Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 03 May 2024 09:04:26 +0700 vi hourly 1 Một số nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/cong-trinh-nghien-cuu-ve-cay-che-day-co-tac-dung-dieu-tri-benh-viem-da-day-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/cong-trinh-nghien-cuu-ve-cay-che-day-co-tac-dung-dieu-tri-benh-viem-da-day-o-viet-nam.html#respond Wed, 03 Feb 2021 03:14:48 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52532 Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh thường gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Khi mới phát hiện ra bệnh, việc điều trị sẽ dễ dàng thời gian điều trị cũng nhanh hơn.Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang mạn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo ghi nhận, các trường hợp liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thì vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp và hầu hết đều liên quan đến vi khuẩn HP.

Vi khuẩn Helicobacter pylori

Helicobacter pylori (H. pylori) là trực khuẩn gram âm có hình xoắn. Dưới kính hiển vi điện tử, vi khuẩn có kích thước dài 2-4 µm, đường kính 0,5-1 µm, với 2-6 tiêm mao ở một đầu. Vi khuẩn sống ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, một số ít bám trên bề mặt niêm mạc. Helicobacter pylori tăng trưởng ở nhiệt độ 34-400C, tốt nhất là 370C; nó chịu được môi trường pH từ 5,5-8,0, tốt nhất là môi trường trung tính.

Vi khuẩn Helicobacter pylori 1

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày

Đặc điểm các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori:

  • Các tiêm mao giúp H. pylori di chuyển xuyên qua lớp nhầy đến bề mặt niêm mạc, nơi có pH trung tính để sinh sống và xâm nhập vào tế bào biểu mô vật chủ để gây bệnh.
  • Enzyme urease xúc tác thủy phân ure, một sản phẩm của quá trình phân hóa protein trong thức ăn ở dạ dày, cuối cùng tạo ra NH4+, vừa là độc lực gây bệnh vừa kháng acid để cho H. pylori tồn tại.

Năm 1994, Tổ chức Y tế thế giới ước chừng hơn 50% dân số toàn cầu bị nhiễm H. pylori, trong đó khoảng một phần ba dân số người lớn Bắc Âu và Bắc Mỹ nhiễm H. pylori; tỷ lệ nhiễm H. pylori ở Đông Âu, Nam Phi và Châu Á trên 50%.

Ở nước ta, năm 2005, Hoàng Thị Thu Hà nghiên cứu hai nơi Hà Nội và Hà Tây cho thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori chung ở cộng đồng dân cư là 74,6%. Người là vật chủ quan trọng nhất với H. pylori. Các cơ chế lây truyền của H. pylori gồm lây từ người sang người, thông qua nguồn nước bị nhiễm hoặc dịch tiết ở miệng và lây do chăm sóc y tế.

Triệu chứng lâm sàng viêm dạ dày mạn tính

  • Triệu chứng đau vùng thượng vị gặp ở 70% bệnh nhân. Đau bụng không dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ, tăng lên sau ăn; đôi khi bệnh nhân có đau kiểu loét nhưng không có chu kỳ.
  • Ợ hơi, chướng bụng có thể gặp 40-80% trường hợp, kèm theo nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng; hoặc buồn nôn, nôn, chán ăn. Các triệu chứng này kéo dài vài ngày đến vài tuần và đỡ khi dùng thuốc nhưng hay tái phát nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc làm việc căng thẳng.

Xem thêm: Bệnh dạ dày và những lưu ý

Công trình nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam

Từ lâu chè dây đã được nhiều người biết đến như một vị thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém. Cây chè dây hay còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày), Khau rả (theo dân tộc Nùng). Đây là loại dây leo có vị ngọt đắng, tính mát, được đồng bào miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chuyên chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị,…Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.

Công trình nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam 1

Chè dây được nhiều người biết đến như một vị thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả mà không tốn kém

1. Nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh

Năm 1996, bác sĩ Vũ Nam đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ, với công trình: “Nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh”. Đây là một thành công lớn, bởi lúc bấy giờ anh là một trong những tiến sĩ khoa học y dược trẻ đầu tiên ở độ tuổi 30 của nước ta. Quan trọng hơn, công trình đã khẳng định chè dây là một cây thuốc, vị thuốc được bổ sung vào danh mục những cây thuốc của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8­9 ngày,  hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Các bệnh  nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80%  bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ  dày ­ hành tá tràng là làm sạch Helicobarter pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ  dày và gây ra bệnh này.

Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên  chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.

  • Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều  trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ.
  • Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng chè dây trong điều trị viêm loét dạ dày ­ hành tá tràng cũng không  gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền  cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

2. Nghiên cứu chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng

Trong 20 năm trở lại đây chè dây đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước. Tiêu biểu là các nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự. Qua các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xác định được thành phần có tính sinh học chính trong chè dây có tác dụng phòng và chữa bệnh là nhóm flavonoid với 2 chất chính là myricetin và dihydromyricetin.

2. Nghiên cứu chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày - hành tá tràng 1

GS.TS. Phạm Thanh Kỳ – Nhà giáo Nhân dân, nguyên Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội

Qua các công trình nghiên cứu trước đó chúng tôi nhận thấy mặc dù hàm lượng dihydromyricetin trong lá chè dây cao hơn myricetin trong lá chè dây nhưng hàm lượng myricetin trong cao chè dây lại cao hơn hàm lượng dihydromyricetin nhiều lần.

3. Luận án thạc sĩ y học về cây chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng có nhiễm HP

Luận án thạc sĩ y học của Nguyễn Thị Tuyết Lan đã đưa ra những kết luận về tác dụng rất tốt trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm HP.

  • Luận án đã kết luận về tác dụng rất tốt trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm HP, bằng nhóm thuốc AMPELOP-METRONIDAZOL-AMOXICILLIN. Trong đó AMPELOP là một chế phẩm được sản xuất từ chè dây.

Xem thêm: Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện Bang, tỉnh Gia Lai

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cong-trinh-nghien-cuu-ve-cay-che-day-co-tac-dung-dieu-tri-benh-viem-da-day-o-viet-nam.html/feed 0
Cây Khôi- Cây thuốc quý đặc trị bệnh dạ dày https://tracuuduoclieu.vn/cay-khoi-cay-thuoc-quy-dac-tri-benh-da-day.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-khoi-cay-thuoc-quy-dac-tri-benh-da-day.html#comments Fri, 13 Nov 2020 04:44:11 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48252 Theo một số tài liệu của y dược, trong lá khôi có thành phần chủ yếu là tannin, các glycosid có tác dụng trung hòa, làm giảm sự gia tăng acid của dạ dày, chống viêm, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng, trung hòa và làm giảm tiết acid dịch vị, săn se vết loét, giúp liền sẹo và vết thương ở các vết loét dạ dày, tá tràng nhanh chóng.

Nhờ cơ chế này mà Khôi tía được dùng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, làm giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Từ đó giúp tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ bụng cho người bệnh.
Xem thêm: Bệnh dạ dày và những lưu ý

Xem thêm: Công dụng của cây Chè dây

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-khoi-cay-thuoc-quy-dac-tri-benh-da-day.html/feed 1
Công dụng của cây Chè dây https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-cua-cay-che-day.html https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-cua-cay-che-day.html#respond Wed, 11 Nov 2020 02:15:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48175 Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.. Trong thành phần hóa học chè dây chứa hợp chất flavonoid, anthranoid tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, cầm máu. Ngoài ra hợp chất tannin có tác dụng kháng nhiều vi khuẩn.

Theo nghiên cứu, Chè dây có tác dụng giảm độ acid tại dạ dày, giúp cho bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng dễ liền sẹo, cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng, giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ…
Xem thêm: Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-cua-cay-che-day.html/feed 0
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè dây https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cham-soc-cay-che-day.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cham-soc-cay-che-day.html#respond Mon, 09 Nov 2020 03:42:05 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48101 Chè Dây, tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch., thuộc họ Nho (Vitaceae). Tại Việt Nam cây mọc nhiều tại các khu vực miền núi Tây Bắc như Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu và các tỉnh miền trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Chè dây thường được người dân miền núi phía Bắc gọi là Thau Rả, Khau Rả.

Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè dây 1

Hình ảnh cây chè dây

Đặc điểm thực vật học

Đặc điểm mô tả

  • Dây leo, cành hình trụ mảnh, tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh
  • Lá kép lông chim, mọc so le mang 7-12 lá chét mỏng, giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy; Cụm hoa đối diện với lá thành xim 2 ngả, nụ hoa hình trứng, hoa mẫu 5
  • Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, khi chín có màu tím đen, chứa 3- 4 hạt.
  • Ra hoa tháng 6, có quả chín tháng 10.

Điều kiện sinh thái

Cây thích hợp với điều kiện mát mẻ của vùng núi cao phía Bắc các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai; cây mọc hoang hoặc được trồng dưới tán rừng.

Công dụng

Lá cũng dùng nấu nước uống thay chè. Gần đây, Viện Y học Cổ truyền Dân tộc đã sử dụng Chè dây dạng cao khô để điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng. Những nghiên cứu khác chỉ ra, chè dây còn có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, và chống oxy hóa.

Xem thêm: Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn vùng trồng

  • Chọn vùng trồng là nơi có khí hậu mát mẻ, cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn chất thải nước thải, bãi rác thải hóa chất…
  • Chọn đất thịt nhẹ, pH 5 – 7 có tầng canh tác dày, đất ẩm mát, cao, thoát nước tốt.

Kỹ thuật nhân giống

  • Lựa chọn cành giống: Chọn cành bánh tẻ, không có vết bệnh, lấy từ cây mẹ khỏe mạnh, đường kính 5-12mm, được thu hái vào tháng 8 – 9 hoặc tháng 12 đến tháng 01 năm sau.
  • Chuẩn bị vườn giâm hom: Chọn đất bằng phẳng, gần nguồn nước, tiện đường vận chuyển; đất được làm sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh, tơi xốp, thoát nước tốt.
  • Xử lý hom giống:Dùng kéo cắt các cành bánh tẻ thành các hom có kích thước 10-15 cm, đường kính 5-12 mm; tiến hành chấm các hom giống vào dung dịch kích thích ra rễ rồi giâm tại vườm ươm giống; Cách giâm: Cắm ngập trong đất 2/3 chiều dài hom, cắm hom nghiêng 600 so với mặt đất, hom cách hom 7 – 10 cm.
  • Chăm sóc vườn hom: Tưới nước ẩm đầy đủ trong thời gian chăm sóc, có lưới che nắng, mưa cho cây.
  • Thời vụ giâm hom: Tháng 8 – 9 hoặc tháng 12 đến tháng 01 năm sau.

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 5

Thời vụ trồng 1

Kỹ thuật làm đất

Đất được làm kỹ, sạch cỏ dại, đào hố kích thước 30 x 30 x 30 cm.

Mật độ và khoảng cách trồng

Mật độ: 6.667 cây/ha với khoảng cách 1,0 x 1,5 m.

Kỹ thuật trồng

Lựa chọn thời điểm mưa ẩm để tiến hành trồng cây, đặt hom giống và lấp đất cao hơn mặt đất để trách cây bị úng nước.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

  • Lượng phân bón (tính cho 1ha/năm): 450 Urea+500 Lân Supe+120 Kali
  • Kỹ thuật bón phân: Bón lót toàn bộ phân Lân vào đầu năm; bón thúc phân Đạm và Kali chia đều bón sau mỗi lần thu hoạch lá.

Chăm sóc

Thường xuyên phát quang cỏ dại để cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Cây Chè dây ít sâu bệnh hại, khi mới phát hiện sâu bệnh hại cần xử lý ngay bằng biện pháp thủ công.

Thu hoạch, sơ chế

Chè dây là cây lâu năm, trồng 1 lần có thể thu nhiều năm; cắt phần thân lá tính từ đầu cành dài 40-70 cm; các cành thu hái được bó thành bó hoặc đựng trong các bao, túi sạch vận chuyển về nơi tiêu thụ.

(Kèm theo Quyết định số 271 /QĐ-SNN, ngày 20/12/2017 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lào Cai)

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cham-soc-cay-che-day.html/feed 0
Bệnh dạ dày và những lưu ý https://tracuuduoclieu.vn/benh-da-day-va-nhung-luu-y.html https://tracuuduoclieu.vn/benh-da-day-va-nhung-luu-y.html#respond Sun, 01 Nov 2020 02:09:07 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47830 Loét dạ dày, hành tá tràng là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, chiếm khoảng 10% dân số ở nhiều quốc gia. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc, làm giảm sút sức lao động của toàn xã hội. Từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc, vị thuốc đã được ứng dụng trong điều trị và cải thiện được các triệu chứng lâm sàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thảo dược điều trị bệnh dạ dày.

Dạ dày hay bao tử là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, có cấu tạo phức tạp, thực hiện hai chức năng chính là nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Bệnh dạ dày và những lưu ý 1

Hình ảnh Dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Hiện nay, bệnh đau dạ dày là một trong những chứng bệnh thuộc về đường hóa rất phổ biến . Bệnh này được hiểu là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bạn cần biết để phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thời.

Vi khuẩn Hp

  • Đây là một loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Loại vi khuẩn này khiến cho niêm mạc dạ dày bị teo, khả năng tiết acid bị suy giảm, gây ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày rất nguy hiểm.

Ăn uống không điều độ

  • Ăn không đúng giờ đúng giấc, ăn quá no, quá đói, ăn nhiều thực phẩm khô cứng, chứa nhiều axit, thức ăn chế biến sẵn, uống quá nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày, vì vậy bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách tốt hơn.

Stress, mệt mỏi

  • Căng thẳng cũng là một nguyên nhân khiến cho dạ dày bạn bị tổn thương và gây đau dạ dày. Vậy nên, chúng ta nên sắp xếp công việc khoa học để có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thảo dược tốt cho dạ dày

Trong Đông y, những thảo dược thường được dùng khi điều trị bệnh đau hay viêm loét dạ dày là Chè dây, Lá khôi, Dạ cẩm, Nghệ,…

CÂY NGHỆ

Trong nghệ người ta đã phân tích được:

  • Chất màu curcumin 0,3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ete, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục. Tan trong axit ( màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ máu rồi ngả tím), trong chất béo (dùng để nhuộm các chất béo).
  • Công thức curcumin đã được xác định như sau: Tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dầu có curcumen, một cacbon không no, 5% paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến. Ngoài ra còn tin bột, canxi axalat, chất béo

Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính, chống loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Cao chiết từ nghệ làm giảm tiết dịch vị, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng.

CÂY NGHỆ 1

Hình ảnh Nghệ và bột Nghệ

CÂY KHÔI

Theo một số tài liệu của y dược:

Trong lá khôi có thành phần chủ yếu là tannin, các glycosid có tác dụng trung hòa, làm giảm sự gia tăng acid của dạ dày, chống viêm, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng, trung hòa và làm giảm tiết acid dịch vị, săn se vết loét, giúp liền sẹo và vết thương ở các vết loét dạ dày, tá tràng nhanh chóng.

Nhờ cơ chế này mà Khôi tía được dùng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, làm giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Từ đó giúp tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ bụng cho người bệnh.

CÂY KHÔI 1

Hình ảnh cây Khôi

CHÈ DÂY

Trong bột dược liệu chè Dây có các thành phần: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, đường khử tự do, carotene, acid hữu cơ và chất béo.chất này đặc biệt có tác dụng làm giảm thể tích dịch vị, giảm độ acid tự do và giảm độ acid toàn phần.

Chè dây có tác dụng làm sạch vi khuẩn Helicobacter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm, cắt cơn đau nhanh, chữa bệnh đau dạ dày.

CHÈ DÂY 1

Hình ảnh cây Chè dây

DẠ CẨM

Dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm dịu cơn đau. Trong rễ dạ cẩm chứa alcaloid, saponin, tanin

Dạ cẩm là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong điều trị viêm loét dạ dày. Trên lâm sàng, dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng.

DẠ CẨM 1

Hình cây Dạ cẩm

Những lưu ý về bệnh dạ dày

Thực phẩm nên sử dụng

Người bệnh dạ dày nên ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn các loại thức ăn nên dùng là: Sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ…

Thực phẩm nên tránh

  • Người bệnh không nên ăn những thức ăn sống, lạnh và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích… Cần tránh các loại thức ăn có độ acid cao dễ sinh hơi trong dạ dày như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ, tương ớt,… hoặc trái cây vị chua như cam, xoài xanh, ổi, bưởi chua,…
  • Người bệnh nên tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, thức ăn có nhiều gia vị như ớt, tỏi, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào, gân sụn hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas…

Cân bằng cảm xúc, tâm trạng

Viêm dạ dày còn do các yếu tố tâm lý thần kinh bị căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu, stress, làm cho hệ thống thần kinh bị kích thích; dẫn tới tiết nhiều acid. Do đó người bệnh luôn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng,…

Cân bằng cảm xúc, tâm trạng 1

 

Trong Y học cổ truyền và hiện đại cũng khuyên người bệnh nên dùng các chế phẩm từ thiên nhiên để điều trị các bệnh lý cần thời gian như bệnh đau hay viêm loét dạ dày. Với các chế phẩm này người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không lo về tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình điều trị. Việc duy trì dùng thảo dược trị bệnh không chỉ ngăn ngừa được các dấu hiệu mà còn chủ trị được tận gốc căn nguyên để bệnh không tái phát trở lại.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/benh-da-day-va-nhung-luu-y.html/feed 0
Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai https://tracuuduoclieu.vn/mot-so-dac-diem-thuc-vat-hoc-va-thanh-phan-hoa-hoc-cua-cay-che-day-phan-bo-o-huyen-kbang-tinh-gia-lai.html https://tracuuduoclieu.vn/mot-so-dac-diem-thuc-vat-hoc-va-thanh-phan-hoa-hoc-cua-cay-che-day-phan-bo-o-huyen-kbang-tinh-gia-lai.html#respond Thu, 29 Oct 2020 07:30:33 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47821 Nguyễn Thị Dịu, Nguyễn Hoàng Lộc, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Việt Thắng (2020)
Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam – Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4

Trong cấu tạo vi phẫu của thân và lá cây chè Dây bao gồm nhu mô đồng hóa, cấu tạo mạch gỗ, mạch libe và mô che chở. Trong bột dược liệu của cây chè Dây đã nhận biết được nhu mô đồng hóa, các tế bào biểu bì, khí khổng và tinh thể oxalat canxi. Kết quả định tính các nhóm chất trong bột dược liệu chè Dây Ampelopsis cantoniensis (Hook. Et Arn.) Planch. có các thành phần: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, đường khử tự do, carotenoid, acid hữu cơ và chất béo.


MỞ ĐẦU

Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch., thuộc dạng dây leo gỗ. Cây chè dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn (Phùng Thị Vinh, 1993), giảm độ acid tại dạ dày, giúp cho bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng dễ liền sẹo, cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng, giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ… (Vũ Nam, 1995).

MỞ ĐẦU 1

Hình ảnh cây Chè dây

Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng cho thấy chè Dây không có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa, khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng…. Cây chè Dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.) có phạm vi phân bố rộng khắp ở các khu vực đồi núi, từ các tỉnh phía Bắc đến khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng và mở rộng phạm vi khai thác cây chè Dây, chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây chè Dây phân bố ở xã Krong, thuộc huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, sử dụng hợp lý, khai thác có hiệu quả để chữa bệnh, chăm lo sức khoẻ cộng đồng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc này tại địa phương.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu là cây chè Dây được thu hái 3 đợt từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020 ở xã Krong, huyện K’Bang, thuộc địa phận Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh của tỉnh Gia Lai. Mẫu vật có đầy đủ các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa và quả.
  • Dược liệu nghiên cứu là phần thân, cành và lá của cây được thu hái 3 đợt từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020, rửa sạch và sấy khô ở nhiệt độ từ 65 oC -70 oC, sau đó tán thành bột để làm vật liệu nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn cộng đồng: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ kiểm lâm, nhóm hộ và các cá nhân thuộc đồng bào dân tộc ở vùng đi khảo sát thực địa thông qua bộ phiếu điều tra về cây thuốc theo Bùi Công Hiển (1998).

Phương pháp nghiên cứu thực vât: Tại phòng thí nghiệm chúng tôi tiến hành phân tích tiêu bản, xác định tên khoa học của mẫu cây nghiên cứu bằng phương pháp so sánh hình thái thực vật dựa vào tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2000).

Phương pháp giải phẫu thực vật: Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu của thân và lá chè Dây: cắt vi phẫu bằng microtome Leica RM2125, làm tiêu bản và nhuộm kép theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), A.J. Lack (2005). Các tiêu bản vi phẫu và bột dược liệu được quan sát, mô tả theo Nguyễn Viết Thân (2000) và chụp ảnh dưới kính hiển vi Olympus BX51 với độ phóng đại 400 lần.

Phương pháp định tính, định lượng: Định tính các thành phần hóa học của bột dược liệu thông qua các chỉ tiêu: flavonoid, alkaloid, saponin, tannin, đường khử, axit hữu cơ… theo Nguyễn Văn Đàn (1985). Tinh thể oxalat canxi được định tính bằng thuốc thử Alizalin red S theo Proia AD và Brinn NT. (1985).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm hình thái thực vật

Qua quá trình khảo sát, điều tra tại thực địa và phân tích đặc điểm hình thái thực vật của mẫu tiêu bản tại phòng thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy đối tượng nghiên cứu có các đặc điểm chính như sau:

  • Cây chè Dây phân bố ở xã Krong, huyện K’Bang, thuộc địa phận Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia lai
  • Dạng cây thân leo, thân và cành cứng, hình trụ, có lông nhỏ, tua cuốn chẻ đôi, mọc đối diện với lá.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 7-13 lá chét có cuống, hình trái xoan, dài 2,5-7,5 cm, rộng 1,5-5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép có ít răng cưa, nhẵn, mặt trên xanh đậm (Hình 2.A), mặt dưới xanh nhạt, có lá kèm khô xác (Hình 2.B).

Đặc điểm hình thái thực vật 1

  • Cụm hoa mọc ở cành non, đối diện với lá, dạng ngù, phân nhiều nhánh, rộng 3-6cm, hoa nhiều màu trắng, lưỡng tính, đài hình chén có lông mịn, 5 răng ngắn, tràng có 5 cánh, mép hơi nhăn, nhị 5, chỉ nhị mảnh, bầu hình nón, nhẵn, có 2 ô, mỗi ô 2 noãn.
  • Quả mọng, khi chín có màu đen, mỗi quả chứa 3-4 hạt, thời điểm ra hoa vào đầu tháng 6 và cho quả vào tháng 9 hàng năm (Hình 2.C).

Định danh tên khoa học và vị trí phân loại

Dựa vào khóa phân loại lưỡng phân và tài liệu định danh của Phạm Hoàng Hộ (2000) và The Plant List (2012); chúng tôi đã xác định được tên khoa học và vị trí phân loại của đối tượng nghiên cứu như sau:

  • Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook.et Arn.) Planch.
  • Tên Việt Nam: chè Dây, chè Hoàng gia, Song nho Quảng Đông
  • Chi: Ampelopsis
  • Họ: Vitaceae
  • Bộ: Vitales
  • Lớp: Magnoliopsida
  • Ngành: Magnoliophyta

Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây

Đặc điểm vi phẫu thân cây

Thân cây chè Dây có phần gỗ chiếm thể tích chủ yếu, trong phần gỗ có các mạch gỗ kích thước từ 3-5µm, nằm rải rác, phân hóa ly tâm (3); xung quanh các mạch gỗ có các tế bào sợi xylem tập hợp lại tạo thành một lớp dày khoảng 5-7µm (2); phần vỏ của thân gồm chủ yếu là các tế bào nhu mô vỏ (4); các tế bào libe chiếm thể tích nhỏ trong phần vỏ (6). Các tế bào nhu mô gỗ (tia gỗ) sắp xếp thành từng dải rộng từ 2-3µm nằm xen kẽ trong phần gỗ của thân (1) (Hình 3).

Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây 1

Đặc điểm vi phẫu lá cây

Lá của cây chè Dây có cấu tạo điển hình của nhóm cây ưa ẩm, ưa sáng. Bao bọc mặt trên và dưới của lá, là các tế bào biểu bì (1) (4), được bao phủ bởi các lông che chở; nằm ngay bên dưới lớp biểu bì trên là lớp mô giậu khoảng 1-2 lớp tế bào (2); lớp mô khuyết khoảng 5 – 7 lớp tế bào nằm ngay bên dưới mô giậu và kéo dài đến biểu bì dưới (3), bên trong lớp nhu mô khuyết có các khoảng gian bào nằm rải rác (7). Trong mỗi bó dẫn của lá có các thành phần: mạch gỗ (5); mạch libe (6) (Hình 4).

Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây 2
Đặc điểm bột dược liệu cây chè Dây

Bột dược liệu chè Dây là toàn bộ phần thân, cành và lá cây chè Dây được sấy khô, tán thành bột, có màu xanh xám mịn, vị chát. Quan sát dưới kính hiển vi, có thể phân biệt các cấu trúc: các tế bào biểu bì nằm rải rác (3); các mảng nhu mô đồng hóa (2); các khí khổng nằm rải rác (4); các tinh thể oxalat canxi (được định tính bởi Alizalin red S) có dạng hình kim nằm rải rác (1) (Hình 5).

Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây

Tiến hành thực hiện các phản ứng định tính các nhóm chất có trong bột dược liệu chè Dây bằng các thuốc thử hóa học đặc trưng, kết quả được thể hiện ở Bảng 1.

Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây 1

Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây 2

Từ các kết quả định tính các nhóm chất, chúng tôi có thể kết luận:

  • Trong bột dược liệu chè Dây có các thành phần: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, đường khử tự do, carotene, acid hữu cơ và chất béo.

Kết quả này của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Thua (2015) đã công bố về thành phần hóa học của cây chè Dây, trong đó flavonoid, saponin và tannin là các thành phần hóa học chính.

KẾT LUẬN

  • Từ mẫu cây chè Dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, mô tả đặc điểm thực vật, đối chiếu các khóa phân loại và mẫu chuẩn, chúng tôi xác định tên khoa học là: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.
  • Đã xác định được nhu mô đồng hóa, cấu tạo mạch gỗ, mạch libe và mô che chở trong cấu tạo vi phẫu thân và lá của cây chè Dây.
  • Trong bột dược liệu của cây chè Dây đã nhận biết được: nhu mô đồng hóa, các tế bào biểu bì, khí khổng và tinh thể oxalat canxi.
  • Kết quả định tính các nhóm chất trong bộ.

Nguồn: Nguyễn Thị Dịu, Nguyễn Hoàng Lộc, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Việt Thắng (2020), Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam – Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/mot-so-dac-diem-thuc-vat-hoc-va-thanh-phan-hoa-hoc-cua-cay-che-day-phan-bo-o-huyen-kbang-tinh-gia-lai.html/feed 0