Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Mon, 13 May 2024 18:45:31 +0700 vi hourly 1 Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của cây mã đề https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-chua-benh-ky-dieu-cua-cay-ma-de.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-chua-benh-ky-dieu-cua-cay-ma-de.html#respond Thu, 18 Nov 2021 09:03:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63506 Plantago major L. tên thường gọi là cây Mã đề, thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae) là loại cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Đây là một cây dược liệu được dùng phổ biến có tác dụng lợi tiểu, chữa ho, tác dụng kháng sinh, chữa lỵ cấp và mãn tính.

1. Mô tả cây Mã đề

Mã đề, còn gọi là xa tiền thảo (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae). Hai chữ mã đề là ám chỉ “móng chân của con ngựa”. Người xưa muốn ghi một dấu ấn đậm nét cho một cây thuốc thường mọc ngay ven đường đi mà con ngựa đã đạp dưới móng chân của nó. Điều đó cũng rất phù hợp với một cách gọi tên khác của chính cây thuốc này là xa tiền thảo, là cây được mọc trước bánh xe. Ý nói xa tiền mọc ngay ven đường đi, ngay trước bánh xe có thể qua lại.

Mã đề phổ biến ở hầu hết các vùng miền trong nước ta. Mã đề cho nhiều vị thuốc hay: Bông mã đề là cụm hoa, hạt mã đề (xa tiền tử). Có thể dùng tươi hoặc khô.

Mã đề là cây thân thảo, sống hằng năm. Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng, dài 5-12 cm, rộng 3,5-8 cm, đầu tù hơn có mũi nhọn, gân lá hình cung, mép uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ không đều; cuống lá dài 5-10 cm.

1. Mô tả cây Mã đề 1

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông có cán dài hơn lá, hoa nhỏ có lá bắc hình trứng, ngắn hơn đài; đài 4 thùy hơi có gờ, đính nhau ở gốc; tràng hoa mỏng; 4 thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với các lá đài; nhị 4, chỉ nhị mảnh, bầu hình cầu có 2 ô.

1. Mô tả cây Mã đề 2

Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5-4 mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài, hạt hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng.

1. Mô tả cây Mã đề 3

2. Công dụng chữa bệnh của Mã đề

Toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ… Cả lá và hạt mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật…

Theo y học cổ truyền, Mã đề có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu. Dùng trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu, tiểu vàng, đỏ, tiểu ra máu, viêm gan, mật, viêm loét dạ dày,…

2.1. Giúp mau lành vết thương

Một trong những công dụng nổi bật nhất của cây mã đề là làm se các vết thương và xoa dịu vết bọ cắn. Bởi nó có thể hút độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

  • Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhai hoặc nghiền lá cây này và đắp trực tiếp lên vết ong đốt, bọ cắn, nốt mụn, vết thương do mảnh thủy tinh hoặc các mảnh vụn ghim sâu trong da hay các nốt phát ban…
  • Hoặc bạn có thể đắp kín vết thương bằng lá mã đề và để nguyên trong 4-12 tiếng để cây thuốc rút các chất độc ra khỏi da, ngăn ngừa nhiễm trùng và để lại sẹo.

2.2. Hỗ trợ tiêu hóa

Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa liên tục do bị ảnh hưởng nặng nề từ thuốc kháng sinh, dị ứng thức ăn hoặc thực phẩm đổi gen (GMO), cây Mã đề giải quyết được những vấn đề này. Lá và hạt cây đều có tác dụng làm lành cho hệ tiêu hóa đang bị tổn thương và giảm viêm.

  • Lá có thể được chế biến thành món ăn, làm trà uống hoặc sấy khô.
  • Phần hạt cây có thể xay nhỏ hoặc nấu lấy nước uống dùng trước bữa ăn, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có thể giúp bạn giảm cân.

2.2. Hỗ trợ tiêu hóa 1

2.3. Chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Vì rất giàu khoáng chất silica, Mã đề là một chất làm tiêu đờm tuyệt vời. Điều này có nghĩa rằng nó giúp làm sạch sự tắc nghẽn và chất nhầy, điều trị ho hiệu quả, cảm lạnh và nhiều bệnh đường hô hấp khác.

“Cây Mã đề đóng vai trò như một chất làm long đờm, làm dịu viêm mũi, đau, giảm ho và viêm phế quản nhẹ”, Theo David Hoffmann, người sáng lập Hiệp hội Thảo dược Mỹ cho biết.

2.4. Điều trị bệnh trĩ

Với đặc tính làm se, cây mã đề cũng được sử dụng để xoa dịu và chữa lành bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Khi được điều chế thành kem hoặc thuốc mỡ, cây mã đề có thể ngăn ngừa việc chảy máu ở bệnh trĩ và viêm bàng quang.

Ngoài những công dụng nói trên, cây mã đề còn rất có ích cho chị em phụ nữ trong những kỳ kinh nguyệt khó chịu, giải quyết nhiều vấn đề về da mặt và thậm chí còn có thể chữa bệnh viêm khớp.

  • Cây mã đề rất hiệu quả trong việc điều trị ngộ độc thủy ngân, tiêu chảy.
  • Loại cây này còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như súp hay chế biến salad.

3. Bài thuốc về cây Mã đề

3. Bài thuốc về cây Mã đề 1

Trị sỏi tiết niệu, viêm nhiễm đường tiết niệu: mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g, kim tiền thảo 40g, trạch tả uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày một thang trước bữa ăn.

Trị viêm gan cấp tính: mã đề, hạ khô thảo, mỗi vị 20g, nhân trần 40g, đại phúc bì 16g, đẳng sâm 12g, sắc uống ngày một thang.

Trị viêm gan mạn tính: mã đề, phục linh, trạch tả, bạch truật, mỗi vị 12g, nhân trần 20g, đẳng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g, trư linh 8g. Sắc uống, ngày một thang.

Theo: Natural News, GS.TS Phạm Xuân Sinh -Trường Đại học Dược Hà Nội

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-chua-benh-ky-dieu-cua-cay-ma-de.html/feed 0
Kỹ thuật trồng cây Mã đề https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-ma-de.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-ma-de.html#respond Sat, 27 Mar 2021 09:13:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53937 Mã đề là vị thuốc dân gian có vị ngọt, tính mát tác dụng vào 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Mã đề giúp thanh nhiệt, lợi phế, chữa đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết).

Kỹ thuật trồng cây Mã đề 1

Thông tin khoa học

1. Mô tả cây

  • Mã đề là cây thân thảo, sống hằng năm.
  • Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng, dài 5-12 cm, rộng 3,5-8 cm, đầu tù hơn có mũi nhọn, gân lá hình cung, mép uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ không đều; cuống lá dài 5-10 cm.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông có cán dài hơn lá, hoa nhỏ có lá bắc hình trứng, ngắn hơn đài; đài 4 thùy hơi có gờ, đính nhau ở gốc; tràng hoa mỏng; 4 thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với các lá đài; nhị 4, chỉ nhị mảnh, bầu hình cầu có 2 ô.
  • Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5-4 mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài, hạt hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng.

2. Công dụng

Mã đề dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu trên, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sung đỏ, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi.

  • Mỗi ngày uống 10-20g toàn cây hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc.
  • Khi dùng làm thuốc ho cho trẻ em, mã đề có nhược điểm gây đái dầm.
  • Dùng ngoài, mã đề tươi giã nát đắp làm mụn nhọt chóng vỡ, mau lành.
  • Để chữa bỏng, lấy cao đặc mã đề đắp lên vết thương băng lại, mỗi ngày thay 1 lần.

Kỹ thuật trồng cây

1. Chọn đất trồng

Vốn là một cây mọc hoang, mã đề có sức sống rất cao, đang được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi. Cây có nhu cầu nước ở mức độ trung bình, có khả năng chịu hạn nhẹ nhờ bộ rễ ăn tương đối sâu rộng.

Đất trồng mã đề tốt nhất là loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất trồng màu. Ruộng cần được cày bừa kỹ, để ải, lên luống sao cho tiện chăm sóc, bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng, 250 – 300kg lân, 150kg kali cho mỗi ha.

2. Giống cây

Mã đề được gieo trồng bằng hạt (1g có khoảng 600 hạt), được gieo nông 0,5cm vào tháng 2 – 3. Có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ươm rồi đánh cây con đi trồng.

  • Trong sản xuất người ta thường áp dụng cách gieo trong vườn ươm, khi cây có 3 – 4 lá thật, đem trồng ra ruộng.
  • Cây con đánh ra trồng với khoảng cách 20 x 20cm hoặc 15 x 20cm.
  • Cũng có thể gieo thẳng theo rạch, cách nhau 15 – 20cm, sau tỉa bớt để định khoảng cách.

2. Giống cây 1

3. Chăm sóc

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, tưới đủ ẩm. Sau khi cây bén rễ, dùng nước phân chuồng, nước giải pha loãng hoặc đạm pha loãng (1 – 2%) để tưới.

Sâu bệnh hại:

Giống mã đề đang được trồng đại trà hiện nay khá mẫn cảm với bệnh phấn trắng. Bệnh hại cả lá, cuống lá và bông nhưng gốc cây và lá non ít bị ảnh hưởng.

  • Có thể khắc phục bằng cách thu bỏ lá già và bông rồi phun Daconil 75WP với liều 1,5 – 2,0 kg/ha. Sau khi phun cần đảm bảo thời gian cách ly theo quy định. Ngoài ra, các loài sâu đo cũng gây hại đáng kể cho mã đề.

4. Thu hoạch và sơ chế

Nếu chăm sóc tốt, sau 2 tháng trồng có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Về sau cứ 40 – 45 ngày thu một lứa. Sau mỗi lứa cắt, cần làm cỏ, bón thúc 1 -2 lần.

  • Khi thu hoạch dùng liềm cắt toàn bộ hoa, lá ( chú ý không cắt búp cây) đem phơi hay sấy khô. Thu xong phải phơi hay sấy khô kịp thời, sao cho khi khô, dược liệu vẫn giữ được màu xanh. Năng suất có thể đạt 5 tấn khô/ha 1 năm.

4. Thu hoạch và sơ chế 1

5. Bài thuốc có vị Mã đề

Chữa người già đái khó, cơ thể nóng:

Hạt mã đề 1 chén (có dung tích 50ml), bỏ vào túi, sắc lấy nước. Dùng nước này nấu cháo lúa kê ăn.

 Chữa đái ra máu:

Lá mã đề, cỏ ích mẫu vắt lấy nước cốt uống

Chữa đau mắt:

Mã đề giã vắt lấy nước cốt, hòa với măng tre vòi, lọc trong nhỏ mắt.

Thuốc lợi tiểu:

Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

 Chữa ho đờm:

Mã đề 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu không có cam thảo, có thể thay bằng đường.

Dùng trong bệnh sỏi niệu để thúc đẩy sự bài xuất sỏi:

Hạt mã đề 12-40g, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20-40g, hoạt thạch 20-40g, hải kim sa 12-40g, đông quỳ từ 12-20g, ngưu tất 12g, chỉ xác 12g, hậu phác 12g, vương bất lưu hành 12g.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-cay-ma-de.html/feed 0
Cách sử dụng bông Mã đề chữa bệnh https://tracuuduoclieu.vn/cach-su-dung-bong-ma-de-chua-benh.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-su-dung-bong-ma-de-chua-benh.html#respond Tue, 10 Nov 2020 03:14:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48141 Theo Đông y, cây Mã đề có vị ngọt, tính mát lạnh tác dụng chủ yếu là lợi tiểu, tiêu độc, chữa đái rắt, tăng thải trừ axit uric, ngăn ngừa sỏi thận. Ngoài ra Mã đề có tác dụng chữa ho lâu ngày, chảy máu cam.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-su-dung-bong-ma-de-chua-benh.html/feed 0
Những cây thuốc quý phòng trị bệnh gan mật quanh ta https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-thuoc-quy-phong-tri-benh-gan-mat-quanh-ta.html https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-thuoc-quy-phong-tri-benh-gan-mat-quanh-ta.html#respond Wed, 21 Oct 2020 04:39:08 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47008 Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng các thảo dược tự nhiên điều trị bệnh ngày được ưa chuộng. Phần vì dễ tìm kiếm nguyên liệu, phần do chúng điều trị bệnh hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như một số thuốc Tây.

Theo thống kê:

  • Các bệnh về gan mật có xu hướng ngày càng tăng ở nước ta. Gần như các khoa Tiêu hóa của nhiều bệnh viện trên toàn quốc thường xuyên bị quá tải bệnh nhân nam mắc bệnh về gan, mật.
  • Đáng lo ngại hơn, kết quả điều tra cho thấy,trên 30% số người uống rượu bia sẽ bị gan nhiễm mỡ, nguy cơ dẫn tới viêm gan và viêm gan nặng, tử vong.
  • Nguy hiểm hơn, phần lớn bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ đều cảm thấy khỏe mạnh mà không biết rằng nếu không điều trị bệnh có thể diễn tiến nặng, không loại trừ bị ung thư gan. 

Viêm gan do nhiều nguyên nhân khác nhau

Viêm gan do rượu

  • Là một trong những loại viêm gan không nhiễm trùng phổ biến nhất. Khi dung nạp vào cơ thể, các hóa chất trong rượu có thể gây tổn thương và phá hủy tế bào gan.
  • Theo thời gian, gan có xu hướng hình thành sẹo để thay thế các mô gan bị hư hại. Các mô sẹo ở gan không có khả năng hồi phục và không hề có bất cứ chức năng nào.

==> Chính vì vậy, viêm gan do rượu làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày, xuất huyết hoặc thậm chí là tử vong.

Viêm gan do nhiễm độc

  • Viêm gan do nhiễm độc thường xảy ra khi hít phải/ tiếp xúc với độc tố hoặc sử dụng các loại thuốc gây độc lên gan.
  • Lượng độc tố do các hóa chất và thuốc có thể tích tụ trong gan và khiến cơ quan này bị viêm, tổn thương.
  • Viêm gan do nhiễm độc có thể thuyên giảm sau khi điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu tiếp tục dùng thuốc, mô gan có thể bị hoại tử, xơ hóa và suy giảm chức năng.

Viêm gan tự miễn

  • Viêm gan tự miễn là loại viêm gan hiếm gặp xảy ra khi hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể tấn công vào các tế bào gan khỏe mạnh.
  • Hiện nay, nguyên nhân gây ra loại viêm gan này vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy, viêm gan tự miễn có xu hướng di truyền ở những người thân cận huyết.

Viêm gan tự miễn 1

Rượu bia, thuốc lá, chất độc hại là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm gan

Theo kinh nghiệm dân gian, ông cha ta thường dùng một số cây dược liệu làm mát gan thận và phòng trị bệnh gan mật. Các thảo dược này tác dụng tăng sơ tiết mật, men ở gan, giải độc cho tế bào gan, chống xơ gan, tăng tái tạo tế bào gan khi bị hủy hoại…

Cà gai leo

Cà gai leo (Solanum hainanense Hance) là loại cây mọc hoang dã ở khắp nơi trong tự nhiên, bạn dễ dàng tìm thấy chúng tại các sườn đồi vùng núi phía Bắc Trung Nam.

 Theo Đông y, cà gai leo là dược liệu tính ấm và có vị hơi the, khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả thanh lọc cơ thể, tiêu độc, giảm đau,… cường bổ sung cho cơ thể sẽ giúp xương chắc khỏe, giảm căng thẳng, cải thiện chức năng của mạch máu,…

  • Cà Gai leo là dược liệu đã được nghiên cứu bài bản và có nhiều đề tài nghiên cứu nhất về tác dụng điều trị các bệnh về gan. Đặc biệt Cà gai leo kết hợp với Mật nhân là một công thức hoàn hảo giúp giải độc gan và điều trị viêm gan virus.

Viêm gan tự miễn 2

Cà gai leo là dược liệu có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng trong điều trị bệnh viêm gan

Xem thêm: Đề tài nghiên cứu &hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất cà gai leo của GS. TSKH Trần Văn Sung

Diệp hạ châu

Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.), họ Thầu dầu (EUPHORBIACEAE). Cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở nước ta.

  • Theo Đông y, Diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế. Tác dụng tiêu độc, lợi mật, hoạt huyết. Trị viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu. Ngày dùng 8 – 20g, sắc uống.

Viêm gan tự miễn 3

Diệp hạ châu có vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc

Actiso

Cây Actiso (Cynara scolymus L.), họ Cúc (ASTERACEAE). Ngoài lá, hoa và rễ cũng được dùng làm thuốc. Lá Actisô chứa các acid hữu cơ: acid phenol: cynarin, acid alcol: acid hydroxymethylacrilic…; các hợp chất flavonoid: cynarosid, scolymosid; ngoài ra còn có các men oxydase, peroxidase…

  • Hoa Actisô chứa nhiều taraxasterol và faradiol, tác dụng ức chế viêm mạnh.
  • Cao Actiso tác dụng bảo vệ gan, lợi mật tốt, chống oxy hoá cao; còn có tác dụng hạ cholesterol và ure huyết. Dùng trị viêm gan, viêm túi mật, chức năng của gan mật kém, sỏi mật.

Actiso 1

Cao Actiso tác dụng bảo vệ gan, lợi mật tốt, chống oxy hoá cao, hạ cholesterol và ure huyết

Cây chó đẻ

Cây chó đẻ hay còn : diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo…Cây chó đẻ có hai loại: Diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria L.) và Diệp hạ châu đắng – cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus amarus schumach et thonn), cùng họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây chó đẻ đắng có dược tính mạnh nhất và đây là tên gọi đặc trưng khi mọi người nhắc đến giống cây này.

Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng cây chó đẻ trong việc hỗ trợ, điều trị những bệnh như viêm gan, vàng da, tiểu đường, lở loét…

Trong những năm gần đây, trên thế giới và trong nước có nhiều công trình đã sử dụng cây thuốc này để trị viêm gan B. Hai nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng cây chó đẻ đắng. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).

Những nghiên cứu vào năm 1999 cũng xác định những hoạt chất của cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium oxalate cũng như làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành.

Xem chi tiết:

Nhân trần

Nhân trần (Adenosma caeruleum R.Br.), họ Hoa mõm sói (SCOPHULARIACEAE). Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Toàn cây có vị hơi đắng, mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu.

Theo Đông y, Nhân trần có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, thoái hoàng, lợi mật, giải độc. Trị viêm gan hoàng đản, viêm gan vàng da, lòng trắng mắt bị vàng, kể cả thể dương hoàng (viêm gan cấp tính) hoặc âm hoàng (viêm gan mạn tính); trị viêm gan virut B.

Liều dùng 12-16g/ngày, sắc hoặc hãm uống.

  • Để tăng hiệu quả điều trị, có thể phối hợp Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Đại hoàng 4g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần.

Cây chó đẻ 1

Nước nhân trần có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, vàng mắt

Mã đề

Mã đề (Plantago asiatica L.) là một loại cây cỏ sống lâu năm, chúng thường mọc hoang dại xung quanh vườn nhà.

Ghi chép trong Tài liệu Y học cổ truyền cho biết, mã đề là dược liệu có vị ngọt và tính hàn, chúng được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh lý về gan thận như sỏi thận, viêm cầu thận, giải độc, làm mát gan,…

  • Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã tìm thấy, trong dược liệu này có rất nhiều thành phần dược tính như Carotin, Aucubin, Aucubozit, Canxi, Vitamin C,… Nếu tăng cường bổ sung cho cơ thể sẽ giúp xương chắc khỏe, giảm căng thẳng, cải thiện chức năng của mạch máu,…

Cây chó đẻ 2

Mã đề có vị ngọt, tính hàn có tác dụng mát gan, giải độc cơ thể

Xem thêm: VTV2 đưa tin về vùng trồng cà gai leo chuẩn sạch quốc tế GACP WHO lớn nhất ở Việt Nam

Ngoài ra, còn nhiều vị thuốc khác có tác dụng tốt cho gan, mật, như:

  • Chi tử (Fructus Gardeniae) có tác dụng tăng bài tiết dịch mật; Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis) tăng tác dụng chống oxy hoá, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, khi gan bị viêm nhiễm; cà gai leo trị các xơ gan.
  • Cúc gai hay còn gọi là Kế sữa, chứa silymarin, tác dụng ức chế virut viêm gan C, chống oxy hóa giúp tế bào gan tránh khỏi bị hủy hoại do viêm gan.

Nguồn: Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-thuoc-quy-phong-tri-benh-gan-mat-quanh-ta.html/feed 0