Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 27 Mar 2025 03:06:34 +0700 vi hourly 1 Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất cà gai leo” của GS. TSKH Trần Văn Sung https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-hoan-thien-quy-trinh-cong-nghe-chiet-xuat-ca-gai-leo-cua-gs-tskh-tran-van-sung.html https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-hoan-thien-quy-trinh-cong-nghe-chiet-xuat-ca-gai-leo-cua-gs-tskh-tran-van-sung.html#respond Thu, 15 Oct 2020 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-hoan-thien-quy-trinh-cong-nghe-chiet-xuat-ca-gai-leo-cua-gs-tskh-tran-van-sung-424/ Ngày 21 tháng 2 năm 2014, Công ty TNHH Tuệ Linh đã tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu “ Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất Cà gai leo ( Solanum hainanense )” tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu

Hình ảnh cây Cà gai leo

Mô tả cây Cà gai leo

Cà gai leo (Solanum hainanense Hance), thuộc học Cà (Solanaceae)

  • Dạng cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m hay hơn.
  • Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhiều; cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, gốc tròn hoặc hình nêm, đầu tù; phiến lá to có thùy nông không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; hai mặt đều có gai ở gân chính nhất là mặt trên; cuống lá cũng có gai.
  • Hoa màu trắng hoặc hơi phớt tím mọc thành xim 2 – 5 hoa ở kẽ lá, ít khi 7 – 9; đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình trái xoan nhọn; nhị màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc.
  • Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín màu đỏ, đường kính 5 – 7 mm; hạt hình thận màu vàng.
  • Mùa hoa: tháng 4 -6; mùa quả: tháng 7 -9.

Đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu do GS.TSKH Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cùng các cộng sự trực tiếp tiến hành nghiên cứu

Cà gai leo có công dụng chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa, đặc biệt các bệnh về gan (giải độc gan, viêm gan, vàng da, xơ gan,…). Cà gai leo là dược liệu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng tại Viện dược liệu Trung ương và được chứng minh có tác dụng ức chế vi rút gây viêm gan B, ngăn ngừa xơ gan tiến triển và kìm hãm tế bào ung thư.

Sản phẩm từ Cà gai leo và Mật nhân đã được thử trên bệnh nhân viêm gan B mãn tính tại bệnh viện quân y 108 cho kết quả rất khả quan. Lần đầu tiên một chế phẩm từ cây thuốc dân gian lại có thể làm âm tính vi rút viêm gan B, các triệu chứng lâm sàng như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, đau tức hạ sườn… hết nhanh chóng đối với 100% bệnh nhân thử nghiệm. Tuy vậy việc nghiên cứu tìm ra hoạt chất mới trong cây Cà gai leo cũng như chuẩn hoá quy trình chiết xuất thì chưa được thực hiện.

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về việc tìm kiếm hoạt chất tinh khiết và hoàn thiện quy trình chiết xuất để đạt hàm lượng hoạt chất cao nhất từ cây Cà gai leo.

Đề tài nghiên cứu 1

Theo GS. TSKH Trần Văn Sung:

Đề tài nghiên cứu này đã đạt được nhiều kết quả triển vọng, có tính thực tiễn, giúp phục vụ quá trình sản xuất, chiết xuất, tinh chế hoạt chất trong cây Cà gai leo. Chế tạo và lắp đặt dây chuyền chiết xuất Cà gai leo ở quy mô sản xuất và sản xuất được mẻ cao Cà gai leo đầu tiên theo quy trình công nghệ mới.

Đồng thời nghiên cứu cũng tìm ra một hoạt chất mới lần đầu tiên phát hiện trong vị dược liệu này, được kí hiệu là CGL 07. Theo các nhà hóa học thuộc Viện Hóa học thì chất này có đặc điểm cấu trúc giống với hoạt chất sinh học có trong một loài Sâm biến đổi gen (transgenic Panax quiquefolium) rất phổ biến ở Mỹ.

Loài Sâm biến đổi gen này có rất nhiều các hoạt chất ginsenoside glycoside trong đó có 2 chất ginsenoside Rh2 và Rh3 là các chất rất hiếm gặp trong tự nhiên và có hoạt tính sinh học cao. Chất CGL 07 được chọn là chất chỉ thị chính trong chiết xuất chuẩn hoá từ Cà gai leo và đang được thử tác dụng dược lý.

Chuyển giao độc quyền quy trình sản xuất Cà gai leo cho công ty TNHH Tuệ Linh

Hiện nay quy trình công nghệ này đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty TNHH Tuệ Linh để đưa vào thực tế sản xuất nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng của các sản phẩm có chứa thành phần Cà gai leo như Viên Giải độc gan Tuệ Linh, Viên Cà gai leo Tuệ Linh, Trà Giải độc gan Tuệ Linh… Sự đầu tư cải tiến này cho thấy Tuệ Linh đang không ngừng đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ nhằm đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao nhất.

  • Sản phẩm từ Cà gai leo và Mật nhân đã được thử trên bệnh nhân viêm gan B mãn tính tại bệnh viện quân y 108 cho kết quả rất khả quan.
  • Lần đầu tiên một chế phẩm từ cây thuốc dân gian lại có thể làm âm tính vi rút viêm gan B, các triệu chứng lâm sàng như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, đau tức hạ sườn… hết nhanh chóng đối với 100% bệnh nhân thử nghiệm.

Chuyển giao độc quyền quy trình sản xuất Cà gai leo cho công ty TNHH Tuệ Linh 1 Chuyển giao độc quyền quy trình sản xuất Cà gai leo cho công ty TNHH Tuệ Linh 2 Chuyển giao độc quyền quy trình sản xuất Cà gai leo cho công ty TNHH Tuệ Linh 3

Một số sản phẩm có thành phần Cà gai leo trên thị trường hiện nay

Nguồn: Báo Tiền Phong

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-hoan-thien-quy-trinh-cong-nghe-chiet-xuat-ca-gai-leo-cua-gs-tskh-tran-van-sung.html/feed 0
Đề tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ về quả Gấc https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-tien-si-dinh-duong-hoc-vuong-thuy-le-ve-qua-gac.html https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-tien-si-dinh-duong-hoc-vuong-thuy-le-ve-qua-gac.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-tien-si-dinh-duong-hoc-vuong-thuy-le-ve-qua-gac-423/ Gấc là loại thực vật được sử dụng nhiều trong ẩm thực và y học. Ở Việt Nam, gấc được sử dụng để nhuộm màu các loại xôi. Không chỉ là loại thực vật quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, gấc còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Dầu gấc làm thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh khô mắt, bôi các vết thương, vết bỏng, chỗ lở loét.

Đề tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ về quả Gấc 1

Nghiên cứu về gấc

Tiến sĩ Dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ – hiện công tác tại Trường đại học Davis California. Trong nhiều năm, chị đã dành thời gian và công sức nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamine A ở trẻ em nông thôn Việt Nam từ những năm 1950 đến những năm đầu thập kỷ 90. Dù tình trạng sức khỏe trẻ em Việt Nam đã được cải thiện đáng kể do sự tăng trưởng của nền kinh tế và những cố gắng của Chính phủ, nhưng trẻ em ở các vùng nông thôn vẫn thiếu vitamine A theo tiêu chuẩn quy định của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Thành phần Beta Carotene (tiền vitamine A) có nhiều trong các loại trái có màu vàng, da cam, đỏ và các loại rau xanh. Những loại rau, trái này rất sẵn có ở Việt Nam.

Gấc vẫn là đại diện số 1 về hàm lượng Beta Carotene (trong 100 g màng đỏ hạt gấc có tới 38 mg Beta Carotene tương đương với 50.000 đơn vị vitamine A). Ngay cả so với cà-rốt một trong những loại thực phẩm vẫn được coi là giàu tiền vitamine A nhất, hàm lượng Beta Carotene trong trái gấc vẫn cao gấp 14 lần.

Để đánh giá chính xác hơn kết quả nghiên cứu cuối năm 1997, Vương Thúy Lệ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm ở hai xã Tân Trào và Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Trong thời gian 30 ngày, 193 trẻ từ 31 đến 70 tháng tuổi được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm ăn dầu gấc
  • Nhóm ăn Beta Carotene tổng hợp
  • Nhóm ăn xôi có nhuộm thực phẩm màu giống gấc

Kết quả thu được cho thấy:

  • Trẻ ở nhóm 1 ăn xôi gấc, lượng hồng cầu, Beta Carotene, vitamine A trong máu tăng lên rõ rệt so với 2 nhóm trẻ không ăn xôi gấc.

Phấn khởi với những kết quả thu được, trở về Mỹ, Lệ đã viết các báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và chị đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Không dừng lại ở những kết quả đó, chị tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ với mong muốn thực hiện một dự án nghiên cứu làm thế nào để người dân Việt Nam có thói quen dùng dầu gấc trong các bữa ăn hằng ngày. Trái gấc mang tính thời vụ, chỉ có từ trước Tết đến sau Tết Nguyên đán.

Hành trình đưa Gấc đến cuộc sống hằng ngày của người dân Việt

Các lương y Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã biết đến tác dụng chữa bệnh của cây gấc:

  • Rễ cây chữa ung nhọt, nhọt đầu đinh, viêm tuyến hạch; màng đỏ hạt gấc chữa bệnh trẻ em chậm lớn, khô mắt, quáng gà, kém ăn, mệt mỏi; hạt gấc chữa quai bị, trĩ, làm tan khối tụ máu do chấn thương…
  • Ruột trái và màng đỏ hạt gấc cũng là nguyên liệu tuyệt vời để làm thành món xôi gấc cổ truyền của dân tộc.

Từ vài chục năm nay, nhiều nhà khoa học Việt Nam như Bùi Đình Sang, Nguyễn Văn Đàn, Phạm Kim Mãn…đã tích cực nghiên cứu và chiết được một lượng dầu gấc từ màng đỏ cùi gấc.

Gần đây Đinh Ngọc Lâm và Hà Văn Mạo tiến hành đã nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước tạo ra chế phẩm Gacavit từ màng đỏ cùi gấc – có tác dụng khắc phục tác hại của dioxin đối với cơ thể con người; phòng, chữa xơ gan và ung thư gan nguyên phát, giảm tác hại của những bệnh nhân ung thư phải điều trị bằng hóa chất và tia xạ.

Lần này, được sự ủng hộ của quỹ Tầm nhìn thế giới, tháng 12-2000, Vương Thúy Lệ đã trở lại Việt Nam. Hành trang của chị lần này là hai giàn máy ép dầu gấc và những kiến thức đã thu lượm được trong quá trình nghiên cứu về gấc ở Việt Nam trước đây.

  • Tại hai xã Tân Minh và Bắc Sơn thuộc huyện Sóc Sơn, cùng với các cộng sự Việt Nam, chị tư vấn cho bà con nông dân tác dụng và cách sử dụng dầu gấc trong các bữa ăn hằng ngày.
  • 20 gia đình ở Tân Minh có trẻ dưới năm tuổi suy dinh dưỡng, mỗi gia đình được nhận 1 lít dầu gấc để dùng theo hướng dẫn.

Kết quả thu được sau hai tháng khiến chị và các cán bộ y tế Việt Nam cùng tham gia quá trình thực hiện dự án hết sức vui mừng:

  • Hầu hết các bà mẹ đã cho con mình sử dụng dầu gấc đúng cách: nấu xôi, xào nấu với thức ăn, trộn với cơm nóng…
  • Có chị còn dùng dầu gấc bôi vào vết thương do bị bỏng, ngã.
  • Tuy nhiên, việc biến dầu gấc thành thực phẩm có thể sử dụng thường xuyên cho bữa ăn hằng ngày mới là cái đích nghiên cứu của chị Lệ lần này.

Tiềm năng kinh tế từ những trái Gấc

Cây gấc dễ trồng, có thể để gấc leo quanh bờ rào hay làm giàn cho gấc ở cổng, sân nhà, vừa tạo cảnh quan, lấy bóng mát, vừa cho thu hoạch trái gấc. Trung bình một giàn có thể cho từ 50 đến 200 trái tùy theo mức độ chăm sóc.

Gấc vừa dễ trồng, vừa tận dụng được đất… nếu có “đầu ra” chắc chắn và ổn định, gấc cũng sẽ là thu nhập đáng kể cho người nông dân. Ai bảo gấc không đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo

  • Gấc Việt Nam cũng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới chú ý, bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, gấc còn có hàm lượng đáng kể lycopene – chất thường được dùng để chế biến các sản phẩm kem dưỡng da, son môi làm đẹp.
  • Nếu được sự quan tâm thích đáng của ngành chế biến thực phẩm và ngành công nghiệp dược Việt Nam, việc chế biến và xuất khẩu dầu gấc sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa.

Phát triển vùng nguyên liệu gấc nếp – Hướng đi đúng đắn của Công ty TNHH Tuệ Linh

Hiện nay, Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị đi đầu trong việc triển khai mô hình vùng nguyên liệu Gấc nếp theo tiêu chuẩn vùng sạch, chuẩn hóa (Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới). Không những cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng đảm bảo cho các sản phẩm của Công ty mà còn tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân và từng bước đưa cây Gấc nếp Việt Nam hội nhập với thế giới.

Gấc nếp - Loại quả đến từ thiên đường 2

Vùng nguyên liệu gấc nếp của công ty Tuệ Linh

Gia Bình, Bắc Ninh là vùng đất cổ bên bờ sông Đuống, với điều kiện thổ nhưỡng đất phù sa màu mỡ cùng với khí hậu đặc trưng của miền Bắc Việt Nam được xem là điều kiện lý tưởng cho việc trồng và phát triển cây gấc nếp.

Thông qua các khảo sát chất lượng gấc nếp tại Gia Bình, các chuyên gia đánh giá gấc nếp tại đây cho sản lượng cao và chất lượng tốt, hàm lượng các hoạt chất quý như lycopene, beta – carotene có trong gấc nếp rất cao. Tuy nhiên việc trồng gấc tại địa phương xưa nay vốn nhỏ lẻ, manh mún ở từng hộ gia đình, chính vì vậy công ty đã quyết định đầu tư và xây dựng vùng nguyên liệu gấc nếp tập trung.

Sản phẩm chất lượng từ Gấc

Trong quá trình hợp tác từ quy trình trồng, chăm sóc đều được cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn cụ thể nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác công ty còn cam kết lâu dài và bền vững với nông dân về đầu ra của sản phẩm. Điều này tạo điều kiện cho bà con nông dân về đầu ra của sản phẩm. Điều này tạo điều kiện cho bà con nông dân yên tâm về giá và bao tiêu đầu ra, tránh khỏi tình trạng được mùa mất giá như trước đây.

Không chỉ chú trọng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu sạch, Công ty Tuệ Linh còn là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

  • Các sản phẩm từ gấc của công ty đều được sản xuất trên quy trình tách chiết bằng công nghệ sóng viba hiện đại nhất hiện nay, nhằm đảm bảo lưu giữ nhiều nhất các hoạt chất và thành phần quý trong gấc vốn rất dễ bị phân hủy.
  • Do vậy sản phẩm khi ra thị trường đều đảm bảo cam kết với hàm lượng hoạt chất cao và an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm chất lượng từ Gấc 1

Sản phẩm dầu gấc Tuệ Linh

Hiện nay bên cạnh sản phẩm dầu gấc Tuệ Linh truyền thống đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng, công ty còn cho ra thị trường các dòng sản phẩm Dầu Gấc Tuệ Linh thành phần dầu gấc nếp nguyên chất giúp tăng cường thị lực, hỗ trợ điều trị tật khúc xạ dành cho người lớn và trẻ nhỏ.

Việc bảo tồn và phát triển dược liệu nói chung và gấc nếp nói riêng sẽ là hướng đi bền vững cho công ty TNHH Tuệ Linh  theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Việc làm này không chỉ từng bước xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân mà con cung cấp cho thị trường các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ các dược liệu quý trong nước và từng bước đưa dược liệu quý hội nhập thế giới.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-tien-si-dinh-duong-hoc-vuong-thuy-le-ve-qua-gac.html/feed 0
Nghiên cứu khoa học về cây giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cay-giao-co-lam.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cay-giao-co-lam.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cay-giao-co-lam-421/ Giảo cổ lam là một trong những dược liệu quý, có tác dụng ổn định đường huyết, huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường máu lưu thông, giúp dễ ngủ. Thảo dược này được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam. 

Nghiên cứu khoa học về cây giảo cổ lam 1

Cây Giảo cổ lam

Mô tả

Cây Giảo cổ lam là một loài dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ Cucurbitaceae (Bầu bí). Cây còn có tên là cây Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ.

  • Dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá.
  • Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt.
  • Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
  • Quả Giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.

Năm 1976 Nhật Bản tình cờ phát hiện cây này khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi có tuổi thọ bình quân rất cao mà nguyên nhân là do người dân nơi đó thường xuyên uống cây này. Kể từ đó cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ…

Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997 (đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) và được Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng hạ đường huyết.

Nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và Cộng sự

Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 do GS.TS.NGND. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà nội thực hiện từ năm 1997 đã đi đến kết luận sau:

  • Giảo cổ lamlàm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt.
  • Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim.

GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Chia sẻ của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ:

Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường Thụy điển

Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid.

Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin.

Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một số Nghiên cứu trên thế giới

  • Wang và cộng sự đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống u rõ rệt, tăng cường miễn dịch.
  • Ji Lin và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp.
  • Các nghiên cứu của Thái Lan chứng minh Giảo cổ lam tốt cho tim mạch, giảm béo.
  • Nghiên cứu của Ngoc Hieu Nguyen cùng cộng sự Hàn Quốc đã chỉ ra tác dụng dược lý của các chất Triterpenoids từ chi Gynostemma.

Triterpenoids từ chi Gynostemma : Hoạt động hóa học và dược lý – Journal of Ethnopharmacology Volume 268, 25 March 2021, 113574

Mở đầu

Loài G. pentaphyllum đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian chữa nhiều bệnh, bao gồm bệnh đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, lão hóa và các bệnh thoái hóa thần kinh ở Trung Quốc và một số nước ở Đông và Đông Nam Á. Nó được coi là “loại thảo mộc trường sinh bất tử” ở tỉnh Quý Châu, vì nó được người già bản địa tiêu thụ thường xuyên. Các loài khác cùng chi Gynostemma như G. longipes và G. laxum đã được sử dụng thay thế cho G. pentaphyllum trong y học dân tộc ở Việt Nam và các nước châu Á khác.

Mục tiêu của bài đánh giá

Đánh giá nhằm mục đích tóm tắt các kết quả nghiên cứu cập nhật về các loài Gynostemma , bao gồm cách sử dụng truyền thống, hồ sơ hóa thực vật, hoạt động dược lý và nghiên cứu độc tính, nhằm đề xuất định hướng nghiên cứu trong tương lai và các ứng dụng điều trị trên các bệnh cấp tính và mãn tính.

Nguyên liệu và phương pháp

Các tài liệu liên quan về chi Gynostemma được thu thập từ cơ sở dữ liệu thứ cấp (Web of Science và PubMed), sách và các trang web chính thức. Tài liệu mới nhất được trích dẫn trong bài đánh giá này được xuất bản vào tháng 2 năm 2020.

Các kết quả

Chi Gynostemma đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, chủ yếu để điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì và nhiễm trùng gan. Cho đến nay, 328 saponin loại dammarane đã được phân lập và làm sáng tỏ cấu trúc từ các loài Gynostemma .

Các chất chiết xuất thô, các phân đoạn giàu saponin (gypenosit) và các hợp chất tinh khiết đã được báo cáo cho thấy một loạt các hoạt động dược lý trong cả thí nghiệm in vitro và in vivo.

Các kết quả 1

 

Các tác dụng dược lý đáng chú ý nhất của Giảo cổ lam là chống ung thư, bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh, chống tiểu đường, chống béo phì và các hoạt động chống viêm.

Các nghiên cứu độc tính chỉ được thực hiện trên G. pentaphyllum, cho thấy rằng các chất chiết xuất từ thực vật tương đối an toàn trong các thí nghiệm độc tính cấp tính và dài hạn ở liều lượng nhất định trong khi không có nghiên cứu độc tính nào được báo cáo đối với các loài khác.

Xem thêm: Khảo sát hoạt tính sinh học cây Giảo cổ lam 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-ve-cay-giao-co-lam.html/feed 0
Nghiên cứu về allicin trong tỏi tía https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-allicin-trong-toi-tia.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-allicin-trong-toi-tia.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-allicin-trong-toi-tia-420/ Người dân sử dụng tỏi hằng ngày để phòng và chữa bệnh. Trong tỏi chứa thành phần chính là Allicin – một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Bên cạnh đó, Allicin có một số dược tính có lợi mà giúp cho cơ thể có khả năng tăng cường đáp ứng lại một số bệnh về miễn dịch, tiêu hóa, sát khuẩn,…

Nghiên cứu về allicin trong tỏi tía 1

Allicin và các sản phẩm chứa Allicin

Đối với hàng nghìn năm trước tỏi đã được biết đến có nhiều tiềm năng y học đặc biệt. Trong lịch sử, tỏi đã được sử dụng để chữa bệnh thương hàn, bệnh dại.

  • Thực sự, sau khi Cavallito phát hiện ra Allicin – một hoạt chất được hình thành từ Alliin thành phần quan trọng của tỏi năm 1944 đã có tới 1500 công bố khoa học và vô số các nghiên cứu khác xung quanh vấn đề dược học của tỏi (ULR1). Vì vậy, người xưa đã đặt cho tỏi những biệt hiệu: thần dược, thuốc bách bệnh.

Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của 2 loại bệnh tim mạch và ung thư, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hóa, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông của một số hoạt chất thiên nhiên. Trong đó, tỏi là một gia vị có hoạt chất quan trọng tổng hợp nên Allicin – chất có khả năng chống oxy hóa mạnh nhất, có thể ngăn chặn các quá trình trên (ULR2).

Tỏi có 3 hoạt chất chính: allin, liallyl sulfide và ajoene. Allin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi.

Khi tỏi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của men allinase, chất allin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Allicin dễ mất hoạt tính sau khi được hình thành và càng để lâu càng mất hoạt tính. Đặc biệt là sẽ bị phá hủy hoạt tính khi ở nhiệt độ cao.

Allicin và các sản phẩm chứa Allicin 1

Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin (ULR2). Bên cạnh đó, Allicin có một số dược tính có lợi mà giúp cho cơ thể có khả năng tăng cường đáp ứng lại một số bệnh [34]. Các nghiên cứu gần đây đã công bố Allicin :

  • Tăng cường hoạt tính của các tế bào trong quá trình thực bào.
  • Tăng cường hoạt tính của các tế bào giết tự nhiên
  • Ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh
  • Ức chế sự phát triển của những tế bào ung thư (ULR3)

Sản xuất Allicin từ allin có trong tỏi

Allinase là enzym có trong tôi giúp cho quá trình chuyển allin thành Allicin. Nhưng lượng Allin thường có ở trong tỏi khoảng 0,4 đến 0,9% thành phần phụ thuộc vào điều kiện trồng tỏi.

Trên thực tế với phương pháp sử dụng lượng allinase có trong tôi để sản xuất Allicin thì cần allin chiếm khoảng từ 1%-15%.

  • Do vậy, để sản xuất Allicin từ Alliin của tỏi cần bổ sung thêm allin từ tinh thể deoxyalliin.
  • Sau đó, lượng alliin này sẽ được tiếp xúc với tôi đã được nghiền để quá trình phản ứng giữa alliin và alinase xảy ra dễ dàng cho ra sản phẩm là Allicin.
  • Với nồng độ allin, nhiệt độ, pH và thời gian tối ưu để phản ứng xảy ra triệt để sẽ thu được lượng Acillin nhiều nhất.

Để sản xuất Allicin từ Alliin của tỏi cho mục đích làm thực phẩm chức năng và một dạng thuốc dùng cho điều trị một số bệnh cũng như các ứng dụng khác trong dược học các nhóm nghiên cứu mạnh hiện nay ở Mỹ, cộng đồng Châu Âu đã có nhiều phương pháp sử dụng allin để sản xuất Allicin tự nhiên từ thực vật thuộc họ tỏi hành. Nguyên nhân chủ yếu là để đảm bảo Allicin sản xuất ra hoàn toàn không liên quan đến nguyên liệu chuyển gen và tổng hợp bằng con đường hóa học.

Trong nước có một số công trình nghiên cứu về tỏi theo hướng điều trị bệnh dựa vào các phương pháp điều trị dân gian và chưa sản xuất Allicin theo phương pháp sử dụng bổ sung thêm allin vào tỏi để tổng hợp Allicin.

Mới đây, Viện Các Hợp chất tự nhiên đã thực hiện đề tài cấp cơ sở do Trần Văn Sung và cộng sự thực hiện cũng đã nghiên cứu tách chiết tỏi dưới dạng tinh dầu. Trên cơ sở này, công ty dược Tuệ Linh cũng đã sản xuất ra chế phẩm bán trên thị trường với tên gọi là Oil Garlic.

Sản xuất Allicin từ allin có trong tỏi 1

Dầu tỏi Tuệ Linh là sản phẩm của công ty TNHH Tuệ Linh – một trong những công ty tại Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu

Tỏi tía giúp khỏe người, đẹp dáng

Hai nhà hóa học người Mỹ Chester J. Cavallito và John Hays Baiely là những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và phân lập thành công hoạt chất Allicin trong tỏi tía năm 1944. Cho tới nay, hàng ngàn công trình nghiên cứu về công dụng của Allcin từ cây tỏi do các nhà khoa học trên khắp thế giới thực hiện đã được công bố trên thư viện Y khoa Mỹ.

Tỏi tía có khả năng điều hòa cholesterol toàn phần. Bởi hoạt chất Allicin trong tỏi tía làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan do ức chế Men HMG – CoA reductase. Đây là men khởi phát giúp hình thành cholesterol nội sinh ở gan, làm tăng lượng cholesterol trong máu. Ức chế sinh tổng hợp men này sẽ làm giảm tổng hợp cholesterol.

  • Ngoài ra, allicin trong tỏi tía làm tăng hoạt hóa LDL receptors – giúp thu gom các cholesterol xấu (LDL) trong máu và thải ra ngoài.
  • Do vậy,tỏi tía có tác dụng giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ.

Tỏi tía giúp giảm mỡ máu, đánh tan mỡ bụng

Bên cạnh đó, hoạt chất allicin trong dầu tỏi tía kích thích mạnh việc sử dụng năng lượng của cơ thể, tăng đốt cháy năng lượng dư thừa nên làm tiêu nhanh mỡ toàn thân dư thừa, nhất là mỡ vùng bụng, vùng đùi. Chính vì thế nên khi ăn tỏi tía, bạn sẽ không còn lo ngại về những ngấn mỡ thừa xấu xí trên cơ thể mình.

Dầu tỏi tía hữu ích cho những người có nguy cơ rối loạn mỡ máu, cholesterol máu cao, người bị gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì,. Đặc biệt dầu tỏi tía phù hợp sử dụng sau đợt Tết khi vừa nạp quá nhiều năng lượng, chất béo, đường và tinh bột. Dầu tỏi tía sẽ giúp tăng cường đốt cháy năng lượng và lượng mỡ dư thừa.

Ngoài ra, tỏi tía còn giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ. Vì vậy, đây được xem là “dược liệu vàng giúp khỏe người, đẹp dáng”.

Xem thêm: Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng chống oxy hóa của tinh dầu tỏi từ củ tỏi 

Dùng tỏi tía đúng cách

Mặc dù Tỏi tía rất tốt cho sức khoẻ, nhưng đa số mọi người vẫn chưa biết cách dùng đúng loại “gia vị thuốc” này.

  • Thói quen vẫn là dùng tỏi làm gia vị chiên, xào cùng với thức ăn. Điều này sẽ làm mất đi phần lớn hoạt chất quý của tỏi.
  • Ăn tỏi tía sống cũng không hiệu quả vì chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển thành Allicin dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa dùng tỏi sống mùi rất khó chịu và gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực.

 Hiệu quả và cao cấp nhất là chiết lấy các thành phần sinh học có trong tép tỏi tía và đóng thành viên nang mềm dầu tỏi tía.

Dùng tỏi tía đúng cách 1

Ngoài ra, nên uống dầu tỏi tía vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc trước bữa ăn tối. Cách sử dụng này vừa làm kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi lại đỡ bị mùi khó chịu của tỏi gây ra. Sáng ngủ dậy, người rất nhẹ nhõm, sảng khoái, lại không còn mùi tỏi nữa.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-allicin-trong-toi-tia.html/feed 0
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Dầu Anh thảo (Oenothera biennis L.) https://tracuuduoclieu.vn/hoa-anh-thao-loai-hoa-cua-quy-toc-chau-au.html https://tracuuduoclieu.vn/hoa-anh-thao-loai-hoa-cua-quy-toc-chau-au.html#respond Sun, 10 Jan 2021 07:05:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47898 Magdalena Timoszuk, Katarzyna Bielawska and Elzbieta Skrzydlewska 

Antioxidants 2018, 7, 108; doi:10.3390/antiox7080108. Published: 14 August 2018

Thông tin khoa học

  • Tên khoa học: Oenothera biennis L.
  • Tên thường gọi: Anh thảo
  • Đặc điểm mô tả:
    • Cây cỏ, sống 2 năm, chiều cao thân từ 30-150 cm. Lá hình mác, dài 5-20cm, rộng 1-2,5cm. Năm thứ nhất lá mọc thành cụm tròn hình hoa thị, năm thứ 2 mọc thành hình xoắn ốc quanh thân.
    • Hoa lưỡng tính, màu vàng, mọc ở ngọn. Đài 2, đầu xẻ 2 thùy có nhiều lông trắng nhỏ. Tràng 4, màu vàng, cánh tràng hình trái tim cỡ 2,5-5cm. Nhị 8, vàng mảnh; nhụy có núm tròn. Hoa chỉ nở buổi tối và lưu lại đến trưa hôm sau.
    • Quả nang 4 mảnh, cỡ 2-4 cm, chứa nhiều hạt dài 1-2mm. Khi hạt trưởng thành, cách mang mở phát tán hạt .
    • Hạt là thức ăn quan trọng của chim, côn trùng.

Thông tin khoa học 1 Thông tin khoa học 2

Hình ảnh cây Anh thảo

Thành phần hóa học

Chiết xuất methanol phần trên mặt đất của cây Anh thảo chứa chủ yếu là các acid phenolic và các flavonoid.

Chiết xuất lá của cây Anh thảo

  • Chứa các hợp chất phenolic ( ellagitannin và acid caffeoyl tartaric) và flavonoid (quercetin glucuronide và kaempferol glucuronide).
  • Các tannin có trong lá của hoa anh thảo là oenothein A và oenothein B. Các carbohydrate có trong chiết xuất bao gồm arabinose, galactose, glucose, mannose, acid galacturonic và acid glucuronic.

Rễ cây Anh thảo

  • Chứa các sterol sau: sitosterol, oenotheralanosterol A, và oenotheralanosterol B. Acid triterpenes maslinic và acid oleanolic cũng có mặt trong rễ, cùng với các carbohydrate sau: arabinose, galactose, glucose, mannose, galacturonic acid và acid glucuronic.
  • Các tannin sau đây cũng được tìm thấy: acid gallic, tetramethylellagic acid, oenostacin và acid 2,7,8-trimethylellagic. Các chiết xuất methanol của rễ Oenothera biennis cũng sở hữu một lượng đáng kể xanthone (9H-xanthen-9-one) và các dẫn xuất của nó/

Hạt Anh thảo chứa khoảng 20% ​​dầu. Lượng dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi của hạt giống, giống cây trồng và điều kiện sinh trưởng.

  • Dầu là sự pha trộn của khoảng 13 phân đoạn triacylglycerol, trong đó sự kết hợp chủ yếu bao gồm các acid béo sau: linoleic–linoleic–linoleic (LLL, 40%), linoleic–linoleic–γ-linolenic (LLLnγ, khoảng 15%), linoleic–linoleic–palmitic (LLP, khoảng 8%), and linoleic–linoleic–oleic (LLO, khoảng 8%).

Nghiên cứu về Dầu anh thảo

Thành phần hóa học

Hạt hoa anh thảo chứa khoảng 20% ​​dầu. Lượng dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi của hạt giống, giống cây trồng và điều kiện sinh trưởng.

Thông thường, dầu hoa anh thảo được lấy từ hạt Oenothera biennis bằng cách sử dụng phương pháp ép lạnh.

  • Dầu là sự pha trộn của khoảng 13 phân đoạn triacylglycerol, trong đó sự kết hợp chủ yếu bao gồm các acid béo sau: linoleic–linoleic–linoleic (LLL, 40%), linoleic–linoleic–γ-linolenic (LLLnγ, khoảng 15%), linoleic–linoleic–palmitic (LLP, khoảng 8%), and linoleic–linoleic–oleic (LLO, khoảng 8%).
  • Dầu bao gồm triacylglycerol, khoảng 98%, với một lượng nhỏ các lipid khác và khoảng 1-2 % phần không xà phòng hóa.
  • Dầu Anh thảo có chứa hàm lượng rất cao acid linoleic (70-74%) và acid γ-linolenic (8 -10%), và cũng chứa các acid béo khác như: acid palmitic (7-10%), acid oleic (6-11%), acid stearic (1,5–3,5%) và (lượng nhỏ hơn) acid myristic, acid oleopalmitic, acid vaccenic, acid eicosanoic và acid eicosenoic. Tỷ lệ các phospholipid chỉ khoảng 0,05% trong dầu và chứa các phospholipid sau đây: phosphatidylcholines (31,9%), phosphatidylinositols (27,1%), phosphatidylethanolamines (17,6%), phosphatidylglycerol (16,7%) và acid photphatidic (6,7%).
  • Dầu Anh thảo có chứa các alcol aliphatic (không vòng), chiếm khoảng 798 mg / kg dầu, 1-tetracosanol (khoảng 237 mg / kg dầu) và 1-hexacosanol (khoảng 290 mg / kg dầu) có số lượng lớn nhất. Các triterpen chính có mặt là β-amyrin (khoảng 996 mg / kg dầu) và squalene (khoảng 0,40 mg / kg dầu). Dầu chứa một lượng nhỏ các tocopherol: α-tocopherol (76 mg / kg dầu), γ-tocopherol (187 mg / kg dầu) và δ-tocopherol (15 mg / kg dầu).
  • Dầu Anh thảo cũng chứa các polyphenol, chẳng hạn như hydroxytyrosol (1,11 mg / kg dầu), vanillic acid (3,27 mg / kg dầu), vanillin (17,37 mg / kg dầu), acid p-coumaric (1,75 mg / kg dầu) và acid ferulic (25,23 mg / kg dầu) [1,2].

Thành phần hóa học 1

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên da:

Tác dụng sinh học của dầu Anh thảo là nhờ các thành phần và tính chất sinh học của các thành phần trong đó. Vì các thành phần quan trọng nhất về số lượng là các axit béo không bão hòa đa (polyunsaturated fatty acids – PUFA), chủ yếu là axit linoleic (LA) và axit γ-linolenic (GLA) thuộc nhóm axit omega-6.

Linoleic acid đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của da, đặc biệt là lớp sừng, trong đó nó là một trong những thành phần chính của lớp lipid. Người ta đã chứng minh rằng sự hiện diện của axit này ngăn ngừa da bị bong tróc và mất nước qua lớp biểu bì, đồng thời cải thiện độ mềm mại, độ đàn hồi của da và điều chỉnh quá trình keratin hóa biểu bì. Sự thiếu hụt axit linoleic, dẫn đến sự thay thế của nó bằng axit oleic. Điều này gây ra sự suy giảm đặc tính bảo vệ của lớp biểu bì.

2. Tác dụng trên sinh lý nữ:

Một tổng quan của bốn nghiên cứu lâm sàng (ba với thiết kế chéo) báo cáo những cải thiện trong các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) sau điều trị với Dầu Anh thảo. Một trong số đó, một nghiên cứu thiết kế chéo, đôi mù, đối chứng giả dược đánh giá hiệu quả của dầu hoa anh thảo ở phụ nữ có PMS. Sau 8 tuần, những cải thiện được thấy trong tất cả các triệu chứng lâm sàng chính của PMS trong cả hai nhóm. Các triệu chứng được cải thiện 60% ở những bệnh nhân được điều trị bằng dầu và 40% trong nhóm giả dược. Khó chịu và trầm cảm được cải thiện đáng chú ý trong nhóm được sử dụng dầu hoa anh thảo.

Trong một nghiên cứu không đối chứng, 196 phụ nữ với PMS nhận được hai viên nang chứa dầu hoa anh thảo (500mg dầu mỗi viên) hai lần mỗi ngày trong giai đoạn kinh nguyệt của chu kỳ kinh nguyệt. Những người phụ nữ đã cho điểm triệu chứng của họ trong chu kỳ trước khi điều trị và trong hai chu kỳ sau khi điều trị. Trong hai chu kỳ sau khi điều trị, khó chịu giảm 77%, trầm cảm 74%, đau ngực và đau 76%, nhức đầu 71% và sưng mắt cá chân 63%. Những cải tiến này rất có ý nghĩa (P <0,001) (31).

Một nghiên cứu khác không có đối chứng đánh giá hiệu quả của dầu hoa anh thảo ở 68 phụ nữ bị PMS nặng – những người đã không đáp ứng với ít nhất một chế độ điều trị khác. Bệnh nhân được điều trị với liều lượng tốt nhất của dầu hoa anh thảo, bắt đầu với hai viên nang 500mg hai lần mỗi ngày trong giai đoạn hoàng thể, lên đến bốn viên nang hai lần mỗi ngày trong toàn bộ chu kỳ nếu không có đáp ứng với điều trị. Tổng số các triệu chứng thuyên giảm đã được nhìn thấy ở 61% bệnh nhân; 23% đã thuyên giảm một phần. Trong số 36 phụ nữ bị đau ngực như một phần khó chịu do PMS, 26 người đã hồi phục giảm đau ngực, 5 người đã giảm một phần và 5 người cho thấy không có cải thiện.

3. Hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh:

Dựa trên các cơ sở dữ liệu MEDLINE, Scopus và Cochrane của các thử nghiệm có đối chứng (RCT) nghiên cứu về hiệu quả của các loại thuốc thảo dược trên triệu chứng nóng bừng ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Kết quả chứng minh rằng thảo dược như dầu hoa anh thảo có thể làm giảm nóng bừng và làm giảm các tác động tiêu cực của nóng bừng.

4. Tác dụng chống loét:

Dầu cũng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị hư hại bởi các chất hoại tử (0,6mol/l axit clohydric, 0,2mol/l natri hydroxit và 80% ethanol).

5. Hỗ trợ điều trị ung thư:

Dầu Hoa anh thảo (EPO) có hàm lượng acid linoleic (LA) (70% -74%) và acid γ-linolenic (GLA) rất cao (8 -10%), chính các hợp chất này có thể đóng góp vào tác dụng của dầu hoa anh thảo đối với các mô của người vì chúng là tiền thân của các eicosanoids chống viêm.

Bổ sung EPO dẫn đến sự gia tăng nồng độ trong huyết tương của acid γ-linolenic và chất chuyển hóa của nó acid dihomo γ-linolenic (DGLA). Hợp chất này bị oxy hóa bởi lipoxygenase (15-LOX) thành acid 15-hydroxyeicosatrienoic (15-HETrE) hoặc, dưới ảnh hưởng của cyclooxygenase (COX), DGLA được chuyển hóa thành các prostaglandins 1. Những hợp chất này có tác dụng chống viêm và chống tăng sinh. Hơn nữa, 15-HETrE ức chế chuyển hóa acid arachidonic (AA) thành leukotriene A4 (LTA4) bằng cách ức chế trực tiếp 5-LOX. Ngoài ra, acid γ-linolenic ức chế các chất trung gian gây viêm như interleukin 1β (IL-1β), interleukin 6 (IL-6), và cytokine – yếu tố hoại tử khối u (TNF-α). Các tác dụng có lợi của EPO đã được chứng minh trong trường hợp viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, hội chứng Sjögren, bệnh hen suyễn và liệu pháp chống ung thư.

Trong những năm gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng acid γ-linolenic gây độc tế bào cho các tế bào u thần kinh đệm và nó có thể tăng cường độ nhạy bức xạ gamma [35,36]. Hiệu ứng này có liên quan đến tích lũy các sản phẩm độc hại của quá trình peroxy hóa lipid, đó là gây độc tế bào cho các tế bào thần kinh đệm. Trong các tế bào ung thư chịu trách nhiệm cho các loại ung thư, sự biểu hiện quá mức của thụ thể 2 yếu tố tăng trưởng biểu bì của con người (HER-2 / neu) oncogene (gen sinh ung thư) đã được quan sát thấy. Oncogene này gây tăng sinh các tế bào nhanh chóng và không được kiểm soát. Tuy nhiên, acid γ-linolenic dẫn đến sự gia tăng nồng độ chất kích hoạt polyomavirus 3 (PEA3), một chất ức chế phiên mã thụ thể 2 yếu tố tăng trưởng biểu bì của con người (HER-2 / neu) trong các tế bào và giảm hoạt động của Prom-Her / 2 / neu, do đó làm giảm khả năng phát triển ung thư vú [37]. Do sự ức chế biểu hiện Her-2, GLA dùng cùng với transtuzumab, làm tăng quá trình apoptosis (sự chết tế bào theo chương trình) của các tế bào ung thư và do đó làm tăng hiệu quả của transtuzumab [37].

Acid γ-linolenic cũng gây ra sự gia tăng biểu hiện của gen ức chế di căn nm-23 trong các tế bào ung thư, dẫn đến ức chế sự hình thành mạch, di chuyển tế bào ung thư và di căn ung thư [38,39]. Sự hình thành của những thay đổi này cũng liên quan đến việc giảm biểu hiện của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), có vai trò quan trọng trong bệnh ung thư (ví dụ, trong quá trình hình thành khối u) [40]. Các dữ liệu trên cho thấy rằng dầu hoa anh thảo, một nguồn acid γ-linolenic phong phú, có tác dụng hỗ trợ trị liệu chống ung thư.

Hoa anh thảo được sử dụng từ lâu trong giới quý tộc châu Âu

Hoa anh thảo được du nhập vào châu Âu vào đầu thế kỷ 17 như một loài cây cảnh trong các vườn thực vật, mà không được công nhận về việc sử dụng cổ xưa của chúng như một loại thuốc. Tuy nhiên, các bộ lạc bản địa ở Bắc Mỹ (cụ thể là Cherokee , Iroquois , Ojibwe và Potawatomi ) đã sử dụng cây này làm thực phẩm và cây thuốc trong hàng trăm năm.

Ngày nay, hoa anh thảo chủ yếu được biết đến với công dụng làm cảnh, thực phẩm và làm thuốc.

Công dụng làm thực phẩm

  • Rễ có thể được ăn sống hoặc nấu chín như khoai tây.
  • của hoa anh thảo có thể sử dụng từ tháng 4 đến tháng 6 khi cây chưa ra hoa. Chúng có thể được ăn sống trong món salad hoặc nấu chín như rau bina hoặc trong súp.
  • Thân hoa bóc vỏ và sau đó có thể được ăn sống hoặc chiên.
  • Nụ hoa có thể ăn sống trong món salad, ngâm dầu, chiên hoặc nấu súp.
  • Hạt có hàm lượng protein khoảng 15%, hàm lượng dầu 24% và chứa khoảng 43% cellulose được sử dụng tương tự như mè rang và bánh ngọt.

Công dụng làm thuốc

1. Trong y học cổ truyền

Điều trị mụn nhọt:

Các bộ lạc cũng sử dụng rễ bên ngoài để điều trị mụn nhọt. Ngoài ra, chúng còn được nhai và cọ xát vào các cơ để cải thiện sức mạnh.

  • Người Mỹ bản địa đã làm thuốc đắp từ cây hoa anh thảo để trị vết bầm tím và vết thương, đồng thời sử dụng nước ép từ thân và lá của nó làm thuốc bôi chữa viêm da. Lá được dùng uống để chữa các bệnh về đường tiêu hóa và viêm họng. Vào thế kỷ 17, dầu hoa anh thảo đã trở thành một phương thuốc dân gian phổ biến ở châu Âu, nơi nó được gọi là “phương thuốc chữa bệnh của vua”.

2. Trong y học hiện đại

Hỗ trợ sự phát của cơ thể:

Dầu hoa anh thảo giàu các loại axit béo thiết yếu, góp phần hình thành các khối của màng tế bào và cung cấp một loạt các hormone và các chất tương tự hormone cần thiết cho cơ thể. Do có chứa axit béo omega-6, tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo cũng cực kỳ quan trọng trong việc duy trì và phát triển các chức năng của trí não, sự tăng trưởng cùng phát triển bình thường của cơ thể.

Công dụng làm thuốc 1

 

Giảm các triệu chứng mãn kinh:

Thực phẩm chức năng từ dầu hoa anh thảo có tác dụng điều trị viêm da dị ứng (một loại bệnh chàm), viêm khớp dạng thấp, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đau vú, các triệu chứng mãn kinh và các bệnh khác. Dầu hoa anh thảo cũng có thể có trong các sản phẩm bôi ngoài da.
Xem thêm: Lợi ích của Pueraria mirifica (Sâm tố nữ) &#8211; Thảo dược giúp giảm các triệu chứng mãn kinh

  • Dầu của hạt trưởng thành chứa khoảng 7–10% axit gamma-linolenic có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng và bệnh như bệnh chàm nội sinh , các Sjogren hội chứng , hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), viêm đa khớp , bệnh đa xơ cứng và các triệu chứng mãn kinh có thể được gây ra bởi sự thiếu hụt prostaglandin.

Cân bằng nội tiết tố:

Nhờ các axit béo thiết yếu, tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường lành mạnh trong cơ thể để dễ thụ thai. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp bạn giảm cân và sản sinh các hormone cân bằng. Hơn nữa, dầu hoa anh thảo khi được dùng mỗi ngày sẽ giúp tăng dịch nhầy ở cổ tử cung cũng như tăng cường chức năng trao đổi chất.

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Anh thảo. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Anh thảo và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Tài liệu tham khảo:

  1. WHO monographs on selected medicinal plants, Vol 2, Oleum Oenotherae Biennis, page 217-230.
    Magdalena Timoszuk, Tạp chí Antioxidants 2018, Review Evening Primrose (Oenothera biennis) Biological Activity Dependent on Chemical Composition.
  2. R. Muggli, Tạp chí International Journal of Cosmetic Science 2005, Systemic evening primrose oil improves the biophysical skin parameters of healthy adults.
  3. Swapan Senapati, Tạp chí Indian J Dermatol Venereol Leprol, Evening primrose oil is effective in atopic dermatitis: A randomized placebo-controlled trial.
  4. Yousefi Z, Tạp chí Journal of Medicinal Plants, Impacts of Herbal Medicines on Hot Flash: A Systematic Review.
  5. Farah Farzaneh, Tạp chí Arch Gynecol Obstet, The effect of oral evening primrose oil on menopausal hot flashes: a randomized clinical trial.
  6. Saw Ohn Mar, Use of Alternative Medications for Menopause-Related Symptoms in Three Major Ethnic Groups of Ipoh, Perak, Malaysia.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hoa-anh-thao-loai-hoa-cua-quy-toc-chau-au.html/feed 0
Phân biệt loài Sâm tố nữ và loài Đậu ma ngoài tự nhiên https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-loai-sam-to-nu-pueraria-mirifica-va-loai-dau-ma-pueraria-phaseoloides-ngoai-tu-nhien.html https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-loai-sam-to-nu-pueraria-mirifica-va-loai-dau-ma-pueraria-phaseoloides-ngoai-tu-nhien.html#respond Fri, 04 Sep 2020 03:33:34 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46822 Sâm tố nữ là thảo dược quý giúp kích thích sự phát triển của tuyến ngực và mô ngực do đó giúp ngực nở và săn chắc tự nhiên, đây là thảo dược đặc biệt cho nữ giới nhờ bổ sung nguồn estrogen từ tự nhiên mạnh và an toàn, giúp phụ nữ kéo dài tuổi thanh xuân, chống lão hóa mạnh, giúp da căng mịn, giảm nếp nhăn và tàn nhang, giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh ở phụ nữ.


SÂM TỐ NỮ

Thông tin khoa học

  • Tên khoa học: Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat.
  • Tên khác: Sắn dây củ tròn, Kwao Krua, Kwao Krua Kwao, White Kwao Krua, trong đó tên White Kwao Krua là tên trong các tài liệu khoa học.
  • Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả cây

Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m. Rễ phát triển thành củ tròn, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy, mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.

Mô tả cây 1

Sâm tố nữ (Pueraria mirifica)

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu đã được tiến hành, trong củ loài Pueraria mirifica có chứa hơn 20 hoạt chất hóa học, trong đó các chất isoflavone có hàm lượng cao.

Đặc biệt, dịch chiết củ có chứa 2 thành phần Miroestrol và Deoxymiroestrol là 2 phytoestrogen (estrogen thực vật) duy nhất chỉ được tìm thấy trong củ cây Pueraria mirifica. Đây là hai Phytoestrogen mạnh nhất trong tự nhiên (mạnh gấp 10.000 lần Phytoestrogen từ mầm Đậu nành).

SỰ NHẦM LẪM GIỮA SÂM TỐ NỮ VÀ CÂY ĐẬU MA

Một số báo cáo cho thấy, nhiều loài trong chi Pueraria (Sắn dây) cũng có hợp chất Isoflavon, nhưng không có các đặc tính tốt như những nghiên cứu đã tìm thấy ở loài Sâm tố nữ (Pueraria mirifica). Tuy nhiên, do có họ hàng gần gũi, mà nhiều loài trong chi này mang nhiều đặc điểm hình thái khá giống nhau hoặc chỉ sai khác rất nhỏ. Đó là trường hợp về loài Sâm tố nữ (Pueraria mirifica).

Trong chuyến đi thực địa ở Sơn La cuối tháng 3, nhóm nghiên cứu ở Viện Thuốc Nam đã phát hiện và thu hái loài Sắn dây củ tròn. Loài này được người dân (Thái trắng) dẫn đường cho biết các cô gái trong bản dùng để làm đẹp, ngoài ra họ cũng dùng để ăn dễ đẻ con. Nhóm nghiên cứu đã đánh dấu vị trí và thu hái mẫu để nghiên cứu.

SỰ NHẦM LẪM GIỮA SÂM TỐ NỮ VÀ CÂY ĐẬU MA 1 SỰ NHẦM LẪM GIỮA SÂM TỐ NỮ VÀ CÂY ĐẬU MA 2
Hình ảnh loài Sắn dây củ tròn nhóm nghiên cứu thu hái

Sau khi giám định tên, phân tích thành phần hóa và nhiều kiểm tra khác, nhóm cho biết đây là loài Pueraria mirifica (Sắn dây củ tròn, Sâm tố nữ).

Trong củ loài này chứa 17 hoạt chất có tác dụng oestrogen, bao gồm: 10 isoflavonoid (daizein, genistein, kwakfurin, daidzin, genistin, puerarin…), 4 coumestan (coumestrol, mirificouestan, miricoumestan hydrate, miricoumestan glycol) và 3 chromen (miroestrol, isomiroestrol, deoxymiroestrol).

Bởi có hoạt tính và tiềm năng sinh học cao, nhóm nghiên cứu đã tổ chức tiếp chuyến thực địa Sơn La vào đầu tháng 8. Tuy nhiên lần này, sau khi thu hái và kiểm tra thành phần hóa học, nhóm phát hiện củ lần này thu hái không có những hoạt tính như trước.

Điều này đã đặt ra dấu hỏi rất lớn. Vì sao cùng nơi thu hái, cùng là người dân dẫn đường, cùng là đặc điểm hình thái cây, vậy tại sao lại không cho kết quả giống nhau? Để tìm ra câu trả lời, nhóm nghiên cứu tiếp tục điều tra thực địa. Qua nhiều lần điều tra, nghiên cứu trong thời gian dài, dựa trên bản mô tả mẫu tuýp và nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm đã khẳng định 2 mẫu thu ở 2 lần thực địa trước là 2 loài khác nhau. Lần 1 là loài Pueraria mirifica (Sắn dây củ tròn, Sâm tố nữ). Còn lần 2 là loài Pueraria phaseoloides (Đậu ma, Đậu núi, Sắn dây dại).

SỰ NHẦM LẪM GIỮA SÂM TỐ NỮ VÀ CÂY ĐẬU MA 3 SỰ NHẦM LẪM GIỮA SÂM TỐ NỮ VÀ CÂY ĐẬU MA 4

Mẫu tuýp chuẩn loài Pueraria phaseoloides (Bên trái) và Pueraria mirifica (Bên phải)

Bản mô tả hình thái Pueraria phaseoloides (Đậu ma) và Pueraria mirifica (Sâm tố nữ)

SỰ NHẦM LẪM GIỮA SÂM TỐ NỮ VÀ CÂY ĐẬU MA 5

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm loài Sâm tố nữ rất hiếm gặp ở tự nhiên, ngoài ra có hình dạng giống loài Đậu ma đến 98%, chỉ khác nhau rất nhỏ về chiều dài phát hoa, lá kèm. Do đó nếu chỉ thu hái củ và nhìn bằng mắt thường thì khó có thể khẳng định 2 loài này.Nếu phân biệt thì cần phải kiểm tra kĩ về thành phần hóa học. Ngoài ra, loài Sâm tố nữ phân bố hẹp chỉ phát hiện ở 1 số vùng sinh thái rất đặc biệt. Điều này cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho nhóm trong thời gian nghiên cứu vừa qua.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC VẬT

Hình ảnh loài Pueraria phaseoloides (Đậu ma)

Hình ảnh loài Pueraria phaseoloides (Đậu ma) 1
Hình ảnh loài Pueraria phaseoloides (Đậu ma)

 

Hình ảnh loài Pueraria mirifica (Sâm tố nữ)

Hình ảnh loài Pueraria mirifica (Sâm tố nữ) 1

Hoa sâm tố nữ

Hình ảnh loài Pueraria mirifica (Sâm tố nữ) 2

Củ sâm tố nữ

Hình ảnh loài Pueraria mirifica (Sâm tố nữ) 3

Lát cắt ngang củ sâm tố nữ

Hình ảnh loài Pueraria mirifica (Sâm tố nữ) 4

Cây sâm tố nữ giống được trồng trong vườn ươm

PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG SÂM TỐ NỮ

Hiện nay, Sâm tố nữ rất hiếm trong tự nhiên, khi dùng làm thuốc lại lấy phần củ để dùng dẫn tới việc sau khi khai thác cây không có khả năng tái sinh. Cùng với nhu cầu sử dụng gia tăng ngày một lớn, hiện nay loài cây này càng trở nên rất quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.

Đứng trước thực trạng báo động này, bắt đầu từ cuối năm 2017, công ty TNHH Tuệ Linh đã đầu tư nghiên cứu và phát triển hàng chục hecta các vùng trồng Sâm tố nữ theo tiêu chuẩn GACP-WHO đầu tiên tại vùng Tây Bắc Việt Nam.

  • Viện hàn lâm khoa học Việt Nam đã chứng minh loài Sâm tố nữ tại Tây bắc Việt Nam do Công ty Tuệ Linh thu hái có hàm lượng hoạt chất cao gấp 5 lần loại Sâm tố nữ của Thái Lan.
  • Đây cũng là Công ty duy nhất hiện nay nhân giống và trồng trọt thành công loài cây này với quy mô lớn để đảm bảo đúng giống, chuẩn loài, đảm bảo dược liệu sạch có hoạt chất cao nhất khi đưa vào sản xuất các sản phẩm có Sâm tố nữ nhằm đảm bảo tác dụng và có hiệu quả tốt nhất cho người tiêu dùng.

PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG SÂM TỐ NỮ 1
Vùng trồng Sâm tố nữ theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại vùng Tây Bắc Việt Nam

Nguồn:

  1. Cây cỏ Việt Nam (1999), Phạm Hoàng Hộ, Nhà xuất bản Trẻ.
  2. Từ điển cây thuốc Việt Nam (2012), Võ Văn Chi, Nhà xuất bản Y học.
  3. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2003), Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản Y học.
  4. Yagi N, Nakahashi H, Kobayashi T, Miyazawa M (2013), Characteristic chemical components of the essential oil from white kwao krua (Pueraria mirifica). J Oleo Sci.;62(3):175-9.
  5. Wiriyakarun S, Yodpetch W, Komatsu K, Zhu S, Ruangrungsi N, Sukrong S. (2012), Discrimination of the Thai rejuvenating herbs Pueraria candollei (White Kwao Khruea), Butea superba (Red Kwao Khruea), and Mucuna collettii (Black Kwao Khruea) using PCR-RFLP. J Nat Med.
  6. Udomsuk L, Chatuphonprasert W, Monthakantirat O, Churikhit Y, Jarukamjorn K. (2012), Impact of Pueraria candollei var. mirifica and its potent phytoestrogen miroestrol on expression of bone-specific genes in ovariectomized mice. Fitoterapia.;83(8):1687-92.
  7. Tiyasatkulkovit W, Charoenphandhu N, Wongdee K, Thongbunchoo J, Krishnamra N, Malaivijitnond S. (2012 ), Upregulation of osteoblastic differentiation marker mRNA expression in osteoblast-like UMR106 cells by puerarin and phytoestrogens from Pueraria mirifica. Phytomedicine.;19(13):1147-55.
  8. Shimokawa S, Kumamoto T, Ishikawa T, Takashi M, Higuchi Y, Chaichantipyuth C, Chansakaow S. (2013), Quantitative analysis of miroestrol and kwakhurin for standardisation of Thai miracle herb ‘Kwao Keur’ (Pueraria mirifica) and establishment of simple isolation procedure for highly estrogenic miroestrol and deoxymiroestrol. Nat Prod Res.; 27(4-5):371-8.
  9. Malaivijitnond S. (2012), Medical applications of phytoestrogens from the Thai herb Pueraria mirifica. Front Med.;6(1):8-21
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-loai-sam-to-nu-pueraria-mirifica-va-loai-dau-ma-pueraria-phaseoloides-ngoai-tu-nhien.html/feed 0
Cây thuốc quý – Nần nghệ (Dioscorea collettii) https://tracuuduoclieu.vn/cay-thuoc-quy-nan-nghe-dioscorea-collettii.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-thuoc-quy-nan-nghe-dioscorea-collettii.html#comments Wed, 19 May 2021 08:08:42 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53800 Nần nghệ là dược liệu nằm trong công trình nghiên cứu về nhiều cây thuốc quý đạt giải thưởng Hồ Chí Minh với những nghiên cứu chuyên sâu trong hơn 40 năm qua. Những nghiên cứu chứng minh công dụng vượt trội của Nần nghệ giúp: hạ cholesterol rõ ràng, kiểm soát điều trị các bệnh về gan đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.

Cây thuốc quý - Nần nghệ (Dioscorea collettii) 1

Hình ảnh củ Nần nghệ

Mô tả cây

  • Dây leo quấn, sống nhiều năm, dài 5-10 m.
  • Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình tim, cỡ 6-10 × 5-9 cm; có 7 gân, trong đó 3 gân gốc vươn tới chóp lá; ở gốc cuống lá có 2 gai nhỏ cong (lá kèm biến dạng).
  • Cụm hoa đực là những xim dài 10-30 cm, mỗi xim có 3-4 hoa. Hoa đực không cuống, bao hoa gồm 6 mảnh dính nhau ở gốc, với 6 thùy hình tam giác ở đỉnh. Nhị hữu thụ 3 có chỉ nhị chia đôi thành hình nạng và mỗi nhánh mang 1 bao phấn; nhị lép 3, hình dùi.
  • Cụm hoa cái hình chùm, dài 15-30 cm. Hoa cái có 2 lá bắc, bao hoa 6 thùy, không có nhị lép; nùm nhụy 3 thùy.
  • Quả nang quặt lại, có 3 cánh, 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt. Hạt có cánh tròn.
  • Thân rễ màu vàng, phân nhiều nhánh ngắn tạo thành một khối có đường kính đạt tới 20 cm. Vỏ ngoài có màu nâu vàng hoặc xám, xù xì, lồi lõm, mang rất nhiều rễ con nhỏ.
  • Thân rễ nằm dưới đất, đến tháng 2-3 mới mọc thân khi sinh, tháng 5-6 ra hoa và kết quả, cây tàn lụi vào tháng 11-12.

Câu chuyện về cây Nần nghệ

Theo TS. Lương y Nguyễn Hoàng kể:

Đầu những năm 1970, trong lúc đi sưu tầm cây thuốc, tôi có gặp một số người Dao và một cụ già chỉ cho tôi một dây leo cuốn, thân cây sắn, củ có màu vàng, nhấm có vị đắng và chỉ mọc ở độ cao trên 1500m so với mặt nước biển.

Cụ bảo cây này quý lắm đấy, nhưng chỉ làm thuốc thôi không ăn được đâu, nó giúp một số cán bộ bụng to đã bé lại và chữa đau nhức xương khớp rất hiệu nghiệm; dân ở đây gọi nó là nâu vàng. Về mặt thực vật học, tôi nhận ra nó thuộc họ củ nâu, thuộc chi Dioscorea mà tôi đã lưu ý sưu tầm từ vài năm trước.

Qua qua trình tìm hiểu thông tin khoa học trong và ngoài nước cây thuốc này sau đó đã xác định được tên khoa học là Dioscorea collettii Hook.f., chúng tôi đặt tên cho cây này là Nần nghệ – Nần Vàng.
Câu chuyện về cây Nần nghệ 1

Hình ảnh lá Nần nghệ

Các công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của cây thuốc quý Nần nghệ

Vấn đề các bệnh lý liên quan đến bệnh mỡ gan, mỡ máu (do rối loạn chuyển hóa lipid) được cả thế giới quan tâm vì hàm lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Chúng ta có thể cải thiện tình trạng nhiễm mỡ của gan thông qua việc thay đổi các thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ. Hiện nay, có nhiều loại thuốc để hỗ trợ điều trị tuy nhiên chúng được tổng hợp từ các chất hóa học, khi sử dụng lâu dài có thể dẫn đến tác dụng phụ và nguy cơ gây độc với gan thận. Do vậy mà về sau các nhà khoa học hướng vào nghiên cứu các thuốc có nguồn gốc thảo mộc.

  • Cuối những năm 70 thế kỷ trước, ở Liên xô cũ đã lưu thành các chế phẩm Diosponin, Polysponin là thuốc giảm mỡ máu. Hoạt chất của các thuốc này là saponin tan trong nước chiết xuất từ Dioscorea caucasica; Dioscorea nipponica là những loài thực vật rất gần gũi, cùng chi với cây Nần vàng.
  • Năm 1985 tại trường Đại học y số 1 Xêtrênốp – Matxcơva, luận án TS về cây Nần vàng cùng 5 cây thuốc khác đều thuộc chi Dioscorea ở Việt Nam đã được bảo vệ thành công.

Sau khi được về nước, cùng với sự cộng tác của cố giáo sư Phạm Khuê (viện lão khoa), GS.BS Nguyễn Trung Chính, các thầy thuốc ở bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, PGS.TS Hoàng Kim Huyền cùng các đồng nghiệp tại trường ĐH Dược Hà Nội.

Kết quả là thuốc Diosgin đã ra đời vào năm 1995; từ quy mô phòng thí nghiệm đến nghiên cứu lâm sàng đánh giá trên người bệnh một cách cẩn trọng, đã được hội đồng nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội đánh giá xuất sắc; công trình cũng được vinh dự đạt giải nhất hội nghị khoa học Y Dược trẻ toàn quốc.

  • ==> Sử dụng trên 500 người có rối loạn chuyển hóa lipid, kết quả xét nghiệm sinh hóa trên 5 chỉ tiêu về lipoprotein trong máu cho thấy tất cả các chỉ số lipid máu đều có xu hướng trở lại bình thường
  • ==> Đăc biệt kết quả còn cho thất thuốc là hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần). Đặc biệt cholesterol toàn phần trong máu của ~100% người bệnh đều giảm.
  • ==> Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết các bệnh nhân có huyết áp cao. Trong điều trị không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.

Kết quả của quá trình nghiên cứu về cây thuốc quý Nần Vàng

Kết quả của quá trình nghiên cứu về cây thuốc quý Nần Vàng 1

Nần nghệ là dược liệu nằm trong công trình nghiên cứu về nhiều cây thuốc quý đạt giải thưởng Hồ Chí Minh với những nghiên cứu chuyên sâu trong hơn 40 năm qua, đặc biệt là những nghiên cứu của TS, Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên trường ĐH Dược Hà Nội) chứng minh công dụng vượt trội:

  • Nần nghệ có tác dụng hạ cholesterol rõ ràng, rối loạn lipid máu mà không có bất cứ tác dụng phụ nào.
  • Điều đáng lưu ý là Nần nghệ hạ cholesterol, đặc biệt hạ rất mạnh LDL (low density lipoprotein: lipoprotein tỷ trọng thấp – còn gọi là các “cholesterol xấu” bởi vì chất này làm tăng các mảng bám mỡ trong động mạch, gây các biến chứng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…).
  • Diosgenin có thể ảnh hưởng đến một số bệnh chuyển hóa do có ảnh hưởng trực tiếp đến một số mục tiêu phân tử tham gia vào quá trình chuyển hóa enzyme cũng như quá trình dẫn truyền tín hiệu ở gan. Vì vậy, những điều này giúp diosgenin có thể điều hòa chức năng gan một cách hợp lý và có thể hỗ trợ trong việckiểm soát điều trị các bệnh về gan đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Thêm nữa, Nần nghệ lại có xu hướng tăng HDL (high density lipoprotein: lipoprotein tỷ trọng cao – còn gọi là các “cholesterol tốt”, giúp chuyển cholesterol dư thừa từ thành mạch máu về gan để chuyển hóa, giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim).

Bạn đọc xem thêm: Nần nghệ với người mỡ máu cao

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-thuoc-quy-nan-nghe-dioscorea-collettii.html/feed 2
Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.) https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tac-dung-uc-che-te-bao-ung-thu-va-chong-oxy-hoa-cua-la-xa-den-celastrus-hindsii-benth-et-hook.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tac-dung-uc-che-te-bao-ung-thu-va-chong-oxy-hoa-cua-la-xa-den-celastrus-hindsii-benth-et-hook.html#respond Mon, 19 Oct 2020 03:26:28 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46951 Bùi Thị Thanh Duyên, Đặng Kim Thu, Vũ Mạnh Hùng, Bùi Thanh Tùng (2020),

VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1, tr. 39-45.


Cây xạ đen được biết đến trong dân gian là một dược liệu có tác dụng trong điều trị ung thư. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư và tác dụng chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.). Kết quả nghiên cứu này cho thấy cao chiết lá xạ đen có tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa cao.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng và đang ở mức đáng báo động trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào. Khi có các tác nhân gây ung thư, các tế bào tăng sinh không kiểm soát được, có khả năng xâm lấn và di căn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người [1].

Dược liệu là nguồn nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ, có tác dụng tốt và ít tác dụng không mong muốn. Xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.) là loại dược liệu phân bố nhiều ở Trung Quốc và các nước như Việt Nam, Ấn Độ, Myanma,… Tại Việt Nam, xạ đen phân bố ở các tỉnh như Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình,… [3].

Xạ đen cũng như nhiều loại cây khác thuộc họ Celastraceae rất giàu các hợp chất như alkaloids, sesquiterpenes, diterpenes, triterpen, glycoside tim và flavonoid; các hợp chất này thể hiện tác dụng diệt khuẩn và chống ung thư in vitro.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Hình ảnh cây Xạ đen Celastrus hindsii Benth et Hook.

Theo y học cổ truyền, Xạ đen có tác dụng thông kinh, lợi niệu. Rễ và vỏ cây được dùng để trị các bệnh kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm thận và các bệnh liên quan đến đường tiết niệu [3]. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều bằng chứng khoa học về tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư của cây xạ đen. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư và tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn dịch chiết lá cây xạ đen.

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên liệu

  • Lá xạ đen được thu hái vào tháng 6 năm 2019 tại Buôn Ma Thuột. Mẫu nghiên cứu được giám định thực vật học bởi Bộ môn Dược Liệu và Y học Cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Lá xạ đen sau khi thu hái được rửa sạch, sấy khô ở 50ºC và cắt nhỏ. Tiến hành chiết xuất 1 kg lá xạ đen với dung môi ethanol 90% thu được dịch chiết, lặp lại 3 lần, gộp dịch chiết sau đó lọc. Cô quay thu hồi dung môi, thu được cao toàn phần EtOH (300g). Cao toàn phần EtOH (100g) tiếp tục được chiết phân đoạn như sau: hòa tan cao tổng vào nước sau đó chiết lần lượt bằng các dung môi n-hexane 5 g, EtOAc 32 g và n-Butanol 50 g thu được các phân đoạn dịch chiết. Cô quay thu hồi cắn dịch chiết các phân đoạn để tiến hành thử hoạt tính.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đánh giá khả năng độc tính tế bào

Hoạt tính độc tính tế bào được thực hiện dựa trên phương pháp MTT (3-(4,5 dimethylthiazol-2 – yl )- 2, 5 – diphenyltetrazolium). Đây là phương pháp đánh giá khả năng sống sót của tế bào qua khả năng khử MTT (màu vàng) thành một phức hợp formazan (màu tím) bởi hoạt động của enzym dehydrogenase trong ty thể [6].

Nghiên cứu này chúng tôi tiến hành trên 3 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep G2 (HB – 8065TM), ung thư phổi LU-1 (HTB – 57TM), ung thư vú MCF-7 (HTB – 22TM).

  • Mẫu thử được hòa tan bằng dung môi dimethyl sulfoxid (DMSO) với nồng độ ban đầu là 20 mg/mL.
  • Tiến hành pha loãng 2 bước trên đĩa 96 giếng thành 5 dãy nồng độ từ cao xuống thấp lần lượt là 2564; 640; 160; 40 và 10 µg/mL.
  • Nồng độ chất thử trong đĩa thử nghiệm tương ứng là 128; 32; 8; 2 và 0,5 µg/mL.
  • Chất đối chứng Ellipticine pha trong DMSO với nồng độ 0,01 mM.
  • Trypsin hóa tế bào thí nghiệm để làm rời tế bào và đếm trong buồng đếm tế bào.
  • Tiếp đó, pha tế bào bằng môi trường sạch và điều chỉnh mật độ cho phù hợp với thí nghiệm (khoảng 1-3×104 tế bào/mL tùy theo từng dòng tế bào).
  • Lấy vào mỗi giếng 10 µL chất thử đã chuẩn bị ở trên và 190 µL dung dịch tế bào.
  • Đối chứng dương của thí nghiệm là môi trường có chứa tế bào, đối chứng âm chỉ có môi trường nuôi cấy.
  • Đĩa thí nghiệm được ủ ở điều kiện tiêu chuẩn. Sau 72 giờ mỗi giếng thí nghiệm được tiếp tục ủ với 10 µL MTT (5 mg/mL) trong 4h.
  • Sau khi loại bỏ môi trường, tinh thể formaran được hòa tan bằng 100 µL DMSO 100%.

Kết quả thí nghiệm được xác định bằng giá trị OD đo ở bước song 540 nm trên máy quang phổ Biotek. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Giá trị IC50 được xác định thông qua giá trị % ức chế tế bào phát triển và phần mềm máy tính Rawdata.

% ức chế tế bào = (ODchứng (+) – ODmẫu thử)/( ODchứng (+)– ODchứng (-)) x 100%

Giá trị IC50 của mẫu được tính dựa theo đồ thị nồng độ mẫu thử (C) và phần trăm ức chế (%I).

Phương pháp đánh giá tác dụng chống oxy hóa

Ở nhiệt độ phòng, gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picryhydrazyl) ổn định và có màu tím trong dung môi MeOH. Khi có sự có mặt của các chất chống oxy hóa, DPPH sẽ kết hợp với các chất chống oxy hóa này và làm cho dung dịch chuyển sang màu vàng làm giảm cường độ hấp thụ ánh sáng của mẫu tại bước song 517 nm.

Tiến hành đo độ hấp thụ tại bước sóng 517 nm để tính toán lượng DPPH còn lại. Thông qua đó đánh giá được khả năng chống oxy hóa của mẫu thử nghiệm so với mẫu đối chứng [7, 8].

  • Mẫu thử được pha trong dung môi MeOH thành dãy các nồng độ khác nhau.
  • Hỗn hợp phản ứng gồm: 160 µL dung dịch DPPH (nồng độ 0,24 mg/mL pha trong MeOH), 100 µL dịch thử các mẫu và 740 µL MeOH được ủ ở 250C trong 15 phút.
  • Song song với mỗi mẫu thử, tiến hành đo mẫu chứng với cùng điều kiện và thành phần gồm: 840 µL MeOH và 160 µL dung dịch DPPH (nồng độ 0,24 mg/mL trong methanol).
  • Tất cả các thí
    nghiệm được lặp lại 3 lần.

Hoạt tính quét gốc tự do DPPH được đánh giá thông qua giá trị phần trăm ức chế (%) và được tính theo công thức:

%I = 𝐴𝑐−𝐴𝑡/𝐴𝑐−𝐴0 x 100%

Trong đó:
I %: Hoạt tính chống oxy hóa;
Ac: Độ hấp thu của mẫu chứng;
At: Độ hấp thu của mẫu thử;
A0: Độ hấp thu của mẫu trắng (sử dụng methanol).

Tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết được so sánh với chất chuẩn dương là acid ascorbic. Giá trị IC50 của mẫu được tính dựa theo đồ thị nồng độ mẫu thử (C) và phần trăm ức chế (%I).

Xử lý số liệu

Các số liệu được tổng hợp và phân tích trên máy tính bằng phần mềm Sigma Plot. Các kết quả được biểu diễn dưới dạng X ± SD. X là giá trị trung bình và SD là độ lệch chuẩn.

KẾT QUẢ

Tác dụng độc tính trên các dòng tế bào ung thư

Tác dụng độc tính trên các dòng tế bào ung thư của các phân đoạn dịch chiết lá xạ đen được thể hiện thông qua giá trị IC50 (mg/mL) ở Bảng 1.

Tác dụng độc tính trên các dòng tế bào ung thư 1

Nhận xét: Từ Bảng 1, thuốc đối chứng dương Ellipticine cho thấy tác dụng gây độc rõ rệt đối với cả ba dòng tế bào ung thư gan, phổi và vú với IC50 lần lượt là 0,35 ± 0,02; 0,45 ± 0,03 và 0,58 ± 0,05 (µg/mL). Cao chiết toàn phần EtOH chưa thể hiện tác dụng độc tính với các dòng tế bào ung thư. Phân đoạn EtOAc có tác dụng độc tính với hai dòng tế bào ung thư gan và phổi, với IC50 lần lượt là 33,7 ± 1,5 và 13,0 ± 0,5 µg/mL. Phân đoạn BuOH có khả năng gây độc nhẹ với tế bào ung thư phổi, IC50 là 64,0 ± 2,2 µg/mL.

Tác dụng chống oxy hóa

Để đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn dịch chiết lá cây Xạ đen, chúng tôi tiến hành phương pháp DPPH và thu được kết quả như Bảng 2.

Tác dụng chống oxy hóa 1

Tác dụng chống oxy hóa 2

Hình 1. Đồ thị biểu diễn khả năng quét gốc tự do DPPH của acid ascorbic và các phân đoạn của cao chiết lá Xạ đen.

Nhận xét: Từ Bảng 2 và Hình 1, ta thấy phân đoạn EtOAc có tác dụng chống oxy hóa tốt nhất, IC50 là 46,9 ± 2,5 µg/mL. Cao toàn phần EtOH cũng thể hiện tác dụng chống oxy hóa cao với IC50 là 48,5 ± 2,2 µg/mL. Phân đoạn BuOH thể hiện tác dụng chống oxy hóa yếu với IC50 thu được là 113,2 ± 2,9 µg/mL. Song song với mẫu thử tiến hành tương tự với mẫu chứng là acid ascorbic thu được giá trị IC50 là 4,8 ± 0,3 µg/mL.

BÀN LUẬN

Chúng tôi tiến hành phương pháp MTT để đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn của dịch chiết lá Xạ đen.

  • Phân đoạn EtOAc cho tác dụng với hai dòng tế bào ung thư gan và phổi có giá trị IC50 lần lượt là 33,68 ± 1,5 µg/mL; và 13,0 ± 0,5 µg/mL.
  • Phân đoạn BuOH có tác dụng gây độc nhẹ với dòng tế bào ung thư phổi với IC50 là 64,0 ± 2,2 µg/mL.

Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó. Xian-Qing Hu có nghiên cứu dịch chiết cây xạ đen có độc tính tế bào chống lại bốn dòng tế bào ung thư người: tế bào ung thư phổi NCI – H187 với IC50 trong khoảng 14,9 ± 2,1 µg/mL đến 36,8 ± 2,1 µg/mL và ức chế tế bào ung thư đại tràng HCT116 với IC50 trong khoảng 32,9 ± 2,2 µg/mL đến 35,6 ± 2,2 µg/mL, tế bào ung thư vú BC–1 là 19,8 ± 1,8 µg/mL và tế bào ung thư gan HuH7 là 21,2 ± 1,9 µg/mL [9].

BÀN LUẬN 1

Trong báo cáo tổng quan về các thực vật thuộc họ Celastraceae của tác giả Alan C.Spivey thì các chất được tìm thấy trong dịch chiết các phần của cây xạ đen có tác dụng invitro ức chế một số dòng tế bào ung thư ở người như tế bào ung thư vòm họng, ung thử cổ tử cung, ung thư biểu mô đại tràng, ung thư gan,… [10]. Yao Haur Kou và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sinh học lá xạ đen cho thấy hợp chất maytenfolone-A trong lá xạ đen có độc tính tế bào chống lại ung thư gan (HEPA-2B, ED50 = 2,3 µg/mL) và ung thư biểu mô vòm họng (KB, ED50 = 3,8 µg/mL) [5].

Phương pháp quét gốc tự do DPPH là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong mô hình đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các chất vì nó nhanh và đơn giản [7, 11]. Vì thế chúng tôi cũng sử dụng phương pháp DPPH để đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn mẫu thử.  Chất đối chứng chúng tôi sử dụng là acid ascorbic thu được giá trị IC50 của acid ascobic là 4,84 µg/mL tương đồng với các nghiên cứu trước đây [12].  Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng cao tổng EtOH và phân đoạn EtOAc thể hiện được hoạt tính chống oxy hóa với IC50 lần lượt là 48,45 µg/mL và 46,94 µg/mL. Các thí nghiệm của các tác giả khác cũng có kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi.

Tác giả Trần Đức Việt chỉ ra được phân đoạn ethylacetate có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất (IC50 là 53,38 ± 0,98 µg/mL) so với các chiết xuất khác, dịch chiết nước IC50 là 108,22 ± 0,48 µg/mL, trong khi chiết xuất hexane không cho thấy bất kỳ hoạt động chống oxy hóa nào [13].

Các tác giả đến từ Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc đã nghiên cứu sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của các cây thuốc tại Việt Nam. Trong đó, có kết quả chỉ ra rằng cây Xạ đen có tác dụng ức chế quét gốc tự do DPPH với IC50 là 32,3 µg/mL [8].

KẾT LUẬN

  • Nghiên cứu của chúng tôi đã đánh giá được tác dụng gây độc tế bào ung thư.
  • Phân đoạn EtOAc cho tác dụng mạnh nhất với hai dòng tế bào ung thư gan và phổi với IC50 lần lượt là 33,68 ± 1,5 µg/mL và 13,0 ± 0,5 µg/mL.
  • Phân đoạn BuOH có tác dụng yếu hơn với dòng tế bào ung thư phổi với IC50 là 64,0 ± 2,2 µg/mL.
  • Phân đoạn EtOAc cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất với IC50 là 46,94 ± 2,54 µg/mL và phân đoạn EtOH có IC50 là 48,45 ± 2,25.

Nguồn: Bùi Thị Thanh Duyên, Đặng Kim Thu, Vũ Mạnh Hùng, Bùi Thanh Tùng (2020), Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.), VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1, tr. 39-45.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tac-dung-uc-che-te-bao-ung-thu-va-chong-oxy-hoa-cua-la-xa-den-celastrus-hindsii-benth-et-hook.html/feed 0
Đặc điểm hình thái của loài cây Bảy lá một hoa – Paris vietnamensis (Takht.) H.Li, ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-hinh-thai-cua-loai-cay-bay-la-mot-hoa-paris-vietnamensis-takht-h-li-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-hinh-thai-cua-loai-cay-bay-la-mot-hoa-paris-vietnamensis-takht-h-li-o-viet-nam.html#respond Mon, 19 Oct 2020 03:32:14 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46937 Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Quỳnh Nga, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thu, Ninh Thị Phíp,
Đoàn Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Nhật Linh

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Tập 16(4), tr.282-289


Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, Bảy lá một hoa là vị thuốc quý có khả năng giúp hạ cholesterol máu, kháng u (đặc biệt với một số dòng tế bào ung thư vú và ung thư phổi), kháng viêm, kháng nấm và ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Tìm hiểu trước: Các tác dụng chữa bệnh của bảy lá một hoa

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, Bảy lá một hoa là vị thuốc quý được lấy từ thân rễ của một số loài thuộc chi Paris (Bảy lá một hoa, Trọng lâu), họ Melanthiaceae.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Hình ảnh cây Bảy lá một hoa

Những nghiên cứu về thành phần hóa học và dược lý cho thấy các hoạt chất có tác dụng dược lý của Bảy lá một hoa là các saponin steroid, đặc biệt là diosgenin và các pennogenin (Zhang et al., 2012; Wei et al., 2014). Các saponin này có khả năng giúp hạ cholesterol máu, kháng u (đặc biệt với một số dòng tế bào ung thư vú và ung thư phổi), kháng viêm, kháng nấm và ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Ở Việt Nam, tất cả các loài thuộc chi Paris đều đang bị khai thác ráo riết để làm thuốc và bán qua biên giới khiến nguồn dược liệu này trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Nguyen Quynh Nga et al. (2016) đã thống kê và ghi nhận tổng số 8 loài và 2 thứ thuộc chi Paris phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc cho tới vùng núi cao miền Trung và Tây Nguyên.

Trong đó, P. vietnamensis (Takht.) H.Li là một trong những loài có phân bố rộng nhất. Quan sát các quần thể của loài này trong tự nhiên cho thấy tỉ lệ đậu hạt và khối lượng thân rễ của các cá thể khá cao so với những loài khác trong chi. Để phát triển nguồn dược liệu, Bảy lá một hoa Việt Nam đã được thu thập trong tự nhiên để nghiên cứu, bảo tồn và nhân trồng.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu: Các mẫu của Bảy lá một hoa Việt Nam – P. vietnamensis (Takht.) H.Li được thu thập trong tự nhiên và được trồng ở (Lào Cai) vào tháng 4 – 6/2016. Tiêu bản của các mẫu được lưu giữ tại Phòng Tiêu bản của Viện dược liệu(NIMM).

Phương pháp: Định danh bằng phương pháp hình thái.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Phân tích các mẫu nghiên cứu của loài Bảy lá một hoa Việt Nam – P. vietnamensis (Takht.) H.Li cho thấy có sự đa dạng về hình thái giữa các cá thể có đặc điểm số lượng của các bộ phận lá, lá đài, cánh hoa, nhị, cạnh bầu, thùy của đầu nhụy (Hình 1).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1

Hình 1. Sự đa dạng hình thái hoa và lá của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li Ghi chú: a. Các däng hình thái hoa và bầu cắt ngang tương ứng của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; b. Các däng hình thái lá của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li.

Cụ thể như sau:

  • 4 – 7 (thường 6 lá) xếp thành thành vòng trên thân.
  • Số lá đài, thường bằng (hoặc xấp xỉ) số lá và số cánh hoa. Số lá đài có thể thay đổi nhiều hay ít trong cùng 1 loài chứ không phải là con số cố định.
  • Cánh hoa dạng dải, xoắn ít tới nhiều, dài hơn lá đài 1,2 – 2 lần.
  • Nhị 8 – 14, số lượng nhị thường gấp 2 lần số lá, số lá đài và số cánh hoa; xếp 2 vòng.
  • Bầu có cạnh bầu lõm sâu, 4 – 7 cạnh, số cạnh bầu thường bằng số lá đài, số cánh hoa và số thùy của đầu nhụy. Phần gốc vòi nhụy – đỉnh bầu thường có màu sắc đa dạng từ màu tía, tím đến màu xanh lam

Căn cứ vào các nghiên cứu về chi Paris L. ở Việt Nam và trên thế giới (Liang & Soukup, 2000; Nguyễn Thị Đỏ, 2007; Nguyen Quynh Nga et al., 2016) kết hợp với việc phân tích các mẫu nghiên cứu cho thấy Bảy lá một hoa Việt Nam – P. vietnamensis (Takht.) H Li được phân biệt với các loài khác thuộc chi ở các đặc điểm đặc trưng bao gồm:

  • nhị có trung đới kéo dài hình trụ ngắn 1 – 1,5mm
  • cánh hoa dài hơn đài (1,2) 1,5 – 2 lần; cạnh bầu lõm sâu, lát cắt ngang qua bầu hình sao
  • nhụy gần như xẻ từ gốc với phần hợp (vòi nhụy) rất ngắn, phần xẻ thành các thùy (đầu nhụy) dài
  • hạt có áo hạt màu đỏ (Hình 2, 3).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2

Hình 2. Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li
Ghi chú: a. Lá đài của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li;
b. Cánh hoa của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li;
c. Nhị của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; d. Bộ nhụy của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li. a b c d

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3

Hình 3. Quả và hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li Ghi chú: a. Quả chín tự mở của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; b. Vỏ quả đã tách hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; c. Hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; d. Hạt đã tách áo hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li.

KẾT LUẬN

  • Qua phân tích mẫu đã xác định được sự đa dạng hình thái giữa các cá thể trong cùng loài Bảy lá một hoa Việt Nam thể hiện ở đặc điểm số lượng của cả bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng sinh (số lá) và cơ quan sinh sản (số lá đài, cánh hoa, nhị, cạnh bầu và thùy của đầu nhụy).
  • Đặc trưng giúp phân biệt Bảy lá một hoa Việt Nam – Paris vietnamensis (Takht.) H.Li với các loài khác thuộc chi Paris là nhị có trung đới kéo dài hình trụ ngắn 1 – 1,5mm; cánh hoa dài hơn đài 1,2 – 2 lần; lát cắt ngang qua bầu hình sao, cánh bầu lõm sâu, nhụy có vòi nhụy (phần hợp) rất ngắn; hạt có áo hạt màu đỏ.

Nguồn: Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Quỳnh Nga, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thu, Ninh Thị Phíp, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Nhật Linh (2018), Đặc điểm hình thái của loài cây bảy lá một hoa – Paris vietnamensis (takht.) H.Li, ở Việt Nam , Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Tập 16(4), tr.282-289.

Đọc thêm:

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-hinh-thai-cua-loai-cay-bay-la-mot-hoa-paris-vietnamensis-takht-h-li-o-viet-nam.html/feed 0
Nghiên cứu về loài Khôi nhung (Ardisia silvestris Pit.) tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-loai-khoi-nhung-ardisia-silvestris-pit-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-son-tra-thanh-pho-da-nang.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-loai-khoi-nhung-ardisia-silvestris-pit-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-son-tra-thanh-pho-da-nang.html#respond Fri, 14 May 2021 04:47:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48112 Cây Khôi Nhung (Ardisia silvestris Pit..) là cây thuốc dân gian dùng để chữa bệnh dạ dày. Rễ khô loài này còn được sắc uống bổ huyết, chữa lỵ ra máu, và đau yết hầu.

1. Đặc điểm hình thái

Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) còn gọi Cơm nguội rừng, Khôi tía thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae), bộ Anh Thảo (Primulalales).

Là cây tiểu mộc cao 0,5-2m, không lông, có thân rễ bò, rỗng xốp, có vỏ màu xám, ít phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.

  • Lá: mọc so le, phiến lá thon ngược, dài đến 25-40 x 6-12cm, đầu nhọn hoặc tù, giảm dần và men xuống gốc, đáy từ từ hẹp thành cuống có cánh, màu lục sẫm ở trên, nhạt màu hơn ở dưới hoặc có màu đỏ tím, bìa có răng nhọn mịn, đều nhau; có lông màu nâu trên các gân, nhiều hơn ở mặt dưới; gân bên 28-35 đôi, gân cấp 3 hình mạng nổi rõ ở mặt dưới.

1. Đặc điểm hình thái 1

Hoa: mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ, chùm kép ngoài nách lá; cọng hoa 10-12mm; lá đài cao 1,5mm; cánh hoa 3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài 5 cánh hoa.

  • Lá đài hình tam giác hoặc thuôn, nhọn, hợp ngắn ở gốc, có điểm tuyến và lông mi.
  • Cánh hoa màu hồng, hình mác, dài 3mm, đầu tù hoặc nhọn, có điểm tuyến.
  • Nhị ngắn hơn cánh hoa, bao phấn hình mác nhọn, chỉ nhị rất ngắn.
  • Bầu hình trứng, vòi mảnh, đầu nhụy hình chấm.

1. Đặc điểm hình thái 2

Quả: mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, có điểm tuyến, đường kính 7-8mm.

  • Hạt 1, hình cầu, lõm ở gốc.
  • Tái sinh bằng hạt và chồi.
  • Có quả tháng 9-12 và 1-2 năm sau.

1. Đặc điểm hình thái 3

2. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây Khôi Nhung ưa bóng, mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du, nơi râm mát, tán rừng ẩm, nhiều mùn, ven suối, trong rừng hay ven rừng nguyên sinh ở độ cao 400 – 1200m.
  • Các tỉnh Thanh Hóa (Thạch Thành, Ngọc Lạc, Lang Chánh), Nghệ An (Phủ Quỳ), Ninh Bình (Nho Quan, Cúc Phương), Hà Tây (Ba Vì), Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng.
  • Ngoài ra cây còn phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Tây). Thường hái lá và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.

3. Thành phần hóa học

Các loài thực vật thuộc chi Ardisia họ Myrsinaceae đã được nghiên cứu từ rất sớm trên thế giới. Ngay từ năm 1968, Ogawa Hideko và các cộng sự đã tìm thấy các hợp chất ardisiaquinon A, B, C từ loài Ardisia sieboldi của Nhật Bản.

  • Trong nghiên cứu về các hợp chất Triterpene Saponins chiết suất từ Ardisia crispa của Jansakul C. (1986) đã phân lập trong rễ Ardisia crispa có 19 hợp chất tritecpen saponin trong đó 2 hợp chất ardisiacrispin A & B còn được tìm thấy từ loài A. crispa, A. brevicaulis.
  • Năm 1987, từ rễ và thân loài A. cornudentata, lần đầu tiên đã phân lập được 2 hợp chất 1,4-benzoquinon trong bài nghiên cứu Quinones từ Ardisia cornudentata của Tian Z .
  • Tiếp theo đó ChunPo Chang và cộng sự năm 2010 cũng đã nghiên cứu phân lập gốc rễ Ardisia cornudentata Mez và phát hiện 3 hợp chất mới là: 3-methoxy-2-methyl-5-pentylphenol, 3-methoxy-2-14 methyl-5-(1′-ketopentyl) phenol và cornudoside cùng với 26 hợp chất khác đã được biết đến.

Ngoài ra Viện đông y và Bộ môn dược lý Trường đại học y dược có thí nghiệm sơ bộ trên loài Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) nhưng mới thấy có ít tanin và glucozit. Đây là 2 chất chủ yếu có tác dụng tốt trong việc phòng, ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

4. Tác dụng dược lý

Trên cơ sở nghiên cứu của Phạm Bá Tuyến cho thấy Lá Khôi có tác dụng chống viêm, giảm đau, trung hòa acid, chống loét dạ dày, làm lành vết loét dạ dày tá tràng trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng.

Sơ bộ nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ cũng thấy có một số kết quả sau đây:

  • Làm giảm độ axit của dạ dày khỉ, làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ, làm yếu sự co bóp của tim, làm giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.

Bệnh viện 108 thử nghiệm dùng trên lâm sàng (mới trên 5 bệnh nhân) thì 4 người giảm đau 80-100%, dịch vị giảm xuống bình thường. Ngoài ra Viện đông y áp dụng lá khôi chữa một số trường hợp đau dạ dày (dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác) đã sơ bộ nhận định như sau:

  •  Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn được ngủ được.
  • Nhưng với liều 250g một ngày thì làm bệnh nhân mệt, người uể oải, da tái xanh, sức khỏe xuống dần nếu tiếp tục uống.

5. Công dụng của Khôi Nhung

5. Công dụng của Khôi Nhung 1

Lá khôi còn là vị thuốc chữa đau dạ dày trong nhân dân.

Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm của Phân hội đông y Thanh Hóa dựa trên kinh nghiệm dùng của một vùng dân tộc dùng lá cây này chữa đau bụng. Nhưng bao giờ cũng dùng phối hợp với những vị bồ công anh (Lactuca indica), khổ sâm (Croton tonkinensis).

Đơn thuốc có lá khôi

Hội Đông y Thanh Hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày.

  • Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ.
  • Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

6. Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung trên thế giới

Các nghiên cứu về cây Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) trên thế giới chưa nhiều và chưa có nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm, thành phần và tính chất dược lý loài này.

Trong cuốn “Thực vật dược châu Á Thái Bình Dương”

  • Dược phẩm cho tương lai” của Christophe Wiart (2006) có giới thiệu về dược phẩm từ cây thuốc ở Châu Á Thái Bình Dương với hơn 400 cây dược liệu trong đó có chi Ardisia.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học của hai loài thuộc chi Ardisia của Nguyen Ha, Ripperger H, Schmidt J (2007)

  • Đã phát hiện được trong lá của Ardisia silvestris có các hợp chất 2-methyl-5-(Z-nonadec-14-enyl) và 5-(Z-nonadec-14-enyl), các diphenol cũng thu được từ rễ của Ardisia gigantifolia.

Nghiên cứu phân lập Antitubercular Resorcinol Analogs và Benzenoid C-Glucoside từ rễ cây Ardisia cornudentata của ChunPo Chang và cộng sự (2010)

  • Đã phân lập gốc rễ của Ardisia cornudentata Mez thành ba hợp chất mới và 26 hợp chất khác đã được biết đến
  • 13 trong số những hợp chất này cho thấy các hoạt động chống vi trùng, 2 hợp chất cho kết quả chống lại tế bào ung thư.

7. Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung ở Việt Nam

Các nghiên cứu cây Lá Khôi ở Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều bước phát triển. Đặc biệt các nghiên cứu cơ bản về phân bố và tri thức sử dụng loài Lá Khôi trong chăm sóc chữa bệnh.

Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm HPmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori của Phạm Bá Tuyến (2014)

  • Nghiên cứu kết hợp cây Cao khô Chè dây, Dạ cẩm và Lá Khôi
  • Kết quả Hpmax có tác dụng chống loét dạ dày tá tràng, giảm đau, liền sẹo, giảm thể tích dịch rỉ viêm, chống viêm mạn tính.

7. Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung ở Việt Nam 1

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Tác dụng tốt trong giảm đau, diệt HP và liền sẹo trên bệnh nhân loét hành tá tràng HP (+)
  • Hpmax có tác dụng cắt cơn đau với tỷ lệ loại tốt là 33,3%, loại trung bình là 61,9%, loại kém là 4,8%
  • Hpmax có tác dụng diệt HP đạt 59,5%
  • Hpmax có tác dụng làm liền sẹo với tỷ lệ loại tốt là 68,2%, loại trung bình là 27,3%, loại kém là 4,5%

Nghiên cứu thành phần hóa học loài Ardisia balansana thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) ở Việt Nam Lưu Tuấn Anh (2013)

  • Về thành phần hóa học của các loài trong chi Aridisiakết quả đã thành công trong việc phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ lá, thân, rễ cây Ardisia balansana.

Nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài Ardisia thuộc họ Myrsinaceae ở Việt Nam của Trịnh Anh Viên (2017)

  • Đã phân lập và xác định được cấu trúc của 40 hợp chất trong đó có 2 hợp chất mới, 12 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ chi Ardisia
  • 16 ngoài ra trong nghiên cứu còn thăm dò các hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virut và hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được.

Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Lá khôi tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long của KS Nguyễn Đình Ưng năm 2009

  • Các nghiên cứu về nhân giống cây Khôi Nhung trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
  • Kết quả trong thời gian thực hiện 36 tháng (tháng 10.2009 – 9.2012) đề tài đã nhân giống được 4.000 cây Lá khôi và xây dựng thành công mô hình trồng thử nghiệm cây lá Khôi trên diện tích 1 ha, tỷ lệ sống đạt 92,5%, chiều cao cây trung bình đạt 99,6 cm, đường kính gốc 2,6 cm.
  • Đồng thời nhóm thực hiện đề tài cũng đã xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng cây lá Khôi.
  • Kết quả thu được của đề tài đã góp phần bảo tồn nguồn gen loài cây dược liệu quý này tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-loai-khoi-nhung-ardisia-silvestris-pit-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-son-tra-thanh-pho-da-nang.html/feed 0