Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 22 Nov 2024 04:06:23 +0700 vi hourly 1 Trồng dược liệu Hoài sơn https://tracuuduoclieu.vn/trong-duoc-lieu-hoai-son.html https://tracuuduoclieu.vn/trong-duoc-lieu-hoai-son.html#respond Thu, 08 Apr 2021 03:55:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54086 Hoài sơn (Củ mài) là cây phân bố ở cùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có khoảng 30 loài, một số là cây trồng lấy tinh bột từ củ và hầu hết được dùng làm thuốc. Trong đông y Hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái đêm, mồ hôi trộm, đi đái đường.

Trồng dược liệu Hoài sơn 1

Đặc điểm chung

Đặc điểm thực vật

  • Cây dây leo, thân nhẵn, hơi có cạnh và viền cạnh có màu đỏ.
  • Lá đơn mọc so le hay mọc đối hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 8 – 10 cm, rộng 6 – 8 cm, gân lá 5 – 7, cuống lá dài 1,5 – 3,5 cm.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng, hoa đực và hoa cái khác gốc, cụm hoa đực dài 40 cm, cụm hoa cái cong dài 20 cm, bao hoa có 6 phiến dài bằng nhau, có 6 nhị.
  • Củ hình thành từ chùm rễ tia củ, hình trụ và có khía ở phía dưới, chiều dài củ 30 – 50 cm.

Giá trị làm thuốc

Bộ phận sử dụng: Bộ phận dùng là rễ củ.

Công dụng: Trong y học cổ truyền hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phế hư ho hen, bệnh tiểu đường, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, di niệu, thận suy, mỏi lưng đi tiểu nhiều, bạch đới, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm.

  • Ngày dùng từ 10g đến 20g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn vùng trồng

Hoài sơn có thể trồng ở miền núi, trung du và đồng bằng. Đất trồng cần màu mỡ, đất nhiều mùn, tầng canh tác dày 20 – 30 cm trở lên.

Chọn vùng trồng đất phù sa ven sông, đất cát pha và đất thịt nhẹ, pH 6,6 – 7,5. Không nên trồng ở đất thịt nặng, úng nước. Có thể trồng nơi có độ cao từ 100 – 800m so với mực nước biển. Nhiệt độ thích hợp 20 – 35oC, độ ẩm 80 – 95%.

Giống và kỹ thuật làm giống

Phương pháp nhân giống vô tính cho hệ số nhân giống cao nhất do đó trong thực tế người dân nên sử dụng phương pháp này.

Kỹ thuật làm giống:

  • Rễ củ được sử dụng để làm giống.
  • Khi thu hoạch, chọn củ có kích thước trung bình, vỏ nhẵn màu sáng, thẳng, không sâu bệnh để làm giống. Tốt nhất là dùng đoạn đầu rễ, nhưng cũng có thể sử dụng cả phần dưới (toàn bộ rễ củ) cắt thành những đoạn dài 5 – 6 cm chấm vôi hoặc tro ngay, để khô sau đó trồng ngay hoặc có thể đem ủ vào cát ẩm khi lên mầm đem trồng.

Cách ủ mầm:

Rải cát dày 2 – 3 cm xếp một lớp củ giống rồi phủ lên một lớp cát. Có thể xếp 2 – 3 lớp như vậy. Sau 7 – 10 ngày các đoạn rễ củ sẽ nảy mầm và đem trồng. Các đoạn đầu rễ nảy mầm nhanh hơn, nên xếp riêng để tránh gẫy mầm.

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng hoài sơn tốt nhất vào tháng 2 – 3 (sau Tết âm lịch).

Kỹ thuật làm đất

  • Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, có thể khử trùng đất bằng vôi bột 130kg/ha.
  • Lên luống cao 30 – 35 cm, mặt luống rộng 50 – 60 cm. Bổ hốc 2 hàng so le và bón lót phân theo hốc.

Mật độ, khoảng cách trồng

  • Mật độ trồng: 110.000 cây/ha.
  • Khoảng cách trồng: 30 x 30 cm.

Mật độ, khoảng cách trồng 1

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Phân bón và kỹ thuật bón phân 1

Thời kỳ bón

  • Bón lót (trước khi trồng): toàn bộ lượng phân hữu cơ (phân chuồng) + toàn bộ lượng phân lân supe + 30% đạm urê + 50% kali clorua, 30% NPK đầu trâu, trộn đều trong đất.
  • Bón thúc đợt 1: Sau trồng 3 tháng 50% đạm urê, 35% NPK đầu trâu.
  • Bón thúc đợt 2: Sau trồng 6 tháng toàn bộ lượng đạm urê, kali colorua và NPK đầu trâu còn lại.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng:

Cây giống đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng, tưới và giữ đủ ẩm cho đến khi hồi xanh. Sau khi trồng 15 – 20 ngày làm giàn cho cây. Giàn leo có thể làm kiểu mái nhà hoặc giàn thẳng.

Chăm sóc:

Vun xới làm cỏ đợt 2 sau khi trồng cây sau 1 tháng, ruộng luôn đảm bảo sạch cỏ dại, khi mưa xuống tháo nước kịp thời không để ngập úng. Làm cỏ kết hợp bón phân.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây hoài sơn ít bị sâu bệnh hại. Có thể có xuất hiện rệp, bọ xít nhưng về cơ bản không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và năng suất của cây.

  • Cây hoài sơn rất dễ bị thối củ nếu ruộng trồng bị thấp và đất quá ẩm.
  • Đề phòng thối củ bằng cách chọn chân ruộng cao, quản lý lượng nước tưới vừa phải và thoát nước kịp thời khi mưa lớn.

Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch, sơ chế và bảo quản 1

Thu hoạch: Hoài sơn thu hoạch vào tháng 11 – 12 trong năm, khi cây tàn lụi tiến hành thu hoạch, cắt bỏ phần thân lá và đào lấy rễ củ. Cắt đầu rễ làm giống, phần còn lại đem chế biến. Tỷ lệ khô tươi khoảng 1:4, năng suất trung bình đạt 3 – 5 tấn củ khô.

Sơ chế: Đào lấy củ già rửa sạch gọt vỏ ngâm nước phèn chua để loại bỏ chất nhớt (10g phèn chua/1 lít nước) trong khoảng 2 – 4 giờ, vớt ra rửa sạch, cho vào lò sấy lưu huỳnh đến khi củ mềm. Phơi hay sấy cho se. Tiếp tục sấy lưu huỳnh 20 giờ. Phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50oC đến 60oC đến khi độ ẩm không quá 12% là được.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh sâu, mốc, mọt.

Bạn đọc xem thêm: Ẩm thực dưỡng sinh từ củ Mài, vị thuốc Hoài sơn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/trong-duoc-lieu-hoai-son.html/feed 0
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Giảo cổ lam https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-giao-co-lam.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-giao-co-lam.html#respond Wed, 31 Mar 2021 18:54:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cong-ty-tnhh-tue-linh-canh-tranh-bang-nguon-duoc-lieu-sach-chuan-hoa-who-447/ Từ xa xưa, Giảo cổ lam đã được ghi chép trong sách y học về tác dụng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp,… chính vì thế mà cây này còn được ưu ái với tên gọi cỏ Trường Sinh. Qua hàng trăm công trình nghiên cứu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc  và Việt Nam đã ghi nhận trong Giảo cổ lam có chứa các hoạt chất saponin có cấu trúc tương tự trong nhân sâm. Nhữn hoạt chất này có tác dụng giúp giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp.

Đặc điểm sinh vật học

Nguồn gốc, phân bố

Nguồn gốc, phân bố 1

Cây Giảo cổ lam giúp ngăn ngừa hình thành các mảng vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp

Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, Giảo cổ lam Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên tại Phan xi păng – Lào Cai trên độ cao 3.000m so với mực nước biển.

Đặc điểm thực vật học

Giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt, cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Giảo cổ lam có nhiều loại: 3, 5, 7 và 9 lá, quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.

Điều kiện sinh thái

Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, bóng, Loài cây này thích hợp ở độ cao trên dưới 700 – 3.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên một số loại đất như đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn, đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm, giàu dinh dưỡng.

Xem thêm: Giảo cổ lam Tuệ Linh – gần 1 thập kỷ chăm sóc sức khỏe người việt

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn vùng trồng

Căn cứ vào điều kiện sinh thái và kết quả bước đầu nghiên cứu về vùng trồng Giảo cổ lam có thể xác định trồng được ở những vùng núi cao (từ 700 đến 3.000m so với mặt nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 15-25o C, độ ẩm không khí 70-95%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt.

Kỹ thuật nhân giống

Phương pháp nhân giống bằng cành:

  • Cây giống được giâm trong vườn ươm, khoảng 30 ngày thì đưa ra ruộng sản xuất.
  • Chọn cành giâm: Chọn cành bánh tẻ, to khỏe, sạch sâu bệnh, mỗi cành giâm mang khoảng 3-4 mắt, khoảng cách từ vết cắt đến mắt giâm 5cm.
  • Kỹ thuật giâm cành: Rạch rãnh sâu khoảng 20cm, đặt cành giâm cách nhau 2-3cm, phủ đất lên 1-2 mắt, phần trên mặt đất để lại 2-3 mắt.

Kỹ thuật chăm sóc cây con: Thường xuyên tưới để giữ ẩm cho cành giâm, kiểm tra để đảm bảo độ ẩm đất trong vườn ươm được duy trì ở mức 80- 90%, làm sạch cỏ dại.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Khoảng 10-15 ngày cành giâm đã ra rễ và mầm mới. Tuy nhiên, để đạt tỷ lệ sống cao ngoài đồng ruộng thì nên để đến khi mầm mới trên cành giâm ra cành cấp 1 (khoảng 30 ngày sau giâm).

Thời vụ trồng

Từ tháng 2- 3, để có cây giống trồng vào tháng 2 thì nên giâm cành trong vườn ươm từ tháng 01.

Kỹ thuật làm đất

  • Đất trồng phải sạch, không ô nhiễm môi trường, không gần nơi đổ rác thải của khu dân cư, khu công nghiệp, nghĩa trang; đất trồng không chứa các chất tồn dư độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng.
  • Tiến hành cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại, luống cao khoảng 20cm, rộng 60- 70cm, chiều dài tùy theo chiều dài của ruộng trồng.

Mật độ, khoảng cách trồng

Mật độ Giảo cổ lam phù hợp là 8 cây/1m2 với khoảng cách 30cm x 40cm.

Kỹ thuật trồng

Chọn những cành Giảo cổ lam có mầm to khỏe trong vườn ươm đưa ra ruộng sản xuất. Sau mỗi vụ thu hoạch, Giảo cổ lam tự mọc ra mầm mới. Để sau thu hoạch cây vẫn sinh trưởng phát triển bình thường thì khi thu nên thu nông tay, để lại lớp lá vàng dưới cùng.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón cho một ha/năm: 10 tấn phân chuồng hoai mục, 400kg Ure, 500kg Supe lân, 200kg Kaly (cho 1 vụ/1ha)

Phương pháp bón phân: Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng và phân Lân; Bón thúc lượng Đạm và Kali còn lại chia đều làm 6 lần bón trong năm:

  • Lần 1: Bón sau khi trồng 20 ngày
  • Lần 2: Bón sau trồng 40 ngày
  • Lần 3: Bón sau trồng 60 ngày
  • Lần 4: Bón sau trồng 80 ngày (sau thu lần 1)
  • Lần 5: Bón sau trồng 140 ngày (sau thu lần 2)
  • Lần 6: Bón sau trồng 200 ngày (sau thu lần 3)

Chú ý: Lần bón cần tính toán để đảm bảo có đủ thời gian cách ly, tránh nguy cơ tồn dư đạm trong dược liệu. Các năm tiếp theo bón 4 – 5 lần: Lần 1 bón đầu vụ Xuân, các lần tiếp theo bón sau các đợt thu hoạch.

Kỹ thuật chăm sóc

Thường xuyên làm sạch cỏ dại, kết hợp với các lần bón phân

Tưới nước: Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, do vậy cần phải chú ý đến việc tưới nước giữ ẩm đất cho cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi; Giảo cổ lam không chịu được úng, vì vậy cần tháo nước ngay cho cây sau những đợt mưa to kéo dài.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu Ban miêu xuất hiện gây hại từ tháng 6 đến giữa tháng 7, có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu có độc tính thấp như dịch chiết từ lá khổ sâm Metrine (Sokupi 0,36 AS; Wotac 5 EC) lưu ý phun trừ khi sâu mới nở tuổi 1,2.

Thu hoạch, sơ chế

Trung bình 1 năm có thể thu 4 – 5 lứa, cây trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3- 4 năm, sau khi bón phân đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 3 tuần mới thu hoạch. Nên thu cây vào những ngày nắng to, để đảm bảo dược liệu có màu sắc đẹp và đem đi tiêu thụ.

Công ty TNHH Tuệ Linh – Cạnh tranh bằng nguồn dược liệu sạch, chuẩn hóa – WHO

Công ty TNHH Tuệ Linh là một trong số những đơn vị tiên phong trong việc đầu tư, xây dựng những vùng trồng, kiểm soát chất lượng nguyên liệu nghiêm ngặt đạt nhằm phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm từ thảo dược của mình. Bởi hơn ai hết, Tuệ Linh hiểu rằng, sức khỏe là vốn quý nhất của con người, và chỉ có chất lượng thực sự, tác dụng thực sự của sản phẩm mới giúp công ty tồn tại và phát triển.

Từ thành công ban đầu với mô hình trồng thí điểm cà gai leo tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, Công ty đã tiếp tục triển khai thêm nhiều vùng nguyên liệu trọng điểm khác như vùng trồng Giảo cổ lam tại Mộc Châu, Sơn La; vùng trồng gấc tại Gia Bình, Bắc Ninh; vùng trồng tỏi tía tại Hiệp Hòa, Bắc Giang…

Đây là các vùng trồng phục vụ nguyên liệu sản xuất cho các sản phẩm chủ đạo của công ty là: Giải độc gan Tuệ Linh (với thành phần chính là cà gai leo và mật nhân), Dầu tỏi Tuệ Linh (thành phần tỏi tía), Dầu gấc Tuệ Linh, Lycoeye, Lycoskin (các sản phẩm từ gấc), Giảo cổ lam Tuệ Linh… đã được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu mến, tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.

Công ty TNHH Tuệ Linh – Cạnh tranh bằng nguồn dược liệu sạch, chuẩn hóa – WHO 1

Vùng trồng Giảo cổ lam chuẩn hóa quy chuẩn GACP – WHO

Việc xây dựng những vùng trồng dược liệu sạch chuẩn hóa này không chỉ giúp Tuệ Linh chủ động, kiểm soát và khẳng định chất lượng từ nguyên liệu đầu vào mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân tại địa phương theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cam kết chất lượng sản phẩm vì người tiêu dùng và đáp ứng những đòi hỏi khắt khe trong việc hội nhập với thị trường thế giới, trong thời gian tới, Tuệ Linh sẽ tiếp tục mở rộng việc triển khai các vùng nguyên liệu khác và áp dụng chặt chẽ, đúng quy định các tiêu chuẩn mà WHO đã khuyến cáo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và không phụ lòng mong mỏi của những khách hàng đã yêu mến Tuệ Linh trong hơn 1 thập kỷ đồng hành và phát triển.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-giao-co-lam.html/feed 0
Phương pháp trồng cây bông https://tracuuduoclieu.vn/phuong-phap-trong-cay-bong.html https://tracuuduoclieu.vn/phuong-phap-trong-cay-bong.html#respond Thu, 04 Mar 2021 08:18:39 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53225 Cây bông vải ngoài việc trồng chủ yếu để lấy xơ để dệt vải, hạt bông còn được dùng ép dầu ăn cho người (hàm lượng dinh dưỡng chỉ đứng sau dầu hướng dương) và thức ăn cho gia súc, thân cây bông làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, gỗ ép, làm chất đốt và làm phân xanh cải tạo đất.

Phương pháp trồng cây bông 1

Cây bông được sử dụng phổ biến trong đời sống của người dân

Thông tin khoa học

1. Mô tả

Cây Bông có tên khoa học là Gossypium barbadense L., thuộc họ Bông (Malvaceae)

  • Cây bụi nhỏ, cao 2 – 3m. Thân cành có lông, màu tím, điểm chấm đen.
  • Lá mọc so le, hình tim rộng, 3 – 5 thùy hình trứng hoặc bầu dục, thùy giữa dài, thùy bên to.
  • Hoa màu vàng nhạt, cuống hoa có tuyến màu đen. tiểu đài có 5 lá bắc hoặc nhiều hơn, hình trứng rộng, có tuyến, tràng dài hơn tiểu đài.
  • Quả nang, hình bầu dục, hạt hình trứng nhọn, màu vàng nhạt, sợi trắng rất dễ rụng.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 10.

2. Công dụng

Sợi bông là nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp dệt. Xơ bông rất được ưa chuộng trong công nghiệp may mặc vì có những đặc tính tốt như cách nhiệt, mềm mại, co giãn, thoáng khí…

Tại Việt Nam, nghề trồng bông đã xuất hiện trên 2.000 năm. Từ thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam đã sản xuất đủ để may mặc trong nước, đầu thế kỷ 20 đã xuất khẩu bông sang Nhật, Hồng Kông. Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã có nhiều cố gắng phát triển nghề trồng bông để đáp ứng nhu cầu sợi bông nhưng diện tích và năng suất vẫn còn thấp, sản lượng chỉ mới đáp ứng 1/10 yêu cầu của công nghiệp dệt. Hiện nay, hàng năm Việt Nam còn phải nhập từ 60.000 đến 65.000 tấn bông xơ.

Bên cạnh cung cấp nguyên liệu chính cho ngành may mặc, bông còn có tác dụng:

  • Hạt bông chữa lòi dom, bạch đới, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, ít sữa. Sau khi đẻ.
  • Vỏ rễ và rễ bông chữa ho, hen suyễn, rối loạn kinh ոցuyệt, khi hư, sa tử cung.

Phương pháp trồng cây bông

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển là 25 – 30°G. ở nhiệt độ dưới 25°c cây bông phát triển chậm lại và ở nhiệt độ dưới 17°c cây bông cằn lại. Nhiệt độ quá cao 37 – 40°c cây bông rigừng phát triển.

  • Trường hợp nhiệt độ cao hơn yêu cầu bình thường thì ở giai đoạn đầu cây con (trước ra nụ) sẽ thúc đẩy cây bông sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Ớ giai đoạn hoa rộ thì sẽ làm cho khả năng thụ phấn kém, rụng nụ, đài nhiều.

2. Ánh sáng

Cây bông rất ưa ánh sáng, trong điều kiện thiếu ánh sáng cây bông phát triển chậm và cây vống lên. Nếu trong giai đoạn nụ hoa và hình thành quả mà cây bông bị thiếu ánh sáng thì sẽ xảy ra rụng đài và quả non nhiều.

Cây bông đòi hỏi ngày ngắn đêm dài.

  • Trong điều kiện ngày dài thì cây bông phát triển châm, chuyển hóa sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực muộn (ra nụ, nở hoa chậm).
  • Còn trong điều kiện ngày ngắn cây bông phát triển nhanh hơn, chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực cũng nhanh hom.

3. Nước tưới

  • Giá đoạn 1: Ở giai đoạn cây con (trước khi ra nụ) khi diện tích lá quang hợp ít thì cây bông cần ít nước (1 ha cần bình quân 10 – 12 m3 nước).
  • Giá đoạn 2: Tiếp theo giai đoạn nụ, đặc biệt là giai đoạn hoa nhu cầu về nước của cây bông tăng lên mạnh để phục vụ cho nhu cầu hình thành nụ, hoa, quả (ngựời ta tính giai đoạn nụ cần 30 – 35 m3/ha, hoa cần 90 – 100 rnVha).
  • Giá đoạn 3: Đến giai đoạn nở qụả thì nhu cầu nước của cây bông giảm xuống chỉ cần 30 – 40 m3/ha. Cả vụ bông cần khoảng từ 5000 I 8000 m3 nước/ha, bằng 1/3 nhu cầu nước của cây lúa.

3. Nước tưới 1

Mô hình trồng cây bông ở một số vùng dân tộc thiểu số

4. Đất và dinh dưỡng

Cây bông trồng được trên các loại đất có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, có độ mùn từ trung bình trở lên, pH thích hợp nhất cho cây bông là 6,5. Cây bông cho năng suất cao khi đất đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây bông sinh trưởng và phát triển.

Ngoài phân bón đa lượng NPK cung cấp qua bộ rễ, cây bông còn có nhu cầu lớn về phân vi lượng bổ sung qua rễ hoặc lá.

Phân đạm

Phân đạm là dinh dưỡng cây bông cần để sinh trưởng phát triển, đồng thời đạm là thành phần cấu tạo các • chất protein, diệp lục tố, acid nucleotit và các loại men.

Nếu cung cấp đạm đầy đủ có tác dụng làm tăng diện tích lá, tăng hàm lượng protein trong thịt lá, tăng tổng hợp diệp lục, tăng khả năng quang hợp. Đồng thời các hoạt động sinh lý mạnh lên – rễ, thân, lá cây bông sinh trưởng tốt, phát dục nhanh, thời kỳ đậu quả hữu hiệu cao. Ngoài ra còn làm cho chiều dài xơ tăng, hàm lượng protein và hàm lượng dầu trong hạt cao.

  • Nếu thiếu đạm cây bông sinh trưởng chậm, mọc thấp, lá nhỏ, màu nhạt, số cành quả ít, bông rụng nụ, đài nhiều, tàn lụi sớm, quả bé, trọng lượng nhẹ.

Phân lân

Là nguyên tố quan trọng tạo nên protein – acid amin và ATP cung cấp năng lượng cho cây, có tác dụng làm tăng trưởng phát dục của cây, tăng khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong cây, thúc đẩy phát triển bộ rễ thời kỳ cây con.

  • Thời kỳ 45 – 50 ngày sau gieo lân thúc đẩy quá trình sinh trưởng dinh dưỡng chuyển nhanh sang sinh trưởng sinh thực, cây bông sớm ra nụ hoa. Ở thời kỳ sau thì lân xúc tiến hạt bông mau chín, tãng hàm lượng dầu trong hạt, tãng khối lượng quả, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống rét, chống phèn, mặn cho cây bông.

Kali

Kali giúp cho cây chắc khỏe, tăng tỷ lệ đậu hoa quả, tăng khả năng vận chuyển đạm tự do thành đạm protit về hoa quả. Kali có trong dịch tế bào, tạo áp suất thẩm thấu để cây hút dinh dưỡng.

  • Kali còn làm tăng hàm lượng xenlulo trong cây tăng khả năng tổng hợp đường, tăng khả năng chống chịu hạn, chống nhiệt độ cao và kháng bệnh.

Ngoài các nguyên tố đa lượng (NPK) cây bông còn cần một số yếu tố trung lượng và vi lượng như: s, Mg, Ca, Zn, B, Cu, Na, clorua v.v… Các nguyên tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến số quả trên cây và năng suất bông hạt.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phuong-phap-trong-cay-bong.html/feed 0
Kỹ thuật trồng cây Cối xay https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-coi-xay.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-coi-xay.html#respond Tue, 23 Feb 2021 09:15:54 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52941 Đặc điểm chung

Đặc điểm thực vật

  • Cây Cối xay (Abutilon indicum (L.) Sweet.) thuộc dạng cây nhỏ mọc thành bụi, sống lâu năm, cao 1,0-1,5 m.
  • Lá mọc so le có cuống dài, hình tim, đầu nhọn, mép khía răng hai mặt có lông mềm.
  • Hoa màu vàng mọc riêng lẻ ở kẽ lá.
  • Quả do nhiều nang hợp lại, xếp sít nhau giống cái cối xay.
  • Mùa hoa tháng 2 -3; mùa quả hạt tháng 4 -6.

Đặc điểm thực vật 1

Hình ảnh cây Cối xay

Giá trị làm thuốc

Theo kinh nghiệm dân gian, lá, thân, quả có tác dụng chữa cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, bạch đới, rắn cắn, chữa vàng da, phù thũng sau khi đẻ, kiết lỵ, mắt có màng mộng, tai điếc, chữa mụn nhọt, điều trị đau viêm khớp, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, tật điếc, đau tai, ù tai.

Kỹ thuật trồng trọt

1. Giống và kỹ thuật làm giống

Cây cối xay được nhân giống bằng hạt, gieo vào tháng 2, 3 trong vườn ươm sau đó đánh cây con đi trồng. Lượng giống cho 1ha gieo thẳng từ 3-4 kg hạt giống.

Nếu gieo hạt trực tiếp vào hốc, thường gieo 3-4 hạt/hốc. Khi cây cao 20-30cm tiến hành tỉa chỉ để lại 1-2 cây/hốc.(Chọn các cây khỏe mạnh, không sâu bệnh).

Gieo hạt trong vườn ươm:

  • Đất gieo hạt giống phải sạch cỏ dại, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi, chiều rộng 1-1,2m, chiều cao 20 -25 cm, gạt phẳng đất và đập nhỏ.
  • Trước khi gieo, hạt được xử lý bằng nước ấm 40oC trong 60 phút,vớt ra để ráo và đem gieo.
  • Hạt được gieo đều trên mặt luống,phủ một lớp đất bột 0,5 cm, sau đó phủ rơm rạ, tưới giữ ẩm trong 5-7 ngày đến khi cây mọc mầm.
  • Hạt giống cối xay sau gieo ở vườm ươm 20-30 ngày,cây cao 20-25 cm có thể đánh trồng ra ruộng.
  • Lượng giống cần 15-20 kg/ha, vườn ươm đủ trồng cho 4-5 ha dược liệu.

2. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng thích hợp vào tháng 2 -tháng 4 hàng năm.

3. Kỹ thuật làm đất

Đất cày bừa nhỏ, nhặt sạch cỏ dại,làm luống rộng 70 -120 cm. Yêu cầu luống phải thoát nước tốt tránh để ngập úng (nếu bị ngập nước 1 -2 ngày cây sẽ bị chết).

4. Mật độ, khoảng cách

Mật độ: 40.000 cây/ha.Khoảng cách trồng: 50 x 50 cm (2 hàng/luống).

5. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 1/3 phân hữu cơvi sinh trộn và rải đều trên ruộng trước khi lên luống.

Bón thúc: Chia làm 3 lần bón.

  • Bón lần 1: Sau trồng 15 -20 ngày bón phân NPK với lượng 54 -81kg/ha(2-3 kg/ sào Bắc bộ).
  • Bón lần 2: Bón sau khi thu hoạch lần 1 (sau trồng 80 -90 ngày): bón NPK với lượng 135 -190 kg/ha(5-7 kg/sào Bắc bộ)+1/3 phân hữu cơ vi sinh.
  • Bón lần 3: Bón sau thu hoạch lần 2 (sau thu lần 1: 60 -70 ngày): bón nốt số NPK còn lại+1/3 phân hữu cơ vi sinh.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu đục quả (Earias insulana)

Đặc điểm gây hại:

  • Sâu gây hại trên nụ hoa, quả non và quả già từ khi cây ra nụ hoa đến khi thu hoạch. Sâu non đục vào bên trong, để lại các lỗ tròn, nhỏ trên bề mặt nụ và quả bị hại.

Biện pháp phòng trừ:

  • Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Fipronil (ví dụ Regent800WG; Tango 50SC, 800WG); Abamectin (ví dụ Abatimec 5.4EC; Catex 1.8 EC, 3.6 EC); Abamectin + Fipronil (ví dụ Scorpion 18 EC, 36EC). Lưu ý phun liên tiếp 2 lần cách nhau 14 ngày vào thời điểm cây ra hoa rộ. Nếu để sâu đã đục vào trong nụ hoặc quả thì rất khó phòng trừ.

Các loại sâu hại lá (bao gồm sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu róm)Gây hại không nhiều. Nếu mật độ sâu ít, có thể bắt sâu bằng tay.

Mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc phun trừ sau:

  • Hoạt chất Abamectin (Ví dụ:Catex 1.8EC, 3.6EC; Shepatin 50EC); Chế phẩm Bt (là sản phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis) (Ví dụ V-BT 16000WP, Vbtusa (16000IU/mg) WP; Biocin 16WP; Comazol (16000 IU/mg)WP).

Bệnh thối gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii)

Đặc điểm gây hại:

  • Triệu chứng bệnh bắt đầu từ phần gốc thân tiếp giáp với mặt đất với những đám sợi nấm màu trắng, phát triển theo kiểu hình quạt. Những hạch nấm nhỏ, tròn, hình hạt cải được hình thành sau đó trên các tản nấm. Các hạch nấm có thể được nhìn thấy dễ dàng trên cây bệnh, đặc biệt ở phần tiếp giáp với mặt đất. Hạch nấm có màu kem nhạt đến nâu tùy theo giai đoạn phát triển. Bệnh phát triển rất nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

Biện pháp phòng trừ

  • Kiểm tra ruộng cối xay theo định kỳ, loại bỏ và chuyển toàn bộ tàn dư cây bệnh ra khỏi ruộng. Nếu cây bị bệnh nặng, cần cẩn thận loại bỏ cây và cả phần đất xung quanh để hạn chế sự phát tán của hạch nấm gây bệnh.

7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch: Cối xay thường thu vào mùa hạ. Toàn thân, lá, hoa đều sử dụng làm dược liệu. Cắt cây sát gốc từ 20-30 cm giũ sạch bụi.

  • Sơ chế:Cắt thành từng đoạn theo quy định, phơi hoặc sấy khô.
  • Bảo quản:Để nơi khô mát tránh mốc, mọt.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-coi-xay.html/feed 0
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Cát cánh https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cham-soc-cay-cat-canh.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cham-soc-cay-cat-canh.html#respond Wed, 27 Jan 2021 02:00:18 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52347 Cát cánh (Platycodon grandyflorum (Jacq.) A. DC.) là loài cây sống lâu năm, có hoa to như hình chiếc chuông, màu tím. Trong Đông y, Cát cánh có vị đắng, cay, tính hơi ôn, vào kinh phế; có tác dụng chữa ho, ho có đờm hôi tanh, cổ họng sưng đau, ngực đầy trướng đau, ho ra máu. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng lớn, nên Cát cánh được trồng ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương và Hà Nội).

I. Đặc điểm thực vật

1. Mô tả cây

1. Mô tả cây 1

Cây Cát cánh (Platycodon grandyflorum (Jacq.) A. DC.)

  • Cát cánh là cây thảo, sống lâu năm, thân mềm, màu lục xám, chứa nhựa mủ, cao 50 – 80 cm.
  • Rễ củ đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt.
  • Lá có cuống ngắn hoặc gần như không cuống, hình trứng, dài 3 – 6cm, rộng 1 – 2,5cm, gốc tròn, đầu nhọn, cuống hẹp, rìa lá có răng cưa, ở giữa thân cây trở xuống lá mọc đối hoặc có 3- 4 vòng lá, lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le.
  • Hoa hình chuông, cánh hoa màu tím xanh hay màu trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn, đường kính 3 – 5cm; Đài có 5 thùy màu lục, tràng gồm 5 cánh hợp, 5 nhị đực, 1 nhị cái, đầu nhị xẻ 5.
  • Quả nang, hình trứng bao bọc bởi đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục, màu đen nâu.
  • Mùa hoa tháng 5 – 7, mùa quả tháng 8 – 9.

2. Điều kiện sinh thái

Cát cánh là cây ngày dài, ưa khí hậu ôn hòa, ẩm ướt, nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 25 – 30oC (cao nhất 35 oC, thấp nhất 15oC).

Khả năng chịu hạn kém, đặc biệt không chịu được ngập úng.

II. Kỹ thuật trồng trọt

1. Chọn vùng trồng

Cát cánh thích hợp với khí hậu mát và ẩm, trong điều kiện thời tiết và đất quá khô không thích hợp cho sự phát triển của Cát cánh, cây phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15-25oC; độ cao phân bố từ 1.000 – 1.500 m.

2. Giống và kỹ thuật nhân giống

Trong sản xuất dược liệu, Cát cánh chủ yếu được gieo trồng bằng hạt, thu quả ở những cây năm thứ 2, to, khỏe, không bị sâu bệnh, vỏ quả chuyển sang màu vàng cần thu kịp thời. Quả hái về để trong râm 2 – 3 ngày cho chín sinh lý, phơi nắng nhẹ cho khô, đập lấy hạt và tiếp tục phơi thêm 2 – 3 nắng.

Tiêu chuẩn hạt giống:

Hạt giống có màu đen, bóng, không nhăn nheo; trọng lượng 1.000 hạt là 0,8 – 1,5g; tỷ lệ hạt chắc trên 80%; tỷ lệ tạp chất nhỏ hơn 20%; tỷ lệ nảy mầm trên 60%. Nhiệt độ nảy mầm tối ưu từ 20 – 25oC, thời gian nảy mầm từ 7 đến 10 ngày. Lượng giống cho 1 ha từ 3,0 – 4,0 kg hạt.

Kỹ thuật vườn ươm:

  • Cày, cuốc đất để ải trước 30 ngày, sau đó đập đất nhỏ nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 20 cm, rộng mặt luống 80 cm có hình mu rùa, rãnh luống rộng 40 cm.
  • Phân bón cho vườn ươm (Tính cho 1 sào bắc bộ = 360m2): Phân chuồng hoai mục 120 kg (có thể sử dụng phân vi sinh hoặc supe lân 10 kg) + NPK 10 kg
  • Vôi bột 15 kg.
  • Cách bón: Trộn đều tất cả lượng phân chuồng, phân vi sinh, vôi bột với đất trước khi gieo hạt

Kỹ thuật gieo hạt:

  • Trước khi gieo hạt phải trộn đều hạt giống với cát khô hoặc tro bếp, rắc đều tay trên luống, đối với gieo hạt vào bầu, gieo mỗi bầu 4- 5 hạt, gieo vãi trên luống với lượng gieo là 0,3- 0,4 (g) hạt/m2.
  • Gieo xong phủ một lớp đất mỏng khoảng 1 cm lên trên rồi lấy trấu dập nhỏ hoặc rơm, rạ khô, sạch phủ lên trên xong tưới ẩm.
  • Sau khoảng 6- 7 ngày hạt mọc mầm.

2. Giống và kỹ thuật nhân giống 1

Cây Cát cánh con trong các bầu ươm

Chăm sóc vườn ươm:

  • Làm vòm che: Làm mái che bằng nilon màu trắng, để hạn chế nước mưa và bệnh thối nhũn và lở cổ rễ.
  • Sau khi hạt/hom mọc mầm dỡ bỏ rơm rạ, thường xuyên thăm vườn, làm cỏ và tỉa bớt cây xấu, nếu phát hiện cây bị bệnh cần phun Daconil 75WP.

Khi cây mọc được 30- 40 ngày thấy cây thiếu dinh dưỡng bón bổ sung phân NPK (10kg/sào) bằng cách ngâm phân NPK với nước trước 2-3 ngày và pha 100 lít nước tưới cho cây, tưới phân xong phải tưới rửa lại bằng nước sạch. Trước khi xuất vườn khoảng 30 ngày cần luyện cây hạn chế tưới nước, dỡ bỏ
che phủ nilon.

Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn:

Tuổi cây giống (từ lúc gieo ươm đến khi xuất vườn) 90 đến 100 ngày, chiều cao cây 10- 15cm, số lá thật từ 6- 8 lá, cây khỏe, không bị sâu bệnh.

3. Thời vụ trồng

Thời vụ gieo hạt vào tháng 9-10, trồng ra ruộng từ tháng 1 -2 năm sau.

4. Kỹ thuật làm đất

Làm đất:

  • Đất được cày lật, phơi ải và diệt cỏ dại; sau đó bón vôi và bừa đất cho kỹ sâu 10 cm – 20 cm, làm đất nhỏ và tơi xốp, thu gom sạch cỏ dại.

Lên luống:

  • Cao 30 – 35cm, mặt luống rộng 70- 80cm, độ rộng rãnh 30cm. Nếu trồng trên đất dốc phải làm luống theo đường đồng mức để tránh xói mòn.

5. Mật độ và khoảng cách trồng

  • Mật độ trồng lấy dược liệu 500.000 cây/ha, trồng khoảng cách: 20×10 cm.
  • Mật độ trồng lấy hạt 200.000 cây/ha, trồng khoảng cách 20 x 25 cm.

5. Mật độ và khoảng cách trồng 1

Cây cát cánh được trồng thành luống trong vườn 

6. Kỹ thuật trồng

Khi trồng đặt cây giống nhẹ nhàng theo mật độ, khoảng cách, lấp đất kín phần gốc rễ, sau đó ấn chặt. Trồng xong phải tưới nước ngay để cố định cây và giữ ẩm cho cây nhanh hồi xanh.

7. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón cho 01 ha: Phân chuồng hoai mục 20 tấn, 650kg Urê, 650 kg Super lân, 130kg Kali.

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân được trộn đều bón vào đất.

Bón thúc:

+ Đợt 1: Sau khi trồng 1 – 2 tháng bón thúc 1/4 lượng đạm urê.
+ Đợt 2: Sau khi trồng 3 – 4 tháng bón thúc 1/4 lượng đạm urê.
+ Đợt 3: Sau khi trồng 5 – 6 tháng bón 1/4 lượng đạm urê và 1/2 lượng kali.
+ Đợt 4: Sau khi trồng 7 – 8 tháng bón 1/4 lượng đạm urê và 1/2 lượng kali còn lại.

* Lưu ý: Bón cách gốc 5 – 10cm, tránh để phân tiếp xúc trực tiếp vào lá, sau khi bón tưới nước vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất vừa để cây dễ hấp thu phân bón.

8. Chăm sóc, quản lý đồng ruộng

Giai đoạn cây mới trồng cần kiểm tra, trồng dặm cây đảm bảo mật độ, khoảng cách.

Tưới nước:

  • Trong thời gian đầu khi mới trồng, việc tưới nước cần phải duy trì thường xuyên 2-3 ngày/lần.
  • Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm cho cây, đảm bảo thoát nước tốt.

Làm sạch cỏ dại trên đồng ruộng. Thăm đồng thường xuyên, vệ sinh dụng cụ phun thuốc, thu gom bao gói thuốc BVTV đúng nơi quy định, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.

9. Phòng trừ sâu, bệnh hại

  • Sâu hại chủ yếu là sâu xám, rệp; sâu xám thường gây hại vào ban đêm, ăn lá non hoặc cắn đứt ngang các thân và cành non.
  • Bệnh hại chủ yếu là bệnh thối nhũn, bệnh xuất hiện khi độ ẩm cao hoặc mưa nhiều từ tháng 6 – 8 hàng năm.

10. Thu hoạch, sơ chế

Thời điểm thu hoạch vào cuối năm dương lịch, lúc này cây có biểu hiện hình thái là lá úa vàng, tàn lụi, thu hoạch lúc này đảm bảo hàm lượng hoạt chất của cây được tích lũy ở mức cao nhất.

Khi thu hoạch lựa chọn thời tiết khô ráo, không có mưa, trước tiên cắt cuống lá sát gốc, đào lấy củ, rửa sạch củ vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

10. Thu hoạch, sơ chế 1

Thu hoạch dược liệu Cát cánh

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cham-soc-cay-cat-canh.html/feed 0
Quy trình kỹ thuật canh tác cây Lạc tiên https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-canh-tac-cay-lac-tien.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-canh-tac-cay-lac-tien.html#respond Fri, 15 Jan 2021 06:54:23 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=51832

Thông tin khoa học cây Lạc tiên

  • Cây Lạc tiên (còn gọi là cây chanh dây, mác mác)
  • Tên khoa học: Passiflora edulis Sims
  • Họ: Lạc tiên Passifloraceae.

Mô tả cây

Mô tả cây 1

Hình ảnh hoa Lạc tiên

Lạc tiên là một loại dây leo, thân nhỏ, hình trụ có rãnh dọc, nhiều lông thưa. Lá mọc xen, mang lá kèm ở mỗi đốt, phiến lá có 3 thùy dài. Hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng hồng, đài 5 cánh màu xanh lục, cánh hoa dài 2-2,5 cm, tràng 5 cánh rời nhau, xếp xen kẽ với các lá đài; tràng phụ do 4-5 hàng sợi trắng, gốc tím, cuống nhụy dài 1,5 cm. Trái hình cầu đến bầu dục, kích thước 4-12 x 4-7 cm, màu tím sậm hay vàng chanh, tự rụng khi chín.

Phân bố, sinh thái

Lạc tiên cần nhiều ánh sáng để ra hoa và đậu trái, mầm hoa mọc từ các chồi nách, từ khi thụ phấn đến trái chín là 60-70 ngày (giống trái vàng) hoặc 60-90 ngày (giống trái tím).

Lạc tiên đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600 mm trở lên, phân bố đều, trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa, nhiệt độ thích hợp từ 16-30oC, không có sương muối; độ ẩm từ 75-80%.

Cây Lạc tiên không kén đất, có thể trồng ở những vùng có khí hậu nóng, kể cả đất có pH cao, tốt nhất là chọn đất thoát nước tốt, không để nước đọng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác sâu >50cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5-6. Lạc tiên quả tím thích hợp vùng á nhiệt đới, cao độ 1.000-1.200m so mặt biển cho chất lượng quả tốt. Ngược lại giống quả vàng thích hợp vùng nhiệt đới, độ cao < 600m.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Chọn giống

Tại Lâm Đồng chủ yếu sử dụng giống Đài nông 1 (quả tím) và một số giống do các công ty nhập khẩu từ Đài Loan. Hiện nay người ta dùng giống quả tím ghép lên gốc ghép giống quả vàng, để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tuyến trùng và khả năng sinh trưởng phát triển.

Chọn giống 1

Chuẩn bị đất

Trước khi trồng cây phải xử lý đất để diệt trừ mầm sâu, bệnh bằng cách cày sâu 30-35cm, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư thực vật khác.

Thiết kế đường lô, mật độ khoảng cách trồng

Thiết kế đường lô: Thích hợp với những nơi đất bằng phẳng, độ dốc <80, vườn trồng có thể thiết kế theo hình chữ nhật hoặc hình vuông diện tích từ 0,2 – 0,5ha/lô, đường lô rộng 3m. Trồng trên đất dốc, hàng cây phải bố trí theo đường đồng mức để thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, chăm sóc và thu hoạch.

  • Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình và khả năng thâm canh, có thể trồng các mật độ: 1.660 cây/ha: khoảng cách 3 x 2m; 1.330 cây/ha: khoảng cách 3 x 2,5m; 1.100 cây/ha: khoảng cách 3 x 3 m; 850 cây/ha: khoảng cách 3 x 4 m.

Cách trồng

Hố trồng có kích thước 60x60x60cm, đào một hố nhỏ ở giữa bồn có độ sâu bằng bầu, đặt cây và lấp đất phủ kín bằng mặt bầu. Sau đó rắc thuốc xung quanh để tránh mối, kiến, dế cắn phá. Dùng cây chống cắm xung quanh và dùng các vật liệu che chắn nhằm hạn chế gió.

Tưới nước

Cây Lạc tiên có bộ rễ ăn cạn, cho nên vấn đề tưới giữ ẩm và tủ gốc là rất cần thiết. Không để nước ngập úng trong mùa mưa nhưng phải đủ nước tưới trong mùa khô đặc biệt trong giai đoạn cây ra hoa. Định kỳ tưới 2 lần/tuần vào mùa khô.

Bón phân

Cây lạc tiên rất thích hợp với các loại phân hữu cơ, nhất là phân chuồng ủ hoại. Lượng phân bón cho cây theo giai đoạn sinh trưởng, tuỳ thuộc mật độ trồng khác nhau cần điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

a. Giai đoạn kiến thiết cơ bản (1-6 tháng tuổi)
Lượng phân bón cho Lạc tiên mật độ trồng 850cây/ha, như sau:

  • Phân chuồng hoai: 15-20 tấn; vôi bột: 1.000kg.
  • Phân hóa học (lượng nguyên chất): Bón với tỷ lệ N-P-K: 2-2-1,5. Lượng phân hóa học nguyên chất: 170kg N-170kg P2O5 -145kg K2O.

Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn hoặc NPK tương đương: Ure: 370kg; super lân: 1.062,5kg; KCl: 242kg.

  • Bón lót: Đào hố xong xử lý đất bằng vôi, dùng phân chuồng hoai trộn lẫn với phân lân, vôi hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh để bón lót. Thực hiện bón trước khi trồng từ 25-30 ngày với lượng: phân chuồng 15-20 tấn/ha + vôi 1.000kg/ha.
  • Bón thúc: Phân Ure và kali bón sau trồng 20 ngày, các lần tiếp theo cứ 15 ngày bón 1 lần (chia đều 10-12 lần bón) bón 28-32kg urê + 18-22kg KCL.
    Phân lân bón riêng và chia hai lần bón, lần thứ nhất sau khi trồng 60 ngày, lần tiếp theo 150 ngày sau trồng. Bón lấp xung quanh bồn (dùng nĩa để nĩa đất nhằm tránh gây đứt rễ).

b. Giai đoạn kinh doanh (từ 7 tháng tuổi trở lên): Bón tỷ lệ N-P-K: 2-1-4.
Lượng phân bón cho Lạc tiên mật độ trồng 850cây/ha, giai đoạn kinh doanh (từ 7 tháng tuổi trở lên) như sau:
Phân hóa học bón với tỷ lệ N-P-K: 2-1-4. Lượng phân hóa học nguyên chất: 400kg N-204kg P2O5 -820kg K2O.

  • Phân đạm và kali (bón khoảng 20 lần), cứ 15-20 ngày bón 1 lần: 30-40kg Urê + 50-55kg Kaliclorua/ha/lần bón.
  • Phân lân chia làm 3 lần bón, bón lấp xung quanh bồn (dùng nĩa để nĩa đất nhằm tránh gây đứt rễ).
    Trong giai đoạn kinh doanh cần bón thêm phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai với lượng 15-20 tấn/năm, bón 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.

Làm bồn, diệt cỏ dại

Thường xuyên phá lớp váng đất mặt tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển giúp cây sinh trưởng tốt.
Cây Lạc tiên có bộ rễ ăn cạn, cho nên việc diệt cỏ dại chủ yếu dùng biện pháp thủ công, hạn chế tối đa việc làm đứt rễ làm cây dễ nhiễm bệnh.

Làm giàn, tạo hình và tỉa cành lá

Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa và đậu trái của cây Lạc tiên vì cây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán.

Làm giàn theo kiểu chữ T để giúp lạc tiên phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,8-2,2m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, khoảng cách các cột nên cắm theo khoảng cách trồng; bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40cm cho cây leo.

Làm giàn, tạo hình và tỉa cành lá 1

Cây mới trồng phát triển chiều cao khoảng 1m thì bấm bớt lá gốc. Cây có bộ lá to, dày, xanh tốt, không bị nấm bệnh là biểu hiện cây sinh trưởng mạnh, đồng thời lá to sẽ giúp cây trao đổi chất tốt hơn do vậy cần chú ý bảo vệ.

Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa bớt lá già hoặc những chỗ mật độ lá quá dày, đặc biệt trong mùa mưa, để hạn chế sâu bệnh gây hại, đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái, cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2, 3 và các cành quả. Nếu Lạc tiên không được tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển, đặc biệt làm hạn chế đến năng suất các năm sau.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Nhện đỏ

  • Gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, nếu mật độ cao làm lá bị xoăn lại, lá mau rụng và chậm ra lá non. Gặp điều kiện thuận lợi sinh sản rất nhanh, làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khô, thậm chí toàn bộ lá bị khô cháy và rụng.
  • Hoa bị thui chột không đậu trái được, trái non bị hại lốm đốm vàng và có thể bị rụng, gây thiệt hại lớn cho nhà vườn.
  • Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa.

Biện pháp phòng trừ: Cắt bỏ những lá có mật số nhện qúa cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy để diệt nhện. Có thể dùng máy bơm nước có áp suất lớn xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện.

Bọ xít (Nezara viridula), (Leptoglossus australis)

Bọ xít gây hại bằng cách tấn công (chích hút) vào hoa, đọt non và quả non làm cho quả lốm đốm, nếu gây hại nặng làm cho qủa rụng.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn, dọn cỏ dại, phát quang bờ lô, bụi rậm, bón cân đối N-P-K, dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Kiểm tra vườn phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu huỷ.

Rệp các loại

Các loài rệp này gây hại phổ biến trên cây Lạc tiên, chúng gây hại bằng cách bám vào các bộ phận như: thân, lá, quả non, các khe cạnh giữa cuống quả, lá chúng hút nhựa để sống, làm giảm sự quang hợp của lá, làm cho lá, quả rụng bất thường. Nguy hiểm nhất là rệp sáp chích hút nhựa cây làm cây chậm phát triển, quả nhỏ. Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, bám đen cả cành lá và vỏ trái làm giảm giá trị sản phẩm. Hai loài rệp đào (Myzus persicae) và rệp muội (Aphis gossypii) đối tượng mang một loài virus rất nguy hiểm đó là woodiness (PWV).

Biện pháp phòng trừ: Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành vô hiệu để giảm nơi sinh sống của rệp. Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến, mùa nắng dùng vòi bơm nước phun vào chổ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp, đồng thời tạo ẩm độ trên cây làm giảm mật độ rệp. Kiểm tra để phát hiện sự xuất hiện của rệp, nếu thấy có rệp dù với số lượng ít cũng phải diệt trừ ngay.

Sâu đục thân

Sâu trưởng thành tìm những kẽ nứt của thân cây để đẻ trứng, sâu non nở ra đục vào thân cây tạo thành đường vòng quanh thân, dần dần đục sâu vào trong thân làm rỗng thân. Khi cây vừa bị sâu hại, lá non ở đầu nhánh có màu xanh hơi đậm, hơi xoăn và nhỏ hơn lá bình thường. Cây bị hại nặng thì lá vàng và héo, vỏ thân cây Lạc tiên có dấu hiệu nứt nẻ.

Biện pháp phòng trừ: Cần tạo hình và cắt tỉa nhánh được tiến hành thường xuyên. Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên giàn đã cho trái, để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn.

Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch và bảo quản 1

Trái Lạc tiên chín là những trái già tự rụng hoặc khi thấy vỏ trái đã chuyển sang màu tím là thu hái được.

  • Đối với trái ăn tươi bảo quản trong thùng giấy carton hoạc sọt tre theo yêu cầu của người mua hàng.
  • Đối với trái dùng để múc dịch quả thủ công làm nguyên liệu, đựng trong xô nhựa có lót bịch ny lông, dịch quả được cột chặt trong bịch ny lông và vận chuyển đến nơi chế biến trong ngày. Nếu để lâu phải có kho lạnh bảo quản.

(Ban hành kèm theo quyết định số 1251/QĐ-SNN, ngày 13/12/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng V/v Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-canh-tac-cay-lac-tien.html/feed 0
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè dây https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cham-soc-cay-che-day.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cham-soc-cay-che-day.html#respond Mon, 09 Nov 2020 03:42:05 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48101 Chè Dây, tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch., thuộc họ Nho (Vitaceae). Tại Việt Nam cây mọc nhiều tại các khu vực miền núi Tây Bắc như Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu và các tỉnh miền trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Chè dây thường được người dân miền núi phía Bắc gọi là Thau Rả, Khau Rả.

Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè dây 1

Hình ảnh cây chè dây

Đặc điểm thực vật học

Đặc điểm mô tả

  • Dây leo, cành hình trụ mảnh, tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh
  • Lá kép lông chim, mọc so le mang 7-12 lá chét mỏng, giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy; Cụm hoa đối diện với lá thành xim 2 ngả, nụ hoa hình trứng, hoa mẫu 5
  • Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, khi chín có màu tím đen, chứa 3- 4 hạt.
  • Ra hoa tháng 6, có quả chín tháng 10.

Điều kiện sinh thái

Cây thích hợp với điều kiện mát mẻ của vùng núi cao phía Bắc các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai; cây mọc hoang hoặc được trồng dưới tán rừng.

Công dụng

Lá cũng dùng nấu nước uống thay chè. Gần đây, Viện Y học Cổ truyền Dân tộc đã sử dụng Chè dây dạng cao khô để điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng. Những nghiên cứu khác chỉ ra, chè dây còn có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, và chống oxy hóa.

Xem thêm: Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K&#8217;Bang, tỉnh Gia Lai

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn vùng trồng

  • Chọn vùng trồng là nơi có khí hậu mát mẻ, cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn chất thải nước thải, bãi rác thải hóa chất…
  • Chọn đất thịt nhẹ, pH 5 – 7 có tầng canh tác dày, đất ẩm mát, cao, thoát nước tốt.

Kỹ thuật nhân giống

  • Lựa chọn cành giống: Chọn cành bánh tẻ, không có vết bệnh, lấy từ cây mẹ khỏe mạnh, đường kính 5-12mm, được thu hái vào tháng 8 – 9 hoặc tháng 12 đến tháng 01 năm sau.
  • Chuẩn bị vườn giâm hom: Chọn đất bằng phẳng, gần nguồn nước, tiện đường vận chuyển; đất được làm sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh, tơi xốp, thoát nước tốt.
  • Xử lý hom giống:Dùng kéo cắt các cành bánh tẻ thành các hom có kích thước 10-15 cm, đường kính 5-12 mm; tiến hành chấm các hom giống vào dung dịch kích thích ra rễ rồi giâm tại vườm ươm giống; Cách giâm: Cắm ngập trong đất 2/3 chiều dài hom, cắm hom nghiêng 600 so với mặt đất, hom cách hom 7 – 10 cm.
  • Chăm sóc vườn hom: Tưới nước ẩm đầy đủ trong thời gian chăm sóc, có lưới che nắng, mưa cho cây.
  • Thời vụ giâm hom: Tháng 8 – 9 hoặc tháng 12 đến tháng 01 năm sau.

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 5

Thời vụ trồng 1

Kỹ thuật làm đất

Đất được làm kỹ, sạch cỏ dại, đào hố kích thước 30 x 30 x 30 cm.

Mật độ và khoảng cách trồng

Mật độ: 6.667 cây/ha với khoảng cách 1,0 x 1,5 m.

Kỹ thuật trồng

Lựa chọn thời điểm mưa ẩm để tiến hành trồng cây, đặt hom giống và lấp đất cao hơn mặt đất để trách cây bị úng nước.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

  • Lượng phân bón (tính cho 1ha/năm): 450 Urea+500 Lân Supe+120 Kali
  • Kỹ thuật bón phân: Bón lót toàn bộ phân Lân vào đầu năm; bón thúc phân Đạm và Kali chia đều bón sau mỗi lần thu hoạch lá.

Chăm sóc

Thường xuyên phát quang cỏ dại để cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Cây Chè dây ít sâu bệnh hại, khi mới phát hiện sâu bệnh hại cần xử lý ngay bằng biện pháp thủ công.

Thu hoạch, sơ chế

Chè dây là cây lâu năm, trồng 1 lần có thể thu nhiều năm; cắt phần thân lá tính từ đầu cành dài 40-70 cm; các cành thu hái được bó thành bó hoặc đựng trong các bao, túi sạch vận chuyển về nơi tiêu thụ.

(Kèm theo Quyết định số 271 /QĐ-SNN, ngày 20/12/2017 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lào Cai)

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-ky-thuat-trong-cham-soc-cay-che-day.html/feed 0
Kỹ thuật trồng dược liệu Bạc hà https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-duoc-lieu-bac-ha.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-duoc-lieu-bac-ha.html#respond Thu, 05 Nov 2020 08:12:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48032

Phần I. Đặc điểm chung

1. Đặc điểm thực vật

1. Đặc điểm thực vật 1

Hình ảnh cây Bạc hà

  • Cây bạc hà là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 10 đến 60-70cm, có thể cao tới 1m.
  • Thân vuông mọc đứng hay hơi bò, có khi phân nhánh, trên thân có nhiều lông.
  • Lá mọc đối, cuống dài từ 2 đến 10mm, phiến lá hình trứng hay thon dài, rộng 2-3cm, dài 3-7cm, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới đều có lông che chở và lông bài tiết.
  • Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt có khi màu trắng. Ít khi thấy có quả và hạt.
  • Toàn cây có lông và có mùi thơm. Mùa hoa quả tháng 6 – 9.

2. Nguồn gốc, phân bố

Bạc hà là cây có nguồn gốc từ đới châu Âu, châu Á. Ở nước ta chi này cũng có 3 – 4 loài, mọc tự nhiên ở vùng núi cao 1300 – 1600 m, có khí hậu ẩm mát như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Yên Bái và Mường Lống (Nghệ An

3. Điều kiện sinh thái

Bạc hà thuộc loại cây ưa ẩm và ưa sáng, mọc hoang dại thường tập trung thành những đám nhỏ gần bờ suối hay trong thung lũng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi đất nhiều mùn, màu nâu đen, tơi xốp. Cây ra hoa hàng năm, nhưng hình thức tái sinh chủ yếu vẫn bằng cách mọc chồi, đẻ nhánh bò lan trên mặt đất.

4. Giá trị làm thuốc

  • Bộ phận sử dụng: Phần thân lá trên mặt đất.
  • Công dụng: Thường dùng trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau bụng viêm họng, ho, giai đoạn đầu của bệnh sởi; chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng; ngứa da. Tinh dầu bạc hà có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp xương, thái dương khi nhức đầu.

Phần II. Kỹ thuật trồng trọt

1. Chọn vùng trồng

  • Bạc hà có thể trồng được ở đồng bằng, trung du và miền núi, nhưng sinh trưởng tốt hơn ở nhiệt độ 20 – 25oC và ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
  • Chọn đất pha cát tơi xốp, thoát nước tốt, không úng ngập, nhiều mùn. Không nên trồng ở đất sét và đất bạc màu. Năng suất và chất lượng tinh dầu của cây trên đất pha cát cao hơn so với cây trồng trên đất thịt nặng, úng nước.
  • Độ pH của đất không yêu cầu khắt khe kiềm, axit hay trung tính.

2. Giống và kỹ thuật làm giống

Quần thể bạc hà trồng bao gồm một số giống lai từ các loài M. arvensis L., M. aquatica L., M. spicata L.và M. piperita L.. Những giống này được nhập từ Liên Xô trước đây, Triều Tiên, Pháp, Trung Quốc từ năm 1955 – 1974 và gần đây từ Nhật Bản, Ấn Độ…

2. Giống và kỹ thuật làm giống 1

Một vài giống bạc hà (nhất là giống BH 974) đã được trồng lớn ở nhiều địa phương. Bạc hà thường được nhân giống bằng thân ngầm hoặc bằng thân cành.

Kỹ thuật làm giống Vào mùa đông, phần thân lá bị lụi đi, giữ nguyên ruộng bạc hà, tưới nước giữ ẩm nếu thời tiết khô hạn, đến mùa xuân chọn lấy đoạn thân ngầm khoẻ mạnh để làm giống. Thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài từ 7 – 10 cm, có thể trồng trực tiếp ra ruộng. Lượng giống cho 1ha: 1.000 – 1.500 kg mầm giống. Ngoài ra còn có thể tách lấy nhánh thân sao cho có một ít rễ ở phần gốc để trồng. Trồng bằng thân cành thường trồng muộn hơn, năng suất lứa đầu cũng không cao so với trồng bằng thân ngầm.

3. Thời vụ trồng

  • Thời vụ trồng bạc hà ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là tháng 2 – 3, ở miền núi là tháng 3 – 4, ở các tỉnh khu Bốn cũ là tháng 1 – 2.
  • Ở các tỉnh phía Nam có thể trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5)

4. Kỹ thuật làm đất

  • Đất trồng bạc hà cần cày sâu, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, bừa kỹ, lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,0 – 1,2 m.
  • Rạch luống thành hàng ngang hoặc dọc, cách nhau 20 – 25cm, sâu 8-10cm.
  • Ruộng bạc hà cần bố trí trên đất thoát nước tiện tưới tiêu, không bị che khuất.

5. Mật độ, khoảng cách trồng

  • Mật độ: 500.000cây/ha trồng khoảng cách 20x10cm.
  • Mật độ: 200.000cây/ha trồng khoảng cách 20x25cm.

5. Mật độ, khoảng cách trồng 1

Hình ảnh luống Bạc hà đang phát triển tươi tốt

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Một số loại phân bón thường dùng như: Phân chuồng, Đạm ure, supe lân, Kali Clora
6. Phân bón và kỹ thuật bón phân 1Thời kỳ bón

  • Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + phân lân và kali.
  • Bón thúc: Bằng phân đạm vào thời kỳ cây giao tán và sau các lứa cắt, mỗi lần bón 1/4 tổng lượng phân urê bằng cách pha loãng nồng độ 2% để tưới.

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng: Hiện nay biện pháp gieo trồng bằng thân cành hoặc thân ngầm là phổ biến. Cắt thân ngầm thành từng đoạn dài 7 – 10 cm, đặt hơi nghiêng xuống rạch cách nhau 10cm.

Nếu trồng bằng nhánh thân cành thì đặt sao cho phần ngọn nhô lên mặt đất 5 – 7 cm, dùng đất bột lấp kín mầm 4 – 5 cm. Khi trồng chú ý ấn chặt gốc và tưới nước ngay cho cây chóng hồi phục. Giữ ẩm sau khi trồng cũng như trong suốt thời gian sinh trưởng.

Chăm sóc: Cần chú ý làm cỏ lúc cây chưa phủ kín đất. Sau mỗi lứa cắt, chú ý làm vệ sinh đồng ruộng, bón thúc bằng tưới phân đạm pha loãng.

Tưới tiêu: Luôn đảm bảo cho đất đủ ẩm để cây phát triển tốt. Khi bị ngập úng phải thoát nước ngay vì và bạc hà không chịu được ngập úng, tránh làm cây bị chết.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Đối tượng gây hại nguy hiểm nhất trên bạc hà là bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia menthae gây ra. Đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ như sau:

  • Vết bệnh đầu tiên là những chấm màu vàng trong đến vàng nhạt, nằm rải rác ở mặt dưới lá, sau phát triển thành những u nổi, bên trong chứa một khối bào tử có màu nâu đỏ, khi còn non có màu vàng gạch. Cuối giai đoạn sinh trưởng bệnh phát triển nhiều, phủ kín lá, làm rụng lá gây giảm năng suất đáng kể.
  • Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm.

Biện pháp phòng trừ

  • Không nên trồng độc canh bạc hà trong nhiều năm mà nên luân canh với cây khác họ để hạn chế nguồn bệnh lây lan từ vụ này sang vụ khác.
  • Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đưa các tàn dư bệnh ra khỏi ruộng và tiêu hủy, dọn sạch tàn dư sau thu hoạch.
  • Có thể sử dụng thuốc trừ nấm có hoạt chất: Cyproconazole (ví dụ Bonanza 100 SL); Difenoconazole (ví dụ Score 250 EC, Nitin 300 EC, Tilt Super 300 EC)

9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch: Bạc hà trồng 2 – 3 tháng có thể thu hoạch. Tùy thời vụ trồng sớm, muộn và khả năng chăm sóc mà mỗi năm có thể thu hoạch 2 – 3 lứa. Thời điểm thu hoạch là khi cây ra hoa từ 70% trở lên. Chọn ngày nắng ráo cắt sát gốc lấy toàn bộ phần thân lá để cất tinh dầu. Trung bình, lứa thứ nhất có thể thu được 8 – 10 tấn, lứa thứ hai: 5 – 7 tấn, lứa thứ ba: 3 – 5 tấn thân lá tươi/ha. Năng suất tinh dầu thường đạt 70 – 100kg/ha.

Sơ chế: Loại bỏ các lá sâu, vàng. Nếu chưa kịp cất tinh dầu ngay thì cần tãi mỏng ở nơi râm mát, tránh để thành đống.

Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh để thành đống, từng thời điểm kiểm tra hàm lượng tinh dầu.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-duoc-lieu-bac-ha.html/feed 0