Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 22 Nov 2024 04:06:23 +0700 vi hourly 1 Dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường https://tracuuduoclieu.vn/day-thia-canh-chua-benh-tieu-duong.html https://tracuuduoclieu.vn/day-thia-canh-chua-benh-tieu-duong.html#respond Fri, 26 Feb 2021 02:52:21 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53026 Trong những năm qua, các nhà khoa học Hàn Quốc và Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra 9 hợp chất mới có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường trong chiết xuất Dây thìa canh ở nước ta. Nghiên cứu này đã mở ra triển vọng tự túc các loại thực phẩm chức năng điều trị bệnh thay vì phải nhập khẩu với số lượng lớn và người bệnh được dùng thuốc với giá thành rẻ hơn.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/day-thia-canh-chua-benh-tieu-duong.html/feed 0
Dây thìa canh – dược liệu quý giúp điều trị bệnh tiểu đường https://tracuuduoclieu.vn/day-thia-canh-duoc-lieu-quy-giup-dieu-tri-benh-tieu-duong.html https://tracuuduoclieu.vn/day-thia-canh-duoc-lieu-quy-giup-dieu-tri-benh-tieu-duong.html#respond Thu, 25 Feb 2021 07:55:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53042 Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic có tác dụng làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột… Chính nhờ hoạt chất này mà Dây thìa canh trở thành loại dược liệu quý và được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Dây thìa canh - dược liệu quý giúp điều trị bệnh tiểu đường 1

Dây thìa canh là dược liệu quý và được nhiều quốc gia sử dụng làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Thông tin về Dây thìa canh

Nguồn gốc

Dây thìa canh ( Gymnema sylvestre gọi khác là Muôi hay Lõa ti rừng), thuộc chi Gymnema, họ Trúc đào (Apocynaceae)

Cây có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới thuộc miền nam và miền trung Ấn Độ. Đến nay, loài cây này đã được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới để chữa bệnh tiểu đường với các tên gọi khác nhau như Diabeticin (Ấn Độ), Sugarest (Mỹ), Glucos care (Singapore)…

  • Ở Việt Nam, Dây thìa canh được xếp vào loại dây leo và được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Cây ra hoa vào tháng 6 và kết quả vào tháng 8 hàng năm. Khi chín, quả rụng xuống đất, tách đôi giống 2 chiếc thìa, vì thế người dân thường gọi loại cây này là Dây thìa canh hay cây Muôi.

Công dụng

Toàn bộ lá và phần dây của cây đều có thể dùng làm thuốc.

  • Theo kinh nghiệm dân gian, Dây thìa canh được sử dụng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp…
  • Đây là loại cây có tiềm năng dược liệu, vì vậy hiện nay cây được trồng nhiều ở các vườn thuốc của các trung tâm, trạm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc thuộc Viện Dược liệu.

Thành phần hóa học

Thành phần có hoạt tính sinh học chính của Dây thìa canh là hoạt chất GS4 (Gymnema Sylvestre kiềm hóa lần thứ 4) gồm nhiều axit gymnemic – một loại saponin triterpenoid có tác dụng kích thích sản sinh tế bào β tuyến tụy, nhờ đó tăng cường sản xuất insulin, tăng hoạt tính của insulin, giúp kiểm soát và ổn định đường huyết.

  • Các axit gymnemic còn có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột non do có cấu trúc phân tử gần giống với đường glucose; ức chế sự chuyển hóa glycogen ở gan thành glucose ở máu, đồng thời kích thích các enzym sử dụng đường tại các mô cơ.

Thành phần hóa học 1

Axit gymnemic giúp kiểm soát và ổn định đường huyết

Nghiên cứu về Dây thìa canh

Các nghiên cứu về sử dụng Dây thìa canh trong chữa bệnh nói chung, bệnh tiểu đường nói riêng đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới.

Nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 2012, Aziza El Shafey (Ai Cập) và cộng sự đã nghiên cứu làm sáng tỏ tác dụng của Dây thìa canh lên một số thông số sinh lý của chuột đã được gây bệnh tiểu đường bằng streptozotocin (STZ).

==> Kết quả thử nghiệm cho thấy, chiết xuất Dây thìa canh liều 18 mg/kg thể trọng được dùng bằng đường uống trong 30 ngày trên chuột tiểu đường đã giúp giảm glucose huyết tương, ALT, AST, triglycerides, cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, malondialdehyde và tăng đáng kể insulin, HDL-cholesterol, SOD so với chuột tiểu đường không được điều trị.

  • Các nghiên cứu về sau của nhóm tác giả này cũng đã chứng minh những tác dụng có lợi của chiết xuất Dây thìa canh lên các chỉ số hóa sinh máu của chuột tiểu đường ở các liều dùng khác nhau.

Năm 2015, các nhà khoa học Ấn Độ (Kusum Devi và cộng sự) đã sử dụng chiết xuất Dây thìa canh làm thành dạng viên ngậm tan, công thức này giúp loại bỏ được vị đắng khó chịu của dược liệu này và có thể tạo ra một hiệu ứng chống ngọt trong thời gian 30 phút.

Bất kỳ loại thực phẩm ngọt nào tiêu thụ trong khoảng thời gian này đều không có vị ngọt. Cơ chế là khi do nhai lá Dây thìa canh tươi, các peptid gumarin trong cây sẽ lấp đầy các receptor ở lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường glucose. Peptid gumarin còn tác động lên vùng dưới đồi gây mất hoặc giảm cảm giác ngọt và đắng.

==> Đây là một biện pháp đơn giản, mới mẻ và khả thi để giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn, do đó kiểm soát được lượng calo từ các chất ngọt và giúp phòng chống bệnh tiểu đường và béo phì.

Nghiên cứu ở nước ngoài 1

Nghiên cứu chiết xuất Dây thìa canh làm mất vị ngọt của kẹp, bánh

Cũng tại Ấn Độ (2016), nhóm nghiên cứu do Bhagyashree Kamble đứng đầu đã nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất Dây thìa canh đối với dược động học và dược lực học của glimepiride (GLM) ở chuột tiểu đường nhằm đánh giá ảnh hưởng khi dùng loại cây này trong kiểm soát đường huyết cùng với thuốc hạ đường huyết thông thường.

==> Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dùng đồng thời 400 mg/kg chiết xuất Dây thìa canh và 0,8 mg/kg GLM trong 28 ngày thì tương tác dược động học có lợi thể hiện rõ trong khi không có thay đổi lớn trong các thông số dược lực học của GLM.

Nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Ơn (Trường Đại học Dược Hà Nội), Dây thìa canh có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường vì khi người bệnh uống vào các hoạt chất trong cây sẽ tác động vào cả 4 quá trình:

  • Làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột
  • Tăng sản xuất và hoạt tính insulin
  • Tăng men sử dụng đường ở mô đồng thời tăng bài tiết cholesterol qua đường phân
  • Giảm cholesterol và triglycerid trong máu, hạ LDL-c, giảm lipid trong máu và trong gan

==> Nhờ đó vừa giúp hạ đường huyết vừa ổn định đường huyết, ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu ở Việt Nam 1

Trong một nghiên cứu khác: Thực hiện trên 22 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sau 18-20 tháng sử dụng Dây thìa canh kết hợp với thuốc chữa tiểu đường khác đã giúp giảm đường huyết, đồng thời giảm hemoglobine A1C đáng kể và kéo theo tăng lượng insuline tiết ra từ tụy tạng cho người bệnh.

Đặc biệt, đầu tháng 3 năm 2018, tạp chí khoa học quốc tế uy tín hàng đầu châu Âu Phytochemistry (Hiệp hội Thực vật hóa học châu Âu và Hiệp hội Thực vật hóa học Bắc Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Dây thìa canh Việt Nam.

==> Kết quả nghiên cứu đã gây ấn tượng mạnh khi lần đầu tiên phân lập được 9 hoạt chất saponin (có tên là gymnemosides ND1-ND9) có tác dụng giúp hạ đường huyết.

==> Đồng thời, các nhà khoa học đã xác định được thời điểm những hoạt chất này được tích lũy hàm lượng cao nhất để thu hái là vào tháng 5 và 10. Đây được coi là một phát hiện quan trọng, giúp xác định được hoạt chất thực sự có tác dụng hạ đường huyết từ Dây thìa canh để phục vụ cho việc sản xuất thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Ngoài tác dụng chữa bệnh tiểu đường, các nghiên cứu khác còn cho thấy trong Dây thìa canh có chứa nhiều thành phần hóa học khác như flavonoid, anthraquinone, hentriacontane, pentatriacontane, resins, α và β-chlorophylls, phytin, D-quercitol, axit butyric, axit formic, peptide gumarin… có tác dụng giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, hạn chế tổn thương gan…

Dịch chiết từ thân của cây còn chứa thành phần alcaloid có tác dụng chống sốt rét, ung thư, loạn nhịp tim. Lá Dây thìa canh được sử dụng làm thuốc chống rối loạn tiêu hóa, giải độc, kháng vi khuẩn, virus, bảo vệ tế bào gan, đắp ngoài chữa rắn hoặc côn trùng cắn.

Dây thìa canh đã được nghiên cứu khá nhiều về thành phần hóa học và tác dụng dược lý, tuy nhiên đa phần các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trên động vật thực nghiệm. Để phát huy tiềm năng dược liệu của loài cây này cần có những nghiên cứu sâu và rộng hơn như: nghiên cứu các sản phẩm có sử dụng Dây thìa canh và các dược liệu khác để giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, có thể nghiên cứu an toàn, hiệu quả trên cả động vật thực nghiệm và lâm sàng.

Nguồn: Báo Khoa học và đời sống

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/day-thia-canh-duoc-lieu-quy-giup-dieu-tri-benh-tieu-duong.html/feed 0
Chìa khóa vàng giúp hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết cho người tiểu đường https://tracuuduoclieu.vn/chia-khoa-vang-giup-ha-mo-mau-ha-va-on-dinh-duong-huyet-cho-nguoi-tieu-duong.html https://tracuuduoclieu.vn/chia-khoa-vang-giup-ha-mo-mau-ha-va-on-dinh-duong-huyet-cho-nguoi-tieu-duong.html#respond Mon, 15 Feb 2021 04:05:43 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54544 Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường hiện nay. Trong đó, số bệnh nhân tiểu đường kèm mỡ máu cao cũng ngày càng gia tăng. 2 “sát thủ” song hành này sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ, thậm chí là tử vong nếu người bệnh không điều trị kịp thời.

Chìa khóa vàng giúp hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết cho người tiểu đường 1

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường (đái tháo đường) và mỡ máu (rối loạn lipid máu) là 2 bệnh lý có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới, cứ 7 giây trôi qua lại có một người tử vong do bệnh tiểu đường. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường kèm mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 2-4 lần, tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ từ 2-6 lần, tăng nguy cơ tổn thương mạch máu gấp 10 lần so với bệnh nhân tiểu đường thông thường.

Nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Khi đường trong máu tăng cao sẽ tạo thành lớp bao phủ lên các thụ thể chuyên loại bỏ LDL-c khiến gan không thể loại bỏ Cholesterol, từ đó gây tăng Cholesterol trong máu. Đồng thời, đường huyết tăng cao kéo theo những tổn thương sớm ở tế bào nội mạc mạch máu, làm tăng độ nhớt của máu, khiến các tế bào mỡ dễ dàng lắng đọng và bám dính vào thành mạch, lâu dần sẽ xuất hiện các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch và dẫn tới tình trạng tắc nghẽn cục bộ.

  • Tổn thương động mạch vành sẽ làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Trong khi đó, người bệnh có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, đột quỵ nếu tổn thương động mạch máu não.
  • Mặt khác, ở bệnh nhân bị mỡ máu cao, lượng Cholesterol toàn phần, Triglycerid và LDL tăng cao, lắng đọng lâu ngày ở thành mạch sẽ tạo thành các mảng xơ vữa khiến mạch máu hẹp dần và xơ cứng. Tuần hoàn máu theo đó cũng bị cản trở và có thể dẫn tới tắc nghẽn.
  • Nếu người bệnh không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và mỡ máu xấu sẽ gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ, viêm tắc mạch chi dẫn đến hoại tử chi…

Chìa khóa giúp hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết

Đối với người bệnh tiểu đường kèm mỡ máu cao, kiểm soát chỉ số đường huyết và mỡ máu xấu là nguyên tắc quan trọng để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây:

1. Xây dựng lối sống khoa học

Chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ tới sự gia tăng đường huyết và mỡ trong máu. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên duy trì lối sống lành mạnh như: ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn sau 20h, ăn chậm nhai kỹ, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, stress quá mức, kiểm soát cân nặng, kiêng bia rượu, thuốc lá.

  • Ngoài ra, bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, giàu Cholesterol; tăng cường thực phẩm giàu omega 3, rau củ quả…

2. Tích cực đi bộ đúng cách

Đi bộ giúp người tiểu đường ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả. Đi bộ giúp giảm Cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng Cholesterol tốt (HDL).

Tốt nhất bạn nên đi bộ vào buổi sáng, chọn không gian thoáng mát, tránh khói bụi, ô nhiễm. Trước khi bắt đầu, bạn cần làm nóng cơ thể với những động tác nhẹ nhàng, sau đó đi chậm tại chỗ trong vài phút. Trong quá trình đi bộ, bạn cần: giữ đầu thằng, bụng hóp, thả lỏng hai vai, luôn đặt một chân phía trước và một chân phía sau, cánh tay di chuyển cùng lúc với chân đối diện.

  • Trước khi kết thúc bài tập, bạn giảm từ từ tốc độ đi bộ, sau đó thực hiện một vài bài tập đơn giản để tránh căng cơ, đau nhức.

2. Tích cực đi bộ đúng cách 1

Đi bộ giúp người tiểu đường ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả

3. Thường xuyên theo dõi chỉ số mỡ máu, đường huyết

Khi các chỉ số về mỡ máu, đường huyết ở ngưỡng an toàn có nghĩa phác đồ điều trị của bạn hiệu quả. Do đó, để kiểm soát bệnh tiểu đường kèm mỡ máu cao, bạn cần kiểm tra thường xuyên và đưa các chỉ số sau về giới hạn cho phép:

• Cholesterol toàn phần: <5,2 mmol/l
• HDL : >1,3 mmol/l
• LDL: <3,3 mmol/l
• Triglycerid: <2,2 mmol/l
• Chỉ số đường huyết lúc đói: <7 mmol/l
• HbA1C: <6,5%

4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược

Dây thìa canh

4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược 1

Qua nhiều công trình nghiên cứu Dây thìa canh đã được chứng minh có tác dụng: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, tăng hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ, tăng thải cholesterol theo đường phân, giảm Triglycerid. Nhờ đó, giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1C, giảm mỡ máu xấu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

  • Bên cạnh đó, hoạt chất trong Dây thìa canh có cấu trúc gần giống với phân tử đường.
  • Vì vậy, khi uống trước ăn 30 phút, hoạt chất này sẽ lấp đầy thụ thể ở ruột, chiếm mất chỗ của phân tử đường trong thức ăn, làm giảm lượng đường hấp thu vào cơ thể sau ăn.

Giảo cổ lam

4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược 2

Các chất trong Giảo cổ lam có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Năm 2004, Viện dược liệu Trung ương kết hợp với viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây Giảo cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin.

  • Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và được đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học Việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu).
  • Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng Phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với Phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp.
  • Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.

Từ thành công ban đầu tìm ra phanoside năm 2007, các tác giả này đã tìm ra cơ chế kiểm soát đường huyết của phanoside là do khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy. Và đến năm 2010, một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l so với trước khi sử dụng, đồng thời Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường.

Mướp đắng

4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược 3

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacolgy, một thử nghiệm lâm sàng kéo dài 4 tuần cho thấy uống nước ép mướp đắng thường xuyên đã làm giảm đáng kể mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Một báo cáo khác được công bố trên tạp chí Hóa học và Sinh học cho thấy mướp đắng làm tăng sự hấp thu glucose và cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/chia-khoa-vang-giup-ha-mo-mau-ha-va-on-dinh-duong-huyet-cho-nguoi-tieu-duong.html/feed 0
Chế độ ăn uống phòng và điều trị đái tháo đường https://tracuuduoclieu.vn/che-do-an-uong-phong-va-dieu-tri-dai-thao-duong.html https://tracuuduoclieu.vn/che-do-an-uong-phong-va-dieu-tri-dai-thao-duong.html#respond Fri, 18 May 2018 04:06:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54367 Để trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), không chỉ đơn thuần dùng thuốc mà còn phải kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày. Như vậy, chế độ ăn uống là một phần không thể thiếu trong “đơn thuốc” đối với người bệnh này.

Chế độ ăn uống phòng và điều trị đái tháo đường 1

Những điều cần biết về chế độ ăn

Chế độ ăn uống trong Đái tháo đường (ĐTĐ) là một biện pháp điều trị. Trước đây, người bệnh ĐTĐ phải ăn uống kiêng khem rất khổ sở dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Nhưng ngày nay quan niệm về chế độ ăn cho bệnh nhân này đã thay đổi.

Để có chế độ ăn thích hợp cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc (đặc biệt là chuyên khoa dinh dưỡng) và bệnh nhân. Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu:

  • Đủ calo cho hoạt động sống bình thường
  • Tỉ lệ thành phần các chất đạm, mỡ, đường cân đối; đủ vi chất
  • Chia bữa ăn cho phù hợp với thay đổi sinh lý
  • Phối hợp với thuốc điều trị và luyện tập…

Chế độ ăn cần phải đạt được mục tiêu không để tạo ra sự dư thừa năng lượng. Thừa năng lượng là nguyên nhân gây bệnh béo phì, cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh khác như rối loạn lipid máu… làm bệnh ĐTĐ nặng thêm nhiều lần.

Như vậy, không thể có một chế độ ăn chung cho tất cả mọi người mắc bệnh ĐTĐ. Một chế độ ăn phù hợp riêng cho mỗi người phải dựa vào sở thích cá nhân, đặc điểm hấp thu của cá nhân đó, thậm chí phải dựa trên cơ sở phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Để có một chế độ như vậy, không chỉ cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, mà còn cần phải có thời gian nhất định.

Vậy ăn như thế nào là đủ?

Vậy ăn như thế nào là đủ? 1

Chế độ ăn đủ đó là đủ nhu cầu calo cho hoạt động bình thường của người bệnh. Trong những trường hợp đặc biệt như lao động nặng nhọc, luyện tập thể thao… cần bổ sung thêm một lượng calo cho thích hợp, đồng thời phải đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất vi lượng.

  • Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường ở nữ là từ 30 – 35 calo/kg/ngày, ở nam là từ 35 – 40 calo/kg/ngày.
  • Điều này có nghĩa là một bệnh nhân nữ nặng 50kg, cần tổng lượng calo là 1.500 – 1.750 calo/24 giờ.
  • Tổng lượng calo này lại được chia ra với các tỉ lệ khác nhau về đường, mỡ, đạm cho phù hợp.

==> Người bệnh không được tự ý đặt chế độ ăn kiêng chống béo cho mình mà phải do bác sĩ chỉ định hoặc đồng ý. Chế độ ăn, số lượng bữa ăn phụ thuộc vào liều lượng và số lần tiêm insulin.

Lời khuyên về chế độ ăn cho người đái tháo đường

Người bị bệnh đái tháo đường cần giữ lịch các bữa ăn đúng giờ, chỉ ăn thịt tối đa (trong khuôn khổ cho phép) trong 2 bữa, các bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc.

  • Loại bỏ thức ăn chứa nhiều mỡ, trong bữa ăn cần bổ sung nhiều thức ăn ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột….
  • Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Chế biến thức ăn dạng luộc, nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, phải giảm dần thức ăn theo thời gian. Khi đã đạt mức yêu cầu nên duy trì một cách kiên nhẫn, không bao giờ được tăng lên.

Phải tuân thủ nguyên tắc chế độ ăn là: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần; ăn đủ để có trọng lượng cơ thể vừa phải; hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật; có một lượng chất xơ vừa phải; hạn chế ăn mặn và tránh các đồ uống có rượu.

Lời khuyên về chế độ ăn cho người đái tháo đường 1

Nghiên cứu về Dây thìa canh trong điều trị bệnh tiểu đường

Tác dụng điều hòa đường huyết và làm giảm đường huyết

Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo tế bào β-tụy đảo Langerhans, nhờ đó tăng sản sinh insulin, làm tăng hoạt lực insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.

Cụ thể:

– Nghiên cứu trên 22 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Cục Hóa Sinh, Viện Y tế Khoa học cơ bản Madras, Ấn Độ cho sử dụng 400mg hoạt chất Dây thìa canh/ngày, kết hợp thuốc tiểu đường nhóm sulfonylurea trong 8 – 20 tháng. Kết quả: Bệnh nhân có sử dụng hoạt chất từ dây thìa canh, đường huyết lúc đói giảm trung bình 3mmol/l, các tế bào beta được phục hồi và 100% bệnh nhân có thể giảm thuốc uống trị tiểu đường, 24% có thể ngừng sulfonylurea, chất béo trong máu cũng giảm đáng kể.

– Theo báo cáo của Viện dược liệu (2013), dịch chiết nước lá cây Dây thìa canh với mức liều 20 mg/ngày trong 20-60 ngày làm cân bằng mức đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường do làm phục hồi tế bào tụy đảo, làm tăng gấp đôi số lượng tế bào β-Langerhans.

Tăng sản xuất Insulin

Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo tế bào β-tụy đảo Langerhans, nhờ đó tăng sản sinh insulin, làm tăng hoạt lực insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.

– Trong nghiên cứu “A Novel Gymnema sylvestre Extract Stimulates Insulin Secretion from Human Islets In Vivo and In Vitro” của A. Al-Romaiyan đã thấy rằng sử dụng chiết xuất Dây thìa canh đường uống trong 60 ngày có tác dụng gia tăng đáng kể insulin và C-peptide lưu hành, điều này có liên quan đến việc giảm đáng kể đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn.

– Nghiên cứu “Đánh giá tác động chiết xuất cồn của Dây thìa canh đối với sự tiết insulin từ các đảo Langerhans và một số dòng tế bào beta tuyến tụy trên chuột” của tác giả Persaud SJ et al vào năm 1999 đã khẳng định rằng: Dây thìa canh kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta HIT-T15, MIN6 và RINm5F và từ các đảo. Những kết quả của nghiên cứu xác nhận tác dụng kích thích của Dây thìa canh đối với sự giải phóng insulin.

Ức chế hấp thu glucose ở ruột

Phân tử gymnemic acid trong Dây thìa canh có cấu trúc tương tự như phân tử glucose, do đó ngăn chặn sự kích hoạt các thụ thể bằng các phân tử đường có trong thực phẩm.

– Nghiên cứu “Gymnema sylvestre: A Memoir” của tác giả Parijat Kanetkar vào năm 2007 cho thấy: Phân tử gymnemic acid (hoạt chất được phân lập từ Dây thìa canh) có cấu trúc tương tự như phân tử glucose. Những phân tử này cạnh tranh vị trí gắn với các receptor của glucose do đó ngăn chặn sự kích hoạt các thụ thể bằng các phân tử đường có trong thực phẩm. Tương tự, các phân tử Gymnemic acid gắn vào các vị trí thụ thể tại các lớp màng ngoài hấp thụ của ruột do đó ngăn chặn sự hấp thụ các phân tử đường qua đường ruột, dẫn đến lượng đường trong máu giảm.

Sản phẩm DIATEMA

Thành phần chính:

  • Cao khô Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum): 350 mg
  • Cao khô Dây thìa canh (Gymnema sylvestre): 165 mg
  • Cao khô Ráy gai (Lasia spinosa): 125 mg
  • Cao khô trái Nhàu (Morinda citrifolia): 125 mg

Công dụng:

  • Hỗ trợ hạ đường huyết, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường.
  • Hỗ trợ giảm mỡ máu; hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Ức chế hấp thu glucose ở ruột 1

Hỗ trợ hạ đường huyết – Giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường 

Thông tin liên hệ hỗ trợ: 1800.1190 (miễn phí tư vấn)

Nguồn tham khảo: PGS.TS. Tạ Văn Bình

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/che-do-an-uong-phong-va-dieu-tri-dai-thao-duong.html/feed 0