Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Cây mật nhân và cây mật gấu: Nhận dạng hình ảnh chi tiết? https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau.html#respond Thu, 29 Feb 2024 01:08:33 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau-khac-nhau-the-nao-398/ Cây mật nhân và cây mật gấu là hai loại thảo dược rất có giá trị trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh cho con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cây mật nhân và cây mật gấu là như thế nào? Có những người nhầm lẫn cây mật nhân và cây mật gâu là một. Song thực tế cây mật nhân khác cây mật gấu từ hình dạng đến tính chất chữa bệnh cũng khác nhau. Sau đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi cây mật nhân và cây mật gấu khác nhau thế nào.

Cây mật nhân và cây mật gấu

Hình ảnh cây mật nhân

Hình ảnh cây mật nhân 1
Hình ảnh cây mật nhân

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất. Cây còn có tên gọi khác là cây bách bệnh, cây bá bệnh.

Cây mật nhân thường được tìm thấy nhiều ở các tình vùng miền Trung và Tây Nguyên, nơi đây có khí hậu thuận lợi cho loại thảo dược này phát triển. Cây thường mọc dưới tán của những cây lớn – cây cổ thụ. Cây được mo tả cụ thể như sau:

  • Cây bách bệnh- cây mật nhân là loại cây thân nhỡ (cao tầm 2-8m) có nhiều cành.
  • Các bộ phận của cây mật nhân thường có lông.
  • Lá không cuống hình trứng dày và dài, dạng kép. Lá kép lông chim lẻ đối xứng gồm 10-26 đôi lá chét. Lá cây có mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới có lông màu trắng xám. Cuống lá có màu nâu đỏ.
  • Hoa có màu đỏ nâu, cụm hoa mọc ở ngọn cành thành từng chùm kép hoặc chùy rộng. Cuống hoa có lông màu gỉ sắt, đài hoa chia thành 5 thùy hình tam giác có tuyến ở lưng. Tràng hoa 5 cánh, hình thoi. Nhị 5 có lông dày và hai vảy ở gốc, bầu có 5 noãn hơi dính nhau ở gốc. Đầu nhụy rời.
  • Quả hạch, hình trứng, màu đỏ, nhẵn, có rãnh dọc, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Khi quả chín có màu vàng đỏ. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Xem thêm: Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh, cây mật nhân

Hình ảnh cây mật gấu

Hình ảnh cây mật gấu 1
Hình ảnh cây mật gấu

Cây mật gấu có tên khoa học là: Vernonia Amygdalina Del, cây thuộc họ: Asteraceae. Cây còn được gọi là cây Kim Thất Tai, cây Lá Đắng…

Đây là một loại cây có lá to và thường xuất hiện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng… Các bộ phận của cây mật gấu đều có thể dùng làm thuốc. Cây được mô tả cụ thể như sau:

  • Cây cao từ 2 đến 5 mét. Đường kính thân cây khá nhỏ tầm 2-4 cm
  • Cây thường được phân nhánh ở gần gốc. Thân khi non khá nhiều lông và rụng lông khi về già.
  • Lá cây mật gấu thuộc loại lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, từng lá có hình elip dài tới 20cm. Mép lá có hình răng cưa. Cuống lá dài.
  • Hoa mọc thành cụm mọc ở thân và ngọn cây có màu vàng nhạt.
  • Quả mật gấu hình trái xoan, nhiều thịt, đường kính tầm 1cm. Núm nhọn ở quả khi chín ngả dần sang xanh nâu rồi nâu.
  • Mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, kết trái vào hai tháng 5 và 6 tiếp theo.

Cây mật nhân và cây mật gấu khác nhau thế nào?

Cùng phân biệt 2 cây này qua các nhận dạng về hình dáng, màu sắc, mùi vị như nào nhé.

Phân biệt cây mật nhân và cây mật gấu qua đặc điểm hình dáng

lá cây mat nhan và cay mat gau

Thân

  • Cây mật nhân cao hơn cây mật gấu.
  • Hai cây này các bộ phận thường có lông, tuy nhiên thân cây mật gấu khi về già lại rụng bớt lông.
  • Thân được thu hái chặt khúc và thái miếng nhỏ phơi khô.

  • Lá cây mật nhân nhỏ hơn lá cây mật gấu.
  • Lá cây mật nhân mọc kép hình lông chim lẻ nhưng đối xứng, còn lá mật gấu mọc so le.
  • Lá mật nhân nhẵn, hình trứng dài và dày, trong khi lá mật gấu xù xì và có răng cưa.
  • Lá mật nhân là loại không cuống, lá mật gấu có cuống dài.
  • Lá cây mật nhân được thu hái phơi khô tách riêng với thân rễ. Lá cây mật gấu được thu hái và phơi khô cùng cành và thân.

Rễ

  • Rễ mật nhân có màu vàng nhạt bên ngoài. Rễ hình trụ tròn, đường kính từ 2,0 cm đến 8,5 cm, hơi cong, bị chặt thành từng đoạn 40 cm đến 50 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu, trơn hay hơi xù xì, có rễ con. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, có lớp bần mỏng, không thấy vân đồng tâm. Chất cứng, khó bẻ gãy.
  • Rễ cây mật gấu có màu vàng đậm hơn so với rễ mật nhân. Mặt cắt ngang có màu vàng.

Cây mật nhân hoạt chất nằm nhiều ở rễ hơn nên thu hái thường lấy cả thân và rễ và dạng bán cũng thấy nhiều ở dạng thân rễ nhiều hơn. Trong khi cây mật gấu hoạt chất ở lá nhiều nên thị trường bán nhiều ở dạng lá phơi khô nhiều hơn, ít thấy thân rễ hơn.

Phân biệt cây mật nhân và mật gấu qua màu sắc mùi vị

Thân cây mat nhan và cay mat gau

Màu sắc, mùi vị rễ mật nhân

  • Thân và rễ mật nhân có màu vàng nhạt bên ngoài
  • Khi phơi khô rễ cây mật nhân sẽ toả ra một mùi thơm ngậy đặc trưng.
  • Khi nhấm sẽ có vị đắng gắt đến tê cả đầu lưỡi. Vị đắng gắt, vị đắng này gấp nhiều lần vị đắng của cây mật gấu.

Màu sắc, mùi vị cây mật gấu

  • Rễ cây mật có màu vàng đậm
  • Mùi mật động vật,
  • Vị đắng giống như vị của mật nên được gọi là cây mật gấu.

Bộ phận dùng để làm thuốc cây mật nhân và cây mật gấu

cây mat nhan và cay mat gau bo phan dùng

Cây mật nhân

Theo nghiên cứu khoa học tất cả các bộ phận của cây mật nhân như thân, rễ, quả và lá đều có dược tính và đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Nhưng dược liệu chủ yếu lấy từ thân rễ và quả. Cụ thể:

  • Thân, rễ cây mật nhân phơi khô để làm thuốc
  • Lá mật nhân để đun nước chữa bệnh ngoài da
  • Quả cây mật nhân cũng được nhiều ghi chép được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Người ta thu hái cây mật nhân quanh năm, thân và rễ cây đem thái miếng nhỏ, phơi khô, có thể nghiền thành bột uống để uống. Lá có thể dùng với dạng tươi và khô và đun nước uống chữa bệnh.

Cây mật gấu

Toàn bộ thân của cây mật gấu đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh: Rễ, thân, lá. Nhưng phổ biến dùng thân non và lá.

  • Lá và thân non thường được thu hái phơi khô cùng nhau và đun nước uống.
  • Lá Đắng- lá cây mật gấu có thể dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau.
  • Rễ và thân già thường được thu hái và phơi khô cùng nhau. Dạng khô này có thể dùng đun nước sắc uống hay ngâm rượu chữa bệnh.

Công dụng chữa bệnh của cây mật nhân và cây mật gấu

Công dụng chữa bệnh của cây mật nhân và cây mật gấu 1

Về mô tả 2 cây mật nhân và cây mật gấu có nhiều điểm khác nhau. Bên cạnh đó hai cây này có công dụng cũng khác nhau. Cụ thể:

Cây mật nhân

Công dụng của cây mật nhân như sau:

  • Cây mật nhân là loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ tăng cường sinh lý cho các đấng mày râu
  • Hỗ trợ điều trị những bệnh về tình dục: mộng tinh, di tinh, tinh trùng yếu, khó thụ thai
  • Cải thiện chức năng sinh lý, chống lão hóa sinh dục nam, kích thích cơ thể sản xuất hormone giới tính testosteron một cách tự nhiên nhất.
  • Chống lão hóa sinh dục và ngăn chặn sự suy giảm sinh lực khi bước vào tuổi trung niên.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gân xương đau nhức, tê chân tay, đau thắt lưng, thấp khớp và bệnh gút, gân xương yếu mỏi, tay chân tê nhức, gout.
  • Giúp tăng sức dẻo dai, giúp hệ miễn dịch được tăng cường, ngăn chặn đẩy lùi bệnh tật
  • Hỗ trợ điều trị những bệnh về gan, giúp tăng cường chức năng gan
  • Điều trị những bệnh về tiêu hóa
  • Chữa những bệnh say rượu, cảm mạo

Xem thêm: Công dụng cây mật nhân những điều bạn nên biết

Cây mật gấu

Công dụng của cây mật gấu như sau:

  • Cây mật gấu hỗ trợ điều trị những bệnh về gan như: Viên ban B, C, các bệnh về xơ gan, men gan tăng cao. Giúp giải độc gan, hạ men gan và lợi mật
  • Cây mật gấu hỗ trợ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tăng cường các dịch vị trong dạ dày, điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, kiết lị, đau bụng tiêu chảy, chán ăn, các bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột, viêm đại tràng
  • Tác dụng của cây mật gấu giúp tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Nhất là những bệnh về phong tê thấp, đau xương khớp ở những người tuổi cao, các khớp xương lỏng lẻo, thoái hóa…
  • Cây mật gấu giúp giảm mỡ máu, giúp giảm cân và béo phì hiệu quả, phòng tránh được các bệnh do mỡ thừa gây nên.
  • Tác dụng dược lý của cây mật gấu có công dụng bảo vệ gan, lợi mật, kháng viêm. Tác dụng giảm thiểu tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, rối loạn ý thức giải rượu rất tốt đối với tình trạng dùng nhiều bia rượu thường xuyên.

Xem thêm: Cây mật gấu chữa bệnh gì, thông tin bổ ích về cây mật gấu

Trên đây là các thông tin cơ bản về cây mật nhân và cây mật gấu phần nào giúp phân biệt được 2 loại cây này, giúp bạn không bạn không bị nhầm lẫn đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh.

Cây mật gấu và cây mật nhân khác nhau ở cả hình dáng, đặc điểm và cách sử dụng. Mọi người cần nắm rõ thông tin về từng loại cây dược liệu để có thể phân biệt được hai loại cây thuốc quý tránh trường hợp sử dụng nhầm dẫn đến bệnh không những không khỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Để hiểu rõ hơn về từng bài thuốc chữa bệnh của cây mật gấu và cây mật nhân cũng như các loại dược liệu khác, các bạn có thể nghe tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu khác bạn có thể đặt câu hỏi ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau.html/feed 0
Nguyên nhân làm tăng men gan https://tracuuduoclieu.vn/nguyen-nhan-lam-tang-men-gan.html https://tracuuduoclieu.vn/nguyen-nhan-lam-tang-men-gan.html#respond Fri, 26 Nov 2021 07:48:07 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63618
Tăng men gan là dấu hiệu cảnh báo sự tổn thương gan đang diễn ra, để từ đó các bác sĩ định hướng và chuẩn đoán trong điều trị.
Nguyên nhân chính gây tăng men gan như:
  • Sử dụng nhiều thuốc tây: Uống thuốc dài ngày khiến gan bị tổn thương và tăng tiết men gan. 
  • Uống nhiều bia, rượu: Khi uống rượu, 90% cồn sẽ đi vào thẳng gan, bắt gan tăng công suất hoạt động. Khi gan không xử lý kịp lượng chất độc sẽ tích tụ trong gan, gây tăng men gan.
  • Viêm gan virus: Một trong những triệu chứng điển hình của viêm gan A,B,C là men gan cao. Do virus viêm gan có ái lực cao với gan, nên khi vào cơ thể nó sẽ tấn công gan gây tăng men gan và tổn thương tế bào gan.
 
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nguyen-nhan-lam-tang-men-gan.html/feed 0
Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của cây mã đề https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-chua-benh-ky-dieu-cua-cay-ma-de.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-chua-benh-ky-dieu-cua-cay-ma-de.html#respond Thu, 18 Nov 2021 09:03:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63506 Plantago major L. tên thường gọi là cây Mã đề, thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae) là loại cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Đây là một cây dược liệu được dùng phổ biến có tác dụng lợi tiểu, chữa ho, tác dụng kháng sinh, chữa lỵ cấp và mãn tính.

1. Mô tả cây Mã đề

Mã đề, còn gọi là xa tiền thảo (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae). Hai chữ mã đề là ám chỉ “móng chân của con ngựa”. Người xưa muốn ghi một dấu ấn đậm nét cho một cây thuốc thường mọc ngay ven đường đi mà con ngựa đã đạp dưới móng chân của nó. Điều đó cũng rất phù hợp với một cách gọi tên khác của chính cây thuốc này là xa tiền thảo, là cây được mọc trước bánh xe. Ý nói xa tiền mọc ngay ven đường đi, ngay trước bánh xe có thể qua lại.

Mã đề phổ biến ở hầu hết các vùng miền trong nước ta. Mã đề cho nhiều vị thuốc hay: Bông mã đề là cụm hoa, hạt mã đề (xa tiền tử). Có thể dùng tươi hoặc khô.

Mã đề là cây thân thảo, sống hằng năm. Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng, dài 5-12 cm, rộng 3,5-8 cm, đầu tù hơn có mũi nhọn, gân lá hình cung, mép uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ không đều; cuống lá dài 5-10 cm.

1. Mô tả cây Mã đề 1

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông có cán dài hơn lá, hoa nhỏ có lá bắc hình trứng, ngắn hơn đài; đài 4 thùy hơi có gờ, đính nhau ở gốc; tràng hoa mỏng; 4 thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với các lá đài; nhị 4, chỉ nhị mảnh, bầu hình cầu có 2 ô.

1. Mô tả cây Mã đề 2

Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5-4 mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài, hạt hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng.

1. Mô tả cây Mã đề 3

2. Công dụng chữa bệnh của Mã đề

Toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ… Cả lá và hạt mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật…

Theo y học cổ truyền, Mã đề có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu. Dùng trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu, tiểu vàng, đỏ, tiểu ra máu, viêm gan, mật, viêm loét dạ dày,…

2.1. Giúp mau lành vết thương

Một trong những công dụng nổi bật nhất của cây mã đề là làm se các vết thương và xoa dịu vết bọ cắn. Bởi nó có thể hút độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

  • Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhai hoặc nghiền lá cây này và đắp trực tiếp lên vết ong đốt, bọ cắn, nốt mụn, vết thương do mảnh thủy tinh hoặc các mảnh vụn ghim sâu trong da hay các nốt phát ban…
  • Hoặc bạn có thể đắp kín vết thương bằng lá mã đề và để nguyên trong 4-12 tiếng để cây thuốc rút các chất độc ra khỏi da, ngăn ngừa nhiễm trùng và để lại sẹo.

2.2. Hỗ trợ tiêu hóa

Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa liên tục do bị ảnh hưởng nặng nề từ thuốc kháng sinh, dị ứng thức ăn hoặc thực phẩm đổi gen (GMO), cây Mã đề giải quyết được những vấn đề này. Lá và hạt cây đều có tác dụng làm lành cho hệ tiêu hóa đang bị tổn thương và giảm viêm.

  • Lá có thể được chế biến thành món ăn, làm trà uống hoặc sấy khô.
  • Phần hạt cây có thể xay nhỏ hoặc nấu lấy nước uống dùng trước bữa ăn, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có thể giúp bạn giảm cân.

2.2. Hỗ trợ tiêu hóa 1

2.3. Chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Vì rất giàu khoáng chất silica, Mã đề là một chất làm tiêu đờm tuyệt vời. Điều này có nghĩa rằng nó giúp làm sạch sự tắc nghẽn và chất nhầy, điều trị ho hiệu quả, cảm lạnh và nhiều bệnh đường hô hấp khác.

“Cây Mã đề đóng vai trò như một chất làm long đờm, làm dịu viêm mũi, đau, giảm ho và viêm phế quản nhẹ”, Theo David Hoffmann, người sáng lập Hiệp hội Thảo dược Mỹ cho biết.

2.4. Điều trị bệnh trĩ

Với đặc tính làm se, cây mã đề cũng được sử dụng để xoa dịu và chữa lành bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Khi được điều chế thành kem hoặc thuốc mỡ, cây mã đề có thể ngăn ngừa việc chảy máu ở bệnh trĩ và viêm bàng quang.

Ngoài những công dụng nói trên, cây mã đề còn rất có ích cho chị em phụ nữ trong những kỳ kinh nguyệt khó chịu, giải quyết nhiều vấn đề về da mặt và thậm chí còn có thể chữa bệnh viêm khớp.

  • Cây mã đề rất hiệu quả trong việc điều trị ngộ độc thủy ngân, tiêu chảy.
  • Loại cây này còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như súp hay chế biến salad.

3. Bài thuốc về cây Mã đề

3. Bài thuốc về cây Mã đề 1

Trị sỏi tiết niệu, viêm nhiễm đường tiết niệu: mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g, kim tiền thảo 40g, trạch tả uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày một thang trước bữa ăn.

Trị viêm gan cấp tính: mã đề, hạ khô thảo, mỗi vị 20g, nhân trần 40g, đại phúc bì 16g, đẳng sâm 12g, sắc uống ngày một thang.

Trị viêm gan mạn tính: mã đề, phục linh, trạch tả, bạch truật, mỗi vị 12g, nhân trần 20g, đẳng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g, trư linh 8g. Sắc uống, ngày một thang.

Theo: Natural News, GS.TS Phạm Xuân Sinh -Trường Đại học Dược Hà Nội

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-chua-benh-ky-dieu-cua-cay-ma-de.html/feed 0
Tác dụng của cây mật gấu https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-cay-mat-gau.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-cay-mat-gau.html#respond Mon, 22 Feb 2021 23:21:32 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-cay-mat-gau-397/ Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền về tác dụng của cây mật gấu với những công dụng như điều trị bệnh tiêu hóa, gút, xương khớp….Nhưng ít ai hiểu về tác dụng của cây mật gấu và cách sử dụng nó sao cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn tác dụng của cây mật gấu và cách sử dụng nó hiệu quả nhất.

Tác dụng của cây mật gấu 1

Cây mật gấu

Giới thiệu về cây mật gấu

  • Cây mật gấu có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del. Cây thuộc họ Asteraceae
  • Cây thuộc loại cây thân bụi, mọc thẳng đứng, sống lâu năm. Cây thường chỉ cao từ 2-3 m. Đường kính thân cây khá nhỏ tầm 2-4 cm
  • Loài này mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc có khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…

Bộ phận dùng làm thuốc:

  • Rễ
  • Thân

Xem thêm: Phân biệt cây mật gấu và mật nhân

Tác dụng của cây mật gấu

Tác dụng của cây mật gấu trong hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng

  • Thành phần moocphin, berberin có trong rễ và thân cây mật gấu có tác dụng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Người ra có thể dùng cây mật gấu để ngâm rượu xoa lên chỗ xương khớp đau hoặc để uống để hỗ trợ điều trị các bệnh về đau xương khớp, phong tê thấp giảm bớt các cơn đau nhức xương, tê mỏi gân cốt

Tác dụng của cây mật gấu giúp ổn định lượng tiểu đường

  • Theo y học cổ truyền lá mật gấu có những tác dụng chính là ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Cách dùng theo dân gian truyền lại rất đơn giản là dùng lá cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày  điều trị bệnh đái tháo đường khá tốt được rất nhiều người tin dùng

Giải độc gan, giúp hạn men gan và điều trị các triệu chứng của gan

  • Theo Đông y cây mật gấu có tính hàn, vị đắng nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
  • Người ta thường dùng rễ và thân sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để tạo nên các bài thuốc trị bệnh viêm gan vàng da rất hiệu quả.

Cây mật gấu phòng và điều trị các bệnh gở lở, ngứa

  • Gỗ và thân, rễ cây mật gấu có vị đắng và có màu vàng nhạt. Dân gian có bài thuốc dùng cành và thân cây đun nước tắm trị ghẻ, lở loét chân tay,rôm sảy ngứa rất hiệu quả

Giúp tiêu hóa tốt, giảm cân cho người béo phì

  • Khi sử dụng lá cây mật gấu thường xuyên, điều độ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, hỗ trợ gan đào thải chất độc hại từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể và đặc biệt hạn chế sự tích tụ của chúng từ đó giúp giảm cân hiệu quả hơn.

Xem thêm: Cây mật gấu chữa bệnh gì, thông tin bổ ích về cây mật gấu?


Có thể bạn chưa biết

Cũng có nhiều công dụng như cây mật gấu, Giảo cổ lam là một loại dược liệu được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và phát triển. Với tên gọi cỏ trường sinh, giảo cổ lam giúp:

  • Tăng lực, chống mệt mỏi
  • Chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch
  • Tăng sức bền thành mạch, giảm cholesterol, giảm huyết áp
  • Chống oxy hóa bảo vệ tế bào thần kinh
  • Bảo vệ gan, thận, dạ dày

Cách sử dụng cây mật gấu

Cách sử dụng cây mật gấu 1

Lá cây mật gấu sắc nước uống hằng ngày

Có nhiều tài liệu cũng như truyền miệng lại nói về cách sử dụng cây mật gấu. Nhưng dưới đây là 2 cách đơn giản và hiệu quả nhất mà người ta thường dùng:

Sắc nước uống hằng ngày:

Nguyên liệu:

  • Thân tươi

Cách làm và cách dùng:

  • Rửa sạch lá và thân cây mật gấu
  • Cho vào ấm đun sôi
  • 20g mật gấu/ 1 lít nước.
  • Sắc đun sôi, rồi vặn lửa đun nhỏ liu riu thêm 15 phút
  • Để nguội và uống hằng ngày.

Cây mật gấu ngâm rượu

Nguyên liệu:

  • Thân,
  • Rễ cây mật gấu
  • Rễ và thân cây thì tiến hành rửa sạch, cạo lớp vỏ cây bên ngoài. Phơi khô, thái lát hoặc chẻ nhỏ để ngâm
  • Chọn bình thủy tinh hoặc bình sành được nung ở nhiệt độ cao
  • Chọn rượu trắng, nồng độ 40-45 độ
  • Tỉ lệ ngâm: 1 kg cây mật gấu. 10 lít rượu

Cách ngâm:

  • Bỏ lượng mật gấu đã chuẩn bị vào bình
  • Đổ lượng rượu lên ngập mật gấu
  • Đậy nắp bình lại và đặt nơi khô ráo thoáng mát
  • Ngâm qua 1 tháng có thể uống nhưng nên để uống sau 3 tháng trở lên là tốt nhất. Ngâm càng lâu thì dược chất trong rượu càng nhiều. Rượu có màu vàng đậm, uống rất đắng.

Lưu ý:

Không được ngâm kèm bất cứ đồ ngâm rượu nào nếu không có sự chỉ định của thầy thuốc y học cổ truyền.

Xem thêm: Cây mật gấu trị bệnh gì? Những thông tin bạn cần biết

Một số bài thuốc nói lên tác dụng của cây mật gấu

Chữa viêm gan cấp tính kèm theo vàng da

  • Cây mật gấu tươi 40-100 gram
  • Hoặc 20 – 50 gram khô,
  • Sắc nước uống thay trà trong ngày.

Hoặc có thể phối hợp thêm diệp hạ châu ( cây chó đẻ) 12 gram, cỏ gà 15 gram cùng sắc nước uống.

Chữa viêm túi mật cấp tính

  • Cây mật gấu tươi 40-100 gram
  • Hoặc 20 – 50 gram khô,
  • Có thể thêm mộc thông: 20 gram,
  • Chi tử (dành dành) 10 gram
  • Nhân trần 8 gram cùng sắc nước uống.

Chữa bệnh lỵ

  • Cây mật gấu tươi giã nát: 1 nắm,
  • Chế thêm nước đã đun sôi, chắt lấy nước cốt,
  • Uống 2-3 lần trong ngày.

Hoặc có thể dùng lá cây mật gấu, lá mua mỗi thứ 20 gram sắc lấy nước uống.

Chữa bí đái

Dùng lá cây mật gấu, xa tiền thảo (cỏ mã đề) mỗi thứ 15- 20 gram sắc lấy nước uống.

Hỗ trợ chữa đau mỏi xương khớp

  • Mỗi ngày dùng 20g lá cây mật gấu nấu nước uống.
  • Chữa vàng da, men gan cao:
  • 50g lá mật gấu khô sắc với 1 lít nước uống mỗi ngày.

Giúp kiềm chế lượng đường trong máu

  • 50-60g lá mật gấu khô nấu với 1 lít nước, có thể nấu loãng để thay nước uống hằng ngày.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-cua-cay-mat-gau.html/feed 0
Tác hại của uống rượu bia và những con số báo động https://tracuuduoclieu.vn/tac-hai-cua-uong-ruou-bia-va-nhung-con-so-bao-dong.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-hai-cua-uong-ruou-bia-va-nhung-con-so-bao-dong.html#respond Fri, 13 Nov 2020 09:43:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48321 Việc uống nhiều rượu bia sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể, làm tổn thương đến các cơ quan đặc biệt là gan. Bệnh cạnh đó, uống rượu bia còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh như huyết áp, bệnh gout, viêm tủy cấp…

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-hai-cua-uong-ruou-bia-va-nhung-con-so-bao-dong.html/feed 0
Nhân trần – Cây thuốc tốt cho gan https://tracuuduoclieu.vn/nhan-tran-cay-thuoc-tot-cho-gan.html https://tracuuduoclieu.vn/nhan-tran-cay-thuoc-tot-cho-gan.html#respond Fri, 13 Nov 2020 08:21:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48297 Nhân trần là một cây dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y vì có công dụng tốt với sức khỏe. Nhân trần có lá mọc đối, mép có răng cưa, 2 mặt có lông mịn, khi vò ra có mùi thơm. Hoa màu tím mọc đơn độc ở kẽ lá hay thành từng chùm ở đầu cành.

Dân gian thường dùng dược liệu này chữa bệnh vàng da, bệnh về đường mật và bệnh của phụ nữ sau khi đẻ.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nhan-tran-cay-thuoc-tot-cho-gan.html/feed 0
Cà gai leo Tuệ Linh – Khắc tinh hàng đầu bệnh về gan https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-tue-linh-khac-tinh-hang-dau-benh-ve-gan.html https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-tue-linh-khac-tinh-hang-dau-benh-ve-gan.html#respond Wed, 11 Nov 2020 02:25:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48181 Cà gai leo từ lâu được biết đến là khắc tinh hàng đầu các bệnh về gan. Các nghiên cứu khoa học hiện đại còn chỉ ra rằng Cà gai leo giúp giải độc gan an toàn và hiệu quả, giúp tăng cường chức năng gan, ức chế virus viêm gan, bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia.
Xem thêm: Cà gai leo – Hy vọng mới cho bệnh nhân viêm gan virus và xơ gan

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-tue-linh-khac-tinh-hang-dau-benh-ve-gan.html/feed 0
Đại học y hà nội công bố nghiên cứu về tác dụng của Livganic ( Giải độc gan tuệ linh) trên bệnh nhân lao phổi https://tracuuduoclieu.vn/dai-hoc-y-ha-noi-cong-bo-nghien-cuu-ve-tac-dung-cua-livganic-giai-doc-gan-tue-linh-tren-benh-nhan-lao-phoi.html https://tracuuduoclieu.vn/dai-hoc-y-ha-noi-cong-bo-nghien-cuu-ve-tac-dung-cua-livganic-giai-doc-gan-tue-linh-tren-benh-nhan-lao-phoi.html#respond Fri, 16 Oct 2020 02:22:36 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47363 Lao là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến tại Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là lao phổi. Khi bị nhiễm lao phổi, bệnh nhân đều được chỉ định dùng thuốc Tây rất dài ngày, điều này gây tổn thương gan. Nhằm giúp người bệnh lao phổi phục hồi, bảo vệ gan trong quá trình điều trị, nhóm các nhà khoa học do PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông (trường ĐH Y Hà Nội) chủ trì đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng của một số thuốc bảo vệ gan, trong đó có LIVGANIC (Giải độc gan Tuệ Linh).

ĐẶT VẤN ĐỀ: VÌ SAO BỆNH NHÂN LAO PHỔI PHẢI GIẢI ĐỘC GAN?

Bệnh nhân lao phổi được chỉ định phác đồ 2SRHZ/6HE, tức là điều trị tấn công 2 tháng liên tục dùng 4 loại thuốc Streptomycin, Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamid hàng ngày, sau đó điều trị duy trì hàng ngày liên tục trong 6 tháng với 2 thuốc là Isoniazid và Ethambutol.

ĐẶT VẤN ĐỀ: VÌ SAO BỆNH NHÂN LAO PHỔI PHẢI GIẢI ĐỘC GAN? 1
Những loại thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn lao nhưng đồng thời nói cũng là tác nhân hàng đầu khiến người bệnh lao phổi gặp các vấn đề về gan mât. Bởi các thuốc này có nhiều độc tính, tác dụng phụ và rất độc với gan.

Người uống thuốc điều trị lao phổi dài ngày thường gặp các dấu hiệu tổn thương gan bao gồm nôn, buồn nôn, đau tức hạ sườn phải, vàng da, gan to và nghiêm trọng hơn cả là men gan tăng rất cao. Nếu không kịp thời bảo vệ gan có thể dẫn đến viêm gan và nguy cơ xơ gan.

Đối với bệnh nhân lao phổi, sử dụng thuốc Tây dài ngày khiến gan hoạt động kém, người bệnh vốn thể trạng đã yếu, nếu lá gan bị tổn thương thì bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn kéo theo thể trạng sức khỏe kém đi trông thấy.

TẠI SAO LẠI CHỌN LIVGANIC (GIẢI ĐỘC GAN TUỆ LINH)?

LIVGANIC (Giải độc gan Tuệ Linh) được chọn để tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân lao phổi có kèm theo tăng men gan bởi đã đáp ứng được các tiêu chí cần thiết của một sản phẩm thử nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân lao phổi. Đó là tính an toàn cao, thành phần hoạt chất đã được chứng minh tác dụng, hiệu quả sản phẩm đã được nghiên cứu bài bản, kĩ lưỡng. Cụ thể:

LIVGANIC được bào chế với thành phần gồm Cà gai leo và Mật nhân – là những thảo dược đã được sử dụng lâu đời trong điều trị bệnh lý về gan. Trong đó:

TẠI SAO LẠI CHỌN LIVGANIC (GIẢI ĐỘC GAN TUỆ LINH)? 1

  • Cà gai leo chứa methionin, amin có tác dụng tăng lực; glycoalcaloid có tác dụng ổn định màng tế bào và flavonoid có tác dụng chống gốc tự do, ngăn chặn sự oxy hóa màng tế bào gan.
  • Cà gai leo cũng đã được nghiên cứu thực nghiệm, chứng minh tác dụng bảo bệ tế bào gan, phục hồi những tổn thương ở gan qua đề tài luận án tiến sỹ y học của Nguyễn Phúc Thái (1998).

Đề tàiNghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của viên nén bao phim Giải độc gan Tuệ Linh (LIVGANIC) (Thành phần: Cà gai leo 250mg, Cao mật nhân 250mg) trên thực nghiệm” do PGS.TS Nguyễn Trọng Thông – Trưởng bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội tiến hành đã kết luận Viên giải độc gan Tuệ Linh không có độc, có thể sử dụng lâu dài.

Đề tàiNghiên cứu bảo vệ và phục hồi tổn thương gan, chống oxy hóa, lợi mật và chống viêm của viên Giải độc gan Tuệ Linh (LIVGANIC) trên thực nghiệm” do PGS.TS Nguyễn Trọng Thông – Trưởng bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội tiến hành đã kết luận viên Giải độc gan Tuệ Linh có tác dụng bảo vệ gan tốt và hạ men gan nhanh chóng.

LIVGANIC đã được nghiên cứu trên 33 bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại bệnh viện TW Quân đội 108 trong vòng 6 tháng. Kết quả cho thấy các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, gan to, đau hạ sườn phải, vàng da đều giảm nhanh sau 1 tháng điều trị và hết hoàn toàn sau 2 tháng điều trị. Hoạt động AST và ALT trở về bình thường sau 6 tháng.

THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG LIVGANIC TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI

Đề tài:“Thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng hạn chế tổn thương gan và tính an toàn của LIVGANIC trên bệnh nhân lao phổi mới thể hoạt động có kèm theo tăng enzym gan”

  • Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Trọng Thông – Trưởng bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội
  • Trung tâm nghiên cứu: Trung tâm Dược lý lâm sàng – Trường Đại học Y Hà Nội
  • Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân lao phổi mới thể hoạt động có kèm theo tăng ALT và/hoặc AST từ trên 40 U/l tới 200 U/l.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng hạn chế tổn thương gan, hạ men gan của LIVGANIC ở bệnh nhân lao phổi mới thể hoạt động có kèm theo tăng enzym gan được điều trị lao trong giai đoạn tấn công 2 tháng.

 KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU

 KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU 1  KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU 2  KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU 3

Kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng LIVGANIC trên bệnh nhân lao phổi tại Trường Đại học Y Hà Nội

Bệnh nhân điều trị lao phổi theo phác đồ SRHZ đều được uống viên nén LIVGANIC hàng ngày trong 60 ngày. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 3 viên sau ăn. Sau 60 ngày tiến hành điều trị và theo dõi, kết quả như sau:

LIVGANIC hạ men gan rõ rệt

Sau 60 ngày điều trị dùng LIVGANIC, bệnh nhân đã giảm rõ hệt hoạt độ AST và ALT. Trước khi dùng LIVGANIC, bệnh nhân lao có chỉ số men gan cao lần lượt AST là 77,89 ± 45,79 (U/l) và ALT là 86,48 ± 63,15 (U/l) thì sau 60 ngày dùng LIVGANIC, các chỉ số men gan đều trở về giới hạn bình thường, lần lượt AST là 38,45 ± 28,15 (U/l) và ALT là 32,70 ± 26,12 (U/l).

LIVGANIC hạ men gan rõ rệt 1

 LIVGANIC hạ men gan rõ rệt sau 14 ngày và 60 ngày sử dụng

LIVGANIC giúp phục hồi tổn thương gan

Sử dụng thuốc Tây điều trị dài ngày khiến bệnh nhân lao phổi dễ bị tổn thương gan. LIVGANIC giúp bệnh nhân phục hồi tổn thương gan nhanh chóng. Cụ thể, AST (L/l) và ALT (U/l) đều trở về bình thường 75% sau 60 ngày điều trị.

LIVGANIC giúp phục hồi tổn thương gan 1

 

 LIVGANIC giúp phục hồi tổn thương gan cho người lao phổi điều trị bằng thuốc tây dài ngày

Ngoài ra, LIVGANIC cũng làm giảm nồng độ GGT. GGT là một enzym hầu hết gắn ở màng tế bào gan, GGT tăng trọng mọi tổn thương tế bào gan và là một chỉ số quan trọng trong đánh giá hiệu quả hạn chế tổn thương gan của một thuốc bảo vệ gan.

Trong nghiên cứu này, bệnh nhân lao phổi lúc đầu có nồng độ GGT rất cao là 333,5 ± 338,71 U/l. Nhưng sau khi sử dụng LIVGANIC, nồng độ này đã giảm 64% sau 14 ngày điều trị và 75% sau sau 60 ngày điều trị. Các thông số này chứng tỏ LIVGANIC giúp phục hồi tổn thương gan rất hiệu quả.

LIVGANIC hiệu quả trong hỗ trợ điều trị lao phổi

Không chỉ mang đến tác dụng hạ men gan và phục hồi tổn thương gan do sử dụng thuốc tây điều trị dài ngày ở bệnh nhân lao, LIVGANIC còn hỗ trợ điều trị lao phổi với hiệu quả rất đáng ghi nhận.

Cụ thể, các bệnh nhân vào nghiên cứu với các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi (50% bệnh nhân), đau tức ngực (57,14%), ho khan (28,57%) ho có đờm (57,14%) đều giảm chỉ sau 14 ngày sử dụng LIVGANIC. 100% người bệnh hết mệt mỏi, khoảng 13% còn đau tức ngực, 12% bệnh nhân ho khan, 48% bệnh nhân ho có đờm.

Quan sát các triệu chứng lâm sàng, tất cả các bệnh nhân đều cải thiện rõ rệt.

LIVGANIC hiệu quả trong hỗ trợ điều trị lao phổi 1

LIVGANIC hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi đem lại hiệu quá đáng ghi nhận

LIVGANIC an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân lao phổi tham gia thử nghiệm lâm sàng

Trong quá trình nghiên cứu lâm sàng, không ghi nhận trường hợp nào gặp phải tác dụng không mong muốn khi sử dụng LIVGANIC.

KẾT LUẬN

KẾT LUẬN 1

Sau 60 ngày thử nghiệm lâm sàng, không có bệnh nhân nào điều trị thất bại khi sử dụng LIVGANIC hỗ trợ trong phác đồ điều trị bệnh lao phổi.

100% bệnh nhân có men gan cao đều trở về gần với giới hạn bình thường và phục hồi tổn thương gan, cải thiện rất rõ rệt các triệu chứng lâm sàng. LIVGANIC cũng khẳng định tính an toàn với bệnh nhân lao.

Qua nghiên cứu lâm sàng có thể thấy LIVGANIC (Giải độc gan Tuệ Linh) là giải pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân lao phổi giải độc gan, bảo vệ lá gan khi điều trị bằng thuốc tây dài ngày và giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Nguồn: Kiên Trương – 30/05/2019 
Tham vấn y khoa: GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dai-hoc-y-ha-noi-cong-bo-nghien-cuu-ve-tac-dung-cua-livganic-giai-doc-gan-tue-linh-tren-benh-nhan-lao-phoi.html/feed 0
Cà gai leo chuẩn hóa GACP – Thêm hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-chuan-hoa-gacp-them-hy-vong-cho-nguoi-viem-gan-virus-va-xo-gan.html https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-chuan-hoa-gacp-them-hy-vong-cho-nguoi-viem-gan-virus-va-xo-gan.html#respond Fri, 28 Sep 2018 01:10:02 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-chuan-hoa-gacp-them-hy-vong-cho-nguoi-viem-gan-virus-va-xo-gan-373/ 1. Cà gai leo điều trị viêm gan B – Hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan

Cà gai leo có tên khoa học là Solanum hainanense Hance, thuộc họ Solanaceae (Cà). Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Glycoalcaloid trong Cà gai leo có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Hoạt chất này cũng ức chế mạnh sự phát triển xơ gan, chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và hoạt chất chính glycoalcaloid trên mô hình thực nghiệm sinh vật. Hơn thế nữa, điều trị viêm gan B bằng loại cây thuốc không để lại tác dụng phụ.

1. Cà gai leo điều trị viêm gan B - Hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan 1

Cà gai leo – thành trì bảo vệ gan

Bên cạnh việc giúp điều trị bệnh viên gan B, cà gai leo còn có tác dụng giải rượu mạnh. Trước khi uống rượu, người ta nhấm rễ cà gai leo sẽ lâu bị say, khi say chỉ cần uống nước sắc sẽ chóng tỉnh rượu.

Theo PGS, TS Mai Hồng Bàng, Phó Giám đốc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, để điều trị viêm gan B mạn tính cho đến nay, nhiều nước mới chỉ cho phép sử dụng năm loại thuốc kháng vi-rút và hai nhóm thuốc Interferon. Tuy nhiên, tác dụng kháng vi-rút của các thuốc này còn hạn chế, nhóm interferon gây nhiều tác dụng ngoài ý muốn, giá thành cao.

  • Ðáng chú ý, sau thời gian điều trị (nhất là thời gian điều trị kéo dài), phần lớn các thuốc kháng vi-rút đều nhanh chóng bị kháng thuốc nên tỷ lệ tái phát sau khi ngừng thuốc cao.
  • Do đó, việc tìm thêm một sản phẩm mới có hiệu quả, an toàn và dễ dung nạp để điều trị bệnh viêm gan B mạn tính là yêu cầu cấp thiết.

1. Cà gai leo điều trị viêm gan B - Hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan 2

Viêm gan B – kẻ giết người thầm lặng

2. Các công trình khoa học nghiên cứu về cây Cà Gai Leo

Đề tài: “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” – Đề tài cấp nhà nước do TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm đã chứng minh tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển xơ gan của dạng chiết toàn phần và bộ phận hoạt chất chính glycoalcaloid. Đã chứng minh tác dụng chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt của cà gai leo (dạng toàn phần và dạng chiết glycoaloid).

  • Thử trên tác dụng trên lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn hoạt động kết quả điều trị ở nhóm dùng Cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt 66.7%, ngược lại ở nhóm chứng (Flacebo) chỉ ở mức trung bình và kém 93.3%, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn.
  • Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận cà gai leo làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Đây là một đóng góp quan trọng của đề tài vì cho đến nay bệnh viêm gan B mãn tính thể hoạt động vẫn còn là nỗi lo lắng của nhiều ngành Y tế của nhiều nước

Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virus B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo (lâm sàng giai đoạn 3) được thực hiện thử lâm sàng trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động (VGMHĐ) với liều 0,25g, uống 6 viên/ngày, trong 2 tháng so sánh với 90 bệnh nhân nhóm chứng, tại 3 bệnh viện 103, 354 và 108, rút ra các kết luận sau:

  • Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng,…) (P<0,05); Transaminase và bilirubin về bình thường nhanh hơn sơ với  nhóm chứng (P<0,05).
  • Sau điều trị những biến đổi về các Marker của virus viêm gan B là rõ rệt  tại 3 bệnh viện 103, 354, 108 (theo thứ tự) là: Mất HBsAg 5,6% (0%, 16,7%, 0%); chuyển đảo huyết thanh 37,8% (23,3%, 26,7%, 63,3%); HBV-DNA<5 copier/ml 62,9% (40%, 6/7 BN, 66,7%). Tại Viện 103: giảm nồng độ HBV-DNA 52%, nồng độ trung bình HBsAg giảm: 5589+358, so với nhóm chứng các tỷ lệ này tại cả 3 bệnh viện là: 0%; 11,1%; 6,3%; 16,7% và 6418-312 với P<0,05.
  • Tại Viện 103, 7 bệnh nhân được điều trị kéo dài 6 tháng kết quả có 1 bệnh nhân mất HBsAg và xuất hiện Anti HBs.
  • Thuốc không gây một tác dụng ngoài ý muốn nào trên lâm sàng và xét nghiệm.

3. Thực trạng việc trồng và sử dụng Cà Gai Leo tại Việt Nam hiện nay

Dù tác dụng của Cà Gai Leo đã được chứng minh trên cả nghiên cứu lẫn thực tế lâm sàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc khai thác Cà Gai Leo vẫn nhỏ  lẻ, chưa có  hệ thống và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới WHO dẫn đến hàm lượng hoạt chất thấp, người bệnh dùng không hiệu quả.

Hiện nay, công ty TNHH Tuệ Linh là một trong số rất ít doanh nghiệp đưa Cây Cà Gai Leo vào mô hình trồng trọt, thu hái đảm bảo quy chuẩn GACP của WHO với vùng trồng rộng 15 ha, quy trình xử lý mẫu đất, mẫu nước được kiểm tra nghiêm ngặt, đặc biệt quá trình phát triển của cây hoàn toàn ORGANIC với nguồn phân bón chính  là  cây đậu tương trồng luân canh chứ không phải bất cứ loại phân bón hóa học khác. Nhờ vậy mà hàm lượng hoạt chất Glycoalcaloid trong Cà Gai leo Tuệ Linh cao vượt trội gấp khoảng 7- 8 lần so với hàm lượng tiêu chuẩn (Kết quả được định lượng bởi Viện Dược Liệu Trung Ương)

3. Thực trạng việc trồng và sử dụng Cà Gai Leo tại Việt Nam hiện nay 1

Vùng trồng Cà Gai Leo Tuệ Linh đạt chuẩn GACP – WHO

Xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=IIr85NTr_uY

Với nguồn nguyên liệu Cà Gai Leo đạt chuẩn dồi dào, Tuệ Linh đã mạnh dạn đưa vào sản xuất dòng sản phẩm Cao Khô chuyên biệt từ Rễ cây Cà Gai Leo (nơi có nồng độ Glycoalcaloid cao nhất)  với công nghệ sấy phun, đảm bảo giữ nguyên hàm lượng hoạt chất,  không vón cục, không lắng cặn, không bị tấn công bởi nấm mốc, vi sinh.

Như vậy, sản phẩm Cao khô Rễ Cà Gai Leo có nguồn nguyên liệu đạt chuẩn GACP – WHO đã mở ra cho người bệnh viêm gan virus và xơ gan một tia hy vọng mới, không chỉ yên tâm về nguồn dược liệu sạch, mà còn đảm bảo hàm lượng hoạt chất luôn đạt mức cao nhất, mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.

3. Thực trạng việc trồng và sử dụng Cà Gai Leo tại Việt Nam hiện nay 2

Quy trình sản xuất cao khô rễ cà gai leo Tuệ Linh

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh gan hoặc công dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh gan hãy liên hệ đến Hotline 1800.1190

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-chuan-hoa-gacp-them-hy-vong-cho-nguoi-viem-gan-virus-va-xo-gan.html/feed 0