Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Dùng diệp hạ châu – cây chó đẻ có thực sự gây vô sinh https://tracuuduoclieu.vn/dung-diep-ha-chau-cay-cho-de-co-thuc-su-gay-vo-sinh.html https://tracuuduoclieu.vn/dung-diep-ha-chau-cay-cho-de-co-thuc-su-gay-vo-sinh.html#respond Tue, 09 Mar 2021 19:51:45 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dung-diep-ha-chau-cay-cho-de-co-thuc-su-gay-vo-sinh-247/ Diệp hạ châu – cây chó đẻ răng cưa nổi tiếng về tác dụng chữa các bệnh về gan và được rất nhiều người dân ưa chuộng vì công dụng tuyệt vời của nó. Cây mọc rải rác khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới, dễ tìm kiếm. Công dụng của cây diệp hạ châu không phải bàn cãi và cũng rất dễ sử dụng, nhưng hiện nay có vấn đề được rất nhiều người quan tâm: Liệu dùng diệp hạ châu- cây chó đẻ có gây ra vô sinh không? Để có câu trả lời các bạn có tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Dùng diệp hạ châu - cây chó đẻ có thực sự gây vô sinh 1

Diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

Tìm hiểu cây diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

  • Cây chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllanthus amarus Schumach et Thonn, thuộc họ Thầu dầu.
  • Diệp hạ châu hay còn có tên: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cam kiềm, rút đất, khao ham.
  • Cây thảo, sống hàng năm (Có thể sống lâu năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây chó đẻ

Tác dụng của diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

Các thành phần của cây chó đẻ răng cưa

Diệp hạ châu có các thành phần flavonoid, alcaloid: Phyllanthin phyllantin, phyllantidin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin, nitetralin, lignan; flavonoid: rutin, quercetin, isoquercetin, quercitrin, isoquercitrin; alcaloid: isobubialin, epibubialin, elagitanin; a xít ascorbic…

Dịch chiết của diệp hạ châu có tác dụng ức chế mạnh vi rút viêm gan B (HBV ), thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp (ADNpolymerase) của HBV , làm giảm HbsAg và Anti – HBs, tác dụng hạ đường huyết, ức chế tụ cầu khuẩn và trực khuẩn thương hàn, lỵ, đại tràng.

Tác dụng của diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

  • Đông y cho rằng, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, thông huyết, điều kinh, thanh can, hạ nhiệt… thường được dùng làm cây chó đẻ làm thuốc chữa các bệnh về gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
  • Những nghiên cứu tiếp theo vào năm 1999 cũng xác định những hoạt chất của cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium oxalat cũng như làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành.
  • Những nghiên cứu sau đó cho biết cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật và giãn cơ, đặc biệt là các cơ ở vùng  sinh dục tiết niệu và ống mật.
  • Ngoài ra, nghiên cứu  cũng cho biết tác dụng làm bể nhưng tinh thể calcium oxalat  và cả tác dụng giảm đau kéo dài của cây chó đẻ cũng hổ trợ tốt cho việc chữa sỏi thận.
  • Diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa được nhân dân ở nhiều nước dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn dùng đắp ngoài, biệt còn dùng trị sốt,  lợi tiểu, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da.
  • Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng  cây thuốc này để trị viêm gan B.

Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa có gây vô sinh hay không?

Diệp hạ châu là một vị thuốc tốt mang nhiều dược tính mà các loại thuốc khác không có được, dễ tìm nhưng nếu không mắc các bệnh lý liên quan thì không nên sử dụng thay nước trà thường xuyên, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều và không tuân thủ liều lượng vì loại thuốc này có vị “Đắng” và tính “lạnh” khi sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng sinh lý của cả nam giới và nữ giới.

  • Vì tác dụng co cơ trơn và mạch máu ở tử cung nên có hãng bào chế khuyên “không dùng cho phụ nữ có thai”. Các nghiên cứu chưa tác giả nào nói nước sắc cây chó đẻ gây vô sinh.
  • Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho rằng uống cây chó đẻ làm ảnh hưởng đến tinh trùng và gây vô sinh nên điều này là không có căn cứ, nên các bạn có thể yên tâm sử dụng.

Như chúng ta biết, khả năng sinh lý cũng sinh sản sẽ đầy đủ trên cơ thể mạnh khỏe. Vì vậy, việc sử dụng diệp hạ châu – cây chó đẻ răng cưa nếu dùng đúng cách sẽ giúp cơ thể mạnh khỏe không phải lo ngại vấn đề trên. Ngược lại, nếu bạn dùng không đúng cách như sẽ làm cho cơ thể sinh bệnh, từ đó sẽ làm cho người mệt mỏi thêm, dĩ nhiên là sẽ ảnh hưởng đến không chỉ khả năng sinh lý và sinh sản mà có thể còn gây ra nhiều bệnh chứng khác.

Theo các chuyên gia, nếu như sử dụng cây chó quá nhiều trong một thời gian dài có thể sẽ ảnh hưởng nhất định đến chức năng sinh lý của nam giới và nữ giới. Trên thực tế cây chó đẻ có tác dụng tốt trong chữa bệnh, vì nó là một vị thuốc thảo dược, nhưng nếu như cứ lạm dụng uống nhiều hàng ngày thì cũng có tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.

Hiện nay chưa có nghiên cứ nào cho thấy uống nước cây chó đẻ nhiều khiến tinh trùng của nam giới bị ảnh hưởng và uống nước cây chó đẻ dẫn đến vô sinh. Cho nên nam giới có thể yên tâm uống nước cây chó đẻ để điều trị bệnh. Chính vì vậy nhận định cây chó đẻ gây vô sinh là không chính xác, các bạn có thể yên tâm và không cần phải lo lắng. Vì vậy, khi sử dụng tốt hơn hết là bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, để được cho lời khuyên tốt nhất và sử dụng đúng liều, đúng lúc.

Một số bài thuốc chữa bệnh của diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

Một số bài thuốc chữa bệnh của diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa 1

Các bài thuốc chữa bệnh bằng cây chó đẻ

Chữa viêm gan cấp hoặc mãn mức độ vừa và nhẹ, xét nghiệm HbsAg (+)

  • Cây chó đẻ răng cưa 40g,
  • Chua ngút 15g,
  • Cỏ nhọ nồi 15g,
  • Nước 3 bát (600ml)
  • Đem sắc lấy 1 bát (200ml). Chia làm 3 lần uống trong ngày, điều trị nhiều đợt đến khi khỏi bệnh.

Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng

  • Cây chó đẻ răng cưa đắng sao khô khoảng 100g sắc nước 3 lần.
  • Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường.
  • Chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30-40 ngày.
  • Khẩu phần hàng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ). Như vậy mới tốt cho gan và giúp quá trình hồi phục của bạn trở nên tốt hơn.

Sử dụng diệp hạ châu với mục đích giảm cân

  • Mỗi ngày, sử dụng khoảng 100 gr cây chó đẻ răng cưa đã được phơi khô, rửa thật sạch
  • Đem sắc với 2l nước uống.
  • Kiên trì sử sử dụng loại nước này mỗi ngày trong khoảng 20 – 30 ngày

Tuy nhiên, việc giảm cân không chỉ có việc sử dụng các biện pháp như thuốc đông y, thuốc tây y hay phẫu thuật loại bỏ mỡ mà cần rèn luyện cơ thể trên cơ sở xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý từ đó đạt được sức khỏe tốt nhất.

Những lưu ý khi dùng cây diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

Bất cứ thảo dược nào cũng vậy, dù cho có công dụng tốt thế nào nhưng cũng phải lưu ý. Mặc dù cây chó đẻ có gây vô sinh là không chính xác, nhưng để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Chúng ta cũng cần lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ.

  • Cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây chó để đẻ đúng cách dùng, đúng liều dùng. Bởi vì nếu như lạm dụng hoặc dùng không đúng cách có thể gây bệnh cho cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, có khả năng sức khỏe sinh sản cũng bị ảnh hưởng và liên quan các bệnh lý khác.
  • Các chuyên gia khuyên không nên dùng cây chó đẻ cho phụ nữ có thai, vì nó có tác dụng làm co cơ trơn và mạch máu ở tử cung.
  • Nếu dùng cây chó đẻ không đúng cách có thể gây nên các bệnh lý nguy hiểm như teo gan, xơ gan.
  • Với những người không có bệnh, nhất là không có các tổn thương ở gan, khi uống thuốc sắc quá đặc sẽ có thể gây suy giảm miễn dịch, phá hồng huyết cầu, băng huyết ở nữ… rất nguy hiểm.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho mọi người có được những kiến thức bổ ích về cây chó đẻ (diệp hạ châu) và đặc biệt giải quyết được thắc mắc của câu hỏi cây chó đẻ có gây vô sinh không? Tuy nhiên muốn sử dụng hoàn toàn công dụng của cây chó đẻ mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc không gây vô sinh thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm bài viết Cây chó đẻ răng cưa- những lưu ý khi sử dụng để được thêm những thông tin lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu- cây chó đẻ cũng như tham khảo thêm cách sử dụng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dung-diep-ha-chau-cay-cho-de-co-thuc-su-gay-vo-sinh.html/feed 0
Diệp hạ châu-Cây thuốc quý trong điều trị giải độc gan https://tracuuduoclieu.vn/diep-ha-chau-cay-thuoc-quy-trong-dieu-tri-giai-doc-gan.html https://tracuuduoclieu.vn/diep-ha-chau-cay-thuoc-quy-trong-dieu-tri-giai-doc-gan.html#comments Wed, 16 Dec 2020 19:55:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/diep-ha-chau-cay-thuoc-quy-trong-dieu-tri-giai-doc-gan-239/ Theo y học cổ truyền, Diệp hạ châu đắng có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát gan, giải độc cho gan, kích thích tiêu hóa, chữa viêm… theo y học hiện đại, chất đắng của cây Diệp hạ châu đắng làm gia tăng lượng Glutathione – chất bảo vệ gan ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu.

Diệp hạ châu-Cây thuốc quý trong điều trị giải độc gan 1

Cây Diệp hạ châu đắng

Đặc điểm cây Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ

Tên gọi:

  • Diệp hạ châu- cây chó đẻ có tên khoa học Phyllanthus urinaria L.
  • cây thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
  • Cây chó đẻ được dân gian gọi với rất nhiều tên: Kiềm đắng, Rút đất, Trân châu thảo, Lão nha châu, Điệp hòe thái, Nhật khai dạ bế, Diệp hậu châu.

Đặc điểm:

  • Diệp hạ châu đắng- cây Chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.

Bộ phận sử dụng:

Bộ phận sử dụng: Toàn cây chó đẻ bỏ rễ.

Thu hái:

Thu hái quanh năm, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng. Tuy nhiên vào mùa hè, được thu hái nhiều nhất bởi khi thu hoạch về được đem rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng Diêp hạ châu- cây chó đẻ

Tác dụng của diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:

Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..

Bệnh đường hô hấp:

Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,…

Tác dụng giảm đau:

Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu – Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.

Tác dụng lợi tiểu:

Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.

Điều trị tiểu đường:

Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.

Cây chó đẻ và những tác dụng của nó

Công dụng của Diệp hạ châu đắng- cây Chó đẻ trong điều trị, bảo vệ gan

  • Giúp tăng cường chức năng gan trong các trường hợp: viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, gan suy yếu do uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, dùng thuốc có độc tính trên gan.
  • Ðối với viêm gan siêu vi, Diệp hạ châu đắng có tác dụng làm hạ men gan, tăng cường chức năng gan và ức chế sự phát triển của virus gây viêm gan. Theo y học cổ truyền, Diệp hạ châu có vị đắng, tính mát và hơi ngọt, có tác dụng giải độc gan, làm mát gan, kích thích tiêu hoá và tiêu viêm… Còn trong y học hiện đại, chất đắng trong Diệp Hạ Châu giúp làm gia tăng lượng Glutathione- đây là chất giúp bảo vệ gan cho những người thường xuyên sử dụng bia rượu.
  • Hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, giúp bảo vệ tế bào gan, tăng cường miễn dịch, làm giảm sạm da, nám da có nguyên nhân do gan.
  • Tác dụng giải độc: Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để giải độc, thải các độc tố trong cơ thể, giúp mát gan trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun.

➤  Bật mí cách dùng cây chó đẻ trị bệnh gan

Các phương pháp sử dụng Diệp hạ châu- cây Chó đẻ hiệu quả

Đối tượng sử dụng Diệp hạ châu – cây Chó đẻ

  •  Người bị suy giảm chức năng gan do viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan hay gạn bị suy yếu do sử dụng nhiều rượu và thuốc lá…
  •  Người có men gan cao, có các triệu chứng như da mẩn ngứa, vàng da, nổi mề đay, ăn uống kém và khó tiêu do suy giảm chức năng gan.
  •  Người cần thanh nhiệt giải độc cơ thể và cơ thể bị suy kiệt

Phương pháp dùng cây chó đẻ- diệp hạ châu

  •  Bạn có thể sử dụng cả cây Diệp hạ châu tươi hay phơi khô đều được. Thường thì Diệp hạ châu được chế biến thành dạng khô cắt khúc, làm trà uống và thuốc nén. Nhưng để phát huy hiệu quả tốt nhất thì nên giữ nguyên hoạt chất, chỉ cần cắt thành khúc nhỏ, phơi khô để dùng dần.
  •  Đối với vùng da bị mề đay, ngứa ngáy nên dùng Diệp hạ châu tươi đem nghiền nát rồi  đắp trực tiếp lên da.
  • Với người bị viêm gan, sỏi mật… thì mỗi ngày dùng 20-40 gram Diệp hạ châu phơi khô nấu vớt 1 lít nước uống, không nên nấu đặc quá mà chỉ cần đun sôi khoảng 10 – 15 phút là được, dùng thay nước uống hàng ngày.

Phương pháp dùng cây chó đẻ- diệp hạ châu 1

Diệp hạ châu – cây Chó đẻ phơi khô đun nước uống hàng ngày

Bài thuốc dân gian của Diệp hạ châu- cây Chó đẻ trong hỗ trợ, điều trị gan

Sử dụng diệp hạ châu chữa viêm gan siêu vi

  • Diệp hạ châu đắng 16g, nhân trần nam 16g, vỏ bưởi( phơi khô, sao) 4g, hậu phác 8g, thổ phục linh 12g.
  • Nếu cơ thể mệt mỏi, quá suy nhược cho thêm: rễ đinh lăng 12g
  • Nhiệt nhiều cho thêm: rau má 12g, hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia vỏ đại 8g
  • Nhân trần và thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Thêm vỏ bưởi, hậu phác âm nóng giúp kiện tỳ để trung hòa bớt tính mát của nhân trần và diệp hạ châu khi sử dụng lâu dài.

Chữa suy gan do rượu, sốt rét nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn do huyết nhiệt:

Diệp hạ châu đắng 12g, cam thảo đất 12g. Tất cả đem sắc nước uống hàng ngày

Chữa viêm gan B:

Chó đẻ răng cưa 30g, sài hồ 12g, nhân trần 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa suy gan (do sốt rét,ứ mật, nhiễm độc, sán lá,):

Chó đẻ răng cưa sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g, sắc nước uống hằng ngày

Chữa viêm gan do virus:

Chó đẻ răng cưa sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Lưu ý khi dùng Diệp hạ châu – cây Chó đẻ

  •  Diệp hạ châu có vị đắng nên khi nấu bạn cho thêm cam thảo cho dễ uống và không nên uống liên lục trong thời gian dài nhé.
  •  Diệp hạ châu có tính mát, không nên dùng cho những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh. Nếu dùng trong trường hợp này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  •  Bên cạnh đó, do có tác dụng mát gan lợi mật nên những người bình thường nếu dùng thường xuyên đồng nghĩa với việc khiến gan mật sơ tiết nhiều hơn bình thường, lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng gan mật. Vì vậy, người không có bệnh về gan cũng không nên dùng diệp hạ châu để phòng bệnh hay để tăng cường chức năng gan.
  •  Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khó có thai là do tử cung lạnh, mà diệp hạ châu có khả năng làm tăng tính lạnh ở tử cung, sử dụng diệp hạ châu có thể ảnh hưởng đến chuyện sinh đẻ – căn cứ vào tính vị hàn, mát của chúng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/diep-ha-chau-cay-thuoc-quy-trong-dieu-tri-giai-doc-gan.html/feed 2
Cách uống cây chó đẻ an toàn, khỏi bệnh https://tracuuduoclieu.vn/cach-uong-cay-cho-de-an-toan-khoi-benh.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-uong-cay-cho-de-an-toan-khoi-benh.html#comments Fri, 23 Oct 2020 00:22:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cach-uong-cay-cho-de-an-toan-khoi-benh-262/ Việc dùng cây chó đẻ trị rất nhiều bệnh: bệnh gan, mỡ máu, giải độc, làm đẹp… đã được khoa học chứng minh có tác dụng thực sự. Tuy nhiên, dùng thế nào, liều lượng ra sao để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối là điều mà tất cả bệnh nhân cần lưu tâm. Vậy cách uống cây chó đẻ như nào vừa an toàn, khỏi bệnh, không lo biến chứng hay tác dụng phụ không mong muốn, bài viết dưới đây sẽ cho các bạn thêm thông tin.

Cách uống cây chó đẻ an toàn, khỏi bệnh 1

Uống diệp hạ châu- cây chó đẻ đúng cách giúp chữa bệnh

Mô tả diệp hạ châu- cây chó đẻ

Hình dáng cây

  • Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu hồng đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.
  • Bộ phận sử dụng: Toàn cây chó đẻ bỏ rễ.

Phân bố:

  • Chó đẻ là cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong các bãi cỏ, ở ruộng cao (đất trồng màu), nương rẫy, vườn nhà và đôi khi ở vùng đồi.
  • Trên thế giới, các loài này cũng có vùng phân bố rộng rãi ở một số nước nhiệt đới Châu Á khác như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và ở cả Nam Trung Quốc.
  • Ở Việt Nam, chi này có khoảng 40 loài, trong đó đáng chú ý là 2 loài Phyllanthus urinaria L. và P. niruri L. có hình dáng gần giống nhau, mọc rải rác khắp nơi trừ vùng núi cao

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây chó đẻ

Tác dụng diệp hạ châu- cây chó đẻ

  • Đông y cũng cho rằng, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh cân, hạ nhiệt. Thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
  • Những nghiên cứu tiếp theo vào năm 1999 cũng xác định những hoạt chất của cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium cũng như làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành.
  • Những nghiên cứu sau đó cho biết cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật và giãn cơ, đặc biệt là các cơ ở vùng  sinh dục tiết niệu và ống mật. Những tác dụng này dẫn đến hiệu quả trục xuất sỏi. Ngoài ra, nghiên cứu  cũng cho biết tác dụng làm bể nhưng tinh thể calcium cả tác dụng giảm đau kéo dài của cây chó đẻ cũng hổ trợ tốt cho việc chữa sỏi thận.
  • Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng cây thuốc này để trị viêm gan B. Với liều 900mg/ ngày, có tới 50% yếu tố lây truyền của HBV trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng vị thuốc này.
  • Chó đẻ răng cưa được nhân dân ở nhiều nước dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn; có thể dùng đắp ngoài, uống trong; đặc biệt còn dùng trị đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da.

Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Cách phơi cây chó đẻ tại nhà

Cách phơi cây chó đẻ tại nhà 1

Cây chó đẻ được thu hái nhiều vào mùa hè – thu. Các bộ phận của cây chó đẻ đều có thể làm thuốc để chữa bệnh.

Sau khi thu hái cây về, người dùng nên cắt bỏ rễ. Tiếp theo rửa nguyên liệu thật sạch, đem phơi thật khô dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi bẻ cành khô giòn là thu hoạch được. Chỗ dược liệu vừa phơi đem đi xao lại thật khô để sử dụng và bảo quản được lâu dài.

Cây chó đẻ khô nên bảo quản gói kín, để ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời. Mỗi lần sử dụng sau thì buộc chặt miệng túi để tránh bị mốc.

Cách uống cây chó đẻ an toàn

Chọn diệp hạ châu- cây chó đẻ uy tín

Ngày nay, do công dụng của cây chó đẻ mang lại nên cây chó đẻ được bán tràn lan trên thị trường. Người dùng nên chọn cây chó đẻ tươi, hoặc cây chó đẻ khô sạch, chất lượng, uy tín để việc chữa bệnh được tốt và an toàn, không lo rước thêm bệnh.

Uống cây chó đẻ tươi

  • 1 nắm cây chó đẻ tươi rửa sạch,
  • Để ráo nước cho vào nồi đun ( Lưu ý chọn nòi đất sắc để có tác dụng tốt nhất)
  • Đun lửa liu riu 10-15 phút và chắt lấy nước uống trong ngày.

Uống cây chó đẻ tươi 1

Trà diệp hạ châu- cây chó đẻ

Uống cây chó đẻ khô

  • Cây chó đẻ khô rửa qua nước sạch,
  • Cho vào bình đun lên hoặc hãm nước như hãm trà.
  • Ban đầu có thể nước hơi đắng, bạn có thể cho thêm cam thảo để giảm bớt độ đắng, nên uống trong ngày.

Uống cây chó đẻ khô kết hợp cùng các vị thảo dược

Việc kết hợp diệp hạ châu- cây chó đẻ cùng các loại thảo dược khác trước hết nên qua sự thăm khám của thầy thuốc bác sĩ, các bài thuốc do thầy thuốc bác sĩ bắt mạch kê đơn. Không nên tự ý uống, hay tự ý kết hợp các vị thảo dược để uống tránh không khỏi bệnh, bệnh tình nặng hơn và mang thêm bệnh.

Xem thêm: Cách sử dụng đơn giản trà diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

Những trường hợp không nên uống cây chó đẻ

  • Với những người không có thương tổn ở gan, sức khỏe bình thường, mà uống thuốc sắc đậm đặc từ cây chó đẻ sẽ bị phá hồng huyết cầu, có trường hợp bị băng huyết, suy giảm hệ miễn dịch, đổ bệnh nghiêm trọng.
  • Nếu người sử dụng ở thể hàn mà lại dùng cây chó đẻ thường xuyên và dùng liều lượng nhiều thì lại vô cùng nguy hại, khi uống vào cơ thể, cây chó đẻ làm cho cơ thể càng bị hàn nặng hơn, ức chế nhiệt trong người. Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.
  • Những người sức khỏe bình thường không có bệnh mà uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng.
  • Những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh. Nếu dùng trong trường hợp này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Thông thường việc sử dụng đẻ sẽ theo liệu trình, không sử dụng liên tục, thường sử dụng trong 2 tháng sau đó cách 1 – 2 tháng sử dụng lại, nếu sử dụng quá liều, sử dụng trong thời gian dài sẽ gây xơ cứng gan, tê liệt chức năng của gan.

Xem thêm: Cây chó đẻ răng cưa những lưu ý khi sử dụng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-uong-cay-cho-de-an-toan-khoi-benh.html/feed 21
Sự khác nhau giữa diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt https://tracuuduoclieu.vn/su-khac-nhau-giua-diep-ha-chau-dang-va-diep-ha-chau-ngot.html https://tracuuduoclieu.vn/su-khac-nhau-giua-diep-ha-chau-dang-va-diep-ha-chau-ngot.html#respond Sun, 17 May 2020 19:50:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/su-khac-nhau-giua-diep-ha-chau-dang-va-diep-ha-chau-ngot-254/ Diệp hạ châu là loại thảo dược gần gũi có xung quanh ta, tuy nhiên có nhiều loại diệp hạ châu khác nhau, cũng như có nhiều loại mang hình dạng giống diệp hạ châu. Nhưng có 2 loại phổ biến nhất, dễ gặp nhất đó là diệp hạ châu đắng (Chó đẻ thân xanh) và diệp hạ châu ngọt (Chó đẻ thân đỏ). Nhiều câu hỏi đặt ra vậy thì công dụng và tính năng của nó ra sao? Có khác nhau gì không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó.

Sự khác nhau giữa diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt 1

Diệp hạ châu đắng ( Diệp hạ châu thân xanh)

Hình dáng của diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt

Về hình dáng bên ngoài của 2 loại diệp hạ châu về căn bản là giống nhau. Cả 2 loại đều có đặc điểm:

  • Cây thảo, sống hàng năm hay sống dai, cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Loại thân cây nhẵn,
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm; cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn; hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai; hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 9

Khác nhau:

  • Màu sắc cây diệp hạ châu ngọt là có màu tím đỏ
  • Chiều cao trung bình ngắn hơn cây diệp hạ châu đắng, thường cao: 10-12cm
  • Màu sắc cây diệp hạ châu đắng có màu xanh

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng diệp hạ châu đắng- chó đẻ răng cưa thân xanh

Công dụng của diệp hạ châu đắng- chó đẻ răng cưa

Hỗ trợ điều trị gan: Năm 1980, nghiên cứu trong y học của Nhật Bản và Ấn Độ đã xác định những tác dụng điều trị bệnh gan của Diệp hạ châu là do phyllanthin, hypophyllathin và triacontanal. Khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành. Nghiên cứu đã chỉ ra bột Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B khi uống 900 – 2.700mg trong 3 tháng liên tục.

Điều trị bệnh về gan:

  • Diệp hạ châu có các chất chống oxy hóa trong loại thảo dược này có thể giúp bảo vệ gan khỏi độc tính của acetaminophen.
  • Diệp hạ châu có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ vữa động mạch. Cả hai bệnh lý này đều gây kháng insulin. Nghiên cứu cho thấy diệp hạ châu làm giảm sự kháng insulin, đồng thời giảm lượng axit béo trong gan.

Diệp hạ châu, cây thuốc quý trong điều trị giải độc gan

Tác dụng giải độc:

Một số nước đã dùng cây chó đẻ dùng để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,…

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:

Diệp hạ châu có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,.

Tác dụng giảm đau:

Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu

Tác dụng lợi tiểu:

Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng.

Hỗ trợ điều trị chữa sỏi mật, sỏi thận:

Diệp hạ châu còn được biết đến như một phương thuốc chữa sỏi thận. Loại thảo dược này có thể giúp niệu quản thả lỏng để sỏi có thể dễ dàng đi qua. Sau đó, cơ thể sẽ nghiền sỏi để phá vỡ các hòn sỏi xuất hiện trong đường tiết niệu. Đồng thời, nó cũng có thể ngăn sỏi hình thành ngay từ đầu bằng cách không cho các tinh thể hình thành và kết dính lại với nhau.

Tốt cho bệnh tiểu đường:

cây chó đẻ tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết (giải nhiệt mát huyết); lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Thành phần trong cây chó đẻ có khả năng kháng viêm, mau lành vết thương cho bệnh nhân tiểu đường.

Tính năng, công dụng của diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt

Tính năng, công dụng của diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt 1

Diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt( Từ trái qua phải)

Diệp hạ châu đắng- Chó đẻ răng cưa thân xanh

  • Thành phần hóa học:

Có các thành phần flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin với thành phần hóa học chính phyllanthin.

  • Tác dụng dược lý:

Cây diệp hạ châu đắng có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, lợi tiểu, thông sữa…

  • Tác dụng chữa bệnh:

Có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Công dụng chính là thanh can lương huyết (mát gan, mát máu), giải độc.Diệp hạ châu đắng là loài thuốc quý có khả năng chữa trị nhiều bệnh như: khôi phục chức năng gan, điều hòa huyết áp, lợi mật; diệt khuẩn, chữa viêm răng, gan nhiễm mỡ,mụn nhọt, lở ngứa, tiêu hóa; hạn chế tác động sinh trưởng của virus (đặc biệt là virus viêm gan B).

Xem thêm:  Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Diệp hạ châu ngọt- Chó đẻ răng cưa thân tím( tím đỏ)

  • Thành phần hóa học:

Diệp hạ châu ngọt hay còn gọi là diệp hạ châu tím (do màu sắc thân cây). Diệp hạ châu ngọt có vị ngọt hơn, vẫn có tính mát thanh nhiệt nhưng điều đặc biệt nằm trong thành phần của nó. Đó là acid phenolic và flavonoid giúp diệt khuẩn và diệt nấm hiệu quả. Coderacin là một thành phần khác bảo vệ mắt khỏi tổn thương khi nhỏ mắt hoặc tra mắt với loại có thành phần từ diệp hạ châu tím.

  • Tác dụng dược lý:

Diệp hạ châu thân tím (Phyllanthus urinaria L.) với vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt.

  • Tác dụng chữa bệnh:

Người ta cũng nhận thấy tác dụng của cây thuốc diệp hà châu là diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong diệp hạ châu thân tím. Coderacin phân lập được từ cây dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, do khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn, nấm gây bệnh ở mắt.

Lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu

Ngoài những công dụng kể trên, ta cũng nên chú ý đến những mặt trái của việc dùng diệp hạ châu. Dù dùng diệp hạ châu để trị bất cứ bệnh gì, cũng nên thăm khám bác sĩ để nhận những lời khuyên, cũng như khám xét thường xuyên để dùng diệp hạ châu được đúng phác đồ điều trị, tránh gây thêm những bệnh không đáng có.

  • Diệp hạ châu – cây chó đẻ có tính mát, không nên dùng cho những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh. Nếu dùng trong trường hợp này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Bên cạnh đó, do có tác dụng mát gan lợi mật nên những người bình thường nếu dùng thường xuyên đồng nghĩa với việc khiến gan mật sơ tiết nhiều hơn bình thường, lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng gan mật.
  • Người không có bệnh về gan cũng không nên dùng diệp hạ châu để phòng bệnh hay để tăng cường chức năng gan.
  • Khi sử dụng diệp hạ châu không được dùng liên tục, thường xuyên, không để uống hàng ngày thay cho nước lọc như một cách bổ sung nước.
  • Cần kết hợp với chế độ ăn hạn chế đồ nóng, không sử dụng bia rượu, ăn ít mỡ, nhiều rau quả, tăng vận động để thuốc có tác dụng nhanh và tốt nhất.
  • Dù chưa có báo cáo gì về tác dụng bất lợi của Diệp hạ châu nhưng cũng cần thận trọng, không sử dụng trong thời gian quá dài
  • Dù dùng diệp hạ châu để trị bất cứ bệnh gì, cũng nên thăm khám bác sĩ để nhận những lời khuyên, cũng như khám xét thường xuyên để dùng diệp hạ châu được đúng phác đồ điều trị, tránh gây thêm những bệnh không đáng có.

Xem đầy đủ về những chú ý khi sử dụng cây diệp hạ châu để tránh những tác dụng phụ cũng như những gây thêm hệ lụy nguy hiểm: Những lưu ý khi dùng cây chó đẻ răng cưa

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/su-khac-nhau-giua-diep-ha-chau-dang-va-diep-ha-chau-ngot.html/feed 0
Trà diệp hạ châu có tác dụng gì https://tracuuduoclieu.vn/tra-diep-ha-chau-co-tac-dung-gi.html https://tracuuduoclieu.vn/tra-diep-ha-chau-co-tac-dung-gi.html#respond Sun, 17 May 2020 19:49:32 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tra-diep-ha-chau-co-tac-dung-gi-255/ Từ xa xưa, dân ta biết sử dụng trà diệp hạ châu để uống giúp thải độc mát gan và chữa bệnh. Trà diệp hạ châu được sử dụng rất đơn giản, nhanh gọn và dễ uống. Vậy trà diệp hạ châu có tác dụng gì? Cách dùng và bảo quản ra làm sao? Những thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

Trà diệp hạ châu có tác dụng gì 1

Trà diệp hạ châu

Diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

  • Cây chó đẻ răng cưa hay còn có tên khoa học là Phyllanthus amarus
  • Diệp hạ châu hay còn có tên: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cam kiềm, rút đất, khao ham.
  • Cây thảo, sống hàng năm hay sống dai, cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm; cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn; hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai; hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 9.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

Tác dụng của trà diệp hạ châu- chó  đẻ răng cưa

  • Trà được chế biến từ cây Diệp Hạ Châu mà dân gian thường gọi là “chó đẻ răng cưa”, kết hợp với nhiều loại thảo dược quý trong thiên nhiên được sử dụng rộng rãi để phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh rất thường gặp ó tác dụng mát gan, tiêu độc, chống dị ứng- mụn nhọt.
  • Chúng ta có thể thấy ngay tác dụng tích cực cho sức khỏe của loại trà này trong việc giảm thiểu tác dụng tiêu cực của rượu bia tới Gan của chúng ta.Ngoài ra nó còn giúp phụ nữ có làn da đẹp hơn nhờ việc giúp cho Gan lọc chất độc một cách hiệu quả làm giảm đáng kể mụn nhọt.
  • Trà diệp hạ châu có một số tác dụng kháng sinh, dùng tươi giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt, dùng chữa bệnh gan, sốt, đau mắt.
  • Một số tài liệu của Ấn Độ còn cho thấy trong trà diệp hạ châu có vị đắng được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông sữa.
  • Trà diệp hạ châu được sản xuất nhằm mục đích hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm da, lở ngứa, mụn nhọt, ngoài ra trà diệp hạ châu cũng giúp ăn ngon, dễ ngủ. Ngoài công dụng chống xơ gan, viêm gan.
  • Diệp hạ châu cũng được biết đến một số khả năng khác như giúp tăng tiết mật và tuyến tiêu hóa, nên được dùng hỗ trợ trị gan nhiễm mỡ, giúp lương huyết, giải độc trong hỗ trợ điều trị chứng vàng da. Nhờ chất đắng của diệp hạ châu có tính giải độc nêu nó cũng được dùng trong giải độc phục hồi chức năng gan do rượu bia.

Xem thêm:  Cách sử dụng đơn giản trà diệp hạ châu

Cách dùng trà diệp hạ châu

Thông thường có 2 cách pha chế trà diệp hạ châu: đó là trà diệp hạ châu đun tươi và trà diệp hạ châu hãm khô cùng với một số loại thảo dược khác.

Diệp hạ châu tươi:

  • Ta chỉ cần thu hoạch cắt 1 nắm cây diệp hạ châu tươi
  • Rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội
  • Cho vào nồi đun và để uống trong ngày

Diệp hạ châu khô:

Diệp hạ châu khô: 1

Diệp hạ châu khô nguyên cành

Hãm nước sôi với lá Diệp hạ châu khô như hãm nước chè nạm uống, nên uống trong ngày. Hoặc có thể pha thêm một số thảo dược khô khác. Nước Diệp hạ châu có màu nâu sẫm, vị thơm có thể uống thay cho trà. Thời gian đầu có thể bạn sẽ không quen với vị đắng của trà Diệp hạ châu, nếu vậy thì có thể cho thêm một ít cam thảo để tạo vị ngọt nhẹ cho dễ uống.

Bảo quản diệp hạ châu khô

Cách sơ chế diệp hạ châu

  • Khi phơi phải trải mỏng, dưới lót tấm vải nhựa để tránh rơi mất hạt, sau 3 ngày phơi nắng trực tiếp hoặc hong gió, quả già sẽ tách vỏ hết. Để kiểm tra độ khô thì ta tiến hành bẻ thân, thấy cây khô giòn là được.
  • Thu lấy hạt và cành lá rụng để bảo quản. Hạt để làm giống (thu lấy hạt, loại bỏ tạp chất, phơi lại 1-2 nắng cho khô), lá và cành khô làm thuốc.
  • Lá Diệp hạ châu được thu hái từ những chiếc lá bánh tẻ (không quá non mà cũng không quá già), lá xanh đậm vừa đủ dùng là được. Thu hoạch lá về thì rửa sạch, để ráo, phơi dưới nắng nhạt đầu buổi sáng hoặc cuối giờ chiều. Khi trời nắng gắt thì nên đặt lá trong bóng râm.
  • Khi phơi nên lật úp lá, cách này sẽ giúp giữ được tối đa sự thất thoát chất dinh dưỡng trong lá đấy. Đến cuối ngày thì lá sẽ săn lại. Lúc này bạn hãy tuốt cuống, nhặt bỏ nhánh lá chỉ để lại những mắt lá xanh nâu và mỏng như tơ. Sau 2 – 3 nắng thì chúng ta sẽ thu được một mẻ lá Diệp hạ châu khô. Ta có thể dùng làm trà uống luôn mà không cần qua sơ chế gì nữa.

Cách bảo quản diệp hạ châu

  • Tránh ánh nắng
  • Để môi trường khô ráo
  • Nhiệt độ quá thấp
  • Không nên để chỗ ẩm thấp dễ gây mốc

Một số lưu ý khi dùng diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

Lưu ý khi dùng diệp hạ châu

  • Nên tìm mua diệp hạ châu từ những thương hiệu đáng tin cậy hoặc bạn đã nghiên cứu kỹ, không nên tin vào quảng cáo được dán trên nhãn.
  • Diệp hạ châu không nên sử dụng hàng ngày, thường xuyên
  • Diệp hạ châu chỉ được dùng khi có bệnh, không nên sử dụng để phòng bệnh, vì có thể gây nên mang thêm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Vị thuốc diệp hạ châu sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý

Nguy cơ tiềm ẩn khi dùng diệp hạ châu không đúng cách

  • Diệp hạ châu cho thấy một vài tác dụng phụ tiêu cực trong nghiên cứu ở người và động vật. Do đó, bạn nên cẩn thận khi sử dụng loại thảo dược này. Nó có thể gây khó chịu cho dạ dày hoặc tiêu chảy.
  • Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia chưa hề công bố liều dùng diệp hạ châu an toàn cho trẻ em.
  • Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không được khuyến khích sử dụng thực vật này.

Mặt khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng diệp hạ châu nếu đang trong tình trạng:

  • Đái tháo đường
  • Rối loạn đông máu
  • Sử dụng thuốc làm loãng máu
  • Chuẩn bị thực hiện phẫu thuật trong vòng hai tuần
  • Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau

Xem thêm: Cây chó đẻ răng cưa những lưu ý khi sử dụng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tra-diep-ha-chau-co-tac-dung-gi.html/feed 0
Cây Chó đẻ răng cưa- những lưu ý khi sử dụng https://tracuuduoclieu.vn/cay-cho-de-rang-cua-nhung-luu-y-khi-su-dung.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-cho-de-rang-cua-nhung-luu-y-khi-su-dung.html#respond Tue, 31 Mar 2020 19:56:04 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cay-cho-de-rang-cua-nhung-luu-y-khi-su-dung-241/ Không thể phủ nhận những tác dụng của Diệp hạ châu- cây Chó đẻ răng cưa trong việc chữa bệnh. Với một loạt tác dụng như :lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tốn ứ, hạ nhiệt, thông huyết, điều kinh… Tuy nhiên, sử dụng tùy tiện cây Chó đẻ với liều lượng lớn, không theo chỉ dẫn sẽ dẫn đến những hiểm họa bệnh tật khôn lường. Người bệnh có thể vô tư sử dụng mà không biết đến những tác dụng phụ, thậm chí lạm dụng loại cây này để chữa bệnh. 

Cây Chó đẻ răng cưa- những lưu ý khi sử dụng 1

Diệp hạ châu- cây Chó đẻ răng cưa

Đặc điểm nổi bật ở cây Diệp hạ châu- Chó đẻ răng cưa

  • Diệp hạ châu đắng- cây Chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu hồng đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.
  • Bộ phận sử dụng: Toàn cây chó đẻ bỏ rễ.

Cây Chó đẻ là cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong các bãi cỏ, ở ruộng cao (đất trồng màu), nương rẫy, vườn nhà và đôi khi ở vùng đồi. Trên thế giới, các loài này cũng có vùng phân bố rộng rãi ở một số nước nhiệt đới Châu Á khác như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và ở cả Nam Trung Quốc.

  • Ở Việt Nam, chi này có khoảng 40 loài, trong đó đáng chú ý là 2 loài Phyllanthus urinaria L. và P. niruri L. có hình dáng gần giống nhau, mọc rải rác khắp nơi trừ vùng núi cao

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây Chó đẻ răng cưa

Tác dụng trong chữa bệnh của cây Diệp hạ châu- Chó đẻ răng cưa

Trị viêm gan: 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng Diệp hạ châu. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).

Tác dụng trên hệ thống miễn dịch: Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng cây Chó đẻ Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV.

Tác dụng giải độc:Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo. Cây Diệp hạ châu đắng được coi là thuốc làm săn, khai thông và sát trùng, và được dùng trị khó tiêu, lỵ, phù, bệnh đường niệu – sinh dục.

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa:Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhiều nơi dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..

Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao, và làm thuốc long đờm trị ho…

Tác dụng giảm đau: Trị nhức đầu và chứng nhức nửa đầu (migraine), sốt rét

Tác dụng lợi tiểu: Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật của cây thuốc.

Điều trị tiểu đường: Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.

Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Bài thuốc của cây chó đẻ răng cưa

Bài thuốc chữa sạn mật, sạn thận

  • Chó đẻ răng cưa: 24g
  • Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước.
  • Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm gừng sống hoặc hậu phác.
  • Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.

Bài thuốc chữa sốt rét

  • Cây chó đẻ răng cưa: 16g,
  • Thảo quả:12g,
  • Thường sơn: 16g,
  • Hạ khô thảo: 12g,
  • Binh lang: 8g,
  • Đinh lăng: 12g
  • Đem sắc uống thay nước hàng ngày.

Chữa nhọt độc

  • Bước 1: Giã nhỏ lá của cây chó đẻ với một ít muối sạch
  • Bước 2: Trộn đều hợp chất vừa có được với một ít nước đun sôi để nguội
  • Bước 3: Vắt nước từ hỗn hợp thu được, dùng nước để uống trực tiếp sau đó lấy bã đắp lên vết mụn nhọn.

Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt.

  • Cây chó đẻ đắng: 12g,
  • Cam thảo đất: 12g.
  • Sắc nước uống hàng ngày thay trà.

Cây chó đẻ chữa viêm gan siêu vi.

  • Cây chó đẻ đắng: 16g,
  • Nhân trần nam: 16g,
  • Vỏ bưởi (phơi khô, sao): 4g,
  • Hậu phác: 8g,
  • Thổ phục linh: 12g.
  • Đem sắc lấy nước uống

=> Điều trị viêm gan B bằng cây chó đẻ

Lưu ý khi sử dụng Diệp hạ châu- cây Chó đẻ răng cưa

Làm tăng nguy cơ gây vô sinh

Cây Chó đẻ được tin dùng để chữa bệnh viêm gan nhờ vị đắng, tính hàn có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Về lý thuyết, nếu cơ thể quá hàn nếu lạm dụng cây chó đẻ sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai (cơ thể hàn gây khó thụ thai) nên làm tăng nguy cơ bị vô sinh.

Đọc chi tiết: Dùng diệp hạ châu – cây chó đẻ có thực sự gây vô sinh

Dùng cây chó đẻ không đúng cách gây xơ gan, teo gan

Dùng cây chó đẻ không đúng cách gây xơ gan, teo gan 1

Nhiều người cho rằng nếu uống nước từ cây chó đẻ sẽ giúp phòng bệnh gan mật và vô tư sử dụng ngay cả khi không mắc bệnh. Chính điều này cũng không tốt và có thể gây ra hậu quả xấu.

  • Thông thường ở những người bị bệnh gan (gan nhiễm độc, quá tải, nóng gan…), bệnh về mật (tắc mật, viêm mật…) mới phải dùng cây chó đẻ để hỗ trợ điều trị.
  • Nếu không có bệnh mà lại uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu mà vẫn phải tiết ra các chất khiến gan và mật luôn hoạt động thường xuyên lâu dần dẫn đến hoạt động quá tải mà thành bệnh.

==> Thông thường việc sử dụng cây chó sẽ theo liệu trình, không sử dụng liên tục, thường sử dụng trong 2 tháng sau đó cách 1 – 2 tháng sử dụng lại, nếu sử dụng quá liều, sử dụng trong thời gian dài sẽ gây xơ cứng gan, tê liệt chức năng của gan

Không phải bất cứ nguyên liệu là cây chó đẻ nào cũng tốt

  • Cây Chó đẻ là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Hiện nay do nhu cầu dùng làm thuốc chữa bệnh mà cây này được trồng tập trung để lấy nguyên liệu làm thuốc. Do đó, khi lựa chọn mua thuốc, người bệnh cần lưu ý mua tại các cơ sở có uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Có nhiều nguyên liệu lấy từ nguồn hoang dại, cây mọc ở vị trí, thổ nhưỡng khác nhau có ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh nên người bệnh cần chú ý.
  • Như vậy, việc dùng vị thuốc từ cây Chó đẻ chữa bệnh viêm gan rất đơn giản, hiệu quả và an toàn, hơn nữa còn tiết kiệm chi phí hơn so với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh rủi ro, các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Liều lượng sử dụng, liệu trình áp dụng phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể là điều rất quan trọng quyết định hiệu quả điều trị và tính an toàn cao.

Không lạm dụng dùng để giải nhiệt

Ai cũng biết cây Chó đẻ có tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt. Nhưng nếu người sử dụng ở thể hàn mà lại dùng cây Chó đẻ thường xuyên và dùng liều lượng nhiều thì lại vô cùng nguy hại. Nguyên nhân là do, khi uống vào cơ thể, cây chó đẻ làm cho cơ thể càng bị hàn nặng hơn, ức chế nhiệt trong người. Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.

Bị phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch

Với những người không có thương tổn ở gan, sức khỏe bình thường, mà uống thuốc sắc đậm đặc từ cây Chó đẻ sẽ bị phá hồng huyết cầu, có trường hợp bị băng huyết, suy giảm hệ miễn dịch, đổ bệnh nghiêm trọng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-cho-de-rang-cua-nhung-luu-y-khi-su-dung.html/feed 0
Bật mí cách dùng cây chó đẻ để chữa bệnh gan https://tracuuduoclieu.vn/bat-mi-cach-dung-cay-cho-de-dieu-tri-benh-gan.html https://tracuuduoclieu.vn/bat-mi-cach-dung-cay-cho-de-dieu-tri-benh-gan.html#respond Mon, 17 Feb 2020 19:47:32 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/bat-mi-cach-dung-cay-cho-de-dieu-tri-benh-gan-259/ Từ xa xưa, dân gian đã biết sử dụng cây chó đẻ để làm thuốc chữa bệnh. Cây chó đẻ trồng khá phổ biến, sử dụng với mục đích chữa bệnh gan, điển hình là chữa các bệnh viêm gan b, xơ gan cổ chướng, chữa suy gan, gan nhiễm mỡ, giải độc gan. Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết các bài thuốc trị bệnh gan từ cây chó đẻ trong bài viết này

Bật mí cách dùng cây chó đẻ để chữa bệnh gan 1

Diệp hạ châu- cây chó đẻ có tác dụng điều trị bệnh gan hiệu quả

Tác dụng chữa bệnh gan của cây chó đẻ theo y học cổ truyền

Cây chó đẻ có lịch sử sử dụng lâu dài trong hệ thống y học cổ truyền hơn 2000 năm.

Cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt…Thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh gan, giúp giải độc gan, tăng cường chức năng gan.

Người dân ở Ấn Độ dùng cây chó đẻ để chữa bệnh vàng da. Ở Amazon, loài thảo dược này được dùng để chữa bệnh cổ chướng, ngứa da. Nó cũng được ghi chép trong nhiều tài liệu y học cổ của người dân ở các nước như Brazil, Cuba, Haiti, Indonesia, Jamaica, Malaya, Nigeria, Peru, Trinidad với công dụng chữa viêm gan. (Xem nguồn)

Tác dụng chữa bệnh gan của cây chó đẻ theo y học hiện đại

Những năm gần đây, y học hiện đại quan tâm nhiều hơn tới tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ, đặc biệt là các công dụng trong điều trị bệnh gan. Vì vậy, đã có hàng trăm nghiên cứu khác nhau (cả ở động vật và người) được thực hiện để chứng minh tiềm năng của loại thảo dược này.

Một nghiên cứu xác định tác dụng bảo vệ gan của chiết xuất ethanol ở cây chó đẻ trên động vật bị tổn thương gan do aflatoxin B1. Cụ thể, đối tượng nghiên cứu là chuột, được chia thành các nhóm.

Trong đó mỗi nhóm trừ nhóm kiểm soát đều được tiêm aflatoxin B1 hàng ngày qua đường miệng. Các nhóm nghiên cứu được tiêm chiết xuất ethanol từ cây Phyllanthus amarus sau khi tiêm aflatoxin B1.

Aflatoxin B1 là một hợp chất độc hại thường xuất hiện trong thực phẩm và có thể gây ra tổn thương gan nghiêm trọng.

Nghiên cứu đã sử dụng nhiều thước đo sinh học và phân tích mô để đánh giá tác động của chiết xuất từ cây chó đẻ lên gan chuột sau khi bị tiêm aflatoxin B1, bao gồm sự thay đổi trong hàm lượng các chất chống oxy hóa, enzym giảm oxy hóa, và các chỉ số khác liên quan đến tổn thương gan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất từ cây chó đẻ có tác dụng bảo vệ gan. Điều này được thể hiện qua việc giảm hàm lượng các chất hoạt động với axit tiobarbituric (TBAR), tăng cường hàm lượng glutathione đã được phục hồi và hoạt động của các enzym chống oxy hóa như glutathione peroxidase (GPx), glutathione-S-transferase (GST), superoxide dismutase (SOD) và catalase (CAT).

Các thành phần của cây chó đẻ có chứa các chất hóa học như ethanol, lignan, flavonoid, glycoside, alkaloid, sterol, lipid và phenylpropanoid … Các chất này có tác dụng bảo vệ gan, chống lại vi rút siêu vi B gây bệnh viêm gan B đã được thí nghiệm. Giúp tăng cường chức năng gan trong các trường hợp: viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, gan suy yếu do uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, dùng thuốc có độc tính trên gan.

Qua nghiên cứu chứng minh dùng cây chó đẻ điều trị cho rất nhiều trường hợp viêm gan siêu vi B sau 1 khoảng thời gian ngắn có kết quả tốt lên. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).

Ở một nghiên cứu khác, tìm hiểu về cơ chế bảo vệ gan của cây chó đẻ. Kết quả cho thấy rằng chiết xuất cây chó đẻ có thể bảo vệ gan khỏi tổn thương do CCl4 (Carbon tetrachloride) gây ra, và cơ chế này có thể liên quan đến việc điều chỉnh một số chất trong quá trình chuyển hóa. Các kết quả này có thể hỗ trợ việc phát triển các phương pháp điều trị gan tổn thương trong tương lai.

Cách dùng cây chó đẻ để chữa các bệnh về gan

Cây chó đẻ có thể dùng ở dạng tươi hoặc phơi khô. Chủ yếu kết hợp với các vị thuốc khác, sắc thành nước uống hoặc pha trà để trị bệnh. Dưới đây là chi tiết các bài thuốc và cách pha trà trị bệnh gan với cây chó đẻ, mời bạn tham khảo

Cây chó đẻ sắc nước uống trị bệnh gan

Chữa viêm gan vàng da:

Bài thuốc: Cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g. Sắc uống

Lưu ý: Bài thuốc này cũng có thể dùng cho những người bị  viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ.

Chữa viêm gan B:

Bài thuốc 1: Lấy khoảng 20g cây chó đẻ đem sao khô rồi sắc 3 lần nước, sau đó trộn đều 3 nước đó với nhau. Tiếp đến hãy cho đường vào đun sôi đến khi tan và nếm vừa uống.

Cây chó đẻ sắc nước uống trị bệnh gan 1

Diệp hạ châu sắc nước uống chữa viêm gan B

Bài thuốc 2: Cây chó đẻ 30g; nhân trần, sài hồ, hạ thảo khô mỗi loại 12g và chi từ 8g. cho tất cả những vị thuốc trên vào nồi rồi sắc để uống hàng ngày. Mỗi ngày uống một lần.

Chữa viêm gan virus:

Cây chó đẻ rửa sạch, sao vàng sắc nước uống 3 lần mỗi ngày. Có thể trộn thêm 1 chút đường vì thuốc rất đắng.

Chữa xơ gan cổ chướng:

Dùng 100g cây chó đẻ sao khô sắc đủ lượng nước uống 3 lần trong ngày. Hòa 150g đường vào nước đun sôi cho tan vào nước cây chó đẻ vừa sắc. Khi dùng thuốc này tránh ăn mặn, nên bổ sung nhiều thịt cá, trứng…

Người bệnh nên kiên trì áp dụng theo bài thuốc này trong khoảng 30 – 40 ngày một liệu trình kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh.

Chữa suy gan do sốt rét sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc:

Bài thuốc: Diệp hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20 g, cam thảo đất sao khô 20 g, sắc nước uống hằng ngày.

Giải độc gan, chữa mụn nhọt do gan nóng nhiệt:

Bài thuốc: Diệp hạ châu 12g, bồ công anh 15g, lá dâu 15g, ké đầu ngựa 12g, thổ phục linh 15g. Sắc uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Cây chó đẻ sắc nước uống trị bệnh gan 2

Diệp hạ châu- cây chó đẻ khô

Cây chó đẻ pha trà trị bệnh gan

Pha trà cây chó đẻ tươi

  • Rửa sạch 1 nắm cây chó đẻ cả lá, rồi cho vào nồi đun sôi hoặc hãm nước sôi
  • Đun sôi bồng tắt bếp ngâm khoảng 5- 10 phút. Nếu hãm như hãm tà tươi thì cắt ngắn cho vào bình ủ, đổ nước sôi 100 độ và đậy kín bình để 25-30 phút chắt nước uống như nước trà bình thường
  • Mới uống nếu sợ đắng khó uống bạn nên hãm nước loãng chút.

Pha trà cây chó đẻ khô

  • Với diệp hạ châu- cây chó đẻ khô bạn có thể hãm như hãm trà mạn bình thường.
  • Pha nước sôi với lá Diệp hạ châu khô vào bình uống trà để uống trong ngày.
  • Khi đó nước Diệp hạ châu có màu nâu sẫm, vị thơm có thể uống thay cho trà.
  • Thời gian đầu có thể bạn sẽ không quen với vị đắng của trà Diệp hạ châu, nếu vậy thì có thể cho thêm một ít cam thảo để tạo vị ngọt nhẹ cho dễ uống.

Thận trọng khi dùng cây chó đẻ điều trị bệnh gan

1. Dùng cây chó đẻ không đúng cách gây xơ gan, teo gan

Nhiều người cho rằng nếu uống nước từ cây chó đẻ sẽ giúp phòng bệnh gan mật và vô tư sử dụng ngay cả khi không mắc bệnh. Nhưng thực tế, chỉ những người bị bệnh gan và bệnh về mật mới phải dùng cây chó đẻ để hỗ trợ điều trị.

Nếu không có bệnh mà uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng.

2. Làm tăng nguy cơ gây vô sinh

Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ khó có thai là do tử cung lạnh, mà cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan nhờ vị đắng, tính hàn có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Nhưng đồng thời, bà bầu uống nước cây chó đẻ có khả năng làm tăng tính lạnh ở tử cung, khiến mạch máu và cơ trơn tử cung co lại, sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai, làm tăng nguy cơ bị vô sinh. Chị em phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cũng nên đề phòng không uống.

3. Không phải cứ nguyên liệu là cây chó đẻ là có thể sử dụng điều trị giải độc gan

Cây chó đẻ là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Hiện nay do nhu cầu dùng làm thuốc chữa bệnh mà cây này được trồng tập trung để lấy nguyên liệu làm thuốc. Do đó, khi lựa chọn mua thuốc, người bệnh cần lưu ý mua tại các cơ sở có uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Có nhiều nguyên liệu lấy từ nguồn hoang dại, cây mọc ở vị trí, thổ nhưỡng khác nhau có ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh nên người bệnh cần chú ý.

Lưu ý, cây chó đẻ có nhiều loại khác nhau, trong đó cây chó đẻ thân xanh răng cưa là loại có dược tính tốt nhất.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt dược liệu Tuệ Linh cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc đông y như cây chó đẻ  và những vị thuốc khác được Tuệ Linh cẩn thận chọn lựa, kiểm nghiệm và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

4. Không nên lạm dụng cây chó đẻ để giải nhiệt, làm đẹp da

Ai cũng biết cây chó đẻ có tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt. Nhưng nếu người sử dụng ở thể hàn mà lại dùng cây chó đẻ thường xuyên và dùng liều lượng nhiều thì lại vô cùng nguy hại.

Nguyên nhân là do, khi uống vào cơ thể, cây chó đẻ làm cho cơ thể càng bị hàn nặng hơn, ức chế nhiệt trong người. Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.

5. Không nên dùng cây chó đẻ tùy tiện

Với những người không có thương tổn ở gan, sức khỏe bình thường, mà uống thuốc sắc đậm đặc từ cây chó đẻ sẽ bị phá hồng huyết cầu, có trường hợp bị băng huyết, suy giảm hệ miễn dịch, đổ bệnh nghiêm trọng. Nếu dùng quá nhiều loại thuốc này sẽ gây nôn ói, mất nước, đặc biệt, người huyết áp thấp uống sẽ bị hạ áp nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bạn không mắc bệnh nhưng lại lạm dụng uống nước cây chó đẻ thường xuyên, khi gan và mật không có nhu cầu điều tiết các chất khiến 2 cơ quan này phải hoạt động quá tải mỗi ngày sẽ ‘hao khí tổn dương’ với những biểu hiện như xanh xao, tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, tư duy giảm sút…

Vì thế, không được sử dụng cây chó đẻ để uống hàng ngày thay cho nước lọc như một cách bổ sung nước.

Việc thận trọng khi sử dụng các loại thuốc là cần thiết để không mắc phải sai lầm.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bat-mi-cach-dung-cay-cho-de-dieu-tri-benh-gan.html/feed 0
Tác dụng phụ cây chó đẻ răng cưa, những lưu ý khi sử dụng https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-phu-cay-cho-de-rang-cua-nhung-luu-y-khi-su-dung.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-phu-cay-cho-de-rang-cua-nhung-luu-y-khi-su-dung.html#comments Fri, 17 May 2019 19:45:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-phu-cay-cho-de-rang-cua-nhung-luu-y-khi-su-dung-260/ Trong Đông y, Diệp hạ châu- cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, mát gan… Những tác dụng của cây, ai cũng biết, vô vàn lợi ích mà cây chó đẻ đem lại. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, thì đằng sau những lợi ích mà cây chó đẻ đem lại, là những tác dụng phụ không mong muốn mà người sử dụng có thể gặp phải. 

Tác dụng phụ cây chó đẻ răng cưa, những lưu ý khi sử dụng 1

Diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

Giới thiệu về diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

  • Diệp hạ châu- Cây chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllanthus amarus Schumach et Thonn, thuộc họ Thầu dầu.
  • Diệp hạ châu hay còn có tên: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cam kiềm, rút đất, khao ham.
  • Đây là loại cây thảo, sống hàng năm (Có thể sống lâu năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây chó đẻ

Tác dụng mà cây chó đẻ răng cưa mang lại

Trị viêm gan

  • 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).

Tác dụng trên hệ thống miễn dịch

  • Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV.

Tác dụng giải độc

  • Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo. Cây diệp hạ châu đắng được coi là thuốc làm săn, khai thông và sát trùng, và được dùng trị khó tiêu, lỵ, phù, bệnh đường niệu – sinh dục.

Điều trị các bệnh đường tiêu hóa

  • Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhiều nơi dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

Bệnh đường hô hấp

  • Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao, và làm thuốc long đờm trị ho…

Tác dụng giảm đau

  • Trị nhức đầu và chứng nhức nửa đầu (migraine), sốt rét.

Tác dụng lợi tiểu

  • Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật của cây thuốc.

Điều trị tiểu đường

  • Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.

Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Xem thêm: Những công dụng thần kì của cây chó đẻ

Tác dụng phụ của cây chó đẻ răng cưa

Trong quá trình sử dụng cây chó đẻ răng cưa làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý một số điểm dưới đây khi sử dụng dược liệu này. Mặc dù, cây có đẻ răng cưa có nhiều công dụng điều trị bệnh nhưng vẫn ẩn chứa các tác dụng phụ có thể kể đến như:

Gây vô sinh:

Một khi cơ thể bị mất cân bằng, mang nhiều tính hàn trong người sẽ sinh ra nhiều bệnh tật, đặc biệt làm giảm khả năng thụ thai cho cả phụ nữ và gây vô sinh cho đàn ông. Diệp hạ châu còn là loại thuốc tối kị với phụ nữ mang thai là sự thật bởi đặc tính của cây thuốc này gây co mạch máu và tử cung, uống vào sẽ bị trụy thai. Nguy hại hơn, cây còn có tính phá huyết, dùng vô tội vạ, không bệnh mà dùng sẽ đổ bệnh nghiêm trọng.

Đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh thuộc người huyết áp thấp:

Việc uống độc vị diệp hạ châu (chỉ uống một vị thuốc mà không phối với các vị thuốc khác) vô cùng nguy hại vì cây tính phá huyết gây giảm hồng huyết cầu, hạ huyết áp, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, người huyết áp thấp uống vào sẽ bị hạ áp, nguy hiểm đến tính mạng.

Dùng cây chó đẻ không đúng cách dễ gây teo gan, xơ gan:

Nhiều người cho rằng nếu uống nước từ diệp hạ châu sẽ giúp phòng bệnh gan mật và vô tư sử dụng ngay cả khi không mắc bệnh. Chính điều này cũng không tốt và có thể gây ra hậu quả xấu. Thông thường ở những người bị bệnh gan (gan nhiễm độc, quá tải, nóng gan,…), bệnh về mật (tắc mật, viêm mật…) mới phải dùng thuốc để hỗ trợ điều trị. Nếu không có bệnh mà lại uống hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Tác dụng phụ của cây chó đẻ răng cưa 1

Dùng cây chó đẻ có thể bị tụt huyết áp

Lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa

Theo Đông Y, diệp hạ châu có tính hàn, nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc trong cơ thể. Kết quả nghiên cứu về tác dụng phụ của diệp hạ châu cho thấy khi sử dụng lâu ngày, người dùng có thể mắc phải trạng thái “hao khí tổn dương” với các biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, tinh thần uể oải, dễ choáng, hoa mắt, thiếu tập trung, khả năng tư duy giảm sút… Vì vậy khi dùng, bạn nên cần thận trọng uống theo liều lượng cho phép của các bác sĩ Đông Y để tránh mắc bệnh. Vì vậy theo nghiên cứu đưa ra những lưu ý cần chú ý sau đây:

Không lạm dụng dùng để giải nhiệt

Ai cũng biết cây chó đẻ có tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt. Nhưng nếu người sử dụng ở thể hàn mà lại dùng cây chó đẻ thường xuyên và dùng liều lượng nhiều thì lại vô cùng nguy hại. Nguyên nhân là do, khi uống vào cơ thể, cây chó đẻ làm cho cơ thể càng bị hàn nặng hơn, ức chế nhiệt trong người. Một khi cơ thể bị mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh tật.

Không phải cứ nguyên liệu cây chó đẻ là có thể trở thành thuốc chữa bệnh

Cây chó đẻ là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Hiện nay do nhu cầu dùng làm thuốc chữa bệnh mà cây này được trồng tập trung để lấy nguyên liệu làm thuốc. Do đó, khi lựa chọn mua thuốc, người bệnh cần lưu ý mua tại các cơ sở có uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Có nhiều nguyên liệu lấy từ nguồn hoang dại, cây mọc ở vị trí, thổ nhưỡng khác nhau có ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh nên người bệnh cần chú ý. Cần tìm rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh tiền mất tật mang.

Nên sử dụng theo liều lượng và thời gian của bác sĩ kê đơn

Cây chó đẻ là một vị thuốc tốt, tuy nhiên khi dùng người bệnh không nên quá lạm dụng. Nếu uống quá nhiều không tuân thủ liều lượng và trong thời gian dài, vì ít nhiều cũng gây những tác dụng phụ, những bệnh mới có thể sinh ra thêm, từ đó sẽ làm cho người mệt mỏi thêm

Không nên uống phòng bệnh bằng cây chó đẻ

Việc lạm dụng phòng bệnh bằng cây chó đẻ vô cùng nguy hiểm, xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường. Với những người không có thương tổn ở gan, sức khỏe bình thường, mà uống thuốc sắc đậm đặc từ cây chó đẻ sẽ bị phá hồng huyết cầu, có trường hợp bị băng huyết, suy giảm hệ miễn dịch, đổ bệnh nghiêm trọng.

Xem thêm: Cây chó đẻ răng cưa những lưu ý khi sử dụng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-phu-cay-cho-de-rang-cua-nhung-luu-y-khi-su-dung.html/feed 6
Các bài thuốc dân gian trị mụn bằng cây chó đẻ https://tracuuduoclieu.vn/tri-mun-bang-cay-cho-de.html https://tracuuduoclieu.vn/tri-mun-bang-cay-cho-de.html#respond Tue, 27 Nov 2018 19:52:05 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tri-mun-bang-cay-cho-de-246/ Theo Y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, quy kinh can thận, có tác dụng thanh can lương huyết. Do đó, cây có công dụng trị mụn do nóng trong gan, đồng thời có tác dụng kháng khuẩn nhẹ giống như kháng sinh. Vì vậy trị mụn bằng cây chó đẻ có công hiệu cực kì hiệu quả. Dân gian thường dùng cây chó đẻ- diệp hạ châu để chữa đau bụng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da sẩn ngứa…

Các bài thuốc dân gian trị mụn bằng cây chó đẻ 1

Diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa trị mụn rất hiệu quả

Nhận dạng diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

Tên gọi

  • Cây chó là Phyllanthus amarusach et Thonn, thuộc họ Thầu dầu.
  • Diệp hạ châu hay còn có tên: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cam kiềm, rút đất, khao ham.

Có mấy loại cây chó đẻ

Cây chó đẻ thân xanh:

  • Đây là loại cây có dược tính mạnh nhất nên được sử dụng chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Đặc trưng để nhận biết khi chúng có cành ngắn, ít phân nhánh với lá màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn các loại khác. Khi nhai sẽ có vị đắng nên được gọi là diệp hạ châu đắng. Loại này được các thầy thuốc dùng để chữa bệnh.

Cây chó đẻ thân đỏ:

  • Với thân cây có màu đỏ đậm, lá dày và dài nhất so với các loại khác. Đặc trưng của chúng đó là có vị ngọt nên được gọi là diệp hạ châu ngọc và không có dược tính mạnh nên chúng được trồng đại trà.

Đặc điểm cây chó đẻ răng cưa- cây chó đẻ thân xanh

  • Cây thảo, sống hàng năm (Có thể sống lâu năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây chó đẻ

Thành phần hóa học của cây chó đẻ

Các tài liệu nghiên cứu khoa học về cây chó đẻ đã chứng minh, trong cây chó đẻ có các chất: flavonoit, alkaloid phyllanthin, các hợp chất hypophyllanthin, nirathin, phulteralin, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol,…

Những thành phần chất trên có rất nhiều tác dụng chữa những bệnh về viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ…. Một số hoạt chất khác có tác dụng tốt cho việc chữa bệnh về sỏi thận, sỏi mật.

Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa

Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa 1

Cây chó đẻ trị mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả.

  • Từ xa xưa Diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa được nhân dân ở nhiều nước dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn , có thể dùng đắp ngoài, uống trong, đặc biệt còn dùng trị sốt,  lợi tiểu, đái tháo đường, u xơ tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng và chữa bệnh viêm gan vàng da.
  • Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng  cây thuốc này để trị viêm gan B.
  • Đông y cũng cho rằng, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, thông huyết, điều kinh, an, hạ nhiệt… thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
  • Những nghiên cứu tiếp theo vào năm 1999 cũng xác định những hoạt chất của cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành.
  • Những nghiên cứu sau đó cho biết cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật và giãn cơ, đặc biệt là các cơ ở vùng  sinh dục tiết niệu và ống mật.
  • Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết tác dụng làm bể nhưng tinh thể cả tác dụng giảm đau kéo dài của cây chó đẻ cũng hổ trợ tốt cho việc chữa sỏi thận.

Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Tác dụng của diệp hạ châu trong điều trị mụn

  • Một số nghiên cứu cho thấy cây chó đẻ còn được dùng chữa bệnh viêm gan virus siêu vi B do có tác dụng chống lại virus viêm gan B, đồng thời có tác dụng kháng khuẩn nhẹ giống như .
  • Mụn trứng cá thực chất là một dạng viêm mạn tính ở hệ thống lỗ chân lông nên sử dụng nước sắc cây chó đẻ trong một thời gian cũng sẽ cho kết quả tốt.
  • Cây chó đẻ dùng để chữa đau bụng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da sẩn ngứa.
  • Chữa mụn trứng cá bằng cây chó đẻ do nóng trong gan sẽ có tác dụng .
  • Do đặc tính ngọt mát nên có thể giúp giải nhiệt cũng như loại bỏ các chất nóng trong cơ thể giúp hạn chế tình trạng nhọt độc.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Mụn trứng cá hình thành từ hỗn hợp chất kết dính của bã nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn bị ứ đọng trong lỗ chân lông. Do vệ sinh không đúng cách, chế độ ăn uống, sinh hoạt bất hợp lý, cùng với thời gian, ổ nhiễm trùng bên dưới da sẽ lan rộng và mưng mủ. Càng để lâu, mụn sẽ càng lây lan nhanh chóng và ngày càng trở nên trầm trọng hơn khiến da mặt luôn trong tình trạng sưng đỏ và đau nhức.

Mụn trứng cá là nỗi khổ tâm của nhiều thanh niên, nhất là phái nữ. Một số cách sử dụng nguyên liệu cây chó đẻ dễ tìm sau đây theo phương pháp dân gian giúp trị mụn trứng cá hiệu quả.

Một số bài thuốc trị mụn bằng diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

Chữa nhọt độc sưng đau

Một nắm cây chó đẻ trộn với muối giã nhỏ, chế nước chín vào vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ đau.

Chữa bệnh chàm, nám mạn tính

Cây chó đẻ vò, sát lên vết chàm, làm liên tục hằng ngày.

Trị mụn

Cây chó đẻ phơi khô đem sắc nước uống hàng ngày.

Cây chó đẻ cùng lá chè xanh:

  • 1 nắm cây chó đẻ tươi đem giã nát cùng với 1 năm lá chè xanh.
  • Sau khi rửa mặt bạn thoa đều hỗn hợp này lên vùng da mụn, duy trì mặt nạ trong khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch.

Trị mụn bằng cây chó đẻ với tinh dầu oải hương

  • Tác dụng của tinh dầu oải hương giúp làm giảm sưng viêm, các nốt mụn và làm se khít lỗ chân lông rất hiệu quả.
  • Giã nát 1 nắm cây chó đẻ để lấy nước, đem nước này trộn đều với 3, 4 giọt tinh dầu oải hương.
  • Sau khi rửa mặt sạch, bạn thoa đều hỗn hợp này lên da, để qua đêm và ngày hôm sau rửa sạch mặt lại với nước ấm.
  • Thực hiện cách dùng cây chó đẻ trị mụn này 2-4 lần trên tuần để thấy được sự thay đổi rõ rệt nhé.

Trị mụn thâm:

  • Cây chó đẻ rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc bằng 2 đốt ngón tay, phơi khô.
  • Nấu nước cây chó đẻ, để nguội và dùng nước này để rửa mặt. Tốt nhất là rửa với nước cây chó đẻ vào mỗi tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả trị mụn cao nhất.

Giảm sưng viêm các nốt mụn và se khít lỗ chân lông

  • 1 nắm cây chó đẻ giã lấy nước, đem nước này trộn đều với 3,4 giọt tinh dầu hoa oải hương.
  • Sau khi rửa mặt sạch, bạn thoa hỗn hợp này lên da mặt, để qua đêm và ngày hôm sau rửa sạch mặt lại với .

Trị mụn 1

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc da mụn viêm nhạy cảm

Lưu ý khi dùng cây chó đẻ

Tác hại của cây chó đẻ khi sử dụng không đúng cách

Dù diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh, bên cạnh đó, có những lưu ý khi sử dụng, để giúp bạn sử dụng đúng cách, hạn chế tối đa những tác hại khi sử dụng: Dưới đây là  một số tác hại khi sử dụng cây chó đẻ không đúng cách cần đề phòng:

Nguy hiểm cho người huyết áp thấp:

Cây chó đẻ có tính hàn, nên rất nguy hiểm cho người huyết áp thấp. Chúng có thể phá huyết làm giảm hồng cầu cũng như huyết áp khi dùng quá liều sẽ gây nôn nói, mất nước và gây giảm huyết áp nhanh.

Phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch:

Điều này đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng trong thời gian dài cũng như sử dụng quá liều lượng cho phép.

Gây xơ gan, teo gan:

Với khả năng chữa các bệnh về gan tốt nhưng nhiều người lại quá lạm dụng nên dễ gây ra các nguy hại cho gan. Có 2 trường hợp đó là người không bị bệnh gan sử dụng quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến suy giảm các chức năng về gan. Người sử dụng để điều trị bệnh gan nhưng không đúng liệu trình mà quá lạm dụng sẽ khiến cho tình trạng càng xấu đi.

Tìm hiểu thêm: Bật mí cách dùng cây chó đẻ trị bệnh gan

Gây vô sinh:

Với tính hàn trong cây chó đẻ nên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như gây vô sinh.

Lưu ý khi dùng cây chó đẻ trị mụn

Do có tác dụng mát gan lợi mật nên những người bình thường nếu dùng thường xuyên đồng nghĩa với việc khiến gan mật sơ tiết nhiều hơn bình thường, lâu ngày sẽ làm suy giảm chức năng .

Khi sử dụng diệp hạ châu không được dùng liên tục, thường xuyên, không để uống hàng ngày thay cho nước lọc như một cách giúp mát gan bổ thận.

Không sử dụng trong thời gian quá dài: Nhiều người cho rằng đây là loại cây thảo dược nên vô hại và sử dụng chúng trong thời gian kéo dài. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm khi chúng dễ dàng gây ra những tác hại khôn lường.

Không lạm dụng cây chó đẻ để giải nhiệt: với tính hàn mát của mình nhiều người sử dụng để đun thay nước uống hàng. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi tiềm ẩn các nguy cơ có hại cho cơ thể. Nếu sử dụng làm nước uống giải nhiệt các bạn nên dùng trong thời gian ngắn sau đó nghỉ và dùng lại.

Xem thêm: Cây chó đẻ răng cưa- những lưu ý khi sử dụng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tri-mun-bang-cay-cho-de.html/feed 0
Tác dụng của diệp hạ châu trong điều trị bệnh sỏi mật https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-diep-ha-chau-trong-dieu-tri-benh-soi-mat.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-diep-ha-chau-trong-dieu-tri-benh-soi-mat.html#respond Sat, 20 Oct 2018 19:49:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-diep-ha-chau-trong-dieu-tri-benh-soi-mat-257/ Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria) là một loài cây thảo nhỏ, mọc hoang ở nhiều vùng miền ở nước ta. Lưu truyền từ 2000 năm trước đây, Diệp hạ châu được sử dụng phổ biến dùng làm thuốc. Không chỉ ở nước ta, trên thế giới cũng dùng diệp hạ châu-cây chó đẻ để điều trị rất nhiều bệnh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, diệp hạ châu rất tốt cho người  điều trị các bệnh về sỏi mật.

Tác dụng của diệp hạ châu trong điều trị bệnh sỏi mật 1

Diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

Giới thiệu về cây diệp hạ châu- chó đẻ răng cưa

  • Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schumach et Thonn
  • Tên khác: Chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cam kiềm, rút đất, khao ham (Tày).
  • Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ là loại cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu hồng đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.
  • Bộ phận sử dụng: Toàn cây chó đẻ bỏ rễ.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây chó đẻ

Tác dụng của diệp hạ châu- cây chó đẻ

  • Cây chó đẻ có tác dụng điều trị viêm gan: Qua nghiên cứ chứng minh dùng cây chó đẻ điều trị cho rất nhiều trường hợp viên gan siêu vi B sau 1 khoảng thời gian ngắn có kết quả tốt lên. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).
  • Có tác dụng trên hệ miễn dịch
  • Có tác dụng giải độc: Cho những trường hợp viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo… Ngoài ra còn có tác dụng chữa trị rắn rết cắn, bôi ngoài da, chữa đinh râu mụn nhọt..
  • Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa: Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Trên thế giới có nơi dùng cây chó đẻ để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhiều nơi dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…
  • Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao, và làm thuốc long đờm trị ho…
  • Tác dụng giảm đauTrị nhức đầu và chứng nhức nửa đầu (migraine), sốt rét
  • Tác dụng lợi tiểu: Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật của cây thuốc.
  • Điều trị tiểu đườngTác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày.

Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Xem thêm: Cây chó đẻ và 10 công dụng đáng quý

Tác dụng của diệp hạ châu trong điều trị bệnh sỏi mật

Hạn chế sự phát triển của sỏi mật

Theo Y học cổ truyền, Diệp hạ châu có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can (gan), đởm (mật) nên giúp kích thích tiêu hóa, lợi mật. Nó được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh về gan mật, mụn nhọt, nhiễm trùng…

Dịch mật do gan sản xuất, chính vì vậy khi chức năng gan bị suy yếu, sẽ làm giảm chất lượng cũng như số lượng dịch mật, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Nguyên lý chữa bệnh của Y học cổ truyền là trị bệnh từ gốc đến ngọn. Ngoài việc chữa triệu chứng thì căn nguyên gây ra bệnh cũng cần được loại bỏ. Vì thế, trong các bài thuốc Đông y chữa trị bệnh sỏi mật, không thể thiếu các thảo dược có khả năng tăng cường chức năng gan như Diệp hạ châu.

Với tác dụng tăng cường chức năng gan, lợi mật, Diệp hạ châu giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của sỏi mật hiệu quả.

Tăng vận động đường mật, ngăn ngừa biến chứng của sỏi mật

Một nghiên cứu tại trường Đại học Brazil cho thấy, Diệp hạ châu có tác dụng tăng vận động đường mật bằng cách tăng kích thích cơ trơn đường mật. Khi so sánh tác dụng này của Diệp hạ châu với Papaverin cho kết quả: Diệp hạ châu có khả năng kích thích co cơ trơn đường mật nhiều hơn so với Papaverin. Tác dụng này của Diệp hạ châu giúp làm giảm ứ trệ dịch mật, ngăn ngừa các biến chứng của sỏi mật, đồng thời hỗ trợ bào mòn và tăng khả năng tống xuất sỏi ra khỏi đường tiêu hóa.

Ứ trệ dịch mật cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tham gia vào cơ chế bệnh sinh của sỏi mật và gây ra các triệu chứng, biến chứng của sỏi như đau hạ sườn phải, viêm đường mật, viêm túi mật…

Đọc thêm: Nghiên cứu khoa học về công dụng trị sỏi mật của cây chó đẻ răng cưa

Bài thuốc trị sỏi mật từ diệp hạ châu

Bài thuốc 1

Chuẩn bị: Quả sung khô 50g, nhân trần 10g, hoa atiso 10g, lá vọng cách 10g, diệp hạ châu 8g, râu ngô 8g, kê nội kim (màng mề gà) 10g, nghệ vàng 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 20g, thổ phục linh  10g, cam thảo 8g.

Thực hiện:

Đun các thành phần các loại dược liệu từ thiên nhiên trên lên để lấy nước uống. Sắc với 5 bát nước, thêm vào 5 lát gừng tươi, đun còn 2 bát, chắt ra. Đun thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 bát. Trộn chung cả 3 lần, cô lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày. Uống liên tục 25 – 30 thang, sau đó kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết sỏi, nghỉ một tháng lại uống thêm 5 thang để củng cố kết quả.

Bài thuốc trị sỏi mật từ diệp hạ châu 1

Cây chó đẻ và những vị thuốc trị sỏi mật

Bài thuốc 2

Chuẩn bị: Diệp hạ châu đắng: 24g, thêm nhánh gừng hoặc hậu phác

Thực hiện:

  • Diệp hạ châu đắng 24g. Sắc uống, sắc làm 2 nước. Nếu đầy bụng, ăn kèm thêm Gừng sống hoặc Hậu phác.
  • Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng Diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.

Những lưu ý khi dùng diệp hạ châu

  1. Khi sử dụng cây chó đẻ để trị bệnh cần phải tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì không phải cây chó đẻ nào cũng mang lại khả năng trị bệnh. Sử dụng cây chó đẻ mọc dại hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, việc trị bệnh có thể không hiệu quả đồng thời còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe dẫn đến chai gan, xơ gan…
  2. Dùng cây chó đẻ phải theo lộ trình, không thể dùng thường xuyên, tùy tiện. Việc dùng cây chó đẻ nấu nước uống thay nước lọc hàng ngày để mát gan, đẹp da là một sai lầm vì loại cây này có tính mát, lạm dụng chúng sẽ gây lạnh gan, dẫn tới xơ gan.
  3. Những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh thì đặc biệt không nên dùng cây chó đẻ vì sẽ khiến tình trạng bệnh ngày thêm trầm trọng.
  4. Cây chó đẻ chỉ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh và khống chế sự phát triển của virus viêm gan siêu vi B, chứ không phải dùng cây thuốc này sẽ không mắc bệnh viêm gan B. Vậy nên, với những ai không có bệnh thì không nên dùng cây chó đẻ để phòng bệnh hay tăng cường chức năng gan.

=> Cây chó đẻ răng cưa, những lưu ý khi sử dụng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-diep-ha-chau-trong-dieu-tri-benh-soi-mat.html/feed 0