Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Lợi ích bất ngờ từ việc ngâm chân nước muối gừng mỗi ngày https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-bat-ngo-tu-viec-ngam-chan-nuoc-muoi-gung-moi-ngay.html https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-bat-ngo-tu-viec-ngam-chan-nuoc-muoi-gung-moi-ngay.html#respond Thu, 27 Jan 2022 07:37:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=64337 Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Do khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Vì vậy, khi trời lạnh chúng ta nên thường xuyên giữ ấm chân tay bằng cách đi gang tay, tất chân, uống nước ấm, tăng cường vận động làm nóng cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp ngâm chân bằng nước muối gừng cũng rất hiệu quả. Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.

Các cách ngâm chân hiệu quả với nước gừng muối:

  • Chuẩn bị: 2 lít nước, 1 củ gừng tươi, 20 gram muối hạt
  • Làm nước muối gừng nóng ngâm chân như sau: Đun nước ấm đến nhiệt độ khoảng 50 – 60 ̊C (hoặc có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng của người dùng). Gừng đập dập, bỏ vào nước đã đun cùng muối hạt
  • Cách dùng: Ngâm chân mỗi ngày 1 lần từ 15 – 30 phút vào thời điểm thích hợp (nên vào buổi tối trước khi đi ngủ).

Cho dù mùa nóng hay mùa lạnh, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên chúng ta nên ngâm chân mỗi ngày để hạn chế bệnh tật.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-bat-ngo-tu-viec-ngam-chan-nuoc-muoi-gung-moi-ngay.html/feed 0
Quy trình kỹ thuật trồng cây Atiso cho năng suất cao https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cay-atiso-cho-nang-suat-cao.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cay-atiso-cho-nang-suat-cao.html#respond Thu, 30 Dec 2021 06:43:44 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=64046 Cây Atiso là cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao. Toàn bộ cây như thân rễ lá hoa đều được sử dụng để làm dược liệu. Hiện nay các sản phẩm chế biến từ cây Atiso được bán rất phổ biến trên thị trường. Với kỹ thuật trồng cây Atiso đơn giản, bà con có thể dễ dàng áp dụng trồng ở mọi nơi cho năng suất, thu nhập cao.

Thời vụ

  • Vụ sớm: Trồng cây tháng 4-5, thu hoạch cuối kỳ tháng 2-3.
  • Vụ muộn: Trồng từ tháng 7, tháng 8 dương lịch. Sau khi trồng 2, 3 tháng, bắt đầu tỉa lứa lá đầu tiên. Các lần tỉa lá tiếp theo được thực hiện cách nhau một tháng.

Thời vụ 1

Atiso thích khí hậu dịu mát, có nhiều ánh sáng

Xem thêm: Công dụng của cây Actiso

Chọn đất và làm đất

Đối với cây Atiso, nên chọn đất trồng có hàm lượng hữu cơ cao, độ ẩm và khả năng thoát nước tốt, độ ẩm trong đất phải đạt hơn 85%. Ngưỡng pH thích hợp để trồng cây là từ 5,5 – 6,5, đố với những vùng có nhiệt độ tương đối thấp như Đà Lạt hằng năm cần kiểm tra và cân bằng lại độ pH.

Khi trồng Atiso bà con có thể tận dụng trồng luân canh với các cây họ đậu, cây hoa và rau, không nên trồng thâm canh hoặc trồng liên tiếp nhiều vụ sẽ làm cây không đạt năng suất cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Trước khi trồng cây, bà con nên dọn dẹp sạch cỏ, cày bừa sâu để làm thoáng đất cũng như tiêu diệt các mầm bệnh đang ẩn trong đất.

Gieo trồng

Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.

  • Trồng Atiso bằng cây con: Một vài loại Atiso đẻ cây non, người ta chỉ cần tách những cây non ra và trồng.
  • Trồng Atiso bằng hạt: Gieo hạt vào mùa xuân, nên dùng đất nhiều chất mùn tốt để tránh hột giống bị hư. Sau khi mọc được hai lá thì trồng trồng cây non vào bịch và cứ hai tuần tưới một lần.

Chăm sóc

Tưới nước: Sau khi trồng cây giống xong, bà con có thể phủ 1 lớp rơm khô mỏng lên bề mặt luống để giữ ẩm cho cây.

  • Đối với giai đoạn vừa mới trồng cây và vào mùa khô, cần tưới nước đầy đủ cho cây, 2 lần/ngày tưới vào lúc sáng sớm, chiều mát.
  • Vào mùa mưa, có thể giảm lượng nước tưới xuống, thay vào đó nên chú đến việc thoát nước kịp thời cho cây để cây không bị ngập úng.

Bón phân: Bón phân (tính cho 1 ha/vụ): Phân chuồng hoại mục: 150 – 300m3; phân lân vi sinh (LVS) 500kg; vôi bột 1.000 – 1.500kg; phân vô cơ: N-P-K 2.000 – 2.600kg lượng nguyên chất, có thể dùng phân đơn hoặc phức hợp theo lượng trên.

Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, phân LVS rải đều khi làm đất; 1.000kg P2O5, đảo trộn thật đều trước khi trồng.

  • Bón thúc lần 1, sau trồng từ 25 – 30 ngày, kết hợp cắt, tỉa lá kém chất lượng, bón 400 – 450kg NPK rải đều phân cách gốc 10 – 15cm.
  • Bón thúc lần 2, sau trồng từ 50 – 60 ngày, bón 100kg N, 250kg P2O5, 150kg K2O rải đều phân cách gốc 15 – 20cm, kết hợp chăm sóc làm cỏ, vun đất nhẹ.
  • Bón thúc lần 3, sau trồng 3 tháng, bón 150kg N, 100kg P2O5, 100kg K2O rải đều phân quanh gốc, kết hợp chăm sóc.
  • Bón thúc lần 4, sau trồng 4 tháng, bón 150kg N, 100kg P2O5, 250kg K2O rải đều phân quanh gốc.
  • Bón thúc lần 5, sau trồng 5 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc. Bón thúc lần 6, sau trồng 6 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc.

Lưu ý: sau các lần bón thúc đều phải tưới nước sau khi bón.

Một số bệnh thường gặp ở cây Atiso

Bệnh đốm lá trên cây Atiso

Khi bị mắc bệnh này, cây Atiso thường xuất hiện những vết tròn màu vàng ở cả 2 bên bề mặt lá, nếu để lâu bệnh sẽ làm lá bị khô, cháy và rụng sớm, hoa và thân của cây cũng bị lây bệnh dần dẫn đến cành cong, hoa khô, về sau cây sẽ chết dần. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao.

  • Để phòng trừ loại bệnh này, việc đầu tiên là phải thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của cây, tiến hành tiêu hủy những tàn dư, cây bị mắc bệnh để tránh lây lan. Chú trọng công tác thoát nước cho cây vào những mùa mưa, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây có sức đề kháng chống lại mầm bệnh.

Bệnh do bọ phấn gây ra trên cây Atiso

Bọ phấn thường sinh sôi, sinh trưởng ngay trên các mặt lá của cây Atiso, khi ăn bọ thường chích nhựa độc vào lá và thân cây, từ đó cây bị chảy mủ độc, nếu để lâu lá chuyển dần sang màu vàng và rụng sớm, cây còi cọc, không phát triển được, sau đó chết dần.

  • Cách phòng tránh bệnh bọ phấn cần thường xuyên dọn vệ sinh vườn trồng, thường xuyên tỉa bới những cành mọc vượt, để tạo độ thông thoáng cho cây. Có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun định kỳ cho vườn 2 tháng/lần. Khi phát hiện cây bị bệnh, cần tiến hành cắt bỏ những phần đã bị nhiễm bệnh để tránh lây lan cho các cây khác.

Thu hoạch

Thu hoạch 1

Nên thu hoạch lá trước khi cây trổ hoa để thu được hàm lượng dược liệu nhiều nhất

Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 – đến 5cm. Cuống của Atiso có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ.

Sau khi thu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.

Nguồn: baodantoc.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cay-atiso-cho-nang-suat-cao.html/feed 0
Kỹ thuật trồng cây Huyết dụ https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-huyet-du.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-huyet-du.html#respond Wed, 29 Dec 2021 07:35:39 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=62955 Thông tin khoa học

Đặc điểm thực vật

  • Cây nhỏ, cao khoảng 2m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh.
  • Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50cm, rộng 5-10cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt màu đỏ tía, có loại chỉ một mặt đỏ, còn mặt kia màu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùng phân nhánh, dài 30-40cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa màu trắng, mặt ngoài màu tía, lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô.
  • Quả mọng, hình cầu.
  • Mùa hoa quả: tháng 12-1.

Công dụng

Huyết dụ vị hơi ngọt, tính bình; chữa chấn thương huyết ứ sưng tấy, thổ huyết, khái huyết, niệu huyết, rong huyết, băng huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, đại tiện ra máu.

Công dụng 1

Huyết dụ – Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Thời vụ

Trồng vào khoảng tháng 3 dương lịch hàng năm.

Điều kiện sinh trưởng

Cây Huyết dụ ưa khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng, không chịu rét, chịu hạn kém, ưa sáng, nhưng không phải ánh sáng trực xạ.

  • Đất trồng: Thích hợp với đất mùn, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt, tránh đất kiềm
  • Ánh sáng: trung bình và cao từ 50-90%. Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến lá của cây, nên cần ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Nhiệt độ: khoảng 15 – 27oC, chịu đựng được nhiệt độ thấp nhất là 4oC.
  • Chế độ nước: nhu cầu nước trung bình. Thường xuyên giữ độ ẩm cho đất trồng, giúp cây hút được nước. Tránh để cây thiếu nước, lá cây sẽ héo khô và chuyển sang màu nâu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Phương pháp nhân giống: bằng cách giâm cành.

Giâm cành: cắt cành 1 năm tuổi; cắm vào nơi râm, ẩm; cành mọc rễ sau khoảng 50 ngày; nếu ở nhiệt độ 25 – 30oC thì sau 30 ngày cành có thể mọc rễ. Tách cây đem trồng khi vào mùa xuân.

Bón phân bón hữu cơ

Để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu thiếu 2 loại phân bón Mg và K, cây sẽ còi cọc, cháy lá và dễ bị chết; vào mùa đông không nên bón phân.

Chăm sóc cây

  • Mùa hè nên bỏ cây vào nhà hoặc trong râm, tránh ánh sáng trực xạ, đồng thời thường xuyên tưới nước, chú ý thông thoáng gió. Mùa đông cần giữ cây ở nhiệt độ trên 10oC và giảm lượng nước tưới.
  • Cần quan sát kĩ các nhánh lá, loại bỏ ngay các phần lá bị hư để tránh ảnh hưởng đến các nhánh cây khác.

Các loại bệnh và cách phòng tránh

  • Sâu bệnh gây hại: Bọ trĩ, nấm phyllosticta, nhện ve,… thường gây bệnh cho cây, gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn, hoại tử, thân cây bị đen đúa, thối rữa…
  • Dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại; sau đó cạo bỏ phần thân cây bị hoại tử, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch để trị bệnh cho cây.

Thu hoạch và bảo quản

  • Thu hái hoa vào mùa hè, cắt lá khi trời khô ráo.
  • Phơi khô hoa và lá hoặc sấy nhẹ cho khô, bảo quản nơi thoáng mát.

Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa và lá.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-huyet-du.html/feed 0
Tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi https://tracuuduoclieu.vn/tac-gia-cuon-sach-nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-do-tat-loi.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-gia-cuon-sach-nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-do-tat-loi.html#comments Sun, 14 Mar 2021 03:41:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54737 GS. Đỗ Tất Lợi chính là người đi đầu trong việc bắc cây cầu nối giữa y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Ông có tới 200 công trình khoa học lớn nhỏ trong đó công trình gây tiếng vang nhất là bộ sách ” Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” được xuất bản lần đầu năm 1962 với độ dày trên 1.200 trang khổ lớn. Bên cạnh đó, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng khác về dược liệu.

Tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi 1

Hình ảnh Giáo sư Đỗ Tất Lợi

Đôi nét về GS. Đỗ Tất Lợi

Đỗ Tất Lợi (1919 – 2008) sinh tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

  • Ông học khoa Dược trường Y- Dược Đông Dương trong thời gian 1939 – 1944 thời Pháp thuộc.
  • Sau khi tốt nghiệp ông mở Hiệu thuốc ở phố Hàng Gai, Hà nội trên biển hiệu không đề tiếng Pháp như thời ấy mà ghi Hiệu thuốc để chỉ rõ khí phách độc lập của người Việt Nam.

Từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, dược sĩ Đỗ Tất Lợi với cương vị Viện trưởng Viện khảo cứu chế tạo dược phẩm Cục quân y, đã chịu khó đi công tác trên núi rừng Việt Bắc tìm kiếm sưu tầm các cây thuốc phòng chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân.

Sau ngày hòa bình lập lại, với nhiệm vụ Chủ nhiệm bộ môn dược liệu Trường Đại học Y dược Hà Nội, ông đã say mê nghiên cứu về dược liệu, vị thuốc Việt Nam và các cây di thực từ nước ngoài. Ông đã có công xây dựng bộ môn về nghiên cứu và tư duy khoa học theo hướng dân tộc hiện đại. Ông tham giảng dạy trực tiếp và biên soạn giáo trình “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”. Giáo trình này ngoài sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên đại học các trường Y Dược trong nước còn được bạn bè quốc tế khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu đánh giá rất cao.

Trong thư gửi Bộ Y tế Việt Nam hai nhà dược học Xô Viết đã viết “Một giáo trình xuất sắc về dược liệu học bằng tiếng Việt vừa xuất bản, được các nhà dược học Liên Xô rất chú ý. Đó là một trong số ít sách giáo khoa về cây thuốc vùng Đông Nam Á…”

Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam xuất bản đến nay là lần thứ 11.

Sự nghiệp nổi bật của GS. Đỗ Tất Lợi

– Năm 1968, Hội đồng Khoa học Viện Hóa dược Leningrad (nay là Saint Petersburg) đã bỏ phiếu thuận 100% phong tặng đặc cách cho ông danh hiệu Tiến sĩ, không cần báo cáo và bảo vệ luận án.

– Năm 1980, ông được phong hàm Giáo sư.

– Năm 1996, ông vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên về khoa học công nghệ.

– Năm 2001, Ông được tặng Huân chương Độc lập hạng nhì 2001 về những cống hiến cho khoa học và đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

– Năm 2006, Hiệp hội Xuất bản châu Á – Thái Bình Dương (APPA) đã trao giải đặc biệt năm 2006 cho cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do NXB Y học tái bản năm 2006.

Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam 1

Nội dung cuốn sách

Đây là một bộ sách lớn, lần xuất bản đầu tiên (1962-1965) được in 10.000 cuốn, chia làm 6 tập, tổng cộng dày 1.494 trang. Bộ sách đã giới thiệu hơn 750 vị thuốc, gồm 164 cây thuốc, 77 vị thuốc động vật, 20 vị thuốc khoáng vật. Mỗi loại đều có tên khoa học, tên tiếng Việt và tên chữ Hán, những đặc tính chung, mô tả quá trình phân phối, thu hoạch, chế biến, thành phần hoá học và công dụng, liều dùng.

Cuốn sách bao gồm cả những loại thuốc mà các nhà khoa học đã xác minh cơ chế, lẫn cả những loại được kiểm chứng hiệu nghiệm trong thực tế nhưng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Nhận xét về cuốn sách

Trong lời giới thiệu bộ sách lần xuất bản đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Vũ Công Thuyết, đã viết:
“ …Bộ sách đã thể hiện một công trình sưu tầm, nghiên cứu rất công phu, một khối lượng lao động rất lớn trong nhiều năm của tác giả. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước, nhiều tài liệu nước ngoài đã được khảo sát, chọn lọc, cộng với hơn 20 năm trong nghề của tác giả, một cán bộ đã có nhiều nhiệt tình và cống hiến trong việc nghiên cứu thuốc nam. ”

– Về bộ sách đó, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch đã nhận xét: “Rất tốt, rất dễ hiểu, rất phong phú. Cái hay của bộ sách là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm nước ngoài.”

– Các nhà bác học Liên Xô (cũ) cũng đánh giá rất cao bộ sách của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc.

– Giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman khẳng định: “Trong số rất nhiều bộ sách viết về cây thuốc nhiệt đới, chưa có bộ sách nào có thể sánh với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học.”

Ngoài cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, ông còn có hàng trăm công trình khoa học lớn nhỏ đã công bố trong và ngoài nước. Các công trình của ông đã được công bố bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Nga, Đức, Rumani…

Nguồn: Tổng Hợp

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-gia-cuon-sach-nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-do-tat-loi.html/feed 1
Phương pháp bào chế dược liệu https://tracuuduoclieu.vn/phuong-phap-bao-che-duoc-lieu.html https://tracuuduoclieu.vn/phuong-phap-bao-che-duoc-lieu.html#respond Tue, 09 Mar 2021 07:11:46 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53267 Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây thảo dược trong phòng và điều trị bệnh tật. Mỗi vị thuốc lại có các cách bào chế khác nhau để đảm bảo dược tính tốt nhất. Trong Đông y, dược liệu thường được bào chế dưới các dạng CAO, ĐƠN, HOÀN, TÁN, TỬU. Vậy các dạng bào chế đó như thế nào, hãy cũng Tra cứu dược liệu tìm hiểu ngay dưới đây.

Phương pháp bào chế dược liệu 1

Mỗi vị thuốc đều có cách bào chế riêng để đảm bảo dược tính tốt nhất

Thuốc cao

Thuốc cao là loại thuốc chiết xuất hoạt chất qua dung môi rồi cô đặc lại. Thuốc cao có nhiều loại: Cao lỏng, cao mềm, cao dẻo, cao khô dùng để uống trong và có loại thuốc cao dùng ngoài như cao dán, cao xoa.

Thuốc cao uống trong trường hợp là thuốc bổ, trị bệnh mạn tính, dùng dược liệu cao hơn các dạng thuốc tán, hoàn.

Chia theo cách dùng, cao thuốc chia thành 2 loại:

  • Thuốc cao dùng ngoài thường dùng cho những bệnh mụn nhọt về ngoại khoa và những bịnh tật phong, hàn, thấp, tê. Loại cao dùng ngoài này người xưa gọi là thuốc dán mỏng, bây giờ gọi là cao dán .
  • Ngoài ra có loại cao xoa, loại thuốc mềm dùng để bôi hoặc xoa lên da hay niêm mạc như cao.

Chia theo tính chất thì cao thuốc có các dạng như sau:

  • Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, là dược chất có mùi vị đặc trưng của dược liệu thiên nhiên tương ứng được sử dụng để chiết xuất hoặc cô đặc thành cao, trong đó có các phụ chất như cồn và nước giữ vai trò là các dung môi quan trọng và chủ yếu (còn gọi là chất bảo quản).
  • Cao đặc: Là những khối chất đậm đặc, đặc quánh. Tiêu chuẩn hàm lượng dung môi chiếm tỉ lệ thấp hơn so với cao lỏng, lượng thực tế không được vượt quá 20%.
  • Cao khô: Là những khối hoặc lượng bột khô, là lượng chất đồng nhất và cực kỳ dễ hút ẩm. Cao dược liệu khô với độ ẩm cực thấp so với cao đặc và cao lỏng, lượng ẩm thực tế cho phép tối đa là 5%.

Phương pháp bào chế dược liệu 2

Phương pháp bào chế

Dược Liệu:

  • Thường dùng là thảo mộc hoặc xương, sừng các động vật. Sơ chế theo kỹ thuật yêu cầu của từng loại.

Chế Biến:

Qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn I: Chiết lấy dung dịch nước thuốc bằng cách nấu.

Dụng cụ nấu thường dùng là thùng nhôm (không dùng dụng cụ bằng sắt). Giữa lòng thùng có đặt một ống đã đục nhiều lỗ để múc nước thuốc ra. Xếp dược liệu cần nấu vào thùng (quanh chiếc ống đặt trong thùng). Trên mặt dược liệu cần đặt một cái vỉ để khi sôi thuốc không bị nổi lên trên. Cho nước vào, lượng nước thường gấp 4-6 lần khối lượng thuốc (thường ngập trên dược liệu 5-10cm là được).

Thời gian nấu:

  • Loại thân rễ cứng: nấu 6 – 8 giờ (2 lần).
  • Lá, hoa, cành nhỏ: nấu 4 – 6 giờ (2 lần).
  • Xương động vật: nấu 12 – 36 giờ (3 lần).

Giai đoạn 2: Cô Cao Thuốc

  • Cô ở nhiệt độc càng thấp càng tốt.
  • Thời gian cô càng ngắn càng tốt.

Cách cô thuốc: Dùng nồi nhôm hoặc thau bằng men, đổ nước thuốc chiết vào khoảng ¾ nồi hoặc chậu, sau đó chưng cách thủy dần cho thuốc cô lại. Hoặc để vào cát nóng cho thuốc cô lại dần.

  • Nếu cô lấy cao lỏng thì lấy tỉ lệ là 1 lít nước cao bằng 4 –6kg dược liệu.
  • Nếu lấy cao đặc thì cô cho đến khi thấy thuốc sánh dính như mật.
  • Nếu lấy cao dẻo thì cứ cô cho đến khi dùng dao rạch sâu xuống mà 2 mép không khép lại ngay là được.
    • Đổ thuốc ra khay men có xoa dầu mè hoặc dầu dừa… cho thuốc không dính vào thành chậu. Để nguội, cắt ra thành từng miếng nhỏ, mỗi miếng khoảng 50g hoặc 100g.

Giai đoạn 3: Thêm Chất bảo quản

Thuốc cao lỏng thường chỉ để được 2 – 3 ngày là bị mốc. Muốn giữ cho thuốc để được lâu trong khoảng 3 – 5 tháng thì:

  • Mỗi lít cao lỏng khi nguội đóng vào chai thì đổ lên trên 20-30ml cồn 950, để nguyên đừng lắc, đậy nút kín cất đi. Khi dùng mới lắc đều.
  • Hoặc cứ 1 lít cao lỏng, đun sôi với 800g đường hoặc mật hoặc 10ml cồn Acid Benzoic 20%.
  • Tuy nhiên, tốt nhất là sau khi đóng chai, đem hấp nước sôi khoảng ½ giờ là được.

Thuốc tễ –  hoàn mềm

Thuốc tễ là dạng thuốc mềm dẻo, hình cầu, lớn bằng hạt nhãn ( đường kính 1-2cm )., gồm Thuốc và mật (Mật ong hoặc mật mía hoặc Mạch nha).

  • Tỉ lệ mật để trộn với thuốc là 1: 1 hoặc 1,2: 1,5.
  • Thuốc tễ phần lớn là thuốc bồi dưỡng cơ thể hoặc các thuốc cần dùng liên tục lâu dài để chữa các bịnh mạn tính.

Phương pháp bào chế 1

Cách chế biến

  • Thuốc tán thành bột.
  • Chế biến Mật:
    • Dùng 1 lít Mật, thêm 50ml nước, nấu sôi, vớt bỏ bọt nổi ở trên, tiếp tục nấu nhỏ lửa cho đến khi mật nổi bọt, phồng to, vớt bỏ bọt đi.
    • Tiếp tục nấu cho đến khi lấy 1 giọt nhỏ vào chén nước lạnh mà thấy mật chìm xuống đáy chén, không hòa tan vào trong nước ngay là được.
  • Làm thành tễ: Cho thuốc bột vào cối, rưới mật đang nóng vào bột cho vừa đủ, trộn đều, giã mạnh liên tục cho đến khi thuốc thành một khối dẻo, nhấc chầy lên thuốc bám thành cả tảng, không còn thuốc dính vào cối nữa là được.
  • Nếu khi chế tễ mà dược liệu bột có loại chứa tinh dầu thì không nên dùng mật nóng quá sẽ làm cho tinh dầu bốc hơi, hiệu lực của thuốc sẽ giảm.
  • Làm thành hoàn: Luyện thuốc xong, tùy nhu cầu mà chia thuốc thành những viên to nhỏ đều nhau.

Liều dùng:

  • Dạng dùng cho người lớn: thường làm hoàn nặng 10 – 12g/ viên.
  • Dạng dùng cho trẻ nhỏ: có thể làm hoàn nặng 3 – 6g/ viên.

Sấy thuốc:

Chia viên xong, xếp vào khay hoặc nẹp, dùng khăn mỏng phủ lên để tránh ruồi, bụi … Phơi trong chỗ nắng nhẹ cho đến khi bên ngoài khô nhưng bên trong vẫn dẻo.

Đóng gói:

  • Cho từng viên thuốc vào trong giấy bóng kính gói lại.
  • Hoặc cho vào trong quả nhựa, quả sáp.
  • Hoặc cho vào trong bao mỗi bao 10 viên. Đóng kín. Để chỗ thoáng mát, khô ráo.

Đơn (đan) Thuốc viên

Thường loại thuốc Đơn được bào chế dưới dạng những viên nhỏ như Nhân Đơn của Nhật Bản, tuy nhiên, cách xử lý đòi hỏi nhiều công phu hơn. Vì vậy chúng tôi giới thiệu cách làm viên to hơn (Hoàn) thay cho dạng Đơn.

Cách chế biến 1

Thuốc viên thường làm dưới dạng hình tròn, to bằng hạt đậu xanh hoặc lớn hơn. Thường làm viên nặng khoảng 0,50g – 2g.

Thành phần: gồm 2 phần chính là:

  • Chất thuốc: đa số là thuốc đã tán thành bột, các dạng cao thảo mộc hoặc động vật.
  • Những chất phụ gia cần thiết để tạo thành viên. Tùy theo chất liệu của thuốc mà chọn phụ gia cho thích hợp:

Cách làm viên

Có nhiều cách làm viên, chúng tôi giới thiệu phương pháp làm viên bằng thúng lắc vừa đơn giản, vừa dễ làm, thích hợp với những vùng xa, vùng thôn quê…

Dụng cụ:

  • Dùng một chậu bằng nhôm, đường kính trung bình 0,65 – 0,70cm, dầy, cao 0,17cm. Đục 3 lỗ ở 3 góc cho cân, dùng 3 sợi dây cột vào 3 lỗ đó, treo chậu lên cao ngang tầm tay cho dễ lắc.

Làm Viên:

* Giai đoạn 1:

  • Cho thuốc đã tán bột vào chậu hoặc cối, đổ chất phụ gia dần dần vào, dùng chầy vừa nghiền vừa trộn đều thành một khối dẻo nhưng không dính chầy hoặc dính chậu là được.
  • Nấu sẵn nước để hồ (thường dùng nước hồ gạo).
  • Gây con giống hoặc viên nhân:
    • Lấy một số lượng bột chừng 40g, tẩm với nước dần cho ướt, dùng tay hoặc một miếng gỗ nhỏ, bốc thuốc hoặc quét thuốc xát lên mặt sàng loại 1mm, cho thuốc rơi vào trong thúng lắc thành những hạt thuốc nhỏ (con giống thuốc). Bỏ sàng ra. Lắc mạnh khoảng 10 phút, những hạt thuốc ở đáy thuốc sẽ dần dần thành hình tròn giống như hạt Cải thì ngừng lại. Đổ thuốc ra sàng có cỡ mắt 2mm.

Chia làm 3 loại:

  • Loại nhỏ lọt qua mắt sàng rơi xuống dùng để tiếp tục gây giống.
  • Loại lớn xù xì, lấy ra để riêng hoặc nghiền nát để gây con giống tiếp.
  • Loại hạt tròn đều, vừa kích cỡ, dùng để tiếp tục làm thành viên theo yêu cầu.

Thường 1kg bột thuốc sẽ gây được 100 – 150 con giống to bằng hạt Cải.

* Giai đoạn hai:

Cho nước hồ (tùy yêu cầu từng loại mà chọn loại nước hồ cho phù hợp) vào bình xịt, xịt thành tia sương (giống loại xịt thuốc cho cây) lên con thuốc giống rồi lại rắc thuốc bột vào dần, đồng thời vẫn lắc thúng tiếp cho thuốc mới dính dần vào các con thuốc giống. Khi thấy viên thuốc to đến độ yêu cầu thì thôi.

* Giai đoạn ba:

Cho toàn bộ mẻ thuốc đó lên sàng loại lớn, sàng lọc, những viên nào nhỏ quá sẽ rơi xuống, còn những viên lớn. Để riêng các viên lớn ra, các viên nhỏ lại tiếp tục lắc thêm thuốc vào cho đến khi đạt yêu cầu.

Chú ý: Nên tưới nước và rắc bột vừa phải, nếu nhiều nước quá thì thuốc sẽ bết lại, nếu nhiều bột quá thì sẽ thành những hạt nhỏ.

Sấy viên:

  • Thuốc làm xong, cho vào tủ sấy. Trải thuốc mỏng ra khay, sấy ở nhiệt độ thấp 50 – 60 độ C trong 2 giờ rồi tăng nhiệt độ lên đến 70 – 80 độ C.
  • Không nên sấy ngay với nhiệt độ cao vì sẽ làm cho viên thuốc khô nhanh quá, thuốc sẽ bị nhăn hoặc bên ngoài khô mà bên trong còn ướt, dễ gây nên mốc thuốc sau này. Trong lúc sấy, nên đảo thuốc để cho thuốc khô đều.

Bao áo viên thuốc:

Bao viên cho thuốc là để cho thuốc không dính vào nhau, che bớt mùi vị khó chịu của thuốc, giữ được hương vị của thuốc và cũng giúp chống mốc.

Các chất thường dùng để bao là:

  • Bột Hoạt thạch, Hoài sơn, Cam thảo.
  • Bột đường, Xi rô…
  • Cao đặc Thục địa…
  • Bột Chu sa, bột Bạc, bột Vàng…

Cách bao viên:

Bao bằng bột Hoạt Thạch: Cho viên thuốc vào chậu vừa lắc vừa xịt tia sương xi rô mỏng cho ướt đều thuốc rồi rắc bột Hoạt Thạch lên khắp mặt viên thuốc trong khi đó vẫn tiếp tục lắc cho bột Hoạt thạch bám vào viên thuốc. Làm như vậy cho đến khi thấy bột Hoạt thạch bao một lớp trắng bóng dầy đều hết các viên thuốc thì thôi.

Bao bằng đường: Cho viên thuốc vào thúng lắc, vừa lắc vừa dùng bình xịt tia sương Xi rô đường lên đều viên thuốc cho đến khi đường bám đều mặt ngoài viên thuốc là được.

Bảo quản:

  • Thuốc sau khi sấy xong, để thật nguội, cho vào chai hoặc túi nhựa.
  • Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng.

Thuốc tan (bột)

Thuốc tán là loại thuốc thể rắn, rời. Điều chế bằng cách tán dược liệu từ động vật, khoáng vật, thực vật thành bột vừa hay bột mịn để uống trong hoặc để xoa ngoài thì gọi là thuốc tán. Thuốc tán là những loại thuốc không thể chịu lửa, hoặc có vị sắc thuốc thang uống sẽ bị nôn, thuốc tán còn có tác dụng hấp thụ nhanh.

Cách làm viên 1

Khi chế biến, thuốc bột thường có hai loại:

  • Thuốc chỉ có một dược chất độc nhất, gọi là bột đơn. Thí dụ: Bột Cam thảo, bột Hoạt thạch…
  • Thuốc gồm nhiều dược chất gọi là bột kép. Thí dụ: Lục Nhất Tán (Cam thảo + Hoạt thạch), Tam Vật Bạch Tán (Ba đậu, Cát cánh, Bối mẫu)…

Cách chế biến

  • Lấy dược liệu đã sơ chế sẵn, tán nhuyễn, rây lọc lấy thuốc thật nhuyễn.

Bảo quản:

  • Nên phân chia thành liều lượng cần dùng, cho vào túi nhựa hàn kín miệng lại, khi sử dụng sẽ tiện và nhanh hơn. Nếu không phân thành gói nhỏ thì phải cho vào lọ đậy kín.

Thuốc rượu (tửu dược)

Thuốc rượu là dạng thuốc thể lỏng, chế bằng cách dùng rượu để rút hoạt chất của thuốc, như đem các vị thuốc ngâm vào rượu hoặc dùng rượu nhưng cách thủy, sau đó bỏ bã lấy rượu uống hay để xoa bóp bên ngoài.

Cách chế biến 1

Thuốc rượu có hai loại:

  • Rượu thuốc độc vi: Chỉ có một dược chất như Rượu Ngũ Bì, Rượu Rết…
  • Rượu hỗn hợp nhiều vị: Như Tam xà, Cửu xà, Hoàng Đế Tửu…

Cũng có loại “Rượu thuốc “ dùng cho khai vị hoặc để xoa bóp bên ngoài trị đau nhức hoặc do chấn thương.

Tác dụng:

  • Tính rượu ôn thông, giúp thuốc đi nhanh, đi khắp cơ thể, có công hiệu khu phong, hoạt huyết, uống trong thường dùng để chữa bệnh tê thấp hoặc bồi bổ cơ thể hoặc xoa ngoài cho máu huyết lưu thông.

Thành phần:

Dược Chất: có thể là:

  • Thảo mộc: lá cây, vỏ rễ, củ… như Đương quy, Đảng sâm, Nhân sâm…
  • Động vật như Rắn, Tắc kè, Hải mã…
  • Hóa chất như tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Bưởi…

Chất dung môi: Thường dùng nhất là rượu 30 – 900.

Cách chế biến:

  • Cho dược liệu đã chế biến vào bình (to nhỏ tùy yêu cầu). Cho rượu vào. Thường tỉ lệ giữa rượu và dược liệu là: Dược liệu một phần, rượu 5 phần. Nếu dược liệu có độc như Phụ tử… thì tỉ lệ là Dược liệu một phần, Rượu 10 phần.
  • Ngâm ít nhất 10 ngày đến 100 ngày. Trong thời gian ngâm, thỉnh thoảng nên khuấy, lắc cho đều thuốc và luôn phải đậy kín bình đựng để khỏi bị bay hơi.

Bảo quản:

  • Đậy kín, để nơi mát. Rượu thuốc để lâu thường có cặn.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phuong-phap-bao-che-duoc-lieu.html/feed 0
Phương pháp trồng cây bông https://tracuuduoclieu.vn/phuong-phap-trong-cay-bong.html https://tracuuduoclieu.vn/phuong-phap-trong-cay-bong.html#respond Thu, 04 Mar 2021 08:18:39 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53225 Cây bông vải ngoài việc trồng chủ yếu để lấy xơ để dệt vải, hạt bông còn được dùng ép dầu ăn cho người (hàm lượng dinh dưỡng chỉ đứng sau dầu hướng dương) và thức ăn cho gia súc, thân cây bông làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, gỗ ép, làm chất đốt và làm phân xanh cải tạo đất.

Phương pháp trồng cây bông 1

Cây bông được sử dụng phổ biến trong đời sống của người dân

Thông tin khoa học

1. Mô tả

Cây Bông có tên khoa học là Gossypium barbadense L., thuộc họ Bông (Malvaceae)

  • Cây bụi nhỏ, cao 2 – 3m. Thân cành có lông, màu tím, điểm chấm đen.
  • Lá mọc so le, hình tim rộng, 3 – 5 thùy hình trứng hoặc bầu dục, thùy giữa dài, thùy bên to.
  • Hoa màu vàng nhạt, cuống hoa có tuyến màu đen. tiểu đài có 5 lá bắc hoặc nhiều hơn, hình trứng rộng, có tuyến, tràng dài hơn tiểu đài.
  • Quả nang, hình bầu dục, hạt hình trứng nhọn, màu vàng nhạt, sợi trắng rất dễ rụng.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 10.

2. Công dụng

Sợi bông là nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp dệt. Xơ bông rất được ưa chuộng trong công nghiệp may mặc vì có những đặc tính tốt như cách nhiệt, mềm mại, co giãn, thoáng khí…

Tại Việt Nam, nghề trồng bông đã xuất hiện trên 2.000 năm. Từ thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam đã sản xuất đủ để may mặc trong nước, đầu thế kỷ 20 đã xuất khẩu bông sang Nhật, Hồng Kông. Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã có nhiều cố gắng phát triển nghề trồng bông để đáp ứng nhu cầu sợi bông nhưng diện tích và năng suất vẫn còn thấp, sản lượng chỉ mới đáp ứng 1/10 yêu cầu của công nghiệp dệt. Hiện nay, hàng năm Việt Nam còn phải nhập từ 60.000 đến 65.000 tấn bông xơ.

Bên cạnh cung cấp nguyên liệu chính cho ngành may mặc, bông còn có tác dụng:

  • Hạt bông chữa lòi dom, bạch đới, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, ít sữa. Sau khi đẻ.
  • Vỏ rễ và rễ bông chữa ho, hen suyễn, rối loạn kinh ոցuyệt, khi hư, sa tử cung.

Phương pháp trồng cây bông

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển là 25 – 30°G. ở nhiệt độ dưới 25°c cây bông phát triển chậm lại và ở nhiệt độ dưới 17°c cây bông cằn lại. Nhiệt độ quá cao 37 – 40°c cây bông rigừng phát triển.

  • Trường hợp nhiệt độ cao hơn yêu cầu bình thường thì ở giai đoạn đầu cây con (trước ra nụ) sẽ thúc đẩy cây bông sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Ớ giai đoạn hoa rộ thì sẽ làm cho khả năng thụ phấn kém, rụng nụ, đài nhiều.

2. Ánh sáng

Cây bông rất ưa ánh sáng, trong điều kiện thiếu ánh sáng cây bông phát triển chậm và cây vống lên. Nếu trong giai đoạn nụ hoa và hình thành quả mà cây bông bị thiếu ánh sáng thì sẽ xảy ra rụng đài và quả non nhiều.

Cây bông đòi hỏi ngày ngắn đêm dài.

  • Trong điều kiện ngày dài thì cây bông phát triển châm, chuyển hóa sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực muộn (ra nụ, nở hoa chậm).
  • Còn trong điều kiện ngày ngắn cây bông phát triển nhanh hơn, chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực cũng nhanh hom.

3. Nước tưới

  • Giá đoạn 1: Ở giai đoạn cây con (trước khi ra nụ) khi diện tích lá quang hợp ít thì cây bông cần ít nước (1 ha cần bình quân 10 – 12 m3 nước).
  • Giá đoạn 2: Tiếp theo giai đoạn nụ, đặc biệt là giai đoạn hoa nhu cầu về nước của cây bông tăng lên mạnh để phục vụ cho nhu cầu hình thành nụ, hoa, quả (ngựời ta tính giai đoạn nụ cần 30 – 35 m3/ha, hoa cần 90 – 100 rnVha).
  • Giá đoạn 3: Đến giai đoạn nở qụả thì nhu cầu nước của cây bông giảm xuống chỉ cần 30 – 40 m3/ha. Cả vụ bông cần khoảng từ 5000 I 8000 m3 nước/ha, bằng 1/3 nhu cầu nước của cây lúa.

3. Nước tưới 1

Mô hình trồng cây bông ở một số vùng dân tộc thiểu số

4. Đất và dinh dưỡng

Cây bông trồng được trên các loại đất có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, có độ mùn từ trung bình trở lên, pH thích hợp nhất cho cây bông là 6,5. Cây bông cho năng suất cao khi đất đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây bông sinh trưởng và phát triển.

Ngoài phân bón đa lượng NPK cung cấp qua bộ rễ, cây bông còn có nhu cầu lớn về phân vi lượng bổ sung qua rễ hoặc lá.

Phân đạm

Phân đạm là dinh dưỡng cây bông cần để sinh trưởng phát triển, đồng thời đạm là thành phần cấu tạo các • chất protein, diệp lục tố, acid nucleotit và các loại men.

Nếu cung cấp đạm đầy đủ có tác dụng làm tăng diện tích lá, tăng hàm lượng protein trong thịt lá, tăng tổng hợp diệp lục, tăng khả năng quang hợp. Đồng thời các hoạt động sinh lý mạnh lên – rễ, thân, lá cây bông sinh trưởng tốt, phát dục nhanh, thời kỳ đậu quả hữu hiệu cao. Ngoài ra còn làm cho chiều dài xơ tăng, hàm lượng protein và hàm lượng dầu trong hạt cao.

  • Nếu thiếu đạm cây bông sinh trưởng chậm, mọc thấp, lá nhỏ, màu nhạt, số cành quả ít, bông rụng nụ, đài nhiều, tàn lụi sớm, quả bé, trọng lượng nhẹ.

Phân lân

Là nguyên tố quan trọng tạo nên protein – acid amin và ATP cung cấp năng lượng cho cây, có tác dụng làm tăng trưởng phát dục của cây, tăng khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong cây, thúc đẩy phát triển bộ rễ thời kỳ cây con.

  • Thời kỳ 45 – 50 ngày sau gieo lân thúc đẩy quá trình sinh trưởng dinh dưỡng chuyển nhanh sang sinh trưởng sinh thực, cây bông sớm ra nụ hoa. Ở thời kỳ sau thì lân xúc tiến hạt bông mau chín, tãng hàm lượng dầu trong hạt, tãng khối lượng quả, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống rét, chống phèn, mặn cho cây bông.

Kali

Kali giúp cho cây chắc khỏe, tăng tỷ lệ đậu hoa quả, tăng khả năng vận chuyển đạm tự do thành đạm protit về hoa quả. Kali có trong dịch tế bào, tạo áp suất thẩm thấu để cây hút dinh dưỡng.

  • Kali còn làm tăng hàm lượng xenlulo trong cây tăng khả năng tổng hợp đường, tăng khả năng chống chịu hạn, chống nhiệt độ cao và kháng bệnh.

Ngoài các nguyên tố đa lượng (NPK) cây bông còn cần một số yếu tố trung lượng và vi lượng như: s, Mg, Ca, Zn, B, Cu, Na, clorua v.v… Các nguyên tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến số quả trên cây và năng suất bông hạt.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phuong-phap-trong-cay-bong.html/feed 0
Công dụng của quả La hán https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-cua-qua-la-han.html https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-cua-qua-la-han.html#respond Wed, 03 Mar 2021 08:18:42 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=55040 Công dụng của quả La hán 1

Đôi nét về quả La hán

  • Tên tiếng Việt: Khố áo xiêm, Khố áo, Sĩ tư la hán quả, La hán
  • Tên khoa học: Siraitia siamensis (W. G. Craib) C. Jeffrey ex S.Q. Zhong & D. Fang
  • Tên đồng nghĩa: Thladiantha siamensis Craib
  • Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)

Mô tả cây

Quả la hán là loại quả có hình cầu, đường kính khoảng 5 – 7cm, khi tươi có màu xanh lục, khi khô chuyển sang màu nâu. Thịt quả mọng, chứa nhiều hạt. Thịt quả có chứa các chất đường hữu cơ như fructose, glucose.

Thành phần hóa học

Trong thịt quả la hán có chứa một nhóm glycosides loại tecpen, gọi chung là mogrosides, chiếm khoảng 1% phần thịt của quả (Mogrosides là chất tạo ra vị ngọt).

  • Cả quả khô lẫn quả tươi đều được dùng để chiết, và chế biến thành một chất bột có thể chứa ít nhất 80% mogrosides.
  • Hỗn hợp mogrosides trong quả la hán cho vị ngọt cao hơn khoảng 300 lần so với vị ngọt của đường mía (tính theo trọng lượng).

Như thế, bột chiết 80 % sẽ ngọt gấp 250 lần so với đường mía. Mogroside nguyên chất có thể ngọt gấp 400 lần so với đường mía.

Công dụng

Theo Đông y, thịt quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng.

Thường được dùng để chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa (đàm vàng đặc, khó khạc), viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo…

Theo nghiên cứu hiện đại:

  • La hán có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm lipid máu, chống oxy hóa, chống dị ứng, làm chất tạo vị ngọt có ích cho người bị đái tháo đường…
  • Quả la hán dùng thích hợp cho những người bị nóng bứt rứt trong người, hơi thở nóng, ho đàm đặc, đàm vàng, khô vùng hầu họng.
  • La hán còn có công dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, hạn chế lão hóa sớm, rối loạn nội tiết.

Liều lượng:

  • Ngày uống 5 – 15g dạng thuốc sắc, hãm nước sôi hay hấp chín để uống (có trường hợp dùng tới 30g).

Món ăn, bài thuốc từ quả La hán

Để chữa táo bón: người ta thường phối hợp la hán với mật ong.

Chữa bệnh lao phổi: thịt quả la hán (50g) và thịt heo nạc (100g).

Thanh nhiệt giải độc, mát gan:

Món ăn, bài thuốc từ quả La hán 1

Cách nấu nước La Hán

Nguyên liệu: 2-3 quả la hán, 2 lít nước nóng

Cách thực hiện:

  • Sơ chế nguyên liệu. Rửa sạch sẽ quả La Hán qua 3 – 4 lượt nước. Sau đó dùng dao hoặc tay loại bỏ hết lớp lông trên vỏ La Hán.
  • Thái nhỏ quả La Hán. Dùng dao bổ La Hán làm 4 – 5 phần tùy thuộc vào kích thước của quả. Hoặc bạn cũng có thể dùng ta bóp nát quả rồi cho vào nồi nước.Có thể dùng cả quả hoặc bỏ vỏ đều được.
  • Đổ nước đun sôi vào bình chứa quả la Hán. Nhiệt độ nước ở 70 độ là hợp lý. Không nên dùng nước nhiệt độ quá cao có thể làm mất đi dưỡng chất có trong loại quả này.

Nấu trà La Hán và hoa cúc

Nguyên liệu: 1 quả La Hán đã chín, 25g hoa cúc.

Cách thực hiện:

  • La Hán, hoa cúc rửa sạch. Sau đó thái La Hán thành lát mỏng.
  • Cho La Hán đã thái mỏng vào nồi và đổi 1.5 – 2l nước tinh khiết vào.
  • Đun với lửa nhỏ trong khoảng 30 – 45 phút. Khi nước sôi thì thì thả hoa cúc vào, đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Để nước nguội sau đó dùng lưới lọc để loại bỏ cặn, lấy phần nước trà trong.

Lưu ý

Những người có tình trạng tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, đi tiêu lỏng, những người ho do bị cảm lạnh thì không nên dùng quả la hán.

Theo: Tổng hợp

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-cua-qua-la-han.html/feed 0
Bài thuốc trị chứng “bốc hỏa” ở chị em https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-chung-boc-hoa-o-chi-em.html https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-chung-boc-hoa-o-chi-em.html#respond Sun, 28 Feb 2021 06:11:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54752 Trước và sau mãn kinh, chị em thường gặp một số vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt thất thường; có cơn bốc hỏa: nóng bừng, ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm; đau đầu, ngủ không sâu, hay mơ màng, hay hồi hộp cáu gắt; đau bả vai, đau ở các khớp… Sau đây là một số bài thuốc khắc phục tình trạng này.

 

Bài thuốc trị chứng “bốc hỏa” ở chị em 1

Thường xuyên có cơn bốc hỏa, ngủ ít, hay giật mình, toát mồ hôi, bức bách trong lồng ngực… Phép trị là tả hỏa bình can, hạ khí điều trung.

Bài 1:

  • Hoàng cầm 12g, chi tử 12g, bạch thược 12g, ích mẫu 16g, bán hạ chế 10g, trinh nữ 16g, lá vông 16g, rau má 16g, nhân trần 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, bạch biển đậu (sao vàng) 16g, trần bì 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: dưỡng tâm, điều trung, bình can, hạ khí.

Bài 2:

  • Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hoàng kỳ 12g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, táo nhân (sao đen) 16g, ích mẫu 12g, cam thảo đất 16g, bạch linh 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: hạ khí, điều hòa trung châu, an thần, hòa can, dưỡng can.

Bài 3:

  • Xa tiền 12g, hoàng cầm 12g, ngưu tất 12g, bán hạ 10g, chỉ xác 10g, đương quy 12g, trạch tả 12g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, rau má 16g, hắc táo nhân 16g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, cát căn 16g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: hạ khí, an thần, bổ âm, thanh nhiệt.

Cơn bốc hỏa thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, mệt mỏi, da khô sạm, xuất hiện nếp nhăn, ngủ ít hay trằn trọc.

Bài 1:

  • Khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, khiếm thực 12g, thạch hộc 12g, bán hạ chế 10g, nam tục đoạn 16g, tang ký sinh 16g, rễ cây cúc tần 12g, bưởi bung 12g, hoàng kỳ 12g, hắc táo nhân 16g, thảo quyết minh (sao kỹ) 12g, cam thảo 12g, nhân trần 10g, trần bì 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: hạ khí, an thần, bổ thận thủy.

Bài 2:

  • Thạch hộc 12g, khiếm thực 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 10g, tục đoạn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trạch tả 12g, độc hoạt 12g, tang kí sinh 16g, cam thảo 12g, hắc táo nhân 16g, bạch linh 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: hạ khí, bổ thận thủy, điều hòa trung châu (bổ thận thủy để kìm hỏa).

Cơn bốc hỏa thưa dần, đau đầu, tinh thần không ổn định, đau xương khớp, mệt mỏi, da khô sạm, xuất hiện n 1

Uất kim (củ nghệ) trị rối loạn tiền mãn kinh

Mồ hôi toát ra bất kỳ, hạ sườn đau tức, đau đầu chóng mặt, da vàng sạm, tiểu đỏ, ăn uống kém, khó ngủ, hay giật mình, tim hồi hộp… Phép chữa là hạ khí, bình can, an thận, lợi tiểu.

Bài 1:

  • Củ đợi 12g, nam hoàng bá 12g, đinh lăng 16g, uất kim 10g, trạch lan 16g, hạ liên châu 12g, đương quy 12g, xa tiền 12g, hoàng kì 12g, bạch thược 12g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, đại táo 10g, khởi tử 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: giải uất, thanh can, lợi tiểu, an thần.

Bài 2:

  • Đan bì 10g, chi tử 12g, củ đợi 12g, hạ liên châu 12g, nam hoàng bá 16g, đương quy 12g, bạch linh 10g, lá vông 16g, lá dâu 16g, nhân trần 10g.
  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Công dụng: bình can, lợi mật, lợi tiểu, an thần.

Nguồn: BS. Thanh Ngọc – Suckhoedoisong.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-chung-boc-hoa-o-chi-em.html/feed 0
Top dược liệu có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/top-duoc-lieu-co-gia-tri-kinh-te-cao-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/top-duoc-lieu-co-gia-tri-kinh-te-cao-o-viet-nam.html#respond Fri, 26 Feb 2021 06:21:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53037 Với điều kiện khí hậu thuận lợi, đã tạo nên một hệ thực vật đa dạng ở nước ta. Bên cạnh đó, có nhiều cây dược liệu quý và có giá trị kinh tế cao, tiềm năng phát triển lớn. Một số dược liệu có kinh tế cao, các bạn tham khảo dưới đây:

  • Chó đẻ răng cưa
  • Cây đinh lăng
  • Ba kích
  • Sâm ngọc linh
  • Tam thất


 

Xem thêm: Cách sử dụng đơn giản trà diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/top-duoc-lieu-co-gia-tri-kinh-te-cao-o-viet-nam.html/feed 0
Bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh https://tracuuduoclieu.vn/bao-ton-va-phat-trien-sam-ngoc-linh.html https://tracuuduoclieu.vn/bao-ton-va-phat-trien-sam-ngoc-linh.html#respond Fri, 26 Feb 2021 03:54:47 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53035 Núi Ngọc Linh thuộc địa phận huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây có khí hậu và thổ nhưỡng rất đặc biệt do vậy mà hệ thực vật cũng rất đa dạng và phong phú.

Trên độ cao từ 1500-2000m, người ta phát hiện 1 loài cây giống đặc hữu chỉ có ở vùng này. Ngày nay, người ta biết đến loài cây giống đó với tên là Sâm Ngọc Linh. Qua quá trình nghiên cứu, người ta phát hiện trong Sâm Ngọc Linh chứa 32 hợp chất saponin cùng 17 loại axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Các hợp chất này đều có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch.

Sâm Ngọc Linh là một trong 4 loại Nhân sâm quý nhất trên thế giới.
 

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng Giảo cổ lam trong trị huyết áp cao

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bao-ton-va-phat-trien-sam-ngoc-linh.html/feed 0