Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu vị thuốc

Trang chủ » Tra cứu vị thuốc

Mỏ quạ

Tên tiếng Việt: Mỏ quạ, Hoàng lồ, Cây bướm, Sọng vàng, Gai vàng lồ, Gai mang, Móc câu, Nam phịt (Tày)

Tên khoa học: Cudrania cochinchinensis L.

Họ: Moraceae (Dâu tằm)

Công dụng: Phù thũng, giảm đau nhức, ho ra máu, bế kinh, hoàng đản, ung sang thũng độc (Rễ sắc uống). Trị vết thương, mụn nhọt (Lá). Gỗ chữa sốt và ỉa chảy.

 

 

1. Mô tả

  • Cây nhỏ hoặc cây bụi dạng leo, cao 2-3m, thân cây có nhiều gai nhọn.
  • Lá mọc so le hình bầu dục-thuôn, dài 6-9cm, rộng 2,5-3cm, gốc hẹp, đầu nhọn hoặc hơi tù, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, lá kèm hình tam giác, hơi tù có lông.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, đơn tính khác gốc, cụm hoa đực có cuống dài, mọc thành chùm ngắn; cụm hoa cái không cuống, tụ họp thành đầu, hoa 3-4 lá đài bằng nhau.
  • Quả kép gồm nhiều quả nhỏ, hình ô van, hơi cụt ở đầu, chẽ ba. Toàn cây có nhựa mủ trắng.
  • Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 10-11.

2. Phân bố, sinh thái

Phân bố: Mỏ quạ là loài quen thuộc, phân bối tương đối phổ biến ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m), trung du và đồng bằng.

Bộ phận dùng: Rễ và lá, thu hái quanh năm. Lá dùng tươi, rễ phơi khô

3. Thành phần hóa học

  • Gỗ thân mỏ quạ có chất nhuộm gọi là morin hoặc maclurin.
  • Lá có flavonoid

4. Tác dụng dược lý

  • Các thành phần flavonoid và coumarin của lá mỏ quạ có tác dụng kháng sinh ở mức độ vừa, nhưng lại có khả năng tăng cường thực bào, tăng cường chuyển dạng lympho bào, có biểu hiện chống choáng phản vệ, giãn mạch và cường tim nhẹ.
  • Các hợp chất polyphenol chứa trong lá mỏ quả cũng được sử dụng điều trị vết loét có mủ, các vết thương phần mềm, loét kẽ ngón chân.
  • Cao nước lá mỏ quạ có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, shigella flexneri, B.subtilis

5. Tính vị công năng

Mỏ quạ 1

Hình ảnh vị thuốc mỏ quạ

Tính vị: vị đắng, tê, tính ấm

Tác dụng: sát trùng, giảm đau

Công dụng:

  • Lá mỏ quạ tươi được dùng chữa vết thương phần mềm.
  • Lá còn được dùng điều trị vết bỏng, vết loét tử cung và mụn nhọt.
  • Rễ được dùng làm thuốc khứ phong, hoạt huyết, bị đánh gây thương tích,bế kinh.
  • Rễ còn chữa phù thũng với liều 6-12g rễ khô, sắc uống. Thường phối hợp với rễ cà gai leo, rễ gai tầm xoong, lá cây đa lông, lá lốt, lá mã đề.
  • Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. R

Liều dùng:

  • 12-40g dạng thuốc sắc.
  • Cũng thường phối hợp với các vị thuốc khác. Lá có thể dùng cho tằm ăn và dùng chữa các vết thương phần mềm.
  • Ở Thái Lan, người ta còn dùng gỗ trị sốt mạn tính làm thuốc bổ và trị ỉa chảy.

Bài thuốc có vị Mỏ quạ

Chữa lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu: Mỏ quạ 40g, Dây Rung rúc 30g, Bách bộ và Hoàng liên ô rô, mỗi vị 20g sắc uống.

Chữa kinh giản, lên cơn hằng ngày hay 3-4 ngày phát một lần: Dùng Mỏ quạ, hạt Cau, Thảo quả, mỗi vị 20g sắc uống (theo Hoạt nhân toát yếu).

Chữa vết thương phần mềm (theo kinh nghiệm của cụ lang Long ở Hải Hưng):Lá Mỏ quạ tươi, lấy về rửa sạch bỏ cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Mỗi ngày dùng lá Trầu không nấu nước, pha thêm một cục phèn 8g hoà tan rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3-5 ngày là khỏi. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp hai bên dính lại ngày làm một lần.

Hỗ trợ điều trị phong thấp: Mỏ quạ gai 40g, cành dâu, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 20g. Cho tất cả các vị vào ấm đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Phụ nữ bế kinh: Lấy 30g rễ mỏ quạ gai rửa sạch, đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày trước chu kỳ kinh.

Hỗ trợ điều trị ho do lao phổi: Rễ mỏ quạ gai 40g, rung rúc 30g, bách bộ, hoàng liên ô rô, mỗi vị 20g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 350ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn ấm. 15 ngày 1 liệu trình.

Vị thuốc khác

Áp cước mộc bì

Móng lưng rồng

Đinh hương

Thăng ma

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcThông tin khoa họcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành p...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cây thuốc được quan tâm

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Chữa sưng vú (Lá giã đắp). Đau dạ dày hành tá tràng (Cành lá...
Curculigo orchioides Gaertn.

Curculigo orchioides Gaertn.

Công dụng: Bổ thận, cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Tên tiếng Việt: Sâm tố nữ Tên gọi khác: Sâm tố nữ, Săn dây c...
Ginkgo biloba L.

Ginkgo biloba L.

  Tên tiếng Việt: Bạch quả Tên khoa học: Ginkgo biloba ...
Dioscorea collettii Hook.f

Dioscorea collettii Hook.f

Tên tiếng việt: Nần nghệ, Nần gừng, Nần vàng Tên khoa học: D...

Các loại bệnh được quan tâm

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.

Chữa sưng vú (Lá giã đắp). Đau dạ dày hành tá tràng (Cành lá...
Curculigo orchioides Gaertn.

Curculigo orchioides Gaertn.

Công dụng: Bổ thận, cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục...
Eurycoma longifolia Jack

Eurycoma longifolia Jack

Tên tiếng Việt: Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhân, Tho ...
Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat

Tên tiếng Việt: Sâm tố nữ Tên gọi khác: Sâm tố nữ, Săn dây c...
Ginkgo biloba L.

Ginkgo biloba L.

  Tên tiếng Việt: Bạch quả Tên khoa học: Ginkgo biloba ...
Dioscorea collettii Hook.f

Dioscorea collettii Hook.f

Tên tiếng việt: Nần nghệ, Nần gừng, Nần vàng Tên khoa học: D...

Bài thuốc được quan tâm

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG

Bổ thận thang

Bổ thận thang

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

Khương hoạt thắng thấp thang ( Chứng trị chuẩn thắng)

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

CAN KHƯƠNG THƯƠNG TRUẬT THANG GIA GIẢM

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu