Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Những cây thuốc được sử dụng thay thế Mật gấu theo kinh nghiệm dân gian https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-thuoc-duoc-su-dung-thay-the-mat-gau-theo-kinh-nghiem-dan-gian.html https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-thuoc-duoc-su-dung-thay-the-mat-gau-theo-kinh-nghiem-dan-gian.html#respond Fri, 17 Dec 2021 08:44:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63899 Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Nghĩa Thìn

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4


Từ hàng ngàn năm về trước, mật gấu đã được sử dụng như một loại thuốc quý với tác dụng tiêu viêm, giải độc, bổ gan, sáng mắt… và được mọi người tin dùng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hậu quả là hàng loạt cá thể gấu đã bị biến mất khỏi thiên nhiên cho mục đích sử dụng mật gấu chữa bệnh và nhiều loài gấu hiện đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, việc tìm ra thuốc mới thay thế mật gấu có nguồn gốc từ thảo dược được xem như một biện pháp có sức thuyết phục, nhằm thay đổi thái độ tôn sùng mật gấu của bộ phận lớn người dân. Việt Nam là một quốc gia có số lượng loài thực vật rất lớn khoảng 12.000 loài, trong đó có rất nhiều loài được dùng làm thuốc chữa bệnh. Cùng với kinh nghiệm của 54 dân tộc, tri thức về dược liệu là vô cùng phong phú. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra những cây thuốc được người dân, các thầy thuốc Đông y ở một số địa bàn trong tỉnh Thái Nguyên sử dụng chữa bệnh thay thế mật gấu.


I. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra phỏng vấn:

  • Phỏng vấn người dân, đặc biệt là các ông lang, bà mế người dân tộc Dao, Sán Dìu và các thầy thuốc Đông y về những kinh nghiệm sử dụng các loài cây làm thuốc có tác dụng chữa bệnh như mật gấu theo các tiêu chí trong “Phiếu điều tra cây thuốc thay thế mật gấu” của Viện Dược liệu.

Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật:

  • Thu thập cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc thay thế mật gấu theo phương pháp phỏng vấn các thầy thuốc dân tộc Dao, Sán Dìu, các thầy thuốc Đông y ở khu vực nghiên cứu.
  • Mẫu vật thu được ở thực địa đem xử lý tại phòng thí nghiệm của Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.

Phương pháp phân tích và phân loại mẫu:

  • Dựa trên phương pháp so sánh hình thái truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và các bộ sách chuyên ngành như: Thực vật chí Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi); Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu (Lê Trần Đức); Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược (Phạm Thiệp và cs.), Danh lục các loài thực vật Việt Nam… tiến hành xác định tên khoa học và lập danh lục cây thuốc.

Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc:

  • Các chỉ tiêu đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được dựa trên phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997).

Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp:

  • Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và theo Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập (2007).

II. Kết quả và thảo luận

1. Sự phong phú về thành phần loài cây thuốc thay thế mật gấu

Kết quả điều tra đã ghi nhận được 35 loài cây thuốc thuộc 27 chi của 21 họ trong 2 ngành thực vật bậc cao có tác dụng chữa bệnh như mật gấu (Bảng 1).

Bảng 1: Danh lục các loài cây thuốc sử dụng thay thế mật gấu ở khu vực nghiên cứu

1. Sự phong phú về thành phần loài cây thuốc thay thế mật gấu 1

1. Sự phong phú về thành phần loài cây thuốc thay thế mật gấu 2

1. Sự phong phú về thành phần loài cây thuốc thay thế mật gấu 3Chú giải: DS: Dạng sống; G: Cây gỗ; Na: Cây bụi; Lp: Dây leo, leo gỗ; Th: Cây thảo một năm, lâu năm. BPSD: Bộ phận sử dụng; L: Lá; T: Thân; R: Rễ; Ha: Hạt; Cc: Cả cây. MTS: Môi trường sống; Đ: Sống ở đồi đất, đồi sỏi đá cằn; K: Sống ở nơi ẩm, ven suối; V: Sống ở vườn, bãi đất bằng; Ru: Sống ở rừng; H: Mọc hoang ở nhiều nơi. 1: Cao Lan; 2: Dao; 3: Đông y; 4: Sán Dìu; *: Dân tộc Dao và Tày (Phia Khao, Bản Thi, Chợ Đồn, Bắc Kạn).

Nhận xét:

  • Ngành Ngọc lan là ngành có số lượng cây thuốc nhiều nhất với 34 loài (chiếm 97,14% tổng số loài) thuộc 26 chi (chiếm 96,3% tổng số chi); 20 họ (chiếm 95,24% tổng số họ).
  • Tiếp đến là ngành Dây gắm có 1 loài (2,86% tổng số loài) thuộc 1 chi (chiếm 3,7% tổng số chi); 1 họ (chiếm 4,76% tổng số họ).
  • Trong 21 họ thực vật có cây thuốc sử dụng chữa bệnh thay thế mật gấu, có 2 họ là Ranunculaceae và Menispermaceae có nhiều loài nhất, với mỗi họ có 4 loài (chiếm 9,52% tổng số họ). Còn lại, có 1 họ có 3 loài (chiếm 4,76%), 6 họ có 2 loài (chiếm 28,57%); có 12 họ chỉ phát hiện được 1 loài, chiếm 57,14% tổng số họ.

2. Đa dạng về bộ phận sử dụng, cách sử dụng và môi trường sống của cây thuốc

Các cây thuốc sử dụng thay thế mật gấu khá đa dạng và phong phú về bộ phận sử dụng. Trong đó, rễ là bộ phận được sử dụng làm thuốc thay thế mật gấu nhiều nhất với 21 loài. Sở dĩ như vậy bởi vì, theo kinh nghiệm người Dao, rễ là bộ phận có nhiều thành phần dược nhất. Dùng thân có 12 loài, dùng cả cây có 9 loài, dùng lá có 4 loài và dùng hạt có 1 loài. Về dạng sống của cây thuốc thay thế mật gấu, dựa vào bảng Danh lục chúng tôi đã thống kê được 16 loài thân thảo (Th), 9 loài dây leo (Lp), 7 loài thân bụi (Na) và 3 loài thân gỗ (G).

Các bộ phận của cây thuốc chủ yếu được chế biến theo phương pháp thái nhỏ, mỏng, hong khô rồi ngâm với rượu để uống kết hợp xoa bóp. Cách này chiếm tỷ lệ cao với 62,86% tổng số loài; chỉ ngâm rượu xoa bóp ngoài có 3 loài (Aconitum fortunei Hemsl. – Ô đầu, dùng rễ; Aconitum carmichaeli Debeaux – Ô đầu, dùng rễ; Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., dùng hạt) chiếm 8,57%. Cách chế biến và sử dụng này được áp dụng cho các loài có độc tính. Cách băm nhỏ, phơi khô, sắc uống cũng được áp dụng phổ biến và chiếm 60%; cách dùng tươi (giã tươi đắp ngoài chỗ thương, vò ngọn non hoặc lá tươi uống) chiếm 31,43%.

Các cây thuốc được thu mẫu ở nhiều môi trường sống khác nhau, độ cao khác nhau (từ 100 – 2.500m). Chúng phần lớn mọc ở rừng (Ru) với 13 loài; còn lại, sống ở đồi (Đ) có 12 loài, ở vườn (V) có 10 loài. Số lượng cây thuốc thay thế mật gấu gặp ở ven suối, nơi ẩm rợp, ven khe suối trong rừng (K), chỉ có 2 loài; có 1 loài có môi trường sống phân bố rộng, mọc hoang (H) ở khắp nơi. Có 5 cây thuốc được các thầy thuốc Đông y trong Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên và nhiều người dân sử dụng không có ở khu vực nghiên cứu. Để có mẫu phân tích chúng tôi phải thu mẫu ở xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) (Mahonia bealii (Fortune) Pynaert, Mahonia nepalensis DC., Luculia sp.) và huyện Hòa An (Cao Bằng) (Aconitum carmichaeli Debeaux, Aconitum fortunei Hemsl.).

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có một điều đặc biệt là, rất nhiều cây thuốc có tác dụng chữa bệnh thay thế mật gấu thu được ở khu vực nghiên cứu có thân (Fibraurea tinctoria, Mahonia nepalensis, Luculia sp.) hoặc rễ (Tinospora sp., Coptis teea) có màu vàng rất tươi và có vị rất đắng. Đây có thể là đặc điểm quan trọng, dễ nhận biết loài cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.

3. Những cây thuốc thuộc diện quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ

Trong số những cây thuốc chúng tôi thu được, có nhiều loài cây thuốc quý và hiện nay đang trở nên hiếm hoặc rất hiếm gặp. Kết thúc đợt điều tra, chúng tôi đã thống kê được 8 cây thuốc thuộc diện nguy cấp cần ưu tiên bảo vệ thuộc 6 chi, 5 họ của 1 ngành thực vật bậc cao là Magnoliophyta. Trong đó: 6 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 4 loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và 5 loài trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2007).

3. Những cây thuốc thuộc diện quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ 1

Chú giải: CR (Critically Endangered): R ất nguy cấp ; VU (Vulnerable): Sẽ nguy cấp ; EN (Endangered): Nguy cấp; Nhóm IA: Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; Nhóm IIA: Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Dựa vào Bảng 2, thống kê được:

* Theo thống kê trong Sách Đỏ Việt Nam: có 6 loài:

– Loài rất nguy cấp – CR có 1 loài: Coptis chinensis Franch. – Hoàng liên trung quốc, thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Dùng toàn thân và đặc biệt là rễ để thay thế mật gấu; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, ích gan. Hiện nay rất hiếm gặp ở khu vực nghiên cứu, đề nghị bảo vệ nghiêm ngặt những cá thể còn sót lại.

3. Những cây thuốc thuộc diện quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ 2

Coptis chinensis Franch. – Hoàng liên trung quốc

– Loài nguy cấp – EN có 2 loài:

+ Mahonia bealii (Fortune) Pynaert – Hoàng liên ô rô lá dày, thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Thân và rễ được sử dụng để thay thế mật gấu; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, ích gan, khỏe cơ.
+ Mahonia nepalensis DC. – Mã hồ, thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Dùng thân và rễ để thay thế mật gấu; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, ích gan, khỏe cơ.

Hai cây thuốc nói trên được các thầy thuốc trong Hội Đông y tỉnh sử dụng làm thuốc thay thế mật gấu. Tuy nhiên, ở khu vực nghiên cứu không có hai loài cây này nên chúng tôi phải điều tra và thu mẫu tại tỉnh Bắc Cạn. Hai cây thuốc gặp với số lượng rất ít ở rừng Phia Khao xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn. Theo người dân nơi đây, trước kia cây gặp rất nhiều và thân rất to nhưng nay do khai thác bừa bãi đã trở nên cạn kiệt, chỉ còn lại những cây 1 đến 3 năm tuổi.

– Loài sẽ nguy cấp – VU có 3 loài:
+ Asarum glabrum Merr. – Hoa tiên, thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae). Dùng cả cây đặc biệt là hoa để thay thế mật gấu; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, ích gan, sáng mắt, chữa đau đầu và đau bụng do cảm gió… gặp ở rừng xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ, Thái Nguyên).
+ Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. – Củ gió, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Rễ phình thành củ tròn, màu vàng được dùng để thay thế mật gấu; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, ích gan, sáng mắt, chữa đau đầu và đau bụng do cảm gió… gặp ở rừng xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ, Thái Nguyên).
+ Homalomena gigantae Engl. & K. Krause – Thiên niên kiện lá lớn , thuộc họ Ráy (Araceae). Rễ dài, phình to, có mùi rất thơm, màu trắng ngà dùng thay thế mật gấu; có tác dụng tiêu viêm, trị đau mỏi cơ, chữa vôi hóa cột sống… gặp ở rừng xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ, Thái Nguyên).

3. Những cây thuốc thuộc diện quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ 3

Asarum glabrum Merr. – Hoa tiên

* Theo thống kê trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP: có 4 loài:

– Nhóm IA có 1 loài: Coptis chinensis Franch. – Hoàng liên trung quốc
– Nhóm IIA có 3 loài: Fibraurea tinctoria Lour. – Hoàng đằng, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), có thân và rễ màu vàng tươi, được dùng thay thế mật gấu; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, nhức mỏi gân cơ, đau bụng, đau đầu do cảm gió. Cây được lấy mẫu tại xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Asarum glabrum Merr. – Hoa tiên và Asarum petelotii O. C. Schmidt – Tế hoa petelot.

* Theo thống kê trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam: có 5 loài:
– Loài rất nguy cấp – CR có 2 loài: Asarum glabrum Merr. – Hoa tiên và Coptis chinensis Franch. – Hoàng liên trung quốc.
– Loài nguy cấp – EN có 3 loài: Asarum petelotii O. C. Schmidt – Tế hoa petelot; Homalomena gigantae Engl. & K. Krause – Thiên niên kiện lá lớn và Mahonia nepalensis DC. – Mã hồ.

Theo đề xuất hiện nay, có 2 loài cây thuốc: Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealii (Fortune) Pynaert) và Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) cần được đưa vào diện rất nguy cấp – CR.

Những cây thuốc dùng thay thế mật gấu phổ biến trong dân, có nhiều cây nằm trong Sách Đỏ, thuộc diện quý hiếm và nguy cấp, không còn nhiều trong tự nhiên. Câu hỏi đặt ra là, chúng ta khuyến khích người dân dùng thảo mộc thay thế cho mật gấu chữa bệnh nhưng cây thuốc thay thế cũng sắp cạn kiệt, vậy phải làm thế nào?

Câu trả lời không hề đơn giản khi mà môi trường sống của cây thuốc đang ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng, đồng thời ý thức của người dân trong việc bảo vệ cây thuốc còn hạn chế. Để giúp người dân hiểu và làm theo, cần phải tuyên truyền để nhân dân hiểu được ý nghĩa của việc phát triển bền vững nguồn dược liệu, vai trò của đa dạng sinh học đối với đời sống con người và nâng cao trình độ dân trí cho người dân đặc biệt là ở vùng cao khó khăn.

Giải pháp trước mắt cho những cây thuốc dùng thay thế mật gấu là phải bảo vệ triệt để những cá thể còn sót lại, khoanh vùng bảo vệ, cấm khai thác cho mục đích thương mại. Về lâu dài, cần có những chính sách mở rộng, khuyến khích gây trồng nguồn dược liệu quý, đưa cây thuốc thành một trong những cây xóa đói giảm nghèo cho người dân; thu thập cây con và hạt giống trồng bảo tồn ngoại vi; vận động người dân cùng tham gia trồng và bảo vệ cây thuốc phục vụ cho chính bản thân, gia đình và đem lại lợi ích kinh tế cho người dân bản địa.

4. Bài thuốc dùng thay thế mật gấu ở khu vực nghiên cứu

Ở Việt Nam, mật gấu được sử dụng làm thuốc từ xa xưa. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mật gấu bôi để chữa trĩ lâu ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, mật gấu được dùng phổ biến để chữa viêm tấy, đau nhức, tụ máu bầm tím do ngã hay chấn thương, hoàng đản, mụn nhọt, lở loét. Mật gấu cũng chữa mắt đau sưng đỏ, mắt có màng mộng, mật gấu đã được ứng dụng điều trị bệnh xơ gan.

Ngoài ra, mật gấu còn chữa viêm loét dạ dày, mật và tụy hoạt động kém, sỏi mật, viêm khớp, viêm xoang, đái đường, bệnh phụ khoa (phối hợp với nhiều vị thuốc khác). Một số trường hợp ung thư cũng đã được điều trị bằng uống mật gấu kết hợp với các phương pháp trị liệu khác như hóa trị liệu, chiếu xạ, phẫu thuật, bước đầu cho kết quả tốt.

Trong quá trình điều tra ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi phát hiện được 35 cây thuốc được người dân tộc Dao, dân tộc Sán Dìu và các thầy thuốc Đông y ở tỉnh Thái Nguyên sử dụng chữa các bệnh thay thế cho mật gấu. Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn một số bài thuốc tiêu biểu đã sử dụng các cây thuốc trên để chữa bệnh thay thế cho mật gấu:

Bài số 1:

  • 1. Răm rừng (Pittosporum sp.) – bộ phận dùng: thân.
  • 2. Địa liền (Kaempferia galanga L.) – bộ phận dùng: rễ củ.
  • 3. Mận rừng (Rhamnus crenatus Sieb. & Zucc.) – bộ phận dùng: rễ.
  • 4. Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) – bộ phận dùng: cả cây hoặc hoa.
  • 5. Tế hoa petelot (Asarum petelotii O.C. Schmidt) – bộ phận dùng: cả cây riêng hoa.
  • 6. Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) – bộ phận dùng: thân.
  • 7. Nam hoàng (Fibraurea recisa Pierre) – bộ phận dùng: thân.
  • 8. Rễ gió (Aristolochia contorta Bunge) – bộ phận dùng: thân, rễ.
  • 9. Củ gió (Tinospora sp.) – bộ phận dùng: rễ.
  • 10. Củ gió (Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep.) – bộ phận dùng: rễ.
  • 11. Tiêu lá gai (Piper boehmeriaefolium Wall. [1832, nom. nud.] ex. Miq. var. tonkinensis C. DC) – bộ phận dùng: thân, rễ.
  • 12. Lốt (Piper sarmentosum Roxb.) – bộ phận dùng: thân, rễ.
  • 13. Rau răm (Polygonum ordoratum Lour.) – bộ phận dùng: thân.

Các bộ phận băm nhỏ, phơi khô, kết hợp ngâm rượu xoa bóp, uống (nếu không uống được rượu thì sắc uống) với lượng bằng nhau (Rau răm cho ít hơn) (ghi chép theo kinh nghiệm người Dao (Đồng Hỷ)).

Bài số 2:

  • 1. Răm rừng (Pittosprum sp.) – bộ phận dùng: thân.
  • 2. Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) – bộ phận dùng: cả cây hoặc hoa.
  • 3. Tế hoa petelot (Asarum petelotii O.C. Schmidt) – bộ phận dùng: cả cây hoặc hoa.
  • 4. Rau răm (Polygonum ordoratum Lour.) – bộ phận dùng: thân.
  • 5. Rễ gió (Aristolochia contorta Bunge) – bộ phận dùng: thân, rễ.
  • 6. Củ gió (Tinospora sp.) – bộ phận dùng: rễ củ.
  • 7. Củ gió (Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep.) – bộ phận dùng: rễ củ.
  • 8. Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) – bộ phận dùng: thân.
  • 9. Nam hoàng (Fibraurea recisa Pierre) – bộ phận dùng: thân.

Các bộ phận trên băm nhỏ, phơi khô, kết hợp ngâm rượu xoa bóp, uống với lượng bằng nhau (Rau răm cho ít hơn), khi nhỏ mắt thì hòa thêm chút mật ong trước khi nhỏ (Riêng hoa cây Hoa tiên ngâm rượu uống cũng cho mắt sáng.)

Bài số 3:

Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl.) hoặc Ô đầu (Aconitum carmichaeli Debeaux) -bộ phận dùng: rễ. Rễ thái lát ngâm rượu dùng xoa bóp ngoài khi bầm dập, thâm tím bên ngoài; không được uống (chỉ khi nào bị nội thương nặng do ngã đau mới được uống 1, 2 giọt nhỏ hòa loãng với nước).

Bài số 4:

Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealii (Fortune) Pynaert) – bộ phận dùng: thân, rễ. Các bộ phận băm, hong khô, ngâm với rượu uống hoặc xoa bóp ngoài.

Bài số 5:

Mã hồ (Mahonia nepalensis DC.) – bộ phận dùng: thân, rễ. Các bộ phận băm, hong khô, ngâm rượu uống hoặc xoa bóp.

Bài số 6:

Cây mật gấu (tiếng Tày “Đi mi” có nghĩa là cây mật gấu) – Luculia sp. – bộ phận dùng: thân, rễ. Các bộ phận băm nhỏ, hong khô, ngâm rượu uống hoặc xoa bóp ngoài rất hiệu quả và tốt cho cơ thể.

Bài số 7:

Hoàng liên trung quốc (Coptis chinensis Franch.) hoặc Hoàng liên (Coptis teeta Wall.) – bộ phận dùng: rễ. Rễ băm nhỏ, phơi khô, ngâm rượu uống hoặc sắc uống.

Bài số 8:

Gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.) – bộ phận dùng: hạt. Hạt gấc nghiền nhỏ, ngâm với rượu xoa bóp ngoài chỗ thương. Rượu hạt gấc cũng có thể chữa trĩ, mụn nhọt.

Bài số 9:

Cốt khí củ (Reynoutria japonica Houtt.) – bộ phận dùng: rễ. Rễ thái lát mỏng, phơi khô, ngâm với rượu để uống và xoa bóp.

III. Kết luận

  • Qua điều tra nghiên cứu bước đầu, chúng tôi đã thu được 35 loài thuộc 27 chi, 21 họ của 2 ngành thực vật bậc cao, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh thay thế mật gấu ở một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  • Khu vực nghiên cứu có 8 loài cây thuốc quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam, thuộc 7 chi, 5 họ của 1 ngành thực vật bậc cao có mạch.
  • Đã sưu tầm được 9 bài thuốc tiêu biểu được người dân tộc Dao, Sán Dìu, các thầy thuốc Đông y trong tỉnh Thái Nguyên sử dụng chữa bệnh thay mật gấu.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-thuoc-duoc-su-dung-thay-the-mat-gau-theo-kinh-nghiem-dan-gian.html/feed 0
Kết quả điều tra kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của đồng bào Thái, tỉnh Nghệ An https://tracuuduoclieu.vn/ket-qua-dieu-tra-kinh-nghiem-su-dung-cay-co-lam-thuoc-cua-dong-bao-thai-tinh-nghe-an.html https://tracuuduoclieu.vn/ket-qua-dieu-tra-kinh-nghiem-su-dung-cay-co-lam-thuoc-cua-dong-bao-thai-tinh-nghe-an.html#respond Tue, 11 May 2021 08:12:28 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=55062 Phạm Hồng Ban

Khoa Sinh, Trường Đại học Vinh

TÓM TẮT

Qua điều tra thực tế đã xác định được 238 loài cây thuốc thuộc 182 chi, 80 họ thực vật được đồng bào Thái ở xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An sử dụng. Trong đó có 11 họ đa dạng nhất, nổi bật là Thầu dầu (Euphorbiaceae) 14 loài, Cúc (Asteraceae) 13 loài, Cà phê (Rubiaceae) 10 loài, và 9 chi giàu loài nhất chiếm 4,95% tổng số chi và chiếm 13,45 % tổng số loài của cả hệ, nổi bật là chi Ficus có 5 loài và chi Solanum có 5 loài. Cây thuốc thuộc 4 dạng sống chính như: cây thân thảo (28,99%), cây thân gỗ(26,89%), dây leo (22,69%) và ít nhất là cây bụi (21,43%) tổng số loài. Cây thường phân bố ở các sinh cảnh như rừng rậm, rừng thưa, rừng tái sinh, ở vườn nhà, nương rẫy, ven đường, ven bản và ở khe suối. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì lá và cả cây được sử dụng nhiều nhất. Đã xác định được 15 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng thuốc dân tộc. Nhóm bệnh đường tiêu hóa có nhiều loài cây nhất (16,47%), chữa bệnh ngoài da (15,69%), bệnh về thời tiết (10,19%), bệnh về phụ nữ(8,63%) và bồi bổ cơ thể(14,12%) trong tổng số các loài nghiên cứu.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Quỳ Hợp là một huyện miền núi tây Bắc tỉnh Nghệ An, xã Châu Lý nằm Cách trung tâm huyện Quỳ Hợp 14km về phía Tây, cách thành phố Vinh 135km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của xã Châu Lý là 9.334 ha, gồm 16 bản, với 6.337 nhân khẩu, trong đó có 6.210 nhân khẩu là người Thái chiếm tới 98%. Còn lại là 127 nhân khẩu người Kinh.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Bản đồ huyện Quỳnh Hợp – Nghệ An

Kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái Quỳ Hợp – Nghệ An nói riêng đã có từ ngàn đời nay. Tuy nhiên, do việc khai thác sử dụng bất hợp lý nên những cây thuốc trong rừng dần dần mất đi, nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Để góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc, bảo tồn những kinh nghiệm phong phú và quý báu của đồng bào dân tộc thì việc triển khai đề tài” Nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở xã Châu Lý – Quỳ Hợp – Nghệ An” nhằm kiểm kê, bổ sung và hệ thống hoá nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây là việc làm cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Phương pháp kế thừa: Tập hợp các tư liệu có sẵn ở địa phương nghiên cứu để xây dựng
  • Phương pháp phỏng vấn: Lập bảng và phát cho những Ông lang, bà mế đã có kinh nghiệm sử dụng
    thuốc
  • Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa cũng như xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm, giám định tên thực vật: được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh (2001) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của các ngành thực vật được sử dụng làm thuốc

Kết quả điều tra cây thuốc của dân tộc Thái xã Châu Lý, Quỳ Hợp, Nghệ An: Đã xác định được 238 loài thuộc 182 chi, 80 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Pinophyta), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) (xem bảng1).

Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của các ngành thực vật được sử dụng làm thuốc 1Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của các ngành thực vật được sử dụng làm thuốc 2Nhận xét: 

Số liệu bảng 1 cho thấy, số lượng của các taxon họ, chi, loài trong các ngành thực vật của cây thuốc ở Châu Lý.

  • Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 72 họ chiếm 90,00%, 182 chi chiếm 95,61% và 225 loài chiếm 94,54% so với toàn ngành đã xác định được.
  • Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta), chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Đa dạng các bậc phân loại của ngành Mộc lan (Magnoliophyta) thể hiện qua bảng 2.

Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của các ngành thực vật được sử dụng làm thuốc 3

Nhận xét:

Số liệu bảng 2 cho thấy, lớp Mộc lan (Magnoliopsida) đóng vai trò chủ đạo với số lượng là 190 loài (84,44%); 148 chi (85,06%) và 56 họ(77,78%.). Lớp Hành với số lượng loài ít nhất chỉ chiếm 15,56% tổng số loài của ngành Mộc lan.

Tỉ lệ giữa lớp Magnoliopsida với lớp Liliopsida là: 3,5; 5,69; 5,43 nghĩa là có 3,5 họ của lớp Mộc lan thì có 1 họ lớp Hành; 5,69 chi thì có một chi lớp Hành; 5,43 loài của lớp Mộc lan thì có 1 loài lớp Hành.

Trong đó 11 họ đa dạng nhất về thành phần loài:

họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)-14 loài

  • Cúc (Asteraceae)-13 loài
  • Cà phê (Rubiaceae)-10 loài
  • Đậu (Fabaceae), Dâu tằm (Moraceae) -9 loài
  • Hoa môi (Lamiaceae)-7 loài
  • Cà (Solanaceae), Trinh nữ(Mimosaceae), Vang (Caesalpiniaceae), Long não (Lauraceae), Na (Annonaceae) -6 loài

Có 9 chi đa dạng nhất chiếm 4,95% tổng số chi, nhưng chiếm tới 13,45% tổng số loài. Đó là: chi Ficus, Solanumcó 5 loài, Smilax có 4 loài, Hedyotis, Dioscorea, Allium, Lygodium, Thunbergia, Blumea đều có 3 loài.

Đa dạng về dạng cây của các cây thuốc được người dân Thái sử dụng

Đối với mỗi loài cây đều có sự thích nghi với môi trường và được thể hiện qua dạng thân. Vì vậy, việc
phân tích đa dạng về dạng thân của các cây thuốc định hướng cho ta thấy nguồn nguyên liệu để dễ dàng
trong việc bảo vệ, gây trồng cũng như việc khai thác và sử dụng.

Căn cứ vào những dấu hiệu thích nghi của từng loài thực vật đó để làm cơ sở phân loại dạng thân. Kết quả điều tra, phân loại và phân tích đa dạng về dạng thân của cây thuốc tại xã Châu Lý được phân ra làm 4 dạng thân khác nhau.

  • Nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây thân thảo có 69 loài (28,99%) so với tổng số loài. Các cây thuộc của nhóm này thường sống dưới tán rừng, trảng cỏ, hoặc nương rẫy, ven đường; chúng tập trung ở một số họ như: họ Cúc (Asteraceae), Họ hoa tán (Apiaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Ráy (Araceae) và họ Gừng (Zingiberaceae).
  • Nhóm thứ hai là cây thân gỗ có 64 loài (26,89%) so với tổng số loài, nhóm này chúng thường sống ở các đồi núi, rừng tái sinh, vườn nhà ở một số họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae), Họ Na (Annonaceae), họ Núc nác (Bignoniaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Bồ hòn (Sapidaceae).
  • Nhóm cây thân leo có 54 loài (22,69%) so với tổng số loài tập trung ở các họ như: Lygodiaceae, Acanthaceae, Gnetaceae, Smilacaceae… Nhóm này gồm những cây sống ởven rừng, vùng savan, vườn nhà, vườn đồi, nương rẫy.
  • Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây bụi có 51 loài (21,43%) so với tổng số loài và tập trung ở một số họ như: Melastomataceae, Malvaceae, Mimosaceae, Solanaceae…Nhóm này bao gồm những cây sống ở vùng đồi, nương rẫy, vùng savan.

Sử dụng cây thuốc của người dân tộc Thái ở xã Châu Lý

Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận khác nhau

Khi nghiên cứu về các bộ phận thực vật sử dụng làm dược liệu của đồng bào dân tộc Thái ở xã Châu Lý ta thấy các bộ phận khác nhau được dùng với tỷ lệ khác nhau.

  • Dùng lá, có tới 113 loài (36,93%) so với tổng số bộ phận sử dụng.
  • Sử dụng cả cây với 75 loài (24,51%)
  • Sử dụng bộ phận thân, cành với 33 loài (10,78%)
  • Sử dụng bộ phận rễ với 28 loài (9,16%)
  • Còn lại là các bộ phận như: quả, hạt, củ, vỏ và hoa cũng được sử dụng tuy không nhiều.

Cách thức sử dụng từng loại nguyên liệu cùng rất khác nhau như dùng tươi hay phơi khô để sắc nước, giã tươi để bó các vết thương….

Các nhóm bệnh được người dân tộc Thái chữa trị bằng cây thuốc

Từ kinh nghiệm y học cổ truyền cho thấy một cây có thể có tác dụng với nhiều loại bệnh và ngược lại phải dùng nhiều loại cây mới chữa được một bệnh. Theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Đỗ Huy Bích. Chúng tôi chia việc sử dụng các cây thuốc dân tộc để chữa bệnh theo các nhóm bệnh như sau (bảng 5).

Sử dụng cây thuốc của người dân tộc Thái ở xã Châu Lý 1

Sử dụng cây thuốc của người dân tộc Thái ở xã Châu Lý 2

Nhận xét:

Kết quả bảng 5 cho thấy, các cây thuốc của người dân có thể sử dụng chữa các nhóm bệnh khác nhau, tài nguyên cây thuốc ở đây rất phong phú, đa dạng về mặt công dụng.

  • Trong đó tỷ lệ cây thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hoá là cao nhất chiếm 16,47%
  • Bệnh ngoài da xếp thứ 2 chiếm 15,69%.
  • Xếp thứ 3 là bồi bổ sức khoẻ chiếm 14,12%.
  • Tiếp đó là các bệnh chữa do thời tiết chiếm 10,19%, chữa về đường hô hấp, chữa bệnh về xương chiếm 5,88%, chữa bệnh về động vật cắn 3,92%.
  • Còn một số công dụng chữa bệnh khác thì rất thấp.

Có thể do điều kiện tự nhiên nơi đây như: khí hậu, địa hình phức tạp… mà người dân sống ở rừng núi, họ thường gặp những bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da và thường tìm những loài cây thuốc bổ để tăng cường sức khoẻ.

Những cây thuốc quý cần bảo vệ

Dựa vào Sách đỏ Việt Nam (Phần Thực vật), chúng tôi đã thống kê được 6 loài cây thuốc cần được ưu tiên bảo vệ, chiếm tỷ lệ 1,68% tổng số loài được sử dụng làm thuốc ở đây (bảng 6).

Những cây thuốc quý cần bảo vệ 1

Trong đó:

  • Có 4 loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007, ở mức Nguy cấp (EN) có 1 loài là Bổ cốt toái (Drynaria fortunei), đây là loài bị khai thác mạnh không chỉ ở khu vực mà hầu như khắp các vùng trên cả nước.
  • Sẽ nguy cấp (VU) có 3 loài là: Khôi tía (Ardisia silvestris), ba gạc lá mỏng (Rauvolphia micrantha) và Bách bộ (Stemona cochinchinonsis), đây cũng là các loài cây thuốc quý đang bị khai thác mạnh.
  • Trên cơ sở thống kê này nhà nước cần quan tâm và có chính sách ưu tiên trong việc bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm.

Những cây thuốc quý cần bảo vệ 2
Ardisia silvestris Pitard (Khôi tía)

Những cây thuốc quý cần bảo vệ 3

Drynaria fortunei (Kuntze et Mett.) J. Sm. (Bổ cốt toái)

KẾT LUẬN

  1. Đã xác định được 238 loài với 182 chi, 80 họ của 4 ngành thực vật bậc cao là Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta. Trong đó ngành Ngọc Lan ưu thế vượt trội là 225 loài chiếm 94,54% so với tổng số loài.
  2. Nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây thân thảo có 69 loài, tiếp đến là cây thân gỗ có 64 loài, nhóm cây thân leo có 54 loài, nhóm chiếm tỷlệthấp nhất là nhóm cây thân bụi, thân bò có 51 loài.
  3. Bộ phận sử dụng chủ yếu là lá, có tới 113 loài, cả cây với 75 loài; thân, cành với 33 loài, rễ với 28 loài, vỏ 22 loài, quả với 16 loài, thấp nhất là củ với 8 loài.
  4. Tỷ lệ cây thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hoá là cao nhất chiếm 16,47%, bệnh ngoài da xếp thứ 2 chiếm 15,69%; nhóm bồi bổ sức khoẻ chiếm 14,12%.;nhóm cây chữa bệnh do thời tiết chiếm 10,19%, chữa về đường hô hấp, chữa bệnh về xương chiếm 5,88%, chữa bệnh về động vật cắn 3,92%%.
  5. Có 4 loài cây thuốc ở xã Châu Lý có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 1 loài cấp EN, 3 loài cấp VU, 2 loài được ghi trong danh lục đỏ cây thuốc. Đây là những loài cần được bảo tồn để sử dụng bền vững.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ket-qua-dieu-tra-kinh-nghiem-su-dung-cay-co-lam-thuoc-cua-dong-bao-thai-tinh-nghe-an.html/feed 0
Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tri-thuc-va-kinh-nghiem-su-dung-cay-thuoc-cua-cac-dan-toc-thieu-so-o-tinh-thai-nguyen.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tri-thuc-va-kinh-nghiem-su-dung-cay-thuoc-cua-cac-dan-toc-thieu-so-o-tinh-thai-nguyen.html#respond Tue, 13 Apr 2021 03:49:22 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54506 Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Trung Thành

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, Số 1 (2016) 55-64

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc nơi đây vẫn lưu giữ những nét đặc trưng riêng về tri thức và kinh nghiệm trong việc sử thực vật rừng để chữa bệnh.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra sự da dạng về bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc, trong đó lá và thân là hai bộ phận được cả 5 dân tộc sử dụng phổ biến hơn cả. Hầu hết các nhóm bệnh ở người đều được các đồng bào dân tộc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Đáng chú ý là các bệnh về đường tiêu hoá và xương khớp có nhiều bài thuốc nhất chiếm tỷ lệ từ 35 – 60% trong tổng số các bài thuốc. Bên cạnh đó thì các bệnh hiếm gặp hơn như tim mạch, ung thư hay rắn cắn cũng được các đồng bào dân tộc nơi đây sử dụng cây thuốc để chữa trị. Kinh nghiệm chữa bệnh của các ông lang, bà mế cũng là một nét đặc trưng, góp phần duy trì tri thức bản địa từ đời này qua đời khác của đồng bào các dân tộc nơi đây. Thêm vào đó, việc sống chung trên cùng một địa bàn cũng đã dẫn tới sự giao thoa về văn hoá nói chung, trong đó có sự giao thoa cả về kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh bằng thực vật. Điều này được thể hiện qua việc một cây hoặc một nhóm cây cùng được sử dụng để điều trị chung cho một bệnh ở các dân tộc khác nhau.


Mở đầu

Điều tra, nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. Việt Nam với 54 dân tộc có truyền thống văn hóa và phong tục tập quán khác nhau. Mỗi dân tộc trong quá trình khai thác tự nhiên để tồn tại và phát triển sáng tạo và đã tích lũy riêng cho mình một hệ thống các tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật để phòng và chữa bệnh.

Mở đầu 1

Thái Nguyên là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống; trong đó, dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao có số dân cư đông nhất.

  • Từ rất lâu đời, đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây thuốc, mỗi dân tộc lại có những kinh nghiệm riêng, đặc trưng cho dân tộc mình.
  • Việc tư liệu hóa về tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc nơi đây.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra cộng đồng

Điều tra phỏng vấn, thu thập cây thuốc và cách sử dụng cây thuốc trong cộng đồng sử dụng theo phương pháp điều tra mở của Nguyễn Tập (2006) trong cuốn “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược”. Đồng thời, kết hợp sử dụng phương pháp RRA (Rural Rapid Appraisal) – Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp PRA (Participatory Rapid/Rural Appraisal) – Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân theo nghiên cứu thực vật dân tộc học của Gary J. Martin.

Phương pháp kế thừa

Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản liên quan đến cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên; các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, bài thuốc của các ông lang, bà mế trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên, cũng như các tài liệu khác có liên quan đến đề tài trên
nguyên tắc có chọn lọc và phê phán.

Phương pháp thu thập và ghi chép mẫu vật

  • Phương pháp thu mẫu: Sử dụng phương pháp thu thập mẫu vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [4]. Mẫu vật được thu hái theo danh lục đã phỏng vấn và theo sự chỉ dẫn của các thầy thuốc người dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên. Sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài cây thuốc, cách sơ chế, sử dụng và những hoạt động của tập thể trong quá trình nghiên cứu.
  • Mô tả mẫu vật: Mẫu vật thu thập được mô tảchi tiết về các đặc điểm: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt,… (nếu có), đặc biệt một số đặc điểm sẽ bị mất đi sau khi khô như: mùi vị, màu sắc, nhựa mủ,… Việc mô tả mẫu vật có vai trò hết sức quan trọng, có thể giúp nhận diện chính xác mẫu vật nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên

Kiến thức về cây thuốc được hình thành bởi sự đa dạng về sinh thái cùng với sự khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng các dân tộc. Những kiến thức trong việc sử dụng cây cỏ khác nhau trong từng dân tộc và giữa các dân tộc với nhau tạo ra sự phong phú. Việc tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức sử dụng cây thuốc truyền thống để cung cấp cơ sở dữ liệu cho khoa học mang lại ý nghĩa lớn.

  • Tri thức sử dụng cây thuốc rất đa dạng, cùng một loài có nhiều cách sử dụng khác nhau.
  • Tri thức sử dụng cây thuốc thường xuyên có sự bổ sung thông qua những kinh nghiệm từ thực tiễn chữa bệnh, cũng như từ những thất bại trong quá trình sử dụng cây cỏ làm thuốc.
  • Tri thức sử dụng gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng và tập tục của từng dân tộc và từng địa phương.
  • Và tri thức sử dụng cây thuốc có sự khác biệt về chất lượng và số lượng giữa các thành viên khác nhau trong cùng cộng đồng dân tộc. Sự khác biệt này phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm, khả năng đi lại và mức độ kiểm soát nguồn tài nguyên.

Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc

Nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận đó, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Đồng thời, việc nghiên cứu các bộ phận sử dụng làm thuốc của cây phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Kết quả thống kê về các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên được trình bày trong Bảng 1 và Hình 1.

Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc 1

Nhận xét:

Kết quả thống kê về tần số sử dụng các bộ phận của cây để chữa bệnh cho thấy, thân và lá là hai bộ phận được sử dụng nhiều hơn so với các bộ phận khác như hoa, quả, hạt, rễ, vỏ và nhựa. Tỉ lệ sử dụng thân và lá thường chiếm từ 26,30% đến 54,70% trong tổng số các bộ phận được sử dụng và có một sự khác biệt rất rõ rệt so với tỉ lệ sử dụng của các bộ phận khác như hoa, quả, hạt chỉ chiếm từ 0,30% đến 6,30%.

Kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu về bộ phận thuốc của dân tộc Cơ Tu tại vùng đệm VQG Bạch Mã [5] hay trong nghiên cứu về bộ phận làm thuốc theo kinh nghiệm của cộng đồng người Dao ở VQG Tam Đảo [6].

  • Nhiều nghiên cứu được tiến hành ở khắp nơi trên thế giới cũng cho thấy, lá được sử dụng nhiều hơn các phần khác của cây [7-13]. Việc sử dụng lá làm thuốc giúp làm giảm mức độ của mối đe dọa đối với các loài thực vật làm thuốc hay giúp cho việc thu hoạch bền vững cây thuốc.

Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc 2

Một thực tế cho thấy, mỗi cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu có một lịch sử truyền thống lâu đời về việc sử dụng cây cỏ làm thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh. Trong chiều dài lịch sử của mình, họ đã phát triển những phương pháp hiệu quả trong việc xác định, thu hái, sử dụng, duy trì và bảo tồn các cây thuốc cũng như giữ gìn môi trường sống của nó để có thể sử dụng một cách bền vững.

Đây thực sự là mối quan hệ hài hòa giữa con người với môi trường sống mà mỗi dân tộc đã duy trì qua hàng ngàn đời. Cũng chính từ thực tế đó đã giải thích cho sự khác biệt về tần số sử dụng giữa các bộ phận của cây. Việc sử dụng lá và thân, cành rõ ràng có thể đảm bảo cho sự tái sinh nhanh chóng mà không đe dọa đến sự sống của cây, mặt khác những bộ phận này có thể thu hái quanh năm trong khi hoa, quả, hạt thì phải thu hái theo mùa và đôi khi cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và duy trì nòi giống. Đặc biệt, việc dùng rễ và cả cây có thể làm mất đi nguồn nguyên liệu trong những lần thu hái tiếp theo.

Trong quá trình điều tra, cũng nhận thấy rằng, những bài thuốc sử dụng rễ và cả cây thường áp dụng đối với thực vật dạng thân thảo hoặc có khả năng tái sinh cao, có mật độ phân bố lớn như: Hương phụ (Cyperus rotundus), Sắn dây (Pueraria montana var. chinensis), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Rau má (Centella
asiatica),…

Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc 3

Rau má (Centella asiatica)

Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, do những biến đổi về mặt xã hội, cuộc sống hiện đại cũng nhanh chóng xâm nhập vào đời sống thôn bản, sự giao thoa văn hóa và đặc biệt là các hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ và dần thay thế cuộc sống tự cung tự cấp trước đó. Cùng với đó, sự khai thác nguồn thực vật làm thuốc không chỉ dừng lại ở việc điều trị cho những người dân địa phương mà nó có thể được khai thác ở mức độ lớn hơn để phục vụ cho mục đích thương mại.

  • Nếu trước đây lá và cành thường được sử dụng để chữa bệnh thì hiện mức độ thu hái quá mức và mất kiểm soát đã dẫn tới việc tận thu cả cây đang diễn ra ngày một nghiêm trọng.
  • Đặc biệt, việc sử dụng rễ và thân ngầm làm thuốc đối với những loài thuộc diện cần bảo tồn như: Trọng lâu hải nam (Paris hainanensis), Phá lủa (Tacca subflabellata), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora),… đang là vấn đề đáng báo động.
  • Điều này sẽ đe dọa đến sự tồn tại của các loài cây thuốc đồng thời tạo ra một thách thức lớn đối với việc duy trì bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật bản địa.

==> Cần tìm ra những biện pháp bảo vệ những cá thể còn lại trong tự nhiên; kết hợp với việc nhân giống, gây trồng với số lượng lớn để có thể giảm nguy cơ biến mất của loài trong tự nhiên.

Kinh nghiệm về bài thuốc chữa bệnh

Cây thuốc có những đóng góp quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của cộng đồng địa phương. Những dữ liệu về thực vật học dân tộc thu thập được là nguồn quý giá cho việc phát triển các loại thuốc mới trong tương lai. Mục đích của các nghiên cứu về bảo tồn cây thuốc dân tộc không chỉ hướng tới việc bảo tồn
nguồn gen cây thuốc mà còn bảo tồn, phát huy kinh nghiệm, tri thức của các dân tộc trong việc sử dụng và phát triển thuốc.

Trong những năm qua đã tiến hành thu thập, tư liệu hóa và nghiên cứu các bài thuốc theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao của tỉnh Thái Nguyên. Trong các cuộc điều tra, số lượng bài thuốc được các thầy thuốc và người dân cung cấp khá lớn, tuy nhiên trong nghiên cứu này đã
thống kê được 180 bài thuốc nhiều người tin dùng và thừa nhận hiệu quả chữa bệnh. Việc đánh giá tính xác thực, hiệu quả điều trị của các bài thuốc dân tộc cần có các nghiên cứu khoa học thực nghiệm.

Trong nghiên cứu này đã tiến hành tư liệu hóa các bài thuốc bằng cách xác định tên khoa học của các cây thuốc có trong bài thuốc của từng dân tộc, kết quả thu được (Bảng 2).

Kinh nghiệm về bài thuốc chữa bệnh 1

Nhận xét:

Nhìn chung, trong số các bài thuốc thu thập trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành xác định được trên 70% tên khoa học của các loài cây thuốc. Việc xác định tên khoa học của các loài cây thuốc trong bài thuốc sẽ góp phần cung cấp những tư liệu khoa học tin cậy cho việc sử dụng bài thuốc.

Qua nghiên cứu và thu thập kinh nghiệm chữa bệnh cùng các bài thuốc của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao thống kê ở Bảng 3, nhận thấy sự đa dạng trong phương pháp chữa bệnh cũng như những nhóm bệnh được chữa trị ở mỗi dân tộc.

  • Những bài thuốc được lưu truyền, sử dụng chữa trị các bệnh mắc phải trong cộng đồng bao gồm từ những bệnh đơn giản như lở ngứa ngoài da cho tới những bệnh phức tạp nguy hiểm như gan, thận và u bướu.
  • Một thực tế rất phổ biến là những nhóm bệnh thường mắc phải và ít nghiêm trọng thì thường có nhiều người biết cách tự chữa trị, đồng thời có sự đa dạng về cách chữa hay nói cách khác là có nhiều loài thực vật khác nhau được dùng để điều trị cùng một bệnh.

Kinh nghiệm về bài thuốc chữa bệnh 2

Nhận xét:

Kết quả thu được trong quá trình điều tra đã chỉ ra rằng, hầu hết các thầy lang của cả 5 dân tộc được nghiên cứu đều có những bài thuốc điều trị các nhóm bệnh nêu trên, đồng thời số lượng bài thuốc để điều trị các bệnh trong nhóm bệnh này chiếm tới từ 30 – 65% trong tổng số những bài thuốc được đồng bào các dân tộc
dùng để điều trị các loại bệnh khác nhau.

  • Như bệnh về đường tiêu hóa bao gồm nhiều bệnh khác nhau như nhiễm khuẩn đường ruột, táo bón, tiêu chảy,… là nhóm bệnh thường gặp hàng đầu trong các loại bệnh mắc phải ở mọi người dân Việt Nam, xuất phát từ thực tế đó nên nhóm bệnh này được quan tâm nhiều nhất đồng thời có nhiều cách chữa trị khác nhau dựa trên vốn hiểu biết khác nhau giữa các dân tộc cũng như giữa các gia đình trong cùng một cộng đồng dân tộc.
  • Điều này cũng gặp tương tự đối với nhóm bệnh về xương khớp và bệnh ngoài da, đây là những nhóm bệnh rất thường gặp có thể xuất phát từ tập quán làm nông nghiệp, nương rẫy, điều kiện vệ sinh cá nhân cũng như đặc điểm khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm của Việt Nam.

Việc mỗi thầy lang được nhiều người biết đến nhờ khả năng chữa khỏi một loại bệnh nhất định cũng là một đặc điểm điển hình của y học cổ truyền nói chung và y học bản địa của đồng bào các dân tộc nói riêng. Nét riêng biệt của mỗi ông lang, bà mế trong cách điều trị bệnh bằng cây cỏ có thể xuất phát từ những hiểu biết
khác nhau giữa các nhóm dân tộc và xa hơn nữa là những kinh nghiệm cá nhân được truyền lại qua các thế hệ của mỗi gia đình làm nghề thuốc.

Điển hình như việc dùng những cây cỏ để tắm cho phụ nữ sau sinh được nhiều dân tộc biết và sử dụng, tuy nhiên những bài thuốc tắm có hiệu quả phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi sinh và nổi tiếng nhất là những bài thuốc tắm của người Dao. Đây là những kinh nghiệm rất quý báu cần được bảo vệ, gìn giữ để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân. Ngày nay, cây thuốc và các kiến thức liên quan đến cây thuốc đang bị đe dọa do nạn phá rừng, suy thoái môi trường và giao thoa văn hóa. Trước thực trạng đó, các nghiên cứu về thực vật học dân tộc và các biện pháp bảo tồn cần được quan tâm.

Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên

Tiến hành phỏng vấn, tư liệu hóa các số liệu liên quan đến vấn đề truyền thụ kiến thức trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên. Tiến hành phỏng vấn 46 thầy thuốc trong từng cộng đồng dân tộc về các bài thuốc sử dụng chữa bệnh trong cộng đồng.

Tại khu vực nghiên cứu, kết quả cho thấy, hầu hết nam giới biết về cây thuốc nhiều hơn nữ giới vì nhiều dân tộc nam giới được ưu tiên với việc chuyển giao kiến thức về cây thuốc. Nhiều nghiên cứu của các tác giả về thực vật dân tộc học cũng chỉ ra rằng, giới tính và tuổi tác ảnh hưởng đáng kể kiến thức của người dân về y
học cổ truyền [14, 15].

Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên 1

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4 cho thấy, người làm nghề thầy lang chủ yếu là nam giới và thuộc nhóm tuổi từ 50 – 70 tuổi. Về giới tính của những thầy lang nhìn chung ở hầu hết các dân tộc (4/5 dân tộc) được điều tra thì nam giới thường chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nữ giới, điều này có thể được giải thích bởi theo phong tục phổ biến ở các dân tộc đó là nam giới thường là chủ gia đình và có dân tộc chỉ truyền nghề thuốc cho nam giới. Đồng thời, việc đi rừng tìm kiếm cây thuốc thường gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nên nam giới phù hợp hơn nữ giới. Tuy nhiên, riêng đối với người Sán Chay thì những người làm nghề thuốc và biết thuốc hầu hết lại là nữ giới, điều này cũng có thể coi là một nét đặc sắc về văn hóa bản địa của người Sán Chay trong việc chăm sóc sức khỏe.

  • Về độ tuổi, từ 50 – 75 là độ tuổi mà con người thường tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, trong đó có việc thu lượm những kiến thức thực tế từ những người xung quanh hoặc từ sự truyền đạt những bí quyết của những người cao tuổi trong gia đình, dòng họ liên quan tới việc chữa trị các bệnh. Chính vì vậy, điều này lý giải về một tỷ lệ lớn các thầy lang nằm trong độ tuổi từ 50 – 75 so với các nhóm có độ tuổi trẻ hơn. Thêm vào đó, người ở độ tuổi từ 25 – 50 là những lao động chính trong gia đình, do vậy họ thường chú tâm vào các hoạt động sản xuất chính như làm nương rẫy, chăn nuôi để đảm bảo cuộc sống hàng ngày của cả gia đình.
  • Những người trẻ tuổi dưới 25 tuổi gần như không tham gia vào việc thu thập cây thuốc. Điều này có thể được lý giải dưới 25 là độ tuổi đang đi học, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vốn sống và những kiến thức bản địa của cha ông truyền lại. Theo kết quả phỏng vấn 46 thầy thuốc ở các địa điểm nghiên cứu, hầu hết các kiến thức về cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên đều được truyền miệng qua các thế hệ. Đây cũng là hình thức chuyển giao tri thức truyền thống ở châu Phi [16], mặc dù hình thức chuyển giao này không thể đảm bảo tính liên tục qua nhiều thế hệ một cách đầy đủ nhất.

Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra rằng, hầu hết việc chuyển giao kinh nghiệm chữa bệnh chỉ được truyền lại cho con cháu trong gia đình hoặc thậm chí chỉ có những nam giới mới được truyền đạt, đây cũng chính là một lý do dẫn đến sự gián đoạn, mai một của nguồn tri thức bản địa. Điều này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu về thực vật làm thuốc tại Wonago, Ethiopia [17]. Vì vậy, để giữ gìn các giá trị truyền thống về y học dược thảo thì việc hệ thống hóa lại kiến thức thực vật và chuyển giao kiến thức để đảm bảo tính liên tục trong cộng đồng là rất cần thiết.

Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc

Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên và phòng chống bệnh tật, mỗi cộng đồng dân tộc đều thể hiện sự sáng tạo của riêng mình. Mỗi dân tộc đã tìm ra những phương thức ứng xử khác nhau để vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên, trong đó có việc sử dụng nguồn tài nguyên cây cỏ có sẵn trong tự nhiên để chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng là tập quán lâu đời của các dân tộc cư trú tại tỉnh Thái Nguyên.

Kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc đã được tích lũy từ đời này qua đời khác, được lưu truyền trong các gia đình và cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên, những tri thức này chỉ được truyền trong phạm vi từng cộng đồng, cùng với đặc trưng truyền miệng từ đời này sang đời khác do vậy có nguy cơ mai một cao, cần có những biện pháp thu thập nguồn tri thức quý giá này để phổ biến cho cộng đồng, phục vụ công tác chữa bệnh. Mặc dù, ngôn ngữ của các dân tộc thuộc nhiều nhóm khác nhau; dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay thuộc nhóm Tày – Thái; dân tộc Sán Dìu thuộc nhóm Hán; dân tộc Dao thuộc nhóm Mông – Dao; song do các dân tộc sống xen kẽ với nhau nên có sự ảnh hưởng giao thoa nhất định về mặt ngôn ngữ cũng như tri thức bản địa trong việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh.

Ảnh hưởng của sự giao thoa giữa các dân tộc đến vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc 1

Nhiều cây thuốc được gọi tên dựa trên kinh nghiệm của một dân tộc nào đó.

  • Cây Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas) theo tên gọi của người Tày là “Mã liên an”, tên gọi được xuất phát từ tích truyện về một vị tướng, cưỡi ngựa qua rừng, chẳng may bị cảm sốt, thập tử nhất sinh; một ông lang miền ngược lấy lá và củ của một cây trong rừng chữa khỏi bệnh; cảm ơn công cứu mạng, vị tướng đã biếu ông lang cả ngựa lẫn yên. Từ đó, cây thuốc này được gọi là “mã liên an” (nghĩa là “cả ngựa lẫn yên”), đọc theo âm địa phương thành “mã lìn ón” và cái tên này đã được các dân tộc khác gọi theo.
  • Cây Xuân hoa vòm (Pseuderanthemum palatiferum) theo tên gọi của người Tày là cây Tu lình (có nghĩa là cây “con khỉ”), xuất xứ của cây “con khỉ” là vì đã chữa khỏi bệnh thủng ruột khi khỉ ăn lá cây này và từ đó các dân tộc khác đều gọi tên như vậy.
  • Một số cây thuốc được các dân tộc cùng gọi một tên dựa vào các đặc điểm hình thái của cây như: cây Tắc kè đá (Drynaria bonii) có thân rễ giống con tắc kè, mọc bám vào vách đá, hốc đá hay thân cây to ở chỗ ẩm mát vùng rừng núi.
  • Cây Cù đèn đà nẵng (Croton tonkinensis) được gọi là cây Khổ sâm, “khổ sâm” có nghĩa là “sâm đắng” (khổ là đắng), lá có vị rất đắng.
  • Hoặc cây Ba chạc (Euodia lepta) được đồng bào dân tộc ở Thái Nguyên gọi là cây Xẻ ba, do đặc điểm của lá cây có 3 lá chét,…

Ngoài việc giao thoa trong cách gọi tên của các cây thuốc giữa các dân tộc còn có sự giao thoa trong cách sử dụng chữa bệnh. Qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy có nhiều loài cây thuốc được các cộng đồng dân tộc khác nhau nhưng đều dùng để chữa trị cùng một nhóm bệnh.

  • Nhóm bệnh liên quan đến xương khớp có 2 loài được cả 5 dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên cùng sử dụng là: Dây đau xương (Tinospora sinensis) và Thiên niên kiện (Homalomena occulta).
  • Các loài cây thuốc cùng được cả 5 dân tộc dùng để chữa bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận như: Cỏ tranh (Imperata cylindrica); Mía dò (Costus speciosus); Cối xay (Abutilon indicum),…
  • Hay những cây thuốc được cộng đồng các dân tộc cùng sử dụng chữa bệnh gan như: Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria), Dâu tằm (Morus alba), Nhân trần (Adenosma caeruleum), Dứa dại bắc bộ (Pandanus tonkinensis).
  • Và những cây thuốc cùng sử dụng chữa bệnh dạ dày như: Săng xê (Sanchezia nobilis), Lá khôi (Ardisia gigantifolia), Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica).

Những kiến thức truyền thống về cây thuốc và kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng cây thuốc không những góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa và đa dạng sinh học mà còn mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng những kiến thức bản địa về cây cỏ
làm thuốc của cộng đồng các dân tộc sẽ mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

Kết luận

Việc nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên đã chỉ ra:

  1. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của các dân tộc thiểu số bao gồm: thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt, nhựa; trong đó, tỉ lệ sử dụng thân và lá là cao nhất, chiếm từ 26,30% đến 54,70%.
  2. Trong số 745 loài cây thuốc và 180 bài thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm độc đáo của các cộng đồng ở tỉnh Thái Nguyên: dân tộc Tày sử dụng 323 loài và 57 bài thuốc, dân tộc Nùng sử dụng 111 loài và 21 bài thuốc, dân tộc Sán Dìu sử dụng 128 loài và 6 bài thuốc, dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chí) sử dụng 312 loài và 53 bài thuốc, dân tộc Dao sử dụng 297 loài và 43 bài thuốc.
  3. Tiến hành phỏng vấn, tư liệu hóa các số liệu liên quan đến vấn đề truyền thụ kiến thức trong cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái Nguyên, kết quả đã chỉ ra người làm nghề thầy lang chủ yếu là nam giới và thuộc nhóm tuổi từ 50 – 70 tuổi.
  4. Các dân tộc cùng sinh sống có sự giao thoa về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong việc cùng chữa trị một nhóm bệnh, cùng có cách gọi tên nhận biết cây thuốc.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tri-thuc-va-kinh-nghiem-su-dung-cay-thuoc-cua-cac-dan-toc-thieu-so-o-tinh-thai-nguyen.html/feed 0
Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei(Fortune) Pynaert) ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-sinh-hoc-sinh-thai-cua-loai-hoang-lien-o-ro-la-day-mahonia-bealeifortune-pynaert-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-sinh-hoc-sinh-thai-cua-loai-hoang-lien-o-ro-la-day-mahonia-bealeifortune-pynaert-o-viet-nam.html#respond Tue, 13 Apr 2021 03:21:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54495 Bùi Văn Hướng, Ngô Đức Phương, Nguyễn Trung Thành,
Trần Văn Tú, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Thị Vân Anh, Bùi Văn Thanh

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,Tập 33, Số 2(2017) 51-57

Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) (Berberidaceae) là một loài cây thuốc có giá trị cao, loài được ghi nhận có phân bố tự nhiên tại huyện Sa Pa, Bát Xát tỉnh Lào Cai và huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Loài này đang bị khai thác mạnh và bị đe dọa nghiêm trọng trong tự nhiên, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, năm 2007 ở mức EN.

Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi, có chiều cao từ 0,5 – 2(-4)m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, kích thước lá 25 -40 x 8 – 13cm, 8-14cặp lá chét, mép lá chét thường có răng cưa nhọn; Cụm hoa mọc thẳng đứng với 3 – 15 chùm, dài 7 -26cm. Quả mọng, hình dục 1,1 -1,4 x 0,8 – 1,0cm,mỗi quả mang 1 -2 hạt; hạt kích thước 0,6 -0,8 x 0,4 -0,5cm.

Cây tái sinh chủ yếu từ hạt; mật độ cây trưởng thành (từ 0,5m trở lên) trong khoảng 418-512 cá thể/ha tại khu vực nghiên cứu. Thời gian ra chồi mới, lá nontập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, chiều cao tăng trưởng 11,73cm/ năm.


Đặt vấn đề

Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) thuộc họ Hoàng liên ô rô (Berberidaceae) đây là loài được sử dụng để làm dược liệu do có hàm lượng Berberin cao và được buôn bán ở nhiều nơi với tên gọi cây Mật gấu. Chi Mahonia Nutt. gồm các đại diện là cây bụi hay gỗ nhỏ, phân bố ở vùng ôn đới ẩm hoặc cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nê Pan, Ấn Độ và một số nước khác ở vùng Trung Á. Ở Việt Nam, chi Mahonia có 3 loài gồm Mahonia bealei, M. japonica M. nepalensis.

Đặt vấn đề 1

Loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei) được coi là bị đe dọa ở mức độ cao nhất so với các loài khác cùng chi do số lượng cá thể trong tự nhiên còn quá ít bởi tình trạng khai thác mạnh. Vì vậy, nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái của cây thuốc quý này sẽ góp phần bảo tồn và phát triển chúng trong tương lai.

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu là loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert).
  • Phạm vi nghiên cứu là loài Hoàng liên ô rô lá dày phân bố tại huyện Bát Xát và huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu nghiên cứu về phân bố, sinh học, sinh thái và tri thức sử dụng của người dân bản địa có liên quan đến cây Hoàng liên ô rô lá dày.

Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn người dân địa phương kết hợp với điều tra theo tuyến để xác định các khu vực có thể có loài Hoàng liên ô rô lá dày phân bố; thu thập thông tin từ những người thường xuyên khai thác để bán cũng như thông tin từ chính quyền địa phương để đánh giá mức độ khai thác từ trước đến nay.

Phương pháp nghiên cứu sinh học: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu Thực vật học của Nguyễn Nghĩa Thìn; các phương pháp nghiên cứu Thực vật dân tộc học, cây thuốc của Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Thượng Dong và cs., Gary J. Marti …

Phương pháp nghiên cứu sinh thái: Xác định một số yếu tố sinh thái -môi trường như độ ẩm, cường độ ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, nhiệt độ trung bình ngày, trung bình năm,… kết hợp giữa đo trực tiếp và thu thập các số liệu khí tượng thủy văn tại địa phương; Xác định các loài thực vật chủ yếu cùng sinh sống với loài Hoàng liên ô rô lá dày.

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel làm cơ sở để phân tích và đánh giá kết quả.

Kết quả nghiên cứu

Đặc điểm hình thái loài Hoàng liên ô rô lá dày

Qua kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học ta thấy:

Dạng thân:

Hoàng liên Ô rô lá dày là cây bụi, cao 0,5 – 2(-4)m.

Lá:

  • Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mặt trên màu lục xám nhẹ, mặt dưới đôi khi có màu xanh lục hơi vàng nhạt, thuôn dài, kích thước 25 -40 x 8 -13 cm, với 8 -14 cặp lá chét.
  • Lá chét thường dày, cứng, cặp lá chét dưới cùng hình trứng có kích thước 1 -3 x 1 -2cm, có 1 -2 răng ở mỗi bên mép lá. Các lá chét phía trên có dạng hình trứng hay hình thuôn có kích thước 3 -6 x 2 -4cm, mép có 2 -6 răng mỗi bên, gốc lá chét hình tròn, xiên, đôi khi có dạng hình tim, đầu lá chét nhọn; lá chét tận cùng lớn hơn, kích thước 4 -9 x 3 -4,5cm, cuống dài 1 -6cm.

Cụm hoa:

  • Cụm hoa mọc thẳng đứng với 3 -15 chùm, dài 7 -26cm.
  • Lá bắc ở gốc cụm hoa hình trứng đến hình mác, kích thước 1,5 -4 x 0,7 -1,2cm.
  • Cuống hoa dài 4 -6mm; lá bắc hình trứng rộng hay hình mác dạng trứng, kích thước 3 -5 x 2 -3mm, đầu tù.
  • Đài hoa màu vàng, xếp thành 3 vòng; các lá đài phía ngoài hình trứng, kích thước 2,3 -2,5 x 1,5 -2,5mm; các lá đài ở giữa hình elip, kích thước 5 -6 x 3,5 -4mm; các lá đài phía trong cùng hình elip thuôn, kích thước 6,5 -7 x 4 -4,5mm.
  • Cánh hoa hình elip dạng trứng ngược, kích thước 6 -7 x 3 -4mm, gốc có các tuyến rõ ràng, đầu hơi có răng cưa, với các thùy tròn. Nhị hoa có kích thước 3,2 -4,5mm; bao phấn dính nhau 1,1 -1,3mm, tròn hay cụt (bằng).
  • Bầu thuôn hình trứng, dài 3,2mm; noãn 3 -4; vòi nhụy ngắn.

Quả:

  • Mỗi thân cây mang 5 – 7 chùm quả, mỗi chùm quả mang từ 22 -50 quả, tập trung nhiều nhất là khoảng 30 – 35 quả/chùm.
  • Quả mọng, hình bầu dục, kích thước khoảng 1,1 -1,4 x 0,8 – 1,0cm; chín có màu tím đậm, bề mặt phủ phấn trắng. Vòi nhụy gần như không tồn tại.
  • Mỗi quả mang 1 -2 hạt, kích thước 0,6 -0,8 x 0,4 -0,5cm; trong đó số quả mang 2 hạt chiếm khoảng 70%; khối lượng 100 hạt là 5,28g (độ ẩm 44,67%) .

Qua quá trình theo dõi và đo đếm ở thời điểm quả già và chín cho thấy quá trình chín của quả kéo dài, rải rác từ tháng 4 đến tháng 6.

Đặc điểm hình thái loài Hoàng liên ô rô lá dày 1

Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh và mật độ của Hoàng liên ô rô lá dày

Trong thời kỳ cuối của giai đoạn quả chín bắt đầu xuất hiện các chồi non, chồi non của Hoàng liên ô rô lá dày thường mọc tập trung ở ngọn, được bao bởi các bao chồi màu xanh vàng, mép hơi đỏ, và thường chỉ có 1 chồi.

Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh và mật độ của Hoàng liên ô rô lá dày 1

Thời điểm ra chồi mới, ra lá non và lá trưởng thành tập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Vào đầu mùa sinh sản (khoảng tháng 1-2 dương lịch), một số đỉnh sinh trưởng xuất hiện các chồi hoa nhưng không có thêm các lá mới và không tăng trưởng chiều cao; những đỉnh sinh trưởng không ra hoa thì giữ nguyên. Cây sinh trưởng chậm nên chiều cao trung bình của cây trong 1 năm chỉ đạt trung bình 11,73 ± 4,19cm (biến động từ 8 -15cm) .

Trong tự nhiên, Hoàng liên ô rô lá dày tái sinh chủ yếu từ hạt. Cây ra hoa,quả nhiều, mật độ cây con (cây có chiều cao dưới 0,5m và cây chỉ có lá mầm) lớn. Trong thử nghiệm sơ bộ về khả năng nảy mầm của hạt khi gieo trực tiếp vào đất, chúng tôi thấy tỷ lệ nảy mầm đạt tới 82%.(A) Sự hình thành chồi mới. (B) Cây tái sinh ngoài tự nhiên.

Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh và mật độ của Hoàng liên ô rô lá dày 2

Mật độ loài được xác định tại hai khu vực phân bố ở huyện Bát Xát và Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Kết quả đánh giá 22 OTC kích thước 20×20 m và 25 OTC kích thước 10×10 m đối với cây trưởng thành, cây có chiều cao từ 0,5 m trở lên và 30 OTC kích thước 5×5 m đối với cây dưới 0,5 m (chỉ tính cây có lá thật) được thể hiện trong bảng 2.

Mật độ loài được xác định tại hai khu vực phân bố ở huyện Bát Xát và Sa Pa, tỉnh Lào Cai 1

Nhận xét:

Mật độ cây tái sinh và cây thấp dưới 0,5 m là rất lớn, tới trên 21.493,33 cá thể/ha nhưng số cá thể trưởng thành hoặc có chiều cao trên 0,5m chỉ có 418-512 cá thể/ha.

Thực tế cho thấy, hạt của loài Hoàng liên ô rô lá dày có tỷ lệ nảy mầm cao, lượng hạt lớn nên khi gặp điều kiện thuận lợi có thể nảy mầm và hình thành cây con rất nhiều; tuy nhiên tại các khu vực phân bố loài này có điều kiện thời tiết biến động lớn về cường độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… do đó sau một thời gian nhất định, phần lớn cây tái sinh sẽ bị khô và chết; Một nguyên nhân khác là do cây tái sinh dễ bị tác động từ các loài động vật, côn trùng, cạnh tranh ánh sáng hoặc các yếu tố vật lý khác, do đó chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ cây sinh trưởng và trưởng thành được.

Đặc điểm sinh thái loài Hoàng liên ô rô lá dày

Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và sự phân bố của Hoàng liên ô rô lá dày. Qua điều tra, nghiên cứu mới chỉ phát hiện loài Hoàng liên ô rô lá dày có phân bố tại huyện Bát Xát và huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Một số nơi thuộc tỉnh Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ) trước đây đã được ghi nhận có mặt loài này nhưng đến nay chưa tìm lại được. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định loài Hoàng liên ô rô lá dày không còn tồn tại trong tự nhiên tại Hà Giang.

Cây thường mọc dưới tán rừng thưa và vách núi đá vôi, trảng cây bụi hoặc khe suối cạn ven núi đá; đây là những nơi đất có lượng mùn ít, nghèo dinh dưỡng, độ cao từ 1.800 – 2.500m. Những nơi này thường có độ ẩm, nhiệt độ và cường độ ánh sáng biến thiên mạnh.

  • Nhiệt độ trung bình năm là 15 -16oC, vào mùa Đông, hầu như năm nào ở điểm phân bố tại huyện Bát Xát (có độ cao 2.200 -2.500m) cũng có băng tuyết; vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 30 -32oC. Vào mùa mưa ẩm, ở cả hai điểm phân bố, độ ẩm rất cao, thậm chí có thể bão hòa (100%).
  • Về cường độ ánh sáng cũng có sự biến thiên rất lớn, Cường độ ánh sáng biến thiên mạnh từ 0,26 X103lx vào ngày có mù dày đặc và lên đến 112,9 X 103lx khi trời nắng gắt, không có mây (số liệu đo trong khoảng thời gian từ 11h-13h).

Đặc điểm sinh thái loài Hoàng liên ô rô lá dày 1
Mối quan hệ giữa các loài thực vật với loài Hoàng liên Ô rô lá dày

Tại các địa điểm nghiên cứu quan sát, Hoàng liên Ô rô lá dày thường hiện diện ở các khu rừng có thành phần quần xã thực vật tương đối đơn giản.

Các loài phân bố thường là các loài điển hình, đặc trưng cho các vùng đỉnh núi đá vôi phía Bắc. Tầng cây gỗ gồm các loài như: Tống quán sủ (Alnus nepalensis), Chân chim (Schefflera sp.), Chẹo (Engelhardia sp.),… Tầng cây bụi gồm các loài chính như: Ngũ sắc, Đùm đũm,… có chiều cao trung bình từ 1 -2m. Tầng thảm tươi chủ yếu là các loài: Cỏ lào tím, Cỏ lá tre, Rau răm… có phân bố thưa.

Kết luận

  1. Hoàng liên ô rô lá dày là cây bụi, có chiều cao từ 0,5 -2(-4)m. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, kích thước lá 25 -40 x 8 -13cm, 8-14 cặp lá chét, mép lá chét thường có răng cưa nhọn; Cụm hoa mọc thẳng đứng với 3 -15 chùm, dài 7 -26cm. Quả mọng, hình dục 1,1 -1,4 x 0,8 –1,0cm, mỗi quả mang 1 -2 hạt; hạt kích thước 0,6 -0,8 x 0,4 -0,5cm;khối lượng 100 hạt khối lượng 100 hạt là 5,28g (độ ẩm 44,67%).
  2. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt; mật độ cây trưởng thành (từ 0,5m trở lên) trong khoảng 418-512 cá thể/ha tại khu vực nghiên cứu. Thời gian ra chồi mới, lá non và lá trưởng thành tập trung vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Mỗi lần sinh trưởng của cây chỉ đạt chiều cao 11,73 ± 4,19cm.
  3. Hoàng liên ô rô lá dày thường mọc dưới tán rừng thưa hay các trảng cây bụi trên núi đá vôi nơi đất có lượng mùn ít, nghèo dinh dưỡng, độ cao từ 1.800- 2.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 15 -16oC, độ ẩm không khí trên 80%, lượng mưa 1.800 -2.800mm/năm.
  4. Thành phần loài thực vật nơi Hoàng liên ô rô lá dày phân bố tương đối đơn giản, loài cây này mọc chủ yếu với những cây bụi vàng thảm tươi, tầng cây gỗ chiếm tỷ lệ rất thấp.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dac-diem-sinh-hoc-sinh-thai-cua-loai-hoang-lien-o-ro-la-day-mahonia-bealeifortune-pynaert-o-viet-nam.html/feed 0
Ông tiến sĩ mê cỏ cây – Võ Văn Chi https://tracuuduoclieu.vn/ong-tien-si-me-co-cay-vo-van-chi.html https://tracuuduoclieu.vn/ong-tien-si-me-co-cay-vo-van-chi.html#respond Thu, 01 Apr 2021 07:47:52 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54735 Giới khoa học gọi ông là “pho từ điển sống của thực vật Việt Nam”. Ở tuổi 83, tiến sĩ Võ Văn Chi vẫn miệt mài với các công trình khoa học. Ông giải thích dung dị: “Làm khoa học luôn phải vì lợi ích của nhân dân, của đất nước”. Và cuộc đời tận tâm lặn lội khắp vùng miền đất nước để tìm cây, lập danh mục thực vật của ông là một minh chứng sống động.

Ông tiến sĩ mê cỏ cây - Võ Văn Chi 1

Tiến sỹ khoa học Võ Văn Chi

Trong thời gian nghiên cứu khoa học, nhiều loại cây có công dụng chữa bệnh từ lâu là bí quyết của đồng bào thiểu số đã được ông phổ biến đại trà đến tất cả người dân. Đồng bào dân tộc có bí mật riêng trong từng loại thuốc, họ tự chữa trị cho nhau và phải tuân thủ luật lệ là không có sự đồng ý của trưởng bản thì không ai được phép tiết lộ. Trong khi đó, mỗi toa thuốc Tây y dù ít tiền cũng là một khó khăn lớn với người nghèo. Nếu biết tận dụng cây cỏ xung quanh thì gánh nặng chi phí này sẽ giảm thiểu.

  • Từ đầu những năm 1960, ông đã len lỏi khắp các thôn bản vùng cao phía Bắc tìm cây thuốc.
  • Có lần một thanh niên đi xe đạp ở tỉnh Hòa Bình bị ngã vào sớ đá tét chân, máu chảy đầm đìa. Một già làng người Mán đã chạy đi hái lá cây, giã nát rồi đắp vào. Ngay lập tức, vết thương cầm máu và người thanh niên đã có thể ngồi dậy uống rượu cùng với ông già nọ hai ngày sau vết thương đã kéo da non. Biết chuyện, Võ Văn Chi tìm tới xin được biết bài thuốc nhưng ông già làng nhất quyết không tiết lộ.
  • Không nản chí, ông tiếp tục tìm tới nhà vị già làng nhiều lần thăm hỏi, rồi đưa ra lý lẽ: một bài thuốc hay là phải phục vụ vì số đông vô vụ lợi.
  • Cuối cùng vị già làng cũng hiểu ra và chỉ cho ông đó là cây vông đỏ, một loại cây mọc khắp nơi ở Việt Nam.

TS. Võ Văn Chi thử nghiệm trên thỏ và thấy con thỏ bị cắt đứt động mạch nếu không dùng thuốc vông đỏ sẽ mất chín phút mới cầm máu, trong khi đó nếu có thuốc thì thời gian cầm máu chỉ là một phút. Từ kết quả đáng kinh ngạc trên, ông chế cây vông đỏ thành thuốc bột rồi cho lại những người thường xuyên đi rừng, cũng như giữ bên mình phòng khi bất trắc. Tác dụng của cây vông đỏ còn hiệu nghiệm ngay trên những người mắc chứng máu khó đông.

Tôi viết sách cho dân nước tôi – Võ Văn Chi

Phụ nữ vùng rẻo cao khi sinh nở thường được các bà mế cho tắm bằng những loại lá đặc biệt. Quan sát thau nước tắm, dần dần ông đã biết họ, tên của các loại cây này. Cứ thế, mỗi lần biết được tên hay công dụng của một loài cây ông đều tỉ mỉ ghi chép lại.

Bước chân ông rong ruổi từ Thái Nguyên, Cao Bằng, Nghệ An, Bình Định, rồi cả vùng núi Tịnh Biên (An Giang), Sóc Trăng… Nghe kinh nghiệm dân gian rồi, ông còn khảo cứu tài liệu tiếng Trung và những ngôn ngữ khác về chủng cây. Để có kiến thức chuyên sâu về thuốc, ông còn mời những danh y như giáo sư-tiến sĩ Đỗ Tất Lợi cùng đi.

Tôi viết sách cho dân nước tôi - Võ Văn Chi 1

Thời gian nối tiếp đi qua, 40 năm sau, tập tài liệu ấy cứ dày dần lên đủ để ông làm một cuốn sách 1.500 trang có tựa Từ điển cây thuốc Việt Nam. Cuốn sách tổng hợp 3.165 loài cây có tác dụng chữa bệnh nhanh chóng được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Nhiều nhà khoa học nước ngoài tìm đến ông và ngạc nhiên lẫn khâm phục khi biết đó là công trình ông tự làm và không được hỗ trợ kinh phí từ bất cứ nguồn nào. Ông giải thích: “Tôi viết sách cho dân nước tôi đọc”. Đến nay, bất kỳ ai có cuốn sách trong tay đều tìm được cho mình những bài thuốc từ cỏ cây xung quanh để chữa bệnh cho mình và người thân.

Những tác phẩm nổi tiếng của tiến sĩ Võ Văn Chi

Hiện nay tiến sĩ Võ Văn Chi đã có trên 70 công trình nghiên cứu khoa học và hơn 30 đầu sách có giá trị khoa học cao. Ông cũng từng là giảng viên của nhiều trường đại học lớn của cả nước. Tuy vậy, dù đã qua tuổi bát tuần ông vẫn học ngày học đêm. “Với tôi, học bao nhiêu thời gian cũng không đủ” – ông nói.

  • Đam mê học tập cháy bỏng từ thuở thiếu thời đến khi đã là một cụ già. Năm tuổi, ông được các cụ dạy chữ Hán. Thời gian học đại học, trong khi bạn bè còn chưa thức dậy thì ông đã ôm sách vở lên thư viện hay hội trường để học đến khi tối mịt mới về lại phòng.
  • Phần lớn sách vở, tài liệu thời những năm 1950 của thế kỷ trước là tiếng Latinh, Pháp, Anh hoặc Hán ngữ nên mỗi khi cần dịch ông lại chạy vạy khắp nơi để nhờ vả. Trong cái khó khăn ấy, ông phải tự mày mò học, học không ngừng nghỉ. Cuối cùng, Võ Văn Chi đã thành thạo nhiều ngôn ngữ như Latinh, Pháp, Anh, Hán…

Nhiều lần được mời đi tham quan vườn thuốc Đông y, ông phát hiện nhiều loài cây bị ghi sai tên. Ông đính chính cái sai nhưng không phải ai cũng biết để sửa chữa, thay đổi. Có thể đó cũng là một lý do thôi thúc ông viết sách để ít ra hoặc may ra có người đọc sách, xem ảnh minh họa mà còn biết chính xác cây thuốc mà dùng. Bởi lẽ dùng sai thuốc thì tác hại với người bệnh là vô cùng ghê gớm.

Cuốn sách: “Từ điển cây thuốc Việt Nam”

Cuốn sách:

Từ điển cây thuốc Việt Nam của giáo sư Võ Văn Chi là tác phẩm có giá trị cao không những ở mặt thực vật của các cây thuốc, mà còn có ý nghĩa về sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này ở nước ta. Tác phẩm là một kho tư liệu quí giá cho các nhà nghiên cứu về thực vật học, hóa học cây thuốc và những người làm về lĩnh vực Y Dược học cổ truyền.

Bộ sách được phân bố làm hai phần:

  • Phần thứ nhất – Phần Đại cương
  • Phần thứ hai – Cây thuốc mọc hoang và được trồng ở Việt Nam.

Ở phần này, Tác giả đã sắp xếp các cây thuốc theo vần A, B, C… Ở mỗi một cây thuốc đều có các hình vẽ chính xác để minh họa. Ngoài ra, sau mỗi một đến hai vần của các cây thuốc, lại có các ảnh mầu của các cây thuốc đó, giúp độc giả, có thể dễ dàng nhận biết các cây thuốc mà mình muốn tìm hiểu.

Những tác phẩm khác

  • Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam (1998)
  • Từ điển thực vật thông dụng (hai tập – 2003, 2004)
  • Cây cỏ có ích ở Việt Nam
  • Từ điển sinh học Nga – Việt
  • Từ điển sinh học Anh–Việt, Cây thuốc An Giang
  • Hệ cây thuốc Tây Nguyên…

Theo: www.phapluattp.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ong-tien-si-me-co-cay-vo-van-chi.html/feed 0
Tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi https://tracuuduoclieu.vn/tac-gia-cuon-sach-nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-do-tat-loi.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-gia-cuon-sach-nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-do-tat-loi.html#comments Sun, 14 Mar 2021 03:41:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54737 GS. Đỗ Tất Lợi chính là người đi đầu trong việc bắc cây cầu nối giữa y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Ông có tới 200 công trình khoa học lớn nhỏ trong đó công trình gây tiếng vang nhất là bộ sách ” Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” được xuất bản lần đầu năm 1962 với độ dày trên 1.200 trang khổ lớn. Bên cạnh đó, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng khác về dược liệu.

Tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi 1

Hình ảnh Giáo sư Đỗ Tất Lợi

Đôi nét về GS. Đỗ Tất Lợi

Đỗ Tất Lợi (1919 – 2008) sinh tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

  • Ông học khoa Dược trường Y- Dược Đông Dương trong thời gian 1939 – 1944 thời Pháp thuộc.
  • Sau khi tốt nghiệp ông mở Hiệu thuốc ở phố Hàng Gai, Hà nội trên biển hiệu không đề tiếng Pháp như thời ấy mà ghi Hiệu thuốc để chỉ rõ khí phách độc lập của người Việt Nam.

Từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, dược sĩ Đỗ Tất Lợi với cương vị Viện trưởng Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm Cục quân y, đã chịu khó đi công tác trên núi rừng Việt Bắc tìm kiếm sưu tầm các cây thuốc phòng chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân.

Sau ngày hòa bình lập lại, với nhiệm vụ Chủ nhiệm bộ môn dược liệu Trường Đại học Y dược Hà Nội, ông đã say mê nghiên cứu về dược liệu, vị thuốc Việt Nam và các cây di thực từ nước ngoài. Ông đã có công xây dựng bộ môn về nghiên cứu và tư duy khoa học theo hướng dân tộc hiện đại. Ông tham giảng dạy trực tiếp và biên soạn giáo trình “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”. Giáo trình này ngoài sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên đại học các trường Y Dược trong nước còn được bạn bè quốc tế khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu đánh giá rất cao.

Trong thư gửi Bộ Y tế Việt Nam hai nhà dược học Xô Viết đã viết “Một giáo trình xuất sắc về dược liệu học bằng tiếng Việt vừa xuất bản, được các nhà dược học Liên Xô rất chú ý. Đó là một trong số ít sách giáo khoa về cây thuốc vùng Đông Nam Á…”

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11.

Sự nghiệp nổi bật của GS. Đỗ Tất Lợi

– Năm 1968, Hội đồng Khoa học Viện Hóa dược Leningrad (nay là Saint Petersburg) đã bỏ phiếu thuận 100% phong tặng đặc cách cho ông danh hiệu Tiến sĩ, không cần báo cáo và bảo vệ luận án.

– Năm 1980, ông được phong hàm Giáo sư.

– Năm 1996, ông vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên về khoa học công nghệ.

– Năm 2001, Ông được tặng Huân chương Độc lập hạng nhì 2001 về những cống hiến cho khoa học và đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

– Năm 2006, Hiệp hội Xuất bản châu Á – Thái Bình Dương (APPA) đã trao giải đặc biệt năm 2006 cho cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do NXB Y học tái bản năm 2006.

Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam 1

Nội dung cuốn sách

Đây là một bộ sách lớn, lần xuất bản đầu tiên (1962-1965) được in 10.000 cuốn, chia làm 6 tập, tổng cộng dày 1.494 trang. Bộ sách đã giới thiệu hơn 750 vị thuốc, gồm 164 cây thuốc, 77 vị thuốc động vật, 20 vị thuốc khoáng vật. Mỗi loại đều có tên khoa học, tên tiếng Việt và tên chữ Hán, những đặc tính chung, mô tả quá trình phân phối, thu hoạch, chế biến, thành phần hoá học và công dụng, liều dùng.

Cuốn sách bao gồm cả những loại thuốc mà các nhà khoa học đã xác minh cơ chế, lẫn cả những loại được kiểm chứng hiệu nghiệm trong thực tế nhưng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Nhận xét về cuốn sách

Trong lời giới thiệu bộ sách lần xuất bản đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Vũ Công Thuyết, đã viết:
“ …Bộ sách đã thể hiện một công trình sưu tầm, nghiên cứu rất công phu, một khối lượng lao động rất lớn trong nhiều năm của tác giả. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước, nhiều tài liệu nước ngoài đã được khảo sát, chọn lọc, cộng với hơn 20 năm trong nghề của tác giả, một cán bộ đã có nhiều nhiệt tình và cống hiến trong việc nghiên cứu thuốc nam. ”

– Về bộ sách đó, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch đã nhận xét: “Rất tốt, rất dễ hiểu, rất phong phú. Cái hay của bộ sách là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm nước ngoài.”

– Các nhà bác học Liên Xô (cũ) cũng đánh giá rất cao bộ sách của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc.

– Giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman khẳng định: “Trong số rất nhiều bộ sách viết về cây thuốc nhiệt đới, chưa có bộ sách nào có thể sánh với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học.”

Ngoài cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, ông còn có hàng trăm công trình khoa học lớn nhỏ đã công bố trong và ngoài nước. Các công trình của ông đã được công bố bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Nga, Đức, Rumani…

Nguồn: Tổng Hợp

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-gia-cuon-sach-nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-do-tat-loi.html/feed 1
Tự bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh Covid-19 https://tracuuduoclieu.vn/tu-bao-ve-suc-khoe-truoc-dich-benh-covid-19.html https://tracuuduoclieu.vn/tu-bao-ve-suc-khoe-truoc-dich-benh-covid-19.html#respond Fri, 12 Feb 2021 08:50:04 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52413 Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc bảo vệ sức khỏe không chỉ nhiệm vụ của chính bản thân mình mà còn là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng để hạn chế sự quá tải của Y tế. Vì vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý là một giải pháp giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Một số thông tin về Covid 19

SARS-CoV-2

Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2 (tiếng Anh: Severe acute respiratory syndrome corona virus 2), trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019 (HCoV-19 hoặc hCoV-19) , là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu.

Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona ARN liên kết đơn chính nghĩa.

Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19, các nhân viên nghiên cứu đã phát hiện chủng virus này sau khi họ tiến hành đo lường kiểm tra axit nucleic và dò tra trình tự bộ gen ở mẫu vật lấy từ người bệnh.

Truyền nhiễm

Sự lây truyền từ người sang người đã được xác nhận. Có báo cáo đã cho rằng virus lây nhiễm ngay cả trong thời gian ủ bệnh.Tuy nhiên, các quan chức tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDCC) ở Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ “không có bất kỳ bằng chứng nào về việc bệnh nhân bị lây nhiễm virus trước khi khởi phát triệu chứng.”

Truyền nhiễm 1

Virus corona có thể lây nhiễm ngay cả trong thời gian ủ bệnh

Một nhóm nghiên cứu đã ước tính hệ số sinh sản cơ bản (cũng được gọi là hệ số lây nhiễm cơ bản, của virus nằm trong khoảng từ 5 đến 10. Điều này có nghĩa là một người bị nhiễm virus có thể lây nhiễm cho 5 đến 10 người khác. Các nhóm nghiên cứu khác đã ước tính chỉ số sinh sản cơ bản có thể là từ 2 đến 4,5. Người ta đã xác định rằng virus có thể lây truyền dọc theo một chuỗi gồm ít nhất năm người.

Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh, mệt mỏi và ho khan trong 80% trường hợp, 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%. X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi. Dấu hiệu sống nhìn chung là ổn định vào thời điểm nhập viện của những bệnh nhân. Các xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu lympho).

Hỗ trợ ngăn ngừa COVID-19

Tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Việc bảo vệ sức khỏe không chỉ nhiệm vụ của chính bản thân mình mà còn là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng để hạn chế sự quá tải của Y tế. Vì vậy chế độ dinh dưỡng hợp lý là một giải pháp giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Ăn nhiều trái cây cung cấp Vitamin C

Trong trái cây có nhiều Vitamin C là chất chống lại bệnh cúm hiệu quả. Có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Cam, bưởi, kiwi, quýt… là những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao. Góp phần cải thiện hệ miễn dịch. Thường xuyên uống nước ép giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch cúm.

Xem thêm: Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên khổng lồ

Thực phẩm giàu kẽm

Các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò có tác dụng cao trong việc phòng chống bệnh cúm. Kẽm hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp cho hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn. Ngoài thịt bò thì hàu, tôm cua, thịt gà, sữa chua, hạnh nhân… là các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm bạn có thể sử dụng để bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Tăng cường sức đề kháng

Mật ong

Chất chống oxy hóa trong mật ong sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc pha chế mật ong với lá hẹ, mật ong với quất, mật ong ngâm tỏi sẽ giúp cơ thể tránh khỏi những triệu chứng cảm ho đồng thời ngăn không cho các vi khuẩn cảm cúm xâm nhập vào cơ thể.

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc

Nhằm góp phần vào việc sử dụng đúng các vị thuốc, cây thuốc trong các bài thuốc này, nhóm cán bộ nghiên cứu của Khoa Tài nguyên Dược liệu (Viện Dược liệu) đã tổng hợp dữ liệu về hình ảnh một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc để giới thiệu cho những ai quan tâm sử dụng.

Hy vọng rằng, đây là những hoạt động thiết thực góp phần vào công cuộc phòng chống và điều trị dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Việt Nam.

Bạc hà (Herba Menthae)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 2
Bạch linh, phục linh (Poria)

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc 1
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc 2
Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 10

Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 17Mùi (Herba Coriandri sativi)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 22
Nhục quế (Cortex Cinnamomi)

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc 3
Tỏi (Bulbus Allii sativi)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 27
Tràm (Folium et Cortex Melaleucae)

Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 30

Xem thêm: Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2

Phòng chống dịch bệnh không chỉ là nhiệm vụ của riêng ai, mà là sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng. Hãy là những người dân trách nhiệm và tuân thủ những nguyên tắc phòng dịch dưới đây:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch chứa cồn, hoặc với xà phòng và nước
  2. Tránh đi lại khi bị sốt hoặc ho.
  3. Thường xuyên khử trùng các bề mặt như bàn, ghế
  4. Nếu cảm thấy khó thở hãy gọi bác sĩ và điều trị ngay lập tức
  5. Hạn chế di chuyển tại các vùng dịch bệnh
  6. Đảm bảo khoảng cách an toàn tại trường học, công sở, địa điểm tôn giáo
  7. Tự cập nhật kiến thức về covid 19 từ các nguồn đáng tin cậy.

Dược liệu, vị thuốc và cây thuốc 4

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tu-bao-ve-suc-khoe-truoc-dich-benh-covid-19.html/feed 0
Đa dạng tài nguyên cây làm thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang https://tracuuduoclieu.vn/da-dang-tai-nguyen-cay-lam-thuoc-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-na-hang-tinh-tuyen-quang.html https://tracuuduoclieu.vn/da-dang-tai-nguyen-cay-lam-thuoc-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-na-hang-tinh-tuyen-quang.html#respond Tue, 01 Dec 2020 07:57:24 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48533 Nguyễn Thị Hải,Trần Huy Thái, Nguyễn Thế Cường,Trần Thị Thanh Vân

Tạp chí khoa học đại học Tân Trào

Đặt vấn đề

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Na Hang được thành lập theo Quyết định 274/UB-QĐ ngày 09 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, nằm trên địa bàn các xã Khâu Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Cho đến nay, tại khu BTTN Na Hang đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về bảo tồn thực vật của Hill M. và Kemp N. [10, 11].Theo Nguyễn Nghĩa Thìn & cs. (2006) [6], hệ thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang có 1162 loài thực vật, thuộc 604 chi, 159 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch; trong đó có 558 loài thực vật được ghi nhận có giá trị làm thuốc. Trần Huy Thái và cs (2012) [7, 8] về bảo tồn các loài Hoa tiên qúy hiếm và đặc hữu trong chi Hoa tiên (Asarum) ở Na Hang, Tuyên Quang. Chưa có công trình nghiên cứu tổng thể nào về tài nguyên cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Vấn đề nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững là vấn đề thời sự mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao.

Đặt vấn đề 1

Kiểm lâm bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Tuyên Quang

Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu

  • Các loài cây làm thuốc thuộc các ngành thực vật bậc cao có mạch tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Nội dung nghiên cứu

  • Đánh giá tính đa dạng cây làm thuốc bậc ngành.
  • Đánh giá tính đa dạng cây làm thuốc bậc dưới ngành (Đa dạng bậc họ, bậc chi).
  • Đánh giá nguồn gen cây làm thuốc quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc

Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của khu BTTN Na Hang, dựa theo phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [5], bao gồm:

  • Đa dạng về các taxon cây thuốc ở bậc ngành.
  • Đa dạng cây thuốc bậc họ, chi.
  • Đa dạng nguồn gen bị đe dọa.
  • Đa dạng về dạng thân.

Đánh giá đa dạng về các bậc taxon: tiến hành đánh giá tính đa dạng về thành phần loài của các taxon như sau:

  • Đánh giá đa dạng ở bậc ngành: số lượng, tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài của mỗi ngành.
  • Đánh giá đa dạng ở bậc lớp: số lượng, tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài của mỗi lớp trong ngành Mộc lan
    (Magnoliophyta).
  • Đánh giá chung bằng các chỉ số đa dạng: Chỉ số họ là số loài trung bình của mỗi họ; chỉ số chi là số loài trung bình của mỗi chi; số chi trung bình của một họ.
  • Các họ và các chi đa dạng nhất: Các họ và các chi nhiều loài nhất được lựa chọn làm nhóm đại diện, đánh giá mức độ đa dạng và thành phần của 10 họ và 10 chi đa dạng nhất.

Đánh giá về giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc theo tiêu chí của Nghị định 32/2006/NĐ-CP [3], Danh lục đỏ cây thuốc (2006)[4], Sách đỏ Việt Nam (2007)[1], IUCN Red List (2014)[12]…

Phương pháp đánh giá đa dạng dạng thân

Chia dạng thân của các loài cây thuốc theo Tên cây rừng Việt Nam [2] thành:

  • Dạng cây thân gỗ: cây gỗ lớn, gỗ vừa, gỗ nhỏ.
  • Dạng thân bụi: cây bụi, nửa bụi, bụi trườn.
  • Dạng thân thảo: cây thảo 1 năm, cây thảo nhiều năm.
  • Dạng cây leo: cây thảo leo, bụi leo, cây gỗ leo.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Kết quả nghiên cứu tại khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã xác định được 647 loài thực vật được ghi nhận sử dụng làm thuốc, thuộc 137 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch; đó là: ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 3 loài thuộc 2 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 20 loài thuộc 12 họ; ngành Thông (Pinophyta) có 6 loài thuộc 4 họ; ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 618 loài thuộc 119 họ.

Đa dạng về các bậc taxon trong ngành

Tính đa dạng của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu không chỉ thể hiện ở số lượng lớn các taxon bậc ngành mà còn thể hiện ở sự phân bố của các bậc taxon trong các ngành khác nhau.

  • Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất với 618 loài (chiếm 95,52%) thuộc 410 chi (chiếm
    94,69%) và 119 họ (chiếm 86,86%)
  • Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 12 họ (8,76%), 15 chi (3,46%), 20 loài (3,09%)
  • Ngành Thông (Pinophyta) với 6 loài (0,93%) thuộc 6 chi (1,39%) và 4 họ (2,92%)
  • Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 3 loài thuộc 2 chi và 2 họ là ngành kém đa dạng nhất (chỉ chiếm 0,46% tổng số loài; 0,46% tổng số chi và 1,46% tổng số họ).

Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành có số lượng về họ, chi và loài nhiều nhất trong khu vực nghiên cứu. Do vậy, đi sâu vào phân tích về tính đa dạng của các lớp trong ngành này. Ngành Mộc lan gồm có 2 lớp: Lớp Hành (Liliopsida) và lớp Mộc lan (Magnoliopsida). Trong đó, lớp Mộc lan chiếm ưu thế hơn hẳn với số họ là 94 (chiếm 78,99%), số chi là 336 (chiếm 81,95%) và số loài 505 loài (chiếm 81,72%). Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, với số họ là 25 (chiếm 21,01%), số chi là 74 (chiếm 18,05%), số loài là 113 loài (chiếm 18,28%).

Theo kết quả thống kê cho thấy số lượng các taxon trong 2 lớp Mộc lan (Magnoliopsida) và Hành (Liliopsida) có sự khác biệt lớn.

Bảng 1: Thống kê 10 họ đa dạng cây thuốc nhất tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Đa dạng về các bậc taxon trong ngành 1
Về các chỉ số đa dạng cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang: Phân tích cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, thu được các kết quả: chỉ số họ là: 4,72 (trung bình mỗi họ có gần 5 loài); chỉ số chi là 1,49 (trung bình mỗi chi có 1,5 loài); chỉ số chi trên chỉ số họ là 3,16 (trung bình mỗi họ có trên 3 chi).

Đa dạng về bậc họ

Qua quá trình nghiên cứu, đã xác định được 137 họ thực vật tại khu BTTN Na Hang, Tuyên Quang với 647
loài cây làm thuốc. Mức độ đa dạng của mỗi hệ thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng còn được nhìn nhận ở các cấp độ dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ, chi và loài.

Đa dạng bậc họ, người ta thường phân tích 10 họ thực vật có số loài lớn nhất khu vực nghiên cứu (Bảng 1).

  • Tại khu BTTN Na Hang, 10 họ giàu loài cây thuốc nhất chỉ chiếm 7,30% tổng số họ cây thuốc; với tổng số loài chiếm 31,68% loài và chiếm 28,64% tổng số chi của toàn bộ cây thuốc tại khu vực.

Họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) với 32 loài, chiếm 4,95% tổng số loài cây thuốc ghi nhận được; tiếp theo là họ Cà phê (Rubiaceae) với 28 loài, chiếm 4,33%, theo sau là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 26 loài, chiếm 4,02%; họ Dâu tằm (Moraceae) 23 loài, chiếm 3,55%; họ Bầu bí (Cucurbitaceae); họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) đều có số loài là 18, chiếm 2,78% tổng số loài; tiếp đến là họ Ráy (Araceae) có 17 loài chiếm 2,63%; họ Gừng (Zingiberaceae) với 16 loài, chiếm 2,47%; họ gai (Urticaceae) có 15 loài chiếm 2,32% và cuối cùng là họ Lúa (Poaceae) có số loài là 12, chiếm 1,85% trên tổng số loài.

Tại khu BTTN Na Hang, 10 họ cây thuốc giàu loài nhất đều thuộc các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt
Nam.Điều này cũng phù hợp với nhận định của Tolmachov A. L. (1974) khi nghiên cứu tính đa dạng.
Theo nhận định này thì thành phần cây thuốc ở khu BTTN Na Hang đa dạng bậc họ vì tổng số loài của 10 họ
này chiếm 31,68% nhỏ hơn 50%.

Đa dạng về bậc chi

Cây thuốc ở khu BTTN Na Hang phân bố trong 433 chi. Khi xét đến mức đa dạng chi, người ta thường xét 10
chi giàu loài nhất và sử dụng chỉ số đa dạng của tổng số chi so với tổng số họ và tổng số loài so với số chi của khu vực nghiên cứu. Áp dụng cách tính này cho số liệu ở bảng 1, ta thấy rằng sự phân bố các loài cây trong các chi là không đều nhau; chi nhiều loài nhất gồm 15 loài (Ficus), chi có ít loài nhất chỉ có 1 loài (Lycopodium, Duabanga, Manglietia, Costus…).

Chính vì vậy, 10 chi có số loài nhiều nhất được chọn ra để đánh giá mức độ đa dạng bậc chi được thể hiện ở bảng 3.5 dưới đây. Tổng số 10 chi đa dạng nhất có 59 loài, chiếm 9,12% tổng số loài cây thuốc tại khu BTTN Na Hang thì chi Ficus (Moraceae) đa dạng nhất với 15 loài, chiếm 2,32% tổng số loài. Các chi còn lại có từ 4 loài trở lên đến 7 loài.

Nguồn gen cây thuốc quý hiếm cần được bảo vệ

Tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có sự phân bố của 30 loài cây thuốc quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được ưu tiên bảo tồn (bảng 3.6). Cụ thể như sau:

  • Có 09 loài có tên trong Nhóm IIA thuộc NĐ 32/2006/NĐ-CP.
  • Có 23 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) – Phần II – Thực vật (16 loài được xếp ở mức Sẽ bị nguy
    cấp – VU; 07 loài xếp ở mức Đang nguy cấp – EN);
  • Có 17 loài có tên trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006 (10 loài xếp ở mức Sẽ bị nguy cấp – VU; 6
    loài xếp ở mức Đang nguy cấp – EN và 01 loài xếp ở mức Cực kỳ nguy cấp – CR);
  • Có 07 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2014) (06 loài xếp ở mức Ít bị nguy cấp, 01 loài xếp ở mức Sẽ nguy cấp).

Bảng 2: Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu

Nguồn gen cây thuốc quý hiếm cần được bảo vệ 1
Chú thích:

  • NĐ 32/2006/NĐ-CP: IIA – Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
  • Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN – Đang bị nguy cấp; VU – Sẽ nguy cấp.
  • Danh lục Đỏ cây thuốc (2006): EN – Đang bị nguy cấp; VU – Sẽ nguy cấp.
  • DLĐ của IUCN (2014): VU – Sẽ nguy cấp; LR – Ít nguy cấp (Lower risk; LC – Ít lo ngại (Least concern); NT – sắp bị đe dọa (Near threatened)

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 1

Hoa tiên

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 2

Đảng sâm

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 3

Lát hoa

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 4

Giảo cổ lam

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 5

Bát giác liên

Kết luận

  1. Đã xác định 647 loài thực vật được ghi nhận sử dụng làm thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, thuộc 137 họ, 04 ngành thực vật bậc cao có mạch.
  2. Về các chỉ số đa dạng cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cho thấy: chỉ số họ là: 4,72
    (trung bình mỗi họ có gần 5 loài); chỉ số chi là 1,49 (trung bình mỗi chi có 1,5 loài); chỉ số chi trên chỉ số họ
    là 3,16 (trung bình mỗi họ có trên 3 chi).
  3. Tại khu BTTN Na Hang, 10 họ giàu loài cây thuốc nhất chỉ chiếm 7,30% tổng số họ cây thuốc; với
    tổng số loài chiếm 31,68% loài và chiếm 28,64% tổng số chi của toàn bộ cây thuốc tại khu vực.
  4. Tại khu BTTN Na Hang, 10 chi đa dạng nhất có 59 loài, chiếm 9,12% tổng số loài cây thuốc tại khu
    BTTN Na Hang thì chi Ficus (Moraceae) đa dạng nhất với 15 loài, chiếm 2,32% tổng số loài. Các chi còn lại có từ 04 loài trở lên đến 07 loài.
  5. Đã thống kê được sự phân bố của 30 loài cây thuốc quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được ưu tiên
    bảo tồn.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/da-dang-tai-nguyen-cay-lam-thuoc-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-na-hang-tinh-tuyen-quang.html/feed 0
Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) từ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-nhan-giong-in-vitro-cay-sam-cau-curculigo-orchioides-gaertn-tu-nuoi-cay-dinh-sinh-truong.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-nhan-giong-in-vitro-cay-sam-cau-curculigo-orchioides-gaertn-tu-nuoi-cay-dinh-sinh-truong.html#respond Fri, 06 Nov 2020 09:06:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48082 Nguyễn Thị Lài, Phạm Hương Sơn, Bùi Thị Thanh Phương,
Phạm Minh Duy, Đỗ Thị Thơm, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Ích Tân

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp

Trong nghiên cứu này, các tác giả tiến hành nhân giống in vitro cây Sâm cau thông qua phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, kết quả cho thấy trên môi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA + 1,0 mg/l AgNO3 + 50 mg/l tảo Spirulina là thích hợp nhất cho nhân nhanh chồi in vitro, với số chồi 20,8 chồi/mẫu và 5,2 lá/cây, sau 6 tuần nuôi cấy.

Đặt vấn đề

Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) thuộc họ Sâm cau (Hypoxidaceae) là cây thuốc quý được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Việt Nam. Sâm cau có tác dụng chữa bệnh vàng da, hen suyễn, làm thuốc bổ, ngăn ngừa loãng xương, trị đái tháo đường [1], chống ung thư [2]…, chữa bệnh huyết trắng [3]; chữa vô sinh, nam giới tinh lạnh, liệt dương, tê thấp, đau lưng, viên thận mạn tính, viêm khớp, suy nhược cơ thể, loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy, huyết áp cao… [4].

Đặt vấn đề 1

Hình ảnh cây Sâm cau

Do nhu cầu sử dụng dược liệu tăng mạnh trong thời gian gần đây nên cây Sâm cau bị khai thác ồ ạt, dẫn đến nguồn nguyên liệu đang trở nên cạn kiệt. Mặt khác, vùng phân bố của Sâm cau bị khai thác triệt để khiến loài cây này rơi vào tình trạng gần như mất dần trong tự nhiên, được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam [5] và Danh lục đỏ của IUCN [6]. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu nhân giống Sâm cau, sản xuất cây giống để tạo ra nguồn dược liệu phục vụ cho lĩnh vực y học và mỹ phẩm là vấn đề rất cần thiết. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu nhân nhanh Sâm cau bằng phương pháp nuôi cấy từ đỉnh sinh trưởng, nhằm góp phần bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý của Việt Nam.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Vật liệu, địa điểm nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu: nguyên liệu dùng trong nhân giống là cây Sâm cau được thu thập ở Sơn La, mẫu được rửa sạch bằng nước xà phòng, sau đó khử trùng bằng dung dịch NaOCl 2% trong 15 phút và rửa lại nhiều lần bằng nước cất vô trùng.

  • Mẫu được cắt lấy đỉnh sinh trưởng và cấy trên môi trường MS (Murashige & Skoog, 1962) bổ sung 30 g/1 sucrose, 5,5 g/1 agar, 200 ml/l nước dừa, 1 g/l than hoạt tính, 1,5 mg/l TDZ, pH 5,5.
  • Những chồi non tái sinh từ các đỉnh sinh trưởng được dùng làm nguồn vật liệu cho các thí nghiệm.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Phòng nuôi cấy mô của Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ KH&CN. Thời gian nghiên cứu: 01/2017-8/2018.

Điều kiện nuôi cấy: thời gian chiếu sáng 10 giờ/ngày, cường độ ánh sáng 2.500 lux, nhiệt độ 25±2°C và độ ẩm không khí 70-80%. Trồng cây trong nhà lưới có mái che mưa và che lưới đen, độ che sáng >70%, tưới phun sương đều 2 lần/ngày.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nhân nhanh chồi: để khảo sát khả năng nhân nhanh chồi, các chồi non tái sinh từ các đỉnh sinh trưởng được cấy trên môi trường cơ bản MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ, bổ sung IBA (0-2,0 mg/1); 0,5 mg/l IBA + phloroglucinol (PG) (0-2 mg/l); 0,5 mg/l IBA + AgNO3 (0-2 mg/l); 0,5 mg/l IBA + 1,0 mg/l AgNO3 + tảo Spirulina (0-100 mg/l).

Phương pháp nghiên cứu tạo cây in vitro hoàn chỉnh: các chồi Sâm cau in vitro có 2-3 lá, chồi chưa có rễ, chồi khỏe mạnh được tách ra và cấy sang môi trường ra rễ có bổ sung IBA ở các nồng độ 0; 0,5; 1,0; 1,5; 2 mg/l, 30 g/1 sucrose, 5,5 g/1 agar, 200 ml/l nước dừa, 1 g/l than hoạt tính, pH 5,5 để khảo sát khả năng hình thành rễ.

Phương pháp đưa cây in vitro ra vườn ươm:

  • Các cây in vitro sau khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đạt chiều cao 6-7 cm, có 3-4 lá và 5-7 rễ để bình cây ra ngoài vườn ươm 5 ngày.
  • Cây con được rửa hết thạch, rải đều trên khay sạch để trong 1 giờ, rồi trồng vào chậu nhựa kích thước 12×18 cm trên các giá thể: vụn xơ dừa, đất mùn, bã dược liệu (cây Atiso), đất mùn + vụn xơ dừa (70:30), để khảo sát khả năng sinh trưởng của cây in vitro ở giai đoạn vườn ươm.
  • Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại.

Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu: mỗi công thức thí nghiệm cấy 30 mẫu, sau 6 tuần nuôi cấy tiến hành thu thập số liệu, chỉ tiêu theo dõi là số chồi/mẫu, chiều cao chồi (cm), chiều cao cây (cm), số lá (lá), số rễ (rễ), chiều dài rễ (cm). Tỷ lệ sống (%), chiều cao cây (cm), số lá (lá) và số rễ mới (rễ) được đánh giá sau 10 tuần nuôi trồng.

Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và phần mềm Excel 2007.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nghiên cứu nhân nhanh chồi

Ảnh hưởng của tổ hợp (TDZ + IBA) đến khả năng nhân nhanh chồi cây Sâm cau:

Trong nhân giống in vitro, nhiều loại cây trồng chỉ phù hợp với các chất thuộc nhóm cytokinin, nhưng có nhiều loại khi kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng giữa nhóm cytokinin và auxin thì nâng cao hiệu quả trong nhân giống. Để tìm hiểu ảnh hưởng của Auxin đến quá trình nhân nhanh chồi có sự tương tác với TDZ, đề tài tiến hành bổ sung IBA với các nồng độ khác nhau vào môi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính.

Nghiên cứu nhân nhanh chồi 1 Kết quả được trình bày ở bảng 1 cho thấy, sự kết hợp giữa TDZ và IBA có ảnh hưởng tích cực lên quá trình hình thành chồi và sinh trưởng của chồi cây. IBA ở nồng độ 0,5 mg/l kết hợp với 1,5 mg/l TDZ là tốt nhất, với số chồi là 8 chồi/mẫu và 3,9 lá/cây, chồi cây xanh và sinh trưởng tốt. Điều này cho thấy, khi tăng nồng độ IBA kết hợp với 1,5 mg/l TDZ đã kích thích sự hình thành chồi cây và sinh trưởng của chồi cây, qua đây cũng cho thấy, sự kết hợp của TDZ và IBA có sự tương tác nâng cao hiệu quả trong nhân giống in vitro cây Sâm cau. Khi tăng nồng độ IBA lên 1 mg/l số chồi và số lá giảm dần, thậm chí những chồi tạo ra nhỏ, thấp và không đồng đều, có thể do IBA ở nồng độ cao sẽ gây ức chế sự tái sinh của mẫu.

Ảnh hưởng của phloroglucinol (PG) đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, PG có tác dụng tốt đối với quá trình hình thành chồi và sinh trưởng của chồi cây. Bổ sung PG ở nồng 1 mg/l cho số chồi, chiều cao chồi, số lá/chồi đạt cao hơn cả với 13,1 chồi và 4,5 lá, trong khi đối chứng môi trường không bổ sung PG chỉ đạt 7,9 chồi và 3,93 lá. Khi tăng nồng độ lên quá 1 mg/l PG nhận thấy số chồi, chiều cao của chồi giảm xuống theo chiều tăng của PG. Điều này có thể do nồng độ PG cao quá đã gây ức chế đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau. Cụ thể, ở nồng độ 2,0 mg/l tỷ lệ hình thành chồi giảm xuống chỉ đạt 8,2 chồi và 3,4 lá, chất lượng chồi kém, chồi mảnh.

Ảnh hưởng của AgNO3 đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau:

Các ion bạc dưới dạng nitrate (AgNO3) có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát sinh cơ quan sinh phôi, ra rễ in vitro, cảm ứng ra hoa, ra hoa sớm, kiểm soát hiện tượng rụng lá thông qua việc ức chế hoạt động của ethylene và hạn chế mẫu tiết phenol [8]. Trong nghiên cứu này, đề tài đã bổ sung AgNO3 ở các nồng độ (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) vào môi trường nuôi cấy MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA.

Nghiên cứu nhân nhanh chồi 2

Số liệu ở bảng 3 cho thấy, bổ sung AgNO3 đã khắc phục vấn đề tiết phenol và tăng số lượng chồi, ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ mẫu hóa nâu. Môi trường không bổ sung AgNO3 thì mẫu chỉ tái sinh 7,8 chồi/mẫu và 3,9 lá/chồi, khi môi trường bổ sung 0,5 mg/l AgNO3 thì mẫu tái sinh chồi tăng lên 15,1 chồi/mẫu và 4,6 lá/chồi. Khi tăng nồng độ AgNO3 lên 1 mg/l thì mẫu tái sinh đạt cao nhất với 17,8 chồi/mẫu và 4,9 lá/chồi. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng cao nồng độ AgNO3 lên 1,5 mg/l thì số chồi/mẫu và số lá/chồi có xu hưởng giảm dần, chồi cây yếu và có hiện tượng mọng nước. Điều này cho thấy, AgNO3 ở nồng độ cao 53 thì ức chế sự tái sinh chồi của mẫu. Như vậy, ở nồng độ 1 mg/l AgNO3, thích hợp cho việc tái sinh chồi cũng như sinh trưởng phát triển của chồi.

Ảnh hưởng của tảo Spirulina đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau:

Kết quả ở bảng 4 cho thấy, tảo Spirulina có tác dụng tốt đối với quá trình hình thành và sinh trưởng của chồi. Các nồng độ tảo Spirulina khác nhau, sự hình thành và sinh trưởng chồi cây cũng khác nhau, bột tảo Spirulina ở nồng độ 50 mg/l bổ sung vào môi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA + 1,0 mg/l AgNO3 cho kết quả tốt nhất, với số chồi/mẫu là 20,8, số lá/chồi là 5,2.

Điều này có thể do trong bột tảo Spirulina có chứa các nhóm chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây như các vitamin, các amino acid, các chất khoáng đa lượng, vi lượng [9]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Cúc và cs (2014) [10] khi bổ sung bột tảo Spirulina ở nồng độ 50 mg/l có tác động hiệu quả đến tỷ lệ sống của chồi và sự hình thành số chồi của lan Hài (Paphiopedilum delenatii). Tuy nhiên, khi tăng nồng độ tảo Spirulina từ 100-200 mg/l thì sự hình thành chồi và sinh trưởng của chồi cây có xu hướng giảm dần, thậm chí còn thấp hơn so với đối chứng. Như vậy, nồng độ tảo Spirulina 50 mg/l lá thích hợp nhất cho giai đoạn nhân nhanh chồi in vitro Sâm cau.

Nghiên cứu nhân nhanh chồi 3

Kết quả ở bảng 5 cho thấy, trên môi trường không bổ sung IBA rễ vẫn hình thành. Điều này chứng tỏ auxin nội sinh được hình thành ở chồi và di chuyển xuống dưới gốc để cảm ứng tạo rễ. Tại nồng độ 0,5 mg/l IBA bổ sung vào môi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính, sau 6 tuần nuôi cấy cây đạt các chỉ tiêu sinh trưởng tốt nhất, chiều cao cây đạt 11,8 cm, số lá đạt 7,2 lá/cây, số rễ đạt 10,3 rễ/cây, chiều dài rễ đạt 5,1 cm; chất lượng rễ rất tốt, rễ khỏe, trắng, mập đều và nhiều lông hút, thuận lợi cho sự phát triển của chồi và rễ ở giai đoạn vườn ươm. Tiếp tục tăng nồng độ IBA từ 1-2 mg/l, có sự ức chế kéo dài rễ và giảm số lượng rễ tạo thành. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Zuraida, et al. 2014) [11] khi sử dụng IBA ở nồng độ 0,5 mg/l cho quá trình ra rễ in vitro loài Melicope lunuankenda.

Khả năng thích nghi và sinh trưởng của cây Sâm cau cấy mô chuyển ra ngoài vườn ươm

Sau 10 tuần nuôi trồng trên giá thể vụn xơ dừa, đất mùn, bã dược liệu, đất mùn + vụn xơ dừa (70:30) được thể hiện ở bảng 6.

Khả năng thích nghi và sinh trưởng của cây Sâm cau cấy mô chuyển ra ngoài vườn ươm 1

Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của cây trồng ở các loại giá thể đều đạt cao từ 86-98%, trên giá thể đất mùn phối trộn với vụn xơ dừa (70:30) cây sống và sinh trưởng tốt nhất, với tỷ lệ sống đạt (98%), chiều cao cây 16,6 cm, số lá 6,9, số rễ mới xuất hiện 6,3 rễ, là do đất mùn phối trộn với vụn xơ dừa (70:30) có độ thông thoáng và giữ ẩm thích hợp cho sinh trưởng của cây con trong giai đoạn đầu ở vườn ươm. Trên giá thể đất mùn, chiều
cao cây, số lá và số rễ mới xuất hiện khá cao, tương ứng (13,5 cm, 6,2 lá; 5,9 rễ), điều này cho thấy đất mùn giàu chất khoáng và xốp thoáng phù hợp cho cây cấy mô sinh trưởng. Còn giá thể vụn xơ dừa và bã dược liệu, tuy tỷ lệ sống đạt khá cao nhưng chiều cao cây, số lá, số rễ của cây con đều thấp, có thể do bã dược liệu có khả năng giữ nước cao, dễ gây thối rễ. Còn vụn xơ dừa lại thoát nước nhanh, nên cây dễ héo.

Như vậy, giá thể đất mùn phối trộn với vụn xơ dừa (70:30) thích hợp chuyển cây con Sâm cau ra giai đoạn vườn ươm.

Khả năng thích nghi và sinh trưởng của cây Sâm cau cấy mô chuyển ra ngoài vườn ươm 2

Kết luận

Môi trường MS bổ sung 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA + 1,0 mg/l AgNO3 + 50 mg/l tảo Spirulina là thích hợp nhất cho khả năng nhân nhanh in vitro cây Sâm cau, với số chồi/mẫu là 20,8, số lá/chồi là 5,2 sau 6 tuần nuôi cấy.

Môi trường MS bổ sung 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 0,5 mg/l IBA thích hợp nhất cho sự hình thành rễ in vitro của cây Sâm cau, chiều cao cây đạt 11,8 cm, số lá đạt 7,2 lá/cây, số rễ đạt 10,3 rễ/cây, chiều dài rễ đạt 5,1 cm sau 6 tuần nuôi cấy.

Hỗn hợp đất mùn + vụn xơ dừa (tỷ lệ 70:30) được xác định là giá thể phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây con trong vườn ươm với tỷ lệ sống đạt (98%), chiều cao cây 16,6 cm, số lá 6,9, số rễ mới xuất hiện 6,3 rễ sau 10 tuần nuôi trồng.

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi chân thành cảm ơn Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí để chúng tôi thực hiện và hoàn thành nghiên cứu này.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-nhan-giong-in-vitro-cay-sam-cau-curculigo-orchioides-gaertn-tu-nuoi-cay-dinh-sinh-truong.html/feed 0
Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang https://tracuuduoclieu.vn/ket-qua-dieu-tra-nguon-tai-nguyen-cay-thuoc-cua-tinh-ha-giang.html https://tracuuduoclieu.vn/ket-qua-dieu-tra-nguon-tai-nguyen-cay-thuoc-cua-tinh-ha-giang.html#respond Wed, 04 Nov 2020 04:20:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47965 Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Quỳnh Nga, Phan Văn Trưởng,
Hoàng Văn Toán, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Văn Dân , Phạm Thị Ngọc

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 73-81

Hà Giang là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của nước ta. Với những đặc trưng về địa hình, địa chất và khí hậu, Hà Giang có thảm thực vật tự nhiên phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài thực vật có giá trị. Trong thời gian từ 2013 – 2015, nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu đã tiến hành điều tra tại 84 xã thuộc 11 huyện và thành phố của tỉnh Hà Giang. Kết quả đã ghi nhận được ở Hà Giang hiện có 1565 loài thuộc 824 chi, 202 họ và 6 ngành, 2 giới Thực vật và Nấm có công dụng làm thuốc. Đồng thời phát hiện thêm được 4 loài cây thuốc mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam.

Đặt vấn đề

Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên và khí hậu tương đối đa dạng đã tạo ra ở đây nguồn tài nguyên động – thực vật độc đáo, trong đó có nhiều loài cây được dùng làm thuốc. Tỉnh Hà Giang có tới 22 cộng đồng các dân tộc khác nhau cùng cư trú và sinh sống. Bởi vậy, vốn tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc, động vật làm thuốc trong nhân dân vô cùng phong phú. Với đặc điểm địa hình, địa chất thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng nên Hà Giang có thảm thực vật tự nhiên phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loài dược liệu quý [1- 4].

Đặt vấn đề 1

Hình ảnh tỉnh Hà Giang

Công tác điều tra đánh giá tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu ở Hà Giang những năm trước đây đã có những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế do mới chỉ điều tra được ở 4 huyện vùng cao núi đá (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh); còn 7 huyện/thị (Vị Xuyên, Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần và thành phố Hà Giang) vẫn chưa được điều tra [5, 6]. Do vậy chưa có được các dữ liệu đầy đủ về tiềm năng và hiện trạng nguồn cây thuốc trên toàn tỉnh Hà Giang. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2013 – 2015, Viện Dược liệu được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt đề tài Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang”. Mục tiêu của đề tài là nắm được về tiềm năng, hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây dược liệu tỉnh Hà Giang.

Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng

Các loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc.

Địa điểm điều tra nghiên cứu

Điều tra, khảo sát nguồn tài nguyên cây thuốc ở 7 huyện và thành phố chưa được điều tra (Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Thành phố Hà Giang) và tái điều tra 4 huyện đã được điều tra trước đây để cập nhật số liệu (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc). Tại các huyện, lựa chọn những vùng rừng tiêu biểu để tiến hành điều tra. Tổng số đã điều tra 84 xã và thị trấn thuộc 11 huyện.

Phương pháp

Phương pháp chung để điều tra cây thuốc áp dụng theo “Quy trình điều tra dược liệu” của Bộ Y tế, 1973 và 2006 có sửa chữa, bổ sung.

Điều tra theo tuyến: Trên thực địa để xác định và thu thập được đầy đủ nhất số loài cây thuốc hiện có ở khu vực nghiên cứu: tại mỗi điểm điều tra, lập tuyến đi qua các kiểu địa hình và dạng sinh thái đặc trưng để thu thập số liệu về các loài theo yêu cầu.

  • Sử dụng bản đồ và máy định vị vệ tinh (GPS) để xác định các tuyến và điểm điều tra.

Xác định tên khoa học các loài cây thuốc theo phương pháp so sánh hình thái cổ điển và sử dụng khóa phân loại trong các bộ thực vật chí hiện có.

  • Các tiêu bản cây thuốc được làm theo phương pháp làm mẫu thực vật khô, và được lưu giữ tại phòng tiêu bản khoa Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu.

Kết quả điều tra

Tổng số loài cây thuốc ghi nhận được

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã được công bố và các kết quả điều tra trong giai đoạn 2013 – 2015, đã ghi nhận được ở Hà Giang có tổng số 1565 loài cây thuốc thuộc 824 chi, 202 họ và 6 ngành của 2 giới Thực vật và Nấm. Trong ngành Ngọc lan phần lớn các loài thuộc lớp Ngọc lan – Hai lá mầm và một số ít thuộc lớp Hành – Một lá mầm.

Kết quả cho thấy, với tổng số 1565 loài thực vật và Nấm làm thuốc mọc tự nhiên và trồng đã ghi nhận được, đem so sánh với tổng số 665 loài cây thuốc đã ghi nhận được trong các giai đoạn điều tra trước đây (1968 – 1975 và 1999 – 2000) thì số loài cây thuốc ghi nhận trong cuộc điều tra lần này (2013-2015) là nhiều hơn đáng kể [2, 5, 6, 7, 8]. Có thể thấy rằng, Hà Giang là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên thực vật nói chung và nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng phong phú vào dạng bậc nhất nước ta.

Tổng số loài cây thuốc ghi nhận được 1

* Sự phong phú về dạng sống:

Ngoài các đại diện thuộc nhóm Nấm, ngành Dương xỉ không phân chia về dạng sống, số còn lại là 1522 loài bao gồm các dạng sống:

  • Thân cỏ/thảo (T): 604 loài (≈ 39,68 %)
  • Cây bụi và cây bụi trườn (B): 366 loài (≈ 24,05 %)
  • Thân leo (thảo và gỗ) – (L): 214 loài (≈ 14,06 %)
  • Thân gỗ (G): 331 loài (≈ 21,75 %)
  • Thân cột (C): 7 loài (≈ 0,46 % chủ yếu thuộc họ Arecaceae).

Như vậy, cây thuốc tỉnh Hà Giang chủ yếu là cây thân cỏ (39,68 %); nhóm cây bụi (24,05 %). Cây thuốc là dây leo, thân gỗ và thân cột chiếm tỷ lệ không nhiều. Tổng hợp với các đại diện thuộc giới Nấm, ngành Mộc tặc, ngành Thông đất và ngành Dương xỉ cho thấy, nguồn cây thuốc tỉnh Hà Giang phong phú về các dạng
sống tự nhiên.

Tổng số loài cây thuốc ghi nhận được 2

* Sự phong phú và đa dạng ở các bậc taxon

Như trên đã đề cập, tổng số 1565 loài thực vật và nấm làm thuốc đã ghi nhận tại Hà Giang thuộc 824 chi và 202 họ, trong đó có 10 họ giàu loài, có từ 20 đến 109 loài.

Trong số 10 họ có số loài nhiều nhất chiếm tới 26,4% tổng số loài ghi nhận được. Trong đó họ Cúc (Asteraceae) có số loài nhiều nhất, nhiều loài trong họ này là những cây thuốc phân bố khá phổ biến và có khả năng khai thác lớn như Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis), Ngải cứu dại (Artemisia indica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) …. hay là cây trồng có giá trị kinh tế như Actisô: Cynara cardunculus L.. Họ Cà phê (Rubiaceae) đứng thứ hai với đa phần là các loài cây thảo và cây bụi làm thuốc phổ biến như: các loài Bướm bạc (Mussaenda spp.), Câu đằng (Uncaria spp.), Dạ cẩm (Hedyotis spp.)…

Một số họ giàu loài có các cây thuốc vừa có giá trị khai thác sử dụng lại vừa có giá trị về mặt bảo tồn

Họ Phong lan (Orchidaceae) có 9 loài nằm trong diện bảo tồn. Đó là 3 loài lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.; A. calcareous Aver., Anoectochilus elwesii King & Pantl.); 4 loài Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl., Dendrobium longicornu Lindl., Dendrobium chrysanthum Lindl., Dendrobium fimbriatum Hook.) và 2 loài lan Một lá (Nervilia aragoana Gaudich.; Nervilia fordii (Hance) Schltr.

Tổng số loài cây thuốc ghi nhận được 3

Hình ảnh loài Nervilia aragoana Gaudich.

Họ Bạc hà (Lamiaceae) với nhiều loài cây trồng phổ biến vừa được dùng làm gia vị lại vừa có tác dụng làm thuốc như Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.), Húng (Ocimum basilicum L.), Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl.), Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britton); bên cạnh đó nhiều loài mọc tự nhiên có giá trị khai thác như Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.) là vị thuốc phổ biến trong Y học cổ truyền, một số loài “Bạc hà” mọc tự nhiên (Agastache spp., Elsholtzia spp.; …) là nguồn thức ăn (phấn hoa) cho ong mật tạo nên thương hiệu mật ong bạc hà nổi tiếng của Hà Giang … ngoài ra còn có 1 loài thuộc diện bảo tồn là Chùa dù (Elsholtzia penduliflora W.W. Sm.).

Số còn lại 192 họ, mỗi họ mới chỉ ghi nhận được từ 1 đến 19 loài cây thuốc. Trong số này, một số họ mặc dù chỉ có vài loài, nhưng lại là những cây thuốc rất có giá trị. Ví dụ họ Trạch tả (Alismataceae): 1 loài là Trạch tả (Alisma plantago-aquatica); họ Cẩu tích (Dicksoniaceae) có 1 loài là Cẩu tích (Dicksonia barometz); họ Bách bộ (Stemonaceae) có 1 loài là cây Bách bộ (Stemona tuberosa); họ Mã đề (Plantaginaceae) có 2 loài Mã đề (Plantago major) và Mã đề á (Plantago asiatica); họ Bầu bí (Cucurbitaceae): trong số các loài đã biết đáng chú ý nhất là loài Dền toòng/ Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino)… Đây là những cây thuốc có giá trị sử dụng, kinh tế cao và rất có tiềm năng phát triển ở tỉnh Hà Giang.

Riêng họ Taxaceae: có 3 loài trong đó 2 loài thuộc diện bảo tồn là Dẻ tùng sọc trắng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li) và Thông đỏ bắc (Taxus wallichiana var. chinensis (Pilg.) Florin.), loài còn lại là Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) cũng là loài hiếm gặp.

Ở bậc chi, các chi đã biết có nhiều cây thuốc bao gồm: Chi Ficus (Moraceae) có 24 loài; chi Ardisia (Myrsinaceae) có 13 loài; chi Polygonum (Polygonaceae) có 12 loài; chi Smilax (Smilacaceae) có 12 loài; chi Piper (Piperaceae) có 11 loài, chi Solanum (Solanaceae) có 10 loài. Các chi Alpinia (Zingiberaceae), Clematis (Ranunculaceae), Desmodium (Fabaceae), Dendrobium (Orchidaceae), Cinnamomum (Lauraceae) và đều có 9 loài/chi. Một vài họ chỉ có 1 chi nhưng các loài đã biết có ở Hà Giang đều có ý nghĩa về mặt đa dạng sinh học và giá trị sử dụng, như: họ Taccaceae chỉ có 1 chi Tacca với 2 loài là Râu hùm (Tacca chantrieri André), Hồi đầu thảo (T. Plantaginea Drenth) và Phá lủa (Tacca subflabellata P.P.Ling & C.T.Ting); họ Costaceae chỉ có 1 chi Costus với 2 loài Mía dò (Costus speciosus (J.Koenig) Sm.) và Mía dò hoa gốc (C.tonkinensis Gagnep.), hay họ Trilliaceae chỉ có 1 chi Paris gồm 5 loài cây thuốc rất có giá trị. Một số chi chỉ có 2-3 loài nhưng đều là những cây thuốc có khả năng khai thác và có giá trị bảo tồn cao: Chi Gynostemma (Cucurbitaceae) có 3 loài đều có công dụng làm thuốc như Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, G. Laxum (Wall.) Cogn.), Chi Acanthopanax với 2 loài là Ngũ gia bì gai (A. Gracilistylus W.W.Sm.) và
Ngũ gia bì hương (Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss) vừa có giá trị làm thuốc lại vừa thuộc diện bảo tồn; Chi Panax với 3 loài đều có giá trị làm thuốc cao trong đó ngoại trừ loài Tam thất (Panax notoginseng (Burkill) F. H. Chen) là cây thuốc trồng, 2 loài Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai & K.M.Feng) và Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) là những cây thuốc quí hiếm cần bảo vệ.

* Một số phát hiện mới, ghi nhận bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam:

Trong các đợt điều tra tại Hà Giang, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thêm được 4 loài cây thuốc, là những loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam, gồm có:

  • Trọng lâu thìa Paris xichouensis (H. Li) Y. H. Ji, H. Li & Z. K. Zhou phân bố tại xã Sủng Là huyện Đồng Văn [9].
  • Trọng lâu lá đốm Paris cronquistii (Takht.) H. Li được tìm thấy tại Sủng Là huyện Đồng Văn [10].
  • Kim ngân cựaLonicera calcarata Hemsley phát hiện thấy tại Phó Bảng huyện Đồng Văn [11].
  • Qua lâu lá nguyênTrichosanthes truncata C. B. Clarke in J. D. Hooker được tìm thấy tại Phó Bảng, Đồng Văn [12].

Đáng lưu ý rằng, cả 4 loài ghi nhận mới này đều là những loài có vùng phân bố hẹp, mới chỉ ghi nhận được từ 1 đến 2 điểm phân bố trên cả nước. Đây là những loài cây thuốc có giá trị cao và là những đối tượng nằm trong diện bảo tồn ở nước ta. Phát hiện mới này cho thấy rằng Hà Giang có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và hiện còn ẩn chứa nhiều tiềm năng sinh vật có ý nghĩa cho khoa học.

Đa dạng các loài cây thuốc theo độ cao và các vùng rừng tập trung nhiều loài cây thuốc tại Hà Giang

* Phân bố các loài theo độ cao:

Hà Giang là điểm cực Bắc của Việt Nam, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc biệt đã tạo nên ở đây một khu hệ thực vật mà trong đó không chỉ có những loài cây thuốc nhiệt đới mà còn có nhiều loài của vùng ôn đới ấm và á nhiệt đới núi cao. Nhiều loài có phân bố ở Hà Giang cũng được tìm thấy ở nhiều vùng khác ở Việt Nam nhưng ở độ cao lớn hơn như Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz.), Thông đỏ (Taxus wallichiana var. chinensis Florin.)… Một số loài mới chỉ có ghi nhận ở Hà Giang như loài Hoàng liên ô rô (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert)… Không những thế, hai loài thuộc chi Panax là Tam thất hoang (P. stipuleanatus H.T.Tsai & K.M.Feng) và Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus Seem.) vốn có phân bố hẹp (Hoàng Liên Sơn – Lào Cai) cũng được ghi nhận có tại Hà Giang trong đợt điều tra khảo sát lần này.

Ở độ cao từ 1.000m trở lên: bắt gặp nhiều loài cây thuốc đặc trưng cho vùng núi cao thuộc một số họ như: Họ Ngũ gia bì (Araliaceae): Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus), Thông thảo (Tetrapanax papyriferus), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Dây thường xuân (Hedera nepalensis)…; Họ Hoàng liên gai (Berberidaceae): Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis), Hoàng liên ô rô lá dày (M. bealei)…; Họ Mao lương (Ranunculaceae): Hoàng liên bắc (Coptis chinensis), Thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum)…; Họ Nữ lang (Valerianaceae): Nữ lang (Valeriana hardwicki), Sì to (V. jatamansi)…; Họ Bách hợp (Liliaceae): Bách hợp (Lilium brownii var. )…; Họ Đỗ quyên (Ericaceae): Châu thụ (Gaultheria fragrantissima)…; Họ Hồi (Illiciaceae): Hồi tsai (Illicium tsaii); Họ Lan (Orchidaceae): Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus); …

Đa dạng các loài cây thuốc theo độ cao và các vùng rừng tập trung nhiều loài cây thuốc tại Hà Giang 1

Hình ảnh cây Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis)

Đặc biệt trong quần hệ rừng trên đỉnh núi đá vôi ở Phiêng Luông (Bắc Mê), Thái An và Bát Đại Sơn (Quản Bạ) mọc tập trung nhiều loài thuộc Ngành Thông – Hạt trần. Trong đó có các loài đáng chú ý như: Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D. Don), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.); Bách xanh (Calocedrus macrolepis); Bách vàng (Cupressus vietnamensis); Thiết sam đông bắc (Tsuga chinensis); Thông đỏ (Taxus
chinensis)… Có thể nói, hiếm có nơi nào ở Việt Nam có số loài Hạt trần tập trung như ở các điểm này. Tuy nhiên, hầu hết các loài kể trên do phạm vi phân bố hẹp, số lượng cá thể ít nên khả năng khai thác hạn chế. Thậm chí có thể coi là những loài cây thuốc quí hiếm, cần bảo vệ và phát triển thêm ở Việt Nam.

Ở độ cao từ 700m trở lên: Ở vành đai thấp hơn tập trung nhiều cây thuốc á nhiệt đới và nhiệt đới. Trong số này, những loài có thể tiếp tục khai thác như: Chè dây (Ampelopsis cantoniensis); Hạ khô thảo (Prunella vulgaris); Bách bộ (Stemona tuberosa), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera spp.); Nga truật (Curcuma spp.); Ngải cứu dại (Artemisia indica), Thảo đậu khấu nam (Alpinia spp.), Giảo cổ lam (Gynostemma spp.).

Ở độ cao dưới 700m bắt gặp nhiều loài cây thuốc phổ biến có khả năng khai thác như Hy thiêm (Sigesbeckia orientalis), Thảo quyết minh (Senna tora), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Câu đằng (Uncaria spp.), Nhân trần (Adenosma caeruleum)…

* Các vùng rừng tập trung nhiều loài cây thuốc

Cùng với sự phân bố các loài cây thuốc theo độ cao thì ở mỗi vùng rừng khác nhau cũng có những đặc trưng riêng với sự khác nhau về thành phần các loài, trong đó bao gồm cả các loài có tiềm năng khai thác và những loài quý hiếm cần được bảo vệ. Các vùng rừng tập trung nhiều loài cây thuốc như:

  • (1) Huyện Vị Xuyên: vùng rừng thuộc 2 xã Cao Bồ và Thượng Sơn
  • (2) Huyện Hoàng Su Phì: vùng rừng thuộc xã Pờ Ly Ngài và xã Hồ Thầu.
  • (3) Huyện Bắc Quang: vùng rừng tại thị trấn Việt Quang, xã Đức Xuân.
  • (4) Huyện Xín Mần: vùng rừng tại 4 xã Nấm Dẩn, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên, Thu Tà.
  • (5) Huyện Quang Bình: vùng rừng tại 4 Bằng Lang, Nà Khương, Tân Nam, Xuân Giang.
  • (6) Huyện Bắc Mê: vùng rừng tại thị trấn Yên Phú, xã Phiêng Luông và xã Minh Sơn.
  • (7) Huyện Quản Bạ Vùng Bát Đại Sơn: Nằm trên khối núi Bát Đại Sơn thuộc địa phận 3 xã Bát Đại Sơn, Cán Tỷ và Thanh Vân. Vùng núi Ba tiên: Thuộc thôn Lô Thàng 2, xã Thái An, huyện Quản Bạ. Vùng rừng này có liên quan tới vùng Du Già (Yên Minh). Vùng rừng thuộc địa phận thôn Lô Thàng 1, xã Thái An và xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Hiện tại rừng chỉ còn ở phần đỉnh núi.
  • (8) Huyện Yên Minh: vùng rừng Du Già thuộc xã Du Già.
  • (9) Huyện Mèo Vạc: Thuộc xã Mèo Vạc, kéo dài sang đến xã Lũng Pù
  • (10) Huyện Đồng Văn: vùng rừng thứ sinh thuộc xã Phố Là.

Xác định các loài cây thuốc quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và các loài có tiềm năng khai thác tại tỉnh Hà Giang

1. Kết quả điều tra đã xác định được 97 loài cây thuốc thuộc 70 chi và 48 họ – là những cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam hiện nay [13-16]. Trong đó đáng chú ý có 5 loài đang ở mức cực kỳ nguy cấp – CR (Sách Đỏ Việt Nam – 2007) gồm các loài: Hoàng liên (Coptis chinensis Franch.), Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai & Feng), Bách vàng (Cupressus vietnamensis (Farjon & T.H.Nguyên) Silba), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon Meisn.).

2. Và có tới 37 loài quý hiếm đang ở mức nguy cấp – EN (Sách Đỏ Việt Nam, 2007) như: Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense), Bảy lá một hoa (Paris chinensis), Lan một lá (Nervilia fordii Schlechter), Lan kim tuyến (Anoectochilus calcareus Aver.), Hoàng tinh vòng (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl.), Hoàng thảo (Dendrobium nobile var. alboluteum Huyen & Aver), Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau), Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), Hoàng liên ô rô (Mahonia bealii Pynaert)… Như vậy nguồn tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang còn có ý nghĩa rất lớn về đa dạng sinh học.

Xác định các loài cây thuốc quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và các loài có tiềm năng khai thác tại tỉnh H 1

Hình ảnh cây Bát giác liên (Podophyllum tonkinense)

3. Đã ghi nhận được ở Hà Giang có 40 loài/nhóm loài cây thuốc đang được khai thác thu mua phổ biến. Trong đó có đến 15 loài là những cây thuốc thuộc diện bảo tồn (có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006), Nghị định 32 của Chính phủ về hạn chế khai thác, buôn bán vì mục đích thương mại, Danh lục đỏ IUCN…). Để tránh tình trạng các nguồn gen quí của tỉnh bị suy giảm và thất thoát qua biên giới, cần có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý và nhiều ban ngành có liên quan.

4. Trong số 40 loài/nhóm loài được khai thác phổ biến kể trên thì có 26 loài/nhóm loài được coi là có tiềm năng khai thác, với khối lượng ước tính từ 10 tấn/năm trở lên. Trong đó đáng chú ý có thể kể đến Cỏ ngũ sắc (Ageratum conyzoides L.) 100 – 150 tấn, Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J.Smith) 50 – 70 tấn, hay Nghệ vàng (Curcuma longa L.) 50 – 60 tấn. Có thể thấy rằng, nhiều loài trước đây có khả năng khai thác ở 4 huyện vùng cao núi đá với khối lượng lớn như Bổ cốt toái, Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Thạch hộc, Hoàng tinh, Kim ngân… [17] thì đến nay đã không còn nằm trong danh sách cây thuốc có khả năng khai thác của toàn tỉnh. Thậm chí một số loài còn được đưa vào diện bảo tồn như Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Thạch hộc (Dendrobium nobile), Bổ cốt toái (D. bonii). Một số loài trước đây có khả năng khai thác với khối lượng lớn ở 4 huyện vùng cao (1999-2000), đến nay đã suy giảm về khối lượng khai thác trên toàn tỉnh như Kê huyết đằng (200-300 tấn/năm giảm xuống còn 50-60 tấn/năm), Ngũ gia bì chân chim (300-500 tấn/năm giảm xuống còn 5-10 tấn/năm)… Những loài vẫn duy trì khả năng khai thác qua nhiều năm phần lớn là những cây thảo có phân bố rộng, khả năng tái sinh và phục hồi sau khai thác tốt như: Cỏ cứt lợn, Chè dây, Hy thiêm, Long nha thảo,

Kết luận

Qua điều tra nghiên cứu tại 84 xã và thị trấn thuộc 11 huyện và thành phố của tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2013 – 2015, cùng với tổng hợp tư liệu từ các tài liệu đã công bố

  • Ghi nhận được ở Hà Giang có 1565 loài cây thuốc mọc tự nhiên và trồng, thuộc 824 chi, 202 họ của 6 ngành, 2 giới Thực vật và Nấm.
  • Cùng với đó đã ghi nhận được 4 loài mới, bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Điều này cho thấy Hà Giang là một tỉnh có sự đa dạng về tài nguyên cây thuốc bậc nhất ở Việt Nam.
  • Đã xác định được đặc điểm phân bố các loài cây thuốc theo độ cao và các vùng rừng tập trung nhiều loài cây thuốc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời qua điều tra cũng xác định được 26 loài có tiềm năng khai thác và 97 loài cây thuốc quí hiếm thuộc diện bảo tồn tại tỉnh Hà Giang. Đây là cơ sở để định hướng cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc ở tỉnh Hà Giang.

Lời cảm ơn

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự tài trợ kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang để thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và xây dựng chiến lược phát triển dược liệu tỉnh Hà Giang”. Trong quá trình thực hiện đề tài, xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ và tư vấn về chuyên môn của 2 chuyên gia là PGS.TS. Nguyễn Văn Tập và GS.TS. Phan Kế Lộc.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ket-qua-dieu-tra-nguon-tai-nguyen-cay-thuoc-cua-tinh-ha-giang.html/feed 0