Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Cách pha chế trà Sả gừng thơm ngon, tốt cho sức khỏe https://tracuuduoclieu.vn/cach-pha-che-tra-sa-gung-thom-ngon-tot-cho-suc-khoe.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-pha-che-tra-sa-gung-thom-ngon-tot-cho-suc-khoe.html#respond Sat, 17 Jul 2021 06:24:53 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=57100 Nguyên liệu:

700ml nước, 2 củ Sả, 5-7 lát gừng, 3 thìa mật ong, 1 mẩu quế, 3 lát chanh (cam)

Cách thực hiện:

  • 2 củ sả đập nhỏ, cắt khúc tầm 3-5cm, bạn có thể sử dụng thêm tầm 2-3 lá sả, cuộn tròn như hình
  • Gừng gọt vỏ, thái lát mỏng
  • Đổ vào nồi 700ml, đun sôi rồi cho lần lượt củ sả, gừng, lá sả đã sơ chế vào nồi đun tiếp tầm 10 phút thì tắt bếp.
  • Cho vào cốc 3 thìa mật ong, rồi đổ nước gừng sả đã đun vào, khuấy đều
  • Bạn cũng có thể cho thêm 1 mẩu quế và 3 lát chanh (cam) để tăng hương vị của trà. Lưu ý: Không nên cho chanh khi nước còn rất nóng sẽ làm vị trà bị đắng.

Trà Sả gừng là thức uống dễ làm, thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Sử dụng trà thường xuyên giúp bạn giảm hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc khó chịu trong dạ dày.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-pha-che-tra-sa-gung-thom-ngon-tot-cho-suc-khoe.html/feed 0
6 Lời khuyên cho sức khỏe dạ dày https://tracuuduoclieu.vn/6-loi-khuyen-cho-suc-khoe-da-day.html https://tracuuduoclieu.vn/6-loi-khuyen-cho-suc-khoe-da-day.html#respond Fri, 04 Jun 2021 02:48:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=55604 Dưới đây là 6 lời khuyên hữu ích giúp dạ dày của bạn luôn khỏe mạnh:

  • Vận động trước bữa ăn
  • Ăn hoa quả trước bữa ăn
  • Uống trà ấm
  • Ăn canh
  • Massage trước khi ngủ
  • Ăn uống khoa học


 

Xem thêm: Cây Khôi- Cây thuốc quý đặc trị bệnh dạ dày

Xem thêm: Công trình nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/6-loi-khuyen-cho-suc-khoe-da-day.html/feed 0
Nghiên cứu về loài Khôi nhung (Ardisia silvestris Pit.) tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-loai-khoi-nhung-ardisia-silvestris-pit-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-son-tra-thanh-pho-da-nang.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-loai-khoi-nhung-ardisia-silvestris-pit-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-son-tra-thanh-pho-da-nang.html#respond Fri, 14 May 2021 04:47:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48112 Cây Khôi Nhung (Ardisia silvestris Pit..) là cây thuốc dân gian dùng để chữa bệnh dạ dày. Rễ khô loài này còn được sắc uống bổ huyết, chữa lỵ ra máu, và đau yết hầu.

1. Đặc điểm hình thái

Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) còn gọi Cơm nguội rừng, Khôi tía thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae), bộ Anh Thảo (Primulalales).

Là cây tiểu mộc cao 0,5-2m, không lông, có thân rễ bò, rỗng xốp, có vỏ màu xám, ít phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.

  • Lá: mọc so le, phiến lá thon ngược, dài đến 25-40 x 6-12cm, đầu nhọn hoặc tù, giảm dần và men xuống gốc, đáy từ từ hẹp thành cuống có cánh, màu lục sẫm ở trên, nhạt màu hơn ở dưới hoặc có màu đỏ tím, bìa có răng nhọn mịn, đều nhau; có lông màu nâu trên các gân, nhiều hơn ở mặt dưới; gân bên 28-35 đôi, gân cấp 3 hình mạng nổi rõ ở mặt dưới.

1. Đặc điểm hình thái 1

Hoa: mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ, chùm kép ngoài nách lá; cọng hoa 10-12mm; lá đài cao 1,5mm; cánh hoa 3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài 5 cánh hoa.

  • Lá đài hình tam giác hoặc thuôn, nhọn, hợp ngắn ở gốc, có điểm tuyến và lông mi.
  • Cánh hoa màu hồng, hình mác, dài 3mm, đầu tù hoặc nhọn, có điểm tuyến.
  • Nhị ngắn hơn cánh hoa, bao phấn hình mác nhọn, chỉ nhị rất ngắn.
  • Bầu hình trứng, vòi mảnh, đầu nhụy hình chấm.

1. Đặc điểm hình thái 2

Quả: mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, có điểm tuyến, đường kính 7-8mm.

  • Hạt 1, hình cầu, lõm ở gốc.
  • Tái sinh bằng hạt và chồi.
  • Có quả tháng 9-12 và 1-2 năm sau.

1. Đặc điểm hình thái 3

2. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây Khôi Nhung ưa bóng, mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du, nơi râm mát, tán rừng ẩm, nhiều mùn, ven suối, trong rừng hay ven rừng nguyên sinh ở độ cao 400 – 1200m.
  • Các tỉnh Thanh Hóa (Thạch Thành, Ngọc Lạc, Lang Chánh), Nghệ An (Phủ Quỳ), Ninh Bình (Nho Quan, Cúc Phương), Hà Tây (Ba Vì), Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng.
  • Ngoài ra cây còn phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Tây). Thường hái lá và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.

3. Thành phần hóa học

Các loài thực vật thuộc chi Ardisia họ Myrsinaceae đã được nghiên cứu từ rất sớm trên thế giới. Ngay từ năm 1968, Ogawa Hideko và các cộng sự đã tìm thấy các hợp chất ardisiaquinon A, B, C từ loài Ardisia sieboldi của Nhật Bản.

  • Trong nghiên cứu về các hợp chất Triterpene Saponins chiết suất từ Ardisia crispa của Jansakul C. (1986) đã phân lập trong rễ Ardisia crispa có 19 hợp chất tritecpen saponin trong đó 2 hợp chất ardisiacrispin A & B còn được tìm thấy từ loài A. crispa, A. brevicaulis.
  • Năm 1987, từ rễ và thân loài A. cornudentata, lần đầu tiên đã phân lập được 2 hợp chất 1,4-benzoquinon trong bài nghiên cứu Quinones từ Ardisia cornudentata của Tian Z .
  • Tiếp theo đó ChunPo Chang và cộng sự năm 2010 cũng đã nghiên cứu phân lập gốc rễ Ardisia cornudentata Mez và phát hiện 3 hợp chất mới là: 3-methoxy-2-methyl-5-pentylphenol, 3-methoxy-2-14 methyl-5-(1′-ketopentyl) phenol và cornudoside cùng với 26 hợp chất khác đã được biết đến.

Ngoài ra Viện đông y và Bộ môn dược lý Trường đại học y dược có thí nghiệm sơ bộ trên loài Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) nhưng mới thấy có ít tanin và glucozit. Đây là 2 chất chủ yếu có tác dụng tốt trong việc phòng, ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

4. Tác dụng dược lý

Trên cơ sở nghiên cứu của Phạm Bá Tuyến cho thấy Lá Khôi có tác dụng chống viêm, giảm đau, trung hòa acid, chống loét dạ dày, làm lành vết loét dạ dày tá tràng trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng.

Sơ bộ nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ cũng thấy có một số kết quả sau đây:

  • Làm giảm độ axit của dạ dày khỉ, làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ, làm yếu sự co bóp của tim, làm giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.

Bệnh viện 108 thử nghiệm dùng trên lâm sàng (mới trên 5 bệnh nhân) thì 4 người giảm đau 80-100%, dịch vị giảm xuống bình thường. Ngoài ra Viện đông y áp dụng lá khôi chữa một số trường hợp đau dạ dày (dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác) đã sơ bộ nhận định như sau:

  •  Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn được ngủ được.
  • Nhưng với liều 250g một ngày thì làm bệnh nhân mệt, người uể oải, da tái xanh, sức khỏe xuống dần nếu tiếp tục uống.

5. Công dụng của Khôi Nhung

5. Công dụng của Khôi Nhung 1

Lá khôi còn là vị thuốc chữa đau dạ dày trong nhân dân.

Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm của Phân hội đông y Thanh Hóa dựa trên kinh nghiệm dùng của một vùng dân tộc dùng lá cây này chữa đau bụng. Nhưng bao giờ cũng dùng phối hợp với những vị bồ công anh (Lactuca indica), khổ sâm (Croton tonkinensis).

Đơn thuốc có lá khôi

Hội Đông y Thanh Hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày.

  • Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ.
  • Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

6. Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung trên thế giới

Các nghiên cứu về cây Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) trên thế giới chưa nhiều và chưa có nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm, thành phần và tính chất dược lý loài này.

Trong cuốn “Thực vật dược châu Á Thái Bình Dương”

  • Dược phẩm cho tương lai” của Christophe Wiart (2006) có giới thiệu về dược phẩm từ cây thuốc ở Châu Á Thái Bình Dương với hơn 400 cây dược liệu trong đó có chi Ardisia.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học của hai loài thuộc chi Ardisia của Nguyen Ha, Ripperger H, Schmidt J (2007)

  • Đã phát hiện được trong lá của Ardisia silvestris có các hợp chất 2-methyl-5-(Z-nonadec-14-enyl) và 5-(Z-nonadec-14-enyl), các diphenol cũng thu được từ rễ của Ardisia gigantifolia.

Nghiên cứu phân lập Antitubercular Resorcinol Analogs và Benzenoid C-Glucoside từ rễ cây Ardisia cornudentata của ChunPo Chang và cộng sự (2010)

  • Đã phân lập gốc rễ của Ardisia cornudentata Mez thành ba hợp chất mới và 26 hợp chất khác đã được biết đến
  • 13 trong số những hợp chất này cho thấy các hoạt động chống vi trùng, 2 hợp chất cho kết quả chống lại tế bào ung thư.

7. Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung ở Việt Nam

Các nghiên cứu cây Lá Khôi ở Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều bước phát triển. Đặc biệt các nghiên cứu cơ bản về phân bố và tri thức sử dụng loài Lá Khôi trong chăm sóc chữa bệnh.

Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm HPmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori của Phạm Bá Tuyến (2014)

  • Nghiên cứu kết hợp cây Cao khô Chè dây, Dạ cẩm và Lá Khôi
  • Kết quả Hpmax có tác dụng chống loét dạ dày tá tràng, giảm đau, liền sẹo, giảm thể tích dịch rỉ viêm, chống viêm mạn tính.

7. Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung ở Việt Nam 1

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Tác dụng tốt trong giảm đau, diệt HP và liền sẹo trên bệnh nhân loét hành tá tràng HP (+)
  • Hpmax có tác dụng cắt cơn đau với tỷ lệ loại tốt là 33,3%, loại trung bình là 61,9%, loại kém là 4,8%
  • Hpmax có tác dụng diệt HP đạt 59,5%
  • Hpmax có tác dụng làm liền sẹo với tỷ lệ loại tốt là 68,2%, loại trung bình là 27,3%, loại kém là 4,5%

Nghiên cứu thành phần hóa học loài Ardisia balansana thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) ở Việt Nam Lưu Tuấn Anh (2013)

  • Về thành phần hóa học của các loài trong chi Aridisiakết quả đã thành công trong việc phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ lá, thân, rễ cây Ardisia balansana.

Nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài Ardisia thuộc họ Myrsinaceae ở Việt Nam của Trịnh Anh Viên (2017)

  • Đã phân lập và xác định được cấu trúc của 40 hợp chất trong đó có 2 hợp chất mới, 12 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ chi Ardisia
  • 16 ngoài ra trong nghiên cứu còn thăm dò các hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virut và hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được.

Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Lá khôi tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long của KS Nguyễn Đình Ưng năm 2009

  • Các nghiên cứu về nhân giống cây Khôi Nhung trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
  • Kết quả trong thời gian thực hiện 36 tháng (tháng 10.2009 – 9.2012) đề tài đã nhân giống được 4.000 cây Lá khôi và xây dựng thành công mô hình trồng thử nghiệm cây lá Khôi trên diện tích 1 ha, tỷ lệ sống đạt 92,5%, chiều cao cây trung bình đạt 99,6 cm, đường kính gốc 2,6 cm.
  • Đồng thời nhóm thực hiện đề tài cũng đã xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng cây lá Khôi.
  • Kết quả thu được của đề tài đã góp phần bảo tồn nguồn gen loài cây dược liệu quý này tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-loai-khoi-nhung-ardisia-silvestris-pit-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-son-tra-thanh-pho-da-nang.html/feed 0
Một số nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/cong-trinh-nghien-cuu-ve-cay-che-day-co-tac-dung-dieu-tri-benh-viem-da-day-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/cong-trinh-nghien-cuu-ve-cay-che-day-co-tac-dung-dieu-tri-benh-viem-da-day-o-viet-nam.html#respond Wed, 03 Feb 2021 03:14:48 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52532 Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh thường gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Khi mới phát hiện ra bệnh, việc điều trị sẽ dễ dàng thời gian điều trị cũng nhanh hơn.Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang mạn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo ghi nhận, các trường hợp liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thì vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp và hầu hết đều liên quan đến vi khuẩn HP.

Vi khuẩn Helicobacter pylori

Helicobacter pylori (H. pylori) là trực khuẩn gram âm có hình xoắn. Dưới kính hiển vi điện tử, vi khuẩn có kích thước dài 2-4 µm, đường kính 0,5-1 µm, với 2-6 tiêm mao ở một đầu. Vi khuẩn sống ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, một số ít bám trên bề mặt niêm mạc. Helicobacter pylori tăng trưởng ở nhiệt độ 34-400C, tốt nhất là 370C; nó chịu được môi trường pH từ 5,5-8,0, tốt nhất là môi trường trung tính.

Vi khuẩn Helicobacter pylori 1

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày

Đặc điểm các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori:

  • Các tiêm mao giúp H. pylori di chuyển xuyên qua lớp nhầy đến bề mặt niêm mạc, nơi có pH trung tính để sinh sống và xâm nhập vào tế bào biểu mô vật chủ để gây bệnh.
  • Enzyme urease xúc tác thủy phân ure, một sản phẩm của quá trình phân hóa protein trong thức ăn ở dạ dày, cuối cùng tạo ra NH4+, vừa là độc lực gây bệnh vừa kháng acid để cho H. pylori tồn tại.

Năm 1994, Tổ chức Y tế thế giới ước chừng hơn 50% dân số toàn cầu bị nhiễm H. pylori, trong đó khoảng một phần ba dân số người lớn Bắc Âu và Bắc Mỹ nhiễm H. pylori; tỷ lệ nhiễm H. pylori ở Đông Âu, Nam Phi và Châu Á trên 50%.

Ở nước ta, năm 2005, Hoàng Thị Thu Hà nghiên cứu hai nơi Hà Nội và Hà Tây cho thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori chung ở cộng đồng dân cư là 74,6%. Người là vật chủ quan trọng nhất với H. pylori. Các cơ chế lây truyền của H. pylori gồm lây từ người sang người, thông qua nguồn nước bị nhiễm hoặc dịch tiết ở miệng và lây do chăm sóc y tế.

Triệu chứng lâm sàng viêm dạ dày mạn tính

  • Triệu chứng đau vùng thượng vị gặp ở 70% bệnh nhân. Đau bụng không dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ, tăng lên sau ăn; đôi khi bệnh nhân có đau kiểu loét nhưng không có chu kỳ.
  • Ợ hơi, chướng bụng có thể gặp 40-80% trường hợp, kèm theo nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng; hoặc buồn nôn, nôn, chán ăn. Các triệu chứng này kéo dài vài ngày đến vài tuần và đỡ khi dùng thuốc nhưng hay tái phát nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc làm việc căng thẳng.

Xem thêm: Bệnh dạ dày và những lưu ý

Công trình nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam

Từ lâu chè dây đã được nhiều người biết đến như một vị thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém. Cây chè dây hay còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày), Khau rả (theo dân tộc Nùng). Đây là loại dây leo có vị ngọt đắng, tính mát, được đồng bào miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chuyên chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị,…Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.

Công trình nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam 1

Chè dây được nhiều người biết đến như một vị thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả mà không tốn kém

1. Nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh

Năm 1996, bác sĩ Vũ Nam đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ, với công trình: “Nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh”. Đây là một thành công lớn, bởi lúc bấy giờ anh là một trong những tiến sĩ khoa học y dược trẻ đầu tiên ở độ tuổi 30 của nước ta. Quan trọng hơn, công trình đã khẳng định chè dây là một cây thuốc, vị thuốc được bổ sung vào danh mục những cây thuốc của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8­9 ngày,  hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Các bệnh  nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80%  bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ  dày ­ hành tá tràng là làm sạch Helicobarter pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ  dày và gây ra bệnh này.

Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên  chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.

  • Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều  trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ.
  • Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng chè dây trong điều trị viêm loét dạ dày ­ hành tá tràng cũng không  gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền  cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

2. Nghiên cứu chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng

Trong 20 năm trở lại đây chè dây đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước. Tiêu biểu là các nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự. Qua các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xác định được thành phần có tính sinh học chính trong chè dây có tác dụng phòng và chữa bệnh là nhóm flavonoid với 2 chất chính là myricetin và dihydromyricetin.

2. Nghiên cứu chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày - hành tá tràng 1

GS.TS. Phạm Thanh Kỳ – Nhà giáo Nhân dân, nguyên Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội

Qua các công trình nghiên cứu trước đó chúng tôi nhận thấy mặc dù hàm lượng dihydromyricetin trong lá chè dây cao hơn myricetin trong lá chè dây nhưng hàm lượng myricetin trong cao chè dây lại cao hơn hàm lượng dihydromyricetin nhiều lần.

3. Luận án thạc sĩ y học về cây chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng có nhiễm HP

Luận án thạc sĩ y học của Nguyễn Thị Tuyết Lan đã đưa ra những kết luận về tác dụng rất tốt trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm HP.

  • Luận án đã kết luận về tác dụng rất tốt trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm HP, bằng nhóm thuốc AMPELOP-METRONIDAZOL-AMOXICILLIN. Trong đó AMPELOP là một chế phẩm được sản xuất từ chè dây.

Xem thêm: Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện Bang, tỉnh Gia Lai

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cong-trinh-nghien-cuu-ve-cay-che-day-co-tac-dung-dieu-tri-benh-viem-da-day-o-viet-nam.html/feed 0
Cây Khôi- Cây thuốc quý đặc trị bệnh dạ dày https://tracuuduoclieu.vn/cay-khoi-cay-thuoc-quy-dac-tri-benh-da-day.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-khoi-cay-thuoc-quy-dac-tri-benh-da-day.html#comments Fri, 13 Nov 2020 04:44:11 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48252 Theo một số tài liệu của y dược, trong lá khôi có thành phần chủ yếu là tannin, các glycosid có tác dụng trung hòa, làm giảm sự gia tăng acid của dạ dày, chống viêm, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng, trung hòa và làm giảm tiết acid dịch vị, săn se vết loét, giúp liền sẹo và vết thương ở các vết loét dạ dày, tá tràng nhanh chóng.

Nhờ cơ chế này mà Khôi tía được dùng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, làm giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Từ đó giúp tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ bụng cho người bệnh.
Xem thêm: Bệnh dạ dày và những lưu ý

Xem thêm: Công dụng của cây Chè dây

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-khoi-cay-thuoc-quy-dac-tri-benh-da-day.html/feed 1
Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-tinh-dau-thien-nien-kien-homalomena-occulata-lour-schott-o-vuon-quoc-gia-pu-mat-nghe-an.html https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-tinh-dau-thien-nien-kien-homalomena-occulata-lour-schott-o-vuon-quoc-gia-pu-mat-nghe-an.html#respond Fri, 06 Nov 2020 03:33:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48046 Lê Thị Hương, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Viết Hùng, Nguyễn Công Trường, Đỗ Ngọc Đài

Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 7

Chi Thiên niên kiện (Homalomena) là 1 chi lớn của họ Ráy (Araceae), có khoảng 100 loài, phân bố ở khu vực đông nam Á, Nam Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Ở Việt Nam hiện biết 8 loài, phân bố chủ yếu nơi ẩm, dưới tán rừng, ven suối (Nguyễn Văn Dư, 2006). Trong dân gian, rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày và viêm khớp dạng thấp, cũng như làm thuốc chống viêm và thuốc bổ (Võ Văn Chi, 2012).

Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An 1

Hình ảnh cây Thiên niên kiện

Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu của chi Thiên niên kiện (Homalomena) đã có một số công trình công bố như: Policegoudra R.S. et al. (2012), từ rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) được xác định với thành phần chính của tinh dầu là linalool (62,5%), terpen-4-ol (7,1%), δ-cadinen (5,6%), α-cadinol (3,7%). Tinh dầu có khả năng kháng nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum fulvum, Microsporum gypseum, Trichosporon beigelii và Candida albicans. Cũng từ loài này V. S. Rana et al. (2010), công bố với linalool (58,3%), terpinen-4-ol (16,7%), α-terpineol (1,8%) là các thành phần chính của tinh dầu. Bài báo này cung cấp thêm những dẫn liệu về thành phần hóa học tinh dầu của loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) phân bố ở VQG Pù Mát.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) được thu ở VQG Pù Mát, Nghệ An vào tháng 5/2013.

  • Các mẫu được giám định tên khoa học và lưu giữ tại Phòng Tiêu bản Thực vật, Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh.
  • Rễ tươi (1 kg) được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3 giờ ở áp suất thường theo Dược điển Việt Nam III (2002).

Phương pháp nghiên cứu

Hàm lượng tinh dầu: được xác định bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger. Tinh dầu được làm khan bằng Na2SO4 và để trong tủ lạnh ở nhiệt độ < 5oC. Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detectơ FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25 m đã được sử dụng. Khí mang H2. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (Kĩ thuật chương trình nhiệt độ-PTV) 250oC. Nhiệt độ detector 260oC. Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60oC (2 phút), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút.

Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Việc phân tích định tính được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí và phổ ký liên hợp GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. AgilentTechnologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP- 5MS có kích thước 0,25 m×30 m×0,25 mm và HP1 có kích thước 0,25 m×30 m×0,32 mm. Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60oC/2 phút; tăng nhiệt độ 4oC/1 phút cho đến 220oC, sau đó lại tăng nhiệt độ 20o/phút cho đến 260oC; với He làm khí mang. Việc xác nhận các cấu tử được thực hiện bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện Willey/Chemstation HP (Adam RP, 2001).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

  • Mẫu rễ có số hiệu (NVH 311) được thu ở Môn Sơn vào tháng 5 năm 2013.
  • Hàm lượng tinh dầu đạt 0,12% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước và rất thơm.
  • Thành phần hóa học được phân tích và trình bày trong bảng 1.

Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) 1Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) 2

Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu cho thấy

  • Từ tinh dầu rễ loài Thiên niên kiện đã xác định được 54 hợp chất, chiếm 88,8% tổng lượng tinh dầu.
  • Trong tinh dầu các monotecpen có hàm lượng 25,1% (16,1% là monotecpen hydrocacbon và 9,0% là monotecpen chứa oxy), các sesquitecpen (47,1%) với sesquitecpen chứa oxy chiếm 34,3% và sesquitecpen hydrocacbon là 12,8%; các chất thơm chiếm 16,3%, các hợp chất khác có hàm lượng không đáng kể.

Như vậy, thành phần tinh dầu từ rễ có hàm lượng các sesquitecpen cao, nên tạo mùi thơm cho tinh dầu.

Ngoài ra, mùi thơm tinh dầu rễ còn được đặc trưng bởi các hợp chất thơm có hàm lượng tương đối cao (16,3%), trong đó benzyl benzoat là chất thơm chính chiếm tới 11,4%. Hơn thế nữa, thành phần chính của tinh dầu là α-bisabolol (22,8%), benzyl benzoat (11,4%), linalool (8,6%). Đây là các hợp chất chứa oxy tạo mùi thơm cho tinh dầu.

So sánh với kết qủa phân tích tinh dầu rễ loài này ở Trung Quốc thấy có sự sai khác nhau nhiều về thành phần chính của tinh dầu. Từ rễ của loài này phân bố ở Trung Quốc có các thành phần chính là linalool (47,7%), 4-terpineol (16,5%) và α-terpineol (11,2%) (Ding YP et al., 2006). Nguồn gen và điều kiện sinh thái đã ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp chuyển hóa và tích lũy tinh dầu ở trong chúng.

KẾT LUẬN

  • Hàm lượng tinh dầu thu từ rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) đạt 0,12% trọng lượng tươi
  • Đã xác định được 54 hợp chất, chiếm 88,8% tổng lượng tinh dầu. α-bisabolol (22,8%), benzyl benzoat (11,4%), linalool (8,6%) là thành phần chính của tinh dầu.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-tinh-dau-thien-nien-kien-homalomena-occulata-lour-schott-o-vuon-quoc-gia-pu-mat-nghe-an.html/feed 0
Bệnh dạ dày và những lưu ý https://tracuuduoclieu.vn/benh-da-day-va-nhung-luu-y.html https://tracuuduoclieu.vn/benh-da-day-va-nhung-luu-y.html#respond Sun, 01 Nov 2020 02:09:07 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47830 Loét dạ dày, hành tá tràng là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, chiếm khoảng 10% dân số ở nhiều quốc gia. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc, làm giảm sút sức lao động của toàn xã hội. Từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc, vị thuốc đã được ứng dụng trong điều trị và cải thiện được các triệu chứng lâm sàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thảo dược điều trị bệnh dạ dày.

Dạ dày hay bao tử là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, có cấu tạo phức tạp, thực hiện hai chức năng chính là nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Bệnh dạ dày và những lưu ý 1

Hình ảnh Dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Hiện nay, bệnh đau dạ dày là một trong những chứng bệnh thuộc về đường hóa rất phổ biến . Bệnh này được hiểu là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bạn cần biết để phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thời.

Vi khuẩn Hp

  • Đây là một loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Loại vi khuẩn này khiến cho niêm mạc dạ dày bị teo, khả năng tiết acid bị suy giảm, gây ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày rất nguy hiểm.

Ăn uống không điều độ

  • Ăn không đúng giờ đúng giấc, ăn quá no, quá đói, ăn nhiều thực phẩm khô cứng, chứa nhiều axit, thức ăn chế biến sẵn, uống quá nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày, vì vậy bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách tốt hơn.

Stress, mệt mỏi

  • Căng thẳng cũng là một nguyên nhân khiến cho dạ dày bạn bị tổn thương và gây đau dạ dày. Vậy nên, chúng ta nên sắp xếp công việc khoa học để có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thảo dược tốt cho dạ dày

Trong Đông y, những thảo dược thường được dùng khi điều trị bệnh đau hay viêm loét dạ dày là Chè dây, Lá khôi, Dạ cẩm, Nghệ,…

CÂY NGHỆ

Trong nghệ người ta đã phân tích được:

  • Chất màu curcumin 0,3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ete, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục. Tan trong axit ( màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ máu rồi ngả tím), trong chất béo (dùng để nhuộm các chất béo).
  • Công thức curcumin đã được xác định như sau: Tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dầu có curcumen, một cacbon không no, 5% paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến. Ngoài ra còn tin bột, canxi axalat, chất béo

Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính, chống loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Cao chiết từ nghệ làm giảm tiết dịch vị, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng.

CÂY NGHỆ 1

Hình ảnh Nghệ và bột Nghệ

CÂY KHÔI

Theo một số tài liệu của y dược:

Trong lá khôi có thành phần chủ yếu là tannin, các glycosid có tác dụng trung hòa, làm giảm sự gia tăng acid của dạ dày, chống viêm, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng, trung hòa và làm giảm tiết acid dịch vị, săn se vết loét, giúp liền sẹo và vết thương ở các vết loét dạ dày, tá tràng nhanh chóng.

Nhờ cơ chế này mà Khôi tía được dùng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, làm giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Từ đó giúp tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ bụng cho người bệnh.

CÂY KHÔI 1

Hình ảnh cây Khôi

CHÈ DÂY

Trong bột dược liệu chè Dây có các thành phần: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, đường khử tự do, carotene, acid hữu cơ và chất béo.chất này đặc biệt có tác dụng làm giảm thể tích dịch vị, giảm độ acid tự do và giảm độ acid toàn phần.

Chè dây có tác dụng làm sạch vi khuẩn Helicobacter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm, cắt cơn đau nhanh, chữa bệnh đau dạ dày.

CHÈ DÂY 1

Hình ảnh cây Chè dây

DẠ CẨM

Dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm dịu cơn đau. Trong rễ dạ cẩm chứa alcaloid, saponin, tanin

Dạ cẩm là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong điều trị viêm loét dạ dày. Trên lâm sàng, dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng.

DẠ CẨM 1

Hình cây Dạ cẩm

Những lưu ý về bệnh dạ dày

Thực phẩm nên sử dụng

Người bệnh dạ dày nên ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn các loại thức ăn nên dùng là: Sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ…

Thực phẩm nên tránh

  • Người bệnh không nên ăn những thức ăn sống, lạnh và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích… Cần tránh các loại thức ăn có độ acid cao dễ sinh hơi trong dạ dày như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ, tương ớt,… hoặc trái cây vị chua như cam, xoài xanh, ổi, bưởi chua,…
  • Người bệnh nên tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, thức ăn có nhiều gia vị như ớt, tỏi, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào, gân sụn hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas…

Cân bằng cảm xúc, tâm trạng

Viêm dạ dày còn do các yếu tố tâm lý thần kinh bị căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu, stress, làm cho hệ thống thần kinh bị kích thích; dẫn tới tiết nhiều acid. Do đó người bệnh luôn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng,…

Cân bằng cảm xúc, tâm trạng 1

 

Trong Y học cổ truyền và hiện đại cũng khuyên người bệnh nên dùng các chế phẩm từ thiên nhiên để điều trị các bệnh lý cần thời gian như bệnh đau hay viêm loét dạ dày. Với các chế phẩm này người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không lo về tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình điều trị. Việc duy trì dùng thảo dược trị bệnh không chỉ ngăn ngừa được các dấu hiệu mà còn chủ trị được tận gốc căn nguyên để bệnh không tái phát trở lại.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/benh-da-day-va-nhung-luu-y.html/feed 0
Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai https://tracuuduoclieu.vn/mot-so-dac-diem-thuc-vat-hoc-va-thanh-phan-hoa-hoc-cua-cay-che-day-phan-bo-o-huyen-kbang-tinh-gia-lai.html https://tracuuduoclieu.vn/mot-so-dac-diem-thuc-vat-hoc-va-thanh-phan-hoa-hoc-cua-cay-che-day-phan-bo-o-huyen-kbang-tinh-gia-lai.html#respond Thu, 29 Oct 2020 07:30:33 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47821 Nguyễn Thị Dịu, Nguyễn Hoàng Lộc, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Việt Thắng (2020)
Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam – Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4

Trong cấu tạo vi phẫu của thân và lá cây chè Dây bao gồm nhu mô đồng hóa, cấu tạo mạch gỗ, mạch libe và mô che chở. Trong bột dược liệu của cây chè Dây đã nhận biết được nhu mô đồng hóa, các tế bào biểu bì, khí khổng và tinh thể oxalat canxi. Kết quả định tính các nhóm chất trong bột dược liệu chè Dây Ampelopsis cantoniensis (Hook. Et Arn.) Planch. có các thành phần: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, đường khử tự do, carotenoid, acid hữu cơ và chất béo.


MỞ ĐẦU

Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch., thuộc dạng dây leo gỗ. Cây chè dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn (Phùng Thị Vinh, 1993), giảm độ acid tại dạ dày, giúp cho bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng dễ liền sẹo, cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng, giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ… (Vũ Nam, 1995).

MỞ ĐẦU 1

Hình ảnh cây Chè dây

Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng cho thấy chè Dây không có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa, khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng…. Cây chè Dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.) có phạm vi phân bố rộng khắp ở các khu vực đồi núi, từ các tỉnh phía Bắc đến khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng và mở rộng phạm vi khai thác cây chè Dây, chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây chè Dây phân bố ở xã Krong, thuộc huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, sử dụng hợp lý, khai thác có hiệu quả để chữa bệnh, chăm lo sức khoẻ cộng đồng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc này tại địa phương.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu là cây chè Dây được thu hái 3 đợt từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020 ở xã Krong, huyện K’Bang, thuộc địa phận Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh của tỉnh Gia Lai. Mẫu vật có đầy đủ các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa và quả.
  • Dược liệu nghiên cứu là phần thân, cành và lá của cây được thu hái 3 đợt từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020, rửa sạch và sấy khô ở nhiệt độ từ 65 oC -70 oC, sau đó tán thành bột để làm vật liệu nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn cộng đồng: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ kiểm lâm, nhóm hộ và các cá nhân thuộc đồng bào dân tộc ở vùng đi khảo sát thực địa thông qua bộ phiếu điều tra về cây thuốc theo Bùi Công Hiển (1998).

Phương pháp nghiên cứu thực vât: Tại phòng thí nghiệm chúng tôi tiến hành phân tích tiêu bản, xác định tên khoa học của mẫu cây nghiên cứu bằng phương pháp so sánh hình thái thực vật dựa vào tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2000).

Phương pháp giải phẫu thực vật: Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu của thân và lá chè Dây: cắt vi phẫu bằng microtome Leica RM2125, làm tiêu bản và nhuộm kép theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), A.J. Lack (2005). Các tiêu bản vi phẫu và bột dược liệu được quan sát, mô tả theo Nguyễn Viết Thân (2000) và chụp ảnh dưới kính hiển vi Olympus BX51 với độ phóng đại 400 lần.

Phương pháp định tính, định lượng: Định tính các thành phần hóa học của bột dược liệu thông qua các chỉ tiêu: flavonoid, alkaloid, saponin, tannin, đường khử, axit hữu cơ… theo Nguyễn Văn Đàn (1985). Tinh thể oxalat canxi được định tính bằng thuốc thử Alizalin red S theo Proia AD và Brinn NT. (1985).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm hình thái thực vật

Qua quá trình khảo sát, điều tra tại thực địa và phân tích đặc điểm hình thái thực vật của mẫu tiêu bản tại phòng thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy đối tượng nghiên cứu có các đặc điểm chính như sau:

  • Cây chè Dây phân bố ở xã Krong, huyện K’Bang, thuộc địa phận Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia lai
  • Dạng cây thân leo, thân và cành cứng, hình trụ, có lông nhỏ, tua cuốn chẻ đôi, mọc đối diện với lá.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 7-13 lá chét có cuống, hình trái xoan, dài 2,5-7,5 cm, rộng 1,5-5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép có ít răng cưa, nhẵn, mặt trên xanh đậm (Hình 2.A), mặt dưới xanh nhạt, có lá kèm khô xác (Hình 2.B).

Đặc điểm hình thái thực vật 1

  • Cụm hoa mọc ở cành non, đối diện với lá, dạng ngù, phân nhiều nhánh, rộng 3-6cm, hoa nhiều màu trắng, lưỡng tính, đài hình chén có lông mịn, 5 răng ngắn, tràng có 5 cánh, mép hơi nhăn, nhị 5, chỉ nhị mảnh, bầu hình nón, nhẵn, có 2 ô, mỗi ô 2 noãn.
  • Quả mọng, khi chín có màu đen, mỗi quả chứa 3-4 hạt, thời điểm ra hoa vào đầu tháng 6 và cho quả vào tháng 9 hàng năm (Hình 2.C).

Định danh tên khoa học và vị trí phân loại

Dựa vào khóa phân loại lưỡng phân và tài liệu định danh của Phạm Hoàng Hộ (2000) và The Plant List (2012); chúng tôi đã xác định được tên khoa học và vị trí phân loại của đối tượng nghiên cứu như sau:

  • Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook.et Arn.) Planch.
  • Tên Việt Nam: chè Dây, chè Hoàng gia, Song nho Quảng Đông
  • Chi: Ampelopsis
  • Họ: Vitaceae
  • Bộ: Vitales
  • Lớp: Magnoliopsida
  • Ngành: Magnoliophyta

Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây

Đặc điểm vi phẫu thân cây

Thân cây chè Dây có phần gỗ chiếm thể tích chủ yếu, trong phần gỗ có các mạch gỗ kích thước từ 3-5µm, nằm rải rác, phân hóa ly tâm (3); xung quanh các mạch gỗ có các tế bào sợi xylem tập hợp lại tạo thành một lớp dày khoảng 5-7µm (2); phần vỏ của thân gồm chủ yếu là các tế bào nhu mô vỏ (4); các tế bào libe chiếm thể tích nhỏ trong phần vỏ (6). Các tế bào nhu mô gỗ (tia gỗ) sắp xếp thành từng dải rộng từ 2-3µm nằm xen kẽ trong phần gỗ của thân (1) (Hình 3).

Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây 1

Đặc điểm vi phẫu lá cây

Lá của cây chè Dây có cấu tạo điển hình của nhóm cây ưa ẩm, ưa sáng. Bao bọc mặt trên và dưới của lá, là các tế bào biểu bì (1) (4), được bao phủ bởi các lông che chở; nằm ngay bên dưới lớp biểu bì trên là lớp mô giậu khoảng 1-2 lớp tế bào (2); lớp mô khuyết khoảng 5 – 7 lớp tế bào nằm ngay bên dưới mô giậu và kéo dài đến biểu bì dưới (3), bên trong lớp nhu mô khuyết có các khoảng gian bào nằm rải rác (7). Trong mỗi bó dẫn của lá có các thành phần: mạch gỗ (5); mạch libe (6) (Hình 4).

Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây 2
Đặc điểm bột dược liệu cây chè Dây

Bột dược liệu chè Dây là toàn bộ phần thân, cành và lá cây chè Dây được sấy khô, tán thành bột, có màu xanh xám mịn, vị chát. Quan sát dưới kính hiển vi, có thể phân biệt các cấu trúc: các tế bào biểu bì nằm rải rác (3); các mảng nhu mô đồng hóa (2); các khí khổng nằm rải rác (4); các tinh thể oxalat canxi (được định tính bởi Alizalin red S) có dạng hình kim nằm rải rác (1) (Hình 5).

Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây

Tiến hành thực hiện các phản ứng định tính các nhóm chất có trong bột dược liệu chè Dây bằng các thuốc thử hóa học đặc trưng, kết quả được thể hiện ở Bảng 1.

Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây 1

Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây 2

Từ các kết quả định tính các nhóm chất, chúng tôi có thể kết luận:

  • Trong bột dược liệu chè Dây có các thành phần: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, đường khử tự do, carotene, acid hữu cơ và chất béo.

Kết quả này của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Thua (2015) đã công bố về thành phần hóa học của cây chè Dây, trong đó flavonoid, saponin và tannin là các thành phần hóa học chính.

KẾT LUẬN

  • Từ mẫu cây chè Dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, mô tả đặc điểm thực vật, đối chiếu các khóa phân loại và mẫu chuẩn, chúng tôi xác định tên khoa học là: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.
  • Đã xác định được nhu mô đồng hóa, cấu tạo mạch gỗ, mạch libe và mô che chở trong cấu tạo vi phẫu thân và lá của cây chè Dây.
  • Trong bột dược liệu của cây chè Dây đã nhận biết được: nhu mô đồng hóa, các tế bào biểu bì, khí khổng và tinh thể oxalat canxi.
  • Kết quả định tính các nhóm chất trong bộ.

Nguồn: Nguyễn Thị Dịu, Nguyễn Hoàng Lộc, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Việt Thắng (2020), Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam – Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/mot-so-dac-diem-thuc-vat-hoc-va-thanh-phan-hoa-hoc-cua-cay-che-day-phan-bo-o-huyen-kbang-tinh-gia-lai.html/feed 0
Cần bảo tồn cây thuốc quý – Cây Khôi https://tracuuduoclieu.vn/can-bao-ton-cay-thuoc-quy-cay-khoi.html https://tracuuduoclieu.vn/can-bao-ton-cay-thuoc-quy-cay-khoi.html#respond Mon, 26 Oct 2020 03:35:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47654 Trong chương trình nghiên cứu bảo tồn nguồn gen của thành phố Đà Nẵng, PGS.TS Nguyễn Tập và cán bộ Sở Khoa học Công nghệ Đà Nẵng đã lựa chọn giúp một số loài cây thuốc đưa vào chương trình nghiên cứu bảo tồn nguồn gen của thành phố Đà Nẵng. Ngoài các cây thuốc quý như Thuốc thượng, Gai ma vương…, nhóm đã chọn cây Khôi, một cây thuốc quý trong dân gian dùng để chữa bệnh đau dạ dày.

Cần bảo tồn cây thuốc quý - Cây Khôi 1

PGS.TS Nguyễn Tập và cây khôi ra hoa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Ảnh: P.C.T

Lý do chọn cây Khôi trong chương trình bảo tồn

Nhóm chọn cây Khôi là vì loài này đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007) với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp” (V) và khuyến cáo “chỉ khai thác có mức độ và giữ lại những cây con chưa đến tuổi thu hái. Cấm khai thác loài này trong các Vườn quốc gia. Có thể tổ chức gây trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc”.

Là từ thực tế thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố về điều tra cây thuốc trên địa bàn Đà Nẵng, trong gần 2 tháng lội rừng trong năm ngoái, nhóm mới gặp cây Khôi có 2 lần.

  • Lần đầu, là vài ba cá thể trong rừng nguyên sinh thuộc tiểu khu 24 của Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa vào ngày 4-5-2016.
  • Lần thứ hai vào ngày 18-5-2016 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, số lượng có khá hơn, đặc biệt có một cá thể cao ngang đầu người đang ra hoa.

Theo PGS.TS. Nguyễn Tập, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên của Viện Dược liệu Trung ương, dù có kinh nghiệm hơn 50 năm làm công tác điều tra dược liệu trên cả nước, vẫn cho rằng đó là dịp may hiếm có.

Thông tin khoa học về cây Khôi

Theo Sách Đỏ Việt Nam thì cây Khôi có phân bố ở Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Quỳ Châu), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc) và Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra có phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Tây).

Tuy loài có khu phân bố rộng, nhưng số lượng cá thể ít do tái sinh hạt kém, lại bị khai thác làm dược liệu với số lượng lớn nên mất nguồn hạt để tái sinh. Mặt khác những nơi có cây con mọc lại bị chặt phá rừng nên có thể bị tuyệt chủng vì không còn môi trường sống thích hợp.

Thông tin loài

Cây Khôi (hay còn gọi Lá khôi, Khôi tía, Cơm nguội rừng – Ardisia silvestris Pit, thuộc họ Đơn nem – Myrsinaceae).

Đặc điểm

  • Dạng cây nhỏ cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh.
  • Lá tập trung ở đầu ngọn hay các nhánh bên; phiến lá thon ngược dài 15-20cm, rộng 6-10cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá có răng cưa nhỏ.
  • Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa.
  • Quả mọng, khi chín màu đỏ.
  • Hoa ra tháng 4 – 7, quả chín tháng 9 – 12.

Phân bố, sinh thái:

Cây Khôi thường mọc hoang trong rừng rậm nguyên sinh hay rừng thứ sinh, nơi ẩm nhiều mùn, ven suối, ở độ cao 400-1.500m.

Công dụng cây Khôi trong điều trị bệnh dạ dày

Lá khôi là vị thuốc chữa đau bụng, đau dạ dày trong nhân dân. Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân miền ngược vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng.

Hội Đông y Thanh Hóa

  • Kết hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g).

Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An

  • Dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hòe nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ.

Đồng bào Dao

  • Dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

Cây Khôi có nhiều công dụng tốt, do vậy các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng nên ưu tiên chương trình nghiên cứu nhân giống, bảo tồn nguồn gen và hạn chế tối đa việc khai thác trong tự nhiên loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng này.

Một số hình ảnh cây Khôi

Một số hình ảnh cây Khôi 1

Một số hình ảnh cây Khôi 2

Một số hình ảnh cây Khôi 3
Xem thêm: Cây khôi tía – thực hư về chữa bệnh dạ dày!

Nguồn: Báo điện tử Đà Nẵng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/can-bao-ton-cay-thuoc-quy-cay-khoi.html/feed 0
Kim thất tai chữa bệnh về dạ dày https://tracuuduoclieu.vn/kim-that-tai-chua-benh-ve-da-day.html https://tracuuduoclieu.vn/kim-that-tai-chua-benh-ve-da-day.html#respond Mon, 16 Jul 2018 09:38:51 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53223 Trong Đông y, cây Kim Thất Tai có vị đắng, có thể dùng ăn sống hoặc đun nước uống. Cây thuộc họ Cúc nên có tính hàn, có tác dụng bình nhiệt, tiêu thũng, phong ngứa, tiêu viêm. Kim thất tai còn là vị thuốc trong các bài điều trị bệnh tiểu đường, giảm đau họng, viêm loét dạ dày,…

Kim thất tai chữa bệnh về dạ dày 1

Cây kim thất tai có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe 

1. Thông tin khoa học

Tên tiếng Việt: Lá đắng, Cây mật gấu, Cây kim thất tai

Tên khoa học: Vernonia amygdalina Delile

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

2. Mô tả

  • Cây kim thất tai sống lâu năm, là dạng cây bụi mọc thẳng đứng, chỉ cao từ 2-3m, đường kính thân rất nhỏ khoảng 2-4 cm, cây thường phân nhánh ở cành gốc, khi còn non thân cây được phủ một lớp lông trắng mịn về già lớp lông này rụng dần hết.
  • Cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan ngược, mép lá có hình răng cưa.
  • Cây này có nguồn gốc từ châu Phi và hiện nay cây có mặt khắp nơi trên thế giới do cây dễ trồng dễ mọc.

3. Thành phần hóa học

Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside.

Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpen , lignans , flavonoid , axit phenolic , steroid , anthraquinone , coumarins, sesquiterpenes , xanthones và edotides ( Izevbigie, 2003,Cimanga et al., 2004,Muraina et al., 2010).

  • Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2, protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

4. Công dụng

Theo một số công trình nghiên cứu trên thế giới và các kết quả đã được ghi nhận, cây mật gấu hay cây lá đắng có các công dụng như sau:

  • Kiểm soát đường huyết nhờ các hợp chất đắng trong lá nên tốt cho người đái tháo đường.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tả lỵ.
  • Hạ sốt và điều trị cảm lạnh tích cực nhờ các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá.
  • Chữa đau họng, ho, trừ đờm, chỉ cần nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy giảm các triệu chứng ho.
  • Giảm đau, giảm viêm dạ dày, đại tràng: Do trong thành phần của cây mật gấu có các hợp chất hóa học mang gốc benzene: chứa tới 0,35% – 2,5%. Đây là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng không làm ảnh hưởng tới các vi sinh vật có lợi cho cơ thể người. Chúng có tác dụng hỗ trợ chức năng của các vi sinh vật trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tăng cường các dịch vị trong dạ dày.

5. Một số nghiên cứu khoa học về cây Kim thất tai

Chi Vernonia, có khoảng 1.000 loài, được tìm thấy chủ yếu ởvùng nhiệt đới, trong đó Vernonia amygdalina Delile là loài được sử dụng nhiều nhất, với đặc tính dễthích nghi và phát triển nhanh.

  • Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được các tác dụng dược lí có giá trị của V. amygdalina như trị sốt rét, giúp hạ đường huyết đặc biệt là chống oxi hóa, bảo vệ gan và giải độc tế.
  • Điều đáng mừng là trong thời gian gần đây, V. amygdalina được trồng và thích ứng rất tốt với điều kiện thổ nhưỡng của nước ta và được biết đến với tên gọi là cây Kim thất tai – với nhiều tác dụng chữa bệnh và dễ dàng sử dụng bằng cách uống như trà.

5.1. Trong báo cáo: “Khảo sát tác động giảm đau và kháng viêm của cây lá đắng (Vernonia amygdalina Del.) trên chuột nhắt trắng” – Phạm Thị Ngọc Anh và cộng sự – Tạp chí Lạc Hồng (2020)

Cao nước Kim thất tai Vernonia amygdalina Del.được chia làm 3 liều 2500 mg/kg, 1000 mg/kg và 500 mg/kg có tác động kháng viêm và giảm đau ngoại biên, tương đương với những thuốc đối chiếu phổ biến trên thị trường như ibuprofen 7,5mg/kg và paracetamol 50 mg/kg.

==> Qua nghiên cứu đã mở ra tiềm năng ứng dụng trong điều trị viêm, tiêu sưng, kháng vi sinh vật.

5.2. Phân lập thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxi hóa trong lá cây Lá đắng (Vernonia amygdalina Delile, Asteraceae) – Bùi Hoàng Minh, Dương Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Mơ, Trịnh Công Thái – Tạp chí khoa học và công nghệ (2020)

  • Sơ bộ thành phần hóa thực vật lá cây lá đắng (Vernonia amygdalina Delile, Asteraceae) cho kết quả của sự hiện diện các nhóm hoạt chất: alkaloid, saponin, polyphenol, triterpen và flavonoid.
  • Sàng lọc hoạt tính chống oxi hóa các phân đoạn bằng phương pháp Folin-Ciocalteu và thử nghiệm DPPH. Kết quả cho thấy phân đoạn EtOAc là phân đoạn tiềm năng trong phân lập các chất có khả năng chống oxi hóa.

==> Đề tài đã phân lập các chất chống oxi hóa từ các phân đoạn tiềm năng, đây là những hợp chất có hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, kháng oxy hóa, kháng viêm và kháng ung thư.

5.3. Vernonia amygdalina Del: A Mini Review – Suleiman Danladi – Tạp chí Journal of Pharmacy and Technology (2018)

V. amygdalina Del có khả năng khuẩn khuẩn tốt, đặc biệt là nhóm vi khuẩn Gram âm, điều này mở ra hướng nghiên cứu mới trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn phát triển trên bề mặt dạ dày, có khuynh hướng tấn công niêm mạc dạ dày gây tổn thương dạ dày.

V. amygdalina còn có khả năng chống oxy hóa:

  • Chiết xuất methanolic của V. amygdalina Del ngăn cản chất béo quá trình peroxy hóa gây ra bởi tert-butyl hydrop.
  • Flavonoid, tannin và saponin là những hợp chất có khả năng chống oxy hóa, làm giảm các gốc α-tocopherol và ức chế oxydaza, ngăn chặn và hạn chế tổn thương gây ra bởi gốc tự do, phòng chống các bệnh thoái hóa, ung thư và xơ vữa động mạch.

5.4. Theo tài liệu của Trung tâm mẫu cây thuốc Quốc gia Trung ương:

V. amygdalina (Cây lá đắng) thường được dùng để trị tiểu đường tại châu Phi (Akah & Okafor 1992; Atangwho và c.s. 2010).

Các người hành nghề thuốc dân tộc ở châu Phi nhiệt đới dùng cây này để trị bệnh giun sán, sốt rét, nhuận trường, trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn, hạ sốt, hay trị vết hương khu vực (Ijeh & Ejike 2011).

  • Ở vài vùng tại Nigeria, thân cây dùng làm thanh nhai làm sạch miệng, và trị một số bệnh răng (Ijeh & Ejike 2011). Ở Malawi và Uganda, nó dùng bởi các bà đỡ truyền thống đẩy nhau ra sau khi sinh, hỗ trợ co thắt tử cung sau khi sinh, kích thích có sữa, và trị xuất huyết sau thai sản (Kamatenesi- Mugisha 2004).

Nghiên cứu cây nhiều tính chất dược này cũng nói là nó có nhiều tính chất dược liệu khách như chống ung thư (Izevbigie 2003; Khalafalla et al. 2009), chống vi khuẩn (Ibrahim et al. 2009), chống nhiễm độc gan (Arhoghro et al. 2009), chống oxy hóa (Adaramoye et al. 2008), điều tiết cholesteron (Ugwu et al. 2010), khuẩn độc cũng như ảnh hưởng của thực vật độc (Alabi et al. 2005).

  • V. amygdalina chứa một lượng đáng kể các chất lipids (Eleyinmi et al. 2008), đạm cần thiết có nhiều acid amin (Eleyinmi et al. 2008), chất bột (Ejoh et al. 2007) và chất xơ (Eleyinmi et al. 2008). Nó cũng có nhiều tính chất đáng qúy như vitamin C và caroteinoids (Ejoh et al. 2007). Vôi, sắt, bồ tạt, mangan, đồng và cobalt cũng có một lượng đáng kể trong loài này (Eleyinmi et al. 2008).
  • Một loạt các chất hóa thực vật oxalate, phytates và tannins cũng được báo cáo (Udensi et al. 2002; Ejoh et al. 2007; Eleyinmi et al. 2008) có trong lá cây V. amygdalina. Chất saponin nhóm Stigmastane- như vernoniosides A1, A2, A3 (Jisaka et al. 1992); A4, B2, B3 (Jisaka et al. 1993); C, D và E (Ohigashi 1994) cũng có trong lá. Saponin thuộc A-series làm cho lá có vị đắng của loài V. amygdalina.

Các saponin steroidal khác cũng được xác định trong cây này (Igile et al. 1995). Sesquiterpene lactones là một nhóm hóa thực vật khác phát hiện có nhiều trong lá của loài này. Vài chất sesquiterpene lactones xác định được là vernolide, vernodalol (Erasto et al. 2006), vernolepin, vernodalin và hydroxyvernolide (Koshimizu et al. 1994). Igile et al. (1995) báo cáo sự hiện diện của flavonoids luteolin, luteolin 7- -β-glucoroniside và luteolin 7- -β-glucoside, trong lá của V. amygdalina. Các nhà nghiên cứu khác đã xác nhận sự hiện hữu của flavonoids trong cây này (Tonaet al. 2004).

V. amygdalina là một loại rau xanh quan trọng tại Cameroon, nơi sản xuất 93,600 tấn lá cây cỏ năm 1999, 23% số này (21,549 tons) là từ cây lá đắng (Smith & Eyzaguirre 2007). Có phạm vi rất tốt để thương mại hóa loài này tại Ấn Độ làm nguồn bổ trợ sức khỏe do ảnh hưởng tốt của nó cho sức khỏe và cũng là loại dược thảo. Chúng tôi hi vọng có những nghiên cứu thêm hoạt chất sinh học của nó, việc trồng cây này, phát tán nó, nghiên cứu phân tử về cây V. amygdalina trong hoàn cảnh Ấn Độ.

Bài thuốc về cây Kim thất tai

Pha trà

  • Rửa sạch cây mật gấu và cho vào sắc, đun sôi cây mật gấu với nước theo tỷ lệ 20g/1 lít nước trong vòng khoảng 15 phút rồi bắc xuống.

==> Cách dùng cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày. Giúp thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt rất tốt khi uống giã rượu.

Ngâm rượu thuốc

  • Cây mật gấu bạn đem rửa sạch, chẻ nhỏ vừa cỡ rồi phơi khô rồi cho vào ngâm cùng rượu trong bình.
  • Sau khoảng 15 ngày thì màu rượu dần chuyển sang vàng và đậm lên theo thời gian.
  • Thêm nữa, cũng tùy nồng độ mà người dùng có thể chọn uống trực tiếp hay pha thêm với rượu ở bên ngoài.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/kim-that-tai-chua-benh-ve-da-day.html/feed 0