Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Hà thủ ô ngâm nước vo gạo để làm gì? https://tracuuduoclieu.vn/ha-thu-o-ngam-nuoc-vo-gao-de-lam-gi.html https://tracuuduoclieu.vn/ha-thu-o-ngam-nuoc-vo-gao-de-lam-gi.html#respond Fri, 26 Jul 2024 09:15:14 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=77267 Hà thủ ô là một loại dược liệu có vị chát, đắng, có chút ngọt và thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Khi chế biến loại củ này người ta thường ngâm với nước vo gạo. Vậy liệu bạn có biết, hà thủ ô ngâm nước vo gạo để làm gì hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ nhất qua bài viết sau đây nhé!

Hà thủ ô ngâm nước vo gạo để làm gì? 1

Tác dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, hà thủ ô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể kể đến như:

Tốt cho tiêu hoá

Hà thủ ô có chứa thành phần anthranoid như emodin. Một nhóm hoạt chất có tác dụng co bóp và kích thích nhu động đường ruột, nhuận tràng và tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn,… Không chỉ vậy, hà thủ ô còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Chính vì thế, với những người đang gặp các vấn đề về đường tiêu hoá, táo bón thì có thể sử dụng hà thủ ô để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bồi bổ thận

Trong Đông y, hà thủ ô là một trong những thảo dược hàng đầu được sử dụng để bồi bổ thận. Các thành phần chính như anthraquinone, phospholipid, và resveratrol giúp cải thiện chức năng thận bằng cách hỗ trợ quá trình thải độc và bảo vệ thận khỏi tổn thương.

Resveratrol, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào thận khỏi tác động của gốc tự do và cải thiện lưu thông máu đến thận, đảm bảo thận hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hà thủ ô còn có tác dụng kiểm soát mỡ máu, giúp ổn định đường huyết và giảm đau nhức gân cốt.

Nếu sử dụng nước sắc hà thủ ô theo thời gian được hướng dẫn, người bệnh sẽ thấy được sự thay đổi đáng kể.

Tốt cho hệ thần kinh

Thành phần Lecithin có trong hà thủ ô là dưỡng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, chống suy nhược thần kinh, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.

Ngoài ra, hà thủ ô còn giúp giảm căng thẳng và lo âu, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chống oxy hóa mạnh

Khả năng chống oxy hóa của hà thủ ô chủ yếu đến từ các hợp chất như resveratrol và flavonoid. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự to gây hại cho cơ thể.

Loại dược liệu này có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và chống lão hóa hiệu quả. Từ đó còn giúp cải thiện làn da, giữ cho da luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.

Giảm khả năng phát triển vi khuẩn lao

Hà thủ ô có khả năng kháng khuẩn và kháng virus, đặc biệt là đối với virus gây bệnh lao. Các thành phần như emodin và các hợp chất phenolic khác trong hà thủ ô có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lao. Điều này làm cho hà thủ ô trở thành một thảo dược quý trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm trùng.

Nhờ những tác dụng đa dạng và mạnh mẽ này, hà thủ ô được coi là một trong những thảo dược quý giá góp phần quan trọng vào việc cải thiện và duy trì sức khỏe.

Hà thủ ô ngâm nước vo gạo để làm gì?

Hà thủ ô ngâm nước vo gạo để làm gì? 1

Trong Đông y, hà thủ ô được biết đến là một loại dược liệu có tính ôn, đắng ngọt và chát. Theo y học hiện đại, hà thủ ô tươi chứa khoảng 7,68% tannin; 0,259% dẫn chất anthraquinon tự do và 0,805% các antraglycozid.

Tannin là một chất có khả năng làm săn se, cố sáp, cầm tiêu chảy nhưng sẽ gây táo bón. Các antraglycozid là những hoạt chất giúp nhuận tràng, thông tiện và tăng nhu cầu động ruột, gây tiêu chảy nên sẽ thường được sử dụng cho những người bị táo bón kinh niên. Hai thành phần này có tác dụng trái ngược nhau.

Đồng thời, khi dùng củ tươi mới khai thác sẽ có rất nhiều độc tố. Vì thế, việc ngâm nước vo gạo nhằm đào thải các độc tố, nhựa và mủ của hà thủ ô cũng như có thể khử đi vị chát vốn có của nó.

Ngoài ra, hà thủ ô ngâm nước vo gạo và chế biến đúng cách sẽ loại bỏ hết các thành phần tannin để tránh bị táo bón. Vì vậy, nếu không sơ chế đúng cách sẽ gây ra tình trạng vừa táo bón, vừa lỏng phân. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Cách ngâm hà thủ ô với nước vo gạo đúng

Hiện nay, hà thủ ô được bán tại nhiều hiệu thuốc Đông y trên toàn quốc và có thể sử dụng ngay mà không cần chế biến. Tuy nhiên, với một số trường hợp người dùng tự thu hoạch hà thủ ô thì cần biết cách chế biến trước khi sử dụng. Dưới đây là cách ngâm hà thủ ô với nước vo gạo để loại bỏ các độc tố có trong loại củ này:

  • Rửa sạch hà thủ ô rồi cạo lớp vỏ bên ngoài.
  • Thải hà thủ ô thành từng miếng mỏng và loại bỏ phần lõi củ.
  • Chuẩn bị sẵn nước vo gạo, có thể dùng nước vo gạo nếp để hà thu ô thơm hơn (nếu có).
  • Ngâm hà thủ ô với nước vo gạo phải đủ 7 ngày 7 đêm hoặc tối thiểu 5 ngày và thay nước 2 lần/ ngày.
  • Trước khi thay nước vo gạo mới thì vớt hà thủ ô rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, đổ sâm sấp nước vo gạo mới lên hà thủ ô.

☛ Đọc thêm: Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ chuẩn nhất

Các lưu ý khác khi chế biến và dùng hà thủ ô

Các lưu ý khác khi chế biến và dùng hà thủ ô 1

Sau khi ngâm hà thủ ô với nước vo gạo, nhiều đơn vị chế biến dược liệu sẽ tiếp tục bào chế bằng phương pháp “cửu chưng cửu sái”.

“Cửu” có nghĩa là chín, “chưng” là đun cách thủy, “sái” là vớt bỏ bã. Như vậy, phương pháp này ám chỉ việc đun một vị thuốc với rượu, gừng, sa nhân qua chín lần, mỗi lần vớt bỏ bã và tiếp tục đun.

Tác dụng của “cửu chưng cửu sái” là làm giảm tính nhớt của hà thủ ô giúp các thành phần hoạt chất trong loại dược liệu này hấp thu vào cơ thể tốt hơn. Bên cạnh đó, có thể làm giảm độc tính của thuốc, thích hợp cho hầu hết các bạn thể chất ăn uống.

  • Hà thủ ô sau khi ngâm với nước vo gạo sẽ được vớt ra và cho vào nồi, cho cùng với dậu đen. Với 1kg hà thủ ô dùng ½kg đậu đen. Không nên cho quá nhiều đậu đen sẽ khiến hà thủ ô bị chát, ngược lại nếu cho không đủ sẽ không đủ để khử độc.
  • Ninh đậu đen với hà thủ ô ở nhiệt độ 100 độ C và trên 32 giờ. Nếu nấu nồi áp suất thì ninh ở nhiệt độ 120 độ C và nấu trong 6 giờ.
  • Khi ninh xong, vớt hà thủ ô ra rửa sạch và mang đi phơi nắng. Nếu còn nước thì tẩm – phơi cho đến khi nước đậu đen ngấm hết vào hà thủ ô mới thôi. Thực hiện 9 lần nấu – tẩm – phơi như trên thì sẽ được hà thủ ô đảm bảo chất lượng. Quá trình này hay còn được gọi là “cửu chương cửu sái”.

Dưới đây còn có một số điều cần lưu ý khi dùng hà thủ ô như:

Theo nhiều tài liệu ghi chép Đông y cổ xưa, khi sử dùng hà thủ ô, người dùng cần kiêng “3 thứ màu trắng” bao gồm củ cải, hành và tỏi. Đồng thời, nhiều chuyên gia y học cổ truyền cũng khuyến cáo nên kiêng thêm gừng, ớt, tiêu,… 

Bởi tất cả các nguyên liệu này đều có tính nóng sẽ làm phân tán hết các thành phần dinh dưỡng có trong hà thủ ô. Việc này làm mất tác dụng của loại dược liệu này trong điều trị bệnh hay làm đen tóc.

  • Nếu bạn sử dụng hà thủ ô với mục đích làm đen tóc thì cần kiên trì 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, thời gian này sẽ có sự khác nhau tùy vào từng người. Vì thế, cần sử dụng thuốc kiên trì và đều đặn.
  • Do hà thủ ô có tính ôn nên khi uống, người dùng sẽ có cảm giác hơi nóng trong. Chính vì thế, người dùng không nên kết hợp dược liệu này với những thực phẩm có tính nóng.
  • Với một số đối tượng như người đang điều trị ung thư, người có vấn đề về tiêu hoá, phụ nữ sau sinh, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 3 tuổi không nên sử dụng hà thủ ô.
  • Những người đàm thấp, tỳ hư, đại tiện lỏng,… cũng nên kiêng kỵ khi sử dụng hà thủ ô.
  • Không sử dụng hà thủ ô trước khi phẫu thuật.
  • Không uống hà thủ ô lúc bụng đói.

☛ Tìm hiểu thêm: Hà thủ ô trắng có tác dụng tốt như hà thủ ô đỏ không?

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ha-thu-o-ngam-nuoc-vo-gao-de-lam-gi.html/feed 0
Cách chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên đúng chuẩn https://tracuuduoclieu.vn/cach-che-bien-vi-thuoc-ha-thu-o-dang-vien-dung-chuan.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-che-bien-vi-thuoc-ha-thu-o-dang-vien-dung-chuan.html#respond Sun, 24 Mar 2024 19:28:43 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cach-che-bien-vi-thuoc-ha-thu-o-dang-vien-dung-chuan-334/ Từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng Hà thủ ô để tăng cường sức khỏe, điều trị bệnh. Có nhiều phương pháp chế biến Hà thủ ô để dùng hiệu quả nhất trong đó có cách chế biến thuốc Hà thủ ô dạng viên rất tiện dụng. Dưới đây là cách chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên đúng chuẩn và đảm bảo chất lượng.

Viên Hà thủ ô là gì?

Viên Hà thủ ô là gì? 1

Trong đông y, Hà thủ ô được chế biến với nhiều hình thức như sắc uống, tán bột pha uống, nấu cao Hà thủ ô và làm thành viên hoàn. Dạng viên hoàn, Hà thủ ô được chế biến như những viên thuốc nhỏ với kích thước đều nhau nhỏ bằng hạt ngô. Dạng này thường được gọi với tên Hà thủ ô hoàn hay viên hoàn Hà thủ ô. Được dùng phổ biến do tính tiện lợi và được gói trọn công thức chữa bệnh.

Viên hoàn này có thể là bột Hà thủ ô độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác theo đơn thuốc kê sẵn, cũng tán bột trộn đều với nhau, thêm chút mật ong để vo viên thành các viên nhỏ đều nhau. Dạng này tiện cho sử dụng nhưng thời gian bảo quản có hạn chế hơn.

Các thành phần thêm cùng có thể là:

Hà thủ ô đỏHà thủ ô trắng với tỷ lệ 50:50. Hà thủ ô đỏ tính năng ưu việt hơn Hà thủ ô trắng. Hà thủ ô đỏ có củ lõi bên trong màu hồng hơi đỏ, còn Hà thủ ô trắng ruột màu trắng. Hai loại này cũng thường được kết hợp với nhau trong các đơn thuốc đông y để thay thế hay bổ trợ tác dụng.

Ngưu tất cũng thường được cho vào cùng với bước sơ chế Hà thủ ô để khử độc và gia tăng tác dụng cho Hà thủ ô.

Cụ thể công thức viên hoàn Hà thủ ô theo ghi chép đông y có 2 loại như sau:

  • Viên hoàn Hà thủ ô theo bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn
  • Hà thủ ô hoàn theo Hòa tễ cục phương ghi lại

Ngày nay, thuốc viên Hà thủ ô này có công thức thuốc mà nhiều nơi gia giảm các thành phần để phù hợp hơn với thể trạng và mục đích chữa bệnh. Tuy nhiên cùng xem công thức chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên đúng chuẩn theo Hòa tễ cục phương và tích thiện đường phương ghi chép lại như bên dưới nhé.

Xem đầy đủ: Cây Hà thủ ô chữa bệnh gì

Chế biến thuốc Hà thủ ô dạng viên theo Thất bảo mỹ nhiệm đơn

Chế biến Hà thủ ô hoàn 1

Bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn là bài thuốc làm cho tóc râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí, sống lâu. Đây là bài thuốc chế Hà thủ ô cùng các vị thuốc khác nữa dưới dạng viên hoàn. Dưới đây là ghi chép cụ thể theo Tích thiện đường phương về cách chế biến này.

Nguyên liệu

  • Hà thủ ô đỏ: 600g
  • Hà thủ ô trắng: 600g
  • Đỗ đen: 2kg
  • Xích và bạch phục linh mỗi vị 600g
  • Ngưu tất: 320g
  • Đương quy: 320g
  • Câu kỷ tử: 320g
  • Thỏ ty tử: 320g
  • Bổ cốt chi 100g

Chế biến

Sơ chế 2 loại Hà thủ ô:

  • Bước 1: Đem 2 loại Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ trên ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm.
  • Bước 2: Sau đó cạo sạch bỏ vỏ cả 2 loại Hà thủ ô đã ngâm này. Tiếp đến thái lát mỏng.
  • Bước 3: Đỗ đen đãi sạch
  • Bước 4: Cho Hà thủ ô và đỗ đen vào chõ (loại dùng như đồ xôi): xếp từng lượt, một lượt Hà thủ ô, một lượt đậu đen. Bỏ lên bếp, đồ đến khi đỗ đen chín.
  • Bước 5: Bỏ đỗ đen đi rồi lấy Hà thủ ô phơi khô
  • Bước 6: Rồi lại lấy Hà thủ ô ở bước 5 và thêm đỗ đen mới vào chõ cũng xếp từng lượt, đồ đến khi đỗ đen chín lại bỏ bỏ đỗ đen, phơi khô Hà thủ ô. Làm lại 9 lần như thế.
  • Cuối cùng lấy Hà thủ ô phơi khô đó đem tán bột.

Sơ chế các vị thuốc khác:

  • Xích và bạch phục linh mỗi vị 600g, cạo bỏ vỏ tán bột, đãi với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sữa người phơi khô.
  • Ngưu tất 320 g tẩm rượu 1 ngày, thái mỏng trộn với Hà thủ ô, đồ với đậu đen vào lần thứ 7, 8 và 9 đem ra phơi khô.
  • Đương quy 320g tẩm với rượu phơi khô
  • Câu kỷ tử 320g tẩm với rượu phơi khô
  • Thỏ ty tử 320g tẩm rượu cho nứt ra, giã nát phơi khô
  • Bổ cốt chi 100g trộn cùng với vừng đen (hắc chi ma) sao cho mùi bốc thơm.

Trộn các vị thuốc trên đem trộn đều, tán bột. Thêm mật ong vào làm thành viên 0,5g (bằng hạt ngô).

Cách dùng:

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng, tối dùng nước muối (trích theo Tích thiện đường phương)

Xem thêm: Hà thủ ô công dụng và cách dùng

Chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên theo Hòa tễ cục phương

Chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên theo Hòa tễ cục phương 1

Cũng với công dụng như bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn, theo Hòa tễ cục phương viên hoàn Hà thủ ô được chế biến ít vị hơn như sau:

Nguyên liệu:

  • Hà thủ ô đỏ: 1,8kg
  • Ngưu tất: 0,6kg
  • Đậu đen: 1 đấu to

Chế biến:

  • Hà thủ ô thái mỏng
  • Ngưu tất thái lát mỏng
  • Đậu đen đãi sạch
  • Trộn 3 vị thuốc trên vào chõ, lần lượt 1 lượt thuốc, 1 lượt đậu
  • Đem đồ chín ở chõ trên
  • Khi chín bỏ các vị thuốc trên phơi khô
  • Làm như vậy 3 lần rồi tán bột
  • Lấy thịt táo đen trung quốc trộn với bột trên làm thành viên nhỏ 0.5gram

Cách dùng:

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Mỗi lần uống, dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc.

Mục đích của việc bào chế Hà thủ ô

Mục đích của việc bào chế Hà thủ ô 1

Trong 2 cách chế biến viên Hà thủ ô nói trên đều nói việc bào chế sơ chế Hà thủ ô trước khi dùng rất quan trọng. Đây là cách ngâm nước vo gạo hay đồ cùng đỗ đen để loại bỏ độc tính có trong củ Hà thủ ô. Cụ thể như sau:

  • Làm giảm độc tính, tác dụng phụ gây nên từ vị thuốc.
  • Tăng cường khả năng hòa tan, chuyển hóa, hấp thu các hoạt chất từ vị thuốc vào cơ thể
  • Đảm bảo chất lượng thuốc “an toàn khi sử dụng và hiệu quả trong điều trị”.
  • Giảm tính táo, sáp (do tanin) nếu ngâm với nước vo gạo;
  • Tăng tác dụng nhuận tràng (ngâm);
  • Tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận (chế với Đậu đen).
  • Giải độc và bổ can thận, bổ huyết
  • Bỏ các tạp chất lộn trong dược liệu: mốc, sâu mọt.
  • Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu và làm cho vị đó tinh khiết thêm lên (Bỏ lõi Hà thủ ô vì không có lợi cho sức khỏe).
  • Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho dễ tan vào nước, để dễ đồng hoá, dễ thấm hút

Đây là điểm lưu ý trong việc chế biến vị thuốc Hà thủ ô không chỉ ở dạng viên mà ở dạng khác nữa để dùng chữa bệnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách chế biến Hà thủ ô đỏ

Sự tiện lợi khi sử dụng vị thuốc Hà thủ ô dạng viên

Sự tiện lợi khi sử dụng vị thuốc Hà thủ ô dạng viên 1

Vị thuốc Hà thủ ô dạng viên sử dụng vô cùng tiện lợi cu thể như sau:

  • Trong viên đã có đủ thành phần, vị thuốc kết hợp không cần pha chế nhiều. Chỉ cần chế biến 1 lần, dùng được nhiều ngày
  • Tiện lợi khi dùng vị thuốc Hà thủ ô mang đi xa
  • Thuốc tan chậm do đó thuốc ngấm dần làm cho thuốc có tác dụng trị bệnh mãn tính (hoàn có nghĩa là hoãn sự thẩm hút).
  • Làm dễ uống đối với các vị thuốc có mùi vị khó chịu (A nguỳ, Hắc phàn…)
  • Mỗi viên thuốc đã hoàn đúng liều lượng, nên rất dễ khi sử dụng đúng liều.
  • Có thể đưa thuốc xuống tận ruột, tránh tác dụng phá huỷ của dịch vị.
  • Thuốc ít bị ảnh hưởng của không khí và hơi nước nên dễ bảo quản hơn thuốc tán.

Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của Hà thủ ô đỏ lưu truyền dân gian

Những lưu ý khi dùng vị thuốc Hà thủ ô dạng viên

Những lưu ý khi dùng vị thuốc Hà thủ ô dạng viên 1

Hà thủ ô là loại thuốc bổ máu, bổ thận làm cho đen tóc, chống bạc rất tốt, dễ sử dụng. Tuy nhiên cần chế cho đúng cách để giảm độc tính của Hà thủ ô, nếu không có thể bị đi ngoài, tiêu chảy. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý các điều sau:

Bảo quản viên hoàn Hà thủ ô

  • Vị thuốc Hà thủ ô dạng viên bảo quản sẽ không được lâu như Hà thủ ô dạng bột, không nên để quá lâu tránh ẩm mốc…
  • Để sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt nhất, quý khách cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh ẩm, đóng kín nắp sau khi sử dụng.
  • Khi Hà thủ ô có hiện tượng mốc, không dùng sản phẩm
  • Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.

Ngoài ra, khi sử dụng Hà thủ ô cần chú ý

  • Không nên sử dụng viên hoàn Hà thủ ô khi chưa ăn, hoặc khi đói
  • Khi dùng viên Hà thủ ô không nên dùng thực phẩm sống, thực phẩm tanh bởi rất dễ gây tiêu chảy.
  • Kiêng huyết động vật (tiết canh, tiết gà, vịt luộc…), củ cải, cá không có vẩy, không nên sử dụng gừng, tỏi, hành hay chế phẩm từ các sản phẩm này…
  • Không nên sử dụng thực phẩm, gia vị cay nóng: gừng, tỏi, hành hay chế phẩm từ các sản phẩm này khi dang sử dụng vị thuốc Hà thủ ô dạng viên nói riêng và Hà thủ ô nói chung.
  • Khi uống Hà thủ ô gặp tác dụng phụ như là tiêu chảy, lúc này bạn nên tạm ngưng sử dụng viên viên Hà thủ ô và sử dụng thuốc chống tiêu chảy. Khi cơ địa đã thực sự ổn định bạn có thể sử dụng lại Hà thủ ô.
  • Hiệu quả viên hoàn Hà thủ ô có thể cao hơn hoặc thấp hơn là khác nhau, tùy cơ địa mỗi người.

☛ Tìm hiểu: Hà thủ ô mua ở đâu, giá bao nhiêu

Trên đây là cách chế biến vị thuốc Hà thủ ô dạng viên chữa tóc bạc svà tốt cho sức khỏe. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Tài liệu tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả : Đỗ Tất Lợi, Tr 835.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-che-bien-vi-thuoc-ha-thu-o-dang-vien-dung-chuan.html/feed 0
Cao Hà thủ ô – Công dụng và hướng dẫn sử dụng chi tiết https://tracuuduoclieu.vn/cao-ha-thu.html https://tracuuduoclieu.vn/cao-ha-thu.html#respond Wed, 20 Mar 2024 06:52:46 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=75532 Cao Hà thủ ô là sản phẩm được đánh giá cao không chỉ bởi sự tiện lợi trong sử dụng mà còn vì khả năng bảo toàn những tinh chất của nguyên liệu gốc. Hãy cùng tìm hiểu quy trình nấu cao cũng như các phương pháp sử dụng sao cho hiệu quả nhất, để từ đó, khai thác triệt để những lợi ích mà Cao Hà thủ ô mang lại cho sức khỏe và sắc đẹp.

Cao Hà thủ ô là gì?

Cao Hà thủ ô là gì? 1

Cao Hà thủ ô là một dạng của dược liệu Hà thủ ô, được cho là dạng tiện lợi dễ sử dụng, dễ mang đi phù hợp cho nhiều đối tượng muốn sử dụng Hà thủ ô nhưng ngại việc đun sắc, nấu thuốc.

Cao Hà thủ ô là dạng thuốc cao lỏng, dùng nước để nấu dược liệu rồi cô lại đến mức độ nhất định. Bào chế dạng thuốc cao này phải qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu nấu lấy nước; giai đoạn hai cô lại các nước nấu; giai đoạn cuối thêm đường hay mật hoặc rượu để làm ra thành phẩm.

Hà thủ ô ở dạng cao vẫn giữ nguyên được các hoạt chất quý và mang đầy đủ công dụng của Hà thủ ô.

Thành phần

Tùy vào mỗi nơi mà cao Hà thủ ô có thành phần khác nhau. Nhưng thành phần chính vẫn là Hà thủ ô. Chẳng hạn như:

  • Một số nơi chế cao Hà thủ ô với mục đích chính là làm đen tóc, chống rụng tóc có gia tăng thêm các vị như: Đương quy, Huyền sâm.
  • Cao Hà thủ ô cũng được làm nguyên chất với thành phần 100% Hà thủ ô và chỉ thêm mật ong.
  • Một số nơi chế cao Hà thủ ô từ cả Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với tỷ lệ 50:50 do công dụng của 2 loại này cũng tương tự nhau.

Các thành phần này đều được ghi rõ trên bao bì sản phẩm đóng lọ với tỉ lệ rõ ràng.

Ưu điểm của cao Hà thủ ô

  • Sử dụng cao Hà thủ ô sẽ dễ uống và dễ sử dụng hơn so với sắc nước hoặc ngâm rượu Hà thủ ô.
  • Khi Hà thủ ô được nấu thành cao thường có thêm mật ong, vị đắng khó uống giảm đi mà thành phần dưỡng chất của Hà thủ ô không thay đổi.
  • Cao Hà thủ ô có thể pha nước và dùng trực tiếp đều được.
  • Dễ dàng lưu trữ và bảo quản.

Công dụng của cao Hà thủ ô

Công dụng của cao Hà thủ ô 1

Cao Hà thủ ô vẫn giữ nguyên tinh chất và mang đầy đủ công dụng mà Hà thủ ô đem lại. Cụ thể như sau:

Được coi là một loại thảo dược lâu đời ở phương Đông, Hà thủ ô là một thảo mộc tăng cường máu, gan, và thận. Nó còn được sử dụng để làm đen tóc, nhờ vào khả năng dưỡng huyết và bồi bổ can thận.

Ngày nay, Hà thủ ô chế chủ yếu được sử dụng như thuốc bổ sung cho gan và thận. Đối với hệ cơ xương khớp, Hà thủ ô được chỉ định cho đau lưng và đau đầu gối, yếu đầu gối, tê ở chân, suy nhược chung và suy nhược thần kinh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cây Hà thủ ô chữa bệnh gì

Quy trình chế biến cao Hà thủ ô

Cây Hà thủ ô thu hái lấy phần củ riêng. Phần củ này được đem về sơ chế loại bỏ các độc chất sau đó đem nấu cao cho tiện dụng.

Nấu cao Hà thủ ô là theo đúng quy trình như sắc thuốc đun thuốc và thêm bước cô đặc từ dạng nước thuốc thành dạng cao để tiện cho việc uống của người dùng. Bước sơ chế và nấu thuốc được thực hiện như việc đun nấu thuốc hàng ngày của người dùng, tuy nhiên với nấu cao thì lượng làm sẽ thường nhiều hơn để cho ra thành phẩm cô đặc cho 1 liệu trình thuốc.

Cụ thể quy trình chế biến cao Hà thủ ô như sau:

Sơ chế

Sơ chế 1

Khác với các loại dược liệu khác, bước sơ chế loại bỏ độc chất trong củ Hà thủ ô rất quan trọng và làm rất phức tạp. Cụ thể:

Hà thủ ô thu hái về rửa sạch, cạo vỏ, cắt miếng bỏ lõi, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm.

Ngoài Hà thủ ô còn có đỗ đen, cũng đem phơi khô để chuẩn bị chưng cùng Hà thủ ô. Đỗ đen xanh lòng rất cần thiết cho việc chế biến loại bỏ độc tố trong Hà thủ ô cũng như tăng cường bổ trợ hoạt chất của Hà thủ ô.

Thực hiện bước chế Hà thủ ô loại bỏ độc tố cùng đỗ đen xanh lòng như sau:

Cho miếng Hà thủ ô (đã ngâm nước vo gạo) cùng đỗ đen xanh lòng vào xoong. Cứ 1 lớp Hà thủ ô kế tiếp là lớp đỗ đen xanh lòng, liên tiếp đến hết. Đồ như đồ xôi. Thực hiện tối đun để sáng hôm sau vớt ra phơi khô dưới nắng. Lặp lại 9 lần kéo dài trong 9 ngày 9 đêm gọi là cửu chưng cửu sái – 9 lần chưng 9 lần phơi. Thành phẩm thu được gọi là Hà thủ ô chế.

☛ Xem đầy đủ: Cách chế biến Hà thủ ô

Nấu thuốc

Nấu thuốc 1

Cho Hà thủ ô chế ở bước trên vào bình lớn đun sắc thuốc. Cho nước ngập 4-6 lần trọng lượng Hà thủ ô. Cần lưu ý cho lượng nước vừa đủ, nếu dùng nhiều nước quá thì thời gian cô phải kéo dài, sức nóng và không khí làm hỏng phẩm chất thuốc.

Thời gian đun cũng tùy theo dược liệu. Với củ Hà thủ ô thuộc dạng cứng cần đun 6 – 8 giờ cho một lần nấu 20 kg dược liệu.

Nấu xong để nồi nấu ở bước trên ủ om tầm 2 ngày.

Cô đặc cao

Cô đặc cao 1

Thành phẩm thu được ở bước trên đem thực hiện cô đặc tạo cao.

  • Chắt lấy nước, lọc qua vải, để lắng 3 – 4 giờ, gạn lấy nước thứ nhất. Cô dần nước này lại.
  • Bã còn lại, đổ ngập nước đun sôi trong 4 giờ: chắt, lọc, để lắng, gạn lấy nước thứ hai.

Dồn 2 nước lại, lấy ra 2 lít để riêng, rồi đem cô chỗ còn lại cho đến khi còn 4 lít cao nước (1ml = 5g dược liệu khô).

Cho thêm đường kính vào, đun sôi, quấy cho tan, lọc kỹ, lấy nước đường này cho vào 4 lít cao nói trên, để nguội rồi pha vào 4 lít rượu trắng để lắng.

Cô đặc cao là dùng nồi đun với nhiệt độ thấp, cần theo dõi trong quá trình đun, đảo quấy tránh bị lắng đọn cháy thuốc. Bước này có thể dùng nồi cô đặc cao chuyên dụng sẽ căn chỉnh nhiệt độ thời gian cô đặc cao chính xác.

Thành phẩm thu được là cao thể chất lỏng sánh như mật đặc, hàm lượng nước trong cao khoảng 20-25%. Để nguội đóng lọ (đã tiệt trùng) để bảo quản.

Hướng dẫn sử dụng cao Hà thủ ô

Hướng dẫn sử dụng cao Hà thủ ô 1

Cách dùng

Hướng dẫn sử dụng cao Hà thủ ô luôn được ghi rõ trên nhãn mác kèm với lọ cao. Đây là quy định đóng gói bao bì được kiểm duyệt trước khi xuất ra thị trường. Vì thế bạn nên chọn mua cao Hà thủ ô ở những nơi đã qua kiểm duyệt này như nhà thuốc đông y có giấy phép hành nghề buôn bán, đóng gói thuốc.

Bạn có thể tham khảo cách dùng cao Hà thủ ô như sau:

  • Dùng cho thiếu niên và người lớn
  • Ngày dùng 5-9gram chia 2-3 lần/ ngày (tương đương với 1 thìa cà phê)
  • Mỗi lần pha với 200ml nước ấm nóng.

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Lưu ý

Dùng cao Hà thủ ô cần tuân thủ đúng liều lượng và những khuyến cáo của thầy thuốc. Cụ thể:

  • Không dùng Hà thủ ô cho phụ nữ mang thai hay phụ nữ đang cho con bú.
  • Không dùng cho người đại tiện lỏng, đàm thấp, tỳ hư.
  • Không dùng cho những người nhạy cảm với hormone.
  • Người có đường huyết, huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng.
  • Ngưng sử dụng Hà thủ ô trước khi phẫu thuật.
  • Không uống Hà thủ ô lúc bụng đói.
  • Không dùng chung Hà thủ ô với những thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, gừng, hành…
  • Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.
  • Khi sử dụng cao Hà thủ ô để điều trị bệnh nên tham khảo qua thăm khám, nghe tư vấn của bác sĩ, và tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện thể dục.
  • Nên tìm mua cao Hà thủ ô ở địa chỉ được cơ quan chức năng cấp phép kinh doanh và hành nghề buôn bán dược liệu như Phòng chẩn trị y học cổ truyền, nhà thuốc đông Y. (☛ Tham khảo: Hà thủ ô mua ở đâu? Giá bao nhiêu?)

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cao Hà thủ ô, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những tác dụng khác của loại dược liệu Hà thủ ô hoặc những cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 hoặc hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cao-ha-thu.html/feed 0
Hà thủ ô mua ở đâu, giá bao nhiêu https://tracuuduoclieu.vn/gia-ha-thu-o.html https://tracuuduoclieu.vn/gia-ha-thu-o.html#respond Fri, 15 Mar 2024 03:28:14 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=75534 Hà thủ ô là một loại thảo dược quý, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như bổ máu, đen tóc, chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường sinh lý…. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn mua. Vậy Hà thủ ô mua ở đâu, giá bao nhiêu? Cùng đọc nội dung bài biết này nhé.

Hà thủ ô và công dụng

Hà thủ ô và công dụng 1

Theo y học cổ truyền, Hà thủ ô, đặc biệt là loại Hà thủ ô đỏ, được coi là có nhiều công dụng như bổ huyết giữ tinh, bổ can thận, nhuận tràng, mạnh gân xương và điều hòa khí huyết. Nó còn được sử dụng để làm đen tóc, nhờ vào khả năng dưỡng huyết và bồi bổ can thận.

Y học hiện đại Hà thủ ô có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, như anthraglycosid, lecitin, rhaponticin, các dẫn chất anthraquinon, tannin, protid, lipid, tinh bột, chất vô cơ..

  • Hà thủ ô đỏ có tác dụng dược lý như sau: làm tăng đường máu ở thỏ; do chứa lecithin, nên có thể dùng trong suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, giúp sinh huyết dịch, bổ tim, giúp cải thiện chuyển hoá chung; do chứa antraglucosid nên kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hoá, cải thiện dinh dưỡng.
  • Hà thủ ô đỏ có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen, tác dụng kiểu progesteron nhẹ trên nội mạc tử cung, làm tăng trương lực cơ tử cung trong những thí nghiệm tử cung cô lập và ở nguyên vị trí, tăng tiết sữa và chống viêm.
  • Hà thủ ô đỏ có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự đối với động vật đã tiêm liều độc nọc rắn hổ mang và tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột cô lập gây bởi histamin và acetylcholin.
  • Hà thủ ô đỏ có tác dụng chống co thắt phế quản, kéo dài thời an toàn trong mô hình khí dung histamin.
  • Hà thủ ô đỏ có tác dụng chống viêm trên mô hình thực nghiệm, gây phù cấp tính và viêm mạn tính, gây rỉ dịch màng phổi bằng tinh dầu thông, gây viêm dị ứng và viêm khớp bằng BGC.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cây Hà thủ ô chữa bệnh gì

Tiêu chí chọn mua Hà thủ ô

Tiêu chí chọn mua Hà thủ ô 1

Mua Hà thủ ô bạn nên chú ý những điểm sau:

Đúng thuốc đúng vị

Hà thủ ô là dược liệu quý hiếm, bổ gan thận, bổ máu, chữa đau lưng mỏi gối, uống lâu làm đen râu tóc… Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, vị thuốc này đang bị làm giả để trục lợi. Bạn cần chú ý một số đặc điểm về hình dạng cũng như mùi vị để biết mình mua đúng hay không.

  • Hà thủ ô nguyên củ: củ Hà thủ ô đỏ có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm. Thể chất cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng.
  • Miếng Hà thủ ô chế: Có thể gặp phiến hình hơi tròn hay bầu dục, thường cong queo, lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, phân bổ đều khắp bề mặt phiến. Thể chất cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Miếng Hà thủ ô đã qua chế biến thường có màu nâu sậm.
  • Bột Hà thủ ô: với dạng bột này khó nhận biết nhất. Lưu ý ngoài màu sắc nâu hồng còn có thể nhận biết mùi của nó rất thơm, gần như nhân sâm và có vị đắng chát.
Trên thị trường người mua thường mua dạng bột hoặc dạng miếng đã chế biến để tiện việc dùng uống luôn nên việc phân biệt qua hình dạng củ cũng chỉ là để tham khảo. Dạng miếng khô đã chế biến lại khó phân biệt hơn, khó nữa là dạng đã tán nhỏ thành bột. Tuy nhiên ngoài màu sắc bạn có thể nhận biết qua mùi vị, Hà thủ ô có vị đắng chát,  mùi thơm gần như nhân sâm.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô, phân biệt hà thủ ô thật giả

Chất lượng

Với Hà thủ ô cần phải mua loại đã được bào chế để loại bỏ độc dược. Trong khi đó quy trình sơ chế và bảo quản Hà thủ ô rất cần kỹ thuật chuyên môn, không phải nơi nào cũng có thể làm được. (☛ Tìm hiểu chi tiết: Hà thủ ô đỏ – chế sao cho đúng?)

Bạn cần chọn mua Hà thủ ô có chất lượng tốt, không bị mốc, nấm, sâu bọ, không bị pha trộn với các chất bảo quản, tẩy trắng, nhuộm màu. Bạn cũng nên chọn mua Hà thủ ô có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan chức năng, có nhãn mác đầy đủ thông tin về thành phần, liều lượng, cách sử dụng, hạn sử dụng, nhà sản xuất, nhà phân phối…

Có hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên môn

Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng Hà thủ ô, vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng quá liều, dùng không đúng cách, dùng chung với một số thuốc khác, hoặc dùng cho những người có bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe đặc biệt.

Tốt nhất bạn nên mua Hà thủ ô ở các hiệu thuốc đông y để được bắt  bệnh đúng, kê thuốc đúng liều. Trong một số trường hợp có thể gia giảm thêm các vị thuốc khác tùy theo thể trạng của bạn.

Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian, cách sử dụng, cách bảo quản, và những điều cần lưu ý khi sử dụng Hà thủ ô.

Mua Hà thủ ô ở đâu uy tín?

Giá Hà thủ ô

Hà thủ ô là cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi..

Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở một số tỉnh vùng núi cao phía bắc như: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La…

Tuy nhiên giờ việc phân phối vận chuyển cũng tiện lợi nên bạn có thể mua Hà Thủ ô dễ dàng hơn, bạn chỉ cần lưu ý nguồn gốc nơi nhập liệu hay của công ty dược liệu. Bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Muốn mua Hà thủ ô bạn nên chọn địa chỉ bán cây thuốc uy tín.
  • Không nên mua Hà thủ ô ở những nơi không rõ nguồn gốc, tránh nơi bán hàng rong, vỉa hè, ven đường.
  • Nên chọn lựa mua Hà thủ ô ở những địa chỉ được cơ quan chức năng cấp phép kinh doanh và hành nghề buôn bán dược liệu như Phòng chẩn trị y học cổ truyền, nhà thuốc đông Y… Nếu có thể bạn nên chọn những phòng khám Đông y gần nhà để được khám bắt bệnh và tư vấn chính xác về cách dùng Hà thủ ô.
  • Bạn cũng có thể mua Hà thủ ô tại những địa chỉ website tin cậy, được quản lý bởi các chuyên gia, bác sĩ Đông y có kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn sử dụng cụ thể.

Tham khảo bảng giá Hà thủ ô

Tham khảo bảng giá Hà thủ ô 1

Bạn có thể tham khảo bảng giá Hà thủ ô ở một hiệu thuốc đông y như sau:

Dạng chế biến Hà thủ ô  Giá Bán
Hà thủ ô tươi nguyên củ 150.000 đ/kg
Hà thủ ô khô nguyên củ 280.000 đ/kg
Hà thủ ô chế 310.000 đ/kg
Bột Hà thủ ô – Hà thủ ô chế tán bột 320.000 đ/kg
Cao Hà thủ ô – dạng cô đặc 200.000 đ/100g cao

Tuy nhiên giá còn thay đổi theo vụ mùa thu hoạch. Với dạng nguyên củ, một số nơi còn phân giá theo kích thước cân nặng của củ Hà thủ ô như:

  • Củ Hà thủ ô trên 3kg: 300.000 đ/kg
  • Củ Hà thủ ô trên 2kg: 200.000 đ/kg
  • Củ Hà thủ ô trên 1kg: 150.000 đ/kg
  • Củ Hà thủ ô dưới 1kg: 100.000 đ/kg

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được lựa chọn tốt nhất khi mua Hà thủ ô. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với các địa chỉ trên hoặc gửi tin nhắn cho tôi. Chúc bạn sức khỏe!

Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng Hà thủ ô và các loại cây dược liệu bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/gia-ha-thu-o.html/feed 0
Lá Hà thủ ô trông như thế nào, có tác dụng gì không? https://tracuuduoclieu.vn/la-ha-thu-o.html https://tracuuduoclieu.vn/la-ha-thu-o.html#respond Fri, 08 Mar 2024 03:48:24 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=75536 Bạn đã nghe nhiều về củ Hà thủ ô. Bạn có biết phần lá của cây này cũng có nhiều công dụng. Cụ thể như nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lá Hà thủ ô, từ đặc điểm sinh học, tác dụng, cách sử dụng, đến những điều cần lưu ý khi dùng lá Hà thủ ô. Mời các bạn theo dõi.

Lá Hà thủ ô trông như thế nào?

Lá Hà thủ ô trông như thế nào? 1

Lá Hà thủ ô trong đông y còn được gọi với cái tên dạ giao đằng, Thủ ô đằng, Kỳ đằng. Đằng với ý là phần thân lá của cây thân leo. Tên dạ giao đằng xuất phát từ câu chuyện dân gian truyền lại về cây này. Cụ thể là khi đêm đến, thân dây leo của hai cây Hà thủ ô quấn chặt lại với nhau, đến sáng lại tách ra. Dạ giao đằng (dạ: ban đêm, giao: sự gặp gỡ, đằng: dây leo).

Cần phân biệt với lá Hà thủ ô trắng còn gọi là dây vú bò, sừng bò với tên gọi trong đông y là Cổ dương đằng.

Vậy lá Hà thủ ô trông như thế nào?

cận cảnh lá hà thủ ô
Cận cảnh lá Hà thủ ô – hình tim hẹp, mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng.

Lá Hà thủ ô được mô tả như sau:

  • Phiến lá có hình tim hẹp, đầu thuôn nhọn , dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm. Là nhỏ có nét giống lá rau muống.
  • Mặt dưới lá nhẵn, mặt trên sẫm bóng không có lông tơ.
  • Mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng
  • Gân xuất phát từ gốc lá, có khoảng 3-5 cặp gân đối xứng.
  • Cuống lá dài khoảng 2cm, có phủ lông tơ
  • Lá mọc so le nhau hình mũi tên.
  • Bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
  • Lá kèm mỏng màu nâu nhạt ôm lấy thân.

Lá Hà thủ ô và thân dây cũng được dùng làm thuốc trong đông y với tên kê trong đơn là Dạ giao đằng và có tác dụng chữa bệnh khác với phần củ Hà thủ ô. Cùng xem công dụng của lá Hà thủ ô như nào ở mục tiếp theo nhé.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Hình ảnh nhận dạng cây Hà thủ ô

Lá Hà thủ ô có tác dụng gì không?

Lá Hà thủ ô có tác dụng gì không? 1

Như đã nói các bộ phận khác nhau của cây Hà thủ ô được sử dụng cho các mục đích chữa bệnh khác nhau do có thành phần dược tính khác nhau. Cụ thể:

Theo ghi chép đông y, lá Hà thủ ô (Dạ giao đằng) với vị ngọt, tính bình, có tác dụng an thần, dưỡng tâm, chỉ hãn, trừ phong thấp, thư cân lạc (thông kinh lạc). Đông y dùng Lá Hà thủ ô để chữa mất ngủ, mệt mỏi, nhiều mồ hôi, người đau do huyết hư hay thiếu máu, tràng nhạc, ung thũng, mụn nhọt lở ngứa..

Cụ thể công dụng của lá Hà thủ ô được tổng hợp theo ghi chép như sau:

  • Giúp trừ phong thấp, thư cân lạc, giúp an thần, dưỡng tâm, chỉ hãn
  • Có tác dụng với chứng mất ngủ (theo Bản thảo chính nghĩa)
  • Cũng có tác dụng trị lao thương, bổ trung khí, hành kinh lạc, thông huyết mạch (theo Bản thảo tái tân)
  • Theo trung thảo dược Thiểm tây, lá Hà thủ ô không chỉ trị mất ngủ, thiếu máu, cơ thể đổ nhiều mồ hơi, toàn thân mệt mỏi, trừ phong thấp, thông kinh lạc mà còn trị được các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở.
  • Theo Ẩm phiến tân tham thì lá Hà thủ ô có tác dụng dưỡng Can Thận, an thần, thúc ngủ (ngủ ngon), cầm hư hãn.
  • Theo An Huy dược tài lá Hà thủ ô giúp tiêu sưng ung nhọt, trĩ sang, tràng nhạc.

Bên cạnh đó người ta cũng dùng lá Hà thủ ô để nấu canh ăn. Canh cũng dễ ăn và mát có vị đặng nhẹ hơn ngải cứu, mùi thơm.

Lá Hà thủ ô có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền. Những tác dụng như: chữa các bệnh về da như ghẻ lở, lở ngứa, ung nhọt. Đặc biệt là rất rốt cho chứng mất ngủ, thiếu ngủ.

Hướng dẫn sử dụng lá cây Hà thủ ô

Hướng dẫn sử dụng lá cây Hà thủ ô 1

Là Hà thủ ô nhiều công dụng như vậy nhưng nhiều người lại chưa biết dùng như nào cho hiệu quả. Liệu lá cây Hà thủ ô có uống được không?

Thực tế thì lá Hà thủ ô dùng cũng rất đơn giản như các loại lá thuốc nam có thân dây leo như giảo cổ lam. Cụ thể như sau:

  • Cây Hà thủ ô thu hái phần thân dây và lá, đem về rửa sạch loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, lá úa héo. Sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ 3 – 4 cm rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô. Phần sấy khô này có thể bảo quản được lâu và lấy dùng làm thuốc khi cần. Khi dùng có thể lấy đem sắc uống với liều lượng khuyến cáo tầm 40g, có thể kết hợp với các vị khác tùy mục đích chữa bệnh tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia đông y. Tham khảo mục tiếp theo để rõ các bài thuốc sử dụng lá Hà thủ ô.
  • Lá Hà thủ ô cũng dùng để nấu canh ăn hàng ngày cũng có tác dụng giải nhiệt làm mát. Cụ thể thu hái chọn phần ngọn non lá non về rửa sạch chế biến như món canh rau bình thường: luộc chấm mắm, xào thịt bò, nấu canh….

Một vài bài thuốc sử dụng lá Hà thủ ô

Một vài bài thuốc sử dụng lá Hà thủ ô 1

Dưới đây là những bài thuốc bệnh từ dược liệu Dạ giao đằng lá Hà thủ ô được ghi chép tổng hợp lại:

Chữa chứng lở ngứa

Theo sách những cây thuốc và vị thuốc của Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì lá Hà thủ ô được dùng trong trường hợp chữa chứng lở ngứa. Với hướng dẫn cụ thể như sau:

Lá Hà thủ ô có thể dùng với là tươi hoặc khô đều được. Cách làm như sau:

  • Lá Hà thủ ô đem cắt về rửa sạch rồi đem đun nước tắm với liều lượng tùy ý.
  • Có thể cắt lá cùng thân cành để đun nấu cùng.
  • Để nhanh hiệu quả bạn có thể lấy lá Hà thủ ô đem về nấu với lá ngải cứu làm nước tắm.

Chữa đái rắt buốt, đái ra máu

Theo Hải thượng lãn ông thì lá Hà thủ ô còn dùng để chữa đái rắt, đái buốt, hay đái ra máu. Với cách làm như sau:

  • Cách 1: Dùng lá Hà thủ ô tươi, giã vắt lấy nước. Sau đó hoà với mật ong để uống.
  • Cách 2: Lấy Lá Hà thủ ô và lá huyết dụ với lượng bằng nhau. Sắc đun nước uống. Có thể thêm mật ong.

Chữa mất ngủ, hay nóng nảy

Một ghi chép theo kinh nghiệm dân Gian, Hà thủ ô dùng để chữa mất ngủ hay nóng nảy thường xuyên bồn chồn trong người, hay mơ mộng khi ngủ như sau:

Hà thủ ô đằng (lá thân Hà thủ ô), Đơn sâm, mỗi thứ 3 chỉ, Trân châu mẫu 1 lượng. Sắc và uống khi còn ấm.

Chữa mất ngủ, thiếu máu, đau nhức toàn thân

Cùng theo ghi chép từ kinh nghiệm dân gian dùng để chữa mất ngủ thiếu máu kèm đau nhức toàn thân với bài thuốc sau:

Dạ giao đằng (Thủ ô đằng) 2 lượng khô, sắc uống

Cụ thể như sau:

  • Dùng 40 gram lá Hà thủ ô sắc cùng với hai chén nước lọc. Sắc đến khi cô đặc còn một chén là được. Dùng khi thuốc còn ấm. Người bệnh kiên trì sử dụng đến khi bệnh tình được cải thiện.
  • Dùng cho trường hợp: mất ngủ, thiếu máu, đau nhức toàn thân, cơ thể ra nhiều mồ hôi

Chữa chứng tâm thần phân liệt

Lá Hà thủ ô cũng có thể dùng kết hợp với củ Hà thủ ô trong bài thuốc sau:

Hà thủ ô chế 90g, Dạ giao đằng (lá Hà thủ ô) 90g, Táo đỏ 5 trái. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang (ghi chép theo Kinh Nghiệm Dân Gian).

Cụ thể như sau:

  • Dùng Lá Hà thủ ô và Hà thủ ô chế mỗi vị 90 gram cùng với 5 quả Táo đỏ. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với chia phần nước, sắc đến khi cô đặc còn lại một phần để dùng. Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm nóng. Mỗi ngày sử dụng một thang. Kiên trì sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn
  • Dùng cho chứng tâm thần phân liệt.

Chữa ung nhọt, ghẻ lở, lao thương

Theo Cương mục, lá Hà thủ ô có thể chữa Phong sang ghẻ lở phát ngứa bằng cách sắc nước tắm rửa.

Cụ thể như sau:

  • Dùng một lượng vừa đủ lá Hà thủ ô đung cùng với 3 – 4 lít nước để tắm. Mỗi ngày tắm một lần cùng với nước sắc dược liệu. Lưu ý, chỉ sử dụng khi nước đã nguội dần, hoặc có thể pha một ít nước lạnh để tránh làm bỏng da.
  • Dùng cho trường hợp: ung nhọt, ghẻ lở, lao thương, tràng nhạc hoặc một số bệnh lý về da khác.

Một số lưu ý khi sử dụng lá Hà thủ ô

Một số lưu ý khi sử dụng lá Hà thủ ô 1

Khi sử dụng lá Hà thủ ô, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây để tránh gây tác dụng phụ:

  • Không nên dùng quá liều, vì có thể gây độc cho gan, thận, dạ dày, hoặc gây tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng.
  • Không nên dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, hoặc có kinh nguyệt không đều, vì có thể gây ra chảy máu, sảy thai, hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Không nên dùng chung với một số thuốc khác, như thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đường huyết, thuốc chống viêm, vì có thể gây ra tương tác thuốc hoặc làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Nên dùng sau bữa ăn, vì có thể giảm bớt kích ứng dạ dày và hấp thu tốt hơn.
  • Nên tránh ăn tỏi, củ cải, hành, vì có thể làm giảm hiệu quả của lá Hà thủ ô.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc phản ứng bất thường nào khi sử dụng lá Hà thủ ô, bạn nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!

Tài liệu tham khảo:

  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả : Đỗ Tất Lợi – Tr 833
  • Đánh giá các nghiên cứu lâm sàng của Polygonum multiflorum Thunb. và các hợp chất có hoạt tính sinh học được phân lập của nó [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4471648/]
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/la-ha-thu-o.html/feed 0
Cách nấu nước hà thủ ô để uống tốt cho sức khỏe https://tracuuduoclieu.vn/cach-nau-nuoc-ha-thu-o-de-uong.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-nau-nuoc-ha-thu-o-de-uong.html#respond Wed, 10 Jan 2024 07:55:19 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=74678 Hà thủ ô là dược liệu đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nấu nước hà thủ ô để uống, bởi nếu không chế biến đúng cách sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nấu nước hà thủ ô để đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.

Cách nấu nước hà thủ ô để uống tốt cho sức khỏe 1

Uống nước hà thủ ô có tác dụng gì?

Hà thủ ô hay còn tên gọi khác là Dạ giao đằng, Khua lình, Má ỏn, Mằn năng ón – cây thuộc họ rau răm PolygonaceaeChúng được trồng nhiều ở các vùng phía Bắc như: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang,… Hà thù ô được chia thành hai loại là: Hà thủ ô đỏhà thủ ô trắng (phân theo màu sắc). Theo Đông y, hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt và đắng, tính ôn. Dược liệu này vỏ bên ngoài có màu nâu đen nhưng ở trong có màu đỏ sẫm. Uống nước hà thủ ô đem lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể như:

  • Bổ máu: Hà thủ ô có tác dụng tăng lực cho các chứng chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược cơ thể. Đồng thời làm kích thích tăng hồng cầu và bạch cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm giác ngủ ngon, ăn ngon miệng, hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
  • Tăng cường sức khỏe: Hoạt chất Lecithin trong hà thủ ô có thể sinh dịch huyết, chống suy nhược thần kinh, nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sinh lý.
  • Chữa rụng tóc: Đây là công dụng nổi bật nhất của dược liệu, hỗ trợ cải thiện chứng rụng tóc, tóc bạc sớm. Người bệnh sử dụng hà thủ ô đúng cách khoảng 1-2 tháng sẽ thấy tình trạng rụng tốt cải thiện rõ rệt.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Thành phần Anthraquinon giúp kích thích đường ruột, thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, giúp nhuận tràng, chống táo bón, làm giảm các vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Tốt cho gan: Hoạt chất Stilbene có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng thải độc gan, ngăn tác hại oxy hóa.
  • Giải độc tiêu viêm: Theo đông y, hà thủ ô có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thông tiểu, chữa mụn nhọt, ghẻ lở.
  • Kháng khuẩn, giảm mỡ máu: Trong hà thủ ô có chứa Resveratrol có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giảm chỉ số LDL cholesterol mỡ xấu, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tai biến.

>>> Xem thêm: 6 tác dụng không ngờ của cây hà thủ ô

Cách nấu nước hà thủ ô đúng cách

Tuy đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không biết cách nấu nước cho đúng thì bạn sẽ không đem lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng không tốt. Dưới đây là cách nấu nước hà thủ ô đúng cách để bạn tham khảo.

Sử dụng hà thủ ô

Sử dụng hà thủ ô 1

Cách nấu nước hà thủ ô rất đơn giản như sau:

  • Sử dụng hà thủ ô được chế biến (đã cắt mỏng và phơi khô).
  • Lấy khoảng 10-15g hà thủ ô chế đem đi rửa qua với nước, cho vào ấm đun.
  • Đổ nước xâm xấp rồi đun sôi khoảng 5 phút, sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp khoảng 30 phút (lưu ý không dùng bình kim loại).
  • Chắt lấy nước uống thay nước lọc. Khi hết bạn có thể pha nước đun thêm cho đến khi nước nhạt thì bỏ đi (chỉ sử dụng nước uống trong ngày).

Dùng bột hà thủ ô

Dùng bột hà thủ ô 1

Đối với hà thủ ô dạng bột thì có cách pha như sau:

  • Sử dụng hà thủ ô chế (đã cắt lát mỏng, phơi khô) đem đi tán mịn thành bột. Bột hà thủ ô sẽ có màu nâu hồng, vị đắng, có mùi thơm nhẹ.
  • Lấy khoảng 1-2g hà thủ ô cho vào cốc, chế thêm nước sôi, khuấy đều cho bột tan hết.
  • Uống trực tiếp khi nước còn ấm để hiệu quả tốt nhất. Uống 1-2 lần/ ngày, mỗi ngày không uống quá 4g.

>>> Đọc thêm: Bột hà thủ ô uống thế nào mới đúng?

Người bệnh uống nước hà thủ ô vào buổi sáng sau khi ăn và đầu giờ chiều. Nên sử dụng đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Một số cách nấu hà thủ ô khác

Ngoài việc sử dụng hà thủ ô để nấu nước uống, người bệnh cũng có thể nấu hà thủ ô bằng nhiều cách khác nhau.

Hà thủ ô, trứng gà

Công dụng: Dùng cho người rụng tóc, huyết hư, khí hư ra nhiều, táo bón, di tinh, tóc bạc sớm, người mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt.

Nguyên liệu: 60g hà thủ ô, 2 quả trứng gà.

Cách làm: Rửa sạch hà thủ ô và trứng gà với nước. Cho 2 nguyên liệu vào ấm đun chung. Khi trứng chín thì lấy ra bóc vỏ và ăn trứng. Vỏ trứng sau khi bóc thì cho lại vào ấm đun thêm 10 phút. Sau đó chắt bỏ vỏ lấy nước uống.

Cháo hà thủ ô, rau cần

Công dụng: Dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về tim mạch, giảm quá trình xơ cứng động mạch.

Nguyên liệu: 50g hà thủ ô khô, 100g rau cần, 100g gạo nứt, 50g thịt nạc băm.

Cách làm: Hà thủ ô rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Sau đó bỏ gạo lứt vào nấu cháo. Khi cháo gần được thì cho thêm thịt nạc, gia vị cho vừa ăn rồi đun thêm 10 phút. Múc cháo ra bát ăn khi còn ấm.

Cháo hà thủ ô, táo tàu

Công dụng: Dùng cho người cao tuổi gan thận yếu, suy nhược thần kinh, người bị thiếu máu não, mỡ máu cao, ấm huyết suy tổn gây ù tai vàng đầu.

Nguyên liệu: 30g hà thủ ô, 3 quả táo tàu, 100g gạo lứt, đường phèn.

Cách làm: Hà thủ ô rửa sạch đem sắc lấy nước, bỏ bã. Tiếp theo cho gạo lứt, táo tàu và đường phèn vào ninh thành cháo. Ăn 2 lần/ ngày vào sáng, tối.

Những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô sắc nước uống

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, thế nhưng người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Các bài thuốc kể trên sử dụng hà thủ ô chế (tức là đã sơ chế, thái lát mỏng và phơi khô).
  • Sử dụng đúng liều lượng của từng bài thuốc.
  • Hà thủ ô có tính ôn nên khi uống sẽ có cảm giác nóng trong.
  • Trong thời gian sử dụng hà thủ ô, người bệnh nên kiêng những thực phẩm như: củ cải trắng, củ hành, củ tỏi, các loại gia vị cay nóng (tiêu, ớt, gừng,…) bởi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh.
  • Cần kiêng trì sử dụng hà thủ ô từ 6 tháng trở lên để có hiệu quả rõ rệt.
  • Không nên sử dụng hà thủ ô cho người đang bị tiêu chảy, người đang điều trị ung thư, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-nau-nuoc-ha-thu-o-de-uong.html/feed 0
6 tác dụng không ngờ từ cây hà thủ ô https://tracuuduoclieu.vn/6-tac-dung-tu-cay-ha-thu-o.html https://tracuuduoclieu.vn/6-tac-dung-tu-cay-ha-thu-o.html#respond Thu, 18 Mar 2021 00:23:53 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/6-tac-dung-khong-ngo-tu-cay-ha-thu-o-267/ Hà thủ ô được biết đến là dược liệu quý với nhiều công dụng điều trị các bệnh về máu, viêm da, cải thiện sức khỏe, chống lão hóa, suy nhược thần kinh… Hiện nay, nhiều người sử dụng loại dược liệu này như một loại trà uống hằng ngày giúp ổn định sức khỏe cũng như phòng chống ngăn ngừa bệnh tật trên ở nhiều quốc gia trên thế giới.

6 tác dụng không ngờ từ cây hà thủ ô 1

Hà thủ ô

Tìm hiểu về cây hà thủ ô

Hà thủ ô có tên khoa học: Polygonum multriflorum Thunb. Thuộc họ: Rau răm Polygonaceae. Cây còn có một số tên gọi khác như: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.

  • Hà thủ ô thuộc loại cây dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau.
  • Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyên có hình giống củ khoai lang.
  • Lá dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, có 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
  • Quả hà thủ ô đỏ có hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
  • Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.

Phân bố hà thủ ô

Hà thủ ô thường mọc hoang trên rừng đặc biệt là các tỉnh miền núi. Tỉnh mọc nhiều nhất là Tây Bắc, sau đó đến các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, Lai Châu.. Ngoài ra còn mọc ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ.

  • Cây thường trồng bằng dây hoặc hạt, thường 4-5 năm mới có thể được thu hoạch. Cây thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa thu thu hoạch sẽ tốt hơn

Có thể bạn quan tâm: Kĩ thuật trồng cây hà thủ ô

Những công dụng không ngờ từ cây hà thủ ô

1. Làm đen râu tóc

Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận sinh tinh và tàng (chứa ) tinh, tinh sinh huyết, tóc là phần dư của huyết. Do đó nếu thận yếu, tóc sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc dễ rụng và bạc sớm. Ngược lại nếu thận tinh xung túc thì râu tóc sẽ mọc dầy, khỏe và đen bóng. Với công năng bổ thận, bổ máu, ích tinh tủy, hòa khí huyết, Hà thủ ô là một vị thuốc quý có tác dụng hiệu quả giúp tóc thêm đen, mượt hơn.

Xem đầy đủ: Những bài thuốc đơn giản của hà thủ ô trị tóc bạc sớm

Hà thủ ô tán làm râu tóc trắng hoá đen trở lại, khoẻ gân xương, bền tinh khí, sống lâu:

  • Hà thủ ô đỏ rửa sạch, cạo vỏ, thái mỏng phơi khô, tán thành bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiêu thuốc bằng rượu.
  • Hà thủ ô đỏ 1kg, đậu đen 100g. Hà thủ ô rửa sạch, thái lát, ngâm nước vo gạo một ngày đêm, rửa lại cho sạch rồi đem chế với nước đậu đen. Nấu đậu đen với khoảng 2 lít nước, nấu đến khi chín nhừ rồi chắt lấy nước. Trộn hà thủ ô với nước đỗ đen, cho vào đồ đựng (không dùng đồ sắt), hấp cho đến khi nước đỗ đen thấm hết vào các miếng hà thủ ô, sau đó đem phơi hoặc sấy khô, cất đi dùng dần.

1. Làm đen râu tóc 1

Hà thủ ô kết hợp với đậu đen trị tóc bạc sớm hiệu quả

=> Cách chế biến hà thủ ô làm thuốc chữa tóc bạc sớm hiệu quả

2. Tốt cho việc sinh đẻ con cái

Thận hoạt động tốt sẽ giúp tăng cường sinh lực, nâng cao việc quan hệ phòng the, thúc đẩy năng lực sinh dục và hỗ trợ cho việc thụ thai và sinh con trở nên dễ dàng hơn. Tương truyền rằng, hoàng đế Minh Thế Tông nhờ hay uống hà thủ ô mà có thể chữa khỏi chứng bất dục.

Chữa xơ cứng mạch máu người già, tăng huyết áp, nam giới chậm có con:

  • Hà thủ ô đỏ 20g, tang ký sinh, kỷ tử, ngưu tất đều 16g. Sắc uống.

3. Giúp kéo dài tuổi thọ

Sử dụng hà thủ ô  thường xuyên có công dụng bổ thận ích tinh, kéo dài tuổi thọ. Đây chính là một trong những  phương pháp giúp trường thọ, sống lâu được nhiều người xưa truyền miệng.

Thất bảo mỹ nhiệm đơn: giúp làm râu tóc trắng hoá đen, khoẻ gân xương, bền tinh khí, sống lâu

  • Hà thủ ô đỏ và trắng, đã chế biến, mỗi thứ 600g, xích phục linh và bạch phục linh, mỗi vị 600g. Các dược liệu này đem cạo vỏ, tán thành bột rồi khuấy với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sữa người, phơi khô.
  • Ngưu tất 320g, tẩm rượu để 1 ngày, trộn với hà thủ ô và đồ với đỗ đen vào lần thứ 7, 8, 9 rồi phơi khô.
  • Đương quy 320g: tẩm rượu, phơi đến khi khô
  • Câu kỷ tử 320g tẩm rượu phơi khô
  • Thỏ ty tử 320g tẩm rượu cho nứt ra, giã nát phơi khô.
  • Bổ cốt chi 100g, trộn với vừng đen, sao cho bốc mùi thơm.
  • Đem tất cả dược liệu trên giã nhỏ, trộn đều, thêm mật vào, làm thành viên, mỗi viên 0,5g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng, tối dùng muối.

3. Giúp kéo dài tuổi thọ 1

Hà thủ ô khô, có nhiều tác dụng đáng quý

4. Trị huyết áp cao, mỡ máu cao

Đây là những căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, nhất là ở người cao tuổi. Để điều trị các bệnh này có thể áp dụng bài thuốc sau đây:

  • Chế Hà thủ ô, Sinh địa, Sa uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Hạn liên thảo, Tang ký sinh, Hoài Ngưu tất, Huyền sâm, Sinh Bạch thược, Nữ trinh tử, mỗi thứ 12g.
  • Tất cả dược liệu trên đem sắc nước uống, duy trì một thời gian sẽ thấy huyết áp trở về mức ổn định.

Hoặc có thể dùng bài thuốc đã đề cập ở bên trên cũng có tác dụng hạ huyết áp:

  • Hà thủ ô đỏ 20g, ngưu tất, tang ký sinh, kỷ tử mỗi loại 16g. Sắc uống.

Trà sinh địa thủ ô:

Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược già yếu, râu tóc bạc sớm trước tuổi, bệnh mạch vành, mỡ huyết cao.

  • Hà thủ ô chế 16g, thục địa 30g, đem tẩm rượu, thái lát mỏng, cho nước sôi hãm uống thay trà.

5. Bổ khí huyết, mạnh gân cốt, trị sốt rét

Bài thuốc:

Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng 

Ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô, tán nhỏ, luyện với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 30 viên với rượu vào lúc đói.

Viên bổ Ngũ hà: trị bệnh thiếu máu, mệt mỏi, tiêu hóa kém

Mỗi viên có: Cao ngũ gia bì 0,1 g, bột mã tiền 0,01 g, bột hà thủ ô đỏ 0,01 g, bột oxalate 0,03 g, mật ong 0,01 g.

 Bài thuốc: 

Hà thủ ô 40g, Sài hồ 12g, Đậu đen 20g, sắc nước phơi sương 1 đêm, sáng hầm lên uống nóng sẽ nhanh khỏi.

Viên bổ hà thủ ô: dùng để chữa các bệnh sốt rét, gầy yếu, ăn ngủ kém, đau xương, di tinh, bạch đới, trẻ em chậm đi, chậm mọc rang

Hà thủ ô đỏ 500g, sâm bố chính 300g, hạt sen 300g, cam thảo 100g, đại hồi 100g. Ba vị hà thủ ô, hạt sen, sâm đem đồ chin. Cam thảo nướng vàng. Thảo quả bỏ vỏ, lấy nhân. Trộn chung tất cả vào đem sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với mật ong làm viên bằng hạt đỗ đen. Trẻ em mỗi lần uống 6 – 15 viên tùy theo độ tuổi, người lớn mỗi lần uống 20 viên.

6. Trị tổn thương thần kinh, thần kinh suy nhược

Bài thuốc chữa phong thấp, đau lưng, viêm dây thần kinh hông, vận động khó khăn:

  • Hà thủ ô đỏ, ngưu tất mỗi vị 30g, cẩu tích 16g, huyết giác 12g, thiên niên kiện 12g, bạch chỉ 6g, đem sắc lấy nước uống.

Thuốc bổ dùng cho người già yếu, thần kinh suy nhược, vận động khó khăn:

  • Hà thủ ô đỏ 10g, đại táo 5g, thanh bì 2g, trần bì 3g, sinh khương 3g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn khoảng 200ml, chia 3 – 4 lần, uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng hà thủ ô

  • Theo các nghiên cứu đông y, khi dùng hà thủ ô bạn nên kiêng ăn ba loại thực phẩm là củ cải trắng, tỏi và hành.
  • Những món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như tiêu, ớt, gừng, hành tây cũng nên kiêng khi dùng hà thủ ô đỏ.
  • Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng hà thủ ô đỏ.
  • Rượu hà thủ ô đỏ tuy tốt nhưng nếu lạm dụng có thể gây phản tác dụng, do đó, bạn nên dùng một cách điều độ và với đúng liều lượng.
  • Lưu ý khi mua hà thủ ô nên chọn kĩ vì hiện nay trên thị trường tràn lan các loại hàng giả rất khó phân biệt.

Xem kĩ hơn: Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/6-tac-dung-tu-cay-ha-thu-o.html/feed 0
Trà hà thủ ô công dụng và cách dùng như nào hiệu quả nhất! https://tracuuduoclieu.vn/tra-ha-thu-o-cong-dung-va-cach-dung.html https://tracuuduoclieu.vn/tra-ha-thu-o-cong-dung-va-cach-dung.html#comments Sat, 27 Feb 2021 19:18:42 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tra-ha-thu-o-cong-dung-va-cach-dung-330/ Các thành phần thảo dược trong Hà thủ ô giúp da dẻ hồng hào, làm đen râu tóc, tăng cường sinh lực giúp tóc chắc khỏe và trị tóc bạc sớm và chống rụng tóc. Có rất nhiều cách dùng Hà thủ ô: sắc lấy nước, đun nước uống và pha trà…Dưới đây Tracuuduoclieu sẽ giới thiệu tới các bạn thông tin về trà Hà thủ ô, công dụng và cách dùng trà này.

Trà hà thủ ô rất tốt cho sức khỏe
Trà hà thủ ô rất tốt cho sức khỏe

Giới thiệu về Hà thủ ô

Hà thủ ô đỏ tên khoa học: Polygonum multriflorum Thumb. Hay còn gọi là: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn măng ón, Khua lình.

Cây được mô tả cụ thể như sau:

  • Cây thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyên có hình giống củ khoai lang.
  • Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
  • Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây Hà thủ ô

Hà thủ ô được thu hái lấy củ và thân và lá. Với phần củ thường được thu mua nhiều vì đây là phần nhiều dược chất nhất. Củ thu hái về rửa sạch, cắt miếng sơ chế sau đó được phơi sấy khô bảo quản.

Người ta thường lấy dùng kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác nữa như các đơn thuốc đông y. Cũng có thể dùng để pha trà uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.

Cùng tìm hiểu về công dụng của trà Hà thủ ô như nào ở mục bên dưới nhé.

Công dụng Trà Hà thủ ô

Công dụng Trà Hà thủ ô 1

Hà thủ ô được biết đến với nhiều công dụng

Trong y học cổ truyền, Hà thủ ô được coi là một loại thảo mộc hồi phục sức sống, giúp ngăn ngừa các tác động của lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Hà thủ ô còn được biết đến với công dụng làm sạch thận và mắt.

Hà thủ ô pha trà uống hàng ngày đem lại nhiều lợi ích tích cực như sau:

  • Trà Hà thủ ô có công dụng phổ biến là giúp trẻ hóa làn da, nhiều người đã công nhận trà Hà thủ ô có tác dụng hỗ trợ điều trị tóc bạc sớm.
  • Uống trà Hà thủ ô hàng ngày cũng giúp làm cứng gân cơ, vững xương khớp, làm tinh thần sảng khoái, xua tan cơn chóng mặt ù tai, tạo giấc ngủ sâu và lâu hơn.
  • Trà Hà thủ ô có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa sớm, nhuận tràng, giảm nguy cơ tiểu đường.

Cũng có nhiều nghiên cứu khoa học nói đến lợi ích của trà Hà thủ ô như sau:

  • Theo nghiên cứu những người trong độ tuổi 30-60 dùng Hà thủ ô pha trà uống thường xuyên giúp giảm nguy cơ tóc bạc sớm cũng cải thiện tinh thần chống căng thẳng thần kinh, trí óc.
  • Trong củ Hà thủ ô có chứa các chất chống oxy hoá mạnh, có thể làm giảm các tổn thương cơ bản trong cơ thể và giúp ngăn ngừa các ảnh hưởng vật lý của lão hóa.

Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của Hà thủ ô đối với sức khỏe

Cách dùng trà Hà thủ ô

Trà thủ ô có thể được pha với dạng bột và dạng miếng. Cụ thể như sau:

Hà thủ ô dạng bột pha nước nóng

Hà thủ ô dạng bột pha nước
Hà thủ ô dạng bột pha nước

Bạn có thể mua Hà thủ ô dạng bột về để pha cùng với nước nóng uống rất tiện. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý là bột Hà thủ ô ở đây là được nghiền nhỏ từ miếng Hà thủ ô đã được sơ chế. Do Hà thủ ô sau khi thu hoạch cần được chế biến sơ qua để hết các độc tính mới dùng được. Dạng bột này bạn có thể mua ở các hiệu thuốc đông y để đảm bảo về việc sơ chế đúng cách. ( Xem đầy đủ: Cách sơ chế Hà thủ ô)

Ưu điểm của việc pha trà Hà thủ ô dạng bột là vẫn đảm bảo chất lượng và hoạt tính đồng thời k

Hà thủ ô dạng bột tiện cho bạn pha chế và dùng tiện lợi như sau:

Cách pha:

  • Cho 1 lượng 1-2 g bột Hà thủ ô ra cốc nhỏ
  • Cho thêm nước sôi vào và khuấy đều
  • Đợi chừng 5 phút nước bớt nóng và bột tan bạn có thể thưởng thức.
  • Có thể cho thêm mật ong để uống.

Cách dùng

  • Bạn nên uống Hà thủ ô với đúng định lượng thầy thuốc kê và nên uống đến đâu pha đến đó, không pha cả bình lớn rồi uống dần.
  • Lượng khuyến cáo là ngày 4 g chia làm 2 lần trong ngày.
  • Cũng không nên pha bằng chén hay bình kim loại làm ảnh hưởng đên hoạt chất của thuốc
  • Cần kiêng kị không ăn rau muống khi uống trà Hà thủ ô.
  • Uống trà khi còn ấm để dễ hấp thụ nhất.
  • Và nên uống hàng ngày.

Xem thêm: Cách dùng Hà thủ ô đơn giản hiệu quả

Dạng miếng – Hãm trà Hà thủ ô

Dạng miếng - Hãm trà Hà thủ ô 1

Cũng với miếng Hà thủ ô đã sơ chế -( có thể mua ở các hiệu thuốc đông y), bạn có thể dùng hãm trà nóng để uống trong ngày cũng mang lại hiệu quả tương tự. Tuy nhiên vì là dạng thể gỗ nên bạn cần phải đun sôi mới lấy được hết hoạt chất trong từng miếng Hà thủ ô.

Cụ thể cách hãm trà Hà thủ ô dạng miếng như sau:

  • Cho 2-4 g miếng Hà thủ ô chế vào bình sứ- (tùy to nhỏ mà tầm 2-4 miếng)
  • Thêm nước vào và đun sôi tầm 20 phút.
  • Rót ra chén đợi bớt nóng rồi uống. Hãy uống trà khi còn ấm nóng, tránh uống khi quá nguội.
  • Bạn có thể thêm nước và đun lại uống trong ngày đến khi trà nhạt.

Lưu ý: Nên đun, hãm trà bằng ấm chuyên dụng, hoặc ấm bằng gốm không dùng ấm kim loại để đun.

Xem thêm: Cách chế biến Hà thủ ô đỏ làm thuốc chữa bạc tóc hiệu quả

Lưu ý khi dùng trà Hà thủ ô

Lưu ý khi dùng trà Hà thủ ô 1

Những lưu ý khi pha trà Hà thủ ô như sau:

  • Khi mua Hà thủ ô về để pha trà dù ở dạng miếng hay dạng bột bạn đều cần từ Hà thủ ô đã được sơ chế với đỗ đen, nước gạo đúng quy chuẩn. Bạn nên mua ở các hiệu thuốc đông y uy tín để yên tâm về khâu chất lượng này.
  • Hà thủ ô đỏ chưa bào chế có tác dụng nhuận tràng mạnh vì có thành phần anthraglucosid. Đây là hoạt chất làm tăng kích thích co bóp đường ruột, gây tăng tiết chất nhầy tiêu hoá và gây lỏng phân. Vì thế mà phân bị tống ra nhanh hơn. Nếu đang bị tiêu chảy, thì hãy ngừng uống Hà thủ ô đỏ rồi uống một viên thuốc chống bị tiêu chảy loại loperamid để hạn chế tác dụng phụ của Hà thủ ô.
  • Khi dùng trà Hà thủ ô thì kiêng kị các loại huyết độc vật, vịt luộc, cá không có vẩy. Cần kiêng những món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như tiêu, ớt, gừng, hành tây.
  • Trà Hà thủ ô đỏ không dành cho người có huyết áp thấp và đường huyết thấp.
  • Người viêm gan hạn chế dùng nhiều Hà thủ ô bởi có thể gây nguy hại sức khỏe.

Bài viết là thông tin liên quan đến trà Hà thủ ô công dụng cũng như hướng dẫn chi tiết cách pha và dùng trà như nào để hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại phản hồi bên dưới bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ sớm phản hồi.

Chúc bạn sức khỏe!

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tra-ha-thu-o-cong-dung-va-cach-dung.html/feed 4
Những công dụng của Hà thủ ô với sức khỏe https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cong-dung-cua-ha-thu-o-voi-suc-khoe.html https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cong-dung-cua-ha-thu-o-voi-suc-khoe.html#respond Thu, 05 Nov 2020 04:23:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48022 Cây hà thủ ô là loại cây phát triển mạnh ở các vùng có khí hậu ẩm mát và ưa sáng. Điều kiện để cây phát triển thuận lợi nhất là ở khu vực đất ẩm xốp, nhiều mùn hay tốt nhất là đất ở vùng chân núi đá, vùng trung du, đất đỏ bazan. Ở nước ta, Hà thủ ô thường mọc hoang ở các vùng miền núi phía Bắc từ Nghệ An trở ra và được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng…

Hà thủ ô từ từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược quý có tác dụng nhuận da đen tóc. Nhưng không dừng lại ở đó, đây cây hà thủ ô còn là một dược liệu quý với nhiều công dụng hữu ích khác, có mặt trong nhiều bài thuốc để chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Xem thêm: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) ở Việt Nam

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cong-dung-cua-ha-thu-o-voi-suc-khoe.html/feed 0
Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ chuẩn nhất https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-ruou-ha-thu-o-do-chuan-nhat.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-ruou-ha-thu-o-do-chuan-nhat.html#comments Sun, 18 Oct 2020 00:24:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-ruou-ha-thu-o-do-chuan-nhat-268/ Công dụng làm đen tóc của hà thủ ô đỏ từ lâu đã được rất nhiều người dân biết đến nhưng không phải ai cũng biết rằng hà thủ ô đỏ còn vô số công dụng điều trị bệnh tuyệt vời khác nữa như: bổ máu, nhuận tràng, lợi tiểu, tăng cường bồi bổ sức khỏe… Sử dụng hà thủ ô đỏ để hỗ trợ điều trị bệnh cũng có nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, hà thủ ô đỏ dạng tán bột hay viên, hoặc hà thủ ô đỏ ngâm rượu.

Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ chuẩn nhất 1

Hà thủ ô đỏ có rất nhiều tác dụng với sức khỏe.

Giới thiệu về cây hà thủ ô

Tên gọi

  • Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb.
  • Tên gọi khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.
  • Họ: Rau răm Polygonaceae. 
  • Tên nước ngoài: Many – flowered knotweed, multiflorous knotweed (Anh); renouée multiflorée (Pháp)

Mô tả hình ảnh

  • Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyên có hình giống củ khoai lang. Lá mọc theo kểu so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
  • Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
  • Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.

Có mấy loại hà thủ ô

  • Có 2 loại hà thủ ô là: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng nhưng chỉ có hà thủ ô đỏ được coi là vị đúng, vị chính thức dùng trong Đông y ( hà thủ ô trắng còn được gọi là nam hà thủ ô để phân biệt ). Hà thủ ô đỏ phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô

Xem thêm: Kĩ thuật trồng cây hà thủ ô

Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đỏ

Theo đông y, hà thủ ô đỏ có nhiều công dụng như sau:

Tăng cường, bồi bổ sức khỏe:

Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, có tác dụng chữa thận suy, gan yếu, di mộng tinh, khí hư, đau lưng mỏi gối; dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng thân thể suy yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa).

Tốt cho máu:

Rễ hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu, dùng để chữa bệnh thiếu máu và các bệnh về máu khác.

Tốt cho tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch:

Hà thủ ô có công dụng giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Trị tóc bạc sớm, làm đen tóc:

Rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và khi hà thủ ô kết hợp với 1 số loại dược liệu khác còn có tác dụng làm đen tóc, trị tóc bạc sớm.

Lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, trị bệnh ngoài da:

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc, điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm favut ở chân, các chứng viêm và tăng lipid máu.

Kháng khuẩn, nhuận tràng, chậm lão hóa:

Hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, tăng khả năng chống rét của cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và giúp trẻ hóa da.

Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe

Công dụng của rượu hà thủ ô

  • Sử dụng rượu hà thủ ô điều độ có thể điều chỉnh rối loạn Lipid máu, hạ Cholesterol trong huyết thanh, bảo vệ gan, giảm nhịp tim, tăng cường lưu thông máu.
  • Rượu hà thủ ô còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, sức chịu đựng của cơ thể đồng thời làm chậm quá trình lão hóa, giúp trẻ hóa làn da, giảm tỉ lệ teo tuyến ức ở người cao tuổi, đồng thời cải thiện hoạt động của các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
  • Do thành phần Oxymethylanthraquinone trong rượu hà thủ ô rất nhiều nên có tác dụng nhuận tràng, ức chế các loại vi khuẩn, virus, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường sinh lí nam nữ…

Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ chuẩn nhất

Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ chuẩn nhất 1

Rượu hà thủ ô đỏ ngâm với đỗ đen giúp tăng cường sức khỏe, trị tóc bạc sớm

Ngâm rượu hà thủ ô với đỗ đen

Chuẩn bị:

  • Hà thủ ô: 1,5 kg
  • Đỗ đen xanh lòng: 0,5 kg
  • Rượu trắng 40ο ( muốn ngon hơn nên dùng rượu nếp ): 6-8 lít
  • Nước vo gạo
  • Bình thủy tinh ngâm rượu.

Cách làm:

  • Đầu tiên, hà thủ ô đỏ tươi khi mua hoặc lấy về, bạn phải rửa thật sạch lớp đất. Có thể ngâm hà thủ ô trong nước khoảng 10 phút cho đất bở ra sẽ làm sạch nhanh hơn rồi gọt bỏ phân vỏ, bỏ lõi cứng bên trong và thái thành những lát mỏng.
  • Để làm giảm độ chát và tính nóng của hà thủ ô, sau khi thái sẽ đem ngâm hà thủ ô vào trong nước vo gạo trong 1-2 ngày ( bạn nhớ chú ý thay nước 2 lần/ngày).
  • Sau khi ngâm khoảng 1-2 ngày bạn vớt hà thủ ô ra, để ráo rồi đem phơi khô và sấy thơm.
  • Rang đỗ đen xanh lòng với lửa nhỏ cho thơm, đảo đều tay để tránh bị cháy.
  • Cuối cùng, bạn cho hà thủ ô đỏ khô và đỗ đen đã rang vào bình ngâm ( bình thuỷ tinh ) và đổ rượu vào rồi đậy kín nắp lại, ngâm khoảng 3 – 6 tháng là có thể dùng được.

Hướng dẫn cách dùng:

Mỗi ngày vào bữa cơm bạn uống 1-2 chén nhỏ.

Ngâm rượu hà thủ ô đỏ kết hợp với đường phèn

  • Hà thủ ô: 1,5kg
  • Rượu trắng 40o (muốn ngon hơn nên dùng rượu nếp): 6-8lit
  • Nước vo gạo
  • Bình thủy tinh ngâm rượu.
  • Đường phèn: 0,5kg

Cách làm:

  • Đầu tiên, hà thủ ô đỏ tươi khi mua hoặc lấy về, bạn phải rửa thật sạch lớp đất. Có thể ngâm hà thủ ô trong nước khoảng 10 phút cho đất bở ra sẽ làm sạch nhanh hơn rồi gọt bỏ phân vỏ, bỏ lõi cứng bên trong và thái thành những lát mỏng.
  • Tiếp đến, làm giảm độ chát và tính nóng của hà thủ ô bằng cách đem hà thủ ô đỏ đã thái ngâm vào trong nước vo gạo trong 1-2 ngày (chú ý thay nước 2 lần/ngày).
  • Sau khi ngâm khoảng 1-2 ngày bạn vớt hà thủ ô ra, để ráo rồi đem phơi khô và sấy thơm.
  • Đem hà thủ ô đã chuẩn bị ở trên cho vào bình thủ tinh cùng đường phèn, ngâm cùng rượu trắng khoảng 2 tháng trở ra là có thể dùng được.

Hướng dẫn cách dùng:

Uống mỗi ngày khoảng 2-3 ly nhỏ vào mỗi bữa ăn.

Lưu ý khi dùng rượu hà thủ ô đỏ

  • Theo các nghiên cứu đông y, khi dùng hà thủ ô bạn nên kiêng ăn ba loại thực phẩm là củ cải, tỏi và hành. Những món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như tiêu, ớt, gừng, hành tây cũng nên kiên khi dùng hà thủ ô đỏ.
  • Rượu hà thủ ô tuy rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Những người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng rượu hà thủ ô vì có thể khiến bệnh của mình xấu đi.
  • Lạm dụng rượu hà thủ ô đỏ có thể gây phản tác dụng, do đó, bạn nên dùng một cách điều độ và với đúng liều lượng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-ruou-ha-thu-o-do-chuan-nhat.html/feed 11