Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 22 Nov 2024 04:06:23 +0700 vi hourly 1 Cây lược vàng – Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh https://tracuuduoclieu.vn/cay-luoc-vang-dac-diem-cong-dung-va-bai-thuoc-chua-benh.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-luoc-vang-dac-diem-cong-dung-va-bai-thuoc-chua-benh.html#respond Sat, 10 Apr 2021 07:00:19 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54742 Cây lược vàng mọc hoang tại nhiều tỉnh thành ở nước ta. Tuy nhiên, nhiều người chưa thể phân biệt Cây lược vàng là dược liệu phổ biến, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như gan, dạ dày, xương khớp, da liễu,…

Cây lược vàng – Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh 1

Hình ảnh cây lược vàng trong thiên nhiên

1. Thông tin khoa học

  • Tên gọi khác: Địa lan vòi, lan vũ, rai lá phất dũ, giả khóm, lan vòi, cây bạch tuộc…
  • Tên gọi theo khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson
  • Họ: Commelinaceae (Thài Lài)

2. Đặc điểm thực vật

  • Cây thân thảo, cao khoảng 15cm đến 40cm và có thể phát triển tới 1 mét.
  • Thân cây phân thành nhiều đốt và nhiều nhánh khác nhau. Mỗi đốt chỉ dài khoảng 1cm đến 2cm. Tuy nhiên có những nhánh thân dài tới 10cm.
  • Lá cây lược vàng thuộc lá sáp, lá đơn hoặc mọc so le nhau, phiên có hình ngọn giáo. Lá có kích thước khoảng 12cm đến 20cm – 25cm, chiều rộng khoảng 4cm đến 6cm. Lá có bề mặt nhẵn, thông thường những lá tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ có màu tím, lá trong bóng râm màu xanh mướt. Màu ở mặt dưới sẽ nhạt hơn mặt trên.
  • Hoa có màu trắng, dạng dây, mọc thành cụm với 6 – 12 bông nhỏ. Cuống lá chỉ dài 1.5 đến 3mm. Thông thường, cây sẽ ra hoa vào mùa xuân đến mùa thu, phụ thuộc vào khí hậu từng vùng.

Phân bố:

Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico, sau một thời gian, giống cây này phát triển hơn và di thực tới các vùng đất khác như Tây Ấn Độ, Việt Nam và một số vùng ở Mỹ.

Ở Việt Nam, lược vàng được tìm kiếm và xuất hiện ở những khu vực có khí hậu ẩm ướt, nhiều bóng râm như sườn đồi, vùng núi thấp ở Tây Bắc. Hiện nay, giống cây này được nuôi trồng và thu hái ở nhiều tỉnh thành trên cả nước bởi công dụng mà chúng mang lại. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng như cây cảnh trang trí nhà cửa và khuôn viên sân vườn.

3. Thu hoạch và bào chế dược liệu

Rất nhiều bộ phận của dược liệu có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh: thân, rễ và lá. Tất cả các bộ phận đều có thể được thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, lá cây nên được hái vào thời điểm lúc sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc. Bởi lẽ đây là thời điểm lá có được nhiều dưỡng chất nhất.

Sau khi thu hái xong, dược liệu cần phải được bào chế theo những cách sau đây:

  • Rửa sạch lá cây với nước rồi dùng tươi. Ngoài ra người tiêu dùng có thể phơi, sấy khô hoặc sao vàng và sử dụng.
  • Với rễ và thân cây, rửa sạch với nước, để ráo nước rồi thái thành từng khúc ngắn vừa phải. Bộ phận này có thể dùng để ngâm rượu.

4. Sử dụng cây lược vàng có công dụng gì với sức khỏe con người

Tác dụng trong y học cổ truyền

Theo Đông y, cây lược vàng có tính mát, vị nhạt, chua nhẹ và ít độc. Chúng có khả năng tác động tới kinh Phế.

  • Chính bởi vậy, dược liệu có tác dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, hóa đờm và tiêu viêm rất tốt. Bởi công dụng hoạt huyết và tiêu viêm hiệu quả người ta sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh về các vết thương và vết bầm tím trên cơ thể.
  • Không chỉ vậy, đây còn là bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa như: loét hành tá tràng, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

Tác dụng trong khoa học hiện đại

Tác dụng của cây lược vàng cũng đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học hiện đại. Dược liệu có chứa những thành phần và hoạt chất sau:

  • Digalactosyl diglycerides, sulfolipid, triacyglyceride thuộc nhóm lipid
  • Các axit hữu cơ
  • Phytosterol
  • Vitamin B2, PP
  • Nguyên tố vi lượng Fe, Ni, Cu, Cr
  • Olefinic, paraffinic thuộc nhóm axit béo
  • Các flavonoid: kaempferol isoorientin, quercetin
  • Sắc tố chlorophyll và carotenoid

 1

Những hoạt chất trên có tính dược lý sinh học rất tốt cho sức khỏe con người

Công trình nghiên cứu và thử nghiệm đã phát hiện, chứng minh hoạt chất flavonoid có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, giúp các mạch máu trong cơ thể bền hơn. Ngoài ra, chúng hoạt hóa, tăng cường tác dụng của vitamin C đối với sức khỏe con người.

  • Flavonoid còn là dưỡng chất giúp giảm đau, an thần và kháng viêm. Chính bởi vậy, đây là bài thuốc điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Hoạt chất phytosterol – một loại steroid có trong cây lược vàng có khả năng sát khuẩn, kháng sinh rất tốt. Sử dụng dưỡng chất này trong việc sát khuẩn, tẩy uế và các bài thuốc về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ho, rát họng.

5. Bài thuốc từ dược liệu lược vàng

Trong y học cổ truyền, đây thật sự là một loại dược liệu quý và có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng được thể hiện qua những bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan

Theo dân gian, cây lược vàng nấu nước uống hay cây lược vàng ngâm rượu có khả năng chữa trị bệnh gan rất tốt. Đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C hoặc nóng gan có thể sử dụng những bài thuốc sau

Bài thuốc 1: Lược vàng ngâm rượu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 lá lược vàng tươi, 5 lá màng màng và 200ml rượu trắng.

Thực hiện theo những bước sau:

  • Rửa sạch các loại lá, để ráo rồi cắt nhỏ.
  • Dùng máy sinh tố để xay nhỏ và lấy nước cốt từ dược liệu.
  • Sử dụng 200ml rượu trắng và ngâm cùng nước cốt vừa xay. Người bệnh nên ngâm khoảng 30 ngày để các dưỡng chất có thể ngấm hết ra rượu thuốc.
  • Sau 30 ngày, sử dụng rượu thuốc, mỗi ngày dùng 10-15ml và kiên trì áp dụng.

Bài thuốc 2: Kết hợp lá lược vàng với lá mồng tơi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi.

Thực hiện theo những bước sau:

  • Rửa sạch các loại lá đã chuẩn bị, để ráo nước.
  • Dùng máy sinh tố để xay hoặc dùng cối chày để giã, lấy nước cốt.
  • Sử dụng nước cốt mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, các dưỡng chất có trong dược liệu giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như: ethanol, benzen, CCI4…. Từ đó thúc đẩy quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan 1

Bài thuốc hỗ trợ điều trị giảm đau nhức xương khớp

Cây lược vàng ngâm rượu có tác dụng gì khi điều trị bệnh lý về xương khớp? Sử dụng bài thuốc này có công dụng tốt, giúp giảm đau nhức xương khớp và kiểm soát được bệnh tình tốt hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200gr lá, thân lược vàng và 1 lít rượu.

Thực hiện theo những bước sau:

  • Làm sạch tất cả nguyên liệu rồi để ráo nước, cắt thành từng khúc ngắn vừa phải.
  • Ngâm dược liệu cùng với 1 lít rượu trắng từ 40 đến 45 độ.
  • Ngâm ít nhất 2 tháng để dưỡng chất từ thuốc có thể ngấm ra rượu (Lưu ý nên bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo).
  • Sau khi ngâm rượu xong, sử dụng rượu thuốc massage vào những vị trí đau nhức, xoa bóp nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong. Sử dụng cho tới khi nào các triệu chứng đau nhức giảm hẳn.

Bài thuốc cây lược vàng ngâm rượu trị mụn

Mụn nhọt có thể do nhiều yếu tố gây nên như: tuổi dậy thì, nội tiết, gan nóng, ảnh hưởng từ môi trường… Điều này khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Sử dụng bài thuốc từ dược liệu lược vàng có khả năng trị mụn nhọt từ sâu bên trong.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1kg thân, lá lược vàng và 2 lít rượu trắng.

Thực hiện theo những bước sau:

  • Làm sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị và để ráo nước, cắt thành từng khúc ngắn.
  • Ngâm dược liệu cùng 2 lít rượu trắng và thời gian ngâm là ít nhất hai tháng.
  • Dùng 1 ly nhỏ rượu vào buổi sáng và tối sau khi ăn để điều trị mụn nhọt. Với nhiều người bệnh không uống được rượu có thể pha thêm nước để dễ uống hơn.

Bài thuốc cây lược vàng chữa loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và cẩn thận sẽ nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư dạ dày, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Người bệnh áp dụng bài thuốc dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh lý này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá lược vàng và mật gấu.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch lá dược liệu, để ráo rồi xay nhuyễn lấy nước cốt.
  • Trộn nước cốt với mật gấu theo tỷ lệ 5:1. Trộn thật đều thành một hỗn hợp chữa bệnh.
  • Mỗi ngày sử dụng 2 lần, dùng sau khi ăn để phát huy được công dụng, nên dùng vào buổi sáng và buổi tối.
  • Với bài thuốc này, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì để thấy được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ dược liệu

Với khả năng kháng viêm, giảm đau, dược liệu lược vàng có khả năng điều trị bệnh trĩ đơn giản, trĩ nội, trĩ ngoại. Dưới đây là hai bài thuốc chữa trị hiệu quả.

Bài thuốc 1: Sử dụng 4 lá lược vàng, rửa sạch. Nhai trực tiếp với 1 ít muối trắng. Nhai thật kỹ để lấy nước và bỏ phần bã còn lại.

Bài thuốc 2: Dùng 3 lá lược vàng tươi, ngâm với nước muối rồi thái nhỏ lá. Giã nhỏ lá với muối trắng rồi sử dụng hỗn hợp đó đắp lên phần hậu môn. Lưu ý phải làm sạch hậu môn trước khi đắp thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa viêm da, vảy nến

Tính kháng khuẩn của cây lược vàng còn giúp chữa bệnh lý về viêm da, vảy nến và không hề gây tác dụng phụ. Sử dụng bài thuốc sau để điều trị chứng bệnh này.

Bài thuốc 1: Dùng 5-6 lá lược vàng và đun cùng 500ml nước. Đun sôi và vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Sử dụng thuốc 2 ngày một lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2: Giã nát 4-5 lá lược vàng tươi, lấy nước cốt để uống. Đồng thời, có thể lấy bã lá để đắp vào tay, chân bị vảy nến.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu lược vàng

  • Không nên sử dụng dược liệu cho người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Phải tham khảo, lắng nghe lời khuyên của người có chuyên môn trước khi sử dụng.
  • Việc sử dụng quá liều lượng trong một ngày sẽ khiến dây thanh quản của người bệnh bị tổn thương bởi đây là dược liệu có tính kháng viêm mạnh.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-luoc-vang-dac-diem-cong-dung-va-bai-thuoc-chua-benh.html/feed 0
Bài thuốc trị chứng “bốc hỏa” ở chị em https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-chung-boc-hoa-o-chi-em.html https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-chung-boc-hoa-o-chi-em.html#respond Sun, 28 Feb 2021 06:11:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54752 Trước và sau mãn kinh, chị em thường gặp một số vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt thất thường; có cơn bốc hỏa: nóng bừng, ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm; đau đầu, ngủ không sâu, hay mơ màng, hay hồi hộp cáu gắt; đau bả vai, đau ở các khớp… Sau đây là một số bài thuốc khắc phục tình trạng này.

 

Bài thuốc trị chứng “bốc hỏa” ở chị em 1

Thường xuyên có cơn bốc hỏa, ngủ ít, hay giật mình, toát mồ hôi, bức bách trong lồng ngực… Phép trị là tả hỏa bình can, hạ khí điều trung.

Bài 1:

  • Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, bạch thược 12g, ích mẫu 16g, bán hạ chế 10g, trinh nữ 16g, lá vông 16g, rau má 16g, nhân trần 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, bạch biển đậu (sao vàng) 16g, trần bì 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: dưỡng tâm, điều trung, bình can, hạ khí.

Bài 2:

  • Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hoàng kỳ 12g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, táo nhân (sao đen) 16g, ích mẫu 12g, cam thảo đất 16g, bạch linh 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: hạ khí, điều hòa trung châu, an thần, hòa can, dưỡng can.

Bài 3:

  • Xa tiền 12g, hoàng cầm 12g, ngưu tất 12g, bán hạ 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, trạch tả 12g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, rau má 16g, hắc táo nhân 16g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, cát căn 16g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: hạ khí, an thần, bổ âm, thanh nhiệt.

Cơn bốc hỏa thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, mệt mỏi, da khô sạm, xuất hiện nếp nhăn, ngủ ít hay trằn trọc.

Bài 1:

  • Khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, khiếm thực 12g, thạch hộc 12g, bán hạ chế 10g, nam tục đoạn 16g, tang ký sinh 16g, rễ cây cúc tần 12g, bưởi bung 12g, hoàng kỳ 12g, hắc táo nhân 16g, thảo quyết minh (sao kỹ) 12g, cam thảo 12g, nhân trần 10g, trần bì 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: hạ khí, an thần, bổ thận thủy.

Bài 2:

  • Thạch hộc 12g, khiếm thực 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 10g, tục đoạn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trạch tả 12g, độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, cam thảo 12g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: hạ khí, bổ thận thủy, điều hòa trung châu (bổ thận thủy để kìm hỏa).

Cơn bốc hỏa thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, mệt mỏi, da khô sạm, xuất hiện n 1

Uất kim (củ nghệ) trị rối loạn tiền mãn kinh

Mồ hôi toát ra bất kỳ, hạ sườn đau tức, đau đầu chóng mặt, da vàng sạm, tiểu đỏ, ăn uống kém, khó ngủ, hay giật mình, tim hồi hộp… Phép chữa là hạ khí, bình can, an thận, lợi tiểu.

Bài 1:

  • Củ đợi 12g, nam hoàng bá 12g, đinh lăng 16g, uất kim 10g, trạch lan 16g, hạ liên châu 12g, đương quy 12g, xa tiền 12g, hoàng kì 12g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g, khởi tử 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: giải uất, thanh can, lợi tiểu, an thần.

Bài 2:

  • Đan bì 10g, chi tử 12g, củ đợi 12g, hạ liên châu 12g, nam hoàng bá 16g, đương quy 12g, bạch linh 10g, lá vông 16g, lá dâu 16g, nhân trần 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: bình can, lợi mật, lợi tiểu, an thần.

Nguồn: BS. Thanh Ngọc – Suckhoedoisong.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-chung-boc-hoa-o-chi-em.html/feed 0
Món ăn, bài thuốc từ Rau bợ nước https://tracuuduoclieu.vn/mon-an-bai-thuoc-tu-rau-bo-nuoc.html https://tracuuduoclieu.vn/mon-an-bai-thuoc-tu-rau-bo-nuoc.html#respond Thu, 28 Jan 2021 08:27:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54760 Rau bợ là rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, rãnh, mương, hồ và đầm lầy. Rau bợ tuy là rau dại nhưng giá trị dinh dưỡng cao. Người dân ở một số địa phương miền Bắc thường thu hái rau bợ quanh năm để làm rau sống, nấu canh ăn hằng ngày hoặc phơi khô dùng như trà thuốc có tác dụng giải nhiệt cơ thể, trị ngứa, rôm sảy mùa hè.

Món ăn, bài thuốc từ Rau bợ nước 1

Mô tả

  • Cây thảo, cao 15 – 20 cm. Thân bò, mảnh, có nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá một, có cuống dài 5 -15 cm. Lá có 4 lá chét, xếp chéo chữ thập, hình tam giác ngược, gốc thuôn hẹp, đầu bằng rộng, mép nguyên, hai mặt nhẵn.
  • Bào tử quả có lông dày, mọc 2 – 3 cái một ở gốc cuống lá, đầu tròn, có răng nhỏ ở gần gốc.
  • Mùa sinh sản : tháng 5-6.

Phân bố, sinh thái

Rau bợ nước phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Châu Á, cây có ở hầu hết các nước ở vùng Nam Á, Đông – Nam Á và Trung Quốc.

Ở Việt Nam, rau bợ nước phân bố từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi; độ cao phân bố đến 1000m. Cây ưa sáng, sống ở môi trường nước nông, phần thân rễ và rễ ngập trong bùn, lá vượt lên khỏi mặt nước. Thường gặp ở ruộng lúa nước, bờ kênh mương nơi sát mép nước hay ở các vũng lầy.

Bài thuốc, món ăn từ rau bợ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100 g rau bợ có 4,6% protid, 1,6% glucid, 0,72% caroten vitamin C và cyclolaudenol. Chính vì những hoạt chất trên nên rau bợ có vai trò rất lớn trong phòng và trị bệnh.

Một số món ăn, bài thuốc từ cây rau bợ đã được ghi nhận như sau:

Bài thuốc 1

Rau bợ 20 g, lá sen non 30 g, đem nấu canh ăn hằng ngày.

==> Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận; có thể giải nhiệt mùa hè, an thần hạ áp, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hóa chức năng gan…

Bài thuốc 2

Rau bợ và lá bồ công anh non mỗi thứ một nắm to, nấu canh ăn 5 -7 ngày.

==> Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ mủ, sinh cơ; có thể dùng trong các trường hợp: viêm tắc tuyến vú, mụn nhọt, rôm sảy. Ngoài ra, lấy hai vị trên rửa sạch, giã nát đắp lên vùng bị bệnh có tác dụng giảm nhiệt, tiêu sưng, làm vết thương chóng liền miệng.

Lưu ý: Rau bợ là loài mọc sâu trong bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt vị tanh. Rau bợ có tính hàn nên những người lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh… không nên dùng.

Nguồn: Lương y Chu Văn Tiến 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/mon-an-bai-thuoc-tu-rau-bo-nuoc.html/feed 0
Sưu tầm bài thuốc từ Gừng trong dân gian https://tracuuduoclieu.vn/suu-tam-bai-thuoc-tu-gung-trong-dan-gian.html https://tracuuduoclieu.vn/suu-tam-bai-thuoc-tu-gung-trong-dan-gian.html#respond Mon, 16 Nov 2020 06:35:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54602 Gừng còn có tên gọi là Khương – Zingiber officinale Roscoe, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Trong củ gừng có 1-3% tinh dầu, thành phần chủ yếu là alpha-camphen, beta-phelandren, carbur là zingiberen, alcol sesquiterpen. Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa.

Sưu tầm bài thuốc từ Gừng trong dân gian 1

 

Một số bài thuốc từ gừng

1. Gừng tươi băm nhuyễn, đường đen. Mỗi thứ vừa đủ, hãm với nước sôi để uống, phòng trị cảm mạo, phong hàn.

2. Gừng tươi vừa đủ (cắt lát), đại táo 10 quả, sắc uống. Trị co thắt ống tiêu hóa do lạnh.

3. Gừng tươi 15g (cắt lát), thêm mật ong 40ml sắc uống. Trị ho có đàm loãng do lạnh.

4. Gừng tươi 10g (cắt lát), đương quy 60g, thịt dê 100g, nấu canh. Trị sản hậu suy nhược, đau bụng râm râm.

5. Gừng tươi cắt lát đặt ngay rốn, thêm ngải cứu ở trên đốt hơ 5 phút. Trị đau dạ dày,ruột, đau bụng tiêu chảy do lạnh.

6. Gừng tươi vừa đủ, băm nhuyễn trộn với bột mì dạng hồ, thêm rượu trắng để chế biến. Dùng đắp tại chỗ, trị đau chấn thương, té ngã.

7. Gừng tươi 1 lát, đặt và cắn ngay tại răng đau, giây lát sẽ giảm đau.

8. Hàng ngày ngậm gừng tươi lát 5g, hay bột gừng phơi khô 1,5g, dùng trong 3 tháng. Cơn đau và hoạt động của khớp được cải thiện thấy rõ. Giúp giảm tình trạng khớp sưng đau, kéo căng. Có thể dùng nước gừng tươi thoa tại chỗ, phòng trị đau khớp do phong thấp.

9. Gừng tươi rửa sạch cắt lát, ngâm trong giấm một ngày đêm. Khi dùng, lấy gừng tươi lát vừa đủ thêm đường thẻ, nước sôi hãm, dùng thay trà, trị đau dạ dày do lạnh.

10. Vỏ gừng tươi, vỏ bí đao, vỏ rễ cây dâu mỗi thứ vừa đủ, sắc uống. Trị thủy thũng, bế niệu.

11. Gừng tươi có tác dụng lợi mật rất mạnh. Giúp làm giảm hàm lượng đạm dính trong mật. Ăn nhiều gừng giúp phòng ngừa sự hình thành của sỏi túi mật.

12. Gừng tươi, đầu hành mỗi thứ vừa đủ, băm nhuyễn, xào nóng, dùng vải bọc lại, thoa nóng tại chỗ. Sau khi nguội, thay mẻ khác, một ngày 3 lần, trị đau khớp do phong thấp.

13. Ngộ độc do cá, tôm, cua… nếu xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau bụng tiêu chảy. Dùng gừng tươi 30g, lá tía tô 30g, thêm đường thẻ vừa đủ sắc uống, một ngày 2 lần dùng sạch, giúp giải độc. Nếu ngộ độc do ăn khoai, miệng lưỡi tê rần, lập tức ngậm nhai gừng tươi giúp trì hoãn bệnh trạng, sau đó đến bệnh viện cấp cứu.

14. Gừng tươi băm nhuyễn, đắp ngay vết thương chảy máu, giúp cầm máu tạm thời, rồi tiến hành các bước xử trí tiếp theo.

Một số bài thuốc từ gừng 1

15. Dùng gừng tươi chà xát ngay hố nách, ngày 1-2 lần. Phòng trị chứng hôi nách.

16. Ban đầu uống một ít nước gừng, rồi mới uống thuốc viên hay thuốc nước. Đối với người mắc chứng nôn ói, sẽ giúp phòng ngừa nôn ra thuốc.

17. Ban đêm dùng 10 quả táo, 5 lát gừng tươi, sắc uống. Dùng thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng chống lạnh, phòng ngừa bệnh cảm và các bệnh thuộc hệ hô hấp.

18. Lê 1 quả, gừng tươi 25g, cắt lát mỏng, nước 1 chén, sắc uống, trị cảm mạo.

19. Gừng tươi 3 lát, đầu hành 100g, sắc uống, hay hãm với nước sôi để uống, trị cảm lạnh.

20. Đậu phụ 250g, đường đen 60g, gừng tươi 60g, sắc uống. Mỗi tối trước khi ngủ, dùng canh ăn đậu phụ, dùng liền 1 tuần, trị viêm phế quản.

21. Gừng tươi cắt lát, nhai nuốt trong miệng, làm cho các bọng nước nhỏ trên niêm mạc hầu họng dần dần biến mất.

22. Người bệnh đau khớp, dùng bột gừng tươi nửa muỗng, dùng kèm một ít rượu, khớp đau giảm dần.

23. Bột xuyên bối mẫu 15g, mật ong 300ml, nước gừng tươi 1 chung rượu. Tất cả trộn đều trong ấm, đem chưng cách thủy 1 giờ, lấy ra sử dụng dần. Khi uống kèm với nước ấm, ngày 3 lần, trẻ dưới 2 tuổi, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, giúp trị ho gà.

24. Gừng khô 3g, lá ngải cứu 3g, hạt cải 3g, sắc uống ấm, ngày uống 3 lần. Dùng trị lỵ do lạnh, đại tiện kèm mủ, lâu ngày chưa khỏi.

25. Gừng tươi 120g, đường đen 120g, đại táo 7 quả, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần uống. Dùng liền 3 ngày, trị đau dạ dày do lạnh.

26. Gừng tươi 9g, tro bếp 30g, nước vừa đủ, sắc uống, trị nôn ói.

27. Gừng tươi 120g, đường đen 120g, đại táo 7 quả, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần uống, dùng liền 3 ngày, trị đau dạ dày do lạnh.

28. Bao tử heo 1 cái rửa sạch, nhét vào 250g gừng tươi băm nhuyễn, nước vừa đủ, hầm chín với lửa nhỏ, dùng canh ăn thịt, ngày 1 lần, dùng liền 3 ngày. Trị viêm loét dạ dày, tá tràng, kèm các chứng suy nhược, gầy ốm, ăn ít.

29. Gừng tươi 60g, hành già 120g, giấm 120g, nấu nước xông, rửa tại chỗ, trị tay chân tê rần.

30. Nam hạnh nhân 15g, đào nhân 30g, nước gừng tươi vừa đủ, nấu chung cho chín nhừ, thêm mật ong vừa đủ, tiềm ăn. Trị ho suyễn lâu ngày, cơ thể suy nhược.

31. Đại táo 30g, đường đen 30g, gừng khô 30g, sắc nước uống ấm, ngày 2 lần, phòng trị kinh nguyệt không đều.

32. Gừng tươi 10g, vỏ bưởi 20g, nước 1 chén, sắc còn nửa chén. Dùng trị nôn mửa khi thai nghén.

33. Gừng tươi 15g, phèn trắng 15g, nấu nước rửa chân. Dùng liên tục vài ngày, trị mồ hôi chân.

34. Gừng tươi 4 lát nấu nước, dùng nước gừng xào với đại hoàng 4 lát. Khi đại hoàng mềm, lấy đắp tại chỗ, dùng trị các bệnh ung nhọt.

Nguồn: DS. BÀNG CẨM – Suckhoedoisong.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/suu-tam-bai-thuoc-tu-gung-trong-dan-gian.html/feed 0
Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai https://tracuuduoclieu.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tu-cu-ray-gai.html https://tracuuduoclieu.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tu-cu-ray-gai.html#respond Thu, 17 May 2018 20:23:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tu-cu-ray-gai-202/ Theo từ điển cây thuốc Việt Nam, ráy gai có rất nhiều tác dụng như tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, lợi niệu tiêu thũng. Thân rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, sinh tân chỉ khát, khứ ứ, sinh cơ, chỉ thống. Không phải ai cũng biết đến những bài thuốc từ củ ráy gai chữa bệnh gì mà ông cha ta lưu truyền từ đời xưa đến nay. Say đây là một số bài thuốc dân gian từ củ ráy gai mà bạn có thể tham khảo

Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai 1

Cây ráy gai

Mô tả

Cây ráy gai hay còn gọi là: củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa, k’lạng đờn (k’Ho).

Cây ráy gai là cây thảo, thân nằm ngang, chia nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, lá non có hình mũi tên, đầu nhọnm mắt có gai gân ở giữa, phủ dầy gai, gốc có bẹ. Cụm hoa là mọt bông mo, có cuống dài hơn hoặc bằng mo, có gai; mo mở ở phần gốc và xoắn lại ở phần trên, trục hoa hình trụ ngắn, bao hoa có 4-6 thùy, nhị 4-6,chỉ nhị ngắn,  bầu hình trứng. Quả mọng, có gai ngắn ở đỉnh. Mùa hoa quả: tháng 3-4.

Tác dụng của củ ráy gai

  • Ráy gai lá non làm rau ăn, luộc hoặc muối dưa.
  • Theo kinh nghiệm nhân dân, ráy gai thường được dùng chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
  • Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội miền Đông Nam Bộ đã dùng rộng rãi ráy gai để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt. Năm 1973, xưởng dược X5 thuộc phòng quân y- B2 đã sản xuất viên ráy gai, dùng điều trị trên lâm sàng và viên ráy gai phối hợp với bột nghệ để làm thuốc ổ gan.
  • Ở Trung Quốc, ráy gai được dùng chữa ho, phế nhiệt, nước tiểu vàng đỏ. Ở Malaysia, ráy gai là một thành phần trong bài thuốc chữa ho. Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt.

Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai

Từ xa xưa, trong dân gian đã truyền tai nhau cách sử dụng cây ráy gai để chữa các bệnh hiệu quả. Ráy gai sau khi được thu hái, qua sơ chế có thể được dùng để chữa các bệnh như: ho do hen suyễn, đau họng, suy gan hay tê thấp…Tại sao vậy?

Theo Đông y, thân rễ ráy gai có tính mát, vị cay, là một vị thuốc hay giúp giải độc, thanh nhiệt, lợi niệu, tán ứ, có thể chữa nhiều bệnh. Cây ráy gai có thể chữa ho hen suyễn và nhiều bệnh

Chữa ho hen suyễn

Ráy gai, hạt cải củ mỗi loại 12g, 20g lá dâu.   các dược liệu trên đem sắc lấy thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang, ngày uống 2-3 lần.

Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt

Ráy gai, Cẩu tích, Huyết đằng, Kim cang, Ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Chữa thiên trụy (sa dái, thoát vị bẹn)

Ráy gai 12g, Hạt vải 10g, Lá trâu cổ 10g. Sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày

Chữa bạch đới, thống kinh, viêm thận, tiểu đục

Ráy gai (toàn cây) 9-15g, sắc thuốc thang uống hoặc hầm với xương heo dùng

Chữa đau khớp do phong thấp, tổn thương do té ngã

Ráy gai (toàn cây) 9-15g sắc uống hoặc dùng 60g ngâm trong nửa lít rượu, vừa uống trong vừa xoa ngoài

Ung nhọt, sưng quai bị

Ráy gai tươi cả rể củ cọng lá giã nhuyễn đắp.

Trị viêm gan siêu vi B

Ráy gai khô 20g, Diệp hạ châu (Chó đẻ thân xanh) 20g (tươi 40g), Cỏ mực 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo (Cỏ lưỡi rắn) 20g, Bán chi liên (hoặc Xuyên tâm liên) 12g, Mã đề 20g, nấm Linh chi xay, tán mịn 12g. Dược diệu khô, rửa sạch, chặt nhỏ, thêm bột Linh chi và 2 lít nước, nấu sôi 30 phút, chắt ra chai uống thay nước trà trong ngày. Dùng 3 tháng trở lên

Làm nước tắm rửa chữa lở ngứa ngoài da

Dùng cả cây ráy gai hoặc 1 phần thân rễ nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh. Bài thuốc này chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc hiệu quả.

Chữa viêm gan, xơ gan hiệu quả

Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000 ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300 ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày. (Theo kinh nghiệm dùng các vị còn tươi tốt hơn dùng vị đã phơi khô).

Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt

Dùng thân rễ ráy gai, cẩu tích, kê huyết đằng, kim cang, ngưu tất, tỳ giải, mỗi vị 12g, sắc nước uống trong ngày.

Trị nám mặt do độc trong gan

Củ móp gai tươi thái mỏng, đổ nước vào nồi ngập xâm xấp, đun sôi rồi để nguội, dùng nước để uống như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể dùng xác đã nấu để nấu lại lần hai

Thanh nhiệt, giải độc

Củ móp gai rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô rồi đem sao thủ thổ, dùng một nhúm nấu nước sôi, uống như nước trà.

Xem thêm: Công dụng và cách dùng củ ráy gai

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tu-cu-ray-gai.html/feed 0