Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Chuyên gia tư vấn về dầu Tỏi https://tracuuduoclieu.vn/chuyen-gia-tu-van-ve-dau-toi.html https://tracuuduoclieu.vn/chuyen-gia-tu-van-ve-dau-toi.html#respond Tue, 10 Nov 2020 03:21:39 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48149 Tỏi tía là gia vị quen thuộc trong căn bếp gia đình. Đây cũng là vị thuốc quý đã được sử dụng từ 5.000 – 6.000 năm trước đây.
Thành phần hoạt chất chính trong tỏi tía là allicin và hợp chất sunfua, có tác dụng:

– Tăng cường sức đề kháng cơ thể
– Bảo vệ đường hô hấp do virus
– Giảm ho, cảm cúm
– Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chuyen-gia-tu-van-ve-dau-toi.html/feed 0
Tỏi tía – Theo góc nhìn khoa học https://tracuuduoclieu.vn/toi-tia-theo-goc-nhin-khoa-hoc.html https://tracuuduoclieu.vn/toi-tia-theo-goc-nhin-khoa-hoc.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/toi-tia-theo-goc-nhin-khoa-hoc-418/ Tỏi tía từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích hô hấp, tăng cường khả năng miễn dịch. Các nhà khoa học đã phát hiện thành phần chính trong tỏi tía hợp chất sun phít chứa lưu huỳnh. Tác dụng của tỏi tía: khả năng điều hòa cholesterol toàn phần, giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, gan nhiễm mỡ.

Tỏi tía - Theo góc nhìn khoa học 1

Hình ảnh Tỏi tía

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm sử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều tác dụng dược lý quan trọng được dùng để trị bệnh.

Các tác dụng này đã được nghiên cứu rất công phu và công bố rộng khắp trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Các nhà khoa học cho rằng tỏi có khả năng phòng và điều trị được rất nhiều bệnh nan y khó chữa như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, huyết áp cao và phòng ngừa ung thư.

Thành phần hoạt chất chính làm lên tác dụng của tỏi

Năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ là Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra thành phần hoạt chất chính nằm sâu trong các tép tỏi đặt tên là Alliin (đặt theo tên khoa học của tỏi là Allisa). Đây là một chất sulfur (có gắn lưu huỳnh trong phân tử). Tuy vậy chất này lại không có tác dụng sinh học và không tạo ra mùi vị đặc trưng của tỏi.

Những nghiên cứu về sau mới phát hiện ra rằng chất này khi tiếp xúc với không khí và dưới tác động của men Allinase (cũng nằm trong tỏi) thì sẽ chuyển thành Allicin. Chất này tạo nên mùi vị đặc trưng và là chất có hoạt tính sinh học mạnh nhất của tỏi.

Thành phần hoạt chất chính làm lên tác dụng của tỏi 1

Ngoài Allicin, tỏi còn chứa hơn 33 các hợp chất sulfur hữu cơ khác như ajoene, allylpro-pyl disulfide, diallyl trisulfide, sallylcysteine, vinyldithiine,S– allylmercaptocystein…Cùng với Allicin, các hợp chất sulfur này tạo nên mùi vị cay nồng đặc trưng của tỏi. Các chất này được cất giữ trong các túi dầu nằm sâu trong tép tỏi.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy trong tỏi nhiều vitamin, khoáng chất (đặc biệt là Selen), các loại đường, acid amin…Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ hầu hết các tác dụng sinh học quý giá của tỏi đều do các chất sulfur tạo nên, đặc biệt là Allicin. Vì vậy việc trích ly được dầu tỏi có chứa các hoạt chất này, chuyển hoá alliin thành allicin và giữ ổn định chúng luôn là đề tài được giới khoa học trên thế giới quan tâm. Sau đây là những tác dụng quý giá mà dầu tỏi (chứa allicin và các chất sulfur đặc trưng) mang lại cho sức khoẻ con người.

Tỏi tía theo góc nhìn khoa học

Dầu Tỏi làm giảm Cholesterol xấu (LDL) trong máu

Dầu tỏi giúp làm giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, các triglycerid và đặc biệt là LDL, 1 loại lipoprotein tỷ trọng thấp.

Đây là loại cholesterol xấu, khi chất này có mặt nhiều trong máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch, cản trở quá trình lưu thông của máu trong cơ thể, do đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và nặng hơn nữa là dẫn đến các cơn đột quỵ.

  • Allicin cũng như các hợp chất sulfur hữu cơ trong dầu tỏi có khả năng thu gom các cholesterol xấu này và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm không gây hại rồi thải loại ra ngoài bằng các con đường khác nhau.
Dầu tỏi làm sạch mỡ trong gan nhanh chóng

Allicin trong dầu tỏi có khả năng ức chế quá trình tổng hợp cholesterol ở gan, do ức chế men HMG – CoA reductase. Đây là một men có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp cholesterol trong gan.

Do đó, dầu tỏi có tác dụng ngăn chặn tích tụ mỡ trong các tế bào gan, làm sạch mỡ tích tụ trong gan nhanh chóng và tăng cường hoạt động chức năng gan.

  • Ngoài ra, dầu tỏi còn có tác dụng giãn mạch làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn và lượng máu tưới cho gan, do đó giúp gan giải độc nhanh chóng.

Dầu tỏi làm giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông, giúp máu dễ dàng lưu thông trong cơ thể.

Allicin trong dầu tỏi và một chất chuyển hóa của nó Ajoene có tác dụng ức chế sự hình thành cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhồi máu cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

  • Chất Ajoene đã được bác sĩ Eric Block, Đại học New York, phát hiện ra trong dầu tỏi.
  • Theo ông, chất này có công hiệu như Aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn.
  • Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều  tỏi và hành.

Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pend-leton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, nhồi máu cơ tim vì cục máu đông. Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka cũng ghi là “tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng”.

Các nhà thảo mộc học xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi, tuy nhiên tỏi chỉ làm giảm độ nhớt và làm loãng máu ở mức độ vừa phải, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn mà không gây ra tình trạng băng huyết chảy máu.

Dầu Tỏi chống cao huyết áp

Dầu Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Bên Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao. Do tác dụng giảm mỡ trong máu, chống lão hoá thành mạch mạnh nên giúp thành mạch máu đàn hồi tốt hơn, máu lưu thông trong mạch dễ hơn, điều này góp phần làm giảm huyết áp.

  • Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyếtáp.Theo ông, chất Allicin trong dầu tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm.
  • Các nghiên cứu ở Ấn Độ và Đức cũng đưa đến kết quả tương tự.
  • Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay chất Allicin trong tỏi tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.

Dầu Tỏi chống cao huyết áp 1

Dầu Tỏi chống cúm và ho dai dẳng do vi rút

Tỏi từ xa xưa đã được các bác sĩ nhiều nơi trên thế giới tin dùng trong việc giảm ho, phòng và và ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm, tiêu diệt các dịch bệnh do virut khác.

Trong dịch cúm ở Nga Xô Viết năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể.

  • Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ với bệnh ung thư. Cá nhân ông đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm.
  • Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi dầu tỏi.
  • Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đờm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi.
  • Các bác sĩ người Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bệnh suyễn và viêm phổi ở trẻ em.

Ngày này giới khoa học đã chứng minh Allicin với liều rất nhỏ trong không khí cũng có thể tiêu diệt hiệu quả vi rút cúm. Vi rút cúm “lang thang” trong không khí khi gặp các phân tử Allicin bay hơi từ tỏi sẽ lập tức bị tiêu diệt. Khả năng diệt vi rút của tỏi rất nhạy và không bị kháng lại. Điều này góp phần giải thích lý do người dân coi Tỏi là bùa phép trừ tà, treo trước cửa nhà hoặc đeo trước ngực phụ nữ mang thai để tránh quái thai (vì người xưa không biết rằng một trong những nguyên nhân gây quái thai là do sản phụ bị nhiễm cúm nặng trong giai đoạn mang thai.

Việc đeo túi tỏi trước ngực sẽ phòng chống cúm hữu hiệu khi mang thai và hạn chế sinh dị tật cho thai nhi). Việc treo tỏi trước cửa cũng sẽ là hạn chế nồng độ vi rút trong không khí, nhất là vi rút cúm, giảm nguy cơ ốm đau.

Khoa học ngày này đặc biệt nhấn mạnh việc dùng dầu tỏi trong phòng chống cúm, ho ở cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì trên 80% trẻ bị ho ban đầu là do vi rút, kháng sinh không có tác dụng trong giai đoạn này. Nếu trẻ bị ho mà cho dùng ngay dầu tỏi sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản phổi, viêm phổi rất hiệu quả.

Dầu tỏi rất hữu dụng vì có khả năng thông phổi, ngăn sinh đờm và diệt vi rút mạnh nên rất có ích cho những người viêm xoang mãn tính. Các nhà khoa học cũng chứng minh trong các trường hợp điều trị viêm phổi nặng, dùng kháng sinh kết hợp với tỏi sẽ khỏi bệnh nhanh hơn hẳn, giảm chi phí điều trị.

Dầu Tỏi và ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng tỏi có khả năng trị ung thư trên động vật thí nghiệm và hiện nay người ta đang kiểm chứng xem liệu rằng khả năng trị ung thư của tỏi trên người có giống với trên động vật hay không.

  • Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.
  • Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất chống oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá hủy tế bào do các gốc tự do gây ra.

Tại viện Ung Thư M.D. Anderson Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất sulfur trong tỏi. Được biết viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này.

Dầu Tỏi và ung thư 1

Dầu Tỏi giảm béo

Dầu tỏi với liều 300mg – 500mg một ngày (tương đương 6-10 viên) có tác dụng giảm béo bụng rõ rệt mà không gây hại cho cơ thể.

Sở dĩ như vậy là vì dầu tỏi ngăn cản sự hình thành mỡ trong gan mạnh, đồng thời kích thích các tế bào cơ thể tăng cường trao đổi chất làm tiêu hao năng lượng dư thừa.

Do cơ chế vừa ngăn cản sự hình thành mỡ ngay tại gan vừa tăng cường đốt cháy năng lượng nên dầu tỏi đặc biệt hiệu quả cho các trường hợp béo bụng, làm tiêu lớp mỡ vùng bụng vùng đùi nhanh chóng mà lại tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể, làm hết mệt mỏi.

Dầu Tỏi làm ấm người và tiêu thũng

Các chất Sulfur trong tỏi đặc biệt là Allicin có tác dụng chống toan máu, chống lại quá trình oxi hoá màng tế bào giúp tế bào hoạt động bình thường trở lại, do vậy làm ấm cơ thể lên. Khi tế bào hoạt động mạnh sẽ tiêu thụ nước dư thừa trong cơ thể và sản sinh ra nhiều năng lượng. Đây chính là lý do tại sao uống dầu tỏi thấy nóng người và khát nước.

  • Các trường hợp cơ thể nhiễm hàn lạnh, người thể hư hàn như sợ lạnh, chân tay lạnh, người bủng, mặt nhợt nhạt, béo bệu, ăn uống khó tiêu, đau đầu kinh niên, mất ngủ và ngủ không sâu, tiểu nhiều rất thích hợp với dầu tỏi.
  • Chỉ kiên trì dùng trong một đến hai tháng sẽ cải thiện rõ rệt các triệu trứng trên như người ấm lại, săn chắc hơn, ăn uống ngon hơn, hết đau đầu hoa mắt chóng mặt.
  • Những người thường xuyên dùng dầu tỏi sẽ thấy nhẹ nhõm và săn chắc, các bệnh mãn tính như đau khớp, viêm họng, cảm cúm… giảm hẳn, người có xu hướng trẻ lại.

Tỏi còn một số công dụng khác

Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên các chức năng của não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ.

Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà dùng với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi và gọi đó là thuốc kích dục, gợi tình.

  • Theo bác sĩ Pavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona-Mỹ, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa bệnh khí thũng phổi làm khó thở, bệnh tiêu hóa kém, táo bón, cảm lạnh.
  • Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das ở Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật (cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm tăng cân nặng ở trẻ chậm lớn.
  • Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center, Philadelphia, cho hay khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị em bé.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/toi-tia-theo-goc-nhin-khoa-hoc.html/feed 0
Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoat-chat-cua-toi-tia.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoat-chat-cua-toi-tia.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoat-chat-cua-toi-tia-422/ Từ lâu, Tỏi được biết đến là một gia vị thiết yếu trong các bữa ăn của người Việt. Bên cạnh đó, Tỏi còn là một vị dược liệu tốt có tác dụng phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp…

Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía 1

Hình ảnh củ Tỏi – gia vị của người Việt

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Tỏi chứa hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu khác như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,…

Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi.  Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất alliin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao.

Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía 2

Sơ đồ chuyển hóa Alliin thành Allicin

Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính.  Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này.  Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin.

Theo nghiên cứu, Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis.

Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.

Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu.  Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực.

Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế bào ung thư. Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý được phổ biến trong tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại khối u ung thư.

Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania khả năng ngăn chặn khối u, ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide  và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít được nhắc đến là ajoene.  Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính  của máu.

Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoáng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi.

Xem thêm: Ý kiến chuyên gia về tác dụng giảm mỡ gan nhờ tỏi tía

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị.  Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch.

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-hoat-chat-cua-toi-tia.html/feed 0