Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 22 Nov 2024 04:06:23 +0700 vi hourly 1 Đương quy -Nhân sâm của tự nhiên dành cho phụ nữ https://tracuuduoclieu.vn/duong-quy-nhan-sam-cua-tu-nhien-danh-cho-phu-nu.html https://tracuuduoclieu.vn/duong-quy-nhan-sam-cua-tu-nhien-danh-cho-phu-nu.html#respond Thu, 18 Nov 2021 04:24:13 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47035 Đông y cho rằng Đương quy chính là đầu vị trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý và điều trị bệnh phụ nữ. Bên cạnh đó, Đương quy là một vị thuốc quý có tác dụng chữa trị nhiều chứng bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, xanh xao, trị viêm khớp, chân tay tê nhức,…

1. Mô tả cây Đương quy

  • Đương quy là cây thảo lớn, sống lâu năm, cao 40 – 60cm, có thể đến 1m khi cây có hoa. Thân hình trụ, có rãnh dọc, màu tím.

1. Mô tả cây Đương quy 1

  • Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần, gốc phát triển thành bẹ to, đầu nhọn, lá chét phía dưới có cuống, lá chét gắn đầu lá không cuống, mép chia thùy và răng cưa không đều.

1. Mô tả cây Đương quy 2

  • Cụm hoa mọc ở ngọn hân thành tán kép gồm 12 – 20 tán, dài ngắn không đều, hoa nhỏ màu lục nhạt.
  • Quả bế dẹt, có rìa màu tím nhạt.

1. Mô tả cây Đương quy 3

  • Toàn thân nhẵn và có mùi thơm đặc biệt.
  • Mùa hoa quả : tháng 7 – 8.

1. Mô tả cây Đương quy 4

 

2. Thành phần hóa học

  • Thân rễ Đương quy chứa 0,2 – 0,4% tinh dầu; tinh dầu đương quy là chất lỏng màu vàng sẫm.
  • Bên cạnh đó rễ còn chứa các hợp chất Coumarin, Acid hữu cơ, Polysachrid, Acid amin, Polyacetylen, Sterol, và nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B1, B12, E.

3. Tính vị, công dụng

Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:

  • Ức chế sự kết tập tiểu cầu, tăng cường tuần hoàn não.
  • Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít.
  • Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém.
  • Làm đẹp da, tươi nhuận, trẻ hóa làn da dùng trong thẩm mỹ.

4. Những nghiên cứu về cây Đương quy

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Phụ nữ độ tuổi mãn kinh thường có nhiều thay đổi trong cơ thể do hàm lượng hoocmon estrogen bị suy giảm đột ngột gây ra các hiện tượng bốc hỏa, khô hơn và xuất hiện nếp nhăn rõ rệt, âm đạo sẽ xuất hiện tình trạng khô và giảm ham muốn. Một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2012 đã thử nghiệm tác động của Đương quy đối với các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Kết quả cho thấy ở nhóm những người phụ nữ ăn ít nhất 3,0g Đương quy mỗi ngày các triệu chứng mãn kinh giảm đáng kể.

  • Trong nghiên cứu mới đây, đã có thấy Đương quy có tác dụng kích thích sản sinh estrogen tự nhiên – là một thảo dược tiềm năng như một liệu pháp thay thế hormone mới cho phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh. Ngoài ra, Đương quy giúp cân bằng nội tiết tố, giảm tình trạng hội chứng tiền kinh nguyệt và lạc nội mạc tử cung.

Tốt cho sức khỏe sinh sản

Trong nhiều tài liệu có ghi chép lại, Đương quy đã được sử dụng như phương thuốc để hỗ trợ sức khỏe sinh sản, điều trị vô sinh. Một nghiên cứu thực hiện năm 2002 cho thấy Đương quy có thể cải thiện khả năng sinh sản bằng cách sửa chữa các vấn đề với rụng trứng, đặc biệt là giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt.

  • Trong giai đoạn này, niêm mạc tử cung thường dày lên để chuẩn bị cho một thai kỳ tiềm năng, tuy nhiên nếu nó không dày lên thì có thể có vấn đề về thụ thai. Chiết xuất cao đương quy được cho là để điều chỉnh sự dày lên này và hỗ trợ thụ thai khỏe mạnh.

Giảm cân

Mặc dù chưa có kết luận cụ thể, nhưng những nghiên cứu sau đây đã chỉ ra việc tại sao Đương quy được sử dụng phổ biến để thúc đẩy giảm cân. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2009 cho thấy Đương quy giảm mỡ cơ thể ở chuột béo phì và một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2011 cũng cho thấy kết quả tương tự sau khi chuột được chiết xuất Đương quy hàng ngày.

  • Nghiên cứu được công bố vào năm 2009 cho thấy việc giảm mỡ trong cơ thể có thể do protein APOA4 điều chỉnh apatit và khiến cơ thể cảm thấy hài lòng.

5. Các bài thuốc chữa bệnh từ đương quy

5. Các bài thuốc chữa bệnh từ đương quy 1

Kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược:

  • 12g Đương quy, 8g Bạch thược, 12g Thục địa, 6g Xuyên khung, 600ml nước.
  • Sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Phụ nữ mắc nhiều bệnh sau khi sinh:

  • 16g Đương quy, 12g Thục địa, 6g Xuyên khung, 8g Bạch thược, 4g Gừng khô, 8g Đậu đen sao, 8g Trạch lan, 8g Ngưu tất, 12g Ích mẫu thảo, 10g Bồ hoàng.
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Phụ nữ mang thai bị đau bụng:

  • 120g Đương quy, 600g Thược dược, 160g Phục linh, 160g Bạch truật, 300g Trạch tả, 120g Xuyên khung.
  • Tất cả nguyên liệu tán mịn, dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê với nước pha rượu.

Phụ nữ mất máu do băng huyết, tổn thương:

  • 80g Đương quy, 40g Xuyên khung, trộn chung cho đều.
  • Mỗi lần dùng 20g hỗn hợp trên với 2 bát nước, 1 bát rượu trắng.
  • Sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.

Chú ý: Những người bị rối loạn đông máu hoặc đang uống thuốc chống đông, phụ nữ có thai không nên sử dụng đương quy.

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/duong-quy-nhan-sam-cua-tu-nhien-danh-cho-phu-nu.html/feed 0
Bài thuốc và món ăn cho người huyết áp thấp https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-va-mon-an-cho-nguoi-huyet-ap-thap.html https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-va-mon-an-cho-nguoi-huyet-ap-thap.html#respond Sat, 02 Jan 2021 03:59:11 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54746 Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Bệnh khá phổ biến hiện nay, thường có biểu hiện: mệt mỏi, thiếu tập trung, đau đầu, nhịp thở nhanh nông, mờ mắt, buồn nôn, da lạnh ẩm hoặc nhợt nhạt, cảm thấy hoa mắt chóng mặt khi đứng lâu, ngất (xỉu).

Bài thuốc và món ăn cho người huyết áp thấp 1

Triệu chứng huyết áp thấp phổ biến

Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt

Triệu chứng huyết áp thấp này thường xuất hiện vào những lúc bạn thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền.

  • Khi đó bạn sẽ cảm thấy mọi vật thể như đang xoay tròn xung quanh và không thể kiểm soát được.
  • Nếu như gặp phải tình trạng này quá thường xuyên, bạn cần hết sức lưu ý.

Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng

Khi bị huyết áp thấp, phiền phức lớn nhất của bệnh nhân chính là chứng đau đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng. Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Có lúc đau ở mức độ nặng hơn, vừa đau vừa bị tê nhức.

Giảm tập trung

Khả năng tập trung kém cũng có thể ảnh hưởng bởi huyết áp của bạn. Vì khi cơ thể hạ huyết áp thì máu sẽ không đủ cung cấp đến não với như bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường. Chính điều này là nguyên nhân gây cản trở khả năng tập trung ở người huyết áp thấp.

Mờ mắt

Những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng, sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực bị giảm làm mờ mắt. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu như bạn đang di chuyển trên đường. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.

Buồn nôn

Cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp. Biện pháp khắc phục hiệu quả là bạn nên nhấm nháp một ít nước chanh như vậy sẽ giảm cảm giác buồn nôn.

Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt

Khi huyết áp thấp, chân tay của bạn thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể duy trì việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, gây giảm thân nhiệt. Trong trường hợp này, giải pháp khắc phục là bạn nên uống ngay một ít thức uống nóng để tạo nhiệt cho cơ thể.

Mệt mỏi

Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống. Nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn thì tình hình sẽ tốt hơn. Nhưng đến buổi chiều hoặc buổi tối cơ thể lại xuất hiện cảm giác mệt mỏi, mặc dù không phải vừa mới làm việc quá sức.

Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp

Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp 1

Huyết áp thấp có thể đe dọa tính mạng nếu không được chăm sóc phù hợp. Do đó biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh huyết áp thấp hiệu quả nhất là phòng ngừa bệnh. Bạn có thể phòng ngừa bệnh huyết áp thấp bằng những cách sau đây:

Chế độ dinh dưỡng

  • Nên ăn mặn hơn người bình thường. Người bị huyết áp thấp nên ăn 10-15g muối mỗi ngày.
  • Ăn nhiều chất dinh dưỡng, đủ bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mỳ…
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi.

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, trà cam thảo, gừng rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp thấp.

  • Không nên dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như: rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…
  • Uống nhiều nước có thể giúp tăng thể tích máu, làm giảm một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây ra huyết áp thấp. Ngoài ra uống nước cũng giúp tránh tình trạng mất nước. Tránh sử dụng đồ uống có cồn.

Về sinh hoạt

  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc (7-8h/ngày).
  • Người bị huyết áp thấp rất hay bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế, vì vậy khi ngồi dậy cần phải từ từ. Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao.
  • Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không được tắm quá lâu.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể càng làm huyết áp hạ thêm.
  • Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng (10 – 15 phút/ngày) như đi bộ, cầu lông, bóng bàn Nên tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy, điền kinh. Tuy nhiên không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ đang lên cao.

Sử dụng các dược liệu dân gian trong điều trị bệnh huyết áp thấp

Theo y học cổ truyền, huyết áp thấp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng; nguyên nhân chủ yếu do tỳ hư, dương hư, khí huyết lưỡng hư… gây ra. Người bệnh thường có biểu hiện: hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, đau ngực, lưng lạnh, thân nhiệt thấp, kiểm tra huyết áp thấp hơn mức bình thường cả chỉ số tối đa và tối thiểu. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể:

Sử dụng các dược liệu dân gian trong điều trị bệnh huyết áp thấp 1

Long nhãn là vị thuốc trị huyết áp thấp thể khí huyết lưỡng hư

Huyết áp thấp thể tỳ hư

Người bệnh có biểu hiện lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, chân tay lạnh, hoa mắt chóng mặt, đau buốt đầu, đo huyết áp thấp hơn bình thường. Phép trị là bổ thổ kiện tỳ, nâng đỡ huyết áp.

Dùng một trong các bài:

Bài 1: hà thủ ô chế, đại táo, bán hạ chế, hậu phác, nhân sâm mỗi vị 10g; bạch truật, rễ đinh lăng, lá đắng, bạch biển đậu, đương quy, hạt sen mỗi vị 16g; sinh khương 8g, thần khúc 12g, cam thảo 12g. Sắc uống. Nếu bệnh nhân còn đại tiện lỏng, gia quế chi 8g, cao lương khương 10g.

Bài 2: bạch truật, ngấy hương, ngũ gia bì, rễ đinh lăng, hoài sơn, liên nhục mỗi vị 16g; đại táo, trần bì, hậu phác mỗi vị 10g; phòng sâm, đương quy, cam thảo mỗi vị 12g; phụ tử chế 4g, sinh khương 6g. Sắc uống.

Bài 3: đảng sâm 12g, chế phụ tử 6-8g (sắc trước), bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, nhục quế 6g, câu kỷ tử 12g, liên nhục 12g, bá tử nhân 12g, ích trí nhân 10g, toan táo nhân (sao) 20g, dạ giao đằng 12g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống.

Huyết áp thấp thể dương hư

Người bệnh có biểu hiện lạnh lưng, bụng, lưng gối mỏi đau, hoa mắt chóng mặt, người gầy yếu, đại tiện lỏng; nam giới dễ bị di tinh hoạt tinh, xuất tinh sớm, dương sự yếu, huyết áp luôn thấp hơn bình thường. Phép trị: bổ dương khí, nâng đỡ huyết áp.

Dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng sâm, đương quy, bạch truật, hoài sơn, liên nhục mỗi vị 16g; hoàng kỳ (sao mật) 15g; quế, sinh khương, mỗi vị 8g; thiên niên kiện 10g; phá cố chỉ 6g; phụ tử chế 4g, cam thảo 12g. Sắc uống.

Bài 2: nhân sâm 10g, phụ tử chế 4g, quế chi 6g, cam thảo 15g, đại táo 10g; hà thủ ô chế, hoàng kỳ, ngũ gia bì mỗi vị 16g. Sắc uống.

Huyết áp thấp thể khí huyết lưỡng hư

Người bệnh có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, người yếu mệt, đoản hơi, thường bị đau ngực khó thở, huyết áp thường xuyên thấp, nghe tim có tiếng thổi tâm thu. Phép trị: đại bổ khí huyết.

Dùng một trong các bài:

Bài 1: đương quy, thục địa, phòng sâm, đinh lăng, hà thủ ô chế mỗi vị 16g; sinh khương 8g; bạch linh, đại táo, trần bì mỗi vị 10g; hoàng kỳ, long nhãn, bạch truật, cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống. Uống 15-18 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ khoảng 1 tuần có thể dùng tiếp đợt 2.

Bài 2: bạch thược, kê huyết đằng, xuyên khung mỗi vị 12g; thục địa 15g; hà thủ ô chế, đương quy, đinh lăng, bạch truật mỗi vị 16g; tần giao, cam thảo, nhân sâm mỗi vị 10g; sinh khương 5g. Sắc uống.

Ngoài dùng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng có vai trò quan trọng trong hỗ trợ trị bệnh.

Lá ngải cứu 1 nắm và 1 lòng đỏ trứng gà đánh đều, hấp cách thủy. Ngày ăn 1 lần, liên tục trong 20 ngày.

Hoặc: trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh, rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, thêm một cốc nước lã và đun nhỏ lửa (lửa cháy riu riu) đến khi cạn nước sắc còn lại 1/3 cốc thì đập trứng gà vào và khuấy đều, đun tiếp trong 2 phút nữa là được. Ăn nóng. Ngày ăn 1 lần, liền trong 5 ngày.

Hằng ngày ăn các thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt lợn nạc, chim câu, chim cút, lòng đỏ trứng; cá thu, cá chim; các loại rau như rau ngót, bí đỏ, khoai tây, khoai lang…; hoa quả như mít, dứa, xoài, nhãn…; uống sữa, ăn phomat, cà phê, bánh ngọt hoặc mặn; không để bụng đói, các bữa ăn cách xa nhau quá.

Lưu ý

  • Tránh các loại thức ăn dễ gây hạ huyết áp như: rau cải canh, bắp cải, cần tây, cần ta, măng, trứng vịt thịt vịt, nước dừa, cam, chuối tiêu, nước mát để tủ lạnh…
  • Làm việc điều độ, không quá sức, căng thẳng; rèn luyện thể lực hằng ngày. Sáng xoa mặt, tối xoa chân và ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ.

Lưu ý 1

Ngâm chân trước khi đi ngủ giúp giải tỏa stress thư giãn cơ thể

BS. Thanh Ngọc

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-va-mon-an-cho-nguoi-huyet-ap-thap.html/feed 0
Kỹ thuật trồng cây Đương quy https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-duong-quy.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-duong-quy.html#respond Sat, 28 Nov 2020 08:09:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48494 Đương quy là dược liệu quen thuộc có tác dụng dược lý rất đa dạng được nhắc đến trong nhiều bài thuốc về rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, đau nhức xương khớp, thiếu máu, cơ thể suy nhược, yếu mệt… Bên cạnh đó, đương quy còn là nguyên liệu quan trọng trong các món ăn bồi bổ sức khỏe.

1. Đôi nét về cây Đương quy

Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Cần (Apiaceae).

  • Đây là cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Thân hình trụ, có rãnh dọc màu tím.
  • Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều.
  • Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt.
  • Quả bé, dẹt, có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả tháng 7-9. Rễ đương quy là bộ phận được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
  • Rễ dài 10 – 20 cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1,0 – 3,5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 – 1,0 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và
    nhiều điểm tinh dầu.
  • Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay và hơi đắng.

1. Đôi nét về cây Đương quy 1

Hình ảnh cây đương quy

Theo nghiên cứu y học hiện đại, đương quy chứa nhiều nhóm hoạt chất quí như: Tinh dầu, trong đó quan trọng nhất là ligustilid có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và n-butylphtalid chữa đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính; polycacharid tăng cường miễn dịch và ức chế khối u; các coumarin có tác dụng hoạt huyết; phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp; acid hữu cơ ferulic có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu

2. Kỹ thuật chọn giống, trồng cây, chăm sóc và thu hoạch

Kỹ thuật chọn giống

Lựa chọn hạt giống được để từ cây trên 2 năm tuổi, hạt chắc mẩy, đạt tỉ lệ nảy mầm cao trên 70%. Nên mua hạt giống ở những vườn dược liệu uy tín. Nếu không lấy hạt, bà con cũng có thể mua giống cây đương quy về trồng, giá cao hơn nhưng không tốn công đoạn xử lý hạt.

Xử lý hạt đương quy:

  • Ngâm hạt trong nước ẩm 40 – 45 độ C từ 1 – 2 tiếng. Vớt hết hạt lép, hạt thối nổi lên bên trên.
  • Vớt ra, để ráo nước
  • Đem ủ hạt giống (giống như ủ giá đỗ) để tăng tỉ lệ nảy mầm cho hạt.

Gieo hạt đương quy:

Hạt đương quy có thể gieo trong vườn ươm, gieo lên bầu hoặc gieo trực tiếp ra đồng ruộng.

Kỹ thuật trồng

Thời vụ gieo trồng đương quy:

  • Ở vùng đồng bằng: Thời gian gieo hạt vào tháng 10 sẽ cho thu hoạch vào tháng 6 – 7 năm sau. Tổng thời gian chăm sóc và sinh trưởng từ 9, 10 tháng.
  • Ở vùng núi cao (Sapa, Tam Đảo): Thời gian gieo hạt vào tháng 10 11, cho thu hoạch vào tháng 11 – 12 năm sau. Tổng thời gian chăm sóc và sinh trưởng từ 11 – 12 tháng.
  • Ở khu vực Tây Nguyên: Gieo hạt tháng 6 – 7, thu hoạch vào tháng 10, 11 năm sau. Tổng thời gian sinh trưởng của cây kéo dài từ 14 – 18 tháng

Như vậy, sâm đương quy ở vùng Tây Nguyên sẽ cho củ to, chất lượng tốt hơn do thời gian trồng dài hơn.

Mật độ trồng:

  • Trồng với mật độ 20cm & 20cm.
  • Khi trồng, cũng dùng bay, tạo một khe nhỏ, nhẹ nhàng trồng cây Đương quy con vào khe đất, rút bay lên, nén đất cho cây yên vị.

Kỹ thuật trồng 1

Vùng trồng dược liệu đương quy

Kỹ thuật chăm sóc

Sau 15 ngày, hạt sẽ mọc mầm, ta dỡ bỏ rơm, tiếp tục tưới nước cấp ẩm cho cây. Đến khi cây ra được từ 3 – 4 lá thật thì đem ra ruộng trồng.

Trồng xong tưới nhẹ nhàng bằng thùng tưới có hoa sen. Lúc đầu ngày nào cũng phải tưới 1 lần. Khi cây đã cứng cáp thì các lần 2 tưới có thể thưa hơn. Khi cây đã kín luống thì có thể tưới bằng cách đưa nước vào ruộng ngập rãnh, dùng tay té nước lên mặt luống rồi tháo nước ngay, làm như vậy sẽ có độ ẩm cho cây trồng.

Giai đoạn này có thể dùng phân NPK tổng hợp, pha loãng tưới vào toàn cây và mặt luống để thúc cho cây giao tán. Nếu có cỏ thì nhổ cỏ cho cây, một đôi lần.

Trừ sâu bệnh hại

Đương quy nói chung ít sâu bệnh nhưng ở thời kỳ cây con, dễ bị sâu xám cắn.

  • Dùng DDT sữa pha với tỷ lệ 1% phun hoặc tưới quanh gốc vài lần là hết.
  • Cũng có thể kết hợp bắt bằng tay để giảm độc tố trong cây trồng. Nếu cây có nấm bệnh trên mặt lá thì dùng dung dịch Boócđô tức là hỗn hợp vôi + đồng Sunfat + nước với tỷ lệ 1-1-100 để tưới vào cây.

Nếu gặp sương muối thì sáng hôm sau phải tưới rửa lá ngay để cây khỏi bị táp lá.

Thu hoạch và chế biến sơ bộ

Sau 7-8 tháng, khi cây đã có một số lá vàng ở gốc, đào thử thấy củ to và chắc, là có thể thu hoạch được.

  • Dùng liềm cắt toàn bộ lá trên mặt đất để lại 5-10cm thân. Số lá này sẽ tập trung để ủ phân xanh. Dùng cuốc để thu hoạch. Cuốc từng vầng to để khỏi phạm vào rễ. Rũ sạch đất, cho củ vào rổ đem đi rửa.
  • Rửa xong đem về sân, cắt cụt thân, phơi cho ráo nước rồi xếp vào lò hoặc cót để xông lưu huỳnh.

Xông lưu huỳnh xong thì đem phơi cho đến khi khô kiệt. phơi khô xong, đóng vào bao tải, để nơi khô mát.

Công dụng của Đương quy

Đương quy là vị thuốc dùng rất phổ biến trong đông y, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh cho phụ nữ, đồng thời được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh như thuốc chữa thiếu máu, đau đầu, cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứa huyết, kinh nguyệt không đều, đau kinh, bể kinh (uống trước khi thấy kinh 7 ngày). Ngày uống 10 – 20g, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.

Xem thêm: Đương quy -Nhân sâm của tự nhiên dành cho phụ nữ

Bài thuốc có đương quy

1. Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, sau khi để máu, mồ hôi chảy mãi không hết (bài thuốc Tứ vật thang)

  • Đương quy 16g, thục địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Đương quy 20g, thục địa 10g, bạch thược 20g, xuyên khung 15g.

Đối với phụ nữ sau khi đẻ xong bị bệnh nhiều, có thể dùng bài Tứ vật nói trên, thêm hoắc can khương, đậu đen, trạch lan, ngưu tất, ích mẫu, bổ hoàng.

2. Chữa các chứng uất, ngoại cảm, phụ nữ nóng rét không khỏi (bát vị tiêu giao tán)

Đương quy, bạch truật, bạch thược, bạch linh, sài hồ, bạc hà, chích thảo, mỗi vị 4g, đơn bì 2,8g, chi tử 2,8g. Sắc uống trong ngày.

3. Chữa phụ nữ rong kinh, rong huyết, có thai ra máu hoặc xảy thai ra máu không dứt (Giao ngải thang)

Đương quy 12g, sinh địa 12g, bạch thược 16g, xuyên khung 8g, a giao 8g, cam thảo 8g, ngải diệp 8g. Sắc uống.

4. Chữa ngoại cảm trong lạnh ngoài nóng, sợ rét, không khát, chân tay lạnh, ỉa chảy ra phân sống (Ngũ tích tán).

Đương quy, nhục quế, bạch linh, bạch chỉ, xuyên khung, bạch thược, cam thảo, mỗi vị 12g, bán hạ 8g, cát cánh 6g, thương truật 3g, trần bì 3g, can khương 2g, hậu phác 1,6g. Sắc uống.

5. Chữa huyết nhiệt, táo bón (Nhuận táo thang)

Đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân, mỗi vị 4g, sinh địa 3g, thăng ma 3g, hồng hoa 1g. Sắc uống.

6. Chữa răng lợi, môi miệng sưng đau, chảy máu (Thanh vị tán).

Đương quy, sinh địa mỗi vị 1,6g, thăng ma 2g, hoàng liên 1,2g, mẫu đơn 1,2g, thêm thạch cao, nếu đau nhiều. Sắc uống.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-duong-quy.html/feed 0