Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bồ công anh https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-bo-cong-anh.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-bo-cong-anh.html#respond Fri, 02 Apr 2021 09:17:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54076 Bồ công anh có lẽ là loài phân bố rộng, ở hầu hết các tỉnh từ miền núi đến đồng bằng. Dược liệu này được biết đến với nhiều công dụng tốt như thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm… đặc biệt dùng ngoài trị mụn nhọt, tắc tia sữa.

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bồ công anh 1

Đặc điểm chung

Đặc điểm thực vật

  • Bồ công anh là cây thân thảo, thân nhẵn, thẳng, chiều cao cây từ 0,6 – 1,0 m có khi đến 2,0 m và ít phân cành.
  • Lá mọc so le, lá ở dưới thuôn dài, xẻ thuỳ không đều, hẹp và sâu, thùy nhỏ và thùy lớn xen kẽ nhau, mép có răng cưa, gốc tù, đầu nhọn, các lá ở giữa và ở trên ngắn và hẹp hơn, có ít răng hoặc hoàn toàn nguyên. Gần như không có cuống lá.
  • Cụm hoa đầu hợp thành chùy dài 20 – 40 cm, mọc ở thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều, tổng bao hình trụ, mỗi đầu có 8 – 10 hoa màu vàng hoặc màu vàng nhạt, tràng hoa có lưỡi dài, ống mảnh, nhị 5, bao phấn có đỉnh rất tròn, vòi nhụy có gai. Mùa hoa tháng 6 – 7.
  • Quả bế, mùa quả tháng 8 – 9. Hạt màu đen, có mào lông trắng nhạt, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh khác giảm thành một đường lồi.

Giá trị làm thuốc

Bộ phận sử dụng: Phần thân, lá bồ công anh được phơi khô.

Công dụng

  • Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Bồ công anh thường được dùng điều trị tỳ vị có hỏa uất, sưng vú, áp xe, tràng nhạc, mụn nhọt, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau dạ dày. Ngày dùng từ 8 – 30g dược liệu khô, dạng thuốc sắc.
  • Đắp ngoài trị mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa.

Xem thêm: Bà mẹ bỉm sửa rỉ tai về loài thảo dược kì diệu – Bồ công anh

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn vùng trồng

Đất thịt, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất ven sông, đất nương rẫy đều có thể trồng được bồ công anh. Chọn đất có độ pH 6,6 – 7,5, độ cao không quá 1.500m so với mực nước biển.

Giống và kỹ thuật làm giống

Bồ công anh thường nhân giống bằng hạt. Phương pháp nhân giống này cho hệ số nhân giống cao do đó trong thực tế người dân thường sử dụng phương pháp này.

Kỹ thuật làm giống:

Thu hoạch hạt vào tháng 8 – 9, thu lấy quả chín đem về phơi khô, sàng sẩy làm sạch hạt giống, loại bỏ tạp chất.

  • Độ ẩm không quá 7% cho vào bảo quản túi nilon đến vụ xuân mang ra gieo.
  • Tỷ lệ mọc mầm khá cao đạt 80 – 90 % nếu bảo quản tốt.

Bồ công anh nảy mầm khá nhanh nên thường gieo trực tiếp trên ruộng không qua vườn ươm nhưng khi có ít giống nên gieo qua vườn ươm để tiết kiệm giống, thời gian vườn ươm từ lúc hạt nảy mầm đến khi đưa ra trồng khoảng 20 – 25 ngày.

Tiêu chuẩn cây giống bồ công anh: Cây giống khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Chiều cao cây 10 – 15 cm. Trồng cây khi cây con có từ 4 – 6 lá thật.

Thời vụ trồng

Thời vụ gieo trồng ở miền Bắc Việt Nam vào mùa xuân, từ tháng 3 – 4. Ở miền Nam vào mùa mưa từ tháng 4 – 5.

Kỹ thuật làm đất

  • Đất được cày sâu 20 – 25 cm, để ải, bừa kỹ, làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, chia luống rộng 1,0 – 1,2 m.
  • Bón toàn bộ phân lót, lên luống cao 15 – 20 cm, rộng 70 – 80 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm, độ dài tuỳ thuộc địa hình của ruộng trồng.
  • Có thể rạch thành hàng để gieo hoặc gieo vãi trên mặt luống sau đó tỉa định cây.

Mật độ, khoảng cách trồng

  • Mật độ trồng 250.000 cây/ha
  • Khoảng cách trồng: 20 x 20 cm

Mật độ, khoảng cách trồng 1

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Phân bón và kỹ thuật bón phân 1

Thời kỳ bón:

Bón lót: 100% phân chuồng hoai mục và 25% NPK tổng hợp.

Bón thúc: Lượng phân còn lại được chia làm 3 lần bón:

  • Lần 1: Bón khi cây bén rễ hồi xanh, sau trồng 15 – 20 ngày.
  • Lần 2: Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng .
  • Lần 3: Sau trồng 2 – 2,5 tháng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng:

Bồ công anh có thể trồng bằng cây con hoặc gieo trực tiếp. Rạch thành hàng để gieo hoặc gieo vãi trên mặt luống sau đó tỉa cây theo mật độ đã định.

Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ dại, giữ ẩm và thoát nước kịp thời.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây bồ công anh ít bị bệnh và sâu hại. Đôi khi có thể xuất hiện sâu cuốn lá và sâu ăn lá. Nếu mật độ sâu ít, có thể bắt sâu bằng tay. Mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin (ví dụ Catex 1.8EC, 3.6EC; Shepatin 50EC); chế phẩm Bt (là sản phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis) (ví dụ V-BT 16000WP, Vbtusa (16000IU/mg) WP; Biocin 16WP; Comazol (16000 IU/mg)WP).

Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch, sơ chế và bảo quản 1

Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch là trước khi cây nở hoa. Sau khi trồng được hơn 2 tháng tuổi, có thể thu hoạch đợt 1 bằng cách cắt tỉa các lá ở dưới và để lại 3 – 4 lá ngọn ở phần trên. Tiếp tục làm cỏ chăm sóc và bón phân để cây sinh trưởng và phát triển thu hoạch đợt. Thu hái vào khoảng tháng 5 – 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa.

Sơ chế: Loại bỏ tạp chất và lá già, cát nhỏ rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50oC cho đến khô. Dược liệu có màu xanh, lá và cuộng thấy giòn là được.

Bảo quản: Dược liệu bồ công anh sau khi sơ chế đạt tiêu chuẩn được cho vào túi polyetylen, ngoài có bao tải, bảo quản trong kho thoáng mát, tránh ánh sáng, đặt trên giá kê cao cách mặt đất 0,5 m.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-bo-cong-anh.html/feed 0
Kết quả bước đầu khảo sát thành phần hóa học cây Bồ công anh (Taraxacum officinale WIGG) https://tracuuduoclieu.vn/ket-qua-buoc-dau-khao-sat-thanh-phan-hoa-hoc-cay-bo-cong-anh-taraxacum-officinale-wigg.html https://tracuuduoclieu.vn/ket-qua-buoc-dau-khao-sat-thanh-phan-hoa-hoc-cay-bo-cong-anh-taraxacum-officinale-wigg.html#respond Tue, 03 Nov 2020 09:41:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47957 Phạm Công Đoàn, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung, Phan Nhật Minh

Tạp chí Khoa học 2008:9 227-231 tr. 228-231

Từ cao ethyl acetate của cây Bồ Công Anh (Taraxacum officinale WIGG) thu hái tại Đà Lạt chúng tôi đã phân lập được một flavonoid là luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside. Chất này được nhận danh bằng các phương pháp phổ hiện đại.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2004), có hai loại

  • Bồ Công Anh, Bồ Công Anh Việt Nam có tên khoa học Lactuca indica L., còn gọi là rau Bồ Cóc, Diếp Dại, Lưỡi Cày có mặt ở nhiều nơi nên được nhiều người biết đến.
  • Bồ Công Anh Trung Quốc có tên khoa học là Taraxacum officinale WIGG hay còn gọi Hoàng Địa Đinh, Nãi Chấp Thảo, chỉ mọc ở những vùng núi cao như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Hình ảnh cây Bồ công anh Trung Quốc

Ở Các nước Châu Âu như Đức, Pháp trồng cây này làm rau ăn và để làm thuốc. Trong y học cổ truyền, cây Bồ Công Anh Trung Quốc có tác dụng trong điều trị bệnh gan, giải độc, lợi tiểu, nhuận đường, cao huyết áp, hạ sốt, trị mụn nhọt… Thành phần hóa học của Bồ công Anh đã được nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa thấy có tài liệu nào được công bố. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả bước đầu khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của cây Bồ Công Anh Trung Quốc mọc hoang tại Đà Lạt.

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Nguyên liệu

Cây Bồ Công Anh nguyên liệu do Trung Tâm Nghiên Cứu và Sản Xuất Dược Liệu Miền Trung cung cấp, được thu hái vào tháng 12 năm 2007 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Thiết bị

  • Phổ cộng hưởng từ hạt nhân: 1H-NMR, 13C-NMR, COSY, DEPT, HSQC, HMBC được ghi trên máy Bruker Avance 500 MHz độ dịch chuyển hóa học (δ) được tính theo ppm, hằng số tương tác (J) tính bằng Hz.
  • Phổ hồng ngoại được đo trên máy VECTOR 22, dùng viên nén KBr.
  • Phổ UV-VIS được đo trên máy UV-2450.
  • Phổ khối lượng được đo trên máy 1100 series LC/MS Trap Agilent.
  • Điểm nóng chảy được đo trên máy Electrothemal 9100 (UK) dùng mao quản không hiệu chỉnh.
  • Sắc ký lớp mỏng sử dụng bản nhôm silica gel Merck 60F254 tráng sẵn dày 0,2mm.
  • Sắc ký cột dùng silica gel 60, cỡ hạt 0.04-0.06 mm, Scharlau GE 0048.

Chiết xuất và cô lập

Toàn bộ phần trên mặt đất cây Bồ Công Anh (4 kg) được rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ thấp, xay vỡ và chiết nóng với cồn loãng theo phương pháp đun hoàn lưu.

  • Sau khi loại dung môi dưới áp suất thấp thu được 250 gam cao B.
  • Lấy 250 gam cao B hòa tan trong một ít nước nóng, khuấy mạnh để tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Sau đó lắc chiết lần lượt với chloroform, ethyl acetate và n-butanol, sau khi loại dung môi, thu được 15 gam cao BC, 12 gam cao BA và 25 gam cao BB.
  • Từ cao BA (12 g), tiến hành sắc ký cột nhanh với hệ dung môi giải ly ether petrol và ethyl acetate có độ phân cực tăng dần.

Tại phân đoạn giải ly với hệ dung môi petroleum ether : ethyl acetate (3:7) thu được chất BA-1. BA-1 được xác định cấu trúc bằng các phổ như IR, MS, các phổ NMR…

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Nhận danh cấu trúc BA-1

Tinh thể BA-1 kết tinh trong methanol dạng bột, màu vàng nhạt, mp = 255-256°C (MeOH). Sắc ký lớp mỏng, BA-1 hiện vết tròn màu vàng với thuốc thử H2SO4 10% trong EtOH, Rf = 0.3 (ethyl acetate/acid formic/acid acetic/nước = 10/0,5/0,5/0,5 v/v/v/v) và hiện vết tròn màu vàng với thuốc thử H2SO410% trong EtOH, Rf = 0,7 (ethyl acetate/ethyl methyl ketone/acid formic/nước = 5 : 3 : 1: 1 v/v/v/v).

Phổ MS của BA-1 cho mũi [M+H]+ với m/z = 448.9 tương ứng khối lượng phân tử của BA-1 bằng 448 đvC. Công thức phân tử C21H20O11.

Nhận danh cấu trúc BA-1 1

Nhận danh cấu trúc BA-1 2

Phổ 1H-NMR (DMSO, δ ppm, 500 MHz) cho thấy có sự hiện diện proton của nhân thơm. Một mũi bốn của proton nhân thơm tại 7,446 ppm (dd, J = 8,5 Hz, J = 2 Hz) ở vị trí meta với proton mũi đôi tại 7,416 ppm (d, J = 2 Hz) đồng thời ở vị trí ortho với proton tại 6.904 Hz (d, J = 8,5 Hz).

Phổ 1H-NMR cho thấy hai mũi đôi tại 6.443 ppm (d, J = 2 Hz) và tại 6.775 Hz (d, J = 2 Hz) chứng tỏ đây là hai proton trên nhân thơm ở vị trí meta với nhau. Một mũi đơn tại 6.743 ppm cho thấy proton này không ghép spin với proton nào. Bên cạnh đó xuất hiện một mũi đơn tại 12.980 ppm ở vùng từ trường thấp chứng tỏ phân tử BA-1 có nhóm -OH.

Phổ 13C-NMR (DMSO, δ ppm, 500 MHz) kết hợp phổ DEPT cho thấy phân tử BA-1 có 21C trong đó có 1 nhóm –CH2–, 11 nhóm carbon metil -CH (5 nhóm – CH< và 6 nhóm –CH= kề nối đôi), 9 carbon tứ cấp (8 nhóm >C=C và 1 nhóm >C=O).

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều HSQC và HMBC cho thấy BA-1 thuộc nhóm flavon. Phổ COSY không cho thấy sự tương tác giữa proton ở vị trí 2′ và 3′.

Có thể nhận định rằng BA-1 là dẫn xuất của luteolin.

Phổ 13C-NMR cho một mũi đặc trưng ở 99.90 ppm, là mũi của carbon acetal C1” của phân tử đường. Phổ DEPT 90 cho ta 5 mũi ở các vị trí 73.12; 76.40; 69.56; 77.15; 60.62 kết hợp phổ HSQC, HMBC và COSY cho biết đó là 5 nhóm CH-OH của gốc đường. Dựa vào phổ HSQC có được giá trị δ H1” = 5.086 ppm, kết hợp phổ 1H-NMR ta có được H1” (1H, d, J = 7.5 Hz), chứng tỏ đường nối với khung aglycon bằng liên kết β. Phổ HMBC cho thấy có sự tương tác giữa proton H1” với C7 trong khung aglycon.Vậy trong phân tử BA-1 có 1 đơn vị đường β-glucose gắn vào khung aglycon ở vị trí C7 .

Các kết quả trên phù hợp với dữ liệu phổ của luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside theo tài liệu đã công bố (Mingfu Wang et al., 2003). Cấu trúc của BA-1 như Hình 2.

Có thể nhận định rằng BA-1 là dẫn xuất của luteolin. 1

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Từ cao ethyl acetate của cây Bồ Công Anh đã cô lập được một flavonoid là Luteolin-7-O-β-D glucopyranoside. Theo nhiều tài liệu công bố, Luteolin-7-O-β- D-glucopyra-noside có nhiều tác dụng trong y học đặc biệt là khả năng ức chế tạo ra cholesterol có hại trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh cao huyết áp ở người.

Trong thời gian tới sẽ tiến hành cô lập các chất còn lại trong cao ethyl acetate và các cao chiết còn lại. Từ đó làm rõ hơn thành phần hóa học của cây Bồ Công Anh Trung Quốc mọc hoang tại Đà Lạt.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ket-qua-buoc-dau-khao-sat-thanh-phan-hoa-hoc-cay-bo-cong-anh-taraxacum-officinale-wigg.html/feed 0
Bà mẹ bỉm sửa rỉ tai về loài thảo dược kì diệu – Bồ công anh https://tracuuduoclieu.vn/ba-me-bim-sua-ri-tai-ve-loai-thao-duoc-ki-dieu-bo-cong-anh.html https://tracuuduoclieu.vn/ba-me-bim-sua-ri-tai-ve-loai-thao-duoc-ki-dieu-bo-cong-anh.html#respond Sat, 22 Dec 2018 03:53:45 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47056 Theo Đông y, Bồ công anh vị đắng ngọt, tính hàn; vào các kinh can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc (trị sưng vú rất tốt), lợi thấp thông lâm. Chữa các chứng ung thũng sang dương, nhũ ung, trường ung, hầu tý, thũng thống, thấp nhiệt hoàng đản, nhiệt lâm.

Bà mẹ bỉm sửa rỉ tai về loài thảo dược kì diệu – Bồ công anh 1

Hình ảnh cây Bồ công anh – Lactuca indica L.

Thông tin khoa học

  • Tên tiếng Việt: Bồ công anh, Mũi mác, Rau diếp dại, Rau bồ cóc, Rau bao, Rau mét, Phắc bao, Lin hán (Tày), Lằy mắy kìm (Dao)
  • Tên khoa học: Lactuca indica L.
  • Họ: Asteraceae (Cúc)

Mô tả

  • Bồ công anh là một cây nhỏ, cao 0,6m đến 1m, có thể cao tới 3m. Thân mọc thẳng, nhãn, không cành hoặc rất ít cành.
  • Lá có nhiều hình dạng; lá phía dưới dài 30cm, rộng 5cm gần như không cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa thưa, lá phía trên ngắn hơn, nguyên chứ không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Bấm lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng.
  • Cụm hoa hình đầu, màu vàng.

Công dụng

  • Bồ công anh Việt Nam là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu.
  • Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
  • Liều dùng hàng ngày: 20 đến 40g lá tươi hoặc 10 đến 15g lá khô hay cành và lá khô. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho để uống. Còn dùng giã nát đắp ngoài không kể liều luợng.

Một số bài thuốc có Bồ công anh

Giải độc, trị nhọt: Các mụn nhọt độc sưng nóng đỏ đau chứng sưng vú

  • Bài 1: Bồ công anh 30g, Qua lâu 20g, Liên kiều 20g, Bạch chỉ 12g. Sắc uống. Bồ công anh tươi lượng vừa đủ, giã nát, rang nóng, đắp vào chỗ đau. Trị viêm tuyến sữa cấp tính.
  • Bài 2: Bồ công anh 20 – 63g. Sắc uống. Trị các loại mụn nhọt sưng độc cấp tính.
  • Bài 3: Bồ công anh 20g, Cúc hoa 12g, Kim ngân hoa 12g, Sinh cam thảo 6g. Sắc uống. Trị mụn nhọt độc do nhiệt, trên da lở loét, mắt đỏ do phong hỏa.
  • Bài 4: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 63g, Hoàng cầm 12g, Đan sâm 12g. Sắc uống. Trị viêm ruột thừa cấp chưa có mủ.

Mát gan, sáng mắt

  • Bồ công anh tươi 125g, Chi tử 30g. Sắc uống. Trị chứng viêm do hỏa ở gan, viêm màng kết hợp cấp tính, mắt đỏ sưng đau.
  • Trong dân gian, dùng nhựa mủ xát lên mụn cóc. Ngày 3 – 4 lần; sau 5 – 7 ngày mụn tự rụng. Ở Pháp, Bungari, người ta dùng Bồ công anh chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, xơ gan và nhiều bệnh khác.

Món ăn thuốc có Bồ công anh

  • Cháo Bồ công anh: gạo tẻ 100g, Bồ công anh tươi 100 – 150g, đường vừa đủ ngọt.
  • Bồ công anh rửa sạch, băm nhỏ, cho nấu với nước sạch lấy 1.000ml, lọc bỏ bã. Cho gạo vào nước sắc Bồ công anh, nấu nhừ; thêm đường ăn ngày 2 lần; dùng trong 5 – 7 ngày. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, hiệu quả với người mới bị viêm tuyến vú.
  • Nước Bồ công anh: Bồ công anh tươi 100 – 150g, đường trắng 40 – 50g. Nấu Bồ công anh với nước lấy 1.000ml. Lọc bỏ bã hoặc dùng bã đắp lên chỗ tuyến vú bị viêm. Hòa đường với nước sắc, uống khi nóng. Chữa đau nhức tuyến vú.
  • Chữa tàn nhang, mụn nhọt, ghẻ lở (không rõ nguyên nhân), bệnh nấm ngoài da: Bồ công anh tươi 100g, Cà rốt 20g, Bông cải xanh 20g. Nấu canh, ăn trong ngày; ăn liền trong 5 – 7 ngày.

Kiêng kỵ: Các ung nhọt thuộc chứng âm, hư hàn thì kiêng dùng

Nguồn: Theo Lương y Thảo Nguyên

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ba-me-bim-sua-ri-tai-ve-loai-thao-duoc-ki-dieu-bo-cong-anh.html/feed 0