Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Quy trình kỹ thuật trồng cây Atiso cho năng suất cao https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cay-atiso-cho-nang-suat-cao.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cay-atiso-cho-nang-suat-cao.html#respond Thu, 30 Dec 2021 06:43:44 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=64046 Cây Atiso là cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao. Toàn bộ cây như thân rễ lá hoa đều được sử dụng để làm dược liệu. Hiện nay các sản phẩm chế biến từ cây Atiso được bán rất phổ biến trên thị trường. Với kỹ thuật trồng cây Atiso đơn giản, bà con có thể dễ dàng áp dụng trồng ở mọi nơi cho năng suất, thu nhập cao.

Thời vụ

  • Vụ sớm: Trồng cây tháng 4-5, thu hoạch cuối kỳ tháng 2-3.
  • Vụ muộn: Trồng từ tháng 7, tháng 8 dương lịch. Sau khi trồng 2, 3 tháng, bắt đầu tỉa lứa lá đầu tiên. Các lần tỉa lá tiếp theo được thực hiện cách nhau một tháng.

Thời vụ 1

Atiso thích khí hậu dịu mát, có nhiều ánh sáng

Xem thêm: Công dụng của cây Actiso

Chọn đất và làm đất

Đối với cây Atiso, nên chọn đất trồng có hàm lượng hữu cơ cao, độ ẩm và khả năng thoát nước tốt, độ ẩm trong đất phải đạt hơn 85%. Ngưỡng pH thích hợp để trồng cây là từ 5,5 – 6,5, đố với những vùng có nhiệt độ tương đối thấp như Đà Lạt hằng năm cần kiểm tra và cân bằng lại độ pH.

Khi trồng Atiso bà con có thể tận dụng trồng luân canh với các cây họ đậu, cây hoa và rau, không nên trồng thâm canh hoặc trồng liên tiếp nhiều vụ sẽ làm cây không đạt năng suất cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Trước khi trồng cây, bà con nên dọn dẹp sạch cỏ, cày bừa sâu để làm thoáng đất cũng như tiêu diệt các mầm bệnh đang ẩn trong đất.

Gieo trồng

Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.

  • Trồng Atiso bằng cây con: Một vài loại Atiso đẻ cây non, người ta chỉ cần tách những cây non ra và trồng.
  • Trồng Atiso bằng hạt: Gieo hạt vào mùa xuân, nên dùng đất nhiều chất mùn tốt để tránh hột giống bị hư. Sau khi mọc được hai lá thì trồng trồng cây non vào bịch và cứ hai tuần tưới một lần.

Chăm sóc

Tưới nước: Sau khi trồng cây giống xong, bà con có thể phủ 1 lớp rơm khô mỏng lên bề mặt luống để giữ ẩm cho cây.

  • Đối với giai đoạn vừa mới trồng cây và vào mùa khô, cần tưới nước đầy đủ cho cây, 2 lần/ngày tưới vào lúc sáng sớm, chiều mát.
  • Vào mùa mưa, có thể giảm lượng nước tưới xuống, thay vào đó nên chú đến việc thoát nước kịp thời cho cây để cây không bị ngập úng.

Bón phân: Bón phân (tính cho 1 ha/vụ): Phân chuồng hoại mục: 150 – 300m3; phân lân vi sinh (LVS) 500kg; vôi bột 1.000 – 1.500kg; phân vô cơ: N-P-K 2.000 – 2.600kg lượng nguyên chất, có thể dùng phân đơn hoặc phức hợp theo lượng trên.

Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, phân LVS rải đều khi làm đất; 1.000kg P2O5, đảo trộn thật đều trước khi trồng.

  • Bón thúc lần 1, sau trồng từ 25 – 30 ngày, kết hợp cắt, tỉa lá kém chất lượng, bón 400 – 450kg NPK rải đều phân cách gốc 10 – 15cm.
  • Bón thúc lần 2, sau trồng từ 50 – 60 ngày, bón 100kg N, 250kg P2O5, 150kg K2O rải đều phân cách gốc 15 – 20cm, kết hợp chăm sóc làm cỏ, vun đất nhẹ.
  • Bón thúc lần 3, sau trồng 3 tháng, bón 150kg N, 100kg P2O5, 100kg K2O rải đều phân quanh gốc, kết hợp chăm sóc.
  • Bón thúc lần 4, sau trồng 4 tháng, bón 150kg N, 100kg P2O5, 250kg K2O rải đều phân quanh gốc.
  • Bón thúc lần 5, sau trồng 5 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc. Bón thúc lần 6, sau trồng 6 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc.

Lưu ý: sau các lần bón thúc đều phải tưới nước sau khi bón.

Một số bệnh thường gặp ở cây Atiso

Bệnh đốm lá trên cây Atiso

Khi bị mắc bệnh này, cây Atiso thường xuất hiện những vết tròn màu vàng ở cả 2 bên bề mặt lá, nếu để lâu bệnh sẽ làm lá bị khô, cháy và rụng sớm, hoa và thân của cây cũng bị lây bệnh dần dẫn đến cành cong, hoa khô, về sau cây sẽ chết dần. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao.

  • Để phòng trừ loại bệnh này, việc đầu tiên là phải thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của cây, tiến hành tiêu hủy những tàn dư, cây bị mắc bệnh để tránh lây lan. Chú trọng công tác thoát nước cho cây vào những mùa mưa, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây có sức đề kháng chống lại mầm bệnh.

Bệnh do bọ phấn gây ra trên cây Atiso

Bọ phấn thường sinh sôi, sinh trưởng ngay trên các mặt lá của cây Atiso, khi ăn bọ thường chích nhựa độc vào lá và thân cây, từ đó cây bị chảy mủ độc, nếu để lâu lá chuyển dần sang màu vàng và rụng sớm, cây còi cọc, không phát triển được, sau đó chết dần.

  • Cách phòng tránh bệnh bọ phấn cần thường xuyên dọn vệ sinh vườn trồng, thường xuyên tỉa bới những cành mọc vượt, để tạo độ thông thoáng cho cây. Có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun định kỳ cho vườn 2 tháng/lần. Khi phát hiện cây bị bệnh, cần tiến hành cắt bỏ những phần đã bị nhiễm bệnh để tránh lây lan cho các cây khác.

Thu hoạch

Thu hoạch 1

Nên thu hoạch lá trước khi cây trổ hoa để thu được hàm lượng dược liệu nhiều nhất

Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 – đến 5cm. Cuống của Atiso có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ.

Sau khi thu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.

Nguồn: baodantoc.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cay-atiso-cho-nang-suat-cao.html/feed 0
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Mào gà trắng https://tracuuduoclieu.vn/luu-y-khi-trong-va-cham-soc-cay-mao-ga-trang.html https://tracuuduoclieu.vn/luu-y-khi-trong-va-cham-soc-cay-mao-ga-trang.html#respond Wed, 29 Dec 2021 09:12:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=62957

Thông tin khoa học

Đặc điểm thực vật

  • Cây thân thảo sống hàng năm, thân mọc thẳng, nhẵn, cao 0,3 – 1m, có thể cao tối đa 2m.
  • Lá mọc so le, hình mác, đầu nhọn, dài 8 – 10cm, rộng 2 – 4cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành bông mập, màu trắng ở phần dưới, hồng ở phần trên, hoa không có cuống.
  • Quả nang mở theo hình hộp, bên trong mang nhiều hạt đen mặt bóng.
  • Mùa hoa quả: Từ tháng 5 đến tháng 10.

Công dụng

Mào gà trắng là thuốc thu liễm, cầm máu, chữa xích bạch đới, chảy máu ruột, thổ huyết, chảy máu cam, chảy máu tử cung, rong kinh, lòi dom, bệnh về gan, mắt sưng đỏ, rắn cắn.

  • Ngày dùng 6-12g, hoa hoặc hạt dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên.
  • Dùng ngoài, lá mào gà trắng tươi nấu nước rửa ngâm, hoặc giã nhỏ xoa bóp, chữa lở ngứa.

Công dụng 1

Mào gà trắng – Celosia argentea L.

Kỹ thuật trồng cây

Thời vụ

Trồng bằng hạt vào mùa xuân

  • Điều kiện sinh trưởng: Là loại cây ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ảnh sáng.
  • Nhiệt độ thích hợp: để gieo hạt là 20-25oC.
  • Đất trồng: hoa mào gà thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn và có độ pH 6-6,5.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Chuẩn bị đất trồng: xới đất tơi, tưới nước và bón phân cho đất; sau đó gieo hạt lên lớp đất mỏng; rồi dùng rơm hoặc cỏ phủ lên để giữ ẩm và che nắng cho hạt nhanh nảy mầm; hạt sẽ nảy mầm sau 3 – 5 ngày, nên dùng bình phun sương để tưới cho hạt không bị trôi.

  • Chuyển cây ra trồng: sau khi cây cao được 5 – 6cm, thì chuyển cây ra trồng.
  • Chăm sóc: cần tưới đầy đủ cho cây từ 1 – 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát (tùy vào điều kiện thời tiết); bấm ngọn khi cây được 35 ngày tuổi, tạo điều kiện cho cây chồi nách phát triển, hoa sau này sẽ đẹp và to.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

Hoa mào gà thường bị sâu xanh tấn công và bị các loại bệnh như đốm nâu, đốm than, bệnh đốm vân vàng,… Cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật pha loãng để phun phòng trừ bệnh.

Thu hoạch và bảo quản

Bộ phận dùng làm thuốc:

  • Hạt phơi khô của cây mào gà trắng gọi là Thanh lương tử.

Thu hoạch vào tháng 9 – tháng 10, khi hạt chín, hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt, sẩy loại hết tạp chất, phơi khô, dùng dần.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/luu-y-khi-trong-va-cham-soc-cay-mao-ga-trang.html/feed 0
Kỹ thuật trồng cây Huyết dụ https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-huyet-du.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-huyet-du.html#respond Wed, 29 Dec 2021 07:35:39 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=62955 Thông tin khoa học

Đặc điểm thực vật

  • Cây nhỏ, cao khoảng 2m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh.
  • Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50cm, rộng 5-10cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt màu đỏ tía, có loại chỉ một mặt đỏ, còn mặt kia màu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùng phân nhánh, dài 30-40cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa màu trắng, mặt ngoài màu tía, lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô.
  • Quả mọng, hình cầu.
  • Mùa hoa quả: tháng 12-1.

Công dụng

Huyết dụ vị hơi ngọt, tính bình; chữa chấn thương huyết ứ sưng tấy, thổ huyết, khái huyết, niệu huyết, rong huyết, băng huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, đại tiện ra máu.

Công dụng 1

Huyết dụ – Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Trồng vào khoảng tháng 3 dương lịch hàng năm.

Điều kiện sinh trưởng

Cây Huyết dụ ưa khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng, không chịu rét, chịu hạn kém, ưa sáng, nhưng không phải ánh sáng trực xạ.

  • Đất trồng: Thích hợp với đất mùn, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt, tránh đất kiềm
  • Ánh sáng: trung bình và cao từ 50-90%. Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến lá của cây, nên cần ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Nhiệt độ: khoảng 15 – 27oC, chịu đựng được nhiệt độ thấp nhất là 4oC.
  • Chế độ nước: nhu cầu nước trung bình. Thường xuyên giữ độ ẩm cho đất trồng, giúp cây hút được nước. Tránh để cây thiếu nước, lá cây sẽ héo khô và chuyển sang màu nâu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Phương pháp nhân giống: bằng cách giâm cành.

Giâm cành: cắt cành 1 năm tuổi; cắm vào nơi râm, ẩm; cành mọc rễ sau khoảng 50 ngày; nếu ở nhiệt độ 25 – 30oC thì sau 30 ngày cành có thể mọc rễ. Tách cây đem trồng khi vào mùa xuân.

Bón phân bón hữu cơ

Để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu thiếu 2 loại phân bón Mg và K, cây sẽ còi cọc, cháy lá và dễ bị chết; vào mùa đông không nên bón phân.

Chăm sóc cây

  • Mùa hè nên bỏ cây vào nhà hoặc trong râm, tránh ánh sáng trực xạ, đồng thời thường xuyên tưới nước, chú ý thông thoáng gió. Mùa đông cần giữ cây ở nhiệt độ trên 10oC và giảm lượng nước tưới.
  • Cần quan sát kĩ các nhánh lá, loại bỏ ngay các phần lá bị hư để tránh ảnh hưởng đến các nhánh cây khác.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

  • Sâu bệnh gây hại: Bọ trĩ, nấm phyllosticta, nhện ve,… thường gây bệnh cho cây, gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn, hoại tử, thân cây bị đen đúa, thối rữa…
  • Dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại; sau đó cạo bỏ phần thân cây bị hoại tử, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch để trị bệnh cho cây.

Thu hoạch và bảo quản

  • Thu hái hoa vào mùa hè, cắt lá khi trời khô ráo.
  • Phơi khô hoa và lá hoặc sấy nhẹ cho khô, bảo quản nơi thoáng mát.

Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa và lá.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-huyet-du.html/feed 0
Kỹ thuật trồng cây Khôi https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-khoi.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-khoi.html#respond Tue, 07 Dec 2021 09:06:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63701 Thông tin khoa học

Mô tả

  • Cây khôi là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1,5 – 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.
  • Lá mọc so le, phiến là nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25-40cm, rộng 60-10cm, mặt trên màu xanh mịn, mặt dưới màu tím, 2 mặt đều có lông mịn như nhung; gân nổi hình mạng lưới, có loại 2 mặt đều màu xanh.
  • Hoa mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ, đường kính 2-3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài 5 cánh hoa.
  • Quả mọng, khi chín màu đỏ.
  • Mùa hoa: tháng 5-7, mùa quả: tháng 7-9
  • Có nhiều cây khôi khác nhau, có thứ như mô tả ở trên, có thứ hai mặt lá đều xanh. Kinh nghiệm thường chỉ dùng loại có lá mặt trên xanh như nhung, mặt dưới tím.

Công dụng của cây khôi nhung

Lá có chứa Tanin và Glucosid có tác dụng  trung hòa acid của dạ dày, chống viêm, làm giảm độ. Giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét. Kích thích lên da non và làm lành vết thương. Nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Lá khôi là một vị thuốc chữa đau dạ dày trong nhân dân. Lá khôi được dùng với lá vối, lá hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở.

Xem thêm: Cây Khôi – Cây thuốc quý đặc trị bệnh dạ dày
Công dụng của cây khôi nhung 1

Kỹ thuật trồng cây

Thời vụ trồng

Do là cây ưa ẩm nên thời điểm thích hợp nhất để trồng cây khôi nhung là vào mùa Xuân hoặc đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm. Bạn cũng có thể trồng ở vụ Thu khi thời tiết mát mẻ.

  • Vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4.
  • Vụ xuân – hè trồng vào tháng 6 – 7

Chọn và làm đất

  • Chọn đất nơi ẩm, tơi xốp, nhiều mùn, tốt nhất ven các khe suối, độ tàn che cao.
  • Nếu trồng đại chà nên đảm bảo độ tàn che từ 0,6-0,7.
  • Làm đất cục bộ theo hố, kích thước 20cm x 20cm x 20cm. Khoảng cách giữa các cây 40 x 40 cm

Cách trồng

Mật độ, khoảng cách trồng: mật độ trồng 62.000 cây/ha. Theo khoảng cách cây cách cây 0,4m, hàng cách hàng 0,4 m.

  • Cây con đánh từ vườn ươm về xé túi bầu cẩn thận. Tránh để đứt rễ vỡ bầu cây sẽ phát triển kém.
  • Đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt, phủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố. Trồng xong nên tưới nước ngay cho cây.

Chăm sóc

Thường  xuyên vun xới quanh gốc, phá bỏ cây cỏ xâm lấn. Luôn phải chú ý tưới nước tạo độ ẩm cho cây phát triển tốt.

Có thể bón thúc phân chuồng hoai mục, phân NPK để tăng độ tơi xốp và chất dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt là sau mỗi lần thu hoạch lá.

Chăm sóc 1

Thu hoạch

Sau khi trồng 4 – 5 tháng có thể thu hái lứa lá đầu, chọn những lá già, bánh tẻ phía dưới ngọn, hái bằng tay hoặc dùng kéo cắt sát cuống lá, để lại các lá non được dù phía trên.

Thường thu hái lá vào mùa hè – thu. Mỗi năm lá khôi cho thu hoạch từ 4 – 5 lứa/năm. Mỗi lượt thu hoạch cho thu 05 – 1kg lá tươi/cây. Lượng thu tăng theo các năm.Cây khôi nhung cho thu hoạch trên 10 năm.

Bảo quản:

  • Sau khi thu lá tươi về phơi nắng cho tái rồi hong và ủ trong râm.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-khoi.html/feed 0
Quy trình trồng cây Thất diệp nhất chi hoa https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-that-diep-nhat-chi-hoa.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-that-diep-nhat-chi-hoa.html#respond Thu, 25 Nov 2021 04:23:22 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63574 Thất diệp nhất chi hoa là loài cây dược liệu có giá trị cao, được dùng phổ biến trong Đông y để hỗ trợ điều trị bệnh. Việc nắm được quy trình trồng cây Thất Diệp nhất chi hoa sẽ giúp người dân chủ động được trong việc trồng và nâng cao hiệu quả trồng, tăng thu nhập cho gia đình.

Quy trình trồng cây Thất diệp nhất chi hoa 1

Chuẩn bị giống

  • Chọn cây con giống khỏe mạnh, không sâu bệnh có chiều cao cây khoảng 10 cm -15 cm và số lá từ 4-5 lá trở lên.

Thời vụ trồng

  • Thời vụ trồng thích hợp là vụ Xuân (khoảng từ 10/2- 10/3 hàng năm).

Chuẩn bị đất trồng

Bảy lá một hoa là loại cây đặc biệt ưa bóng, vì vậy cần trồng dưới tán cây khác hoặc ở vườn có mái che.

  • Đất trồng Thất diệp nhất chi hoa nên chọn đất tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ, có hàm lượng mùn cao, có độ pH ở mức trung tính, có độ ẩm vừa phải và thoát nước tốt.
  • Tiến hành cày đất 2 lần, bừa sạch cỏ dại, nếu đất có mầm mống sâu bệnh hại cần phải xử lý đất bằng nhiệt nóng của mặt trời, hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh để tiêu diệt các nguồn sâu, bệnh hại trong đất trước khi trồng. Có thể lên luống để thoát nước khi cần và bổ hố kích thước 30 x 30 cm.

Cách trồng

  • Khoảng cách thích hợp để trồng Thất diệp nhất chi hoa là: hàng cách hàng 50 – 60 cm, cây cách cây 30 – 40 cm.
  • Khi trồng đặt nhẹ cây giống xuống hố sâu 7 – 12 cm (đã chuẩn bị trước), đặt cây thẳng đứng và lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với rễ củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

Cách trồng 1

Chăm sóc

Bón phân

Hàng năm định kỳ làm cỏ, xới xáo, vun gốc và bón thêm phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, NPK. Tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng, thực trạng của cây mà lượng phân bón khác nhau. Kết quả nghiên cứu trồng thất diệp nhất chi hoa tại Cao Bằng cho kết quả bón phân tốt nhất:

  • Bón lót 1-2 tấn phân chuồng/1 ha.
  • Bón thúc 1 lần/năm vào tháng 5 – 6 hàng năm, sử dụng các công thức bón như sau:
  • Bón (20N + 20P2O5 + 10K2O) kg/ha hoặc bón (30N + 30P2O5 + 15K2O)kg/ha.

Tưới nước

Cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sống cho cây. Đặc biệt trong thời gian 1-3 tháng đầu mới trồng cần tưới nước đầy đủ để đảm bảo độ ẩm cần thiết.

Độ che phủ

Thất diệp nhất chi hoa là cây ưa bóng nên lựa chọn trồng dưới các tán cây hoặc che lưới đen đảm bảo độ che phủ từ 50% – 70% là thích hợp nhất giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

Tùy vào mục đích sử dụng, có thể thu hoạch củ Thất diệp nhất chi hoa từ năm thứ 3 sau trồng trở đi vào tháng 9 – 10 hàng năm (thời kỳ rụng lá).

  • Khi thu hoạch, đào thân rễ rửa sạch, để nguyên đem phơi hoặc thái mỏng rồi phơi khô đều được.
  • Thất diệp nhất chi hoa cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Nguồn: Viện KHSS – ĐH Thái Nguyên

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-that-diep-nhat-chi-hoa.html/feed 0
Trồng cỏ Mật gấu như thế nào? https://tracuuduoclieu.vn/trong-co-mat-gau-nhu-the-nao.html https://tracuuduoclieu.vn/trong-co-mat-gau-nhu-the-nao.html#respond Sat, 13 Nov 2021 04:47:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=62947 Thông tin khoa học

Mô tả

  • Cây thảo, cao 0,15 – 1m, phân nhánh ít hay nhiều. Thân mọc đứng hoặc mọc bò, có 4 cạnh rõ, có lông nhất là ở phần non.
  • Lá mọc đối, không cuống hoặc có cuống, hình trứng rộng, dài 1,5 – 8 cm, rộng 0,5 -5 cm, gốc bằng hoặc hình nêm, đầu nhọn hoặc tù, mép khía răng hoặc khía tai bèo, hai mặt có lông tơ, cuống lá dài 0,5 – 2 cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chuỳ dài hơn 20 cm; lá bắc rất nhỏ, rụng sớm; hoa nhỏ có cuống dài, màu trắng đốm hồng, đài hình chuông, 5 răng gần bằng nhau và nhọn, có lông tơ và hạch nhỏ màu vàng, tràng dài gấp đôi đài, có ống hình trụ. có lông ở mặt ngoài, phiến chia 2 môi, màu trắng có chấm hồng, môi trên chè 4 thuy ngắn bằng nhau, môi dưới nguyên dài hơn mỗi trên; nhị 4, thò ra ngoài tràng, 2 dài, 2 ngăn, bầu có vòi chẻ đôi.
  • Quả bế tư thuôn, hình bầu dục, nhẵn, màu nâu.
  • Mùa hoa: tháng 8-10, mùa quả: tháng 11-12.

Công dụng

Cỏ mật gấu vị đắng hơi ngọt, tính mát, có công năng thanh can, lợi đởm, thoái hoàng, thanh nhiệt lợi thấp, lợi tiểu, lọc máu, tán ứ.

Cỏ mật gấu thường dùng chữa viêm gan vàng da cấp tính, viêm túi mật, viêm ruột cấp, kiết lỵ. Còn chữa sưng ứ do chấn thương, đụng dập hoặc bổ té. Liều dùng ngày 15 – 30g hoặc 30 – 60g tươi sắc uống trong ngày.

Công dụng 1

Hình ảnh cây Cỏ mật gấu

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Thời vụ trồng tháng 2 – tháng 3.

Thời vụ nhân giống: Giâm vào mùa thu hoặc mùa xuân.

Điều kiện sinh trưởng

  • Giống cây ưa ẩm, thích hợp trồng ở những vùng đất ẩm thấp nhưng không bị úng nước.
  • Cây sinh trưởng và phát triển tốt khi được trồng ở những vùng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng; vườn cây luôn thông thoáng, đủ ánh sáng.

Nhân giống

Phương pháp nhân giống: bằng hom hoặc từ hạt.

Chọn giống:

Cành hom phải là những cành mật gấu khỏe mạnh, tươi tốt, không sâu bệnh, có chu vi khoảng 4 – 6cm, được cắt từ những cây trên 1 tuổi; chọn buổi sáng sớm, thời tiết râm mát, cắt cành hom có độ dài từ 7 – 10cm với 2 – 4 lá.

Làm đất:

  • Trộn đất với phân chuồng hoai mục, hoặc vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ,… để làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho đất trồng
  • Bón lót đất trồng với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi trồng để diệt trừ hết mầm bệnh trong đất.

Giâm cành:

ngay sau khi cắt cành từ cây; nếu muốn đảm bảo chắc chắn sự phát triển của hom, nên nhúng đầu hom vào dung dịch kích thích mọc rễ trước khi đem giâm cành; tưới nước cho cây đủ độ ẩm cần thiết.

Chăm sóc

  • Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ.
  • Bón thúc: sau khi trồng 15 ngày có thể bón thúc lần đầu bằng đạm loãng với lượng 10g đạm/ 10 lít nước sạch tưới cho cây; sau đó cứ khoảng 20 ngày lại bón thúc đợt tiếp theo cho cây phát triển khỏe mạnh.

Chăm sóc: chú ý thường xuyên tưới nước duy trì độ ẩm cho cây vào mùa khô; tháo nước cho cây vào mùa mưa, tránh ngập úng; định kỳ làm cỏ vun xới cho cây.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

Đề phòng bệnh lở cổ rễ, tránh để cây bị úng nước vào mùa mưa.

Thu hoạch và bảo quản

  • Thu hái toàn cây quanh năm (đợt đầu tiên là sau khi trồng khoảng 1 – 2 tháng).
  • Rửa sạch cây, chặt khúc, dùng tươi hoặc phơi khô.

Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn cây.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/trong-co-mat-gau-nhu-the-nao.html/feed 0
Quy trình trồng cây thuốc Đại hoàng https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-thuoc-dai-hoang.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-thuoc-dai-hoang.html#respond Sat, 13 Nov 2021 02:46:23 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=62949

Thông tin khoa học

Mô tả

  • Cây sống lâu năm, rễ thô, to, thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt nhẵn.
  • Lá ở dưới to dài, có cuống dài, phiến lá hình tim cắt thành 3-7 thuỳ, mép thuỳ hơi có răng cưa hoặc hơi cắt, lá ở phía trên thân nhỏ hơn.
  • Cụm hoa mọc thành chùm khi còn non, hoa có màu tím đỏ.
  • Mùa hoa quả: Tháng 8 – tháng 11.

Công dụng

Cây có vị đắng, tính hàn chữa táo bón, đau bụng, bí đại tiện; chữa bị thương ứ máu, sưng tấy; vàng da do viêm gan, tắc mật; chữa hắc lào.

Công dụng 1

Hình ảnh cây thuốc Đại hoàng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Khoảng tháng 2 – tháng 3 ở miền núi hoặc tháng 8 – tháng 9 ở vùng trung du và đồng bằng.

Điều kiện sinh trưởng

  • Cây thích nghi với vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao (khoảng 1300m trở lên), quanh năm ẩm mát; không chịu được ngập úng, dù chỉ 1 – 2 ngày.
  • Đại Hoàng thường được trồng ở những vùng mát, có độ cao từ 1000m trở lên như Sa Pa, Tam Đảo, Hà Giang, Đà Lạt, Hoà Bình. Ở các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, cây trồng thử không mang lại hiệu quả cao.
  • Đất trồng: có tầng canh tác dày, nhẹ, thoát nước tốt.

Phương pháp trồng

Cây ra hoa nhưng kết hạt kém, vì vậy được nhân giống bằng cách tách mầm. Khi thu hoạch hàng năm, tách lấy mầm con để làm giống.

  • Làm đất: tơi, nhỏ; lên luống cao 25 – 30cm, rộng 90cm.
  • Bón lót: dùng 1,5 – 2kg phân chuồng mục trộn với 0,3 – 0,4kg supe lân và tro thảo mộc trên 1m2 đất trồng; bón lót theo hốc, với khoảng cách 45 x 45cm hoặc 50 x 45cm.

Chú ý: Cần để đầu mầm chồi lên khỏi mặt đất, nén chặt và hàng ngày tưới đủ ẩm. Nếu trời còn lạnh quá, cần phủ mặt luống bằng rơm, rạ, hay cỏ khô.

Chăm sóc

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo; bón thúc bằng nước phân chuồng hoặc nước giải pha loãng 2 – 3 lần mỗi năm; nếu cây quá tốt, có thể bón thêm kali hay tro bếp, tỉa bớt lá.

  • Các loại bệnh và cách phòng tránh: Cây sống khỏe, ít bị sâu bệnh hại.

Thu hoạch và bảo quản

Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ và thân rễ.

Thu hoạch rễ của cây được ít nhất 3 tuổi; đào cả cây vào khoảng tháng 8 đến tháng 10; cắt bỏ thân, chồi, rễ con; lấy củ, rửa sạch, phơi khô; lưu giữ 1 năm rồi mới đem dùng.

Thu hoạch và bảo quản 1

Thân rễ Đại hoàng khi phơi khô

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-thuoc-dai-hoang.html/feed 0
Hướng dẫn trồng cây Bạch chỉ https://tracuuduoclieu.vn/huong-dan-trong-cay-bach-chi.html https://tracuuduoclieu.vn/huong-dan-trong-cay-bach-chi.html#respond Fri, 05 Nov 2021 07:38:27 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=62941 Thông tin khoa học

Mô tả

  • Cây bạch chỉ (Angelica dahurica) còn gọi là hàng châu bạch chỉ là một cây sống lâu năm, cao 1-1,5m, đường kính thân có thể tới 2-3cm, thân rồng, mặt ngoài màu tím hồng, phía dưới thân nhẵn, không có lông, nhưng phía trên, gần cụm hoa thì có lông ngắn.
  • Lá phía dưới to, có cuống dài, phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim, thuỳ hình trứng hay hình trứng dài, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa, lá phía trên nhỏ hơn, toàn bộ cuống lá phát triển thành bẹ bao ôm lấy thân, hai mặt đều không có lông, nhưng trên đường gân của mặt trên có lông ngắn.
  • Cụm hoa hình tán kép mọc ở kẽ lá hay đầu cành, cuống tán dài 48cm, cuống tán nhỏ dài 1cm, hoa màu trắng, quả dài chìm 6mm, rộng 5-6mm.

Công dụng

Bạch chỉ là vị thuốc có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng phát biểu khứ phong, hoạt huyết bài nùng sinh cơ, giảm đau, dùng để làm thần kinh hưng phấn làm cho huyết trong toàn thân vận chuyển mau chóng, làm thuốc thư gân, ra mồ hôi chữa nhức đầu, răng đau, các bệnh về đầu, mặt, xích bạch đới, thông kinh nguyệt.

Thường bạch chỉ được dùng làm thuốc giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, đau răng, còn dùng làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam.

  • Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống 1-2g.

Công dụng 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Thời gian gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.

Điều kiện sinh trưởng

Bạch chỉ là loại cây ưa sáng và ẩm, nhưng không chịu úng; thích hợp trồng ở những vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, có độ ẩm cao.

  • Nhiệt độ: thích hợp từ 16-25oC, trung bình từ 18-20oC.
  • Đất trồng:phải là đất khá màu mỡ, sâu như đất phù sa ven sông; đất nhiều mùn, thoát nước tốt,
    có độ pH 6,5 – 7.

Nhân giống

Hạt giống Bạch chỉ: phải được lấy từ cây 2 tuổi ở Sapa, Tam Đảo hoặc vùng có khí hậu tương tự.

Xử lý hạt giống: ngâm hạt trong nước ấm 40 – 50oC (2 sôi, 3 lạnh), sau 12 giờ vớt ra trộn thật đều với cát khô, rồi ủ hạt trong một chiếc khăn ấm và tưới đẫm nước. Để bọc hạt ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và tưới nước hàng ngày.

Kỹ thuật trồng

Làm đất:

  • Đất được xới tơi; lên luống cao 30 – 35cm, rộng 1,0 – 1,1m, rãnh 30cm. Sau khi chia luống, rải đều phân chuồng đã ủ hoai lên mặt luống rồi vét đất 2 bên rãnh lấp phân sâu 5 – 7cm, san bằng mặt luống.

Gieo hạt:

  • Khoảng 10 – 15 ngày sau, khi hạt đã bắt đầu nứt nanh thì bỏ ra trộn với tro khô rồi đem ra vườn gieo theo từng hốc cách nhau khoảng 25cm, sau đó phủ kín bằng rơm hoặc rạ. 
  • Đến khi cây đã mọc 2 lá mầm khá nhiều thì bỏ rạ.

Trồng cây:

  • Khi cây đã ra khoảng 3 – 4 lá thật, chiều cao cây độ 10cm thì có thể bứng trồng.

Mật độ trồng:

  • Trồng so le các cây cách nhau 20cm, để sau này cây khép tán kín luống.

Chăm sóc

Bón phân cho cây bằng phân đạm pha loãng với nước khi cây mọc được 2 lá. Bón thúc cho cây khi cây được 25 ngày, cần làm cỏ, tỉa bớt cành cho cây cao được khoảng 30cm.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

  • Dùng thuốc phòng bệnh cho cây để loại bỏ những loại sâu xám
  • Tháo nước cho cây khi trời mưa quá nhiều, đề phòng ngập úng.

Thu hoạch và bảo quản

  • Thu hoạch hạt giống: vào tháng 7 hạt chín, hái từng chùm vào buổi sáng, đem phơi 3-4 ngày, cần tránh để hạt bị ướt do mưa, hạt sẽ không nảy mầm.
  • Thu hoạch củ: vào đầu mùa thu, một số lá gốc úa vàng, đào thử thấy củ to và chắc, là có thể thu hoạch được; tránh làm xây xát vỏ và gẫy rễ; không lấy rễ ở cây đã ra hoa, kết hạt. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

Thu hoạch và bảo quản 1

Chú ý:

Tinh dầu tiết ra từ rễ cây dễ làm bỏng da tay nên cần đeo găng tay cao su khi rửa.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/huong-dan-trong-cay-bach-chi.html/feed 0
Những lưu ý khi trồng cây Ngải cứu https://tracuuduoclieu.vn/nhung-luu-y-khi-trong-cay-ngai-cuu.html https://tracuuduoclieu.vn/nhung-luu-y-khi-trong-cay-ngai-cuu.html#respond Mon, 01 Nov 2021 09:36:47 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=62961

Thông tin khoa học

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,4-1m. Thân cành mọc sum sê, có rãnh và lông nhỏ.
  • Lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới phủ đầy lông trắng.
  • Hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành chùm kép, mang nhiều đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt; tổng bao gồm những lá bắc nguyên giống như những vảy có lông; đầu mọc chúc xuống cùng phía, hình trứng cụt, mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính trên cùng 1 cụm hoặc những cụm khác nhau; thường hoa cái chiếm nhiều hơn; hoa không có mào lông, tràng hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có hai răng ở đầu, tràng hoa lưỡng tính hình phễu, có 5 thùy uốn cong ra phía ngoài; nhị 5.
  • Quả bế, thuôn nhỏ, không có túm lông.
  • Toàn cây có mùi thơm hắc.
  • Mùa hoa quả tháng 10-12.

Công dụng

Ngải cứu được dùng làm thuốc điều kinh. Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc, giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét, trị đau nhức xương khớp.

Công dụng 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân.

Điều kiện sinh trưởng

  • Ngải cứu loại cây ưa sáng, nên cần chọn vị trí trồng có đủ ánh nắng để cây phát triển tốt nhất.
  • Đất trồng:Chọn đất ẩm, mát, nhiều mùn, không bị ngập úng

Làm đất

Xới tơi, cày nhỏ đất rồi phơi nắng (phơi ải) trước khi trồng ít nhất 10 ngày để diệt mầm bệnh; sau đó bón lót phân chuồng hoai và tưới đẫm nước cho đủ độ ẩm. Bổ hốc với khoảng cách 30 x 40cm.

Kỹ thuật trồng cây

  • Nhân giống: Có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc trồng cây con; nhưng đơn giản nhất vẫn là cắm cành.
  • Trồng cây: cắt một đoạn thân ngải cứu khoảng 20 – 30cm và cắm xuống đất; sau 1 tháng là có thể thu hoạch được.
  • Tưới nước: cần đảm bảo lượng nước đầy đủ cho cây phát triển tốt; cân đối lượng nước theo mùa; tưới đẫm vào buổi sáng và tưới nhẹ vào buổi chiều.
  • Bón thúc: bằng các loại phân vô cơ định kỳ 15 ngày/ lần.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

Ngải cứu sống khỏe, ít bị sâu bệnh.

Thu hoạch và bảo quản

Thu hái các ngọn cây lá non quanh năm làm ngải nhung; hoặc cây có hoa và lá, dùng tươi hay phơi khô trong râm mát để dùng dần.

Thu hoạch và bảo quản 1

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nhung-luu-y-khi-trong-cay-ngai-cuu.html/feed 0
Những lưu ý khi trồng cây Cúc hoa https://tracuuduoclieu.vn/nhung-luu-y-khi-trong-cay-cuc-hoa.html https://tracuuduoclieu.vn/nhung-luu-y-khi-trong-cay-cuc-hoa.html#respond Sat, 30 Oct 2021 08:57:52 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=62945 Thông tin khoa học

Mô tả

  • Cúc hoa dạng thân thảo sống hàng năm, thân đứng cao 60 – 100cm, phân cành nhiều.
  • Lá đơn mọc so le, xẻ thuỳ sâu, mép có răng cưa, không cuống.
  • Cụm hoa hình đầu ở nách lá và đầu cành, đường kính 1 -1,5cm, cuống dài tới 2 – 3cm, lá bắc xếp 3 – 4 hàng.
  • Hoa tự có các hoa vòng ngoài cánh hoa phát triển hình lưỡi xếp 2 vòng có màu vàng sặc sỡ, các hoa vòng trong cánh hoa hình ống, màu vàng.
  • Quả bế có mào lông, phát tán nhờ gió.
  • Mùa hoa quả: từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

Công dụng

Hoa cây cúc vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, đinh độc, mụn nhọt sưng đau. Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết làm trẻ lâu.

Liều dùng mỗi ngày 8-16g, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Còn dùng để ướp chè hay ngâm rượu uống. Dùng ngoài rửa đắp mụn nhọt.

Công dụng 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Trồng tốt nhất trong khoảng tháng 5 -tháng 6.

Điều kiện sinh trưởng

  • Cúc hoa là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, không chịu được khô hạn.
  • Nhiệt độ: thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 – 25oC.
  • Chọn đất: phù sa ven sông, màu mỡ, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, có độ pH ~ 7.

Phương pháp nhân giống

Nhân giống vô tính: bằng cách tách chồi

Chọn giống: đánh dấu những cây nhiều cành, hoa to, khỏe mạnh, sạch sâu bệnh trước khi thu hoạch; sau khi thu hoạch cắt bỏ cây mẹ đã chọn, để lại gốc; tưới nước giữ ẩm, làm cỏ, bón thúc bằng phân Kali hoặc tro bếp để kích thích cây mọc chồi; sau 1,5 – 2 tháng, khi cây cao khoảng 10 – 15cm, chọn ngày râm mát đánh cây ra trồng.

Đánh cây giống: dùng cuốc đánh cây giống thành từng mô nhỏ, tách bỏ những cây nhỏ và xấu; bổ hốc trên hàng giữa luống trồng với khoảng cách 30 x 30cm; bón phân lót vào hốc; mỗi hốc trồng 1 khóm cúc hoa gồm 15 cây, đặt đứng cụm hay rải đều; vun đất 2 bên rãnh để lấp hốc lại; trồng xong vun đất hai bên rãnh tạo thành luống thoải để dễ thoát nước; tưới đủ nước cho cây chóng bén rễ, hồi xanh.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

Cúc hoa thường bị một số loại sâu bệnh hại như: sâu xám, sâu xanh, rệp, bọ trĩ, dế, các bệnh nấm phấn trắng,…

  • Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp như làm cỏ, xới xáo, bắt sâu bệnh.
  • Nếu mật độ sâu bệnh hại cao, cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Bộ phận dùng làm thuốc

Hoa khô, loại hoa đóa nguyên vẹn, màu tươi sáng, thơm; bỏ cành, cuống và lá.

Thu hoạch và bảo quản

  • Thu hái vào cuối mùa thu, đầu mùa đông, khoảng thời gian từ tháng 9 – tháng 11, khi hoa nở.
  • Cắt cả cây, phơi khô trong chỗ râm mát; rồi ngắt lấy hoa, phơi hoặc sấy khô, để nơi khô thoáng.

 

Thu hoạch và bảo quản 1

Trà hoa cúc giúp giảm mỡ máu, giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nhung-luu-y-khi-trong-cay-cuc-hoa.html/feed 0