Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 22 Nov 2024 04:06:23 +0700 vi hourly 1 Bạch quả – Hóa thạch sống thời cổ đại https://tracuuduoclieu.vn/bach-qua-hoa-thach-song-thoi-co-dai.html https://tracuuduoclieu.vn/bach-qua-hoa-thach-song-thoi-co-dai.html#respond Sat, 11 Dec 2021 03:41:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63763 Bạch quả là dược liệu được sử dụng rộng rãi không chỉ ở châu Á mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ Bạch quả có tác dụng tốt trong cải thiện lưu thông máu, suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ, nhồi máu não….

Cây bạch quả có nhiều tên gọi khác nhau như cây Ngân hạnh, cây Công tôn thụ… Tên khoa học của nó là Ginkgo biloba. Đây là một trong những loài thực vật có hạt cổ xưa nhất, thường được gọi là “hóa thạch sống”.

Bạch quả là cây gỗ to, cao 20-30m, tán lá sum suê. Thân hình trụ, phân cành nhiều. Lá mọc so le, thường tụ ở một mấu, hình quạt, gốc thuôn nhọn, đầu hình cung, lõm giữa chia phiến thành hai thùy rộng, hai mặt nhẵn. Gân lá rất sít nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt, cuống lá dài hơn phiến. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái đều mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Quả hạch hình trứng, thịt màu vàng.

Những công dụng của Bạch quả đối với sức khỏe như:

  • Bạch quả tốt cho người cao tuổi
  • Bạch quả tốt cho trí não
  • Bạch quả an thần, trị mất ngủ
  • Bạch quả giúp hạ huyết áp
  • Bạch quả tốt cho thị lực của bệnh nhân tiểu đường
  • Tác dụng làm đẹp da

Khi dùng Bạch quả, bạn cần những lưu ý sau:

  • Không dùng bạch quả cho các bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường, động kinh hay các vấn đề liên quan đến sinh sản. Không dùng bạch quả cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
  • Bạch quả là dược liệu rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng nếu không sẽ bị phản tác dụng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bach-qua-hoa-thach-song-thoi-co-dai.html/feed 0
Đương quy -Nhân sâm của tự nhiên dành cho phụ nữ https://tracuuduoclieu.vn/duong-quy-nhan-sam-cua-tu-nhien-danh-cho-phu-nu.html https://tracuuduoclieu.vn/duong-quy-nhan-sam-cua-tu-nhien-danh-cho-phu-nu.html#respond Thu, 18 Nov 2021 04:24:13 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47035 Đông y cho rằng Đương quy chính là đầu vị trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý và điều trị bệnh phụ nữ. Bên cạnh đó, Đương quy là một vị thuốc quý có tác dụng chữa trị nhiều chứng bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, xanh xao, trị viêm khớp, chân tay tê nhức,…

1. Mô tả cây Đương quy

  • Đương quy là cây thảo lớn, sống lâu năm, cao 40 – 60cm, có thể đến 1m khi cây có hoa. Thân hình trụ, có rãnh dọc, màu tím.

1. Mô tả cây Đương quy 1

  • Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần, gốc phát triển thành bẹ to, đầu nhọn, lá chét phía dưới có cuống, lá chét gắn đầu lá không cuống, mép chia thùy và răng cưa không đều.

1. Mô tả cây Đương quy 2

  • Cụm hoa mọc ở ngọn hân thành tán kép gồm 12 – 20 tán, dài ngắn không đều, hoa nhỏ màu lục nhạt.
  • Quả bế dẹt, có rìa màu tím nhạt.

1. Mô tả cây Đương quy 3

  • Toàn thân nhẵn và có mùi thơm đặc biệt.
  • Mùa hoa quả : tháng 7 – 8.

1. Mô tả cây Đương quy 4

 

2. Thành phần hóa học

  • Thân rễ Đương quy chứa 0,2 – 0,4% tinh dầu; tinh dầu đương quy là chất lỏng màu vàng sẫm.
  • Bên cạnh đó rễ còn chứa các hợp chất Coumarin, Acid hữu cơ, Polysachrid, Acid amin, Polyacetylen, Sterol, và nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B1, B12, E.

3. Tính vị, công dụng

Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:

  • Ức chế sự kết tập tiểu cầu, tăng cường tuần hoàn não.
  • Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít.
  • Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém.
  • Làm đẹp da, tươi nhuận, trẻ hóa làn da dùng trong thẩm mỹ.

4. Những nghiên cứu về cây Đương quy

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Phụ nữ độ tuổi mãn kinh thường có nhiều thay đổi trong cơ thể do hàm lượng hoocmon estrogen bị suy giảm đột ngột gây ra các hiện tượng bốc hỏa, khô hơn và xuất hiện nếp nhăn rõ rệt, âm đạo sẽ xuất hiện tình trạng khô và giảm ham muốn. Một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2012 đã thử nghiệm tác động của Đương quy đối với các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Kết quả cho thấy ở nhóm những người phụ nữ ăn ít nhất 3,0g Đương quy mỗi ngày các triệu chứng mãn kinh giảm đáng kể.

  • Trong nghiên cứu mới đây, đã có thấy Đương quy có tác dụng kích thích sản sinh estrogen tự nhiên – là một thảo dược tiềm năng như một liệu pháp thay thế hormone mới cho phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh. Ngoài ra, Đương quy giúp cân bằng nội tiết tố, giảm tình trạng hội chứng tiền kinh nguyệt và lạc nội mạc tử cung.

Tốt cho sức khỏe sinh sản

Trong nhiều tài liệu có ghi chép lại, Đương quy đã được sử dụng như phương thuốc để hỗ trợ sức khỏe sinh sản, điều trị vô sinh. Một nghiên cứu thực hiện năm 2002 cho thấy Đương quy có thể cải thiện khả năng sinh sản bằng cách sửa chữa các vấn đề với rụng trứng, đặc biệt là giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt.

  • Trong giai đoạn này, niêm mạc tử cung thường dày lên để chuẩn bị cho một thai kỳ tiềm năng, tuy nhiên nếu nó không dày lên thì có thể có vấn đề về thụ thai. Chiết xuất cao đương quy được cho là để điều chỉnh sự dày lên này và hỗ trợ thụ thai khỏe mạnh.

Giảm cân

Mặc dù chưa có kết luận cụ thể, nhưng những nghiên cứu sau đây đã chỉ ra việc tại sao Đương quy được sử dụng phổ biến để thúc đẩy giảm cân. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2009 cho thấy Đương quy giảm mỡ cơ thể ở chuột béo phì và một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2011 cũng cho thấy kết quả tương tự sau khi chuột được chiết xuất Đương quy hàng ngày.

  • Nghiên cứu được công bố vào năm 2009 cho thấy việc giảm mỡ trong cơ thể có thể do protein APOA4 điều chỉnh apatit và khiến cơ thể cảm thấy hài lòng.

5. Các bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

5. Các bài thuốc chữa bệnh từ đương quy 1

Kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược:

  • 12g Đương quy, 8g Bạch thược, 12g Thục địa, 6g Xuyên khung, 600ml nước.
  • Sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Phụ nữ mắc nhiều bệnh sau khi sinh:

  • 16g Đương quy, 12g Thục địa, 6g Xuyên khung, 8g Bạch thược, 4g Gừng khô, 8g Đậu đen sao, 8g Trạch lan, 8g Ngưu tất, 12g Ích mẫu thảo, 10g Bồ hoàng.
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Phụ nữ mang thai bị đau bụng:

  • 120g Đương quy, 600g Thược dược, 160g Phục linh, 160g Bạch truật, 300g Trạch tả, 120g Xuyên khung.
  • Tất cả nguyên liệu tán mịn, dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê với nước pha rượu.

Phụ nữ mất máu do băng huyết, tổn thương:

  • 80g Đương quy, 40g Xuyên khung, trộn chung cho đều.
  • Mỗi lần dùng 20g hỗn hợp trên với 2 bát nước, 1 bát rượu trắng.
  • Sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.

Chú ý: Những người bị rối loạn đông máu hoặc đang uống thuốc chống đông, phụ nữ có thai không nên sử dụng đương quy.

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/duong-quy-nhan-sam-cua-tu-nhien-danh-cho-phu-nu.html/feed 0
Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi https://tracuuduoclieu.vn/ba-kich-ngam-ruou-tai-sao-phai-bo-loi.html https://tracuuduoclieu.vn/ba-kich-ngam-ruou-tai-sao-phai-bo-loi.html#respond Thu, 11 Mar 2021 00:07:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/ba-kich-ngam-ruou-tai-sao-phai-bo-loi-352/ Trong Đông y ba kích có tác dụng giúp tốt cho sức khỏe và chức năng sinh lý nhưng không phải ai cũng am hiểu cách chế biến ba kích. Theo quan niệm cách chế biến ba kích cần bỏ lõi vì vậy nhiều người băn khoăn ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi? Để trả lời cho thắc mắc trên, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin dưới đây.

Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi 1

Ba kích làm sạch lõi để ngâm rượu

Giới thiệu về củ ba kích

  • Ba kích hay còn được gọi là: dây ruột gà, ba kích thiên…
  • Tên khoa học của ba kích: Morinda officinalis Stow
  • Cây thuộc họ Cà phê sống nhiều năm
  • Cây ba kích mọc leo thành bụi ven rừng đồi núi có độ cao tuyệt đối dưới 500m.
  • Bộ phận sử dụng của ba kích: rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích

Khi ngâm rượu ba kích, mọi người chú ý đến cách chế biến ba kích và cách ngâm ba kích bởi nó quyết định đến chất lượng của rượu.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Tác dụng của ba kích ngâm rượu

Tùy vào Cách Ngâm Rượu Ba Kích tác dụng của thuốc sẽ có những tác động đến cơ thể khác nhau. Như có thể ngâm rượu ba kích với các loại thuốc khác để tăng công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Nói chung rượu ba kích có những tác dụng đặc biệt sau:

  • Ngâm rượu ba kích giúp bồi bổ sức khỏe,bổ thận sinh tinh,giữ thời gian giao hợp được lâu.
  • Nam giới hoạt động tình dục không bình thường, yếu khi dùng ba kích sẽ làm tăng khả năng giao hợp, tăng chất lượng cuộc yêu
  • Dùng rượu ngâm ba kích làm tăng thêm khoáng chất cho cơ thể. Ngâm rượu ba kích cùng những loại dược liệu khác còn để hỗ trợ bồi bổ sinh lý toàn diện.
  • Ngoài ra, ba kích còn chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, bổ thận tráng dương kiện gân cốt
  • Rượu ba kích dùng hàng ngày giúp điều trị sinh lý yếu, tăng cường sinh lực, tăng khả năng cương dương cho các quý ông và điều trị xuât stinh sớm
  • Dùng ba kích ngâm rượu điều trị  chóng mặt, mất ngủ, ngủ chập chờn, thần kinh mệt mỏi, lo âu
  • Phụ nữ thời kì mãn kinh, kinh nguyệt không đều dùng rượu ba kích giúp hạn chế tình trạng kinh nghuyệt thất thường, lo âu hồi hộp mất ngủ của thời kì mãn kinh.

Xem thêm: Tác dụng của ba kích trong Đông Y

Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi?

Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc: Lõi ba kích không hề chứa những độc tố gây vô sinh hay gây nguy hại tới sức khỏe như lời đồn. Nhưng bản thân lõi ba kích không có dưỡng chất, có vị chát, nếu để cả lõi ngâm rượu sẽ làm giảm mùi vị cũng như chất lượng của rượu. Đồng thời nó còn làm kéo dài thời gian ngấm và trao đổi dưỡng chất của củ ba kích. Chính vì vậy việc loại bỏ ruột ba kích trước khi ngâm rượu là điều cần thiết.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra, trong lõi của củ ba kích có chứa rubiadin và carbohydrates có thể gây hại cho hệ tim mạch. Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Có rất nhiều trường hợp bị liệt dương do sử dụng củ ba kích lâu năm mà sai cách. Lõi của ba kích có vị chát. Khi ngâm rượu ba kích mà không bỏ lõi, rượu ba kích sẽ không còn thơm ngon, rượu bị đổi vị  không còn có vị thơm của ba kích nữa. Trước khi ngâm củ ba kích vào rượu, chúng ta nên bỏ lõi và chỉ ngâm phần thịt củ ba kích để không ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng

Chế biến củ ba kích trước khi ngâm

Có 2 loại ba kích:

  • Ba kích trồng
  • Ba kích rừng

Củ ba kích trồng khá mềm và nhiều nước chính vì vậy tách lõi ba kích khá dễ dàng. Còn củ ba kích rừng trồng lâu năm ít nước và khô, phần thịt bám chắc vào lõi khiến quá trình tách lõi khó khăn hơn

Cách sơ chế tách lõi

Chế biến củ ba kích trước khi ngâm 1

Tách lõi ba kích bằng dao

Ba kích trồng

  • Khi thu hoạch tại vườn, rửa sạch củ ba kích dính đất, cát
  • Phơi qua củ ba kích dưới nắng cho héo bớt để làm giảm lượng nước trong củ ba kích
  • Khi phần thịt củ ba kích khá dẻo, ta có thể dùng tay bóc phần thịt riêng và lõi riêng vì chúng không quá cứng và bám chặt.
  • Nếu muốn sơ chế củ ba kích tươi: dùng dao cha ba kích ra làm đôi sau đó bóc tách phần lõi và phần thịt ba kích riêng

Ba kích rừng

  • Củ ba kích rừng khá cứng và khô nên việc sơ chế sẽ mất nhiều thời gian và công sức
  • Khi thu hoạch củ ba kích rừng về, ta cũng rửa sạch đất và cát củ ba kích
  • Dùng dao khía thịt của ba kích rồi bóc rút phần lõi ra.
  • Hoặc nhanh hơn, có thể đặt ba kích lên thớt, dùng dao bản to đập dập, lúc này ba kích sẽ tách riêng được phần thịt và lõi và rút lõi ba kích ra dễ dàng hơn.
  • Đây là phương pháp nhanh chóng, thuận tiện, đạt năng suất cao, khi đập củ ba kích sẽ vỡ vụn, không dính lõi tách biệt nhau. Củ ba kích càng được đập dập thì ngâm rượu càng ngon.
  • Trong sản xuất công nghiệp, người ra thường đồ (hấp chín) ba kích để dễ dàng rút bỏ phần lõi. Sau đó, ba kích sẽ được phơi khô để cho ra chế phẩm ba kích khô ngâm rượu.

Xem thêm: Cách ngâm rượu ba kích chuẩn tại nhà

Lưu ý khi dùng ba kích ngâm rượu

  • Rượu ba kích không khuyến khích dùng cho các đói tượng rong kinh, kinh sớm.
  • Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng.
  • Tác dụng của cây ba kích trong việc ngâm rượu có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị “Tào tháo đuổi”. Nên uống đúng liều lượng quy định nếu không muốn gặp tác dụng phụ.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ba kích ngâm rượu bởi rượu ba kích có tác dụng với cơ địa từng người, những người huyết áp thấp không nên sử dụng nhiều, khi dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc
  • Lõi củ ba kích có độc, khi sơ chế cần rút lõi để đảm bảo tác dụng của ba kích.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ba-kich-ngam-ruou-tai-sao-phai-bo-loi.html/feed 0
Những công dụng của Hà thủ ô với sức khỏe https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cong-dung-cua-ha-thu-o-voi-suc-khoe.html https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cong-dung-cua-ha-thu-o-voi-suc-khoe.html#respond Thu, 05 Nov 2020 04:23:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48022 Cây hà thủ ô là loại cây phát triển mạnh ở các vùng có khí hậu ẩm mát và ưa sáng. Điều kiện để cây phát triển thuận lợi nhất là ở khu vực đất ẩm xốp, nhiều mùn hay tốt nhất là đất ở vùng chân núi đá, vùng trung du, đất đỏ bazan. Ở nước ta, Hà thủ ô thường mọc hoang ở các vùng miền núi phía Bắc từ Nghệ An trở ra và được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng…

Hà thủ ô từ từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược quý có tác dụng nhuận da đen tóc. Nhưng không dừng lại ở đó, đây cây hà thủ ô còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng hữu ích khác, có mặt trong nhiều bài thuốc để chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Xem thêm: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) ở Việt Nam

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cong-dung-cua-ha-thu-o-voi-suc-khoe.html/feed 0