Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 22 Nov 2024 04:06:23 +0700 vi hourly 1 Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tri-thuc-va-kinh-nghiem-su-dung-cay-thuoc-cua-cac-dan-toc-thieu-so-o-tinh-thai-nguyen.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tri-thuc-va-kinh-nghiem-su-dung-cay-thuoc-cua-cac-dan-toc-thieu-so-o-tinh-thai-nguyen.html#respond Tue, 13 Apr 2021 03:49:22 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54506 Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Trung Thành

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, Số 1 (2016) 55-64

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc nơi đây vẫn lưu giữ những nét đặc trưng riêng về tri thức và kinh nghiệm trong việc sử thực vật rừng để chữa bệnh.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra sự da dạng về bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc, trong đó lá và thân là hai bộ phận được cả 5 dân tộc sử dụng phổ biến hơn cả. Hầu hết các nhóm bệnh ở người đều được các đồng bào dân tộc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Đáng chú ý là các bệnh về đường tiêu hoá và xương khớp có nhiều bài thuốc nhất chiếm tỷ lệ từ 35 – 60% trong tổng số các bài thuốc. Bên cạnh đó thì các bệnh hiếm gặp hơn như tim mạch, ung thư hay rắn cắn cũng được các đồng bào dân tộc nơi đây sử dụng cây thuốc để chữa trị. Kinh nghiệm chữa bệnh của các ông lang, bà mế cũng là một nét đặc trưng, góp phần duy trì tri thức bản địa từ đời này qua đời khác của đồng bào các dân tộc nơi đây. Thêm vào đó, việc sống chung trên cùng một địa bàn cũng đã dẫn tới sự giao thoa về văn hoá nói chung, trong đó có sự giao thoa cả về kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh bằng thực vật. Điều này được thể hiện qua việc một cây hoặc một nhóm cây cùng được sử dụng để điều trị chung cho một bệnh ở các dân tộc khác nhau.


Mở đầu

Điều tra, nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. Việt Nam với 54 dân tộc có truyền thống văn hóa và phong tục tập quán khác nhau. Mỗi dân tộc trong quá trình khai thác tự nhiên để tồn tại và phát triển sáng tạo và đã tích lũy riêng cho mình một hệ thống các tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật để phòng và chữa bệnh.

Mở đầu 1

Thái Nguyên là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống; trong đó, dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao có số dân cư đông nhất.

  • Từ rất lâu đời, đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây thuốc, mỗi dân tộc lại có những kinh nghiệm riêng, đặc trưng cho dân tộc mình.
  • Việc tư liệu hóa về tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc nơi đây.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra cộng đồng

Điều tra phỏng vấn, thu thập cây thuốc và cách sử dụng cây thuốc trong cộng đồng sử dụng theo phương pháp điều tra mở của Nguyễn Tập (2006) trong cuốn “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược”. Đồng thời, kết hợp sử dụng phương pháp RRA (Rural Rapid Appraisal) – Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp PRA (Participatory Rapid/Rural Appraisal) – Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân theo nghiên cứu thực vật dân tộc học của Gary J. Martin.

Phương pháp kế thừa

Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản liên quan đến cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên; các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, bài thuốc của các ông lang, bà mế trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên, cũng như các tài liệu khác có liên quan đến đề tài trên
nguyên tắc có chọn lọc và phê phán.

Phương pháp thu thập và ghi chép mẫu vật

  • Phương pháp thu mẫu: Sử dụng phương pháp thu thập mẫu vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [4]. Mẫu vật được thu hái theo danh lục đã phỏng vấn và theo sự chỉ dẫn của các thầy thuốc người dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên. Sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài cây thuốc, cách sơ chế, sử dụng và những hoạt động của tập thể trong quá trình nghiên cứu.
  • Mô tả mẫu vật: Mẫu vật thu thập được mô tảchi tiết về các đặc điểm: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt,… (nếu có), đặc biệt một số đặc điểm sẽ bị mất đi sau khi khô như: mùi vị, màu sắc, nhựa mủ,… Việc mô tả mẫu vật có vai trò hết sức quan trọng, có thể giúp nhận diện chính xác mẫu vật nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên

Kiến thức về cây thuốc được hình thành bởi sự đa dạng về sinh thái cùng với sự khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng các dân tộc. Những kiến thức trong việc sử dụng cây cỏ khác nhau trong từng dân tộc và giữa các dân tộc với nhau tạo ra sự phong phú. Việc tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức sử dụng cây thuốc truyền thống để cung cấp cơ sở dữ liệu cho khoa học mang lại ý nghĩa lớn.

  • Tri thức sử dụng cây thuốc rất đa dạng, cùng một loài có nhiều cách sử dụng khác nhau.
  • Tri thức sử dụng cây thuốc thường xuyên có sự bổ sung thông qua những kinh nghiệm từ thực tiễn chữa bệnh, cũng như từ những thất bại trong quá trình sử dụng cây cỏ làm thuốc.
  • Tri thức sử dụng gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng và tập tục của từng dân tộc và từng địa phương.
  • Và tri thức sử dụng cây thuốc có sự khác biệt về chất lượng và số lượng giữa các thành viên khác nhau trong cùng cộng đồng dân tộc. Sự khác biệt này phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm, khả năng đi lại và mức độ kiểm soát nguồn tài nguyên.

Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc

Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Đồng thời, việc nghiên cứu các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên được trình bày trong Bảng 1 và Hình 1.

Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc 1

Nhận xét:

Kết quả thống kê về tần số sử dụng các bộ phận của cây để chữa bệnh cho thấy, thân và lá là hai bộ phận được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác như hoa, quả, hạt, rễ, vỏ và nhựa. Tỉ lệ sử dụng thân và lá thường chiếm từ 26,30% đến 54,70% trong tổng số các bộ phận được sử dụng và có một sự khác biệt rất rõ rệt so với tỉ lệ sử dụng của các bộ phận khác như hoa, quả, hạt chỉ chiếm từ 0,30% đến 6,30%.

Kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu về bộ phận thuốc của dân tộc Cơ Tu tại vùng đệm VQG Bạch Mã [5] hay trong nghiên cứu về bộ phận làm thuốc theo kinh nghiệm của cộng đồng người Dao ở VQG Tam Đảo [6].

  • Nhiều nghiên cứu được tiến hành ở khắp nơi trên thế giới cũng cho thấy, lá được sử dụng nhiều hơn các phần khác của cây [7-13]. Việc sử dụng lá làm thuốc giúp làm giảm mức độ của mối đe dọa đối với các loài thực vật làm thuốc hay giúp cho việc thu hoạch bền vững cây thuốc.

Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc 2

Một thực tế cho thấy, mỗi cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu có một lịch sử truyền thống lâu đời về việc sử dụng cây cỏ làm thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh. Trong chiều dài lịch sử của mình, họ đã phát triển những phương pháp hiệu quả trong việc xác định, thu hái, sử dụng, duy trì và bảo tồn các cây thuốc cũng như giữ gìn môi trường sống của nó để có thể sử dụng một cách bền vững.

Đây thực sự là mối quan hệ hài hòa giữa con người với môi trường sống mà mỗi dân tộc đã duy trì qua hàng ngàn đời. Cũng chính từ thực tế đó đã giải thích cho sự khác biệt về tần số sử dụng giữa các bộ phận của cây. Việc sử dụng lá và thân, cành rõ ràng có thể đảm bảo cho sự tái sinh nhanh chóng mà không đe dọa đến sự sống của cây, mặt khác những bộ phận này có thể thu hái quanh năm trong khi hoa, quả, hạt thì phải thu hái theo mùa và đôi khi cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và duy trì nòi giống. Đặc biệt, việc dùng rễ và cả cây có thể làm mất đi nguồn nguyên liệu trong những lần thu hái tiếp theo.

Trong quá trình điều tra, cũng nhận thấy rằng, những bài thuốc sử dụng rễ và cả cây thường áp dụng đối với thực vật dạng thân thảo hoặc có khả năng tái sinh cao, có mật độ phân bố lớn như: Hương phụ (Cyperus rotundus), Sắn dây (Pueraria montana var. chinensis), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Rau má (Centella
asiatica),…

Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc 3

Rau má (Centella asiatica)

Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, do những biến đổi về mặt xã hội, cuộc sống hiện đại cũng nhanh chóng xâm nhập vào đời sống thôn bản, sự giao thoa văn hóa và đặc biệt là các hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ và dần thay thế cuộc sống tự cung tự cấp trước đó. Cùng với đó, sự khai thác nguồn thực vật làm thuốc không chỉ dừng lại ở việc điều trị cho những người dân địa phương mà nó có thể được khai thác ở mức độ lớn hơn để phục vụ cho mục đích thương mại.

  • Nếu trước đây lá và cành thường được sử dụng để chữa bệnh thì hiện mức độ thu hái quá mức và mất kiểm soát đã dẫn tới việc tận thu cả cây đang diễn ra ngày một nghiêm trọng.
  • Đặc biệt, việc sử dụng rễ và thân ngầm làm thuốc đối với những loài thuộc diện cần bảo tồn như: Trọng lâu hải nam (Paris hainanensis), Phá lủa (Tacca subflabellata), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora),… đang là vấn đề đáng báo động.
  • Điều này sẽ đe dọa đến sự tồn tại của các loài cây thuốc đồng thời tạo ra một thách thức lớn đối với việc duy trì bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật bản địa.

==> Cần tìm ra những biện pháp bảo vệ những cá thể còn lại trong tự nhiên; kết hợp với việc nhân giống, gây trồng với số lượng lớn để có thể giảm nguy cơ biến mất của loài trong tự nhiên.

Kinh nghiệm về bài thuốc chữa bệnh

Cây thuốc có những đóng góp quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của cộng đồng địa phương. Những dữ liệu về thực vật học dân tộc thu thập được là nguồn quý giá cho việc phát triển các loại thuốc mới trong tương lai. Mục đích của các nghiên cứu về bảo tồn cây thuốc dân tộc không chỉ hướng tới việc bảo tồn
nguồn gen cây thuốc mà còn bảo tồn, phát huy kinh nghiệm, tri thức của các dân tộc trong việc sử dụng và phát triển thuốc.

Trong những năm qua đã tiến hành thu thập, tư liệu hóa và nghiên cứu các bài thuốc theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao của tỉnh Thái Nguyên. Trong các cuộc điều tra, số lượng bài thuốc được các thầy thuốc và người dân cung cấp khá lớn, tuy nhiên trong nghiên cứu này đã
thống kê được 180 bài thuốc nhiều người tin dùng và thừa nhận hiệu quả chữa bệnh. Việc đánh giá tính xác thực, hiệu quả điều trị của các bài thuốc dân tộc cần có các nghiên cứu khoa học thực nghiệm.

Trong nghiên cứu này đã tiến hành tư liệu hóa các bài thuốc bằng cách xác định tên khoa học của các cây thuốc có trong bài thuốc của từng dân tộc, kết quả thu được (Bảng 2).

Kinh nghiệm về bài thuốc chữa bệnh 1

Nhận xét:

Nhìn chung, trong số các bài thuốc thu thập trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành xác định được trên 70% tên khoa học của các loài cây thuốc. Việc xác định tên khoa học của các loài cây thuốc trong bài thuốc sẽ góp phần cung cấp những tư liệu khoa học tin cậy cho việc sử dụng bài thuốc.

Qua nghiên cứu và thu thập kinh nghiệm chữa bệnh cùng các bài thuốc của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao thống kê ở Bảng 3, nhận thấy sự đa dạng trong phương pháp chữa bệnh cũng như những nhóm bệnh được chữa trị ở mỗi dân tộc.

  • Những bài thuốc được lưu truyền, sử dụng chữa trị các bệnh mắc phải trong cộng đồng bao gồm từ những bệnh đơn giản như lở ngứa ngoài da cho tới những bệnh phức tạp nguy hiểm như gan, thận và u bướu.
  • Một thực tế rất phổ biến là những nhóm bệnh thường mắc phải và ít nghiêm trọng thì thường có nhiều người biết cách tự chữa trị, đồng thời có sự đa dạng về cách chữa hay nói cách khác là có nhiều loài thực vật khác nhau được dùng để điều trị cùng một bệnh.

Kinh nghiệm về bài thuốc chữa bệnh 2

Nhận xét:

Kết quả thu được trong quá trình điều tra đã chỉ ra rằng, hầu hết các thầy lang của cả 5 dân tộc được nghiên cứu đều có những bài thuốc điều trị các nhóm bệnh nêu trên, đồng thời số lượng bài thuốc để điều trị các bệnh trong nhóm bệnh này chiếm tới từ 30 – 65% trong tổng số những bài thuốc được đồng bào các dân tộc
dùng để điều trị các loại bệnh khác nhau.

  • Như bệnh về đường tiêu hóa bao gồm nhiều bệnh khác nhau như nhiễm khuẩn đường ruột, táo bón, tiêu chảy,… là nhóm bệnh thường gặp hàng đầu trong các loại bệnh mắc phải ở mọi người dân Việt Nam, xuất phát từ thực tế đó nên nhóm bệnh này được quan tâm nhiều nhất đồng thời có nhiều cách chữa trị khác nhau dựa trên vốn hiểu biết khác nhau giữa các dân tộc cũng như giữa các gia đình trong cùng một cộng đồng dân tộc.
  • Điều này cũng gặp tương tự đối với nhóm bệnh về xương khớp và bệnh ngoài da, đây là những nhóm bệnh rất thường gặp có thể xuất phát từ tập quán làm nông nghiệp, nương rẫy, điều kiện vệ sinh cá nhân cũng như đặc điểm khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm của Việt Nam.

Việc mỗi thầy lang được nhiều người biết đến nhờ khả năng chữa khỏi một loại bệnh nhất định cũng là một đặc điểm điển hình của y học cổ truyền nói chung và y học bản địa của đồng bào các dân tộc nói riêng. Nét riêng biệt của mỗi ông lang, bà mế trong cách điều trị bệnh bằng cây cỏ có thể xuất phát từ những hiểu biết
khác nhau giữa các nhóm dân tộc và xa hơn nữa là những kinh nghiệm cá nhân được truyền lại qua các thế hệ của mỗi gia đình làm nghề thuốc.

Điển hình như việc dùng những cây cỏ để tắm cho phụ nữ sau sinh được nhiều dân tộc biết và sử dụng, tuy nhiên những bài thuốc tắm có hiệu quả phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi sinh và nổi tiếng nhất là những bài thuốc tắm của người Dao. Đây là những kinh nghiệm rất quý báu cần được bảo vệ, gìn giữ để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân. Ngày nay, cây thuốc và các kiến thức liên quan đến cây thuốc đang bị đe dọa do nạn phá rừng, suy thoái môi trường và giao thoa văn hóa. Trước thực trạng đó, các nghiên cứu về thực vật học dân tộc và các biện pháp bảo tồn cần được quan tâm.

Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên

Tiến hành phỏng vấn, tư liệu hóa các số liệu liên quan đến vấn đề truyền thụ kiến thức trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên. Tiến hành phỏng vấn 46 thầy thuốc trong từng cộng đồng dân tộc về các bài thuốc sử dụng chữa bệnh trong cộng đồng.

Tại khu vực nghiên cứu, kết quả cho thấy, hầu hết nam giới biết về cây thuốc nhiều hơn nữ giới vì nhiều dân tộc nam giới được ưu tiên với việc chuyển giao kiến thức về cây thuốc. Nhiều nghiên cứu của các tác giả về thực vật dân tộc học cũng chỉ ra rằng, giới tính và tuổi tác ảnh hưởng đáng kể kiến thức của người dân về y
học cổ truyền [14, 15].

Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên 1

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4 cho thấy, người làm nghề thầy lang chủ yếu là nam giới và thuộc nhóm tuổi từ 50 – 70 tuổi. Về giới tính của những thầy lang nhìn chung ở hầu hết các dân tộc (4/5 dân tộc) được điều tra thì nam giới thường chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nữ giới, điều này có thể được giải thích bởi theo phong tục phổ biến ở các dân tộc đó là nam giới thường là chủ gia đình và có dân tộc chỉ truyền nghề thuốc cho nam giới. Đồng thời, việc đi rừng tìm kiếm cây thuốc thường gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nên nam giới phù hợp hơn nữ giới. Tuy nhiên, riêng đối với người Sán Chay thì những người làm nghề thuốc và biết thuốc hầu hết lại là nữ giới, điều này cũng có thể coi là một nét đặc sắc về văn hóa bản địa của người Sán Chay trong việc chăm sóc sức khỏe.

  • Về độ tuổi, từ 50 – 75 là độ tuổi mà con người thường tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, trong đó có việc thu lượm những kiến thức thực tế từ những người xung quanh hoặc từ sự truyền đạt những bí quyết của những người cao tuổi trong gia đình, dòng họ liên quan tới việc chữa trị các bệnh. Chính vì vậy, điều này lý giải về một tỷ lệ lớn các thầy lang nằm trong độ tuổi từ 50 – 75 so với các nhóm có độ tuổi trẻ hơn. Thêm vào đó, người ở độ tuổi từ 25 – 50 là những lao động chính trong gia đình, do vậy họ thường chú tâm vào các hoạt động sản xuất chính như làm nương rẫy, chăn nuôi để đảm bảo cuộc sống hàng ngày của cả gia đình.
  • Những người trẻ tuổi dưới 25 tuổi gần như không tham gia vào việc thu thập cây thuốc. Điều này có thể được lý giải dưới 25 là độ tuổi đang đi học, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vốn sống và những kiến thức bản địa của cha ông truyền lại. Theo kết quả phỏng vấn 46 thầy thuốc ở các địa điểm nghiên cứu, hầu hết các kiến thức về cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên đều được truyền miệng qua các thế hệ. Đây cũng là hình thức chuyển giao tri thức truyền thống ở châu Phi [16], mặc dù hình thức chuyển giao này không thể đảm bảo tính liên tục qua nhiều thế hệ một cách đầy đủ nhất.

Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra rằng, hầu hết việc chuyển giao kinh nghiệm chữa bệnh chỉ được truyền lại cho con cháu trong gia đình hoặc thậm chí chỉ có những nam giới mới được truyền đạt, đây cũng chính là một lý do dẫn đến sự gián đoạn, mai một của nguồn tri thức bản địa. Điều này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu về thực vật làm thuốc tại Wonago, Ethiopia [17]. Vì vậy, để giữ gìn các giá trị truyền thống về y học dược thảo thì việc hệ thống hóa lại kiến thức thực vật và chuyển giao kiến thức để đảm bảo tính liên tục trong cộng đồng là rất cần thiết.

Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc

Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên và phòng chống bệnh tật, mỗi cộng đồng dân tộc đều thể hiện sự sáng tạo của riêng mình. Mỗi dân tộc đã tìm ra những phương thức ứng xử khác nhau để vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên, trong đó có việc sử dụng nguồn tài nguyên cây cỏ có sẵn trong tự nhiên để chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng là tập quán lâu đời của các dân tộc cư trú tại tỉnh Thái Nguyên.

Kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc đã được tích lũy từ đời này qua đời khác, được lưu truyền trong các gia đình và cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên, những tri thức này chỉ được truyền trong phạm vi từng cộng đồng, cùng với đặc trưng truyền miệng từ đời này sang đời khác do vậy có nguy cơ mai một cao, cần có những biện pháp thu thập nguồn tri thức quý giá này để phổ biến cho cộng đồng, phục vụ công tác chữa bệnh. Mặc dù, ngôn ngữ của các dân tộc thuộc nhiều nhóm khác nhau; dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay thuộc nhóm Tày – Thái; dân tộc Sán Dìu thuộc nhóm Hán; dân tộc Dao thuộc nhóm Mông – Dao; song do các dân tộc sống xen kẽ với nhau nên có sự ảnh hưởng giao thoa nhất định về mặt ngôn ngữ cũng như tri thức bản địa trong việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh.

Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc 1

Nhiều cây thuốc được gọi tên dựa trên kinh nghiệm của một dân tộc nào đó.

  • Cây Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas) theo tên gọi của người Tày là “Mã liên an”, tên gọi được xuất phát từ tích truyện về một vị tướng, cưỡi ngựa qua rừng, chẳng may bị cảm sốt, thập tử nhất sinh; một ông lang miền ngược lấy lá và củ của một cây trong rừng chữa khỏi bệnh; cảm ơn công cứu mạng, vị tướng đã biếu ông lang cả ngựa lẫn yên. Từ đó, cây thuốc này được gọi là “mã liên an” (nghĩa là “cả ngựa lẫn yên”), đọc theo âm địa phương thành “mã lìn ón” và cái tên này đã được các dân tộc khác gọi theo.
  • Cây Xuân hoa vòm (Pseuderanthemum palatiferum) theo tên gọi của người Tày là cây Tu lình (có nghĩa là cây “con khỉ”), xuất xứ của cây “con khỉ” là vì đã chữa khỏi bệnh thủng ruột khi khỉ ăn lá cây này và từ đó các dân tộc khác đều gọi tên như vậy.
  • Một số cây thuốc được các dân tộc cùng gọi một tên dựa vào các đặc điểm hình thái của cây như: cây Tắc kè đá (Drynaria bonii) có thân rễ giống con tắc kè, mọc bám vào vách đá, hốc đá hay thân cây to ở chỗ ẩm mát vùng rừng núi.
  • Cây Cù đèn đà nẵng (Croton tonkinensis) được gọi là cây Khổ sâm, “khổ sâm” có nghĩa là “sâm đắng” (khổ là đắng), lá có vị rất đắng.
  • Hoặc cây Ba chạc (Euodia lepta) được đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên gọi là cây Xẻ ba, do đặc điểm của lá cây có 3 lá chét,…

Ngoài việc giao thoa trong cách gọi tên của các cây thuốc giữa các dân tộc còn có sự giao thoa trong cách sử dụng chữa bệnh. Qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy có nhiều loài cây thuốc được các cộng đồng dân tộc khác nhau nhưng đều dùng để chữa trị cùng một nhóm bệnh.

  • Nhóm bệnh liên quan đến xương khớp có 2 loài được cả 5 dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên cùng sử dụng là: Dây đau xương (Tinospora sinensis) và Thiên niên kiện (Homalomena occulta).
  • Các loài cây thuốc cùng được cả 5 dân tộc dùng để chữa bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận như: Cỏ tranh (Imperata cylindrica); Mía dò (Costus speciosus); Cối xay (Abutilon indicum),…
  • Hay những cây thuốc được cộng đồng các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh gan như: Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria), Dâu tằm (Morus alba), Nhân trần (Adenosma caeruleum), Dứa dại bắc bộ (Pandanus tonkinensis).
  • Và những cây thuốc cùng sử dụng chữa bệnh dạ dày như: Săng xê (Sanchezia nobilis), Lá khôi (Ardisia gigantifolia), Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica).

Những kiến thức truyền thống về cây thuốc và kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng cây thuốc không những góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa và đa dạng sinh học mà còn mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng những kiến thức bản địa về cây cỏ
làm thuốc của cộng đồng các dân tộc sẽ mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

Kết luận

Việc nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra:

  1. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của các dân tộc thiểu số bao gồm: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa; trong đó, tỉ lệ sử dụng thân và lá là cao nhất, chiếm từ 26,30% đến 54,70%.
  2. Trong số 745 loài cây thuốc và 180 bài thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm độc đáo của các cộng đồng ở tỉnh Thái Nguyên: dân tộc Tày sử dụng 323 loài và 57 bài thuốc, dân tộc Nùng sử dụng 111 loài và 21 bài thuốc, dân tộc Sán Dìu sử dụng 128 loài và 6 bài thuốc, dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chí) sử dụng 312 loài và 53 bài thuốc, dân tộc Dao sử dụng 297 loài và 43 bài thuốc.
  3. Tiến hành phỏng vấn, tư liệu hóa các số liệu liên quan đến vấn đề truyền thụ kiến thức trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên, kết quả đã chỉ ra người làm nghề thầy lang chủ yếu là nam giới và thuộc nhóm tuổi từ 50 – 70 tuổi.
  4. Các dân tộc cùng sinh sống có sự giao thoa về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong việc cùng chữa trị một nhóm bệnh, cùng có cách gọi tên nhận biết cây thuốc.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tri-thuc-va-kinh-nghiem-su-dung-cay-thuoc-cua-cac-dan-toc-thieu-so-o-tinh-thai-nguyen.html/feed 0
Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei(Fortune) Pynaert) ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-sinh-hoc-sinh-thai-cua-loai-hoang-lien-o-ro-la-day-mahonia-bealeifortune-pynaert-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-sinh-hoc-sinh-thai-cua-loai-hoang-lien-o-ro-la-day-mahonia-bealeifortune-pynaert-o-viet-nam.html#respond Tue, 13 Apr 2021 03:21:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54495 Bùi Văn Hướng, Ngô Đức Phương, Nguyễn Trung Thành,
Trần Văn Tú, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Thị Vân Anh, Bùi Văn Thanh

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,Tập 33, Số 2(2017) 51-57

Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) (Berberidaceae) là một loài cây thuốc có giá trị cao, loài được ghi nhận có phân bố tự nhiên tại huyện Sa Pa, Bát Xát tỉnh Lào Cai và huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Loài này đang bị khai thác mạnh và bị đe dọa nghiêm trọng trong tự nhiên, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, năm 2007 ở mức EN.

Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi, có chiều cao từ 0,5 – 2(-4)m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, kích thước lá 25 -40 x 8 – 13cm, 8-14cặp lá chét, mép lá chét thường có răng cưa nhọn; Cụm hoa mọc thẳng đứng với 3 – 15 chùm, dài 7 -26cm. Quả mọng, hình dục 1,1 -1,4 x 0,8 – 1,0cm,mỗi quả mang 1 -2 hạt; hạt kích thước 0,6 -0,8 x 0,4 -0,5cm.

Cây tái sinh chủ yếu từ hạt; mật độ cây trưởng thành (từ 0,5m trở lên) trong khoảng 418-512 cá thể/ha tại khu vực nghiên cứu. Thời gian ra chồi mới, lá nontập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, chiều cao tăng trưởng 11,73cm/ năm.


Đặt vấn đề

Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) thuộc họ Hoàng liên ô rô (Berberidaceae) đây là loài được sử dụng để làm dược liệu do có hàm lượng Berberin cao và được buôn bán ở nhiều nơi với tên gọi cây Mật gấu. Chi Mahonia Nutt. gồm các đại diện là cây bụi hay gỗ nhỏ, phân bố ở vùng ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nê Pan, Ấn Độ và một số nước khác ở vùng Trung Á. Ở Việt Nam, chi Mahonia có 3 loài gồm Mahonia bealei, M. japonica M. nepalensis.

Đặt vấn đề 1

Loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei) được coi là bị đe dọa ở mức độ cao nhất so với các loài khác cùng chi do số lượng cá thể trong tự nhiên còn quá ít bởi tình trạng khai thác mạnh. Vì vậy, nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái của cây thuốc quý này sẽ góp phần bảo tồn và phát triển chúng trong tương lai.

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu là loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert).
  • Phạm vi nghiên cứu là loài Hoàng liên ô rô lá dày phân bố tại huyện Bát Xát và huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu nghiên cứu về phân bố, sinh học, sinh thái và tri thức sử dụng của người dân bản địa có liên quan đến cây Hoàng liên ô rô lá dày.

Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn người dân địa phương kết hợp với điều tra theo tuyến để xác định các khu vực có thể có loài Hoàng liên ô rô lá dày phân bố; thu thập thông tin từ những người thường xuyên khai thác để bán cũng như thông tin từ chính quyền địa phương để đánh giá mức độ khai thác từ trước đến nay.

Phương pháp nghiên cứu sinh học: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu Thực vật học của Nguyễn Nghĩa Thìn; các phương pháp nghiên cứu Thực vật dân tộc học, cây thuốc của Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Thượng Dong và cs., Gary J. Marti …

Phương pháp nghiên cứu sinh thái: Xác định một số yếu tố sinh thái -môi trường như độ ẩm, cường độ ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, nhiệt độ trung bình ngày, trung bình năm,… kết hợp giữa đo trực tiếp và thu thập các số liệu khí tượng thủy văn tại địa phương; Xác định các loài thực vật chủ yếu cùng sinh sống với loài Hoàng liên ô rô lá dày.

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel làm cơ sở để phân tích và đánh giá kết quả.

Kết quả nghiên cứu

Đặc điểm hình thái loài Hoàng liên ô rô lá dày

Qua kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học ta thấy:

Dạng thân:

Hoàng liên Ô rô lá dày là cây bụi, cao 0,5 – 2(-4)m.

Lá:

  • Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mặt trên màu lục xám nhẹ, mặt dưới đôi khi có màu xanh lục hơi vàng nhạt, thuôn dài, kích thước 25 -40 x 8 -13 cm, với 8 -14 cặp lá chét.
  • Lá chét thường dày, cứng, cặp lá chét dưới cùng hình trứng có kích thước 1 -3 x 1 -2cm, có 1 -2 răng ở mỗi bên mép lá. Các lá chét phía trên có dạng hình trứng hay hình thuôn có kích thước 3 -6 x 2 -4cm, mép có 2 -6 răng mỗi bên, gốc lá chét hình tròn, xiên, đôi khi có dạng hình tim, đầu lá chét nhọn; lá chét tận cùng lớn hơn, kích thước 4 -9 x 3 -4,5cm, cuống dài 1 -6cm.

Cụm hoa:

  • Cụm hoa mọc thẳng đứng với 3 -15 chùm, dài 7 -26cm.
  • Lá bắc ở gốc cụm hoa hình trứng đến hình mác, kích thước 1,5 -4 x 0,7 -1,2cm.
  • Cuống hoa dài 4 -6mm; lá bắc hình trứng rộng hay hình mác dạng trứng, kích thước 3 -5 x 2 -3mm, đầu tù.
  • Đài hoa màu vàng, xếp thành 3 vòng; các lá đài phía ngoài hình trứng, kích thước 2,3 -2,5 x 1,5 -2,5mm; các lá đài ở giữa hình elip, kích thước 5 -6 x 3,5 -4mm; các lá đài phía trong cùng hình elip thuôn, kích thước 6,5 -7 x 4 -4,5mm.
  • Cánh hoa hình elip dạng trứng ngược, kích thước 6 -7 x 3 -4mm, gốc có các tuyến rõ ràng, đầu hơi có răng cưa, với các thùy tròn. Nhị hoa có kích thước 3,2 -4,5mm; bao phấn dính nhau 1,1 -1,3mm, tròn hay cụt (bằng).
  • Bầu thuôn hình trứng, dài 3,2mm; noãn 3 -4; vòi nhụy ngắn.

Quả:

  • Mỗi thân cây mang 5 – 7 chùm quả, mỗi chùm quả mang từ 22 -50 quả, tập trung nhiều nhất là khoảng 30 – 35 quả/chùm.
  • Quả mọng, hình bầu dục, kích thước khoảng 1,1 -1,4 x 0,8 – 1,0cm; chín có màu tím đậm, bề mặt phủ phấn trắng. Vòi nhụy gần như không tồn tại.
  • Mỗi quả mang 1 -2 hạt, kích thước 0,6 -0,8 x 0,4 -0,5cm; trong đó số quả mang 2 hạt chiếm khoảng 70%; khối lượng 100 hạt là 5,28g (độ ẩm 44,67%) .

Qua quá trình theo dõi và đo đếm ở thời điểm quả già và chín cho thấy quá trình chín của quả kéo dài, rải rác từ tháng 4 đến tháng 6.

Đặc điểm hình thái loài Hoàng liên ô rô lá dày 1

Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh và mật độ của Hoàng liên ô rô lá dày

Trong thời kỳ cuối của giai đoạn quả chín bắt đầu xuất hiện các chồi non, chồi non của Hoàng liên ô rô lá dày thường mọc tập trung ở ngọn, được bao bởi các bao chồi màu xanh vàng, mép hơi đỏ, và thường chỉ có 1 chồi.

Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh và mật độ của Hoàng liên ô rô lá dày 1

Thời điểm ra chồi mới, ra lá non và lá trưởng thành tập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Vào đầu mùa sinh sản (khoảng tháng 1-2 dương lịch), một số đỉnh sinh trưởng xuất hiện các chồi hoa nhưng không có thêm các lá mới và không tăng trưởng chiều cao; những đỉnh sinh trưởng không ra hoa thì giữ nguyên. Cây sinh trưởng chậm nên chiều cao trung bình của cây trong 1 năm chỉ đạt trung bình 11,73 ± 4,19cm (biến động từ 8 -15cm) .

Trong tự nhiên, Hoàng liên ô rô lá dày tái sinh chủ yếu từ hạt. Cây ra hoa,quả nhiều, mật độ cây con (cây có chiều cao dưới 0,5m và cây chỉ có lá mầm) lớn. Trong thử nghiệm sơ bộ về khả năng nảy mầm của hạt khi gieo trực tiếp vào đất, chúng tôi thấy tỷ lệ nảy mầm đạt tới 82%.(A) Sự hình thành chồi mới. (B) Cây tái sinh ngoài tự nhiên.

Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh và mật độ của Hoàng liên ô rô lá dày 2

Mật độ loài được xác định tại hai khu vực phân bố ở huyện Bát Xát và Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Kết quả đánh giá 22 OTC kích thước 20×20 m và 25 OTC kích thước 10×10 m đối với cây trưởng thành, cây có chiều cao từ 0,5 m trở lên và 30 OTC kích thước 5×5 m đối với cây dưới 0,5 m (chỉ tính cây có lá thật) được thể hiện trong bảng 2.

Mật độ loài được xác định tại hai khu vực phân bố ở huyện Bát Xát và Sa Pa, tỉnh Lào Cai 1

Nhận xét:

Mật độ cây tái sinh và cây thấp dưới 0,5 m là rất lớn, tới trên 21.493,33 cá thể/ha nhưng số cá thể trưởng thành hoặc có chiều cao trên 0,5m chỉ có 418-512 cá thể/ha.

Thực tế cho thấy, hạt của loài Hoàng liên ô rô lá dày có tỷ lệ nảy mầm cao, lượng hạt lớn nên khi gặp điều kiện thuận lợi có thể nảy mầm và hình thành cây con rất nhiều; tuy nhiên tại các khu vực phân bố loài này có điều kiện thời tiết biến động lớn về cường độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… do đó sau một thời gian nhất định, phần lớn cây tái sinh sẽ bị khô và chết; Một nguyên nhân khác là do cây tái sinh dễ bị tác động từ các loài động vật, côn trùng, cạnh tranh ánh sáng hoặc các yếu tố vật lý khác, do đó chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ cây sinh trưởng và trưởng thành được.

Đặc điểm sinh thái loài Hoàng liên ô rô lá dày

Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và sự phân bố của Hoàng liên ô rô lá dày. Qua điều tra, nghiên cứu mới chỉ phát hiện loài Hoàng liên ô rô lá dày có phân bố tại huyện Bát Xát và huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Một số nơi thuộc tỉnh Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ) trước đây đã được ghi nhận có mặt loài này nhưng đến nay chưa tìm lại được. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định loài Hoàng liên ô rô lá dày không còn tồn tại trong tự nhiên tại Hà Giang.

Cây thường mọc dưới tán rừng thưa và vách núi đá vôi, trảng cây bụi hoặc khe suối cạn ven núi đá; đây là những nơi đất có lượng mùn ít, nghèo dinh dưỡng, độ cao từ 1.800 – 2.500m. Những nơi này thường có độ ẩm, nhiệt độ và cường độ ánh sáng biến thiên mạnh.

  • Nhiệt độ trung bình năm là 15 -16oC, vào mùa Đông, hầu như năm nào ở điểm phân bố tại huyện Bát Xát (có độ cao 2.200 -2.500m) cũng có băng tuyết; vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 30 -32oC. Vào mùa mưa ẩm, ở cả hai điểm phân bố, độ ẩm rất cao, thậm chí có thể bão hòa (100%).
  • Về cường độ ánh sáng cũng có sự biến thiên rất lớn, Cường độ ánh sáng biến thiên mạnh từ 0,26 X103lx vào ngày có mù dày đặc và lên đến 112,9 X 103lx khi trời nắng gắt, không có mây (số liệu đo trong khoảng thời gian từ 11h-13h).

Đặc điểm sinh thái loài Hoàng liên ô rô lá dày 1
Mối quan hệ giữa các loài thực vật với loài Hoàng liên Ô rô lá dày

Tại các địa điểm nghiên cứu quan sát, Hoàng liên Ô rô lá dày thường hiện diện ở các khu rừng có thành phần quần xã thực vật tương đối đơn giản.

Các loài phân bố thường là các loài điển hình, đặc trưng cho các vùng đỉnh núi đá vôi phía Bắc. Tầng cây gỗ gồm các loài như: Tống quán sủ (Alnus nepalensis), Chân chim (Schefflera sp.), Chẹo (Engelhardia sp.),… Tầng cây bụi gồm các loài chính như: Ngũ sắc, Đùm đũm,… có chiều cao trung bình từ 1 -2m. Tầng thảm tươi chủ yếu là các loài: Cỏ lào tím, Cỏ lá tre, Rau răm… có phân bố thưa.

Kết luận

  1. Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi, có chiều cao từ 0,5 -2(-4)m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, kích thước lá 25 -40 x 8 -13cm, 8-14 cặp lá chét, mép lá chét thường có răng cưa nhọn; Cụm hoa mọc thẳng đứng với 3 -15 chùm, dài 7 -26cm. Quả mọng, hình dục 1,1 -1,4 x 0,8 –1,0cm, mỗi quả mang 1 -2 hạt; hạt kích thước 0,6 -0,8 x 0,4 -0,5cm;khối lượng 100 hạt khối lượng 100 hạt là 5,28g (độ ẩm 44,67%).
  2. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt; mật độ cây trưởng thành (từ 0,5m trở lên) trong khoảng 418-512 cá thể/ha tại khu vực nghiên cứu. Thời gian ra chồi mới, lá non và lá trưởng thành tập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Mỗi lần sinh trưởng của cây chỉ đạt chiều cao 11,73 ± 4,19cm.
  3. Hoàng liên ô rô lá dày thường mọc dưới tán rừng thưa hay các trảng cây bụi trên núi đá vôi nơi đất có lượng mùn ít, nghèo dinh dưỡng, độ cao từ 1.800- 2.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 15 -16oC, độ ẩm không khí trên 80%, lượng mưa 1.800 -2.800mm/năm.
  4. Thành phần loài thực vật nơi Hoàng liên ô rô lá dày phân bố tương đối đơn giản, loài cây này mọc chủ yếu với những cây bụi vàng thảm tươi, tầng cây gỗ chiếm tỷ lệ rất thấp.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-sinh-hoc-sinh-thai-cua-loai-hoang-lien-o-ro-la-day-mahonia-bealeifortune-pynaert-o-viet-nam.html/feed 0
Ông tiến sĩ mê cỏ cây – Võ Văn Chi https://tracuuduoclieu.vn/ong-tien-si-me-co-cay-vo-van-chi.html https://tracuuduoclieu.vn/ong-tien-si-me-co-cay-vo-van-chi.html#respond Thu, 01 Apr 2021 07:47:52 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54735 Giới khoa học gọi ông là “pho từ điển sống của thực vật Việt Nam”. Ở tuổi 83, tiến sĩ Võ Văn Chi vẫn miệt mài với các công trình khoa học. Ông giải thích dung dị: “Làm khoa học luôn phải vì lợi ích của nhân dân, của đất nước”. Và cuộc đời tận tâm lặn lội khắp vùng miền đất nước để tìm cây, lập danh mục thực vật của ông là một minh chứng sống động.

Ông tiến sĩ mê cỏ cây - Võ Văn Chi 1

Tiến sỹ khoa học Võ Văn Chi

Trong thời gian nghiên cứu khoa học, nhiều loại cây có công dụng chữa bệnh từ lâu là bí quyết của đồng bào thiểu số đã được ông phổ biến đại trà đến tất cả người dân. Đồng bào dân tộc có bí mật riêng trong từng loại thuốc, họ tự chữa trị cho nhau và phải tuân thủ luật lệ là không có sự đồng ý của trưởng bản thì không ai được phép tiết lộ. Trong khi đó, mỗi toa thuốc Tây y dù ít tiền cũng là một khó khăn lớn với người nghèo. Nếu biết tận dụng cây cỏ xung quanh thì gánh nặng chi phí này sẽ giảm thiểu.

  • Từ đầu những năm 1960, ông đã len lỏi khắp các thôn bản vùng cao phía Bắc tìm cây thuốc.
  • Có lần một thanh niên đi xe đạp ở tỉnh Hòa Bình bị ngã vào sớ đá tét chân, máu chảy đầm đìa. Một già làng người Mán đã chạy đi hái lá cây, giã nát rồi đắp vào. Ngay lập tức, vết thương cầm máu và người thanh niên đã có thể ngồi dậy uống rượu cùng với ông già nọ hai ngày sau vết thương đã kéo da non. Biết chuyện, Võ Văn Chi tìm tới xin được biết bài thuốc nhưng ông già làng nhất quyết không tiết lộ.
  • Không nản chí, ông tiếp tục tìm tới nhà vị già làng nhiều lần thăm hỏi, rồi đưa ra lý lẽ: một bài thuốc hay là phải phục vụ vì số đông vô vụ lợi.
  • Cuối cùng vị già làng cũng hiểu ra và chỉ cho ông đó là cây vông đỏ, một loại cây mọc khắp nơi ở Việt Nam.

TS. Võ Văn Chi thử nghiệm trên thỏ và thấy con thỏ bị cắt đứt động mạch nếu không dùng thuốc vông đỏ sẽ mất chín phút mới cầm máu, trong khi đó nếu có thuốc thì thời gian cầm máu chỉ là một phút. Từ kết quả đáng kinh ngạc trên, ông chế cây vông đỏ thành thuốc bột rồi cho lại những người thường xuyên đi rừng, cũng như giữ bên mình phòng khi bất trắc. Tác dụng của cây vông đỏ còn hiệu nghiệm ngay trên những người mắc chứng máu khó đông.

Tôi viết sách cho dân nước tôi – Võ Văn Chi

Phụ nữ vùng rẻo cao khi sinh nở thường được các bà mế cho tắm bằng những loại lá đặc biệt. Quan sát thau nước tắm, dần dần ông đã biết họ, tên của các loại cây này. Cứ thế, mỗi lần biết được tên hay công dụng của một loài cây ông đều tỉ mỉ ghi chép lại.

Bước chân ông rong ruổi từ Thái Nguyên, Cao Bằng, Nghệ An, Bình Định, rồi cả vùng núi Tịnh Biên (An Giang), Sóc Trăng… Nghe kinh nghiệm dân gian rồi, ông còn khảo cứu tài liệu tiếng Trung và những ngôn ngữ khác về chủng cây. Để có kiến thức chuyên sâu về thuốc, ông còn mời những danh y như giáo sư-tiến sĩ Đỗ Tất Lợi cùng đi.

Tôi viết sách cho dân nước tôi - Võ Văn Chi 1

Thời gian nối tiếp đi qua, 40 năm sau, tập tài liệu ấy cứ dày dần lên đủ để ông làm một cuốn sách 1.500 trang có tựa Từ điển cây thuốc Việt Nam. Cuốn sách tổng hợp 3.165 loài cây có tác dụng chữa bệnh nhanh chóng được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Nhiều nhà khoa học nước ngoài tìm đến ông và ngạc nhiên lẫn khâm phục khi biết đó là công trình ông tự làm và không được hỗ trợ kinh phí từ bất cứ nguồn nào. Ông giải thích: “Tôi viết sách cho dân nước tôi đọc”. Đến nay, bất kỳ ai có cuốn sách trong tay đều tìm được cho mình những bài thuốc từ cỏ cây xung quanh để chữa bệnh cho mình và người thân.

Những tác phẩm nổi tiếng của tiến sĩ Võ Văn Chi

Hiện nay tiến sĩ Võ Văn Chi đã có trên 70 công trình nghiên cứu khoa học và hơn 30 đầu sách có giá trị khoa học cao. Ông cũng từng là giảng viên của nhiều trường đại học lớn của cả nước. Tuy vậy, dù đã qua tuổi bát tuần ông vẫn học ngày học đêm. “Với tôi, học bao nhiêu thời gian cũng không đủ” – ông nói.

  • Đam mê học tập cháy bỏng từ thuở thiếu thời đến khi đã là một cụ già. Năm tuổi, ông được các cụ dạy chữ Hán. Thời gian học đại học, trong khi bạn bè còn chưa thức dậy thì ông đã ôm sách vở lên thư viện hay hội trường để học đến khi tối mịt mới về lại phòng.
  • Phần lớn sách vở, tài liệu thời những năm 1950 của thế kỷ trước là tiếng Latinh, Pháp, Anh hoặc Hán ngữ nên mỗi khi cần dịch ông lại chạy vạy khắp nơi để nhờ vả. Trong cái khó khăn ấy, ông phải tự mày mò học, học không ngừng nghỉ. Cuối cùng, Võ Văn Chi đã thành thạo nhiều ngôn ngữ như Latinh, Pháp, Anh, Hán…

Nhiều lần được mời đi tham quan vườn thuốc Đông y, ông phát hiện nhiều loài cây bị ghi sai tên. Ông đính chính cái sai nhưng không phải ai cũng biết để sửa chữa, thay đổi. Có thể đó cũng là một lý do thôi thúc ông viết sách để ít ra hoặc may ra có người đọc sách, xem ảnh minh họa mà còn biết chính xác cây thuốc mà dùng. Bởi lẽ dùng sai thuốc thì tác hại với người bệnh là vô cùng ghê gớm.

Cuốn sách: “Từ điển cây thuốc Việt Nam”

Cuốn sách:

Từ điển cây thuốc Việt Nam của giáo sư Võ Văn Chi là tác phẩm có giá trị cao không những ở mặt thực vật của các cây thuốc, mà còn có ý nghĩa về sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này ở nước ta. Tác phẩm là một kho tư liệu quí giá cho các nhà nghiên cứu về thực vật học, hóa học cây thuốc và những người làm về lĩnh vực Y Dược học cổ truyền.

Bộ sách được phân bố làm hai phần:

  • Phần thứ nhất – Phần Đại cương
  • Phần thứ hai – Cây thuốc mọc hoang và được trồng ở Việt Nam.

Ở phần này, Tác giả đã sắp xếp các cây thuốc theo vần A, B, C… Ở mỗi một cây thuốc đều có các hình vẽ chính xác để minh họa. Ngoài ra, sau mỗi một đến hai vần của các cây thuốc, lại có các ảnh mầu của các cây thuốc đó, giúp độc giả, có thể dễ dàng nhận biết các cây thuốc mà mình muốn tìm hiểu.

Những tác phẩm khác

  • Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam (1998)
  • Từ điển thực vật thông dụng (hai tập – 2003, 2004)
  • Cây cỏ có ích ở Việt Nam
  • Từ điển sinh học Nga – Việt
  • Từ điển sinh học Anh–Việt, Cây thuốc An Giang
  • Hệ cây thuốc Tây Nguyên…

Theo: www.phapluattp.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ong-tien-si-me-co-cay-vo-van-chi.html/feed 0
Cây thuốc nam chữa bệnh vẩy nến hiệu quả https://tracuuduoclieu.vn/cay-thuoc-nam-chua-benh-vay-nen-hieu-qua.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-thuoc-nam-chua-benh-vay-nen-hieu-qua.html#respond Wed, 09 Dec 2020 07:05:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48649 Vẩy nến là bệnh lý về da thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Tình trạng này xảy ra khi bề mặt da tồn tại quá nhiều tế bào chết và không đủ chỗ cho tế bào mới được sinh ra. Trong trường hợp nặng hơn, vẩy nên còn gây ra hiện tượng đau rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm nhiều người tự tin về thẩm mỹ làm da. 

Cây thuốc nam chữa bệnh vẩy nến hiệu quả 1

Hình ảnh người mắc bệnh vẩy nến

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Do rối loạn hệ miễn dịch

Đây là tình trạng rất hay gặp ở những bệnh nhân mắc chứng vẩy nến nguyên nhân chính gây nên là do chức năng tự miễn dịch của cơ thể. Nói một cách khác, thay vì các tế bào lympho T được sản sinh để chống lại vi khuẩn gây xâm hại vào cơ thể thì chúng lại quay đầu tấn công tế bào da.

Chính sự nhầm lẫn này đã khiến tế bào da hình thành một cách bất thường. Trong khi đó, tế bào da chết không thể đào thải kịp thời để nhường lại vị trí cho thành viên mới nên da hình thành vẩy bạc, viêm đỏ và ngứa.

Do yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ bị vẩy nến thì nguy cơ con mắc bệnh này là rất cao. Căn bệnh vẩy nến do di truyền thường khó khắc phục hơn

Do chất kích thích

Các loại chất kích thích, đặc biệt là rượu, bia khi sử dụng quá nhiều dễ gây kích ứng cơ thể hình thành vẩy nến. Hiện tượng cũng có thể xảy ra khi cơ thể dị ứng một số thành phần dược phẩm.

  • Bệnh vẩy nến tuy không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng rất dễ làm nguồi khác tự tu, mặc cảm.
  • Theo thống ke co gần 65% người mắc bệnh vẩy nến bị trầm cảm với mức độ nhẹ khác nhau. Điều trị bệnh vẩy nến thường mất nhiều thời gian và kiên trì.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số cây thuốc nam chữa bệnh vẩy nến hiệu quả:

Cây thổ phục linh

Cây thổ phục linh 1

Cây thổ phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng đào thải các chất cặn bã trong cơ thể và giúp giải độc ở ngũ tạng do đó có thể dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh như phong thấp, xương khớp, rôm sẩy, ung thũng, vẩy nến,…rất tốt.

Bạn có thể áp dụng bài thuốc chữa vẩy nến bằng cây thổ phục linh như sau:

  • Chuẩn bị: 100 gram rau cải trời và 80 gram thổ phục linh.
  • Bạn đem rau cải trời và thổ phục linh đi rửa sạch sau cho vào nồi sắc cùng 1 lít nước, cho đến khi cạn còn khoảng 300 ml đến 400 ml thì dùng được.
  • Chia ra làm 2 lần, uống trong ngày, không nên để thuốc qua đêm. Uống lúc còn nóng là tốt nhất.

Trị vẩy nến bằng thổ phục linh không những hiệu quả cao mà còn được nhiều người đánh giá cao độ lành tính, không gây ra tác dụng phụ.

Lưu ý: Không dùng thổ phục linh chữa bệnh vẩy nến cho người mắc bệnh hen suyễn. Hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Sâm đại hành

Sâm đại hành 1

Trong thuốc nam, thì sâm đại hành có vị ngọt nhạt, tính hơi ấm có thể chống viêm, kháng khuẩn, tiêu độc rất tốt. Chính vì những tác dụng này mà sâm đại hành được tin tưởng là có thể điều trị các bệnh như ho hen, chốc ghẻ, tổ đỉa, vẩy nến, á sừng, nhọt đinh,…

Người bệnh vẩy nến có thể sử dụng sâm đại hành theo cách sau:

  • Cần chuẩn bị 15 gram đến 20 gram Sâm đại hành khô, sắc với 1 lít nước, khi cạn còn 400 ml là được.
  • Bên cạnh việc uống thì bạn có thể dùng nước Sâm đại hành để lau rửa vùng da bị ngứa do bệnh gây ra.

Lưu ý: Người bệnh nên dùng đúng liều lượng sâm đại hành, không dùng nhiều hơn hoặc ích hơn. Ngoài ra, hiệu quả điều trị bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Cây khổ sâm

Cây khổ sâm 1

Lá khổ sâm có vị đắng, thân cao nhỏ dưới 1 mét, lá có nhiều lông, khi để dưới ánh nắng mặt trời sẽ có màu trắng bạc, mặt trên màu nâu đen. Khổ sâm là vị thuốc nam được dùng nhiều để điều trị các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, chốc lở và kể cả bệnh vẩy nến.

Để điều trị bệnh vẩy nến bằng lá khổ sâm, người bệnh có thể áp dụng theo phương pháp sau:

  • Lấy lá khổ sâm tươi, hoặc khô đều được sau đó mang đi rửa sạch, cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Đun nhỏ lửa trong 5 đến 7 phút là được.
  • Người bệnh có thể lấy nước này để pha nước tắm hay trực tiếp rửa vùng da bệnh vẩy nến đều được.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng lá khổ sâm tươi để rửa sạch, giã nhỏ, lấy phần nước cốt để bôi lên vùng da bệnh vẩy nến để cho hiệu quả điều trị tốt nhất.

Thực hiện liên tục trong 3 tháng để thấy hiệu quả điều trị của phương pháp. Đây được xem là một trong những bài thuốc nam điều trị vẩy nến hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Muống trâu

Muống trâu 1

Muồng trâu là cây thuốc chữa vẩy nến được sử dụng khá rộng rãi. Đây là vị thuốc có vị đắng, hăng nhưng tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng rất tốt. Loại cây này có thể giúp người bệnh vảy nến điều trị từ bên trong, giải độc, kháng viêm, sát trùng nhờ đó giải quyết được tình trạng bệnh.

Theo sách cây thuốc nam, muồng trâu là loại dược liệu có vị đắng, dùng để hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh vẩy nến rất tốt.

Người bệnh có thể dùng cây muồng trâu điều trị vẩy nến như sau:

  • Lấy lá muồng trâu non rồi rửa thật sạch, để ngâm nước muối giúp loại bỏ các chất bụi bẩn. Sau đó để ráo nước. Người bệnh giã nát lá muồng trâu để lấy nước cốt thoa lên vùng da bị vẩy nến, để yên trong 30 đến 45 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Kiên trì thực hiện 2 đến 3 lần một ngày để thấy hiệu quả điều trị bệnh rõ rệt.

Lưu ý: Một số bệnh nhân có xu hướng trộn nước cốt muồng trâu chung với kem trị bệnh hắc lào, lang ben để thoa lên vùng da bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, đây là sự kết hợp sai lầm. Bạn không nên tự ý kết hợp Đông và Tây y như vậy, dễ gây ra tình trạng công thuốc gây biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc

Trên đây là một số cây thuốc chữa vảy nến bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, những cách chữa bệnh này thường mang lại hiệu quả khá chậm, vì vậy người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể mang lại kết quả chữa bệnh như mong muốn.

Các bài thuốc Nam chỉ thích hợp áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, nếu triệu chứng của bệnh vảy nến đã chuyển biến nặng thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị tích cực.

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-thuoc-nam-chua-benh-vay-nen-hieu-qua.html/feed 0
Danh lục 70 cây thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (P1) https://tracuuduoclieu.vn/danh-luc-70-cay-thuoc-su-dung-trong-co-so-kham-benh-chua-benh-bang-y-hoc-co-truyen.html https://tracuuduoclieu.vn/danh-luc-70-cay-thuoc-su-dung-trong-co-so-kham-benh-chua-benh-bang-y-hoc-co-truyen.html#respond Thu, 22 Oct 2020 01:17:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46317 1. Bạc hà
  • Tên tiếng Việt: Bạc hà, Nạt nặm, Bạc hà nam, Chạ phiăc chom (Tày)
  • Tên khoa học: Mentha arvensis L.
  • Họ: Lamiaceae (Bạc hà)
  • Công dụng: Thuốc làm nóng, sát trùng, dễ tiêu, chữa cảm cúm, nhức đầu sổ mũi, đau bụng (Lá).

1. Bạc hà 1

 

2. Bách bộ

  • Tên tiếng việt: Bách bộ, Củ ba mươi, Dây đẹt ác, Pê chầu chàng (Hmông), Slam slip lạc, Mằn sòi (Tày), Bằn sam sip (Thái), Hơ linh (Bana), Mùi sầy dời, Chiêm nhị mửa đòi (Dao)
  • Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.
  • Họ: Stemonaceae.
  • Công dụng: Ho, bổ phổi, chữa viêm phế quản, trừ giun kim, diệt chấy rận (Rễ).

2. Bách bộ 1

 

3. Bạch đồng nữ

  • Tên tiếng việt: Bách bộ, Củ ba mươi, Dây đẹt ác, Pê chầu chàng (Hmông), Slam slip lạc, Mằn sòi (Tày), Bằn sam sip (Thái), Hơ linh (Bana), Mùi sầy dời, Chiêm nhị mửa đòi (Dao)
  • Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.
  • Họ: Stemonaceae.
  • Công dụng: Ho, bổ phổi, chữa viêm phế quản, trừ giun kim, diệt chấy rận (Rễ).

3. Bạch đồng nữ 1

 

4. Bạch hoa xà thiệt thảo

  • Tên tiếng Việt: Bạch hoa xà thiệt thảo, An điền bò
  • Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd.
  • Họ: Rubiaceae (Cà phê)
  • Công dụng: Viêm hầu, họng, viêm gan hoàng đản, viêm ruột thừa, sỏi mật , ung thư gan, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rắn cắn (cả cây).

4. Bạch hoa xà thiệt thảo 1

 

5. Bán hạ nam

  • Tên tiếng Việt: Bán hạ, Bán hạ roi, Củ chóc mo dài
  • Tên khoa học: Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume
  • Họ: Araceae (Ráy)
  • Công dụng: Ho, nôn mửa, tràng nhạc (Rễ củ). Dùng ngoài trị vết thương sưng đau, mụn độc lở ngứa.

5. Bán hạ nam 1

 

6. Bố chính sâm

  • Tên tiếng Việt: Sâm thổ hào, Sâm báo, Nhân sâm Phú Yên
  • Tên khoa họcAbelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.
  • Họ: Bông (Malvaceae)
  • Công dụng: Chữa các chứng ho, sốt nóng, trong người khô, táo, khát nước, gầy còm.

6. Bố chính sâm 1

 

7. Bồ công anh

  • Tên tiếng Việt: Bồ công anh, Mũi mác, Rau diếp dại, Rau bồ cóc, Rau bao, Rau mét, Phắc bao, Lin hán (Tày), Lằy mắy kìm (Dao)
  • Tên khoa học: Lactuca indica L.
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Công dụng: Bổ, lọc máu, giúp tiêu hoá, tiêu độc, mụn nhọt, áp xe, bắp chuối, rôm xảy, đau vú; còn chữa vết thương nhiễm trùng, đau dạ dày (cả cây sắc uống).

7. Bồ công anh 1

 

8. Cà gai leo

  • Tên tiếng Việt: Cà gai leo, Chẽ nam (Tày), Cà gai dây, Cà quýnh, Cà quạnh, Brong goon (Bana), Gai cườm
  • Tên khoa học: Solanum hainanense Hance
  • Họ: Solanaceae (Cà)
  • Công dụng: Chữa tê thấp, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn,viêm gan, mụn nhọt, lở ngứa (Rễ sắc uống).

8. Cà gai leo 1

 

9. Cam thảo đất

  • Tên tiếng Việt: Cam thảo đất, Cam thảo nam, Dã cam thảo, Thổ cam thảo, Trôm lay (Kho), Dạ kham (Tày)
  • Tên khoa học: Scoparia duicis L.
  • Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó)
  • Công dụng: Thuốc hạ nhiệt, điều kinh, giảm ho, sởi, tê phù, cảm cúm, lỵ trực trùng (cả cây).

9. Cam thảo đất 1

 

10. Cỏ mần trầu

  • Tên tiếng Việt: Cỏ mần trầu, Thanh tâm thảo, Màn trầu, Co nhả hút (Thái)
  • Tên khoa họcEleusine indica (L.) Gaertn.
  • Họ: Poaceae (Lúa)
  • Công dụng: Hạ nhiệt, chữa sốt, lợi tiểu, hạ huyết áp, dị ứng khắp người mẩn đỏ; còn chữa viêm gan vàng da, viêm thận, mụn nhọt (cả cây).

10. Cỏ mần trầu 1

11. Cỏ nhọ nồi

  • Tên tiếng Việt: Cỏ nhọ nồi, Cỏ mực
  • Tên khoa họcEclipta prostrata (L.) L.
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Công dụng: Cầm máu, ho ra máu, chảy máu cam, viêm gan, sốt xuất huyết, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ (cả cây).

11. Cỏ nhọ nồi 1

 

12. Cỏ sữa lá nhỏ

  • Tên tiếng Việt: Cỏ sữa lá nhỏ, Vú sữa đất, Cẩm địa, Thiên căn thảo, Nhả nực nọi (Thái), Nhả nậm mòn, Chạ cam (Tày), Cỏ sữa nhỏ lá
  • Tên khoa họcEuphorbia thymifolia L.
  • Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)
  • Công dụng: Chữa lỵ, ít sữa, mụn nhọt (cả cây sắc uống).

12. Cỏ sữa lá nhỏ 1

 

13. Cỏ tranh

  • Tên tiếng Việt: Cỏ tranh, Bạch mao căn, Nhả cà, Lạc cà (Tày), Gan (Dao), Đia (Kdong)
  • Tên khoa họcImperata cylindrica (L.) Raeusch.
  • Họ: Poaceae (Lúa)
  • Công dụng: Giải độc, giải nhiệt, lợi tiểu, ho gà (Thân rễ sắc uống).

13. Cỏ tranh 1

 

14. Cỏ xước

  • Tên tiếng Việt: Cỏ xước, Hà ngù, Ngưu tất nam, Thín hồng mía (Dao), Nhả khoanh ngù (Tày), Co nhả lìn ngù (Thái)
  • Tên khoa học: Achyranthes aspera L.
  • Họ: Amaranthaceae (Rau dền)
  • Công dụng: Lợi tiểu, tê thấp, chống co giật, sốt, sốt rét, cảm mạo, sổ mũi, lỵ, viêm màng tai, quai bị, viêm thận phù thũng, đái rắt, đái buốt, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương.

14. Cỏ xước 1

 

15. Cối xay

  • Tên tiếng Việt: Cối xay, Giàng xay, Kim hoa thảo, Quýnh ma, Co tó ép (Thái), Phao tôn (Tày)
  • Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet
  • Họ: Malvaceae (Bông)
  • Công dụng: Phong thấp, tê bại, đau nhức gân xương, ngã ứ huyết, viêm gan cấp, viêm ruột, lỵ…Vỏ lợi tiểu, đi tiểu nước đái đỏ, mụn nhọt. Hạt có tác dụng xổ.

15. Cối xay 1

 

16. Cúc hoa

  • Tên tiếng Việt: Cúc hoa, Cam cúc hoa, Bạch cúc hoa, Cúc hoa trắng, Cúc điểm vàng, Hoàng cúc
  • Tên khoa họcChrysanthemum sinense Sabine
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Công dụng: Có tác dụng tán phong thấp, thanh đầu, mục, giảng hoả, giải độc. Dùng chữa phong mà sinh hoa mắt, nhức đầu, mắt đỏ đau, nhiều nước mắt, đinh nhọt.

16. Cúc hoa 1

 

17. Cốt khí

  • Tên tiếng Việt: Cốt khí củ, Điền thất, Nam hoàng cầm, Hỗ tượng căn, Co hớn hườn (Thái), Mèng kéng (Tày), Hồng lìu (Dao)
  • Tên khoa học: Reynoutria japonica Houtt.
  • Họ: Polygonaceae (Rau răm)
  • Công dụng: Thân rễ có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, giải độc, chữa đau nhức xương, viêm gan vàng da, viêm ruột, viêm phế quản, viêm amygdal, táo bón, rắn độc cắn.

17. Cốt khí 1

 

18. Dành dành

  • Tên tiếng Việt: Dành dành, Chi tử, Mác làng cương (Tày)
  • Tên khoa học: Gardenia augusta (L.) Merr.
  • Họ: Rubiaceae (Cà phê)
  • Công dụng: Chữa sốt vàng da, cầm máu (Quả, hạt). Đau mắt đỏ (Lá tươi).

18. Dành dành 1

 

19. Cúc tần

  • Tên tiếng Việt: Cúc tần, Từ bi, Cây lức, Phật phà, Vật và (Tày)
  • Tên khoa họcPluchea indica (L.) Less.
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Công dụng: Chữa ho, cảm sốt, nhức đầu, sốt xuất huyết (Lá). Cả cây dùng chữa cảm mạo, nóng không ra mồ hôi, bí tiểu tiện; phong tê bại, đau nhức xương, đau thắt lưng; trẻ em ăn uống chậm tiêu

19. Cúc tần 1

 

20. Dâu tằm

  • Tên tiếng Việt: Dâu tằm, Tang, Dâu tàu, Mạy mọn, Mạy bơ (Tày), Co mọn (Thái), Nằn phong (Dao)
  • Tên khoa học: Morus alba L.
  • Họ: Moraceae (Dâu tằm)
  • Công dụng: Chữa phù thũng, dị ứng, ho, tê thấp (Vỏ rễ, cành). Thuốc an thần (Lá).

20. Dâu tằm 1

 

21. Địa hoàng

  • Tên tiếng việt: Sinh địa, Địa hoàng, Thục địa
  • Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud.
  • Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó)
  • Công dụng: Rễ củ làm thuốc bổ chống suy nhược cơ thể, còn có tác dụng lọc máu, lợi tiểu, chữa ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai, thương hàn và bổ huyết, làm sáng mắt.

21. Địa hoàng 1

 

22. Địa liền

  • Tên tiếng việt: Địa liền, Sơn nại, Tam nại, Củ thiền niền, Co xá choóng (Thái), Sa khương
  • Tên khoa họcKaempferia galanga L.
  • Họ: Zingiberaceae (Gừng)
  • Công dụng: Chữa ngực, bụng lạnh đau, thổ tả, nôn, cảm sốt, nhức đầu, tê thấp đau nhức (Thân rễ sắc hoặc tán bột uống, xoa bóp). Ở Philippin, nước sắc Địa liền chữa sốt rét.

22. Địa liền 1

 

23. Diệp hạ châu

  • Tên tiếng Việt: Diệp hạ châu đắng, Chó đẻ thân xanh, Chó đẻ răng cưa
  • Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L.
  • Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)
  • Công dụng: Thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh, thông kinh trục ứ. Đắp ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa.

23. Diệp hạ châu 1

 

24. Đinh lăng

  • Tên tiếng Việt: Đinh lăng
  • Tên khoa học: Polyscias ịrmicosa (L.) Harms
  • Họ: Araliaceae (Nhân sâm)
  • Công dụng: Thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung; còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ (Rễ sắc uống). Lá thương giã đắp chữa vết thương.

24. Đinh lăng 1

 

25. Đơn lá đỏ

  • Tên tiếng Việt: Đơn lá đỏ, đơn mặt trời, đơn tía, đơn lá liễu, hồng bối quế hoa
  • Tên khoa học: Excoecaria cochinchinensis Lour.
  • Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
  • Công dụng: Dùng trong phạm vi dân gian, chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, nổi mề đay, tiêu chảy lâu này không khỏi

25. Đơn lá đỏ 1

 

26. Dừa cạn

  • Tên tiếng Việt: Dừa cạn, Bông dừa, Hoa hải đằng, Trường xuân hoa, Phiắc pót đông (Tày)
  • Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don
  • Họ: Apocynaceae (Trúc đào)
  • Công dụng: Chữa đái đường, đái ra máu (Thân). Sốt rét (Rễ). Thuốc hạ huyết áp, điều kinh, lọc máu (cả cây sắc uống).

26. Dừa cạn 1

 

27. Gai

  • Tên tiếng Việt: Gai, Trữ ma, Gai tuyết, Gai làm bánh, Co pán (Thái), Bẩu pán (Tày), Chiểu đủ (Dao)
  • Tên khoa học: Boehmeria nivera (L.) Gaudich.
  • Họ: Urticaceae (Gai)
  • Công dụng: Thuốc lợi tiểu, cầm máu, an thai, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, ho ra máu, đái ra máu, rong kinh (Rễ, lá).

27. Gai 1

 

28. Gừng

  • Tên tiếng Việt: Gừng, Khương, Co khinh (Thái), Sung (Dao)
  • Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe
  • Họ: Zingiberaceae (Gừng)
  • Công dụng: Chữa đau bụng, ỉa chảy, dễ tiêu, tê thấp, nhức đầu, ngạt mũi, nôn mửa, bụng đầy trướng (Thân rễ sắc uống). Vỏ củ chữa phù thũng. Củ gừng còn phối hợp với các vị thuốc khác chữa trúng phong.

28. Gừng 1

 

29. Hạ khô thảo

  • Tên tiếng Việt: Hạ khô thảo
  • Tên khoa họcPrunella vulgaris L.
  • Họ: Lamiaceae (Hoa môi)
  • Công dụng: Chữa lậu, tràng nhạc, lao hạch, viêm họng, ho, xích bạch đới, viêm gan, viêm tử cung, đái đường, mụn nhọt, cao huyết áp, sưng vú (cả cây sắc uống).

29. Hạ khô thảo 1

 

30. Hoắc hương

  • Tên tiếng Việt: Hoắc hương
  • Tên khoa họcPogostemon cablin (Blanco) Benth.
  • Họ: Lamiaceae (Hoa môi)
  • Công dụng: Chữa cảm lạnh, nôn mửa, khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy (cả cây trừ rễ).

30. Hoắc hương 1

 

31. Húng chanh

  • Tên tiếng Việt: Húng chanh, Rau tần dày lá, Rau thơm lông, Dương tử tô
  • Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.
  • Họ: Lamiaceae (Hoa môi)
  • Công dụng: Chữa ho, viêm họng, sát trùng, khản tiếng (Lá tươi ngậm với muối nuốt nước). Cảm cúm (Lá nấu nước xông). Còn chữa sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng.

31. Húng chanh 1

 

32. Hương nhu tía

  • Tên tiếng việt: Hương nhu tía, É đỏ, É tía
  • Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L.
  • Họ: Lamiaceae (Hoa môi)
  • Công dụng: Chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, ho, tả (Cành lá sắc uống).

32. Hương nhu tía 1

 

33. Huyết dụ

  • Tên tiếng Việt: Huyết dụ, Long huyết, Thiết thụ, Phất dũ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diêu ái (Dao).
  • Tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) Goepp
  • Họ: Asteliaceae
  • Công dụng: Thuốc cầm máu, chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ (Rễ, lá sắc uống).

33. Huyết dụ 1

 

34. Hy thiêm

  • Tên tiếng Việt: Cỏ đĩ, Cứt lợn, Hy kiểm thảo, Hy tiên, Niêm hồ thái, Chư cao, Hổ cao, Chó đẻ, Nụ áo rìa
  • Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Công dụng: khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mòi, gối đau, phong thấp.

34. Hy thiêm 1

 

35. Ích mẫu

  • Tên tiếng Việt: Ích mẫu, Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái)
  • Tên khoa họcLeonurus japonicus Houtt.
  • Họ: Lamiaceae (Hoa môi)
  • Công dụng: Thuốc điều kinh, chữa đau bụng kinh, phù thũng, bạch đới (cả cây). Phối hợp với Chàm mèo làm thuốc gây sảy thai. Còn dùng chữa cao huyết áp, tiêu độc, viêm thận, phù.

35. Ích mẫu 1

Nguồn: Nghị định số 63/2012/NĐ-CP, Bộ Y tế.

Xem tiếp: Danh lục 70 cây thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (P2)

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/danh-luc-70-cay-thuoc-su-dung-trong-co-so-kham-benh-chua-benh-bang-y-hoc-co-truyen.html/feed 0
Danh lục 70 cây thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (P2) https://tracuuduoclieu.vn/danh-luc-70-cay-thuoc-su-dung-trong-co-so-kham-benh-chua-benh-bang-y-hoc-co-truyen-p2.html https://tracuuduoclieu.vn/danh-luc-70-cay-thuoc-su-dung-trong-co-so-kham-benh-chua-benh-bang-y-hoc-co-truyen-p2.html#respond Thu, 22 Oct 2020 01:17:12 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46380 36. Ké đầu ngựa
  • Tên tiếng Việt: Ké đầu ngựa, Phắt ma, Thương nhĩ, Mác nháng (Tày)
  • Tên khoa họcXanthium strumarium L.
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Công dụng: Tiêu độc, chữa mụn nhọt, chống lở loét, an thần, hạ huyết áp, đau khớp, bướu cổ (Quả sắc uống). Bướu cổ (cả cây).

36. Ké đầu ngựa 1

 

37. Khổ sâm cho lá

  • Tên tiếng Việt: Khổ sâm cho lá
  • Tên khoa họcCroton tonkinensis Gagnep.
  • Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)
  • Công dụng: Trị ung nhọt, kiết lỵ, viêm loét dạ dày hành tá tràng, chốc đầu.

37. Khổ sâm cho lá 1

 

38. Kim ngân

  • Tên tiếng việt: Kim ngân hoa, Nhẫn đông, Chừa giang khằm (Thái), Bjooc khuyền (Tày)
  • Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.
  • Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy)
  • Công dụng: Chữa nhọt độc, mẩn ngứa, rôm sảy, viêm mũi, tiêu độc (cả cây). Hoa sắc nước uống trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, lỵ, ho do phế nhiệt, viêm mũi dị ứng, thấp khớp.

38. Kim ngân 1

 

39. Kim tiền thảo

  • Tên tiếng Việt: Rau má lông, Liên tiền thảo, Rau má thìa, Kim tiền thảo
  • Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.
  • Họ: Fabaceae (Đậu)
  • Công dụng: Sỏi niệu đạo, sỏi mật, hoàng đản, phong thấp, cảm cúm, ho, kinh nguyệt không đều (cả cây sắc uống). Viêm tuyến mang tai, mụn nhọt.

39. Kim tiền thảo 1

 

40. Kinh giới

  • Tên tiếng Việt: Kinh giới, Khương giới, Giả tô, Nhả nát hom (Thái), Phjắc hom khao (Tày)
  • Tên khoa họcElsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyland.
  • Họ: Lamiaceae (Hoa môi)
  • Công dụng: Chữa cảm cúm, nôn ra máu, băng huyết, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, bại liệt, phong thấp (Cành, lá, cụm hoa sắc uống).

40. Kinh giới 1

 

41. Lá lốt

  • Tên tiếng Việt: Lá lốt, Tất bát, Phắc pạt, Bẩu bát
  • Tên khoa học: Piper lolot DC.
  • Họ: Piperaceae (Hồ tiêu)
  • Công dụng: Chữa đau xương, đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi (cả cây sắc uống).

41. Lá lốt 1

 

42. Mã đề

  • Tên tiếng Việt: Mã đề, Xa tiền, Xu ma, Nhã én dứt (Thái), Su mà (Tày), Nằng chấy mía (Dao)
  • Tên khoa học: Plantago major L.
  • Họ: Plantaginaceae (Mã đề)
  • Công dụng: Lợi tiểu, ho (cả cây sắc uống). Bỏng (cả cây nấu cao bôi). ỉa chảy, ho có đờm (Hạt sắc uống).

42. Mã đề 1

 

43. Mạch môn

  • Tên tiếng Việt: Mạch môn, Lan tiên, Tóc tiên, Duyên giới thảo, Xà thảo, Phiéc kép phạ (Tày), Mạch môn đông
  • Tên khoa họcOphiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl.
  • Họ: Convallariaceae
  • Công dụng: Viêm phế quản, sốt nóng, thiếu sữa,ho, tiêu đờm, táo bón (Rễ sắc uống).

43. Mạch môn 1

 

44. Mần tưới

  • Tên tiếng Việt: Mần tưới, Trạch lan, Lan thảo, Co phất phứ (Thái)
  • Tên khoa học: Eupatorium fortunei Turcz
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Công dụng: Khó tiêu, điều kinh, đàn bà đẻ bị đau bụng do ứ huyết, phù thũng, choáng váng hoa mắt, chấn thương, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, giải nhiệt (cả cây sắc uống).

44. Mần tưới 1

 

45. Mỏ quạ

  • Tên tiếng Việt: Mỏ quạ, Hoàng lồ, Cây bướm, Sọng vàng, Gai vàng lồ, Gai mang, Móc câu, Nam phịt (Tày)
  • Tên khoa học: Cudrania cochinchinensis L.
  • Họ: Moraceae (Dâu tằm)
  • Công dụng: Phù thũng, giảm đau nhức, ho ra máu, bế kinh, hoàng đản, ung sang thũng độc (Rễ sắc uống). Trị vết thương, mụn nhọt (Lá). Gỗ chữa sốt và ỉa chảy.

45. Mỏ quạ 1

46. Mơ tam thể

  • Tên tiếng Việt: Mơ lông, Dây thối địt, Dắm chó, Ngưu bì đống, Cẩu xú đằng, Khau tất ma (Tày), Co tốt ma (Thái)
  • Tên khoa học: Paederia foetida L.
  • Họ: Rubiaceae (Cà phê)
  • Công dụng: Chữa lỵ, sôi bụng, viêm ruột, tê thấp, sỏi thận, viêm dạ dày, viêm ruột, bó gãy xương (Lá).

46. Mơ tam thể 1

47. Náng

  • Tên tiếng Việt: Náng hoa trắng, Chuối nước, Tỏi voi, Cây náng, Văn châu lan, Luộc lài, Cáp gụn (Tày), Co lạc quận
  • Tên khoa học: Crinum asiaticum L.
  • Họ: Amaryllidaceae (Thủy tiên)
  • Công dụng: Chữa bong gân, sai khớp, sưng tấy do ngã (Lá nướng đắp). Gây nôn (thân hành giã uống). Mụn nhọt, rắn cắn (thân hành giã đắp). Độc chú ý khi sử dụng.

47. Náng 1

48. Ngải cứu

  • Tên tiếng Việt: Ngải cứu, Cây thuốc cứu, Ngải diệp, Quả sú (Hmông ), Nhả ngải (Tày), Ngỏi (Dao)
  • Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Công dụng: Điều kinh, tả, đầy bụng, ho (Lá, ngọn non sắc hoặc nấu cao uống).

48. Ngải cứu 1

49. Nghệ

  • Tên tiếng Việt: Nghệ, Nghệ nhà, Khương hoàng, Co khản mỉn, Co hem (Thái), Uất kim, Khinh lương (Tày)
  • Tên khoa họcCurcuma longa L.
  • Họ: Zingiberaceae (Gừng)
  • Công dụng: Vàng da, thông huyết, đau dạ dày (Thân rễ sắc hoặc tán bột trộn mật ong uống). Chóng lên da, mất sẹo (Thân tươi giã lấy nước bôi). Còn chữa táo bón và bỏng.

49. Nghệ 1

50. Ngũ gia bì chân chim

  • Tên khoa học:Schefflera heptaphylla (L.) Frodin
  • Công năng, chủ trị: Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chữa đau lưng, đau xương do hàn thấp.

50. Ngũ gia bì chân chim 1

51. Nhân trần

  • Tên tiếng Việt: Nhân trần, Chè cát, Tuyến hương, Hoắc hương núi
  • Tên khoa học: Adenosma caeruleum R. Br.
  • Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó)
  • Công dụng: Cảm sốt, điều kinh, dễ tiêu, vàng da, bệnh gan, tiểu tiện đục, bại liệt, thấp khớp ở trẻ em, mề đay (cả cây sắc uống).

51. Nhân trần 1

52. Nhót

  • Tên tiếng Việt: Nhót, Bất xá, Hồ đối tử, Lót (Tày)
  • Tên khoa học: Elaeagnus latifolia L.
  • Họ: Elaeagnaceae (Nhót)
  • Công dụng: Trợ tim, ho, hen, viêm khí quản, đau dạ dày, viêm gan mạn tính, viêm xương tủy, viêm tinh hoàn cấp tính, ỉa chảy. chữa bệnh nấm ecpet mọc vòng, đòn ngã bầm giập.

52. Nhót 1

53. Ổi

  • Tên thường gọi: Cây ổi, Là ủi, Phan thạch lựu, Guajava
  • Tên khoa học: Psidium guyjava L.
  • Họ: Sim – Myrtaceae
  • Công dụng: nhuận tràng; lá và búp non chữa đau bụng đi ngoài, tiêu chảy

53. Ổi 1

54. Phèn đen

  • Tên tiếng Việt: Phèn đen, Tạo phàn diệp, Chè nộc, Chè con chim, Co ranh (Thái), Mạy tẻng đăm (Tày)
  • Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus Poir.
  • Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)
  • Công dụng: Đau nhức trong xương, tụ huyết, sởi, sốt (Rễ lá sắc uống). Rắn cắn.

54. Phèn đen 1

55. Quýt

  • Tên tiếng Việt: Quýt, Quất thực, Mạy cam chĩa (Tày), Cam chảy ten (Dao)
  • Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco
  • Họ: Rutaceae (Cam)
  • Công dụng: Khó tiêu, kém ăn, ho, trĩ, sa đì, sốt rét (Vỏ quả khô sắc uống).

55. Quýt 1

56. Rau má

  • Tên tiếng Việt: Tích tuyết thảo, phanok (Vientian), Irachiek kranh (Campuchia)
  • Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb.
  • Họ: Apiaceae (Hoa tán)
  • Công dụng: Lợi tiểu, lỵ, cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu, sởi, viêm họng, sưng amidal, viêm đường tiết niệu, viêm ruột, chảy máu cam, khí hư, bạch đới, đái dắt, đái buốt (cả cây sắc uống).

56. Rau má 1

57. Râu mèo

  • Tên tiếng Việt: Râu mèo, Bông bạc
  • Tên khoa học: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
  • Họ: Lamiaceae (Bạc hà)
  • Công dụng: Lợi tiểu, thông gan, mật, chữa sỏi đường tiết niệu, thấp khớp (cả cây sắc uống).

57. Râu mèo 1

58. Rau sam

  • Tên tiếng Việt: Rau sam, Mã xỉ hiện, Phiắc bỉa, Slổm ca (Tày)
  • Tên khoa học: Portulaca oleracea L.
  • Họ: Portulacaceae (Rau sam)
  • Công dụng: Lỵ trực trùng, viêm dạ dày và ruột cấp tính, viêm bàng quang, viêm vú, trĩ xuất huyết, ho ra máu, đái ra máu, giun kim, giun đũa, sỏi niệu, bạch đới (cả cây sắc uống). Mụn nhọt (Lá giã đắp).

58. Rau sam 1

59. Sả

  • Tên gọi khác: Cỏ sả, Sả chanh, lá sả, hương mao
  • Tên khoa học: Cymbopogon citratus (DC) Stapf.
  • Họ: Lúa – Poaceae
  • Công dụng: Trị đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, giải cảm, sốt, trị bệnh Thấp khớp, xoa bóp các vết bầm dưới da, cầm máu; kinh nguyệt không đều, phù sau khi sinh.59. Sả 1

60. Sài đất

  • Tên tiếng Việt: Sài đất
  • Tên khoa học: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr
  • Họ: Asteraceae (Cúc)
  • Công dụng: chữa viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt.

60. Sài đất 1

61. Sắn dây

  • Tên tiếng Việt: Cát căn, Cam cát căn, Phấn cát, Củ sắn dây
  • Tên khoa học: Pueraria montana (Lour.) Merr.
  • Họ: Fabaceae (Đậu)
  • Công dụng: Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát. Hoa sắn dây giải độc. Dùng chữa biểu chứng miệng khát, đầu nhức, tiết tả, lỵ ra máu.

61. Sắn dây 1

62. Sim

  • Tên tiếng Việt: Sim rừng lớn, sim rú
  • Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.
  • Họ: Sim (Myrtaceae)
  • Công dụng: Chỉ huyết, lợi thấp, chỉ tả, giải độc. Chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ trực khuẩn.

62. Sim 1

63. Thiên môn đông

  • Tên tiếng Việt: Thiên môn, Dây tóc tiên, Co sin sương (Thái)
  • Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.
  • Họ: Asparagaceae (Thiên môn)
  • Công dụng: Ho, tiêu đờm, táo bón (Rễ sắc uống). Cao huyết áp (Lá sắc uống).

63. Thiên môn đông 1

64. Tía tô

  • Tên tiếng Việt: Tía tô, Tô ngạch
  • Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt
  • Họ: Lamiaceae (Bạc hà)
  • Công dụng: Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá. Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí.

64. Tía tô 1

65. Trắc bách diệp

  • Tên tiếng Việt: Trắc bá, Bá tử, Trắc bách diệp, Co tổng péc (Thái)
  • Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco
  • Họ: Cupressaceae (Hoàng đàn)
  • Công dụng: Chữa ho, cầm máu (Lá). Lòi dom, tê thấp (Hạt sắc nước uống). Đau nhức răng (Lá ngậm).

65. Trắc bách diệp 1

66. Trinh nữ hoàng cung

  • Tên tiếng Việt: Hoàng cung trinh nữ, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng
  • Tên khoa học: Crinum latifolium L.
  • Họ: Amaryllidaceae (Loa kèn đỏ)
  • Công dụng: Chữa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư tử cung (Lá). Trong lá có chứa lycirin là một alcaloid độc, khi dùng phải cận thận.

66. Trinh nữ hoàng cung 1

Xem thêm: Tìm hiểu đầy đủ công dụng của trinh nữ hoàng cung

67. Xạ can

  • Tên tiếng Việt: Rẻ quạt, Xạ can, Lưỡi đồng
  • Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.
  • Họ: Iridaceae (La đơn)
  • Công dụng: Viêm họng, ho, sưng Amygdal, sưng vú, tắc tia sữa, đại tiện không thông, đau bụng kinh (Thân rễ).

67. Xạ can 1

68. Xích đồng nam

  • Tên khoa học: Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet
  • Công năng, chủ trị: Hành khí, hoạt huyết, tiêu viêm, chỉ thống. Chữa khí hư, viêm cổ tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, khớp xương đau nhức, đau lưng.

68. Xích đồng nam 1

69. Xuyên tâm liên

  • Tên tiếng Việt: Xuyên tâm liên, Công cộng, Khổ diệp, Hùng bút, Khổ đởm thảo, Nguyễn cộng, Nhất kiến kỷ
  • Tên khoa họcAndrographis paniculata (Burm.f.) Wall. ex Nees.
  • Họ: Acanthaceae (Ô rô)
  • Công dụng: Chữa sốt, cúm, ho, viêm họng, viêm phổi, sưng amydal, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung, khí hư, ỉa chảy, lỵ, huyết áp cao..

69. Xuyên tâm liên 1

70. Ý dĩ

  • Tên tiếng Việt: Ý dĩ, Bo bo, Hạt cườm, Co pắt, Mạy pít, Mác vất (Tày), Co đuôi (Thái), Nọ a châu (Bana)
  • Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L.
  • Họ: Poaceae (Hòa thảo)
  • Công dụng: Bổ, phù thũng, viêm ruột, bạch đới, phong thấp, loét dạ dày, loét ổ tử cung, ỉa chảy (Hạt).

70. Ý dĩ 1

Nguồn: Nghị định số 63/2012/NĐ-CP, Bộ Y tế.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/danh-luc-70-cay-thuoc-su-dung-trong-co-so-kham-benh-chua-benh-bang-y-hoc-co-truyen-p2.html/feed 0