Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc dược liệu Giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/cong-ty-tnhh-tue-linh-canh-tranh-bang-nguon-duoc-lieu-sach-chuan-hoa-who.html https://tracuuduoclieu.vn/cong-ty-tnhh-tue-linh-canh-tranh-bang-nguon-duoc-lieu-sach-chuan-hoa-who.html#respond Wed, 31 Mar 2021 18:54:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cong-ty-tnhh-tue-linh-canh-tranh-bang-nguon-duoc-lieu-sach-chuan-hoa-who-447/ Từ xa xưa, Giảo cổ lam đã được ghi chép trong sách y học về tác dụng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp,… chính vì thế mà cây này còn được ưu ái với tên gọi cỏ Trường Sinh. Qua hàng trăm công trình nghiên cứu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc  và Việt Nam đã ghi nhận trong Giảo cổ lam có chứa các hoạt chất saponin có cấu trúc tương tự trong nhân sâm. Nhữn hoạt chất này có tác dụng giúp giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp.

Đặc điểm sinh vật học

Nguồn gốc, phân bố

Nguồn gốc, phân bố 1

Cây Giảo cổ lam giúp ngăn ngừa hình thành các mảng vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp

Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, Giảo cổ lam Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên tại Phan xi păng – Lào Cai trên độ cao 3.000m so với mực nước biển.

Đặc điểm thực vật học

Giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt, cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Giảo cổ lam có nhiều loại: 3, 5, 7 và 9 lá, quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.

Điều kiện sinh thái

Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, bóng, Loài cây này thích hợp ở độ cao trên dưới 700 – 3.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên một số loại đất như đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn, đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng.

Xem thêm: Giảo cổ lam Tuệ Linh – gần 1 thập kỷ chăm sóc sức khỏe người việt

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn vùng trồng

Căn cứ vào điều kiện sinh thái và kết quả bước đầu nghiên cứu về vùng trồng Giảo cổ lam có thể xác định trồng được ở những vùng núi cao (từ 700 đến 3.000m so với mặt nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 15-25o C, độ ẩm không khí 70-95%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt.

Kỹ thuật nhân giống

Phương pháp nhân giống bằng cành:

  • Cây giống được giâm trong vườn ươm, khoảng 30 ngày thì đưa ra ruộng sản xuất.
  • Chọn cành giâm: Chọn cành bánh tẻ, to khỏe, sạch sâu bệnh, mỗi cành giâm mang khoảng 3-4 mắt, khoảng cách từ vết cắt đến mắt giâm 5cm.
  • Kỹ thuật giâm cành: Rạch rãnh sâu khoảng 20cm, đặt cành giâm cách nhau 2-3cm, phủ đất lên 1-2 mắt, phần trên mặt đất để lại 2-3 mắt.

Kỹ thuật chăm sóc cây con: Thường xuyên tưới để giữ ẩm cho cành giâm, kiểm tra để đảm bảo độ ẩm đất trong vườn ươm được duy trì ở mức 80- 90%, làm sạch cỏ dại.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Khoảng 10-15 ngày cành giâm đã ra rễ và mầm mới. Tuy nhiên, để đạt tỷ lệ sống cao ngoài đồng ruộng thì nên để đến khi mầm mới trên cành giâm ra cành cấp 1 (khoảng 30 ngày sau giâm).

Thời vụ trồng

Từ tháng 2- 3, để có cây giống trồng vào tháng 2 thì nên giâm cành trong vườn ươm từ tháng 01.

Kỹ thuật làm đất

  • Đất trồng phải sạch, không ô nhiễm môi trường, không gần nơi đổ rác thải của khu dân cư, khu công nghiệp, nghĩa trang; đất trồng không chứa các chất tồn dư độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
  • Tiến hành cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại, luống cao khoảng 20cm, rộng 60- 70cm, chiều dài tùy theo chiều dài của ruộng trồng.

Mật độ, khoảng cách trồng

Mật độ Giảo cổ lam phù hợp là 8 cây/1m2 với khoảng cách 30cm x 40cm.

Kỹ thuật trồng

Chọn những cành Giảo cổ lam có mầm to khỏe trong vườn ươm đưa ra ruộng sản xuất. Sau mỗi vụ thu hoạch, Giảo cổ lam tự mọc ra mầm mới. Để sau thu hoạch cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường thì khi thu nên thu nông tay, để lại lớp lá vàng dưới cùng.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón cho một ha/năm: 10 tấn phân chuồng hoai mục, 400kg Ure, 500kg Supe lân, 200kg Kaly (cho 1 vụ/1ha)

Phương pháp bón phân: Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng và phân Lân; Bón thúc lượng Đạm và Kali còn lại chia đều làm 6 lần bón trong năm:

  • Lần 1: Bón sau khi trồng 20 ngày
  • Lần 2: Bón sau trồng 40 ngày
  • Lần 3: Bón sau trồng 60 ngày
  • Lần 4: Bón sau trồng 80 ngày (sau thu lần 1)
  • Lần 5: Bón sau trồng 140 ngày (sau thu lần 2)
  • Lần 6: Bón sau trồng 200 ngày (sau thu lần 3)

Chú ý: Lần bón cần tính toán để đảm bảo có đủ thời gian cách ly, tránh nguy cơ tồn dư đạm trong dược liệu. Các năm tiếp theo bón 4 – 5 lần: Lần 1 bón đầu vụ Xuân, các lần tiếp theo bón sau các đợt thu hoạch.

Kỹ thuật chăm sóc

Thường xuyên làm sạch cỏ dại, kết hợp với các lần bón phân

Tưới nước: Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, do vậy cần phải chú ý đến việc tưới nước giữ ẩm đất cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi; Giảo cổ lam không chịu được úng, vì vậy cần tháo nước ngay cho cây sau những đợt mưa to kéo dài.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu Ban miêu xuất hiện gây hại từ tháng 6 đến giữa tháng 7, có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu có độc tính thấp như dịch chiết từ lá khổ sâm Metrine (Sokupi 0,36 AS; Wotac 5 EC) lưu ý phun trừ khi sâu mới nở tuổi 1,2.

Thu hoạch, sơ chế

Trung bình 1 năm có thể thu 4 – 5 lứa, cây trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3- 4 năm, sau khi bón phân đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 3 tuần mới thu hoạch. Nên thu cây vào những ngày nắng to, để đảm bảo dược liệu có màu sắc đẹp và đem đi tiêu thụ.

Công ty TNHH Tuệ Linh – Cạnh tranh bằng nguồn dược liệu sạch, chuẩn hóa – WHO

Công ty TNHH Tuệ Linh là một trong số những đơn vị tiên phong trong việc đầu tư, xây dựng những vùng trồng, kiểm soát chất lượng nguyên liệu nghiêm ngặt đạt nhằm phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm từ thảo dược của mình. Bởi hơn ai hết, Tuệ Linh hiểu rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của con người, và chỉ có chất lượng thực sự, tác dụng thực sự của sản phẩm mới giúp công ty tồn tại và phát triển.

Từ thành công ban đầu với mô hình trồng thí điểm cà gai leo tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, Công ty đã tiếp tục triển khai thêm nhiều vùng nguyên liệu trọng điểm khác như vùng trồng Giảo cổ lam tại Mộc Châu, Sơn La; vùng trồng gấc tại Gia Bình, Bắc Ninh; vùng trồng tỏi tía tại Hiệp Hòa, Bắc Giang…

Đây là các vùng trồng phục vụ nguyên liệu sản xuất cho các sản phẩm chủ đạo của công ty là: Giải độc gan Tuệ Linh (với thành phần chính là cà gai leo và mật nhân), Dầu tỏi Tuệ Linh (thành phần tỏi tía), Dầu gấc Tuệ Linh, Lycoeye, Lycoskin (các sản phẩm từ gấc), Giảo cổ lam Tuệ Linh… đã được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu mến, tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.

Công ty TNHH Tuệ Linh – Cạnh tranh bằng nguồn dược liệu sạch, chuẩn hóa – WHO 1

Vùng trồng Giảo cổ lam chuẩn hóa quy chuẩn GACP – WHO

Việc xây dựng những vùng trồng dược liệu sạch chuẩn hóa này không chỉ giúp Tuệ Linh chủ động, kiểm soát và khẳng định chất lượng từ nguyên liệu đầu vào mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân tại địa phương theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cam kết chất lượng sản phẩm vì người tiêu dùng và đáp ứng những đòi hỏi khắt khe trong việc hội nhập với thị trường thế giới, trong thời gian tới, Tuệ Linh sẽ tiếp tục mở rộng việc triển khai các vùng nguyên liệu khác và áp dụng chặt chẽ, đúng quy định các tiêu chuẩn mà WHO đã khuyến cáo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và không phụ lòng mong mỏi của những khách hàng đã yêu mến Tuệ Linh trong hơn 1 thập kỷ đồng hành và phát triển.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cong-ty-tnhh-tue-linh-canh-tranh-bang-nguon-duoc-lieu-sach-chuan-hoa-who.html/feed 0
Địa long – vị thuốc trấn kinh, thông mạch https://tracuuduoclieu.vn/dia-long-vi-thuoc-tran-kinh-thong-mach.html https://tracuuduoclieu.vn/dia-long-vi-thuoc-tran-kinh-thong-mach.html#respond Thu, 22 Oct 2020 06:11:58 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46895 Vị thuốc Địa long từ rất sớm đã được ứng dụng trong y học cổ truyền. Địa long có chứa lumbrifebrin, lumbritin, các axit amin thiết yếu có tác dụng hạ huyết áp, chống co giật, hạ sốt, trấn tĩnh… 

Địa long - vị thuốc trấn kinh, thông mạch 1

Hình ảnh Địa long đã bào chế

Tính vị, công dụng

Theo Đông y, Địa long vị mặn, tính hàn; vào can tỳ phế vị thận. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh giật, thông mạch khu phong, trừ thấp lợi thủy. Dùng cho các trường hợp sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp, viêm đường tiết niệu, sốt rét cơn. Liều dùng: 5 – 10g, nấu hầm, sao rang, sắc pha hãm.

Cách bào chế

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Cách 1

  • Bắt lấy giun khoang cổ, rửa sạch, dùng dao tre xâu vào đầu nó, lách dọc một đường, rửa sạch trong ruột, nhúng vào nước ấm cho nó hơi cứng và bớt nhớt, phanh nó trải lên giữa nong hoặc nia mà phơi, thấy hơi se thì mang vào sấy khô, giòn, cất kín, hoặc mang bán cho hiệu thuốc. Khi dùng lấy giun khô tẩm rượu hoặc tẩm gừng sao qua dùng hoặc tán bột.

Cách 2

  • Cũng bắt giun khoang cổ, ngâm nước vo gạo một đêm, rửa sạch, lại nhúng vào nước ấm cho nó hơi săn lại, rồi mang phơi khô nửa chừng, lấy vào bắt vuốt từng con cho nó dẹp và thẳng ra rồi sấy nhẹ cho khô giòn. Khi dùng cũng tẩm rượu hoặc gừng sao qua như trên.

Bài thuốc có thành phần Địa long

Hoạt lạc, giảm đau

Dùng cho chứng bệnh thấp nhiệt trở lạc, đau khớp, sưng nóng đỏ đau, đi tiểu vàng mà ít

  • Thuốc viên hoạt lạc: Xuyên ô đầu 8g, Thảo ô đầu 8g, Địa long khô 8g, Thiên nam tinh 8g, Nhũ hương 6g, Một dược 6g. Tất cả nghiền thành bột, phun rượu sau đó làm hồ hoàn. Mỗi lần uống 4g, uống với nước sắc kinh giới hay nước sắc thang Tứ vật.
  • Thổ miết trùng 20g, Toàn quy 40g, Địa long khô 20g, Đan sâm 40g, Tế tân 8g, Can khương 40g, Bạch giới tử 40g, Ngô công 20g, Thục địa 16g, Phòng kỷ 40g, Ma hoàng 8g, Quế chi 4g, Hồng hoa 20g, Sinh cam thảo 20g, Quan quế 40g, Ngưu tất 20g. Chữa viêm tắc tĩnh mạch.

Thanh nhiệt, cắt cơn kinh giật

  • Thuốc giun đất: Địa long khô 12g, Liên kiều 12g, Câu đằng 16g, Kim ngân hoa 16g, Bọ cạp 4g. Sắc uống. Hoặc lấy địa long khô 12g, chu sa 4g, làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 4g.
  • Dùng ngoài: Địa long tươi 250g, Đường đỏ 63g. Giã nát, bọc miếng vải thưa, đắp lên rốn.
  • Lợi niệu thông lâm: Địa lông khô, Củ tỏi, lá Khoai lang, liều lượng bằng nhau đều 20g. Giã nát, đắp lên rốn. Có thể uống kèm với các thuốc lợi niệu. Dùng khi thấp nhiệt làm cho tiểu tiện không lợi, hoặc bí đái do kết sỏi.

Thanh phế, cắt cơn suyễn

  • Địa long khô 12g. Sắc uống. Có thể lấy giun đất nghiền thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. Dùng cho chứng bệnh ho, hen suyễn, trẻ em ho gà… do hỏa nhiệt.
  • Địa long khô, Cam thảo sống, liều lượng bằng nhau. Tất cả nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g. Trị hen phế quản.

Trị ung độc

Địa long khô, Rết, tổ ong vàng, bồ công anh rễ cây Chàm mèo, Bọ cạp, xác rắn lột mỗi vị 63g, Bạch hoa xà thiệt thảo (cây lưỡi rắn) 250g. Tất cả nghiền chung thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn 8g. Ngày uống 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 1 viên, uống với nước ấm.

Kiêng kỵ

  • Người tỳ vị hư nhược không có thực nhiệt không dùng.

Nguồn: Theo TS. Nguyễn Đức Quang (2019), Tạp chí Dược liệu quý.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dia-long-vi-thuoc-tran-kinh-thong-mach.html/feed 0