Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 12 Apr 2024 04:25:33 +0700 vi hourly 1 Đừng ăn bằng cách này nếu không muốn nhân sâm thành “thuốc độc” https://tracuuduoclieu.vn/dung-an-bang-cach-nay-neu-khong-muon-nhan-sam-thanh-thuoc-doc.html https://tracuuduoclieu.vn/dung-an-bang-cach-nay-neu-khong-muon-nhan-sam-thanh-thuoc-doc.html#respond Sat, 27 Nov 2021 08:25:32 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63632 Hiện nay, các sản phẩm nhân sâm khá phổ biến trên thị trường Việt Nam. Với tâm lý nhân sâm là loại thuốc bổ quý, không ít gia đình sẵn có nhân sâm thường tự mang ra dùng. Ít ai biết được dùng nhân sâm cần phải dùng theo chỉ định bác sĩ nếu không có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

Đừng ăn bằng cách này nếu không muốn nhân sâm thành

Nhân sâm có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe

Theo Ths. Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho hay nhân sâm có tác dụng tăng cường sức khỏe, bổ khí rất tốt cho những trường hợp khí bị hư nhưng cần phải sử dụng đúng cách. Nếu sử dụng nhân sâm sai cách có thể gây ra ngộ độc và tử vong.

Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi mang nhân sâm ra dùng sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt người dùng đang bị tỳ vị hư hàn (đau bụng, tiêu chảy hoặc ăn uống kém khó tiêu). Bời vì, nhân sâm có tính lạnh nếu dùng cho trường hợp này có thể gây tử vong.

“Cần lưu ý nhân sâm là thuốc bổ nhưng chỉ bổ khí mà không bổ huyết. Vì vậy việc dùng nhân sâm để nâng cao thể trạng sức khỏe cần phải kết hợp với các vị thuốc bổ huyết như thục địa. Hoặc có thể phối hợp với nhiều vị thuốc bổ khác”, Lương y Vũ Quốc Trung nói.

Theo lời kể của một số bác sĩ tại các BV ở Hà Nội, từng có một số trường hợp vào BV cấp cứu trong tình trạng khá nguy kịch do dùng nhân sâm không đúng cách. Điển hình là trường hợp anh V.M (36 tuổi, ở Hòa Bình) bị xơ gan kèm chảy máu đường ruột vào BV Bạch Mai điều trị.

  • Sau khi ra viện 2 tuần, người vẫn yếu, nghĩ sâm có thể giúp người phục hồi sức khỏe nhanh, anh đã uống liền một lúc 30 gram sâm.
  • Sau 2 ngày, bệnh trở nên nguy cấp, bệnh nhân tiếp tục chảy máu đường ruột, đưa vào BV tỉnh cấp cứu nhưng do mất máu khá nhiều nên lại chuyển về BV Bạch Mai.
  • Mặc dù được truyền máu, nhưng BN vẫn không qua khỏi do tình trạng chảy máu không cầm.
Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi mang nhân sâm ra dùng sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt người dùng đang bị tỳ vị hư hàn (đau bụng, tiêu chảy hoặc ăn uống kém khó tiêu). Bời vì, nhân sâm có tính lạnh nếu dùng cho trường hợp này có thể gây tử vong. 

Đừng ăn bằng cách này nếu không muốn nhân sâm thành

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng sâm

Hiện nay, các sản phẩm thuốc bổ có sâm đều khuyến cáo trước khi dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Tuy nhiên, người dân sử dụng sâm rất tùy tiện. Cứ thấy người mệt mỏi, sau ốm dậy… là mua sâm về uống mà không biết rằng, những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

  • Có rất nhiều lưu ý khi sử dụng nhân sâm như không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm, hay không được uống trà sau khi dùng nhân sâm vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
  • Sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển. Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Vì theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Theo nhiều ghi chép thì khi cơ thể người nhận quá 100g nhân sâm thì sẽ có hưng phấn. Nếu dùng quá 200g thì sẽ xuất hiện các hiện tượng trúng độc như toàn thân nổi ban, ngứa ngáy, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, nhiệt độ cơ thể tăng, xuất huyết…

Ngoài ra nếu dùng nhân sâm trong thời gian dài thì sẽ bị bí tiểu, từ đó dẫn đến phù nước. Nếu người đang mang thai sử dụng nhiều nhân sâm thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, huyết áp tăng… thậm chí xuất huyết âm đạo và có thể dẫn đến sảy thai.

Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nhân sâm giả hoặc vì lợi ích kinh tế bị thổi phồng công dụng. Để tránh mua phải sâm giả cần lưu ý tới hình dáng và màu sắc, sâm phải có hình người, màu như mật ong hoặc hổ phách, cứng. Sâm có mùi thơm và ngọt khi nhai. Khi thấy nhân sâm có màu sắc và mùi khắc thường thì tuyệt đối không nên mua dùng.

Nguồn: Báo Tiền Phong

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dung-an-bang-cach-nay-neu-khong-muon-nhan-sam-thanh-thuoc-doc.html/feed 0
Sâm Nhung Quế Phụ – Tứ đại danh dược trong Đông Y https://tracuuduoclieu.vn/sam-nhung-que-phu-tu-dai-danh-duoc-trong-dong-y.html https://tracuuduoclieu.vn/sam-nhung-que-phu-tu-dai-danh-duoc-trong-dong-y.html#respond Sun, 28 Feb 2021 09:11:18 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48607 Sức khỏe được xem là vốn quý giá nhất của con người, bởi vì khi có sức khỏe tốt chúng ta sẽ có một tinh thần thoải mái và hiệu quả công việc cao. Chính vì vậy, con người luôn miệt mài tìm kiếm những sản vật để bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe. Trải qua hàng nghìn năm, những sản vật đó ngày càng được biết đến. Từ đó Sâm – Nhung – Quế – Phụ nổi tiếng là trong tứ đại danh dược được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.

Tứ đại danh dược

Tứ đại danh dược 1

Hình ảnh Sâm – Nhung – Quế – Phụ

Khái niệm Tứ đại danh dược không chỉ mới được sử dụng mà đã được nhắc đến trong các cuốn sách cổ về dược liệu như Thần nông bản thảo kinh, Bản thảo cương mục, Bản thảo cương mục thập di. Sâm – Nhung – Quế – Phụ, ở đây là các dược liệu nhân sâm, nhung hươu, nhục quế, phụ tử là rễ ô quy đầu.

  • Điểm chung của những dược liệu này đều giàu dược chất, giúp bồi bổ dương khí, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của nam giới.

Vậy thực sự 4 đại danh dược có bổ dưỡng như “lời đồn xa xưa” hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây!

Sâm – Nhân sâm

Sâm – Nhân sâm 1

Nhân sâm giúp yên tinh thần, kiểm soát kết tập tiểu cầu, tác dụng kháng tiểu đường, tránh xơ cứng động mạch

Nhân sâm thường mọc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Để thích nghi với thời kỳ có nhiệt độ thấp trong năm, toàn bộ phần trên mặt đất của cây bị tàn lụi qua mùa đông. Chồi ngủ ở đầu rễ củ hình thành ngay từ giữa mùa hè, trong suốt mùa thu – đông tồn tại trong trạng thái “ngủ” và chỉ mọc lên khỏi mặt đất vào đầu mùa xuân năm sau. Thường cây sau 6 năm có thể thu hoạch được để chế biến thành phẩm.

Thành phần chính trong Nhân sâm là saponin gồm các ginsenosides cùng 7 hợp chất polyacetylen, 17 axit béo (axit palnitic, axit stearic, oleic, ) trong đó có đủ 8 loại axit cần thiết cho cơ thể và 20 nguyên tố hóa học Fe, Mn, Co, Se, K.

Trong y học cổ truyền, nhân sâm tác động đến năm tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận) giúp yên tinh thần, giải độc, chống viêm gan, tác dụng kiểm soát kết tập tiểu cầu, tác dụng kháng tiểu đường, tránh xơ cứng động mạch, tăng cường sinh lý.

Nhung – Nhung hươu (lộc nhung)

Nhung – Nhung hươu (lộc nhung) 1

Nhung hươu có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, bổ tủy, ích huyết, mạnh gân xương

Nhung hươu, nai là một vị thuốc quý thứ 2 trong tứ đại danh dược của y học cổ truyền: Sâm, nhung, quế, phụ. Nó đã được dùng lâu đời từ khoảng hơn 1500 năm trước đây. Không những ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Liên Xô, Hungari, Triều Tiên, Nhật Bản cũng rất ưa chuộng nhung hươu nai.

Theo y học cổ truyền, nhung hươu, nai có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, vào 3 kinh thận, can, tâm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, bổ tủy, ích huyết, mạnh gân xương, giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm lành vết thương. Người dùng nhung hươu, thấy tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh, ăn được nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân.

  • Riêng đối với sức khỏe nam giới, từ lâu Nhung hươi được biết đến như một “thượng dược” với sức khỏe quý ông.

Xem thêm: Tác dụng của rượu nhung hươu đối với sức khỏe

Quế – Nhục quế

Quế – Nhục quế 1

Quế chữađau bụng trúng thực, phong tê bại, chữa tiêu hóa kém, tả lỵ, thũng do tiểu tiện bất lợi

Quế có vị ngọt, cay, mùi thơm, tính rất nóng, có tác dụng bổ hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích. Vì vậy, Quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn như chân tay lạnh, mạch chậm nhỏ, hôn mê, đau bụng trúng thực, phong tê bại, chữa tiêu hóa kém, tả lỵ, thũng do tiểu tiện bất lợi, kinh bế, rắn cắn, ung thư.

==> Cho đến nay, cả Đông y và Tây y đều đánh giá cao quế. Mặc dù trên thế giới có rất nhiều loại quế khác nhau nhưng tại Việt Nam, có hai loại quế được đánh giá cao là quế Trà My và quế Thanh Hoá.

Phụ (Phụ tử – Rễ Ô Quy Đầu)

Phụ (Phụ tử – Rễ Ô Quy Đầu) 1

Phụ tử cải thiện tình trạng sức khỏe nhất là những vấn đề liên quan đến sinh lý, chứng bệnh hư hàn

Phụ ở đây là rễ của cây ô quy đầu – loài thực vật được coi là thuốc quý nhưng cũng có thể gây chết người nếu không sử dụng đúng cách. Phụ tử giúp hồi dương cứu nghịch tức là lấy lại dương khí (bản lĩnh) cho nam giới, cải thiện tình trạng sức khỏe nhất là những vấn đề liên quan đến sinh lý, chứng bệnh hư hàn…

Sâm – Nhung – Quế – Phụ là 4 loại dược liệu quý của y học cổ truyền. Tuy nhiên, để đảm bảo tác dụng tốt nhất của dược liệu, chúng ta nên tham khảo hướng dẫn của thầy thuốc trước khi sử dụng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sam-nhung-que-phu-tu-dai-danh-duoc-trong-dong-y.html/feed 0
Top dược liệu có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/top-duoc-lieu-co-gia-tri-kinh-te-cao-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/top-duoc-lieu-co-gia-tri-kinh-te-cao-o-viet-nam.html#respond Fri, 26 Feb 2021 06:21:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53037 Với điều kiện khí hậu thuận lợi, đã tạo nên một hệ thực vật đa dạng ở nước ta. Bên cạnh đó, có nhiều cây dược liệu quý và có giá trị kinh tế cao, tiềm năng phát triển lớn. Một số dược liệu có kinh tế cao, các bạn tham khảo dưới đây:

  • Chó đẻ răng cưa
  • Cây đinh lăng
  • Ba kích
  • Sâm ngọc linh
  • Tam thất


 

Xem thêm: Cách sử dụng đơn giản trà diệp hạ châu- cây chó đẻ răng cưa

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/top-duoc-lieu-co-gia-tri-kinh-te-cao-o-viet-nam.html/feed 0