Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 27 Mar 2025 03:06:34 +0700 vi hourly 1 Mua bán cây thuốc dược liệu đan sâm https://tracuuduoclieu.vn/mua-ban-cay-thuoc-duoc-lieu-dan-sam.html https://tracuuduoclieu.vn/mua-ban-cay-thuoc-duoc-lieu-dan-sam.html#respond Fri, 17 May 2019 20:19:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/mua-ban-cay-thuoc-duoc-lieu-dan-sam-194/ Từ xa xưa dân gian vẫn xem cây đan sâm là một dược liệu quý dùng để chữa trị rất nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng ngày nay xã hội phát triển, những nguồn dược liệu này mai một nên càng trở lên quý hiếm. Vì vậy để tìm được loại dược liệu đan sâm có nguồn gốc sạch, đúng tiêu chuẩn an toàn không phải dễ. Vì vậy bài viết dưới cây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về mua bán cây thuốc dược liệu đan sâm.

Mua bán cây thuốc dược liệu đan sâm 1

Cây đan sâm

Cây đan sâm

Là một loại cây cỏ sống lâu năm, toàn thân mang lông ngắn vàng nhạt. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mạt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở đầu hay ở kẽ lá, hoa có màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi trên nghiêng hình lưỡi liềm. Cây có hình trụ, cao từ 30 – 80cm, màu đỏ nâu. Cây đan sâm đang được gây giống trên khu vực Tam Đảo, mùa hoa từ tháng 5-8, mùa quả từ tháng 6-9, thường thu hoạch vào mùa đông bằng cách đào về rửa sạch, cắt bỏ rễ và cây, sấy khô hoặc phơi cây đan sâm.

Xem đầy đủ: Hình ảnh nhận dạng cây đan sâm

Công dụng của cây đan sâm

Trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, đan sâm có các tác dụng sau:

  • Hỗ trợ giảm rối loạn tuần hoàn máu, làm giãn các động mạch, tĩnh mạch nhỏ; tăng tuần hoàn vi mạch.
  • Làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính; phạm vi vùng thiếu máu giảm đáng kể hoặc mất đi hoàn toàn.
  • Làm chất dẫn giúp ổn định màng hồng cầu; tăng sức đề kháng của hồng cầu; phòng tránh tình trạng tan máu.
  • Giúp hồng cầu tăng khả năng kéo giãn và phục hồi hình dạng nhanh hơn so với những người không dùng đan sâm.
  • Ức chế sự kết hợp tiểu cầu,chống huyết khối nhờ hoạt chất miltiron và salvinon.
  • Tốt cho tim mạch; bảo vệ cơ tim
  • Chống oxy hóa; loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể.

Qua nghiên cứu cho thấy, đan sâm có tác dụng làm lưu thông máu; chống lại quá trình oxy hóa; góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh liệt dương ở nam giới, giúp máu lưu thông đến dương vật đều hơn và nhanh hơn.

Xem thêm: Thành phần và công dụng cây đan sâm

Một số bài thuốc thông dụng của đan sâm

Thảo dược giúp cải thiện giấc ngủ

Tâm sen, Hắc táo nhân. Tam thất, Đương quy, Đan sâm, Cao bạch quả giúp tuần hoàn máu, có tác dụng dưỡng tâm, an thần, giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp ngủ ngon và sâu, phục hồi tinh thần thoải mái và sảng khoái vào hôm sau

Thảo dược giúp cải thiện giấc ngủ 1

Những vị thảo dược kết hợp cùng đan sâm giúp chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe

Chữa đau tức ngực

32g đan sâm; xuyên khung, trầm hương, uất kim mỗi loại 20g, 16g hoa hồng, 10g đương quy vĩ, xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu mỗi loại 12g. Uống trong 1 tháng.

Chữa viêm tắc động mạch chi

20g đan sâm, hoàng kỳ, 16g đương quy vĩ, 12g xích thước, quế chỉ, nghệ, nhũ hương, một dược, hồng hoa, đào nhân, tô mộc. Mỗi ngày uống 1 thang.

Giảm mỡ máu

  • Chỉ dùng đan sâm 8-18g, rửa sạch, tán thô, hãm trà uống trong ngày.
  • Đan sâm 6g, hà thủ ô 10g, trạch tả 5g. Tất cả sắc uống trong ngày.
  • Đan sâm, tam thất, xuyên khung, trạch tả, nhân sâm, đương quy, hà thủ ô, hoàng tinh. Tất cả lượng bằng nhau, tán mịn, ngày uống 4g. Chia làm 2 lần sáng chiều. Uống liệu trình trong 15 ngày.

Viêm gan mãn tính

Đan sâm 10g, nhân trần 15g. Tất cả rửa sạch sắc lấy nước uống. Có thể thêm 15g đường đỏ. Uống ngày 2-3 lần

Mặc dù đan sâm có tác dụng rất tốt, nhưng chỉ khi kết hợp với các loại thảo dược khác thì nó mới mang lại hiệu quả rõ rệt.

Đặc biệt hiện nay, việc tìm mua được các loại thảo dược thiên nhiên đảm bảo chất lượng cũng tương đối khó. Do đó, để tiện lợi sử dụng và tránh mua phải dược liệu kém chất lượng, bạn có thể chuyển sang xem xét sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường tốt cho sức khỏe tổng thể

Sản phẩm An Tim của Tuệ Linh  Giúp tăng cường máu tới cơ tim, giãn động mạch vành, tăng sức bền của cơ tim, giãn động mạch vành, tăng sức bền của cơ tim. Giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở. Giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

Đặc biệt sản phẩm:

Chiết xuất ngải hoa đỏ, chiết xuất giảo cổ lam, chiết xuất đan sâm. Thực phẩm chức năng an tim được chiết xuất từ 100% tự nhiên từ những loại thảo dược thiên nhiên, đảm bảo chất lượng và thật sự an toàn cho người sử dụng.

Xem thêm: Tổng hợp các cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt phần I

                 Tổng hợp các cây thuốc nam quý hiếm cho người Việt phần II

Địa chỉ cung cấp đan sâm uy tín nhất?

Dược liệu Tuệ Linh thu mua chế biến và chế biến thảo dược đan sâm. Các sản phẩm của Tuệ Linh đưa ra trên thị trường đều đã được  nghiên cứu kỹ lưỡng với những bằng chứng khoa học không thể phủ nhận, được thử độc tính cẩn thận, thử tác dụng dược lý tại các trung tâm lớn và thử lâm sàng trên bệnh nhân. Đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về chiết xuất thành phần hoạt chất trong dược liệu đảm bảo hiệu quả tối đa.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/mua-ban-cay-thuoc-duoc-lieu-dan-sam.html/feed 0
Công dụng và cách dùng của đan sâm https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cua-dan-sam.html https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cua-dan-sam.html#comments Tue, 17 Jul 2018 20:18:34 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cua-dan-sam-192/ Theo đông y, có rất nhiều loại dược liệu quý hiếm tốt cho sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Trong đó không thể không kể đến 1 loại thảo dược có tên gọi đan sâm. Vậy vị thảo được này quý hiếm và có tác dụng chữa bệnh và cách dùng đan sâm ra sao để đạt được tác dụng tốt nhất? Các bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

Công dụng và cách dùng của đan sâm 1

Đan sâm một dược liệu tốt cho tim mạch

Đan Sâm hay còn được gọi là : Viểu đan sâm, Vử đan sâm, Vân nam thử vỹ, Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm.

Đặc điểm của cây

Cây đan sâm là một loại cây thuốc quý, dạng cây cỏ, sống lâu năm, cây cao khoảng 30-80cm, thân màu đỏ nâu, đường kính 0.5- 1.5cm.

  • Thân vuông, trên có các gân dọc.
  • Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông.
  • Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba, 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài.
  • Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm.

Bộ phận dùng làm thuốc

Dược liệu là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm- là một vị thuốc quý.

Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3-1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm.

Xem đầy đủ: Hình ảnh nhận biết cây đan sâm

Công dụng của đan sâm

Trị giãn tĩnh mạch, hoạt huyết, cải thiện lưu lượng tuần hoàn

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đan sâm là thuốc tăng cường tuần hoàn máu, làm hết ứ máu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hoạt chất Tanshinone IIA có tác dụng làm giãn các tiểu động mạch và mao mạch, do đó giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn và giảm tình trạng ứ huyết.

==> Nhờ tác dụng này, Đan sâm giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực do bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim.

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, chống viêm

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng Tanshinone IIA ngăn ngừa xơ vữa cũng như tổn thương tim và cơ tim phì đại.  Khi tiêm dẫn chất tanshinon II natri sulfonat, trong đó tanshinon II là một hoạt chất của đan sâm, vào động mạch vành sẽ làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Kích thước vùng thiếu máu mất đi hoặc giảm đáng kể, Giảm mức độ nhồi máu cơ tim.

  • Trong xơ vữa động mạch, Tanshinone IIA ức chế quá trình oxy hóa LDL, monocyte bám dính vào nội mô, sự di trú và phát triển tế bào cơ trơn, sự tích tụ cholesterol đại thực bào, biểu hiện cytokine tiền viêm và kết tập tiểu cầu, do đó giúp ngăn ngừa và ổn định các mảng xơ vữa động mạch.

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, chống viêm 1

Đan sâm kết hợp với các vị thảo dược chữa rất nhiều bệnh

Giúp tiêu huyết khối (cục máu đông)

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đan sâm là thuốc tăng cường tuần hoàn máu, làm hết ứ máu, chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau kinh, đau nhói ở ngực và bụng, viêm đau khớp cấp, nhiễm khuẩn da, bồn chồn, mất ngủ, chứng to gan lách, đau thắt ngực. Ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức kháng của hồng cầu nhờ dẫn chất tanshinon II natri sulfonat. Ức chế sự kết hợp tiểu cầu, chống huyết khối nhờ các hoạt chất miltiron và salvinon của đan sâm.

Chống rối loạn nhịp tim

Đan sâm có tác dụng điều chỉnh hoạt động của các kênh ion, cải thiện tình trạng quá tải ion canxi nội bào, nhờ đó giúp ổn định điện thế của màng tế bào, làm giảm hoặc ngăn chặn các rối loạn nhịp tim. Với tác dụng đa chiều trên toàn hệ thống tim mạch, hiện nay Đan sâm đã được ứng dụng và bào chế dưới rất nhiều loại chế phẩm khác nhau để bảo vệ trái tim – cơ quan đích mà các bệnh tim mạch nhắm tới, giúp làm chậm tiến triển của bệnh tim và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bảo vệ cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy.

  • Ngoài ra đan sâm còn được dùng chữa âm hư phiền nhiệt, hồi hộp khó chịu, kinh nguyệt không đều, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, phong thấp các khớp sưng đau, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, chấn thương sai khớp, mụn độc, ghẻ lở. Còn dùng chữa vàng da, chảy máu tử cung, kinh nguyệt nhiều ít đều có tác dụng, vừa có tác dụng an thai, vừa cho ra thai chết, chữa mẩn ngứa.

Xem thêm: thành phần và đặc tính đan sâm

Cách dùng của đan sâm

Có thể ngâm rượu uống

Đan sâm ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe, ta có thể dùng đan sâm khô, loại bỏ tạp chất và thân sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô để dùng.

1.Tửu đan sâm (Chế rượu):

  • Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều dược liệu với rượu, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội.
  • Cứ 10 kg đan sâm cần 1 lít rượu.

2.Phòng trị bệnh mạch vành:

  • Đan sâm 30g rửa sạch,
  • Ngâm trong 500g rượu trắng,
  • Ngâm khoảng 7 ngày có thể sử dụng,
  • Ngày uống 2-3 lần mỗi lần 10ml trước bữa ăn.

3.Điều kinh hoặc sau sanh sản dịch không ra hết:

  • Đan sâm 20 – 40g, tán bột mịn mỗi lần 6 – 8g,
  • Cchia 2 lần uống trong ngày có tác dụng.
  • Uống với rượu nóng hoặc hòa với đường mía uống càng tốt.

Hãm nước uống

Phòng trị bệnh giúp giảm mỡ máu:

  • Dùng đan sâm nguyên chất 8-12g,
  • Tán thô,
  • Hãm nóng như hãm trà uống trong ngày

Chữa viêm gan mãn tính:

  • Đan sâm 10g,
  • Nhân trần 15g sắc lấy nước uống,
  • Thêm đường đỏ 15g chia 2-3 lần uống trong ngày.

Sắc lấy nước kết hợp với các vị thảo dược khác

Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ:

Đan sâm, bạch thược, đại táo, hạt muồng sao, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 16g; dành dành, toan táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim:

Đan sâm, kim ngân hoa, mỗi vị 20g, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 16g; đương quy, long nhãn, liên kiều, hoàng cầm, hoàng bá, mỗi vị 12g; táo nhân, phục linh, mỗi vị 8g; mộc hương, viễn chí, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Khi có loạn nhịp: đan sâm 16g, sinh địa, kim ngân, mỗi vị 20g; đảng sâm 16g, chích cam thảo, a giao, mạch môn, hạt vừng, đại táo, liên kiều, mỗi vị 12g; quế chi 6g, gừng sống 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn:

Đan sâm 10g, hương phụ 6g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 5g, địa hoàng 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa suy tim:

Đan sâm 16g, đảng sâm 20g, bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang.

Để biết thêm công dụng của những cây thuốc nam quý hiêm, bạn có thể xem thêm:

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cua-dan-sam.html/feed 8
Kĩ thuật trồng cây đan sâm https://tracuuduoclieu.vn/ki-thuat-trong-cay-dan-sam.html https://tracuuduoclieu.vn/ki-thuat-trong-cay-dan-sam.html#comments Mon, 28 May 2018 18:38:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/ki-thuat-trong-cay-dan-sam-460/ Đan sâm là cây dược liệu quý từ xa xưa đến nay rất được ưa chuộng dùng để chữa bệnh. Ngày nay do khái thác quá nhiều mà không được bảo tồn nên ngày càng mai một đi. Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng quy trình nhân giống cây đan sâm với mục đích bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý này. Bài viết này sẽ giúp chúng ta có quy trình kĩ thuật gieo trồng cây đan sâm – một loại dược liệu, loại thuốc của mọi nhà.

Kĩ thuật trồng cây đan sâm 1

Cây đan sâm

Mô tả cây đan sâm

Cây đan sâm có tên khoa học: Salvia multiorrhiza Bunge. Thuộc họ hoa môi Lamiaceae (Labiatae)

Cây đan sâm hay còn gọi là: huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Có tính vị đắng, hơi hàn. Quy kinh: tâm, can.

Cây đan sâm là một loại cỏ sống lâu năm, cao tầm 30-80cm, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5-1,5cm màu đỏ nâu. Thân vuông trên có các gân dọc. Lá kép, mọc đối: 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7. Lá chét giữa thường lớn hơn cả. Lá kép có cuống dài, cuống lá chét ngắn có dìa. Lá chét dài 2-7,5cm, rộng 0,8-5cm. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mặt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ.

Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, chùm hoa dài 10-20cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa thường là 5 hoa. Hoa có tràng màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi trên trông nghiêng hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ 3 thuỳ, thuỳ giữa có răng cưa tròn. Hai nhị ở môi dưới,bầu có vòi dài lòi ra ở môi trên. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng l,5mm.

Xem kĩ hơn: Hình ảnh nhận dạng cây đan sâm

Công dụng của cây

  • Đan Sâm có khả năng cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
  • Đan sâm là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, để làm thuốc bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp xương sưng đau. Còn dùng chế thuốc xoa bóp.
  • Đan sâm còn được dùng chữa phong thấp khớp sưng tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.

Xem thêm: Công dụng và cách dùng cây đan sâm

Kĩ thuật trồng cây đan sâm

Cách làm đất trồng cây

  • Đất trồng đan sâm thường là đất cát pha thịt, tơi xốp và nhiều màu mỡ. Những nơi đất nhiều cát sỏi, hay đất sét, ngập nước thì không thể trồng được cây thuốc này.
  • Cây đan sâm cũng phù hợp với những vùng đất chua, bộ rễ phát triển kém, độ pH có vai trò nhất định, có loại cây thuốc ưa axit, có loại ưa đất kiềm.
  • Đất san phẳng, chuẩn bị trước 2 tuần mới tiến hành gieo hạt.

Cách chọn hạt giống

Đảm bảo việc chọn lựa hạt giống chất lượng. Bạn nên tìm mua hạt giống tại những nơi uy tín. Việc lựa chọn hạt giống rất quan trọng vì nó sẽ giúp cây phát triển tốt, phòng tránh được sâu bệnh

Cách gieo hạt

  • Trước khi gieo hạt giống cây đan sâm nên tiến hành xử lý bằng cách ngâm hạt trong nước ấm khoảng 2-3 giờ, giúp hạt nhanh nảy mầm
  • Thời điểm gieo hạt đan sâm tốt nhất là từ tháng 5- tháng 6 ( Đối với các tỉnh miền bắc). Nếu các tỉnh Nam Trung Bộ thì gieo muộn hơn có thể tháng 7- tháng 8.
  • Gieo hạt trực tiếp lên đất đã chuẩn bị như ở trên. Sau đó tưới nhẹ nước tạo độ ẩm cho hạt nhanh phát triển. Sau 7-10 ngày, hạt sẽ phát triển thành cây con.

Cách gieo hạt 1

Hình ảnh cây đan sâm khi mới ươm giống

Chăm sóc cây trồng

  • Tưới nước: Thời gian đầu nên cung cấp đầy nước và độ ẩm cho cây phát triển. Thời điểm thích hợp để tưới nước là sáng sớm và chiều mát. Không nên tưới nhiều quá, cũng không nên để cây khô quá. Tưới nước vừa phải ngày 2 lần để độ ẩm đất vừa phải.
  • Bón phân: Sử dụng phân vi sinh và phân chuồng hoại mục, sau đó bón xung quanh gốc sẽ giúp cây phát triển tốt. Bón phân kết hợp với xới cỏ, như vậy sẽ giúp bộ rễ thông thoáng và phát triển.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình chăm sóc nếu thấy biểu hiện của bệnh, bạn có thể dùng các phương pháp thủ công như bắt sâu, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, cũng như sức khỏe của người dùng sau này.

Thu hoạch

Nên thu hoạch cây đan sâm vào mùa đông. Đào rễ về rửa sạch đất, cắt bỏ cây và rễ non, có thể phơi khô hoặc sấy khô. Có thể dùng rễ đun sắc lấy nước uống hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ki-thuat-trong-cay-dan-sam.html/feed 6
Hình ảnh dễ nhận biết cây đan sâm https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-de-nhan-biet-cay-dan-sam.html https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-de-nhan-biet-cay-dan-sam.html#respond Thu, 17 May 2018 20:20:01 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-de-nhan-biet-cay-dan-sam-198/ Cây đan sâm( tên khoa học là Salvia multiorrhiza Bunge) thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Hay còn có tên gọi khác là huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Người ta vẫn thường biết đến cây đan sâm là một trong những lọa thảo dược có nhiều tác dụng và công dụng cho con người đặc biệt phải kể đến đó là dược liệu quý chữa những chứng bệnh về tim, và máu.

Đặc điểm cây đan sâm

Tên gọi

  • Tên thông thường: Ðan sâm, Viểu đan sâm, Vử đan sâm, Vân nam thử vỹ, Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm.
  • Tên dược: Radix Salviae militiorrhizae
  • Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza Bge.
  • Họ khoa học: thuộc họ Hoa môi ( Lamiaceae)

Cây đan sâm dễ nhận biết vì đó là cây lâu năm cao tầm 30-80cm, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Đan sâm là cây thuốc nhập nội, ưa khí hậu nóng và ẩm, được trồng chủ yếu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Đặc điểm nhận dạng

  1. Lá: Lá kép, mọc đối: 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7. Lá chét giữa thường lớn hơn cả. Lá kép có cuống dài, cuống lá chét ngắn có dìa. Lá chét dài 2-7,5cm, rộng 0,8-5cm. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mạt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ.
  2. Thân: Thân vuông trên có các gân dọc, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt.
  3. Rễ: Rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5- 1,5cm, màu đỏ nâu
  4. Hoa: Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, chùm hoadài 10-20cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa thường là 5 hoa. Hoa có tràng màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi trên trông nghiêng hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ 3 thuỳ, thuỳ giữa có răng cưa tròn. Hai nhị ở môi dưới,bầu có vòi dài lòi ra ở môi trên.
  5. Quả: Quả nhỏ, dài 3mm, rộng l,5mm. Mùa hoa từ tháng 5-8 (Tam Đảo) mùa quả tháng 6-9.

Bộ phận sử dụng

Sử dụng rễ, củ đan sâm

Xem thêm: Kĩ thuật trồng cây đan sâm

Tác dụng của đan sâm

  • Hỗ trợ giảm rối loạn tuần hoàn máu, làm giãn các động mạch, tĩnh mạch nhỏ; tăng tuần hoàn vi mạch.
  • Làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính; phạm vi vùng thiếu máu giảm đáng kể hoặc mất đi hoàn toàn.
  • Làm chất dẫn giúp ổn định màng hồng cầu; tăng sức đề kháng của hồng cầu; phòng tránh tình trạng tan máu.
  • Giúp hồng cầu tăng khả năng kéo giãn và phục hồi hình dạng nhanh hơn so với những người không dùng đan sâm.
  • Ức chế sự kết hợp tiểu cầu,chống huyết khối nhờ hoạt chất miltiron và salvinon.
  • Tốt cho tim mạch; bảo vệ cơ tim
  • Chống oxy hóa; loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể.
  • Đan sâm có tác dụng làm lưu thông máu; chống lại quá trình oxy hóa; ghóp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh liệt dương ở nam giới, giúp máu lưu thông đến dương vật đều hơn và nhanh hơn.

Xem thêm: Công dụng và cách dùng của đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 1

Cây đan sâm khi được ươm giống

Một số hình ảnh cây đan sâm 2

Cận cảnh lá đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 3

Nụ hoa cây đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 4

Hoa cây đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 5

Thân cây đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 6

Rễ cây đan sâm

Một số bài thuốc từ cây đan sâm

Trị bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt:

  • Đan sâm tán: Đan sâm 20 – 40g, tán bột mịn mỗi lần 6 – 8g, chia 2 lần uống trong ngày có tác dụng điều kinh hoặc sau sanh sản dịch không ra hết. Uống với rượu nóng hoặc hòa với đường mía uống càng tốt.
  • Đan sâm 15g, Trạch lan 12g, Hương phụ 8g, sắc uống. Hoặc dùng Đan sâm, Đương qui đều 15g, Tiểu hồi 8g, sắc uống tác dụng như bài Đan sâm tán.
  • Đan sâm phối hợp với Hồng hoa, Đào nhân, Ích mẫu thảo trị đau bụng kinh

Trị đau bụng do nguyên nhân khác nhau:

  • Đan sâm ẩm( Thời phương ca quát): Đan sâm 40g, Đàn hương, Sa nhân đều 6g, sắc uống trị đau vùng thượng vị do huyết ứ khí trệ.
  • Đan sâm 12 – 20g, Xích thược 8 -12g, Nhũ hương, Một dược, Sa nhân đều 6 -10g, trị cơn đau nhiều gia thêm Diên hồ sách, huyết áp không ổn gia thêm Nhân sâm

Một số lưu ý khi dùng đan sâm chữa bệnh

Không thể phủ nhận tác dungjc ủa đan sâm đối với nền y học cổ truyền, tuy nhiên, bệnh nhân sử dụng đan sâm để điều trị bệnh cần chú ý:

  • Đan sâm không thể kết hợp với Lê lô chính vì vậy dù bất cứ khi nào cũng không thể 2 loại dược liệu với nhau để điều trị bệnh, nên chú ý tránh gây hại tới sức khỏe
  • Dùng đan sâm nên chú ý tránh gây dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần trong dược liệu này
  • Bài viết chỉ mang tính tham khảo, trước khi dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-de-nhan-biet-cay-dan-sam.html/feed 0
Đan sâm, vị thuốc bổ cho mọi nhà https://tracuuduoclieu.vn/dan-sam-vi-thuoc-bo-cho-moi-nha.html https://tracuuduoclieu.vn/dan-sam-vi-thuoc-bo-cho-moi-nha.html#respond Thu, 17 May 2018 20:18:47 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dan-sam-vi-thuoc-bo-cho-moi-nha-193/ Theo Y học cổ truyền, đan sâm được mệnh danh là “huyết bệnh yếu dược” tức thứ dược quan trọng trị các bệnh liên quan đến huyết học. Đan sâm còn có tác dụng ngang với những bài thuộc tứ vật- bài thuốc “ bổ huyết điều huyết” kinh điển của Y học cổ truyền. Vì vậy dân gian vẫn lưu truyền: đan sâm là vị thuốc bổ cho mọi nhà. Vậy vị thuốc đan sâm có tác dụng quý báu trong chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe thế nào, các bạn có thể tìm hiểu thêm qua những thông tin dưới đây.

Đan sâm, vị thuốc bổ cho mọi nhà 1

Cây đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge)

Theo Y học cổ truyền, đan sâm có vị đắng (khổ) sắc đỏ (đỏ thuộc tâm hỏa), nhập tâm và tâm bào lạc.

Tác dụng của đan sâm

Đan sâm có tác dụng phá túc huyết (huyết lưu ứ lại), sinh ra huyết mới (ứ khử nhiên hậu tân sinh), dưỡng huyết an thai, trụy tử thai (khứ ứ), điều kinh mạch (phong hàn thấp nhiệt, tích tụ lâu ngày làm tổn thương khí huyết, kinh mạch không điều hòa, gây huyết hư, huyết ứ, khí trệ, đàm trở… kinh mạch điều hòa thì bệnh tự tán).

Chủ trị các chứng hư lao, cốt tiết thống (đau nhức xương khớp), phong tý bất tùy (chân tay mệt mỏi, ngại vận động, không theo chủ ý), trường minh phúc thống (đau bụng, sôi bụng), băng đới trưng hà (trưng là khối không di động, hà là khối trong bụng di động được, lúc tụ lúc tán; đều là huyết bệnh), mục xích (mắt đỏ), sán thống ( chỗ rỗng trong thân thể bị trở ngại, làm cho gân thịt co rút, rồi phát ra đau đớn đều gọi là sán), sang giới, thũng độc.

  • Đan sâm dưỡng thần định chí, thông lợi huyết mạch; giúp dưỡng huyết, điều huyết, quy thủ thiếu âm, thủ quyết âm kinh giúp công năng của tâm, tâm bào được điều hòa. Vì vậy, Đan sâm là dược vị không thể thiếu trong các phương thuốc trị các chứng bệnh về tâm, về huyết.
  • Đan sâm ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, chống viêm ngoài ra đan sâm còn là loiaj thảo dược tiềm năng chống rối loạn nhịp tim, bảo vệ trái tim – cơ quan đích mà các bệnh tim mạch nhắm tới, giúp làm chậm tiến triển của bệnh tim và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Dược liệu từ đan sâm

Vị thuốc đan sâm từ rễ phơi hoặc sấy khô của cây đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge).

  • Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3-1 cm.
  • Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc.
  • Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía.
  • Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm.

Dược liệu từ đan sâm 1

Dược liệu từ cây và rễ đan sâm

Xem thêm Thành phần dược liệu và công dụng của đan sâm

Các bài thuốc tốt cho sức khỏe từ đan sâm

Bài thuốc 1: Chữa kinh nguyệt không đều, động thai, đau xươg khớp

Đan sâm rửa sạch, để ráo nước, thái miếng, phơi khô, tán nhỏ. Sắc lấy nước ngày sắc 8g, chia ra ngày uống 2-3 cốc, uống 2-3 lần.

Bài thuốc 2: Chữa đến kì kinh không gây đau đớn

Đan sâm 10g, hương phụ 6g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 5g, địa hoàng 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Chữa đau tức ngực, đau nhói tim

  • Đan sâm 32g, xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20g; hồng hoa 16g, xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu, mỗi vị 12g; đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày một thang.
  • Đan sâm 32g, xích thược, xuyên khung, hoàng kỳ, hồng hoa, uất kim, mỗi vị 20g; đảng sâm, toàn đương quy, trầm hương, mỗi vị 16g; mạch môn, hương phụ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc 4: Chữa suy tim

  • Đan sâm 16g, đảng sâm 20g, bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang.
  • Đan sâm, bạch truật, bạch thược, mỗi vị 16g; thục linh, đương quy, mã đề, mỗi vị 12g; cam thảo, can khương, nhục quế, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc 5: Chữa viêm tắc động mạch chi

  • Đan sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 20g; đương quy vĩ 16g, xích thược, quế chi, bạch chỉ, nghệ, nhũ hương, một dược, hồng hoa, đào nhân, tô mộc, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
  • Đan sâm, huyền sâm, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 20g; sinh địa, đương quy, hoàng kỳ, mỗi vị 16g; hồng hoa, diên hồ sách, mỗi vị 12g; nhũ hương, một dược, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc 6: Chữa suy nhược thần kinh, nhức đầu, mất ngủ

  • Đan sâm, bạch thược, đại táo, hạt muồng sao, mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 16g; dành dành, toan táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
  • Đan sâm, liên tâm, táo nhân sao, quả trắc bá, mỗi vị 8g, viễn chí 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc7: Chữa viêm khớp cấp

  • Đan sâm, kim ngân hoa, mỗi vị 20g, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 16g; đương quy, long nhãn, liên kiều, hoàng cầm, hoàng bá, mỗi vị 12g; táo nhân, phục linh, mỗi vị 8g; mộc hương, viễn chí, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • Khi có loạn nhịp: đan sâm 16g, sinh địa, kim ngân, mỗi vị 20g; đảng sâm 16g, chích cam thảo, a giao, mạch môn, hạt vừng, đại táo, liên kiều, mỗi vị 12g; quế chi 6g, gừng sống 4g. Sắc uống ngày một thang.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dan-sam-vi-thuoc-bo-cho-moi-nha.html/feed 0
Đan sâm ngâm rượu tốt cho sức khỏe https://tracuuduoclieu.vn/dan-sam-ngam-ruou-tot-cho-suc-khoe.html https://tracuuduoclieu.vn/dan-sam-ngam-ruou-tot-cho-suc-khoe.html#respond Tue, 15 May 2018 02:20:48 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/dan-sam-ngam-ruou-tot-cho-suc-khoe-191/ Ai cũng biết rượu thuốc rất tốt cho sức khỏe bở rượu thuốc là chắt lọc được tinh chất, bảo quản thuốc được lâu và khử bớt độ độc của rượu. Đan sâm cũng vậy, rượu đan sâm ngâm thường là thuốc bổ, có tác dụng nâng cao thể trạng, kích thích tiêu hóa an thần, nhuận tràng, chữa các chứng đau mỏi do phong hàn, phong thấp . sau đây là cách ngâm một số bài thuốc đan sâm ngâm rượu thông dụng.

Đan sâm ngâm rượu tốt cho sức khỏe 1

Hình ảnh cây rễ và cây đan sâm

Mô tả về rễ cây đan sâm

Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Huyết căn, Huyết sâm, Xích sâm, Cửu thảo, Xôn đỏ, Viểu đan sâm, Tử đan sâm, Vử đan sâm
  • Tên dược: Radix Salviae militiorrhizae
  • Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza
  • Họ: Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)

Mô tả

Vị thuốc đan sâm là rễ của cây đan sâm – là một vị thuốc quý. Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3-1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm.

Phân bố

Cây đan sâm được trồng nhiều ở Nhật Bản và các tỉnh thuộc Trung Quốc như Tứ Xuyên, An Huy, Sơn Tây, Hà Bắc, Giang Tô. Loại cây này được di thực vào Việt Nam từ khá sớm và được trồng ở Tam Đảo là nhiều nhất.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Dùng phần rễ của cây đan sâm để làm thuốc.

Thu hái: Đào lấy những phần rễ của những cây đã trưởng thành, thời điểm thích họp để thu hoạch là vào mùa đông hằng năm.

Chế biến: Rửa sạch những phần rễ đã thu hoạch được bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, tạp chất và vi khuẩn, vớt để ráo nước rồi đem ủ mềm, thái thành từng lớp dày, phơi dưới 2 – 3 ngày nắng hoặc sấy khô. Hoặc có thể đem rễ cây đan sâm thái phiến, thêm một ít rượu, để ngấm 1 giờ đồng hồ rồi đem đi sao vàng cho đến khô để dùng.

+ Bảo quản: Đan sâm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cần đóng kín bao bì để sử dụng lâu dài.

Tác dụng của cây đan sâm

  • Đan Sâm có khả năng cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
  • Đan sâm là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, để làm thuốc bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp xương sưng đau. Còn dùng chế thuốc xoa bóp.
  • Đan sâm còn được dùng chữa phong thấp khớp sung tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.

Xem thêm: Thành phần và công dụng của cây đan sâm

Một số bài thuốc ngâm rượu đan sâm rất tốt cho sức khỏe

Bài 1. Nâng cao thể trạng, giúp ăn ngon, chữa mất ngủ, mệt mỏi

  • Đan sâm, hoàng kì, bạch truật, đương quy (mõi thứ 60g)
  • Cam thảo, xuyên khung, ích trí nhân, sa nhân, trần bì, chỉ xác (mỗi thứ 20g).
  • Mạch môn, sa sâm, kỷ tử, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích, táo nhân (mỗi thứ 30g)
  • Thục địa120g, bạch thược 40g, long nhãn 50g, đại táo 100g

Bài 2. Chữa đau nhức khớp, đau lưng, đau dây thần kinh

  • Độc hoạt, phòng phong, kê huyết đằng, đan sâm, xuyên khung, bạch linh mỗi thứ 30 g.
  • Tần giao, bạch thược, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích mỗi thứ 40 g.
  • Sa nhân, nhục quế, cam thảo, tế tân mỗi thứ 20 g.
  • Ngũ gia bì, ngưu tất mỗi thứ 50 g; đương quy, đẳng sâm mỗi thứ 60 g; thục địa 100 g.

Bài 3. Chữa hiếm muộn, yếu sinh lý

  • Đan sâm, đương quy mỗi thứ 60 g.
  • Bạch truật, bạch thược, tục đoạn mỗi thứ 40 g
  • Thục địa, long nhãn, dâm dương hoắc, đại táo, cao sơn dương, lộc giác giao mỗi thứ 100g.
  • Ngưu tất, ký tử, đỗ trọng mỗi thứ 30 g
  • Bạch linh 20 g, táo nhân 50 g

Cách ngâm rượu đan sâm

Trước khi ngâm các vị thuốc rửa qua bằng nước ấmđể ráo hết nước và cho vào bình thủy tinh hoặc bình sứ có dung tích 7-10 lít. Riêng đan sâm có thể ngâm bằng đan sâm khô, loại bỏ tạp chất và thân sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô. Đổ 3 lít rượu cho ngập thuốc; sau vài ngày, rượu ngấm vào thuốc thì đổ thêm 2 lít nữa.
Liều dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con khoảng 30 ml, uống trước bữa ăn.

Riêng ngâm rượu đan sâm tươi (đan sâm chế rượu): Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều dược liệu với rượu, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội. Cứ 10 kg đan sâm cần 1 lít rượu.

Rượu ngâm thảo dược là một trong số những bài thuốc được nhân dân ta sử dụng từ lâu và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chọn thảo dược để ngâm với rượu cần phải rất tỉ mỉ để tránh những mặt trái mà nó gây ra cho sức khỏe con người. Khi sử dụng đặc biệt phải chú ý đến liều lượng, cách thức sử dụng cũng như phải đúng người, đúng bệnh, không nên sử dụng một cách tùy tiện. Nên tham khảo kĩ và lắng nghe lời khuyên từ những thầy thuốc đông y xem có nên dùng hay không. Riêng rượu đan sâm những người âm hư hỏa vượng không nên dùng các loại thuốc này.

Một số lưu ý khi dùng rượu nagam đan sâm

Bệnh nhân sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một vài chú ý sau:

  • Không sử dụng Đan sâm để trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Đan sâm cực kỳ kỵ với Lê lô, vì vậy, người bệnh không kết hợp hai vị thuốc trên, để tránh gây hại đến sức khỏe.

Bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin cần thiết về dược liệu Đan sâm, tuy nhiên thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên khi chưa có chỉ định từ cố vấn chuyên môn.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dan-sam-ngam-ruou-tot-cho-suc-khoe.html/feed 0