1. Mô tả:
Cây nhỏ cao 3-5cm, lá kép chân vịt, có cuống chung dài tới 25cm, lá chét hình mác thuôn, dai, nhẵn, mép có răng cưa nhỏ. Hoa trắng, mọc thành chùy hình tháp, chiều dài vượt quá lá.
Khi cây được 4-5 tuổi thì bắt đầu ra quả, một cây trưởng thành có thể cho mỗi năm 20-25kg quả. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 9-10.
2. Phân bố:
- Mắc kẹn mọc hoang và được trồng tại một số tỉnh miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại những vùng có núi đá vôi.
3. Thành phần hóa học:
Trong hạt mắc kẹn có 36% tinh bột, 27-30 đầu và saponin.
Dầu mắc kẹn là một thứ dầu gồm hai phần, phần đặc ở nhiệt độ 22°c và phần lỏng.
- Phần đặc chiếm hơn 10% gồm tristearin chảy ờ 69- 70°c, khi xà phòng hóa cho axit stearic, có độ chảy 68°5.
- Phần lỏng có chỉ số xà phòng 202; chỉ số ìốt
4. Tính vị, công năng:
Quả và hạt có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh tỳ và phế
5. Công dụng:
Người ta dùng quả mắc kẹn để ăn và ép dầu, dầu này có thể dùng làm xà phòng cứng rất tốt, vỏ cây dùng duốc cá.
Quả còn được dùng chữa đau dạ dày: Quả kẹn 1 quả, bỏ vỏ, giã nhỏ. Sắc nước uống. Có thể dùng với hương phụ, xuyên bối mẫu, ô tặc cốt.
Câu hỏi của bạn