Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 13 Dec 2024 08:44:15 +0700 vi hourly 1 Cây mật nhân và cây mật gấu: Nhận dạng hình ảnh chi tiết? https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau.html#respond Thu, 29 Feb 2024 01:08:33 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau-khac-nhau-the-nao-398/ Cây mật nhân và cây mật gấu là hai loại thảo dược rất có giá trị trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh cho con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cây mật nhân và cây mật gấu là như thế nào? Có những người nhầm lẫn cây mật nhân và cây mật gâu là một. Song thực tế cây mật nhân khác cây mật gấu từ hình dạng đến tính chất chữa bệnh cũng khác nhau. Sau đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi cây mật nhân và cây mật gấu khác nhau thế nào.

Cây mật nhân và cây mật gấu

Hình ảnh cây mật nhân

Hình ảnh cây mật nhân 1
Hình ảnh cây mật nhân

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất. Cây còn có tên gọi khác là cây bách bệnh, cây bá bệnh.

Cây mật nhân thường được tìm thấy nhiều ở các tình vùng miền Trung và Tây Nguyên, nơi đây có khí hậu thuận lợi cho loại thảo dược này phát triển. Cây thường mọc dưới tán của những cây lớn – cây cổ thụ. Cây được mo tả cụ thể như sau:

  • Cây bách bệnh- cây mật nhân là loại cây thân nhỡ (cao tầm 2-8m) có nhiều cành.
  • Các bộ phận của cây mật nhân thường có lông.
  • Lá không cuống hình trứng dày và dài, dạng kép. Lá kép lông chim lẻ đối xứng gồm 10-26 đôi lá chét. Lá cây có mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới có lông màu trắng xám. Cuống lá có màu nâu đỏ.
  • Hoa có màu đỏ nâu, cụm hoa mọc ở ngọn cành thành từng chùm kép hoặc chùy rộng. Cuống hoa có lông màu gỉ sắt, đài hoa chia thành 5 thùy hình tam giác có tuyến ở lưng. Tràng hoa 5 cánh, hình thoi. Nhị 5 có lông dày và hai vảy ở gốc, bầu có 5 noãn hơi dính nhau ở gốc. Đầu nhụy rời.
  • Quả hạch, hình trứng, màu đỏ, nhẵn, có rãnh dọc, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Khi quả chín có màu vàng đỏ. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Xem thêm: Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh, cây mật nhân

Hình ảnh cây mật gấu

Hình ảnh cây mật gấu 1
Hình ảnh cây mật gấu

Cây mật gấu có tên khoa học là: Vernonia Amygdalina Del, cây thuộc họ: Asteraceae. Cây còn được gọi là cây Kim Thất Tai, cây Lá Đắng…

Đây là một loại cây có lá to và thường xuất hiện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng… Các bộ phận của cây mật gấu đều có thể dùng làm thuốc. Cây được mô tả cụ thể như sau:

  • Cây cao từ 2 đến 5 mét. Đường kính thân cây khá nhỏ tầm 2-4 cm
  • Cây thường được phân nhánh ở gần gốc. Thân khi non khá nhiều lông và rụng lông khi về già.
  • Lá cây mật gấu thuộc loại lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, từng lá có hình elip dài tới 20cm. Mép lá có hình răng cưa. Cuống lá dài.
  • Hoa mọc thành cụm mọc ở thân và ngọn cây có màu vàng nhạt.
  • Quả mật gấu hình trái xoan, nhiều thịt, đường kính tầm 1cm. Núm nhọn ở quả khi chín ngả dần sang xanh nâu rồi nâu.
  • Mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, kết trái vào hai tháng 5 và 6 tiếp theo.

Cây mật nhân và cây mật gấu khác nhau thế nào?

Cùng phân biệt 2 cây này qua các nhận dạng về hình dáng, màu sắc, mùi vị như nào nhé.

Phân biệt cây mật nhân và cây mật gấu qua đặc điểm hình dáng

lá cây mat nhan và cay mat gau

Thân

  • Cây mật nhân cao hơn cây mật gấu.
  • Hai cây này các bộ phận thường có lông, tuy nhiên thân cây mật gấu khi về già lại rụng bớt lông.
  • Thân được thu hái chặt khúc và thái miếng nhỏ phơi khô.

  • Lá cây mật nhân nhỏ hơn lá cây mật gấu.
  • Lá cây mật nhân mọc kép hình lông chim lẻ nhưng đối xứng, còn lá mật gấu mọc so le.
  • Lá mật nhân nhẵn, hình trứng dài và dày, trong khi lá mật gấu xù xì và có răng cưa.
  • Lá mật nhân là loại không cuống, lá mật gấu có cuống dài.
  • Lá cây mật nhân được thu hái phơi khô tách riêng với thân rễ. Lá cây mật gấu được thu hái và phơi khô cùng cành và thân.

Rễ

  • Rễ mật nhân có màu vàng nhạt bên ngoài. Rễ hình trụ tròn, đường kính từ 2,0 cm đến 8,5 cm, hơi cong, bị chặt thành từng đoạn 40 cm đến 50 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu, trơn hay hơi xù xì, có rễ con. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, có lớp bần mỏng, không thấy vân đồng tâm. Chất cứng, khó bẻ gãy.
  • Rễ cây mật gấu có màu vàng đậm hơn so với rễ mật nhân. Mặt cắt ngang có màu vàng.

Cây mật nhân hoạt chất nằm nhiều ở rễ hơn nên thu hái thường lấy cả thân và rễ và dạng bán cũng thấy nhiều ở dạng thân rễ nhiều hơn. Trong khi cây mật gấu hoạt chất ở lá nhiều nên thị trường bán nhiều ở dạng lá phơi khô nhiều hơn, ít thấy thân rễ hơn.

Phân biệt cây mật nhân và mật gấu qua màu sắc mùi vị

Thân cây mat nhan và cay mat gau

Màu sắc, mùi vị rễ mật nhân

  • Thân và rễ mật nhân có màu vàng nhạt bên ngoài
  • Khi phơi khô rễ cây mật nhân sẽ toả ra một mùi thơm ngậy đặc trưng.
  • Khi nhấm sẽ có vị đắng gắt đến tê cả đầu lưỡi. Vị đắng gắt, vị đắng này gấp nhiều lần vị đắng của cây mật gấu.

Màu sắc, mùi vị cây mật gấu

  • Rễ cây mật có màu vàng đậm
  • Mùi mật động vật,
  • Vị đắng giống như vị của mật nên được gọi là cây mật gấu.

Bộ phận dùng để làm thuốc cây mật nhân và cây mật gấu

cây mat nhan và cay mat gau bo phan dùng

Cây mật nhân

Theo nghiên cứu khoa học tất cả các bộ phận của cây mật nhân như thân, rễ, quả và lá đều có dược tính và đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Nhưng dược liệu chủ yếu lấy từ thân rễ và quả. Cụ thể:

  • Thân, rễ cây mật nhân phơi khô để làm thuốc
  • Lá mật nhân để đun nước chữa bệnh ngoài da
  • Quả cây mật nhân cũng được nhiều ghi chép được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Người ta thu hái cây mật nhân quanh năm, thân và rễ cây đem thái miếng nhỏ, phơi khô, có thể nghiền thành bột uống để uống. Lá có thể dùng với dạng tươi và khô và đun nước uống chữa bệnh.

Cây mật gấu

Toàn bộ thân của cây mật gấu đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh: Rễ, thân, lá. Nhưng phổ biến dùng thân non và lá.

  • Lá và thân non thường được thu hái phơi khô cùng nhau và đun nước uống.
  • Lá Đắng- lá cây mật gấu có thể dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau.
  • Rễ và thân già thường được thu hái và phơi khô cùng nhau. Dạng khô này có thể dùng đun nước sắc uống hay ngâm rượu chữa bệnh.

Công dụng chữa bệnh của cây mật nhân và cây mật gấu

Công dụng chữa bệnh của cây mật nhân và cây mật gấu 1

Về mô tả 2 cây mật nhân và cây mật gấu có nhiều điểm khác nhau. Bên cạnh đó hai cây này có công dụng cũng khác nhau. Cụ thể:

Cây mật nhân

Công dụng của cây mật nhân như sau:

  • Cây mật nhân là loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ tăng cường sinh lý cho các đấng mày râu
  • Hỗ trợ điều trị những bệnh về tình dục: mộng tinh, di tinh, tinh trùng yếu, khó thụ thai
  • Cải thiện chức năng sinh lý, chống lão hóa sinh dục nam, kích thích cơ thể sản xuất hormone giới tính testosteron một cách tự nhiên nhất.
  • Chống lão hóa sinh dục và ngăn chặn sự suy giảm sinh lực khi bước vào tuổi trung niên.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gân xương đau nhức, tê chân tay, đau thắt lưng, thấp khớp và bệnh gút, gân xương yếu mỏi, tay chân tê nhức, gout.
  • Giúp tăng sức dẻo dai, giúp hệ miễn dịch được tăng cường, ngăn chặn đẩy lùi bệnh tật
  • Hỗ trợ điều trị những bệnh về gan, giúp tăng cường chức năng gan
  • Điều trị những bệnh về tiêu hóa
  • Chữa những bệnh say rượu, cảm mạo

Xem thêm: Công dụng cây mật nhân những điều bạn nên biết

Cây mật gấu

Công dụng của cây mật gấu như sau:

  • Cây mật gấu hỗ trợ điều trị những bệnh về gan như: Viên ban B, C, các bệnh về xơ gan, men gan tăng cao. Giúp giải độc gan, hạ men gan và lợi mật
  • Cây mật gấu hỗ trợ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tăng cường các dịch vị trong dạ dày, điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, kiết lị, đau bụng tiêu chảy, chán ăn, các bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột, viêm đại tràng
  • Tác dụng của cây mật gấu giúp tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Nhất là những bệnh về phong tê thấp, đau xương khớp ở những người tuổi cao, các khớp xương lỏng lẻo, thoái hóa…
  • Cây mật gấu giúp giảm mỡ máu, giúp giảm cân và béo phì hiệu quả, phòng tránh được các bệnh do mỡ thừa gây nên.
  • Tác dụng dược lý của cây mật gấu có công dụng bảo vệ gan, lợi mật, kháng viêm. Tác dụng giảm thiểu tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, rối loạn ý thức giải rượu rất tốt đối với tình trạng dùng nhiều bia rượu thường xuyên.

Xem thêm: Cây mật gấu chữa bệnh gì, thông tin bổ ích về cây mật gấu

Trên đây là các thông tin cơ bản về cây mật nhân và cây mật gấu phần nào giúp phân biệt được 2 loại cây này, giúp bạn không bạn không bị nhầm lẫn đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh.

Cây mật gấu và cây mật nhân khác nhau ở cả hình dáng, đặc điểm và cách sử dụng. Mọi người cần nắm rõ thông tin về từng loại cây dược liệu để có thể phân biệt được hai loại cây thuốc quý tránh trường hợp sử dụng nhầm dẫn đến bệnh không những không khỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Để hiểu rõ hơn về từng bài thuốc chữa bệnh của cây mật gấu và cây mật nhân cũng như các loại dược liệu khác, các bạn có thể nghe tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu khác bạn có thể đặt câu hỏi ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau.html/feed 0
Tác dụng của cây mật gấu https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-cay-mat-gau.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-cay-mat-gau.html#respond Mon, 22 Feb 2021 23:21:32 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-cay-mat-gau-397/ Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền về tác dụng của cây mật gấu với những công dụng như điều trị bệnh tiêu hóa, gút, xương khớp….Nhưng ít ai hiểu về tác dụng của cây mật gấu và cách sử dụng nó sao cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn tác dụng của cây mật gấu và cách sử dụng nó hiệu quả nhất.

Tác dụng của cây mật gấu 1

Cây mật gấu

Giới thiệu về cây mật gấu

  • Cây mật gấu có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del. Cây thuộc họ Asteraceae
  • Cây thuộc loại cây thân bụi, mọc thẳng đứng, sống lâu năm. Cây thường chỉ cao từ 2-3 m. Đường kính thân cây khá nhỏ tầm 2-4 cm
  • Loài này mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc có khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…

Bộ phận dùng làm thuốc:

  • Rễ
  • Thân

Xem thêm: Phân biệt cây mật gấu và mật nhân

Tác dụng của cây mật gấu

Tác dụng của cây mật gấu trong hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng

  • Thành phần moocphin, berberin có trong rễ và thân cây mật gấu có tác dụng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Người ra có thể dùng cây mật gấu để ngâm rượu xoa lên chỗ xương khớp đau hoặc để uống để hỗ trợ điều trị các bệnh về đau xương khớp, phong tê thấp giảm bớt các cơn đau nhức xương, tê mỏi gân cốt

Tác dụng của cây mật gấu giúp ổn định lượng tiểu đường

  • Theo y học cổ truyền lá mật gấu có những tác dụng chính là ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Cách dùng theo dân gian truyền lại rất đơn giản là dùng lá cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày  điều trị bệnh đái tháo đường khá tốt được rất nhiều người tin dùng

Giải độc gan, giúp hạn men gan và điều trị các triệu chứng của gan

  • Theo Đông y cây mật gấu có tính hàn, vị đắng nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
  • Người ta thường dùng rễ và thân sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để tạo nên các bài thuốc trị bệnh viêm gan vàng da rất hiệu quả.

Cây mật gấu phòng và điều trị các bệnh gở lở, ngứa

  • Gỗ và thân, rễ cây mật gấu có vị đắng và có màu vàng nhạt. Dân gian có bài thuốc dùng cành và thân cây đun nước tắm trị ghẻ, lở loét chân tay,rôm sảy ngứa rất hiệu quả

Giúp tiêu hóa tốt, giảm cân cho người béo phì

  • Khi sử dụng lá cây mật gấu thường xuyên, điều độ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, hỗ trợ gan đào thải chất độc hại từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể và đặc biệt hạn chế sự tích tụ của chúng từ đó giúp giảm cân hiệu quả hơn.

Xem thêm: Cây mật gấu chữa bệnh gì, thông tin bổ ích về cây mật gấu?


Có thể bạn chưa biết

Cũng có nhiều công dụng như cây mật gấu, Giảo cổ lam là một loại dược liệu được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và phát triển. Với tên gọi cỏ trường sinh, giảo cổ lam giúp:

  • Tăng lực, chống mệt mỏi
  • Chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch
  • Tăng sức bền thành mạch, giảm cholesterol, giảm huyết áp
  • Chống oxy hóa bảo vệ tế bào thần kinh
  • Bảo vệ gan, thận, dạ dày

Cách sử dụng cây mật gấu

Cách sử dụng cây mật gấu 1

Lá cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày

Có nhiều tài liệu cũng như truyền miệng lại nói về cách sử dụng cây mật gấu. Nhưng dưới đây là 2 cách đơn giản và hiệu quả nhất mà người ta thường dùng:

Sắc nước uống hằng ngày:

Nguyên liệu:

  • Thân tươi

Cách làm và cách dùng:

  • Rửa sạch lá và thân cây mật gấu
  • Cho vào ấm đun sôi
  • 20g mật gấu/ 1 lít nước.
  • Sắc đun sôi, rồi vặn lửa đun nhỏ liu riu thêm 15 phút
  • Để nguội và uống hằng ngày.

Cây mật gấu ngâm rượu

Nguyên liệu:

  • Thân,
  • Rễ cây mật gấu
  • Rễ và thân cây thì tiến hành rửa sạch, cạo lớp vỏ cây bên ngoài. Phơi khô, thái lát hoặc chẻ nhỏ để ngâm
  • Chọn bình thủy tinh hoặc bình sành được nung ở nhiệt độ cao
  • Chọn rượu trắng, nồng độ 40-45 độ
  • Tỉ lệ ngâm: 1 kg cây mật gấu. 10 lít rượu

Cách ngâm:

  • Bỏ lượng mật gấu đã chuẩn bị vào bình
  • Đổ lượng rượu lên ngập mật gấu
  • Đậy nắp bình lại và đặt nơi khô ráo thoáng mát
  • Ngâm qua 1 tháng có thể uống nhưng nên để uống sau 3 tháng trở lên là tốt nhất. Ngâm càng lâu thì dược chất trong rượu càng nhiều. Rượu có màu vàng đậm, uống rất đắng.

Lưu ý:

Không được ngâm kèm bất cứ đồ ngâm rượu nào nếu không có sự chỉ định của thầy thuốc y học cổ truyền.

Xem thêm: Cây mật gấu trị bệnh gì? Những thông tin bạn cần biết

Một số bài thuốc nói lên tác dụng của cây mật gấu

Chữa viêm gan cấp tính kèm theo vàng da

  • Cây mật gấu tươi 40-100 gram
  • Hoặc 20 – 50 gram khô,
  • Sắc nước uống thay trà trong ngày.

Hoặc có thể phối hợp thêm diệp hạ châu ( cây chó đẻ) 12 gram, cỏ gà 15 gram cùng sắc nước uống.

Chữa viêm túi mật cấp tính

  • Cây mật gấu tươi 40-100 gram
  • Hoặc 20 – 50 gram khô,
  • Có thể thêm mộc thông: 20 gram,
  • Chi tử (dành dành) 10 gram
  • Nhân trần 8 gram cùng sắc nước uống.

Chữa bệnh lỵ

  • Cây mật gấu tươi giã nát: 1 nắm,
  • Chế thêm nước đã đun sôi, chắt lấy nước cốt,
  • Uống 2-3 lần trong ngày.

Hoặc có thể dùng lá cây mật gấu, lá mua mỗi thứ 20 gram sắc lấy nước uống.

Chữa bí đái

Dùng lá cây mật gấu, xa tiền thảo (cỏ mã đề) mỗi thứ 15- 20 gram sắc lấy nước uống.

Hỗ trợ chữa đau mỏi xương khớp

  • Mỗi ngày dùng 20g lá cây mật gấu nấu nước uống.
  • Chữa vàng da, men gan cao:
  • 50g lá mật gấu khô sắc với 1 lít nước uống mỗi ngày.

Giúp kiềm chế lượng đường trong máu

  • 50-60g lá mật gấu khô nấu với 1 lít nước, có thể nấu loãng để thay nước uống hằng ngày.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-cay-mat-gau.html/feed 0
Kim thất tai chữa bệnh về dạ dày https://tracuuduoclieu.vn/kim-that-tai-chua-benh-ve-da-day.html https://tracuuduoclieu.vn/kim-that-tai-chua-benh-ve-da-day.html#respond Mon, 16 Jul 2018 09:38:51 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53223 Trong Đông y, cây Kim Thất Tai có vị đắng, có thể dùng ăn sống hoặc đun nước uống. Cây thuộc họ Cúc nên có tính hàn, có tác dụng bình nhiệt, tiêu thũng, phong ngứa, tiêu viêm. Kim thất tai còn là vị thuốc trong các bài điều trị bệnh tiểu đường, giảm đau họng, viêm loét dạ dày,…

Kim thất tai chữa bệnh về dạ dày 1

Cây kim thất tai có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe 

1. Thông tin khoa học

Tên tiếng Việt: Lá đắng, Cây mật gấu, Cây kim thất tai

Tên khoa học: Vernonia amygdalina Delile

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

2. Mô tả

  • Cây kim thất tai sống lâu năm, là dạng cây bụi mọc thẳng đứng, chỉ cao từ 2-3m, đường kính thân rất nhỏ khoảng 2-4 cm, cây thường phân nhánh ở cành gốc, khi còn non thân cây được phủ một lớp lông trắng mịn về già lớp lông này rụng dần hết.
  • Cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan ngược, mép lá có hình răng cưa.
  • Cây này có nguồn gốc từ châu Phi và hiện nay cây có mặt khắp nơi trên thế giới do cây dễ trồng dễ mọc.

3. Thành phần hóa học

Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside.

Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpen , lignans , flavonoid , axit phenolic , steroid , anthraquinone , coumarins, sesquiterpenes , xanthones và edotides ( Izevbigie, 2003,Cimanga et al., 2004,Muraina et al., 2010).

  • Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2, protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

4. Công dụng

Theo một số công trình nghiên cứu trên thế giới và các kết quả đã được ghi nhận, cây mật gấu hay cây lá đắng có các công dụng như sau:

  • Kiểm soát đường huyết nhờ các hợp chất đắng trong lá nên tốt cho người đái tháo đường.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tả lỵ.
  • Hạ sốt và điều trị cảm lạnh tích cực nhờ các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá.
  • Chữa đau họng, ho, trừ đờm, chỉ cần nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy giảm các triệu chứng ho.
  • Giảm đau, giảm viêm dạ dày, đại tràng: Do trong thành phần của cây mật gấu có các hợp chất hóa học mang gốc benzene: chứa tới 0,35% – 2,5%. Đây là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng không làm ảnh hưởng tới các vi sinh vật có lợi cho cơ thể người. Chúng có tác dụng hỗ trợ chức năng của các vi sinh vật trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tăng cường các dịch vị trong dạ dày.

5. Một số nghiên cứu khoa học về cây Kim thất tai

Chi Vernonia, có khoảng 1.000 loài, được tìm thấy chủ yếu ởvùng nhiệt đới, trong đó Vernonia amygdalina Delile là loài được sử dụng nhiều nhất, với đặc tính dễthích nghi và phát triển nhanh.

  • Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được các tác dụng dược lí có giá trị của V. amygdalina như trị sốt rét, giúp hạ đường huyết đặc biệt là chống oxi hóa, bảo vệ gan và giải độc tế.
  • Điều đáng mừng là trong thời gian gần đây, V. amygdalina được trồng và thích ứng rất tốt với điều kiện thổ nhưỡng của nước ta và được biết đến với tên gọi là cây Kim thất tai – với nhiều tác dụng chữa bệnh và dễ dàng sử dụng bằng cách uống như trà.

5.1. Trong báo cáo: “Khảo sát tác động giảm đau và kháng viêm của cây lá đắng (Vernonia amygdalina Del.) trên chuột nhắt trắng” – Phạm Thị Ngọc Anh và cộng sự – Tạp chí Lạc Hồng (2020)

Cao nước Kim thất tai Vernonia amygdalina Del.được chia làm 3 liều 2500 mg/kg, 1000 mg/kg và 500 mg/kg có tác động kháng viêm và giảm đau ngoại biên, tương đương với những thuốc đối chiếu phổ biến trên thị trường như ibuprofen 7,5mg/kg và paracetamol 50 mg/kg.

==> Qua nghiên cứu đã mở ra tiềm năng ứng dụng trong điều trị viêm, tiêu sưng, kháng vi sinh vật.

5.2. Phân lập thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxi hóa trong lá cây Lá đắng (Vernonia amygdalina Delile, Asteraceae) – Bùi Hoàng Minh, Dương Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Mơ, Trịnh Công Thái – Tạp chí khoa học và công nghệ (2020)

  • Sơ bộ thành phần hóa thực vật lá cây lá đắng (Vernonia amygdalina Delile, Asteraceae) cho kết quả của sự hiện diện các nhóm hoạt chất: alkaloid, saponin, polyphenol, triterpen và flavonoid.
  • Sàng lọc hoạt tính chống oxi hóa các phân đoạn bằng phương pháp Folin-Ciocalteu và thử nghiệm DPPH. Kết quả cho thấy phân đoạn EtOAc là phân đoạn tiềm năng trong phân lập các chất có khả năng chống oxi hóa.

==> Đề tài đã phân lập các chất chống oxi hóa từ các phân đoạn tiềm năng, đây là những hợp chất có hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, kháng oxy hóa, kháng viêm và kháng ung thư.

5.3. Vernonia amygdalina Del: A Mini Review – Suleiman Danladi – Tạp chí Journal of Pharmacy and Technology (2018)

V. amygdalina Del có khả năng khuẩn khuẩn tốt, đặc biệt là nhóm vi khuẩn Gram âm, điều này mở ra hướng nghiên cứu mới trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn phát triển trên bề mặt dạ dày, có khuynh hướng tấn công niêm mạc dạ dày gây tổn thương dạ dày.

V. amygdalina còn có khả năng chống oxy hóa:

  • Chiết xuất methanolic của V. amygdalina Del ngăn cản chất béo quá trình peroxy hóa gây ra bởi tert-butyl hydrop.
  • Flavonoid, tannin và saponin là những hợp chất có khả năng chống oxy hóa, làm giảm các gốc α-tocopherol và ức chế oxydaza, ngăn chặn và hạn chế tổn thương gây ra bởi gốc tự do, phòng chống các bệnh thoái hóa, ung thư và xơ vữa động mạch.

5.4. Theo tài liệu của Trung tâm mẫu cây thuốc Quốc gia Trung ương:

V. amygdalina (Cây lá đắng) thường được dùng để trị tiểu đường tại châu Phi (Akah & Okafor 1992; Atangwho và c.s. 2010).

Các người hành nghề thuốc dân tộc ở châu Phi nhiệt đới dùng cây này để trị bệnh giun sán, sốt rét, nhuận trường, trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn, hạ sốt, hay trị vết hương khu vực (Ijeh & Ejike 2011).

  • Ở vài vùng tại Nigeria, thân cây dùng làm thanh nhai làm sạch miệng, và trị một số bệnh răng (Ijeh & Ejike 2011). Ở Malawi và Uganda, nó dùng bởi các bà đỡ truyền thống đẩy nhau ra sau khi sinh, hỗ trợ co thắt tử cung sau khi sinh, kích thích có sữa, và trị xuất huyết sau thai sản (Kamatenesi- Mugisha 2004).

Nghiên cứu cây nhiều tính chất dược này cũng nói là nó có nhiều tính chất dược liệu khách như chống ung thư (Izevbigie 2003; Khalafalla et al. 2009), chống vi khuẩn (Ibrahim et al. 2009), chống nhiễm độc gan (Arhoghro et al. 2009), chống oxy hóa (Adaramoye et al. 2008), điều tiết cholesteron (Ugwu et al. 2010), khuẩn độc cũng như ảnh hưởng của thực vật độc (Alabi et al. 2005).

  • V. amygdalina chứa một lượng đáng kể các chất lipids (Eleyinmi et al. 2008), đạm cần thiết có nhiều acid amin (Eleyinmi et al. 2008), chất bột (Ejoh et al. 2007) và chất xơ (Eleyinmi et al. 2008). Nó cũng có nhiều tính chất đáng qúy như vitamin C và caroteinoids (Ejoh et al. 2007). Vôi, sắt, bồ tạt, mangan, đồng và cobalt cũng có một lượng đáng kể trong loài này (Eleyinmi et al. 2008).
  • Một loạt các chất hóa thực vật oxalate, phytates và tannins cũng được báo cáo (Udensi et al. 2002; Ejoh et al. 2007; Eleyinmi et al. 2008) có trong lá cây V. amygdalina. Chất saponin nhóm Stigmastane- như vernoniosides A1, A2, A3 (Jisaka et al. 1992); A4, B2, B3 (Jisaka et al. 1993); C, D và E (Ohigashi 1994) cũng có trong lá. Saponin thuộc A-series làm cho lá có vị đắng của loài V. amygdalina.

Các saponin steroidal khác cũng được xác định trong cây này (Igile et al. 1995). Sesquiterpene lactones là một nhóm hóa thực vật khác phát hiện có nhiều trong lá của loài này. Vài chất sesquiterpene lactones xác định được là vernolide, vernodalol (Erasto et al. 2006), vernolepin, vernodalin và hydroxyvernolide (Koshimizu et al. 1994). Igile et al. (1995) báo cáo sự hiện diện của flavonoids luteolin, luteolin 7- -β-glucoroniside và luteolin 7- -β-glucoside, trong lá của V. amygdalina. Các nhà nghiên cứu khác đã xác nhận sự hiện hữu của flavonoids trong cây này (Tonaet al. 2004).

V. amygdalina là một loại rau xanh quan trọng tại Cameroon, nơi sản xuất 93,600 tấn lá cây cỏ năm 1999, 23% số này (21,549 tons) là từ cây lá đắng (Smith & Eyzaguirre 2007). Có phạm vi rất tốt để thương mại hóa loài này tại Ấn Độ làm nguồn bổ trợ sức khỏe do ảnh hưởng tốt của nó cho sức khỏe và cũng là loại dược thảo. Chúng tôi hi vọng có những nghiên cứu thêm hoạt chất sinh học của nó, việc trồng cây này, phát tán nó, nghiên cứu phân tử về cây V. amygdalina trong hoàn cảnh Ấn Độ.

Bài thuốc về cây Kim thất tai

Pha trà

  • Rửa sạch cây mật gấu và cho vào sắc, đun sôi cây mật gấu với nước theo tỷ lệ 20g/1 lít nước trong vòng khoảng 15 phút rồi bắc xuống.

==> Cách dùng cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày. Giúp thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt rất tốt khi uống giã rượu.

Ngâm rượu thuốc

  • Cây mật gấu bạn đem rửa sạch, chẻ nhỏ vừa cỡ rồi phơi khô rồi cho vào ngâm cùng rượu trong bình.
  • Sau khoảng 15 ngày thì màu rượu dần chuyển sang vàng và đậm lên theo thời gian.
  • Thêm nữa, cũng tùy nồng độ mà người dùng có thể chọn uống trực tiếp hay pha thêm với rượu ở bên ngoài.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/kim-that-tai-chua-benh-ve-da-day.html/feed 0