Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Trinh nữ hoàng cung xạ đen: 2 thảo dược quý từ thiên nhiên https://tracuuduoclieu.vn/trinh-nu-hoang-cung-xa-den.html https://tracuuduoclieu.vn/trinh-nu-hoang-cung-xa-den.html#respond Wed, 12 Jun 2024 02:25:02 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=76802 Trinh nữ hoàng cung và xạ đen là hai thảo dược quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng điều trị ung thư. Vậy hai loại cây này uống chung được không? Tác dụng của chúng như thế nào? Khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Trinh nữ hoàng cung xạ đen: 2 thảo dược quý từ thiên nhiên 1

1. Trinh nữ hoàng cung có uống cùng xạ đen được không?

Trinh nữ hoàng cung và xạ đen là hai loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Việt Nam. Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là Crinum latifolium, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa, sưng đau khớp và u bướu. Trong khi đó, xạ đen (Celastrus hindsii) nổi tiếng với khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, các bệnh về gan và tăng cường hệ miễn dịch.

Theo y học cổ truyền có một số bài thuốc kết hợp trinh nữ hoàng cung và xạ đen để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng xuất hiện một số viên uống kết hợp hai loại thảo dược này với tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư và chưa có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.

Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học rõ ràng nào về sự kết hợp đồng thời trinh nữ hoàng cung và xạ đen về tính tương tác cũng như tác dụng của sản phẩm.

Do đó, việc kết hợp hai loại thảo dược này cần phải được thực hiện một cách thận trọng. Tốt nhất là dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ y học cổ truyền hay các chuyên gia có kinh nghiệm, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Tác dụng chữa ung thư của cây trinh nữ hoàng cung

2. Trinh nữ hoàng cung xạ đen có tác dụng gì?

Trinh nữ hoàng cung và xạ đen có nhiều lợi ích cho sức khỏe, khi dùng chung có thể có những tác dụng như sau:

– Hỗ trợ điều trị các khối u:

2. Trinh nữ hoàng cung xạ đen có tác dụng gì? 1

Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có tác dụng hành khí, tán huyết, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, có thể trị khối u. Theo nghiên cứu hiện đại, loại cây này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, có tác dụng ức chế khối u vừa gián tiếp và trực tiếp. Nó kích thích hệ miễn dịch chống lại khối u và tác dụng trực tiếp làm giảm thể tích khối u.

Theo “Nghiên cứu tác dụng sinh học và độ an toàn của các phân đoạn alcaloid và flavonoid từ cây Trinh nữ hoàng cung” của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự cho thấy loại cây này có tác dụng gây độc trên nhiều tế bào ung thư khác nhau như ung thư gan, ung thư màng tim, ung thư cơ tim.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khác cũng được thực hiện để chứng minh tác dụng của loại cây này với ung thư vú, u xơ cổ tử cung và u tuyến tiền liệt lành tính.

2. Trinh nữ hoàng cung xạ đen có tác dụng gì? 2

Trong dân gian, cây xạ đen được biết đến là thảo dược có tác dụng thông kinh, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị ung thư. Xạ đen chứa nhiều hoạt chất như flavonoid và quinon có tác dụng hỗ trợ điều trị các khối u. Chúng giúp làm mềm và hóa lỏng nhiều loại u khác nhau như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u tuyến tiền liệt lành tính. Người dân thường dùng nước sắc lá xạ đen uống để hỗ trợ điều trị bệnh.

Vì vậy, nhiều nghiên cứu hiện đại được thực hiện để kiểm tra tác dụng của loại cây này. Theo “Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.)” của Bùi Thị Thanh Duyên kiểm tra tác dụng của xạ đen đối với 3 dòng tế bào ung thư là ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú. Xạ đen rất giàu các hợp chất như alkaloids, sesquiterpenes, diterpenes, triterpen, glycoside tim và flavonoid… có tác dụng diệt khuẩn và chống ung thư in vitro. Kết quả cho thấy xạ đen có tác dụng chống oxy hóa và gây độc đối với 3 dòng tế bào ung thư trên.

Vì vậy, việc kết hợp trinh nữ hoàng cung và xạ đen mang tiềm năng mới trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư.

– Ngoài ra, mỗi loại còn đem lại các công dụng riêng của nó như sau:

  • Trinh nữ hoàng cung: tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, giảm sung huyết dưới da, chữa tê thấp, đau nhức…
  • Xạ đen: giúp thanh nhiệt, điều hòa khí huyết, ổn định huyết áp, giảm đau, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Khám phá ngay: trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì?

3. Các bài thuốc kết hợp trinh nữ hoàng cung và xạ đen

Hiện nay, có một số bài thuốc trong y học cổ truyền sử dụng sự kết hợp trinh nữ hoàng cung và xạ đen nhằm tận dụng những tác dụng dược lý của cả hai loại thảo dược. Các bài thuốc kết hợp này được cho là có khả năng hỗ trợ điều trị khối u, đặc biệt là các khối u lành tính như u xơ tử cung.

Bài thuốc gồm có 2 nguyên liệu sau:

  • 60g cao xạ đen
  • 7 lá trinh nữ hoàng cung.

Cách thực hiện:

  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi cùng 2 lít nước sạch, đun đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm khoảng 30 phút nữa để dưỡng chất có trong nguyên liệu được hòa tan hết vào trong nước.
  • Chắt lấy phần nước thuốc và uống nước thuốc đó trong ngày.

Người dùng uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy cải thiện tình trạng bệnh.

☛Chú ý: Phân biệt Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng

4. Trinh nữ hoàng cung và xạ đen có tốt không?

4. Trinh nữ hoàng cung và xạ đen có tốt không? 1

Hiệu quả của trinh nữ hoàng cung và xạ đen trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư, rối loạn kinh nguyệt… đã được ghi nhận qua các nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm sử dụng dân gian. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh và cách sử dụng.

Có những người hấp thu tốt các hoạt chất trong cây cần thời gian ngắn hơn những người hấp thu chậm để phát huy tác dụng. Nhưng nhìn chung, trinh nữ hoàng cung và xạ đen là thảo dược tự nhiên nên đều cần thời gian dài để sử dụng.

Cũng cần lưu ý rằng, hai loại thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải tác dụng điều trị đặc biệt đối với bệnh ung thư. Nó giúp gây độc tế bào ung thư, giảm kích thước khối u hiệu quả, tuy nhiên không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh.

Vì vậy, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất người bệnh nên thường xuyên thăm khám bác sĩ. Trong những trường hợp cần thiết có thể cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và với các phương pháp điều trị khác.

Tóm lại: Trinh nữ hoàng cung và xạ đen là những thảo dược có nhiều tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Tuy nhiên người dùng không nên tự ý sử dụng kết hợp, mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/trinh-nu-hoang-cung-xa-den.html/feed 0
Xạ đen – Vị thuốc quý của người Việt https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-cay-xa-den.html https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-cay-xa-den.html#respond Sun, 25 Oct 2020 09:51:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=45777 Xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth et Hook thuộc họ Dây gối (Celastraceae). Trong chiết xuất Xạ đen chứa nhiều hợp chất quý có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, tăng miễn dịch, chống viêm nhiễm, làm giảm huyết áp, phòng chống vữa xơ động mạch…

Xạ đen - Vị thuốc quý của người Việt 1

Giới thiệu về cây xạ đen

Tên gọi

  • Cây xạ đen hay có tên gọi trong dân gian là cây ung thư, cây đồng triều, cây bạch vạn hoa và cây bách giải, tùy theo vùng miền mà nó có một cách gọi khác nhau.
  • Tên gọi khoa học của cây xạ đen: Celastrus hindsii Benth et Hook,
  • Họ dây gối (Celastraceae)

Mô tả cây xạ đen

  • Cây xạ đen thuộc dạng cây leo, thân gỗ, rễ có thể mọc thành từng búi lớn, bụi leo, hay mọc quấn quanh cây lớn.
  • Lá cây xạ đen dài chừng 5-10cm, lá xạ đen có màu tía khi còn non, chuyển xanh màu xanh thẫm khi đã trưởng thành, lá khô khó vò nát và có mùi thơm dễ chịu. Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 – 7mm
  • Hoa của cây xạ đen thường mọc ở những đầu cành và có màu trắng, quả cây xạ đen khi chín có màu vàng cam với từng chùm nhỏ. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 – 10 cm. Cuống hoa 2 – 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng, Hoa cái có bầu 3 ô.
  • Quả nang hình trứng, dài cỡ 1 cm, nổ thành 3 mảnh.
  • Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 – 5; Ra quả tháng 8 – 12

Bộ phận sử dụng

Lá, thân, rễ đều được dùng làm thuốc

Phân bố

  • Cây xạ đen được phân bố ở nhiều nước khác nhau: Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan…
  • Ở Việt Nam, xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Ba Vì… mọc tự nhiên trong rừng.

Tác dụng của cây xạ đen

1. Cây xạ đen hỗ trợ điều trị ung thư

Qua quá trình nghiên cứu đã phát hiện trong cây xạ đen có chứa hợp chất kháng ung thư: Flavonoid – một loại chất có tác dụng chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả.

  • Flavonoid là những chất oxy hóa chậm, làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do – những tác nhân xấu như bệnh ung thư, lão hóa, hủy tế bào…
  • Chất Flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, làm chậm sự phát triển của các tế bào ưng thư, các khối u ác tính.

2. Cây xạ đen có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về gan:

  • Cây xạ đen có công dụng làm mát gan cực kỳ hiệu quả và giúp cho cơ thể thanh nhiệt rất tốt, hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh xơ gan, ức chế quá trình lipid giảm mạnh, kiểm soát được men gan trong cơ thể.

3. Tác dụng của xạ đen trong điều trị huyết áp

  • Những người có tiền sử huyết áp cao cũng có thể sử dụng xạ đen để điều hòa khí huyết giúp huyết áp luôn ổn định.

4.Tác dụng của xạ đen trong hỗ trợ điều trị tiểu đường

  • Tiểu đường là căn bệnh rất nhiều người mắc phải, để giảm bệnh này rất nhiều người đã sử dụng xạ đen để chữa bệnh và tác dụng rất hiệu quả.

5. Cây xạ đen có tác dụng chữa bệnh mụn nhọt, lở ngứa

  • Cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị mụn nhọt, lở ngứa hiệu quả.

6. Cây xạ đen giảm đau, tăng sức đề kháng cơ thể nhất là tuổi già

  • Cây xạ đen có tính hàn, tác dụng hỗ trợ giải nhiệt cơ thể, loại bỏ các độc tố gây ảnh hưởng tới cơ thể, điều hòa hoạt huyết, giảm đau, an thần, vì vậy trong Đông Y, cây xạ đen là một trong những vị thuốc giúp hỗ trợ giảm đau, và tăng sức đề kháng rất tốt.

7. Tác dụng của xạ đen trong hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ

  • Máu nhiễm mỡ, hoặc gan nhiễm mỡ có thể ngăn ngừa và làm giảm tình trạng bệnh nhờ uống lá xạ đen.

Một số hình ảnh nhận biết của cây xạ đen

Một số hình ảnh nhận biết của cây xạ đen 1

Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành bụi, thân cây dạng dây dài từ 3-10m, cành tròn. Lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, về sau có màu xanh

 

Một số hình ảnh nhận biết của cây xạ đen 2

Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm, cuống hoa 2-4mm, hoa mẫu 5 cánh, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô

 

Hành trình đưa sự thật về “thần dược” xạ đen ra ánh sáng 7

Lá mọc so le, phiến lá bầu dục, hình xoan ngược, dài 7-12cm, rộng 3-5cm, dai, gân bên 7 đôi, mép có răng tháp, cuống lá 5-7mm

 

Một số hình ảnh nhận biết của cây xạ đen 3

Quả hình trứng, dài 1cm, khi chín có màu vàng và tách ra thành 3 mảnh, hạt có áo hạt màu đỏ hồng

Một số bài thuốc thông dụng của cây xạ đen

Dùng cây xạ đen hỗ trợ điều điều trị bệnh ung thư:

  • Xạ đen (Cả lá và thân): 30-40gram
  • Cây bạch hoa xà thiệt thảo: 30gram.
  • Cây bán chi liên: 15gram.
  • Cây mảnh cộng khô: 25gram

Chế biến:

  • Các vị thuốc trước khi dùng nên được rửa sạch và đun với 1,5 lít nước. Đun sôi và để lửa nhỏ liu riu đến cạn còn khoảng 600ml nước
  • Uống sau bữa ăn khoảng 15 phút. Nên uống khi thuốc còn nóng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Cây xạ đen trị bệnh về gan và viêm gan B
  • Xạ đen (lá và thân):  40-50 gram
  • Cây cà gai leo: 30gram
  • Cây mật nhân:  10gram

Chế biến:

Các vị thuốc đem rửa sạch, rồi sắc với 1,2 lít nước. Đun sôi và để lửa nhỏ liu riu thêm khoảng 15 phút cho cây thuốc tiết hết chất ra nước rồi chắt nước uống hằng ngày.

Dùng cây xạ đen giúp tăng sức đề kháng và giảm đau

  • Xạ đen (cả lá và thân): 70gram, đem rửa sạch.
  • Đun với 1,5 lít nước, đun sôi rồi để khoảng 20 phút cho ngấm, uống thay nước hàng ngày. (Nếu không có thời gian bạn cũng có thể hãm xạ đen bằng bình giữ nhiệt như pha trà tươi).

Những lưu ý khi dùng cây xạ đen

  • Không xạ đen dùng cho phụ nữ mang thai
  • Không dùng xạ đen cho trẻ nhỏ, phụ nữ cho con bú
  • Người mắc bệnh về chức năng thận.
  • Không dùng nước xạ đen để qua đêm.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-cay-xa-den.html/feed 0
Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.) https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tac-dung-uc-che-te-bao-ung-thu-va-chong-oxy-hoa-cua-la-xa-den-celastrus-hindsii-benth-et-hook.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tac-dung-uc-che-te-bao-ung-thu-va-chong-oxy-hoa-cua-la-xa-den-celastrus-hindsii-benth-et-hook.html#respond Mon, 19 Oct 2020 03:26:28 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46951 Bùi Thị Thanh Duyên, Đặng Kim Thu, Vũ Mạnh Hùng, Bùi Thanh Tùng (2020),

VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1, tr. 39-45.


Cây xạ đen được biết đến trong dân gian là một dược liệu có tác dụng trong điều trị ung thư. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư và tác dụng chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.). Kết quả nghiên cứu này cho thấy cao chiết lá xạ đen có tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa cao.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng và đang ở mức đáng báo động trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào. Khi có các tác nhân gây ung thư, các tế bào tăng sinh không kiểm soát được, có khả năng xâm lấn và di căn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người [1].

Dược liệu là nguồn nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ, có tác dụng tốt và ít tác dụng không mong muốn. Xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.) là loại dược liệu phân bố nhiều ở Trung Quốc và các nước như Việt Nam, Ấn Độ, Myanma,… Tại Việt Nam, xạ đen phân bố ở các tỉnh như Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình,… [3].

Xạ đen cũng như nhiều loại cây khác thuộc họ Celastraceae rất giàu các hợp chất như alkaloids, sesquiterpenes, diterpenes, triterpen, glycoside tim và flavonoid; các hợp chất này thể hiện tác dụng diệt khuẩn và chống ung thư in vitro.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Hình ảnh cây Xạ đen Celastrus hindsii Benth et Hook.

Theo y học cổ truyền, Xạ đen có tác dụng thông kinh, lợi niệu. Rễ và vỏ cây được dùng để trị các bệnh kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm thận và các bệnh liên quan đến đường tiết niệu [3]. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều bằng chứng khoa học về tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư của cây xạ đen. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư và tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn dịch chiết lá cây xạ đen.

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên liệu

  • Lá xạ đen được thu hái vào tháng 6 năm 2019 tại Buôn Ma Thuột. Mẫu nghiên cứu được giám định thực vật học bởi Bộ môn Dược Liệu và Y học Cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Lá xạ đen sau khi thu hái được rửa sạch, sấy khô ở 50ºC và cắt nhỏ. Tiến hành chiết xuất 1 kg lá xạ đen với dung môi ethanol 90% thu được dịch chiết, lặp lại 3 lần, gộp dịch chiết sau đó lọc. Cô quay thu hồi dung môi, thu được cao toàn phần EtOH (300g). Cao toàn phần EtOH (100g) tiếp tục được chiết phân đoạn như sau: hòa tan cao tổng vào nước sau đó chiết lần lượt bằng các dung môi n-hexane 5 g, EtOAc 32 g và n-Butanol 50 g thu được các phân đoạn dịch chiết. Cô quay thu hồi cắn dịch chiết các phân đoạn để tiến hành thử hoạt tính.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đánh giá khả năng độc tính tế bào

Hoạt tính độc tính tế bào được thực hiện dựa trên phương pháp MTT (3-(4,5 dimethylthiazol-2 – yl )- 2, 5 – diphenyltetrazolium). Đây là phương pháp đánh giá khả năng sống sót của tế bào qua khả năng khử MTT (màu vàng) thành một phức hợp formazan (màu tím) bởi hoạt động của enzym dehydrogenase trong ty thể [6].

Nghiên cứu này chúng tôi tiến hành trên 3 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep G2 (HB – 8065TM), ung thư phổi LU-1 (HTB – 57TM), ung thư vú MCF-7 (HTB – 22TM).

  • Mẫu thử được hòa tan bằng dung môi dimethyl sulfoxid (DMSO) với nồng độ ban đầu là 20 mg/mL.
  • Tiến hành pha loãng 2 bước trên đĩa 96 giếng thành 5 dãy nồng độ từ cao xuống thấp lần lượt là 2564; 640; 160; 40 và 10 µg/mL.
  • Nồng độ chất thử trong đĩa thử nghiệm tương ứng là 128; 32; 8; 2 và 0,5 µg/mL.
  • Chất đối chứng Ellipticine pha trong DMSO với nồng độ 0,01 mM.
  • Trypsin hóa tế bào thí nghiệm để làm rời tế bào và đếm trong buồng đếm tế bào.
  • Tiếp đó, pha tế bào bằng môi trường sạch và điều chỉnh mật độ cho phù hợp với thí nghiệm (khoảng 1-3×104 tế bào/mL tùy theo từng dòng tế bào).
  • Lấy vào mỗi giếng 10 µL chất thử đã chuẩn bị ở trên và 190 µL dung dịch tế bào.
  • Đối chứng dương của thí nghiệm là môi trường có chứa tế bào, đối chứng âm chỉ có môi trường nuôi cấy.
  • Đĩa thí nghiệm được ủ ở điều kiện tiêu chuẩn. Sau 72 giờ mỗi giếng thí nghiệm được tiếp tục ủ với 10 µL MTT (5 mg/mL) trong 4h.
  • Sau khi loại bỏ môi trường, tinh thể formaran được hòa tan bằng 100 µL DMSO 100%.

Kết quả thí nghiệm được xác định bằng giá trị OD đo ở bước song 540 nm trên máy quang phổ Biotek. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Giá trị IC50 được xác định thông qua giá trị % ức chế tế bào phát triển và phần mềm máy tính Rawdata.

% ức chế tế bào = (ODchứng (+) – ODmẫu thử)/( ODchứng (+)– ODchứng (-)) x 100%

Giá trị IC50 của mẫu được tính dựa theo đồ thị nồng độ mẫu thử (C) và phần trăm ức chế (%I).

Phương pháp đánh giá tác dụng chống oxy hóa

Ở nhiệt độ phòng, gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picryhydrazyl) ổn định và có màu tím trong dung môi MeOH. Khi có sự có mặt của các chất chống oxy hóa, DPPH sẽ kết hợp với các chất chống oxy hóa này và làm cho dung dịch chuyển sang màu vàng làm giảm cường độ hấp thụ ánh sáng của mẫu tại bước song 517 nm.

Tiến hành đo độ hấp thụ tại bước sóng 517 nm để tính toán lượng DPPH còn lại. Thông qua đó đánh giá được khả năng chống oxy hóa của mẫu thử nghiệm so với mẫu đối chứng [7, 8].

  • Mẫu thử được pha trong dung môi MeOH thành dãy các nồng độ khác nhau.
  • Hỗn hợp phản ứng gồm: 160 µL dung dịch DPPH (nồng độ 0,24 mg/mL pha trong MeOH), 100 µL dịch thử các mẫu và 740 µL MeOH được ủ ở 250C trong 15 phút.
  • Song song với mỗi mẫu thử, tiến hành đo mẫu chứng với cùng điều kiện và thành phần gồm: 840 µL MeOH và 160 µL dung dịch DPPH (nồng độ 0,24 mg/mL trong methanol).
  • Tất cả các thí
    nghiệm được lặp lại 3 lần.

Hoạt tính quét gốc tự do DPPH được đánh giá thông qua giá trị phần trăm ức chế (%) và được tính theo công thức:

%I = 𝐴𝑐−𝐴𝑡/𝐴𝑐−𝐴0 x 100%

Trong đó:
I %: Hoạt tính chống oxy hóa;
Ac: Độ hấp thu của mẫu chứng;
At: Độ hấp thu của mẫu thử;
A0: Độ hấp thu của mẫu trắng (sử dụng methanol).

Tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết được so sánh với chất chuẩn dương là acid ascorbic. Giá trị IC50 của mẫu được tính dựa theo đồ thị nồng độ mẫu thử (C) và phần trăm ức chế (%I).

Xử lý số liệu

Các số liệu được tổng hợp và phân tích trên máy tính bằng phần mềm Sigma Plot. Các kết quả được biểu diễn dưới dạng X ± SD. X là giá trị trung bình và SD là độ lệch chuẩn.

KẾT QUẢ

Tác dụng độc tính trên các dòng tế bào ung thư

Tác dụng độc tính trên các dòng tế bào ung thư của các phân đoạn dịch chiết lá xạ đen được thể hiện thông qua giá trị IC50 (mg/mL) ở Bảng 1.

Tác dụng độc tính trên các dòng tế bào ung thư 1

Nhận xét: Từ Bảng 1, thuốc đối chứng dương Ellipticine cho thấy tác dụng gây độc rõ rệt đối với cả ba dòng tế bào ung thư gan, phổi và vú với IC50 lần lượt là 0,35 ± 0,02; 0,45 ± 0,03 và 0,58 ± 0,05 (µg/mL). Cao chiết toàn phần EtOH chưa thể hiện tác dụng độc tính với các dòng tế bào ung thư. Phân đoạn EtOAc có tác dụng độc tính với hai dòng tế bào ung thư gan và phổi, với IC50 lần lượt là 33,7 ± 1,5 và 13,0 ± 0,5 µg/mL. Phân đoạn BuOH có khả năng gây độc nhẹ với tế bào ung thư phổi, IC50 là 64,0 ± 2,2 µg/mL.

Tác dụng chống oxy hóa

Để đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn dịch chiết lá cây Xạ đen, chúng tôi tiến hành phương pháp DPPH và thu được kết quả như Bảng 2.

Tác dụng chống oxy hóa 1

Tác dụng chống oxy hóa 2

Hình 1. Đồ thị biểu diễn khả năng quét gốc tự do DPPH của acid ascorbic và các phân đoạn của cao chiết lá Xạ đen.

Nhận xét: Từ Bảng 2 và Hình 1, ta thấy phân đoạn EtOAc có tác dụng chống oxy hóa tốt nhất, IC50 là 46,9 ± 2,5 µg/mL. Cao toàn phần EtOH cũng thể hiện tác dụng chống oxy hóa cao với IC50 là 48,5 ± 2,2 µg/mL. Phân đoạn BuOH thể hiện tác dụng chống oxy hóa yếu với IC50 thu được là 113,2 ± 2,9 µg/mL. Song song với mẫu thử tiến hành tương tự với mẫu chứng là acid ascorbic thu được giá trị IC50 là 4,8 ± 0,3 µg/mL.

BÀN LUẬN

Chúng tôi tiến hành phương pháp MTT để đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn của dịch chiết lá Xạ đen.

  • Phân đoạn EtOAc cho tác dụng với hai dòng tế bào ung thư gan và phổi có giá trị IC50 lần lượt là 33,68 ± 1,5 µg/mL; và 13,0 ± 0,5 µg/mL.
  • Phân đoạn BuOH có tác dụng gây độc nhẹ với dòng tế bào ung thư phổi với IC50 là 64,0 ± 2,2 µg/mL.

Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó. Xian-Qing Hu có nghiên cứu dịch chiết cây xạ đen có độc tính tế bào chống lại bốn dòng tế bào ung thư người: tế bào ung thư phổi NCI – H187 với IC50 trong khoảng 14,9 ± 2,1 µg/mL đến 36,8 ± 2,1 µg/mL và ức chế tế bào ung thư đại tràng HCT116 với IC50 trong khoảng 32,9 ± 2,2 µg/mL đến 35,6 ± 2,2 µg/mL, tế bào ung thư vú BC–1 là 19,8 ± 1,8 µg/mL và tế bào ung thư gan HuH7 là 21,2 ± 1,9 µg/mL [9].

BÀN LUẬN 1

Trong báo cáo tổng quan về các thực vật thuộc họ Celastraceae của tác giả Alan C.Spivey thì các chất được tìm thấy trong dịch chiết các phần của cây xạ đen có tác dụng invitro ức chế một số dòng tế bào ung thư ở người như tế bào ung thư vòm họng, ung thử cổ tử cung, ung thư biểu mô đại tràng, ung thư gan,… [10]. Yao Haur Kou và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sinh học lá xạ đen cho thấy hợp chất maytenfolone-A trong lá xạ đen có độc tính tế bào chống lại ung thư gan (HEPA-2B, ED50 = 2,3 µg/mL) và ung thư biểu mô vòm họng (KB, ED50 = 3,8 µg/mL) [5].

Phương pháp quét gốc tự do DPPH là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong mô hình đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các chất vì nó nhanh và đơn giản [7, 11]. Vì thế chúng tôi cũng sử dụng phương pháp DPPH để đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các phân đoạn mẫu thử.  Chất đối chứng chúng tôi sử dụng là acid ascorbic thu được giá trị IC50 của acid ascobic là 4,84 µg/mL tương đồng với các nghiên cứu trước đây [12].  Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng cao tổng EtOH và phân đoạn EtOAc thể hiện được hoạt tính chống oxy hóa với IC50 lần lượt là 48,45 µg/mL và 46,94 µg/mL. Các thí nghiệm của các tác giả khác cũng có kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi.

Tác giả Trần Đức Việt chỉ ra được phân đoạn ethylacetate có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất (IC50 là 53,38 ± 0,98 µg/mL) so với các chiết xuất khác, dịch chiết nước IC50 là 108,22 ± 0,48 µg/mL, trong khi chiết xuất hexane không cho thấy bất kỳ hoạt động chống oxy hóa nào [13].

Các tác giả đến từ Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc đã nghiên cứu sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của các cây thuốc tại Việt Nam. Trong đó, có kết quả chỉ ra rằng cây Xạ đen có tác dụng ức chế quét gốc tự do DPPH với IC50 là 32,3 µg/mL [8].

KẾT LUẬN

  • Nghiên cứu của chúng tôi đã đánh giá được tác dụng gây độc tế bào ung thư.
  • Phân đoạn EtOAc cho tác dụng mạnh nhất với hai dòng tế bào ung thư gan và phổi với IC50 lần lượt là 33,68 ± 1,5 µg/mL và 13,0 ± 0,5 µg/mL.
  • Phân đoạn BuOH có tác dụng yếu hơn với dòng tế bào ung thư phổi với IC50 là 64,0 ± 2,2 µg/mL.
  • Phân đoạn EtOAc cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất với IC50 là 46,94 ± 2,54 µg/mL và phân đoạn EtOH có IC50 là 48,45 ± 2,25.

Nguồn: Bùi Thị Thanh Duyên, Đặng Kim Thu, Vũ Mạnh Hùng, Bùi Thanh Tùng (2020), Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.), VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 36, No. 1, tr. 39-45.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-tac-dung-uc-che-te-bao-ung-thu-va-chong-oxy-hoa-cua-la-xa-den-celastrus-hindsii-benth-et-hook.html/feed 0
Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết https://tracuuduoclieu.vn/vach-tran-xa-den-gia-lay-tien-that-day-benh-nhan-den-gan-cai-chet.html https://tracuuduoclieu.vn/vach-tran-xa-den-gia-lay-tien-that-day-benh-nhan-den-gan-cai-chet.html#respond Mon, 25 May 2020 09:47:05 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=45963 Vì đâu các công trình nghiên cứu khoa học hiện đại trên thế giới và Việt Nam đều đưa ra các bằng chứng về việc xạ đen có tác dụng phòng và điều trị ung thư hiệu quả, trong khi người dân sử dụng lại kêu tiền mất tật mang, càng dùng càng tiến gần tới cái chết? Phải chăng có sự nhập nhèm, đánh lận con đen đang diễn ra ở đây?

Xạ đen – “Thần dược” nổi tiếng nhờ lăng xê

Dạo gần đây, xạ đen từ một cây dược liệu bình thường thì sau 1 thời gian lăng xê nhiệt tình của bà lang ở Hòa Bình thì nổi lên như một hiện tượng với khả năng đầy lùi bản án ung thư. Và thế là cả vùng quê bình yên bỗng dưng dậy sóng với dòng người ùn ùn đổ về mong một lần được “thần dược” giúp xóa tên khỏi căn bệnh của thời đại.

Không thể để tính mạng, sức khỏe của những người bệnh mang ra đánh cược trong ván bài không rõ đỏ đen như vậy, các nhà khoa học vào cuộc tìm ra sự thật. Người đầu tiên công bố các nghiên cứu về cậy Xạ đen là cố GS.TS Lê Thế Trung – nguyên giám đốc viện bỏng Quốc gia cho biết trước khi nghiên cứu thì ông phát hiện ra rằng, với tên gọi xạ đen thì hiện tại có rất nhiều cây mang tên gọi này, phổ biến và dễ nhầm lẫn nhất là 2 loại:

Đặc điểm Loại 1 Loại 2
Hình ảnh cây Xạ đen - “Thần dược” nổi tiếng nhờ lăng xê 1 Xạ đen - “Thần dược” nổi tiếng nhờ lăng xê 2
Tên khoa học Celastrus hindsii Benth Ehretia asperula Zoll. & Mor. – E. hanceana Hemsl.
Tên tiếng Việt Dây gối ấn độ Dót
Tên gọi khác Thanh giang đằng, xạ đen châu Âu
Họ Dây gối (Celastraceae) Vòi voi (Boraginaceae)
Công dụng được biết đến Chữa viêm gan. Thuốc điều kinh, bế kinh, bệnh lậu (Rễ) Cây được dùng chữa u bướu, ung nhọt (Lá)
Phân bố Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cây mọc tự nhiên trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 300 m. Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Hoà Bình (Mai Châu), Thanh Hoá (Ngọc Lặc), Nghệ An (Con Cuông)
Mùa quả 8-12 7-11

Hành trình đưa sự thật về “thần dược” xạ đen ra ánh sáng

Xạ đen châu Âu

Cố GS.TS Lê Thế Trung lựa chọn loại 1 với tên gọi Celastrus hindsii Benth (hay còn gọi là xạ đen châu Âu) để nghiên cứu. Kết quả cho thấy, loài cây này chứa 3 hoạt chất: Flavonoid; Quinon và Saponi Triterpenoid có tác dụng chống oxy hóa do gốc tự do gây nên, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, hóa lỏng để đào thải tế bào ung thư ra khỏi cơ thể và ức chế sự phát triển, di căn của tế bào ung thư ác tính.

Xạ đen châu Âu 1

Nghiên cứu của Viện Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội về tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của xạ đen châu Âu (Celastrus hindsii)

Xạ đen châu Âu 2

Những nghiên cứu trên thế giới chứng minh công dụng phòng và điều trị ung thư của xạ đen châu Âu (Celastrus hindsii Benth)

Như vậy:

Xạ đen mà cố GS.TS Lê Thế Trung công bố là loài Celastrus hindsii (xạ đen châu Âu) – 1 loại xạ đen hiếm gặp ở Việt Nam. Nhưng sau khi kết quả nghiên cứu được công bố thì lập tức người ta gán cây Xạ đen Hòa Bình cũng có các công dụng này.

Nhờ “nghệ thuật marketing” bậc thầy của bà lang Hòa Bình mà cây xạ đen Hòa Bình trở nên nổi như cồn, khiến cho bất cứ thông tin nào được công bố đều mặc định là của cây xạ đen Hòa Bình.

Xem thêm: Nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook.)

Xạ đen Hòa Bình

Xạ đen Hòa Bình có tên khoa học là Ehretia asperula và chưa có công trình khoa học nào trên thế giới cũng như trong nước chứng minh tác dụng chữa ung thư của loài cây này. Đây được ví như một hành động “treo đầu dê bán thịt chó” cướp đi hi vọng cuối cùng của những bệnh nhân ung thư đang tuyệt vọng chờ chết.

Để làm sáng tỏ điều này, một lần nữa các nhà khoa học lại vào cuộc. Nghiên cứu của Tiến sĩ Hoa – Viện Hóa học – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã khẳng định xạ đen Hòa Bình không có tác dụng trong việc điều trị ung thư.

  • Nhưng những thông tin nghiên cứu về cây xạ đen Hòa Bình này lại không đến được với đông đảo người dân, khiến cho sự nhập nhèm về cây xạ đen vẫn tiếp tục diễn ra.
  • Chỉ đơn giản search cụm từ “xạ đen Hòa Bình” thì gần như ngay lập tức nhảy ra 3.030.000 kết quả chỉ sau 0,57 giây với vô số quảng cáo chào mời “chính hãng” để lừa những người bệnh nhẹ dạ cả tin tiếp tục tiền mất, tật mang.

Xạ đen Hòa Bình 1

Hình ảnh cây xạ đen Hòa Bình (loài cây bị nhầm lẫn với xạ đen chuẩn châu Âu giúp điều trị ung thư)

Và vì không có tác dụng thật nên xạ đen Hòa Bình dù nổi lên nhanh chóng bởi tài biến hóa của chiêu trò marketing thì sau 1 thời gian dài khi rút lõi rất nhiều tiền của những người bệnh ung thư thì cũng đã chính thức bị tẩy chay, chìm xuồng.

Chỉ tiếc cho cây xạ đen thật với tên gọi Celastrus hindsii Benth (xạ đen châu Âu) – có các thành phần hóa học giúp phòng và điều trị ung thư rất tốt lại bị đánh đồng với loài xạ đen Hòa Bình, khiến bao công sức nghiên cứu của các nhà khoa học đổ sông đổ bể. Chính vì lý do đó mà Viện Dược liệu Trung Ương đã quyết tâm nhân giống lại loài xạ đen châu Âu.

Xạ đen Hòa Bình 2

Vườn nhân giống cây xạ đen Celastrus hindsii (Xạ đen châu Âu) của công ty TNHH Tuệ Linh tại Viện Dược liệu Trung Ương

Toàn bộ Xạ đen châu Âu được nhân giống tại viện Dược liệu Trung Ương được chuyển giao cho Công ty TNHH Tuệ Linh trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP để làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh. Để tránh nhầm lẫn, người dân nên tìm kiếm các dược liệu theo tên danh pháp khoa học – tên duy nhất của cây được giới khoa học đặt tên và đã nghiên cứu công dụng như xạ đen chuẩn – Celastrus hindsii.

Một số trang tra cứu thông tin dược liệu uy tín đã được kiểm chứng có thể tham khảo như:

Một số hình ảnh cây Xạ đen châu Âu ngoài tự nhiên

Xạ đen Hòa Bình 3

Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, thân cây dạng dây dài từ 3-10m, cành tròn. Lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, về sau có màu xanh.

 

Xạ đen Hòa Bình 4

Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm, cuống hoa 2-4mm, hoa mẫu 5 cánh, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô.

 

Xạ đen Hòa Bình 5

Lá mọc so le, phiến lá bầu dục, hình xoan ngược, dài 7-12cm, rộng 3-5cm, dai, gân bên 7 đôi, mép có răng tháp, cuống lá 5-7mm.

 

Xạ đen Hòa Bình 6

Quả hình trứng, dài 1cm, khi chín có màu vàng và tách ra thành 3 mảnh, hạt có áo hạt màu đỏ hồng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/vach-tran-xa-den-gia-lay-tien-that-day-benh-nhan-den-gan-cai-chet.html/feed 0
Thực hư cây Xạ đen ở Hoà Bình https://tracuuduoclieu.vn/thuc-hu-cay-xa-den-o-hoa-binh.html https://tracuuduoclieu.vn/thuc-hu-cay-xa-den-o-hoa-binh.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:41:59 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/thuc-hu-cay-xa-den-o-hoa-binh-292/ Trong những năm 2002 – 2004, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều bài phóng sự về một cây thuốc mang tên “Xạ đen” và bài thuốc có khả năng chữa bệnh “ung thư” ở tỉnh Hoà Bình. Qua đó, kết hợp với lời đồn lan truyền, mỗi ngày có hàng trăm người bệnh khắp cả nước đến Hoà Bình tìm mua thuốc Xạ đen để chữa ung thư với hy vọng “còn nước, còn tát”, mặc dù hiệu quả chữa ung thư của cây Xạ đen Hòa Bình chưa được một cơ quan có thẩm quyền nào trong ngành y tế xác nhận.

Xạ đen

Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. Et Mor.)

Cây Xạ đen là cây gì?

Theo điều tra, ở tỉnh Hoà Bình có đến 9 loài cây được gọi là “Xạ”. Trong đó có các loài được dùng để làm thuốc như Xạ bái dùng chữa lở ngứa âm hộ sau sinh; Xạ mằng chữa đinh nhọt, sa dạ con; Xạ vàng chữa khí hư, bạch đới, xơ gan cổ trướng; Xạ vàng cương chữa đau dạ dày, sản hâu; và Xạ đen. Gọi như vậy vì người ta nói rằng khi chặt cây này thấy có nước đen chảy ra. Trước đây, mế Hậu (cụ Bùi Thị Bẻn, dân tộc Mường, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình, là mẹ của Lương y Đinh Thị Phiển) đã dùng cây Xạ đen, còn gọi là Xạ đen cuống để chữa bệnh vô sinh. Nay bà Phiển là người thừa kế bài thuốc Xạ đen của mế Hậu để chữa bệnh ung thư. Do đó mà cây này còn có tên là cây ung thư.

Tên khoa học của cây Xạ đen:

Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, GS Lê Thế Trung (Viện Quân y 103) đã chỉ đạo điều tra 14 cây thuốc Nam mà dân gian cho là có tác dụng trị bệnh ung thư.

Trong đó, có cây Xạ đen với ký hiệu K10. Các nhà khoa học khi đó đã xác định tên La tinh của cây này là Celastrus hindsii Benth., thuộc họ Dây gối (Celastraceae). Theo các sách phân loại thực vật, loài cây này có tên Việt Nam là “Dây gối Ấn Độ” hoặc “Dây gối bắc”. Về sau, một vài bài viết về Xạ đen đã viết sai tên la tinh là Celastrus hindsii. Gần đây (2006/07), các nhà phân loại thực vật đã thu lại mẫu cây Xạ đen có đầy đủ hoa, quả để kiểm tra lại tên khoa học và đã phát hiện tên La tinh trên đây không đúng. Hiện nay, tên khoa học của cây Xạ đen là Ehretia asperula Zoll. Et Mor., thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae). Theo danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (2005), gọi là cây Dót.

Chi Ehretia ở Việt Nam có 6 loài, trong đó 2 loài được người dân dùng làm thuốc là E. acuminata R. Br. (Cườm rụng nhọn) và E. asperula (Dót, Xạ đen).

Đặc điểm thực vật của cây Dót hay Xạ đen, Trung Quốc gọi là Su bao hou ke shu.

Cây bụi trườn, dài 3 – 5m hoặc hơn, cành non có lông mịn, sau nhẵn, màu nâu xám. Lá đơn, mọc so le, phiến lá nguyên, dai, không khía răng cưa, hình bầu dục, kích thước 3 – 12 x 2 – 6 cm, chóp lá tù hay có mũi nhọn, gốc tròn, có 4 – 6 đôi gân bên, hai mặt lá nhẵn, hay mặt dưới có lông dọc theo gân lá. Cuống lá dài 6 – 15mm. Cụm hoa là một xim ở đầu cành nhỏ, dài 4 – 5cm, đường kính 4 – 6cm, có lông mịn. Lá bắc hình dải đến hình ngọn giáo, dài 3 – 10mm, tồn tại. Hoa nhỏ, có cuống dài 1,5 – 3mm. Đài hoa màu nâu, cao 1,5 – 2,5mm, 5 thuỳ, có lông mịn. Tràng màu trắng, phần dưới dính liền thành hình phễu, dài 3,5 – 4mm, họng rộng 5mm, 5 thuỳ hình trứng hay tam giác, dài 2 – 2,5mm. Nhị 5, chỉ nhị dài 3,5 – 4mm, đính cách gốc tràng khoảng 1mm. Bao phấn hình mũi tên, dài khoảng 1mm. Bầu gần hình cầu. Vòi nhuỵ dài 3 – 4mm, xẻ nhánh dài khoảng 1mm. Quả hạch, khi chín màu đỏ hay màu cam, đường kính 3 – 4mm, có 4 hạch, mỗi hạch chứa một hạt (H1, H2).

Cây mọc ở vùng núi, nơi sáng và ẩm, rải rác dọc ven đường, ven rừng, dựa hàng rào, bờ bụi, gặp ở các tỉnh Hoà Bình (huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Đà Bắc, Mai Châu và vùng thị xã Hoà Bình), Hà Nam, Ninh Bình, Gia Lai, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế. Mùa hoa tháng 11 – 12, quả tháng 1 – 2 năm sau. Ngoài ra, cây còn mọc ở Trung Quốc (Hải Nam), Indonesia.

xạ đen

Cây Xạ Đen ở Hòa Bình

Thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cây Dót/ Xạ đen đang được nghiên cứu

Về công dụng của cây Xạ đen:

Đây là một cây thuốc dân gian, dùng thông kinh, lợi tiểu, trị ung nhọt, hậu sản và lở loét… chưa được ghi chép trong các sách về cây thuốc của Việt Nam. Trước đây, mế Hậu có kinh nghiệm dùng Xạ đen chữa bệnh vô sinh, trị các chứng bệnh viêm nhiệt, mụn nhọt và một số bệnh ngoài da. Bà Phiển nói “mế Hậu đã chữa cho một số người bị u bướu, nhưng chẳng hiểu là u gì”.

Theo BSCK2. P. Đ. Thuần;

Đông y gọi “ung thư” với nghĩa “ung” là mụn nhọt, mang tính dương như sưng nóng, đỏ, đau nhức; “thư” là mụn nhọt, mang tính âm như lở loét lâu lành. Có lẽ tên ‘cây ung thư’ được các lương y ở tỉnh Hoà Bình gọi với nghĩa như vậy, chứ không hiểu theo nghĩa ung thư (cancer) của Tây y.

Theo GS, T. Thúy (nguyên Viện trưởng Viện y học cổ truyền Việt Nam) thì Đông y gọi bệnh cancer là “nham”, như nhũ nham là ung thư vú.

Ngày nay, y học đã chứng minh không phải mọi khối u đều là ung thư. Có những khối u lành không phải là ung thư (như u nang buồng trứng, u cơ trơn tử cung, u xơ mỡ dưới da) và cũng có loại ung thư không có khối u (như ung thư máu hay bệnh máu trắng). Việc phân biệt giữa u lành và “u ác” (ung thư) cần có thầy thuốc chuyên khoa và các phương pháp chuẩn đoán hiện đại. Trước đây, mế Hậu có chữa được bệnh nham (ung thư) hay không thì chưa rõ, nhưng có điều chắc chắn là mế không thể tự xác định bệnh nham bằng mắt thường… Thêm nữa, những tài liệu ghi chép các bài thuốc gia truyền của tỉnh Hoà Bình có từ xưa không thấy nói đến tên bệnh này và cũng không thấy có tên vị thuốc Xạ đen. Có thể đã có sự nhầm lẫn về cách hiểu và tên gọi.

Đến nay, chưa có các thực nghiệm khoa học để chứng minh tác dụng sinh học và kiểm tra độc tính của cây Xạ đen nên chưa thể nói cây này có thể dùng để hỗ trợ hoặc chữa được ung thư.

Mặc dù cây Xạ đen chưa được ngành y tế công nhận, nhưng qua lời đồn đại, số bệnh nhân đến tìm khá đông. Những người đã uống thuốc của bà Phiển nói về tác dụng của thuốc khác nhau: có người nói là khỏi bệnh sau khi uống khoảng 30 tháng, có người nói thấy khoẻ hơn, ăn ngon và ngủ tốt hơn. Sở Y tế Hoà Bình đã tổ chức 2 đợt khảo sát một số bệnh nhân sau khi uống thuốc của cơ sở  bà Phiền do đoàn tự lựa chọn tại các tỉnh khác nhau và có kết luận “tình trạng sức khoẻ của một số bệnh nhân sau khi uống thuốc của bà Phiển tiến triển khá tốt”.

Cho dù thuốc chỉ có tác dụng làm tăng sức khoẻ cho người bệnh, thì đấy cũng là một yêu cầu trong cách chữa bệnh nói chung. Nhưng tác dụng này là do cây Xạ đen hay do các vị thuốc khác có trong thang thuốc chưa được xác định. Theo bà Phiển, bài thuốc của bà là kết hợp nhiều vị khác, nhưng trong điều trị u bướu, Xạ đen là đầu vị.

Về nguồn nguyên liệu cây Xạ đen

Do nhu cầu lớn về nguyên liệu để bốc thuốc thang, nấu cao và sản xuất chè, nên nhiều năm qua, cây Xạ đen ở tỉnh Hoà Bình đã bị khai thác kiệt quệ, kể cả ở các tỉnh lân cận. Nguyên liệu là thân, cành đã chặt lá, phơi khô (H3) có loại lẫn ít lá. Khó có thể biết chắc những gói thuốc không có nhãn hiệu, được bày bán trên thị trường và dọc theo con đường dẫn vào nhà bà Phiển, nói đúng là từ cây Xạ đen hay không.

Từ khi cây Xạ đen được dư luận quan tâm, đã có một số người lấy cây ở rừng về trồng trong vườn gia đình, hay trong các trang trại nhỏ. Bà Phiển cũng khẳng định với những người đến mua thuốc là cây Xạ đen mà bà dùng được lấy từ trang trại của bà ở huyện Kim Bôi (Hoà Bình).

Nói chung, nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta rất phong phú, đa dạng và có ý nghĩa quan trọng trong việc chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của con người, nhưng nó đã và đang bị cạn kiệt nhanh chóng. Chúng ta cần chú ý bảo tồn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Cần tổ chức trồng trọt và thu hái theo quy trình “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái” (GACP). Riêng đối với Xạ đen là cây giống nhiều năm, sinh trưởng chậm, nên càng phải có kế hoạch trồng trọt và khai thác luân phiên để có thể cung cấp nguồn nguyên liệu này cho nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.

Tác giả bài viết: TSKH Trần Công Khánh

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thuc-hu-cay-xa-den-o-hoa-binh.html/feed 0