Trung Quốc để dùng trong đông y; từ năm 1958 ta đã tự chế lấy để dùng. Ngay tại Trung Quốc, trước kia chủ yếu cũng dùng lục phàn thiên nhiên, nay phần lớn cũng đã tự chế lấy.
  • Lục phàn có tinh thể trong mờ, hay trong màu xanh nhạt, để lâu ra không khí sẽ thường bị oxy hóa cho màu vàng nhạt, ròn dễ vỡ vụn, vị sáp.

Thành phần hóa học

  • Trong lục phàn thiên nhiên chủ yếu có sắt sunfat (Fe2SO4.7H2O). Tạp chất gồm magiê (Mg), mangan (Mn), canxi (Ca).
  • Lục phàn tự chế lấy không có các tạp chất.
  • Khi đun sắt sunfat trong ống nghiệm sẽ có mùi SO2 bay ra. Hòa tan lục phàn trong nước,dung dịch sẽ cho các phản ứng của sắt và gốc sunfat.

Công dụng và liều dùng

  • Lục phàn là một vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y. Tây y thường dùng nguyên chất, còn đông y thường dùng lục phàn thiên nhiên. Theo đông y tính chất của lục phàn chua mát và không độc, vào 2 kinh can và tỳ, có tác dụng táo thấp hóa đờm, tiêu tích sát trùng, giải độc. Dùng gây nôn và cầm máu, chữa những trường hợp dạ dày, ruột chảy máu, cổ họng sưng đau, loét miệng. Những người tì vị hư nhược và không tích trệ không nên dùng.
  • Dùng liều nhỏ có tác dụng bổ máu chữa vàng da, thũng trướng thiếu máu và dạ dày, ruột chảy máu. Dùng dưới hình thức thuốc bột hay thuốc viên, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Nhưng nếu dùng nhiều quá thì hay bị táo bón. Dùng liều cao một lần thì hay bị gây nôn, nhưng dạ dày và ruột bị viêm cho nên cẩn thận trọng khi dùng lục phàn để gây nôn.
  • Liều dùng: Ngày uống 0,10-0,25g để bổ máu. Muốn gây nôn thì mỗi lần dùng 1- 2g, cách 20 phút sau nếu chưa thấy nôn thì lại uống nữa. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có lục phàn

  1. Chữa cam tẩu mã: Lục phàn cho vào nồi đất nung đỏ, thêm dấm vào khuấy lên, lại nung nữa, và đổ dấm làm như vậy 3 lần; cuối cùng cho ít xạ hương tán nhỏ, trộn đều. Súc miệng cho sạch, bôi thuốc này vào.
  2. Thuốc bổ huyết: Lục phàn 12g, lô hội 12g, nhục quế 32g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên 0,25. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng nước lã đun sôi để chiêu thuốc. Không dùng nước chè vì chất tanin trong chè sẽ làm đen và hỏng thuốc.
  3. Chữa sâu bọ vào tai: Lục phàn tán nhỏ, cho vào tai.
  4. Thuốc nhuộm tóc: Lục phàn, vỏ quả lựu, 2vị bằng nhau, ngâm với nước, dùng nước này chải tóc hàng ngày (kinh nghiệm ghi trong các sách cổ).

Chú thích:

Lục là xanh lục, phàn là phèn vì lục phàn có màu xanh lục. Cần chú ý tránh nhầm với vị đảm phàn màu xanh da trời có thành phần chủ yếu là đồng sunfat không dùng làm thuốc bổ huyết như vị lục phàn này. Xem vị đảm phàn đã giới thiệu ở trên.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/luc-phan.html/feed 0
Lô cam thạch https://tracuuduoclieu.vn/lo-cam-thach.html https://tracuuduoclieu.vn/lo-cam-thach.html#comments Thu, 12 Apr 2018 20:35:24 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/lo-cam-thach/ Nguồn gốc và tính chất
  • Lô cam thạch là muối kẽm có trong thiên nhiên. Vì trước đây người ta cho rằng, vị thuốc này thường thấy ở trong những lò đúc vàng, vị lại ngọt do đó có tên gọi (lô là lò,cam là ngọt, thạch là đá).
  • Lô cam thạch là những cục to nhỏ không đều, màu trắng xám hay hơi xanh, chát hơi xốp, khi nếm có vị không rõ rệt, dính vào lưỡi. Trước đây ta vẫn phải nhập lô cam thạch của Trung Quốc, thực ra ở nước ta cũng có nhưng chưa biết sử dụng. Mỏ kẽm vùng Tuyên Quang ở nước ta có lô cam thạch .

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu của 16 cam thạch là chất kẽm cacbonat (ZnCO3) có lẫn những tạp chất như sắt (Fe), chì (Pb), crôm (Cr), magiê (Mg) và cadmi (Cd).

Công dụng và liều dùng

  • Lô cam thạch là một vị thuốc thường được dùng trong đông y làm thuốc chữa đau mắt và mụn nhọt.
  • Theo tài liệu cổ lô cam thạch có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng cầm máu, tiêu thũng độc, làm cho lên da non, sáng mắt, tan màng, thường chỉ dùng ngoài, liều lượng tùy theo vết loét.

Những đơn thuốc có lô cam thạch dùng trong đông y

  1. Chữa mụn nhọt lâu liền: Lô cam thạch 300g, hoàng liên 160g thái mỏng thêm nước vào cho đủ ngập; đun trong 2 giờ, hễ nước cạn lại đổ thêm nước vào, vớt bỏ hoàng liên lấy lô cam thạch tán nhỏ, thêm 10g băng phiến vào trộn đều tán thật mịn, khi dùng điểm vào mắt đau. Đơn này có thể dùng rắc lên các mụn nhọt lâu liền (kinh nghiệm nhân dân từ thời cổ).
  2. Chữa mụn nhọt ẩm ngứa: Lô cam thạch (nung đỏ, nhúng vào nước hoàng liên), mẫu lệ, hai vị bằng nhau tán bột rắc lên những vết loét lâu không liền miệng. Bột trên có thể dùng xoa lên các nơi ẩm ngứa, ra nhiều mồ hôi.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/lo-cam-thach.html/feed 1
Hùng hoàng và thư hoàng https://tracuuduoclieu.vn/hung-hoang-va-thu-hoang.html https://tracuuduoclieu.vn/hung-hoang-va-thu-hoang.html#respond Mon, 09 Apr 2018 19:23:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/hung-hoang-va-thu-hoang/ Nguồn gốc và tính chất

Hùng hoàng hiện nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc. Tại đây có những nơi hùng hoàng ở trạng thái thiên nhiên thành mỏ dưới hình thức mềm như bún. Quanh năm có thể thu hoạch chế biến. Người ta dùng dao tre cắt thành từng miếng, để ra không khí hùng hoàng sẽ cứng lại; loại bỏ tạp chất là được. Hùng hoàng được bán dưới hình thức cục to nhỏ không đều nhau, màu vàng da cam hay hơi hồng. Không có mùi vị, tỷ trọng chừng 3,5 dễ chảy và bốc hơi ở nhiệt độ 700°. Hòa tan trong dung dịch amoniac, dung dịch không có màu. Khi ném vào than hồng hùng hoàng cho mùi tỏi và mùi sunfua.

Thành phần hóa học

  • Thành phần chủ yếu của hùng hoàng là asen sunfua (AsS) trong đó asen chiếm chừng 70,1%; sunfua 29%. Theo hệ dược của viện y học Bắc Kinh phân tích một loại hùng hoàng thì chỉ thấy 64,78% asen và 25,12% sunfua.
  • Có tác giả lại cho rằng hùng hoàng tương ứng với AS2S5, còn thư hoàng tương ứng với As2S2. Nhưng có tác giả lại cho rằng thành phần hùng hoàng và thư hoàng đều là As2S2 nhưng trong thư hoàng có lẫn tạp chất là stibi sunfua Sb2S3, sắt sunfua FeS và silic oxyt (SiO2). Năm 1958, hệ Dược viện y học Bắc Kinh phân tích thư hoàng lưu hành trên thị trường thấy asen 60,64%; sunfua thấy 30,88%; ngoài ra có tạp chất như sắt (Fe), silic (Si).

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ hùng hoàng có vị đắng hơi cay, tính ôn (có tác giả lại nói tính hàn) có độc, vào 2 kinh can và vị. Được dùng từ lâu. Có thấy ghi trong “Thần nông bản thảo” và được xếp vào loại trung phẩm.
  • Có năng lực thẩm thấp, sát trùng, giải độc, chữa ghẻ, đau mắt, thịt mọc trong mũi, trừ nọc rắn, tràng nhạc, nọc giang mai, sốt rét, trừ đờm.
  • Đông y thường dùng bôi ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở, rắn rết cắn, nhất là rắn độc cắn.
  • Uống trong chủ yếu chữa sốt rét lâu năm.
  • Còn dùng trong công nghiệp làm thuốc pháo màu (trộn với cali nitrat và sunfua để cho pháo thành màu xanh). Có khi được dùng trong kỹ nghệ sơn để cho màu đỏ, nhưng hiện nay ít dùng vì có độc.
  • Liều dùng hàng ngày là 1,5 đến 3g dưới hình thức thuốc bột hay thuốc viên. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có hùng hoàng dùng trong nhân dân 

  1. Chữa lông mày rụng: Hùng hoàng tán nhỏ, hòa với dấm bôi vào.
  2. Chữa tai chảy mủ: Hùng hoàng 4g, thư hoàng 4g, lưu hoàng (diêm sinh) 4g. Tất cả tán nhỏ, thổi vào tai.
  3. Chữa cam răng, cam tẩu mã: Hùng hoàng chừng 7 hạt, mỗi hạt to bằng hạt đậu đen; cho mỗi hạt vào một quả táo đen đã bỏ nhân đi. Đem nướng cho cháy nhưng tồn tính (thành than, không thành tro), tán nhỏ, bôi vào chỗ đau (kinh nghiệm nhân dân).
  4. Chữa rắn rết cắn: Bôi một ít hùng hoàng giã nhỏ lên vết cắn.
  5. Viên thần nông hoàng chữa ung loét tủ cung: Hùng hoàng 0,40 đến 0,80g, kim ngân hoa 12-20g, phục linh 12-20g chế thành viên mỗi viên cân nặng 0,20g. Mỗi tối uống 2 lần sau bữa cơm, mỗi lần uống 3-7 viên. Người yếu chỉ uống 3 viên, người vừa phải 5 viên, người khỏe 7 viên. Tối đa 8-15 viên. Chữa ung loét tử cung (Phụ sản khoa lâm sàng thư sách, 1959: 281).
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hung-hoang-va-thu-hoang.html/feed 0
Chu sa thần sa https://tracuuduoclieu.vn/chu-sa-than-sa.html https://tracuuduoclieu.vn/chu-sa-than-sa.html#respond Mon, 09 Apr 2018 02:36:50 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/chu-sa-than-sa/ Tính chất
  • Chu sa thường ở thể bột đỏ, thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, to nhỏ không nhất định, màu đỏ tối hay đỏ tươi, chất nặng nhưng dễ vỡ vụn, không mùi, vị nhạt. Khi nghiền bằng tay, tay không bị bắt màu đỏ là loại tốt.
  • Chu sa và thần sa hiện nay ta đều còn phải nhập cả, tuy nhiên chu sa và thần sa đều là những vị thuốc rất thông dụng.

Thành phần hoá học

  • Thành phần chủ yếu của chu sa hay thần sa là sunfua thuỷ ngân thiên nhiên. Nguyên chất có thuỷ ngân (Hg) 86,2%, sunfua (S) 13,8%. Thuờng lẫn một số tạp chất khác như chất hữu cơ. Khi cho vào ống nghiệm đun nóng sẽ cho HgS đen, cuối cùng SO2 bốc lên và thuỷ ngân bám vào thành ống. HgS + O, -> S02 + Hg
  • Từ trước cho đến năm 1963, người ta chưa rõ thành phần hoạt chất của chu sa hay thần sa là gì. Vì nói chung Sunfua thuỷ ngân không tan trong nước, là dạng thường sử dụng trong đông y. Năm 1963, Hoàng Như Tố và Phạm Hải Tùng (Trường đại học dược khoa Hà Nội) đã tách được bằng sắc ký một hợp chất chưa xác định được có tác dụng dược lý giống thần sa. Cùng năm, Đàm Trung Bảo (Trường đại học dược khoa Hà Nội) chiết được dưới dạng tinh khiết và xác định là selenua thuỷ ngân, selenua thuỷ ngân chế bằng cách này có tác dụng của thần sa. Năm 1964, Đàm Trung Bảo còn lấy bụi táng ở đáy bể đựng axit sunfuric ở nhà máy supelân Lâm Thao Việt Nam và ở đất quanh đó rồi chiết lấy selen với tỉ lệ 6 đến 9% rồi chế thành selenua thủy ngân, selenua thủy ngân chế bằng cách này cũng có tác dụng giống hệt như selenua thuỷ ngân chế từ thần sa.
  • Tỷ lệ selenua thuỷ ngân trong thần sa từ 2,5 đến 3%, trong khi trong chu sa chỉ có rất ít, chừng 2%. Nếu chỉ tính riêng selen thì trong thần sa có chừng 3,5 đến 4,5%. Trong chu sa tỷ lệ rất thấp, chỉ có vết.

Tác dụng dược lý

  • Năm 1962, Ngô Ứng Long (Trường sĩ quan quân y Việt Nam) đã thí nghiệm thấy dịch chiết của chu sa thần sa mặc dù không có vết thuỷ ngân nhưng có tác dụng như chu sa thần sa.
  • Năm 1964, Hoàng Tích Huyền (Bô môn dược lý trường đại học y khoa Hà Nội) thí nghiệm các muối selenua natri, kali, muối selenit và muối selenua thuỷ ngân do Đàm Trung Bảo tổng hợp từ selen trong chu sa, thần sa hay từ bụi và đất quanh nhà máy supelân Lâm Thao đã đi đến kết luận sau đây:

1. Các muối selenua natri, kali, muối selenit, selenat rất độc không dùng làm thuốc được.

2. Muối HgSe dưới dạng keo có trong chu sa hay thần sa hoặc tổng hợp được rất ít độc và có tính chất:

– An thần rất mạnh, chống co giật mạnh hơn hẳn các chất an thần thường dùng như bromua v.v… Tác dụng ở vỏ não, không làm thay đổi nhịp tim và không chống được nôn do apomocphin.
– Kéo dài giấc ngủ do các bacbituric lên 2 đến 3 lần và kéo dài thời gian mê do pentothal cũng 2 đến 3 lần. Theo các tạp chí nước ngoài, một số hợp chất selen được dùng với những công dụng gần như chu sa thần sa.
– Một số hợp chất hữu cơ của selen (Anh, Ấn Độ) được dùng làm thuốc an thần.
– Hợp chất selen được các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ thí nghiệm thấy có tác dụng diệt nấm, chữa một số bệnh ngoài da. Ba Lan, Nhật Bản dùng loại selenosemicabazon chữa lao, chống vi khuẩn.
– Hợp chất selemecaptopurin dùng chống sự phát triển tế bào.

  • Trong năm 1964, Mỹ dùng tới 5,5% sản lượng selen làm thuốc, tức là vào khoảng 30 tấn.
  • Qua những thí nghiệm và một số tài liệu nước ngoài, chúng ta thấy một số kinh nghiệm nhân dân dùng chu sa, thần sa đã được chứng minh và hoạt chất chủ yếu nhiều phần là do muối selen, một tạp chất có ở một tỷ lệ rất thấp trong chu sa, thần sa. Trong thần sa tỷ lệ cao hơn, nhân dân cũng coi thần sa tốt hơn chu sa mặc dù trước đây chưa rõ lý do.

Công dụng và liều dùng

  • Tây y hiện nay gần như không dùng sunfua thuỷ ngân làm thuốc. Trước kia có dùng trị bệnh giang mai nhưng thường chỉ dùng dưới dạng thuốc mỡ 10%. ít dùng để uống. Trái lại đông y coi chu sa, thần sa là một vị thuốc thông thường có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chữa hoảng hốt, mất ngủ, ngủ hay mê, giật mình hoảng sợ, trẻ con hay khóc đêm. Còn dùng làm bột bao thuốc viên chống mốc của thuốc viên.
  • Tính chất của chu sa thần sa ghi trong các sách cổ như sau: Vị ngọt, hơi hàn, vào tâm kinh, có tác dụng yên hồn phách, định kinh giản, sáng mắt, giải độc, chữa các chứng hình (gân thịt co giật) và bệnh giang mai mới phát. Dùng trong mọi bệnh của ngũ tạng, thông huyết mạch, làm bớt phiền muộn, ích tinh thần, trừ độc khí trong bụng và ghẻ lở. Người không thực nhiệt không dùng được.
  • Thường dùng với liều 0,04 đến 1g một ngày dưới dạng bột hay thuốc viên hoặc hấp với tim lợn cho ăn. Dùng ngoài tuỳ theo nơi rắc thuốc to hay nhỏ. Trong các sách cổ đều nói chu sa, thần sa phải dùng sống tuyệt đối, không dùng lửa có thể gây chết người (do sức nóng biến thành muối thuỷ ngân tan nhiều). Không được dùng lâu và dùng nhiều có thể làm cho người thành si ngốc.
  • Cách bào chế như sau: Mài thần sa hay chu sa trong cối đá hay bát sứ thêm ít nước mưa hay nước cất, dùng đá nam châm hút hết mùn sắt, rồi thêm nước khuấy cho đều, để lắng gạn bỏ nước trong hay có màng ở trên, lại thêm nước vào khuấy cho đều, khi nước trên trong thì thôi (thuỷ phi). Cặn còn lại trong chậu được che kín (dùng giấy bản bịt miệng) rồi đem ra phơi nắng cho tới khi khô thì lấy dùng.

Chú thích:

Trên thị trường có khi có bán loại chu sa nhân tạo (Vermilion), nhân dân cho không tốt bằng chu sa thiên nhiên. Có lẽ vì không có tạp chất có tác dụng là muối selenua.

Đơn thuốc có chu sa thần sa dùng trong nhân dân

  • Giải đậu độc lúc sắp mọc hay mới mọc: Chu sa 1g (3 phân) tán nhỏ hoà với mật mà uống.
  • Chữa di tinh: Chu sa (thuỷ phi) cho vào quả tim lợn, lấy chỉ buộc quả tim lợn lại nấu chín mà ăn.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chu-sa-than-sa.html/feed 0