Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Con rươi https://tracuuduoclieu.vn/con-ruoi.html https://tracuuduoclieu.vn/con-ruoi.html#respond Wed, 06 Jan 2021 09:58:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/con-ruoi-vt.html Mô tả con rươi

Rươi được biết đến không chỉ là một thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc quý.

  • Rươi là một loại giun sống dưới nước bơi dễ dàng trong nước. Rươi trưởng thành dài 60-70mm, bề ngang chừng 5-6mm.
  • Thân hình dẹp với hơn 50 đốt màu hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hay màu trắng. Đầu rươi tương đối nhỏ, nhưng mắt lại to.
  • Phần trước của rươi to hơn phần sau trong khi các dốt lại ngắn hơn. Cơ thể rươi rất đối xứng, lưng và bụng phân biệt rõ ràng.

Rươi sống quanh năm dưới đất, trong lớp bùn đáy sông hay trong các ruộng nước. Môi trường sống thích hợp cho rươi là nước phải thật nhạt. Khi đến thời kỳ sinh sản rươi chui ra khỏi hang, phần sau chứa đầy tế bào sinh dục đứt lìa khỏi phần trước và trôi nhanh lên mặt nước. Chúng bơi tung tăng đây đó, phóng ra vô số trứng hay tinh trùng làm cho mặt nước có màu trắng đục như sữa. Trứng tinh trùng kết hợp với nhau thành một thế hệ mới. Trong khi đó phần đầu của rươi vẫn sống dưới hang đào sâu đến 30-40cm để tái tạo phần đuôi. Phải đến 1 năm rươi mơi trở lại tình trạng cũ. Lúc đó phần sau của vô vàn con rươi, đứt ra, trôi lên mặt nước khoảng tử 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng để hoàn thành chức năng sinh sản gọi là “hiện tượng Swarming”. Đó chính là lúc vớt rươi vì chúng nhiều vô kể nếu không rươi sẽ chết và chìm xuống đáy sông.

  • Có khoảng 500 loài rươi, được chia thành 42 chi, chủ yếu là các loài sống ở biển và nước lợ. Tên gọi phổ biến của nó theo tiếng Việt là Rươi, hay theo dân gian thì người ta còn gọi nó là rồng đất.

Phân bố và thu hoạch rươi

Ở nước ta rươi thường sống ở các vùng ven sông hoặc các cánh đồng ngập nước do nước sông tràn vào thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình.

Rươi thích hợp ở nhiệt độ khá lạnh, khoảng tháng 9 tháng 10 âm lịch, cho nên khi vớt rươi đem bán người ta phải bảo quản rươi trong nước đá để tan.

Thành phần hóa học

  • Theo phân tích của các nhà khoa học, cứ 100g rươi có chứa 81,9g nước, 12,4g protit, 4,4g lipit, 1,3g tro, cung cấp cho cơ thể 92 calo.
  • Để dễ hiểu hơn có thể so sánh thành phần dinh dưỡng của rươi với thịt bê. Trong thịt bê nạc với khối lượng tương tự có chứa 78,2g nước, 20g protit, 0,5g lipit, 1,3g tro cung cấp được 87calo.
  • Như vậy, thậm chí rươi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt bê nếu tính theo lượng bằng nhau.
  • Ngoài ra, trong rươi còn có chứa nhiều loại chất khoáng khác như canxi (66mg%), photpho (57mg%), sắt (1,8mg%).

Vị thuốc con rươi

  • Dược tính của món rươi phần nhiều đến từ vỏ quýt. Vỏ quýt được dùng rất phổ biến trong Đông y với tên gọi Trần bì.
  • Cũng theo Đông y, vỏ quýt có vị cay, đắng, the, mùi thơm, tính ấm. Tác dụng điều khí, hóa đờm, tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu…

Kiêng kỵ

  • Người có bệnh hen tránh ăn rươi có thể vì rươu có chất gây nên cơn hen.
  • Đạm trong rươi rất dễ gây dị ứng, bởi vậy những người có cơ địa dị ứng hoặc đã từng dị ứng khi ăn hải sản không nên ăn rươi.
  • Những người đã từng một lần bị ngộ độc rươi, không bao giờ nên ăn tiếp món này lần hai. Vì ngộ độc lần sau bao giờ cũng nặng và nguy hiểm hơn lần trước, rất nguy hiểm.
  • Bà bầu không nên đụng tới món này vì có thể gây khó tiêu, sình bụng, không có lợi cho tiêu hóa. Ảnh hưởng không tốt đến em bé.

Tham khảo:

Cách chọn rươi ngon?

Rươi còn tươi ngon là những con lớn, thân mập mạp, màu đỏ, còn ngọ nguậy. Kinh nghiệm mua rươi tươi, mới là chỉ lấy những con còn khỏe ở phía trên, vì đa số rươi phía dưới thường bị đè vỡ bụng, có mùi tanh.
Rươi sắp chết là những con nhỏ, gầy, có màu xanh, bò yếu hoặc lâu lâu mới ngọ nguậy. Chú ý, khi rửa rươi chỉ cần thả rươi vào chậu nước, dùng tay đẩy nhẹ để rươi khỏi bị vỡ bụng. Rửa chừng ba lần cho sạch bớt bùn, rác.

  • Rươi sạch vớt ra để ráo nước, chuẩn bị “làm lông” để khi ăn không bị ngứa rát cổ. Dùng nước nóng chừng 40 độ C, thả rươi vào, dùng đũa khuấy nhẹ. Khi thấy bùn, chân và lông rươi rụng, nổi lên thì vớt rươi ra và chế biến món ăn.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/con-ruoi.html/feed 0
Con Cóc https://tracuuduoclieu.vn/con-coc.html https://tracuuduoclieu.vn/con-coc.html#respond Tue, 26 Mar 2019 01:40:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=30118

Mô tả chi tiết

  • Còn gọi là thiềm tô.
  • Tên khoa học Secretio Bufonis.
  • Thiềm tô (Secretio Bufonis) là nhựa tiết ở tuyến sau tai và tuyến trên da của con cóc (Bufo bufo thuộc họ Cóc-Bufonidae và những con cùng chi) chế biến mà thành. Loài cóc phổ biến ở nước ta là Bufo melanostictus. Ngoài nhựa có (thiềm tô) con cóc còn cho ta thịt cóc dùng làm thuốc chữa bệnh cam còm của trẻ con.
  • Vị thuốc có độc. Nhựa cóc thuộc loại thuốc độc bảng A. Cần chú ý, dùng phải cẩn thận.

Chế biến thiềm tô

  • Có nhiều cách bắt cóc. Tùy theo từng nơi có khác nhau. Có thể đợi đến tối, thắp một cái đèn để ở giữa cánh đồng, cóc thấy sáng nhảy tới mà bắt lấy. Bắt được cho vào rọ tre, dội nước cho thật sạch đất cát, chờ cho da hơi khô, thì bắt từng con, lấy tay trái giữ chân, tay phải dùng nhíp đè lên lưng cóc, vào những chỗ có tuyến tiết, chủ yếu ở 2 tuyến trên mắt. Hứng lấy nhụy đựng vào đĩa bằng sành hay sứ hoặc thủy tinh, tránh dùng đồ sắt, nhựa sẽ bị đen. Sau khi lấy nhựa xong có thể lại thả cóc ra, hoặc nếu định lấy thịt thì sẽ đem mổ.
  • Sau khi lấy được nhựa cóc phơi khô trên kính hay cho vào khuôn. Khoảng 1 vạn con cóc cho 1kg nhựa cóc khô (Đỗ Tất Lợi, Đào Kim Long, Dược học 1973, 5: 15-19). Khi lấy nhựa cóc cần chú ý kẻo nhựa cóc bắn vào mắt. Nếu bị nhựa cóc bắn vào mắt thì lập tức dùng nước ép của cây tử thảo mà rửa thì khỏi sưng. Ta có thể kích thích vào những hạch tiết ở gần mắt của cóc. Hoặc cho cóc vào cái hộp hay bình thủy tinh, đậy nắp có lỗ, qua lỗ luồn vào một que tre mà kích thích con cóc cho chảy nhựa.
  • Nhựa tiết ra đem phơi như trên: Có nơi lại trộn nhựa với bột nặn thành bánh tròn nhỏ, dẹt, đường kính 2,5-6cm. Do cách chế biến khác nhau hình dáng và chất lượng có thể khác nhau. Ở Việt Nam, việc thu hoạch nhựa cóc chưa được chú trọng. Thường vẫn phải nhập. Lẻ tẻ có người lấy một ít để dùng riêng.

Chế thịt cóc và cóc khô

Ngoài hình thức dùng nhựa cóc nói trên, trong nhân dân còn dùng thịt cóc để chế thuốc cam chữa bệnh cho trẻ con như sau:

  • Chọn những con cóc to, cóc đen hay da vàng đều dùng được. Trong nhân dân hiện nay chỉ tránh dùng loại cóc mắt đỏ. Dùng dao, thật sắc chặt đầu ở phía dưới 2 u to trên đầu mà bỏ đi. Khía dọc xương sống và lột hết da, moi bỏ hết ruột gan, phổi và nhất là trứng cóc. Trong khi chế biến cần tránh không để cho mủ (nhựa) cóc dính vào thịt: Muốn vậy, sau khi thịt cóc xong cần rửa cho thật sạch, khỏa mạnh vào nước, cho vào chảo gang rang cho khô giòn (hoặc có thể sấy cho khô giòn) mà tán thành bột. Khi để lâu cần để hết sức khô ráo, tránh ẩm dễ thối hỏng. Có nơi để nguyên cả con, cả xương phơi khô.
  • Tại Trung Quốc người ta cũng dùng hình thức này gọi là cóc khô: Can thiền-Bufo Siccus, cũng mổ, bỏ ruột, bổ gan trứng rồi phơi hay sấy khô. Cần chú ý bỏ hết gan ruột và toàn bộ trứng cũng như da vì có độc, ở ta đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc rất thương tâm do chế không đúng phương pháp.
  • Còn có nơi bắt được cóc, buộc chân cho không nhảy được, bọc đất cho kín, rồi đem nung cho đến khi cục đất đỏ như cục than hồng, lấy ra đập bỏ đất lấy than con cóc mà dùng làm thuốc. Cũng có khi nguời ta để nguyên cả con cóc sống kẹp giữa hai hòn gạch, đem nung đỏ, lấy than cóc còn lại mà dùng.
  • Dù sao, dùng nhựa cóc hay thịt cóc cần hết sức chú ý đến liều lượng không được dùng quá.

Thành phần hóa học

  • Trong nhựa cóc có những chất tác dụng không mạnh như cholesterol, axit ascocbic, các chất phá huyết, còn có những chất rất độc như: bufogin, bufotalin, bufotoxin, bufotenin, bufotenidin, bufotionin, và nhiều hoạt chất khác chưa biết rõ.

Các hợp chất này có thể chia làm 3 loại:

  • Hợp chất không có nitơ giống như chất scilaridin hay như những genin và glucoxit chữa tim có trong lá dương địa hoàng Digitalis.
  • Hợp chất dẫn xuất của nhóm steroit.
  • Hợp chất chứa nitơ dẫn xuất của hydroxyindol và tryptamin.

Chất căn bản trong các hợp chất đó có thể là chất bufotoxin C40H62O11N4 hay viết cho đúng hơn C40H40O10N40H2,. Bufotoxin là một chất có tinh thể, không tan trong nước, trong ête, axeton, ít tan trong rượu, tan trong pyridin, rượu metylic. Độ chảy: 204-205°C.

Đun sôi với Hcl đặc, nó sẽ cho acginin, axit suberic và một chất mới gọi là bufotalin. Bufotalin hay bufotalol không phải là một glucozit vì khi thủy phân không cho phần đường. Công thức của nó là C26H36O6. Đây là một chất có tinh thể, ít tan trong nước và trong ête, tan trong rượu và clorofoc. Độ chảy 148°C, có tác dụng giống như một chất glucozit chữa tim. Bufotalin là một hợp chất thuộc nhóm steroit, có nhân căn bản là nhân metyl-cyclo-penteno-phenanthren. Khi phân tích, nó cho một đồng phân của axit desoxycholic, do đó có liên quan tới axit mật. Bufogin hình như là estemetylic của bufota-lin.

Chất bufotenin C12H16ON2 là một chất kiềm, tính chất như dầu, ít tan trong nước, tan trong rượu, ête, axeton, cho với axit các muối có tinh thể. Độ chảy 147°C. Nó là dẫn xuất của nhân indol và có công thức 5 hydroxy-N metyl tryptamin. Chất bufotenidin có kiến trúc căn bản như bufotenin. Chất bufothiodin C12H14O4N2S khi thủy phân sẽ cho axit sunfuric. b)Trong thịt cóc, theo sự nghiên cứu của Viện vệ sinh Hà Nội, tháng 3-1962, thì có 53,37% protit, 12,66% lipit, rất ít gluxit, 23,56% tro và 4,18% độ ẩm. Trong protit có rất nhiều axit amin có giá trị (Viện vệ sinh Hà Nội, tháng 7-1961) chủ yếu là asparagin, histidin, axit glutamic, glycocol, threonin, axit aminobutyric, tyrosin, methionin, leuxin, isoleuxin, phenylanin, tryprophan, xystein. Như vậy giá trị dinh dưỡng của thịt cóc rất cao.

Năm 1975 Trần Tích và cộng sự (Y học Việt Nam ì. 1975: 1-8) đã phân tích trong thịt cóc Kẽm Mangan (mg %) (mg %) Cóc 2,45 2,89 Ếch 0,30 0,40 Gà 1,80 0,10 Bò 1,40 0,25 Lợn 0,60 – có hàm lượng mangan và kem khá cao hơn so với một số thịt khác như ếch, gà, bò và lợn.

Tác dụng dược lý

Nhựa cóc có một số tác dụng như sau:

  • Tác dụng gây tê cục bộ. Khi đắp nhựa cóc lên da hay niêm mạc thì lúc đầu thấy có hiện tượng kích thích, sau thấy tê cục bộ. Người ta chưa rõ tác dụng đó do chất gì trong nhựa cóc.
  • Tác dụng trên tim gần giống chất glucozit chữa tim trong dương địa hoàng (Digitalis).

Năm 1933, TVần Khắc Khôi và cộng tác đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của nhựa cóc lên tim động vật, kết quả chủ yếu như sau:

  • Khi tiêm dung dịch loãng nhựa cóc vào màng bụng của ếch thì thấy tim đập chậm lại, dần dần ngừng ở thể tâm thu.
  • Tiêm dung dịch nhựa cóc vào tĩnh mạch chó và mèo gây mê thì thấy tim đập chậm lại, không theo quy luật gì cả, đồng thời huyết áp tăng cao; nếu tiêm liều cao thì tim ngừng đập mà chết.
  • Nếu nhìn điện tâm đồ của mèo gây mê bằng ête rồi tiêm dung dịch nhựa cóc thì thấy P-R dài ra, tim đập chậm lại. Nếu như trước khi tiêm nhựa cóc đem cắt hai bên dây vagus (thần kinh phế vị) hoặc tiêm atropin, thì không thấy ảnh hưởng. Trần Khắc Khôi cho rằng độc tính của nhựa cóc là do tác dụng trên thần kinh vagus hoặc trực tiếp trên cơ tim.
  • Khi uống nhựa cóc, có thể có tác dụng kích thích trên niêm mạc dạ dày và gây nôn như khi dùng dương địa hoàng (Digitalis).

Lấy riêng từng chất trong nhựa cóc thì:

  • Các hợp chất sterolic có tác dụng chủ yếu đối với tim.
  • Các hợp chất có nitơ, có tác dụng chủ yếu trên cơ trơn ở ruột và trung tâm thần kinh. Bufotalin tác dụng vận mạch ở thân như digita- lin, làm chậm hô hấp và tăng biên độ. Đối vói người, nó làm tăng áp lực tim bóp mà không giảm áp suất tâm dãn (diastolic) do đó biên độ tim tăng lên.
  • Bufotenin sẽ gây tăng huyết áp với hiện tượng kéo dài co mạch ở thận. Bufotenidin có tác dạng tăng huyết áp mạnh.

Do đó chúng ta thấy tác dụng của nhựa cóc rất phức tạp.

Công dụng và liều dùng

  • Hiện nay tây y không dùng cóc và nhựa cóc chữa bệnh. Trái lại đông y rất hay dùng cóc trong một số bệnh hiểm nghèo. Nhựa cóc là một trong số 6 vị trong đơn thuốc lục thần hoàn. Trong nhân dân dùng cóc, nhựa cóc chữa các bệnh chó dại, trẻ em kém ăn gầy còm, chậm lớn, phát mụn nhọt, cam răng.
  • Theo tài liệu cổ, nhựa cóc có vị ngọt, cay, tính ôn, có độc, vào kinh vị. Có tác dụng giải độc, tán thũng, giảm đau. Dùng ngoài và uống trong đều được. Dùng chữa phát bối, đinh độc, yết hầu sưng đau, đau răng.
  • Liều dùng: Nhựa cóc dùng với liều rất thấp, cần chú ý có thể ngộ độc chết người; không phải thầy thuốc quen dùng không nên tự động. Ngày uống 1mg đến 10 hay 20mg dưới dạng bột hay viên. Thịt cóc khô dùng với liều 2-3g tán bột uống hay làm thành thuốc viên.

Đơn thuốc có thịt cóc và nhựa cóc dùng trong nhân dân

1. Lục thần hoàn:

Chữa sốt nặng trúng độc, mê man tim suy nhược. Xạ hương 1g, thiềm tô (nhựa cóc) 1g, tây ngưu hoàng 1,50g, minh hùng hoàng 1g, châu phấn (trân châu) 1,50g, băng phiến 1g, thiềm tô để riêng, các vị khác đem tán nhỏ, thêm thiềm tô tẩm rượu vào, làm thành viên to bằng hạt cải (bằng đầu đinh ghim); dùng muội bếp (bách thảo sương) làm áo thuốc viên. Mỗi lần uống 5-10 viên, ngày uống 1-2 lần.

2. Bài thuốc cam cóc chữa suy dinh dưỡng (do gia đình cụ Nguyễn Trọng Tấn cống hiến cho Viện nghiên cứu đông y và đã được hợp tác xã Vĩnh Ngãi sản xuất).

Bột cóc 10 phần, bột chuối 14 phần, lòng đỏ trứng 2 phần.
Cách làm như sau: Bột cóc chế như phần trên đã nói, trứng gà đập bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ hấp chuối, sấy khô, tán thành bột. Chuối bỏ vỏ, bổ dọc sấy cho vừa dẻo nhuyễn. Cả ba thứ trộn đều làm thành viên, mỗi viên 4gam. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. Chữa trẻ con bị suy dinh dưỡng, gầy còm, biếng ăn, ỉa chảy. Dùng luôn trong 2-3 tháng.

3. Bài thuốc khác chữa cam tích trẻ em: (bụng to, người vàng, gầy).

Bắt cóc, lột bỏ da, bỏ cả đầu mình, ruột, gan và trứng. Chỉ lấy hai cái đùi, phết dầu vừng hay mỡ nướng ăn. Ăn luôn trong 5-6 ngày, mỗi ngày một lần.

4. Bài thuốc chữa cam tẩu mã:

Con cóc lấy đất bọc kín, đốt thành than. Cân lấy 12g, hoàng liên 10g, thanh đại 4g, xã hương 0,8g. Tất cả tán nhỏ, xỉa vào chỗ răng và lợi bị cam đã rửa sạch bằng nước muối.

Chú thích:

Là vị thuốc có độc, nên khi chế biến phải sạch và làm theo đúng sự hướng dẫn của thầy thuốc.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/con-coc.html/feed 0
Sam https://tracuuduoclieu.vn/sam.html https://tracuuduoclieu.vn/sam.html#respond Wed, 02 May 2018 00:15:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/sam/ Mô tả con vật và điều kiện sống
  • Sam là một động vật sống ở vùng biển, ven bờ, trong các vịnh, đầm nước mặn, đặc biệt ở các cửa sông trên đất bùn lầy thoai thoải. Con lớn nhất dài tới 0,90m. Chúng bơi rất chậm và bò như cua. Hai loài sam phổ biến ở bờ biển nước ta là Tachypleus trídentatus và Carcinos corpius rotundicauda. Sam thường sống ở độ sâu 4-10m. Môi trường sống của sam là nhiệt độ 20-32°C. Độ mặn khoảng từ 18 đến 33%.
  • Bắt đầu từ tháng 4, sam bơi vào bờ đẻ trứng, đến cuối tháng 7 sam quay xuống biển. Sam đực dùng hai đôi chân đầu tiên bám chặt vào lưng con cái, sam cái dùng đôi chân sau đào một lỗ sâu khoảng 15cm trên bãi cát và vùi vào đất khoảng 200-1.000 trứng tùy theo từng loài.
  • Ở loài sam còn duy trì khả năng thụ tinh bên ngoài, nghĩa là sam đực phóng tinh vào trứng trong các lỗ ở trên bài cát để thụ tinh. Trứng sam có kích thước 1,5- 3mm và chứa nhiều lòng đỏ. Trứng phát triển trong cát và được nước biển vỗ hàng ngày. Sau 6 tuần, trứng nở thành ấu trùng có kích thước khoảng 5 mm và không có đuôi. Trải qua 3 giai đoạn phát triển, ấu trùng lớn thành sam con có đuôi ngắn, rồi đuôi dài và lúc này giống hệt như sam trưởng thành nhưng có kích thước bé hơn rất nhiều. Sau 16 lần lột xác, sam con phát triển thành sam trưởng thành và có khả năng cho 1/3 lượng máu cơ thể. Thức ăn của sam là những loài giun nhiều tơ, các loài tôm cua thuộc lớp giáp xác có nhiều ở các cửa sông, và đầm lầy ven biển.

Trong Y học cổ truyền, Tuệ Tĩnh (thế kỷ 17) đã dùng vỏ sam chữa:

  • Gà lên đậu, sởi: Mai con sam 1 cái. Đốt tán bột, rau mùi một nắm. Hòa với nước sức vào da, lấy nước trộn đều cho uống, bả đắp vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu).
  • Chữa rong huyết khi có thai: Mai sam nướng vàng, bè nhỏ tán bột uống hoặc bẻ nhỏ sắc uống. Ngày dùng 4-6g mai sam.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sam.html/feed 0
Rết https://tracuuduoclieu.vn/ret.html https://tracuuduoclieu.vn/ret.html#respond Fri, 27 Apr 2018 01:34:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/ret/ Rết 1

Hình ảnh con rết 

Nguồn gốc

  • Ta dùng con rết lớn, nhiều chân, thân dẹt, dài 7-13cm, thường gồm chừng 20 đốt, mỗi đốt có 1 đôi chân. Đốt cuối cùng 22 chân biến thành hai cái đuôi. Đầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc cắn đau và có chất độc, khi bắt cần chú ý.
  • Vào các tháng 4-5 đẻ trứng, mỗi con đẻ chừng 20-30 trứng, ít lâu sau nở thành rết con, lúc đầu có màu trắng, sau lột xác thành rết lớn màu nâu. Con rết sống hoang ở dưới những khúc gỗ mục, các hòn đá, mái nhà mục nát.
  • Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu rết, chọn những con to béo là tốt.

Thành phần hoá học

Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trong con rết có hai chất độc gần giống chất độc ởnọc ong, có tính chất phá huyết. Ngoài ra còn có các loại amin. Ở Trung quốc có người đã nghiên cứu, nhưng cũng chỉ nghiên cứu mới thấy có 4,45% tro và 70,20% protit. Như vậy hoạt chất hiện nay chưa rõ.

Tác dụng dược lý

Bộ môn dược liệu Trường đại học dược khoa có phối hợp cùng các đồng chí Rumani công tác ở bộ môn năm 1959 và các đồng chí Rumani ở Viện vi trùng hồi đó, để thử tác dụng diệt trùng nhưng chưa đi đến kết quả gì trong phòng thí nghiệm.

Công dụng và liều dùng

Tính theo vị đông y: vị cay, tính ôn, có độc vào kinh can. Tác dụng khử phong, trấn kinh giản, giải độc của rắn. dùng chữa hàn nhiệt tích tụ trong bụng, truỵ thai, trừ ác huyết, trị sàng nhọt, còn dùng ở phạm vi nhân dân. Tại một đơn vị quân y (1959) có báo cáo dùng rượu rết bôi lên các mụn nhọt đau nhức rất chóng khỏi (hội nghị dược chính quân y 1960). Theo các tài liệu cổ và thực tế sử dụng trong nhân dân, con rết dùng chữa các bệnh sau đây:

  1. Chữa sàng trĩ đau nhức: ngô công bỏ đầu, chân sấy khô, tán nhỏ, hoà ít long não, thêm ít nước hay rượu bôi hàng ngày.
  2. Chữa mụn nhọt sưng đỏ, đau nhức: rượu rết (cả con cho vào rượu 90o) bôi lên mụn nhọt. Bắt 6 con rết cho vào lọ, đổ dầu vừng vào ngâm vài tháng. Lấy bông thấm thuốc này bôi lên các mụn nhọt, chỗ bị sâu, trùng độc cắn sẽ hết đau.
  3. Chữa liệt thần kinh mặt, đau nhức, tê thấp, kinh phong, co giật, cấm khẩu: Rết tán bột mịn, trộn với bột cam thảo (Lượng bằng nhau). Ngày uống 0,5 g chia làm 3 lần. Chú ý khi dùng phải theo đúng liều lượng quy định.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ret.html/feed 0
Thạch sùng https://tracuuduoclieu.vn/thach-sung.html https://tracuuduoclieu.vn/thach-sung.html#respond Thu, 26 Apr 2018 21:46:47 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/thach-sung/ Mô tả con vật
  • Thạch sùng có nhiều loại. Người ta thường dùng tất cả những con có màu trắng bắt được trên tường và trần nhà.
  • Thông thường nhất có con thạch sùng Hemidactylus frenatus Schlegel. Con này toàn thân (cả đuôi) dài chừng 8-12cm, trông giống con tắc kè hay con thằn lằn nhưng nhỏ hơn, mắt dọc, lưỡi dài hay thè ra khỏi miệng để bắt những con sâu bọ nhỏ như ruồi, muỗi, nhện mà ăn. Thân nhẵn hay hơi có vảy rất nhỏ; lưng màu tro hay tro vàng, bụng màu trắng hay vàng trắng 4 chân có những màng dính để bám chắc trên tường mà đi; đuôi dài có thể đứt rồi lại mọc lại sau một thời gian.

Phân bố, thu bắt và chế biến

  • Con thạch sùng sống hoang khắp nơi ở những vùng nhiệt đới. Miền nam Trung Quốc cũng có và cũng được dùng làm thuốc. Vào mùa hè, khi ta thắp đèn thường thạch sùng xuất hiện, dùng tay mà bắt. Có khi người ta dùng sống, nhưng cũng có thể sấy khô để dành dùng dần.
  • Tại Trung Quốc người ta thường dùng thạch sùng sấy khô. Ở nước ta hay dùng sống; khi bắt được dùng uống ngay. Dùng toàn con, cả ruột; chú ý bảo vệ lấy đuôi. Nếu bảo quản, cần giữ nơi thật khô ráo vì rất dễ sinh sâu mọt. Nên để trong hộp kín có đựng vôi sống. Khi vôi tả rồi lại thay vôi khác.

Thành phần hóa học

  • Năm 1970, Trần Huyền Trân đã chiết được từ thạch sùng một loại chất béo với tỷ lệ 11,92% trong con non, 15,38% trong con đực trưởng thành và 15,97% trong con cái trưởng thành. Chất béo này có chỉ số iốt 61
  • Bằng sắc ký lớp mỏng so sánh với mẫu, đã thấy trong chất béo có lexitin, lyzolexitin, sphingomyelin và xephalin, cardiolipin, photphatidyl serin và photphatidylinontola. So sánh bản sắc ký của chất béo chiết ở thạch sùng với chất béo chiết ở tắc kè thì thấy hai loại chất béo này cho những vết ở những Rf rất giống nhau. Tác giả đã đi đến kết luận hy vọng có thể dùng thạch sùng thay cho tắc kè trong một số trường hợp và trên thực tế nhân dân cũng đã dùng tắc kè và thạch sùng để điều trị một số bệnh tương tự (Luận án tốt nghiệp dược sĩ cao cấp, 1970, Hà Nội).

Công dụng và liều dùng

  • Thạch sùng còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân. Có thấy ghi trong các sách cổ như trong bộ “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân (thế kỷ thứ 16). Trong bộ “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh “Việt Nam, thế kỷ 17”, cũng thấy ghi ở mục loài có vảy (.Lân bộ) dùng làm thuốc với tên thủ cung. Tính chất ghi trong các sách cổ như sau: Vị mặn, tính hàn, hơi có độc, vào 2 kinh tâm và can. Có tác dụng trừ phong, chữa đau các khớp xương, trúng phong (cảm gió), trị cam lỵ trẻ con và tiêu hòn cục (báng), kinh giản, tràng nhạc, rắn rết cắn.
  • Trên thực tế ở Việt Nam thường chỉ thấy dùng chữa bệnh tràng nhạc (lao hạch) bằng cách bắt thạch sùng cho vào chuối mà nuốt sống. Liều dùng hằng ngày: Mỗi ngày 1 hay 2 con.
  • Nhân dân Trung Quốc dùng thạch sùng dưới hình thức phơi hay sấy khô tán bột mà uống chữa mụn nhọt, thần kinh suy nhược, bệnh về dạ dày và ruột, tiêu hóa kém, kém ăn, bán thân bất toại, viêm khớp mãn tính, đau thần kinh, nhức đầu kinh niên mà không rõ nguyên nhân. Chú ý nghiên cứu.

Chú thích:

Ngoài loại thạch sùng H. Frenatus nói trên ta còn dùng cả con Hemidactylus korenorum và một số hemidaciylus khác; tại Trung Quốc người ta còn dùng các con Gecko chirnensis Gray, Gecko japonicus Dumeril et Bibron thuộc cùng họ.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thach-sung.html/feed 0
Nước tiểu https://tracuuduoclieu.vn/nuoc-tieu.html https://tracuuduoclieu.vn/nuoc-tieu.html#respond Thu, 19 Apr 2018 01:09:54 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/nuoc-tieu/
  • Còn gọi là đồng tiện, nhân niệu, luân hồi tửu, hoàn nguyên thang. Tên khoa học Urina Hominis.
  • Trong những tên khác nhau tên đồng tiện chỉ dành chỉ nước tiểu của trẻ em thường là của trẻ em trai, dưới 12 tuổi, mạnh khỏe.
  • Nhưng trong những tài liệu cổ, ngoài nước tiểu trẻ em ra, người ta dùng cả nước tiểu người lớn với tên nhân niệu (nước tiểu của người lớn).
  • Rồi vì không coi nước tiểu của người lớn là chất cặn bã do người thải ra, mà là vị thuốc quý nếu biết dùng nên mới gọi là luân hồi tửu (thứ rượu uống vào, thải ra lại uống vào), hoàn nguyên thang (thang thuốc đưa trở về cội nguồn).
  • Hiện nay chúng ta đã biết nước tiểu không hoàn toàn là chất thải, chất cặn bã của chuyển hóa, mà nước tiểu được hình thành từ máu khi qua hai quả thận, rồi chuyển vào niệu quản và xuống bọng đái. Trong 24 giờ, hai quả thận lọc được từ máu 180 lít nước (gấp 3 lần trọng lượng cơ thể 50kg). Nếu không đưa lượng nước ấy (trong đó có chất muối và nhiều chất khoáng vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người) thì con người sống sao nổi. Cho nên một phần lớn nước đó được đưa trở lại nuôi cơ thể, còn một phần thải ra dưới dạng nước tiểu, mồ hôi…
  • Thành phần hóa học

    • Do nước tiểu từ máu lọc ra, mà máu đi khắp cơ thể nên trong nước tiểu có đủ các chất do các cơ quan máu đã đi qua bài tiết ra đồng thời có những chất cặn bã của chuyển hóa. Thành phần nước tiểu thay đổi từ cá nhân này sang cá nhân khác. Trong cùng một cá nhân thành phần nước tiểu sáng chiều, lúc no đói, mùa nóng mùa lạnh cũng khác nhau. Cho nên phân tích nước tiểu người ta có thể kết hợp với những kết quả xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe, tiến triển bệnh tật của người cho nước tiểu đó. Khi theo dõi thành phần hóa học của nước tiểu, không những cần biết có những chất gì mà phải biết số lượng chất đó nữa. Ví dụ trong máu có urê nhưng hàm lượng urê trong máu chỉ 0,2g/lít, còn hàm lượng urê trong nước tiểu là 15-25g/lít (100 lần cao hơn) và urê là cặn bã chính của chuyển hóa protit. Đường trong máu và nước tiểu đều có thể có nhưng rất ít không đáng kể (0,01 -0,15g/Iít). Nhưng khi bị đái tháo đường hàm lượng đường trong nước tiểu rất cao.
    • Từ rất lâu đời nhân dân nhiều nước phương Tây, cũng như phương Đông (trong đó có nhân dân Việt Nam) đã biết và ghi lại thành tài liệu những kinh nghiệm sử dụng nước tiểu chữa nhiều bệnh. Chính là ông cha ta đã biết sử dụng những thành phần khác nhau của nước tiểu, kể cả những chất cặn bã, ví dụ như urê. Chỉ gần đây chúng ta mới biết trong nước tiểu có urê, mà urê có tác dụng lợi tiểu. Trước đó ông cha ta chỉ biết nước tiểu có tác dụng chống phù nề cho phụ nữ sau khi sinh nở.
    • Chúng ta biết trong nước tiểu có những chất như urê, axit uric, axit hipuric, creatinin, kiềm puric, axit amin, axit béo, các chất nội tiết (hocmon), vitamin và các men… Nhờ biết thành phần hóa học và tác dụng những thành phần ấy có trong nước tiểu, chúng ta đã giải thích được nhiều công dụng của nước tiểu dùng theo kinh nghiệm của cha ông, nhưng cũng còn nhiều công dụng của nước tiểu thấy ghi trong những sách cổ mà chúng ta chưa giải thích được cũng như chưa có điều kiện kiểm tra. Đó là những công việc của người có kiến thức của khoa học hiện đại muốn thừa kế những kinh nghiệm của người xưa.

    Công dụng và liều dùng

    • Theo y học cổ truyền, nước tiểu vị mặn, tính hàn (lạnh), không độc. Có tác dụng chữa hàn nhiệt, đầu thống (đầu đau nhức), ấm khí (ôn khí), ho lâu mất tiếng, chủ yếu dùng chữa các chứng sốt rét, nhức đầu, cầm máu, bổ âm, giáng hỏa, dùng ngoài xoa bóp khi bị ngã hay bị thương, bị đánh người thâm tím.
    • Còn dùng sao tẩm, bào chế một số vị thuốc như hương phụ tứ chế (hương phụ ngâm dấm, rượu, muối, nước tiểu). Ngày uống 100 đến 200ml, lúc đang còn ấm.
    • Tây y không dùng.

    Đơn thuốc có nước tiểu dùng trong nhân dân:

    1. Chữa sưng mộng răng chảy máu: Ngậm đồng tiện (Thánh huệ phương).
    2. Phụ nữ sau khi đẻ, gầy yếu, ho, sốt, thổ huyết: đồng tiện còn nóng ấm, ngày uống 200ml. Liên tiếp uống trong một tháng.
    3. Đồng tiện còn dùng để tẩm và bào chế một số vị thuốc hay dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác mà uống.

     

    ]]>
    https://tracuuduoclieu.vn/nuoc-tieu.html/feed 0
    Nước bọt https://tracuuduoclieu.vn/nuoc-bot.html https://tracuuduoclieu.vn/nuoc-bot.html#respond Thu, 19 Apr 2018 01:08:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/nuoc-bot/ Nguồn gốc
    • Từ thời cổ còn lưu truyền đến chúng ta ngày nay một phương pháp dưỡng sinh như sau: Sáng sớm dậy, sau khi súc sạch miệng bằng nước đun sôi để nguội, ngậm môi, đưa lưỡi liên tục 10 lần lên xuống và sang hai bên trong khoang miệng rồi dùng đầu lưỡi chống lê lên vòm miệng, chờ cho nước bọt ứ ra đầy miệng thì súc súc chừng 5-10 lần, rồi nuốt số nước bọt ấy xuống bụng, chia làm ba lần, mà khi nuốt phải hết sức từ từ. Mỗi ngày làm như vậy hai lần. Nếu chịu làm như vậy trong nhiều tháng thì cơ thể lâu già, nhan sắc tươi đẹp.
    • Theo y học cổ truyền phương đông thì nước bọt thuộc loại tân dịch mà tân dịch có sự kết hợp tinh tuý nhất giữa nước và ngũ cốc. Tân dịch là chất bổ dưỡng đối với cơ thể làm cho da mềm mại, tăng tính đàn hồi, bôi trơn các khớp xương, bổ dưỡng não và tuỷ sống, thông khiếu làm cho sáng mắt hay nói cách khác nước bọt đóng vai trò quan trọng đối với sự sống (dưỡng sinh) và sức khoẻ của con người. Y học hiện đại đã phát hiện vai trò quan trọng của nước bọt đối với mọi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể con người. Nước bọt là hỗn hợp chất lỏng do tuyến nước bọt trong khoang miệng tiết ra. Mỗi ngày, một người lớn bình thường tiết ra khoảng 1.000-1.500ml nước bọt.

    Vai trò nước bọt trong cơ thể

    1. Trước hết nước bọt đóng vai trò hàng rào diệt khuẩn phòng bênh: Những bệnh tật qua đường miệng vào cơ thể ta (bệnh tòng khẩu nhập) gặp nước bọt ở khoang miệng lập tức bị các chất bacteriolysine trong nước bọt hoà tan và phân giải. Như vậy nước bọt là chất sát khuẩn và làm sạch khoang miệng không cho các vi khuẩn gây bệnh và các tạp chất độc hại khác dễ dàng vượt qua được hàng rào bảo vệ chặt chẽ này trước khi xâm nhập vào cơ thể.
    2. Nước bọt tăng khả năng hấp thụ tiêu hoá thức ăn: Khi ta ăn cơm và thức ăn, hai hàm răng phải nghiền nát cơm và thức ăn, đồng thời nước bọt tiết ra. Càng nhai kỹ, thức ăn càng được nghiền nhỏ, nước bọt càng được tiết ra nhiều, những chất men có trong nước bọt sẽ giúp cho sự tiêu hoá cơm và thức ăn được tiến hành một phần lớn trong khoang miệng. Do vậy con người có thể chủ động nhai lâu, giúp cho bộ máy tiêu hoá được làm việc ít hơn là một điều rất cần thiết đối với người bị viêm loét dạ dày và hành tá tràng.
    3. Nước bọt là một vị thuốc cầm máu thần diệu, mau làm lành vết thương: Trong sinh hoạt hàng ngày, khi trên da xuất hiện, nổi mụn nhọt, hoặc xây sát, đứt tay, chảy máu, trong dân gian thường có thói quen quệt nước bọt lên chỗ đau hay chảy máu. Trong gia đình nếu có chăn nuôi gia súc, mỗi khi chúng bị thương, chúng ta cũng thấy con vật dùng lưỡi liếm lên vết thương của chúng. Làm công việc ấy, chúng nhằm mục đích gì? Tiến sĩ Stanley Cohen nhà khoa học Mỹ nổi tiếng đã từng được nhận giải thưởng Noben về sinh lý đã phát hiện nguyên nhân của bí mật này: Trong nước bọt động vật có chứa “một yếu tố sinh trường bền bỉ” có tác dụng tái tạo và nhân số lượng tế bào da. Ngoài ra S. Cohen còn phát hiện trong nước bọt còn chứa một lượng nhỏ các chất có hoạt tính sinh học khác như “yếu tố sinh trưởng thần kinh” có tác dụng kích thích sự phân hoá và tái tạo tế bào thần kinh cảm giác và thần kinh giao cảm.
    4. Trong nước bọt có chất chỉ thị có thai và phân biệt giới tính của thai nhi: Các chuyên gia hoá sinh thuộc trường Đại học Thesus châu úc (Australia) đã tìm ra phương pháp hoá nghiệm nước bọt hết sức đơn giản để xác định thời kỳ rụng trứng của phụ nữ. Căn cứ của sự phát hiện này, dựa trên sự phát hiện ở người phụ nữ 5 ngày trước khi rụng trứng và 6 ngày sau khi rụng trứng hàm lượng đường (glucose) trong nước bọt tăng lên đột biến. Rồi căn cứ biết được rằng thai nhi trong bụng mẹ từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 đo giới tính khác nhau nên nhau thai cũng tiết ra các hormon khác nhau. Hormon này có cả ở trong nước bọt của người đang mang thai, cho nên khi thí nghiệm nước bọt có thể giúp ta biết rõ thai nhi đang nằm trong bụng mẹ là trai hay gái.
    5. Các chuyên gia hoá sinh còn phát hiện sự thay đổi thành phần nước bọt có quan hệ mật thiết với bệnh tật: Từ trên cơ sở phát hiện này các nhà nghiên cứu đang tìm những phương pháp xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán bệnh kể cả đối với những người nhiễm HIV/AIDS.

    Công dụng và liều dùng

    Từ cuối thế kỷ 16 (1595) tính chất và công dụng nước bọt đã được Lý Thời Trân ghi trong bộ sách “Bản thảo cương mục” của mình như sau: Nước bọt vị mặn, tính bình, không độc. Dùng chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, còn có tác dụng làm sáng mắt, phá tan các màng mộng, giải độc, trừ tà độc và ngộ độc vì thuỷ ngân. Trong sách còn ghi thêm: Muốn có nước bọt tốt thì sáng sớm thức dậy chưa ăn uống gì, chưa nói gì dùng nước bọt mới tiết ra bôi ngay lên mụn nhọt.

    Đơn thuốc dùng nước bọt trong nhân dân

    1. Cô B. M. L. ở Lạc Long Quân phường 1, quận 1., tp. Hồ Chí Minh bị lên một cái nhọt bằng hạt bắp ở phía trái dưới má, xung quanh bầm đỏ, đau. Khám bác sĩ bảo bị nhiễm trùng, cần mổ khoét di và lấy miếng da ở đùi đắp vào để không có sẹo. Chi phí dự tính khoáng 1 triệu đồng. Ông ngoại về chơi bảo cháu mỗi buổi sáng lấy nước miếng (nước bọt) bôi vào, xoa nhẹ vài ba lần. Cô B. M. L. làm theo ông khoảng 1 tuần lễ, nhọt tự tiêu không để lại dấu vết gì. Tin này đăng trên tạp chí Sống vui khoẻ số 2 (12-1994).
    2. Cũng trên tạp chí đó số 10 (phát hành tháng 5-1995) có bài “Nhân đọc bài Giản dị mà giá trị cao bày cách trị mụn mọc ở má của một thanh niên 20 xuân xanh thần tình, tôi liên tưởng đến bệnh mình và tự nhủ: Mụn mọc ở má đã lành thì u thịt trên mi mắt cũng có thể áp dụng được chớ sao? Ta cứ vững lòng tin thực hiện. Khi thức dậy, tôi liền rửa tay rất sạch và lấy nước miếng thoa nhẹ trên mụn khắp chiều dài. Sáu, bẩy ngày qua, thấy mụn dừng phát triển, nhỏ lại và hơi cứng, đồng thời có một chỗ cứng hơn, màu đỏ xậm (một đêm ngày tôi thoa trên mụn 5-6 lần nước miếng). Đến đêm thứ 9, tôi ngủ dậy thì thấy mụn rụng mất từ vết đỏ đó, chỉ còn lại vết mụn cũ không đáng kể, không có gì vướng nữa. Tôi rất sung sướng phổ biến cách chữa này cho gia đình, bạn bè, . . và thành thực cảm ơn tạp chí đã giúp cho tôi vừa tự chữa lại không tốn tiền, tốn sức thật tuyệt vời”.
    3. “Tôi có 3 mụn nhỏ cương mủ ở phía sau đầu gối, tôi cũng bôi nước miếng, 3 ngày khô và lành hẳn (NTD phòng 20 khu tập thể Vãn Chương, Hà Nội). Ngay từ cuối thế kỷ XVI (1595) nước miếng đã được nhà dược liệu học nổi tiếng Lý Thời Trân ghi trong bộ sách “Bản thảo cương mục” của mình như sau: Nước miếng có vị mặn tính bình, không có độc. Dùng chữa nhọt sưng đau, ghẻ lở, sưng, phỏng. Muốn có nước miếng tốt, thì sáng sớm thức dậy chưa ăn, chưa nói gì, dùng nước miếng mới tiết ra mà bôi lên mụn nhọt. Còn có tác dụng làm sáng mắt, phá tan các màng mộng, giải độc, trừ tà độc và ngộ độc vì thuỷ ngân.
      Cho đến nay, tôi chưa chứng kiến người nào dùng nước miếng của mình làm tan màng mộng. Sau đây là lời kể một người tự chữa mụn hạt cơm (trích từ thư của cháu gửi ông)
    4. Chữa mụn hạt cơm: “ … hơn một năm, sau khi cháu sang Ba Lan, tự dưng ở ngón tay đeo nhẫn bàn tay trái của cháu mọc lên một hạt nho nhỏ. Lúc đầu trông nó giống như một hạt mụn nước nhỏ ở hơi sâu bên trong da ngón tay. Sau một thời gian nó to dần và vươn ra ngoài. Sau cùng nó nứt ra và ở giữa lòi ra những sợi nhỏ bằng đầu kim mà nếu bị đứt thì chảy máu. Bình thường nó chỉ tạo ra cảm giác khó chịu, nhưng chạm vào thì rất đau. Cháu đã bôi đủ các loại thuốc mà không khỏi vì nó không phải là loại mụn bình thường (không có mủ) mà như một nhóm tế bào phát triển không bình thường. Một thằng bạn cùng đoàn, người miền Nam bảo rằng đã từng bị và chữa khỏi bằng cách buộc chỉ. Cháu nhờ nó buộc hộ, nhưng mụn này của cháu to bằng đầu đũa và gốc sâu, lan rộng rất khó buộc, hơn nữa cháu bị đau như bị buộc cả cụm giây thần kinh, đau suốt dọc cánh tay. Được khoảng hai tiếng, đau quá cháu không chịu nổi phải tháo ra. Cháu đành vào viện để cắt nó đi. Người ta cắt cho cháu bằng điện. Sau khi cắt xong, cháu đau cứng đơ cả cánh tay trái, nhưng đến hôm sau thì đỡ nhiều. Cái mụn của cháu không khỏi hẳn, đáng buồn hơn là vài hôm sau ở đầu và sau móng tay của ngón tay giữa bàn tay phải lại mọc ra hai mụn tương tự, lần này muốn cắt cũng không cắt được. Hai mụn này làm cháu khó chịu hơn nhiều vì ở ngay đầu ngón tay nên rất dễ đụng phải và chảy máu. Cháu gọi điện về nhà và hỏi cách chữa, mẹ cháu bảo chữa bằng tàn giấy và nước bọt. Cháu không tin lắm, nhưng nghĩ chắc cũng đành phải thử. Cũng đúng dịp này, cháu nhận được bài viết về nước bọt từ nhà gửi sang. Cháu làm thử và nghĩ rằng bôi nước bọt thì quá đơn giản vì chẳng mất công và đau đớn gì mặc dù lúc đó cháu vẫn nghĩ rằng da kín như thế thì nước bọt sẽ chẳng có tác dụng. Nhưng ngay hôm sau (mặc dù bố mẹ cháu dặn là chữa kiểu này phải kiên trì) cháu thấy rất ngứa ở chỗ mụn và nhìn kỹ thì thấy một số sợi bị quắt đi và đen lại. Lúc ấy cháu cảm thấy tin tưởng và bôi nước bọt liên tục. Chỗ mụn ngày càng ngứa hơn nhưng hết đau nhức đồng thời chảy ra rất nhiều nước. Cháu bôi luôn cả chỗ cắt cũ, hiện tượng cũng tương tự. Chỉ sau 3-4 ngày bôi liên tục, khi rửa bát cháu nhận thấy rơi mất mụn ở đầu ngón tay, vài ngày sau đến lượt cái mụn ở sau móng tay và cuối cùng là cái mụn đầu tiên mà cháu đã cắt. Trừ cái mụn đầu tiên (do cắt) còn tất cả không để lại vết sẹo nào. Ngoài ra cũng biến mất hết những mụn con li ti đang bắt đầu mọc ở những nơi khác…”

     

     

    ]]>
    https://tracuuduoclieu.vn/nuoc-bot.html/feed 0
    Nhện https://tracuuduoclieu.vn/nhen.html https://tracuuduoclieu.vn/nhen.html#respond Thu, 19 Apr 2018 00:11:43 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/nhen/ Giới thiệu
    • Còn gọi là trứng nhện, bích tiền, bích tâm trùng, bích hỷ oa
    • Tên khoa học Uroctea compactilis Koch
    • Người ta dùng trứng hay toàn con nhện ôm trứng – Uroctea compactilis Koch, thuộc họ Nhện Oecobiidae. Quanh năm có thể bắt loại nhện này, thường thấy ở trên vách, ôm bọc trứng màu trắng hình đồng tiền

    Công dụng và liều dùng

    • Chỉ thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Thường dùng ngoài, nhưng có khi dùng uống. Theo đông y, trứng nhện hay con nhện tính mát, không độc, thường dùng chữa chảy máu không ngừng, mụn nhọt, viêm cổ họng, đái dầm, mồ hôi trộm.
    • Dùng ngoài, người ta bắt con nhện còn sống ngắt bỏ chân, ấn lên mụn nhọt chưa vỡ mủ như đinh râu, rất chóng khỏi.
    • Dùng trứng nhện hay con nhện sao vàng hay nướng vàng tán bột mà dùng. Có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác như ngà hay răng voi, ngưu hoàng, thanh đại, băng phiến. Ngày dùng 1 đến 2 con hay 1-2 bọc trứng nhện.

    Cần chú ý nghiên cứu.

    ]]>
    https://tracuuduoclieu.vn/nhen.html/feed 0
    Mật Ong https://tracuuduoclieu.vn/mat-ong.html https://tracuuduoclieu.vn/mat-ong.html#respond Wed, 18 Apr 2018 01:40:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/mat-ong/ Nguồn gốc

    Mật ong là chất lỏng sánh, mùi thơm, vị rất ngọt. Có rất nhiều giống ong cho mật. Tại Sapa-Lào Cai người ta phân biệt loại ong muỗi cho mật trắng và ong khoái cho loại mật màu vàng. Những giống ong đều thuộc lớp Cánh mỏng (Hymenoptera), họ ong Apidae.

    Ong sống thành đàn từ 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ong chúng làm lấy trên những cây ở rừng hoặc trong các thân cây đục lỗ hoặc các hòm đặc biệt, mà người ta làm sẵn cho nó. Càng ngày người ta càng chú ý phát triển nuôi ong để lấy mật, vừa để tăng thu hoạch hoa màu.

    Trong một số tổ ong, không phải con ong nào cũng đi lấy và làm ra mật. Mỗi tổ ong đều có 3 loại: ong chúa, ong đực, ong thợ.

    • Ong chúa là ong cái duy nhất cả đàn. Ong này chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng. Ong chúa dài và to hơn các con ong đực và ong thợ, thân hình mảnh dẻ và cánh ngắn hơn. Ong chúa cũng do một cái trứng như các trứng ong khác, nhưng từ khi nở ra cho đến khi thành nhộng, ấu trùng ong chúa được nuôi bằng một thứ mật đặc biệt chứa trong một ổ riêng do ong thợ xây thêm bên cạnh tầng. Thứ mật ong đặc biệt này gọi là mật ong chúa hay sữa ong hay sữa chúa. Ong chúa sống 3-4 hoặc 5 năm, lâu gấp 50 lần ong thợ. Ong chúa không làm ra mật chỉ ăn mật các con ong khác đem về.
    • Ong đực xuất hiện vào mùa hè, cũng không làm ra mật mà ăn thức ăn có sẵn trong tổ. Đời sống ong đực ngắn ngủi chỉ được 1-2 tháng. Sang thu, ong đực bị đuổi ra khỏi tổ và chết trước thềm tổ ong.
    • Ong thợ đi lấy mật, chiếm đa số trong tổ ong. Những con này nhỏ ngắn gọn gàng, bé hơn ong chúa và ong đực. Tuổi thọ trung bình của ong thợ thay đổi tùy theo lứa ong. Những lứa sinh ra vào mùa xuân và hạ thường chỉ sống khoảng 6 tuần lễ, những lứa sinh ra vào mùa thu lại sống 6 tháng.
    • Tính chất mật ong thay đổi tùy theo loại hoa. Trong mùa hoa người ta tính một ong thợ có thể dừng cánh trên 250 triệu bông hoa.

    Lấy mật

    Ta có thể lấy mật vào 3 mùa xuân, hạ, thu. Nhưng tốt nhất vào xuân hạ. Sang thu đông mật vừa ít lại vừa ảnh hưởng tới đời sống của con ong vì phải để ong có thức ăn qua mùa rét lạnh không có hoa. Hàng năm Việt Nam thường lấy mật vào tháng 3, 6 đôi khi vào cả tháng 9.

    • Thường lấy mật vào buổi sáng và trưa là lúc ong bay di ra ngoài nhiều, nhấc cầu của tổ ong lên dùng dao sắc, lưỡi mỏng cắt lấy tầng ong để lại tầng có nhộng và ấu trùng và những tầng đang xây dở dang.
    • Cắt tầng thành những miếng nhỏ, đặt trên các thanh tre kê ở mặt chiếc chậu khô sạch, rồi đem phơi nắng.
    • Nhờ sức nóng của mặt trời sáp của tầng bị chảy lỏng, mật được giải phóng và chảy xuống thau. Loại mật này tốt nhất có màu vàng nhạt.
    • Sau đó đung nóng và ép nhẹ sẽ được một thứ mật màu sẫm hơn.
    • Cuối cùng đun nóng già và ép kĩ hơn thì được loại mật có màu sẫm hơn nữa vì một số mật bị cháy thành caramen, cho màu nâu sẫm.

    Hiện nay tại các nước sản xuất nhiều mật ong người ta dùng máy li tâm để lấy mật.

    Tính chất của mật ong

    Tính chất mật ong thay đổi tùy theo từng vùng, từng tỉnh và từng thời kỳ lấy mật. Đặc biệt, mật ong có thể có chất độc nếu ong hút mật ở những cây có hoa độc như phụ tử, hoa thuốc lá, cà độc dược.

    Mùi và vị của mật ong phụ thuộc vào loại hoa có trong vùng. Đó là cơ sở khoa học để phân biệt mật ong từng tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh…

    • Khi soi mật ong dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy phấn hoa của nhiều loại cây khác nhau, người ta có thể dựa vào sự có mặt của một số loại phấn hoa để xác định mật ong của vùng nào.
    • Có loại mật ong màu vàng nhạt mặt gợn như đường có kết tinh ở dưới. Có người cho đó là loại tốt nhất. Nhưng thực tế cũng có loại mật ong lỏng trong, không đóng đường mà vẫn tốt và có loại mật ong có màu nâu sẫm hơn, cũng là loại mật ong tốt. Hiện nay chúng ta chưa chưa thể dùng nhận xét bên ngoài để đánh giá mật ong tốt xấu hoặc thực giả, mà phải nghiên cứa thành phần hóa học.

    Thành phần hóa học của mật ong

    Mật ong là mật hoa được ong chế biến và cô đặc lại.

    Trong mật hoa tỷ lệ nước chiếm 40-80%, còn trong mật ong chỉ có 15-20% nước. Thành phần mật ong thường và mật ong chúa cũng khác nhau.

    • Trong mật ong thường có 65-70% glucose và levunose, 2-3% saccarose. Ngoài ra còn có muối vô cơ, các acid hữu cơ, các men tiêu hóa chất béo, chất bột, men tiêu hóa chất đường, một ít tinh bột, protid, sáp, sắc tố, chất thơm, phấn hoa. Mật ong nhật bản có chứa acid pantotenic, acid nicotinic, acetylcolin, vitamin A,D,E.
    • Trong mật ong chúa hay sữa chúa tỷ lệ đường ít hơn, nhiều chất mỡ, chất đạm và vitamin.

    Phân biệt mật ong thật, giả:

    Người ta thường làm giả mật ong bằng mật mía, nước thủy phân tinh bột, hoặc siro. Mật ong của những con ong ăn đường hoặc mật mía có tỷ lệ saccarose cao.

    Cách 1:

    • Lấy một cọng hành tươi nhúng vào mật ong. Nếu cọng hành héo đó là mật ong thật. Mật càng đặc thì cọng hành héo càng nhanh.

    Cách 2:

    • Cho 1 ít mật ong vào cốc nước nguội. Nếu bạn thấy mật không tan, mật tròn vo rồi rơi xuống đáy cốc thì là mật ong thật. Trường hợp mật ong tan ngay sau khi rơi xuống thì là mật giả.

    Cách 3:

    • Nhỏ 1 giọt mật ong vào giấy thâm dầu. Nếu mật thật sẽ loang chậm hơn trên giấy thấm dầu so với mật ong giả.

    Cách 4:

    • Cho mật ong vào tử lạnh. Thấy mật cô đặc, quánh lại dẻo giống kẹo kéo thì là mật ong thật. Trường hợp mật có cô lại nhưng lắng cận đường và cứng ngắt là mật ong giả, pha trộn.

    Tác dụng dược lý

    • Mật ong là vị thuốc bổ
    • Mật ong có thể giảm độ acid của dịch vị, độ acid của dạ dày trở thành bình thường và làm cho hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột.
    • Mật ong có thể dùng trong việc điều trị chứng bệnh về gan, túi mật, và một vài bệnh về thần kinh. Mật ong còn là thứ thuốc an thần rất tốt cho giấc ngủ ngon làm bệnh nhân đỡ nhức đầu.
    • Mật ong còn có tác dụng chống lại một số vi khuẩn.

    F. Công dụng và liều dùng

    Mật ong được dùng làm thuốc từ lâu. Theo tài liệu cổ mật ong có vị ngọt tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, tỳ vị và đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc hết đau. Dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón, ho, đau bụng, giải độc ở đầu, dùng ngoài chữa lở miệng vết thương bỏng.

    • Thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, chữa nhức đầu và một số bệnh thần kinh, bệnh ho khan, viêm họng.
      Ngày dùng 20-50g. Có khi người ta chế mật ong thành thuốc tiêm làm thuốc bổ toàn thân.
    • Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hay nguyên chất đắp lên các mụn nhọt vết loét, vết thương.
    • Làm tá dược chế thuốc viên hay các loại thuốc khác.

    Đơn thuốc có mật ong:

    1. Đơn thuốc chữa loét dạ dày tá tràng: Mật ong 10g, cam thảo sống 10g, trần bì 6g, nước 400ml. Trước hết sắc cam thảo và trần bì với nước cô cạn còn khoảng 200ml thì lọc, bỏ bã. Thêm mật ong vào chia làm 2 hay 3 lần uống trong ngày.
    2. Đơn thuốc chữa cao huyết áp, táo bón: Mật ong 60g, vừng đen 50g. Trước hết nấu chín vừng, giã nát rồi thêm mật ong và chừng 200ml nước vào khuấy đều, chia làm 2 lần uống trong ngày sáng và tối.
    3. Mật ong chúa làm thuốc bổ cao cấp: ngày uống 2-3ml, ngậm trong miệng đến khi tan hết.
    ]]>
    https://tracuuduoclieu.vn/mat-ong.html/feed 0
    Nhái https://tracuuduoclieu.vn/nhai.html https://tracuuduoclieu.vn/nhai.html#respond Tue, 17 Apr 2018 01:56:48 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dl/nhai/ Mô tả

    Động vật lưỡng cư không đuôi, có kích thước nhỏ. Thân dài 3,5 – 4 cm, mắt to lồi, mõm tù, miệng rộng. Da trơn, không có vảy, có nhiều tuyến chất nhờn. Lưng màu nâu xám hoặc xanh nhạt, có nhiều đốm màu sẫm. Bụng màu trắng hoặc vàng nhạt. Có 4 chân, 2 chân sau dài và to hơn 2 chân trước .

    Phân bố, sinh thái

    Nhái phân bố ở Việt Nam,Trung Quốc và một số nước khác ở Đông Nam châu Á . Ở Việt Nam, khắp nơi từ đồng bằng, trung du đến miền núi đều có nhái. Nhái sống được trên cạn như đồng ruộng… vườn tược, bãi cỏ và dưới nước ở ao, đầm, suối. Thức ăn của nhái gồm chuồn chuồn, châu chấu, kiến, sâu, gián, nhện dế, giun. Thân nhiệt biến đổi theo môi trường. Mùa rét, nhái ngủ đông. Nhái đẻ trứng trong nước, trứng nở thành nòng nọc, sau biến thái, rụng đuôi thành nhái.

    Bộ phận dùng

    Cả con nhái có tên thuốc trong y học cổ truyền là hà mô

    Thành phần hóa học

    Nhái chứa nhiều protein, lipid, các muối Ca, P. Fc, các vitamin B1, B2, và PP.

    Tính vị, công năng

    Nhái có vị ngọt, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, chống viêm, trừ cam tích.

    Công dụng

    Trong dân gian, người ta hay chế biến nhái thành chả rán, một món ăn được nhiều người ở nông thôn ưa thích Về mặt thuốc, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng nhái trong những trường hợp sau:

    • Chữa vàng da: Nhái (1 con) băm nhỏ. trộn với phèn đen (12 g) rồi cho vào một cái mề gà trống, nấu chín nhừ. Để nguội, bỏ nhái và phèn đen, ăn mề gà.
    • Chữa tâm thần bất ổn, nói năng lung tung: Nhái (1 con) đốt cháy, tán nhỏ, uống với rượu
    • Còn theo kinh nghiệm dân gian, con nhái thường được dùng ngoài để chữa mụn lở lâu ngày (nhái bỏ ruột, sao đen, tán nhỏ, trộn với dầu vừng, đáp), chữa đinh râu, vết tụ máu bầm tím (nhái phối hợp với lá mua, lá cà pháo, giã nhỏ, thêm ít nước vo gạo, gói vào bằng gạc nướng đắp), hoặc chữa sâu quảng (nhái giã nhỏ với rau răm và lá lốt, đắp).
    • Ở nhiều nơi, người dân có tập quán đắp con nhái sống giã nhỏ vào mắt để chữa đau mắt đỏ. Họ cho rằng đắp nhái có cảm giác mát, dễ chịu hơn dùng các loại lá cây. Việc làm này rất nguy hiểm vì trong thịt nhái luôn có sán lá  là vật chủ trung gian truyền bệnh cho người

    Nguồn : Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

     

    ]]>
    https://tracuuduoclieu.vn/nhai.html/feed 0