Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Dễ dàng nhận biết mật ong thật, mật giả https://tracuuduoclieu.vn/de-dang-nhan-biet-mat-ong-that-mat-gia.html https://tracuuduoclieu.vn/de-dang-nhan-biet-mat-ong-that-mat-gia.html#respond Mon, 22 Feb 2021 08:16:47 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52899 Mật ong ngày càng được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi bởi những công dụng bị bệnh tuyệt vời cho sức khỏe như giảm ho, giảm vết sưng đau, làm lành vết thương. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mật ong được bán nhưng người tiêu dùng lại rất lo lắng về chất lượng sản phẩm như thế nào? Thật giả lẫn lộn khó kiểm soát. Hãy cùng Tra cứu dược liệu tìm hiểu mẹo phân biệt mật ong thật và mật ong giả bị pha trộn đơn giản sau nhé!

Dễ dàng nhận biết mật ong thật, mật giả 1

Mật ong hiện đang được bán tràn lan trên thị trường khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm

Công dụng của mật ong đối với sức khỏe

Mật ong là chất lỏng sánh, mùi thơm, vị rất ngọt. Mật ong được biết đến là một gia vị trong nấu ăn, thế nhưng nguyên liệu tự nhiên này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các thành phần khác có tác dụng chữa bệnh.

Chữa ho khan, ho đờm

Dùng mật ong chữa ho là một cách trị ho dân gian mà rất nhiều người đã áp dụng và đạt được hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là một số cách trị ho bằng mật ong mà bạn có thể áp dụng:

Bài thuốc mật ong quất:

  • Chọn 3-4 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào 1 cái chén nhỏ. Đổ mật ong ngập quất và hấp trong nồi cơm (hoặc hấp cách thủy) khoảng 15 phút. Sau khi hấp xong có thể uống trực tiếp, từ từ để nước mật trôi xuống họng là dịu và giảm ho.

Chữa bỏng

Mật ong có tác dụng khử trùng, giảm viêm và sưng tấy. Do đó, từ xa xưa, loại thực phẩm này đã được dùng như một loại thuốc để trị bỏng tại nhà và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, loại mật ngọt này còn có thể rút ngắn thời gian phục hồi của da sau khi bị tổn thương mà không để lại quá nhiều sẹo.

Ngăn ngừa trào ngược dạ dày – thực quản

Trong bài viết trên tạp chí British Medical Journal, GS Mahantayya V Math thuộc Đại học Y ở Kamothe (Ấn Độ) đã khẳng định: “Mật ong với độ kết dính gần 126 lần cao hơn độ kết dính của nước – phủ kín thành đường tiêu hóa, tạo rào cản ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản”.

Nâng cao hiệu quả chữa lành vết thương

Tác dụng của mật ong có thể giúp khử trùng và làm lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời, nó còn có công dụng giúp giảm đau, hạn chế mùi và thu nhỏ kích cỡ của vết thương. Thực phẩm này cũng hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn chống lại thuốc kháng sinh hoặc tình trạng lở loét trong thời gian dài.

Trị mụn trứng cá hiệu quả

Mật ong đem lại nhiều lợi ích làm đẹp tuyệt vời cho chị em phụ nữ. Tính kháng khuẩn và kháng nấm của mật ong có thể ngăn chặn vi khuẩn hình thành mụn trứng cá. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của thực phẩm này cũng sẽ làm dịu tình trạng sưng đỏ và kích ứng da.

Cách thực hiện:

  • Đắp một ít mật ong nguyên chất lên vùng da bị mụn trứng cá và ngồi chờ trong 10–15 phút. Sau đó, rửa sạch bằng nước ấm.
  • Bạn cũng có thể thử một số công thức làm mặt nạ mật ong trị mụn trứng cá kết hợp với với các nguyên liệu tự nhiên khác để tăng hiệu quả chữa trị.

Tham khảo thêm: Mẹo trị mụn trứng cá bằng cây chó đẻ

Dưỡng ẩm và làm trắng da

Mật ong là một chất dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm hoàn toàn tự nhiên, có tác dụng hút ẩm từ không khí và thấm sâu vào da. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa và vitamin C là hai thành phần giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn ngừa quá trình lão hóa da

5 cách nhận biệt mật ong thật, giả

1. Dùng hành tươi thử mật ong

Cách làm: Lấy cọng hành tươi nhúng vào cốc mật ong

Kết quả:

  • Cọng hành héo = >> mật ong nguyên chất thật
  • Cọng hành không héo =>> Mật ong giả, pha tạp

1. Dùng hành tươi thử mật ong 1

Mật ong thật làm cọng hành bị héo

2. Thử mật ong thật với trứng gà

Cách làm: Cho lòng đỏ trứng gà vào 1 cái bát. Sau đó, đổ mật ong lên ngập trứng để khoảng 5-7 tiếng

Kết quả:

  • Mật ong làm chín trứng =>> Mật thật
  • Trứng không chín =>> Mật giả

2. Thử mật ong thật với trứng gà 1

Mật ong thật làm chín trứng gà

3. Nhỏ vào cốc nước lọc

Cách làm: Bạn lấy một cốc nước lọc sạch, nguội và nhỏ mật ong vào

Kết quả:

  • Mật ong không tan mà tròn vo rơi xuống đáy cốc => mật thật
  • Mật tan ngay khi rơi xuống nước => Mật giả

3. Nhỏ vào cốc nước lọc 1

Khi cho mật ong vào nước, mật ong thật không bị pha loãng

4. Thử mật ong với giấy thấm

Cách làm: Nhỏ 1 giọt mật ong lên giấy thấm nếu mật ong tròn vo, không thấm ra giấy thì đấy là mật ong thật. còn ngược lại, nếu mật loang ra, thấm ngay vào giấy thì là mật ong giả.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng trong mật ong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và trong mật ong chứ đến 17,2% là nước. Và lượng nước trong mật cao hay thấp còn tùy thuộc vào loại mật, vào mùa khai thác mật (mùa mưa, hay mùa nắng ráo).

Kết quả: 

  • Mật càng loãng =>> Nhỏ vào giấy càng nhanh loang
  • Mật càng đặc =>> Loang chậm hơn

4. Thử mật ong với giấy thấm 1

Mật ong đặc sẽ loang chậm hơn trên giấy thấm

5. Cho mật ong vào ngăn đá tủ lạnh

Cách làm: Cho một hũ mật ong nhỏ vào ngăn đá tủ lạnh 7h – 1 ngày

Kết quả:

  • Nếu mật ong cô đặc, quánh lại dẻo như kẹo kéo => Mật thật
  • Nếu mật cô lại nhưng cứng ngắc và lắng cặn đường => Mật pha, kém chất lượng, mật giả

5. Cho mật ong vào ngăn đá tủ lạnh 1

Mật ong kém chất lượng sẽ có lớp cặn đường khi bỏ trong tủ đá

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/de-dang-nhan-biet-mat-ong-that-mat-gia.html/feed 0
Sự nhầm lẫn chết người giữa Đảng sâm và cây Thương lục https://tracuuduoclieu.vn/su-nham-lan-chet-nguoi-giua-dang-sam-va-cay-thuong-luc.html https://tracuuduoclieu.vn/su-nham-lan-chet-nguoi-giua-dang-sam-va-cay-thuong-luc.html#respond Tue, 27 Oct 2020 04:50:11 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46800 Hiện nay trên thị trường đang có nhầm lẫn giữa cây mà người ta gọi là Đảng sâm và cây Thương lục Mỹ. Do hiểu lầm mà giá trên thị trường loại này (Thương lục) trở nên đắt. Lương y Phan Công Tuấn sẽ trao đổi với chúng ta về loại cây đặc biệt này.

Về cây Đảng sâm

Về cây Đảng sâm 1

Hình ảnh cây Đảng sâm

Thông tin khoa học

  • Tên khoa học: Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. & Thomson
  • Tên thường gọi: Đảng sâm, Ngân đằng, Cây đùi gà, Rầy cáy, Co nhả dòi (Tày), Cang hô (Hmông)

Mô tả

  • Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối, (ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối) so le hoặc có khi gần như mọc vòng.
  • Cuống lá dài 0,5-4cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài l-7cm, rộng 0,8-5,5cm, đầu tù hoặc nhọn, đáy là hình tim mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng.
  • Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, màu vàng nhạt chia 5 thuỳ, 5 nhị, bầu có 5 ngăn. Quả nang, phía trên có 1 núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ.

Công dụng

Dùng làm thuốc bổ. Chữa thiếu máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận; mệt mỏi, kém ăn, ho, đau dạ dày, thiếu sữa, đại tiện lỏng, chân phù đau (Rễ).

Công dụng 1

Hoa và lá đảng sâm

Công dụng 2

Thân rễ cây đảng sâm

Nhầm lẫn Đảng sâm và Thương lục

Nguồn gốc sự nhầm lẫn

Thương lục là cây mới được di thực du nhập vào nước ta mấy thập kỷ gần đây. Trong nước vốn có sẵn loài Thương lục Phytolacca decandra L. còn gọi là Thương lục Mỹ (Phytolacca americana L.) hay dân gian còn gọi Sâm voi vì cây mau lớn, sau 6 – 7 tháng cho củ to bằng cổ tay hình rất giống củ sâm (sự nhầm lẫn chết người từ đây mà ra). Trong củ có một chất độc đắng gọi là phytolaccatoxin, rất nhiều muối kali nitrat, axit oxymyristinic và một chất steroid saponin; có sách nêu có axit esculentic.

Chú ý

  • Không dùng cho phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược.
  • Một số người nhầm gọi nó là sâm cao ly, nhân sâm, dẫn đến trường hợp ngộ độc, do đó phải hết sức cẩn thận.

Chú ý 1

Hình ảnh cây thương lục

Thông tin khoa học

  • Tên khoa học: Phytolacca acinosa Roxb.
  • Tên thường gọi: Thương lục, Trưởng bất lão, Kim thất nương

Mô tả

  • Thương lục là một cây loại thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông.
  • Lá đơn nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, hai mặt lá nhẵn, dài 10-38cm, rộng 13-14cm.
  • Cụm hoa hình chùm, dài 15-20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5, màu trắng

Công dụng

Chữa phù thũng, lợi tiểu, bạch đới, ngực bụng trướng (Rễ sắc uống)

Công dụng 1

                          Hình ảnh củ cây Thương lục 

Chú ý

Xin được nói thêm, trong hầu hết các tài liệu dược học của các tác giả như Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Lê Trần Đức, Trần Văn Kỳ… mà chúng tôi tham khảo khi viết về cây thuốc Thương lục đều có ghi chú vấn đề nhầm lẫn chết người này.

Hiện nay củ thương lục được bán ở Hà Nội và chở vào miền Nam bán với tên giả mạo hồng sâm hay phòng sâm. Củ thương lục chính là một vị thuốc công hạ mãnh liệt, có thể gây sảy thai, gây hại thận. Vì vậy rất cần lưu ý khi sử dụng loài này.

Xem thêm:Cách phân biệt Lá Ngón và Chè Vằng ngoài tự nhiên

Nguồn: Trích tạp chí “Cây thuốc quý”

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/su-nham-lan-chet-nguoi-giua-dang-sam-va-cay-thuong-luc.html/feed 0
Cà gai leo dại là gì, phân biệt cà dại với cà gai leo thật https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-dai.html https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-dai.html#respond Fri, 05 Jun 2020 08:46:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=45995 Cà gai leo dại thực chất là cà dại hoa trắng – một loại cây mọc hoang ở nhiều vùng, thường bị nhầm lẫn với cây cà gai leo – cây thuốc quý có tác dụng giải độc rượu bia, chữa mụn nhọt, rắn cắn, viêm gan và xơ gan. Để giúp người dùng tránh nhầm lẫn và sử dụng sai, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm nhận biết của cây cà dại này khi so sánh với cà gai leo thật.

1. Cà gai leo dại có đặc điểm gì?

1. Cà gai leo dại có đặc điểm gì? 1
Cây cà dại hoa trắng
1. Cà gai leo dại có đặc điểm gì? 2
Hoa và chùm quả cà dại

Cà gai leo dại thực tế là cây cà dại hoa trắng (Solanum torvum) có những đặc điểm như sau:

  • Chiều cao: Cây nhỏ, thường cao từ 2 đến 3 mét.
  • Thân cây: Thân có nhiều cành mềm, ít gai và được phủ nhiều lông hình sao.
  • Lá: Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, chia thành nhiều thùy. Lá có kích thước dài từ 8 đến 20 cm và rộng từ 6 đến 18 cm, cuống lá dài từ 1 đến 10 cm.
  • Hoa: Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, có màu trắng và nhị vàng. Mặt ngoài của hoa có lông.
  • Quả: Chùm quả nhỏ màu xanh hình cầu, khi chín có màu vàng.

Phân bố:

Cây cà dại hoa trắng thường mọc hoang ở ven đường, bãi đất trống, và ruộng đồng. Cây phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam. Ngoài ra, cà dại cũng xuất hiện ở nhiều nước nhiệt đới châu Á khác như Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, và vùng Nam Trung Quốc.

2. Hình ảnh phân biệt cà dại và cà gai leo, cà độc dược

Các loài trong họ Cà thường mang nhiều đặc điểm hình thái khá giống nhau, do vậy để xác định chính xác tên danh pháp của loài đó, cần xem xét kỹ và đối chiếu các đặc điểm hình thái đặc biệt là hoa và quả. Dưới đây là bảng so sánh một số cây cà khác nhau

2. Hình ảnh phân biệt cà dại và cà gai leo, cà độc dược 1

Cũng vì có hình dạng khá giống với cà gai leo nên nhiều người nhầm tưởng cà dại hoa trắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan, giải độc gan hạ men gan. Thực tế, cà dại hoa trắng có công dụng chính là chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho và giải độc. Theo dân gian, cà dại hoa trắng thường được sử dụng để trị ho, đau bụng và đau răng. Ngoài ra, nó còn được dùng trong một số trường hợp để cầm máu. Tuy nhiên, vì có độc tính nhẹ nên không nên dùng quá liều loại cây này.

Vì vậy người dùng cần nắm rõ đặc tính và công dụng của cây để sử dụng đúng cách, tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, có một loại cà khác là cà độc dược, đây là loại cây cực kỳ độc hại. Việc sử dụng sai cách có thể gây tử vong. Cà dại hoa trắng tuy có độc tính nhẹ hơn cà độc dược nhưng vẫn cần thận trọng khi sử dụng.

Phân biệt cà gai leo và cà dại

Phân biệt cà gai leo và cà dại 1

Hình ảnh Cà gai leo (trái), cà dại (phải)

Đặc điểm nhận biết cà gai leo

Cà gai leo là cây mọc hoang ở nhiều vùng núi thấp, trung du hay đồng bằng ven biển…Cây được tìm thấy ở mọi nơi kéo dài từ Bắc vào Nam, tuy nhiên do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nên cà gai leo thường phát triển ở các tính phía Bắc, Trung Bộ tiêu biểu như Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…Cây thường mọc lẫn trong các bụi cây dại khác, ven đường, bờ ruộng…

Cà gai leo có tên khoa học Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanens Hance. Hay chúng còn có tên gọi khác như cà vạnh, cà quánh, cà gai dây, cà quýnh. Trong cây cà gai leo có các thành phần hoá học như: flavonoid, các diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, hoạt chất glycoalcaloid,…

Phân biệt cà gai leo và cà dại 2

Cà gai leo thuộc loại cây dây leo cao 0,6 – 1m với đặc điểm:

  • Thân cây nhỏ, thường mọc bám lên thân cây khác hoặc bò gần sát mặt đất, có thể bò. Cành xòa rộng, có dây nhỏ nhiều gai cong vàng nhạt có phủ lông hình sao
  • Lá cây mọc so le nhau, có hình thuôn hoặc bầu dục. Phiến lá nông dài khoảng 3-4cm, rộng khoảng 2-3cm, mặt trên của lá có màu xanh đậm còn mặt phía dưới lá nhạt hơn và được phủ một lớp lông tơ màu trắng.
  •  Hoa trắng hoặc hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm. Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn, chúng thường được dùng để điều chế thành thuốc. Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn hơn, chúng không phổ biến bằng cà gai leo loại hoa trắng và ít được sử dụng hơn. Một số nơi thường trồng để làm hàng rào.
  • Quả hình cầu đường kính 5-7mm, khi chín có màu đỏ.

Tìm hiểu: 6 tác dụng chính của cà gai leo

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược 1

Hình ảnh Cà gai leo (trái), cà độc dược (phải)

Đặc điểm nhận biết cà độc dược

Cà độc dược, hay còn gọi là mạn đà la, là một loài cây cảnh có hoa đẹp, nhưng lại chứa độc tố rất cao. Việc nhận biết đúng đặc điểm của cây này là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Đặc điểm nhận biết

  • Thân: Thân cây cà độc dược thường cao từ 1-2m, phân nhiều cành nhánh. Thân non có màu xanh lục hoặc tím, có nhiều lông tơ ngắn.
  • Lá: Lá đơn, mọc so le, hình trứng, mép lá thường có răng cưa.
  • Hoa: Hoa cà độc dược rất đặc biệt, có hình dáng như những chiếc kèn trumpet. Hoa có thể có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, tím, hồng.

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược 2

Tìm hiểu thêm: Cà độc dược có công dụng gì không?

3. Bài thuốc từ cà dại hoa trắng

Dưới đây là nội dung được trình bày lại một cách khoa học và dễ nhìn hơn:

1. Bài thuốc giúp làm dịu vết ong đốt

Chuẩn bị: Quả cà dại hoa trắng và 1 ít lá lốt.

Thực hiện: Rửa sạch, sau đó giã nát và vắt lấy nước, thoa lên chỗ bị đốt.

2. Bài thuốc chữa nước ăn chân

Chuẩn bị:

  • phèn đen: 20 – 30g
  • Lá chè xanh: 20 – 30g
  • Lá lốt: 20g
  • Quả cà dại hoa trắng: 20g

Thực hiện:

  • Dùng lá chè xanh và lá phèn đen sắc lấy nước đặc, sau đó ngâm rửa chân trong 5 – 10 phút.
  • Tiếp tục dùng lá lốt và quả cà dại, giã nát và thêm ít nước, sử dụng bông thấm dung dịch này và thoa lên vùng da chân nứt nẻ.

3. Bài thuốc chữa đau nhức răng do sâu răng

Chuẩn bị:

  • Vỏ cây lai: 10g
  • Vỏ cây trầu: 10g
  • Rễ cây chanh: 10g
  • Rễ cây cà dại: 10g

Thực hiện: Đem các vị rửa sạch, sau đó sắc đặc và dùng nước ngậm rồi nhổ đi.

Lưu ý: Không áp dụng cho người bị tăng nhãn áp.

4. Bài thuốc trị trẻ em bị đau bụng

Chuẩn bị: 1 ít hoa cà dại.

Thực hiện: Rửa sạch, hãm với nước sôi và cho trẻ uống.

5. Bài thuốc chữa ho mãn tính

Chuẩn bị: 10 – 15g rễ cà dại.

Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi hẳn.

6. Bài thuốc chữa chứng khó tiểu tiện

Chuẩn bị:

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, thái nhỏ và hãm với nước uống như trà.

7. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh và đau lưng

Chuẩn bị:

Thực hiện: Đem sao vàng và sắc uống ngày dùng 1 thang. Dùng liên tục ít nhất 10 thang để nhận thấy hiệu quả.

Lưu ý chung: Người bị bệnh tăng nhãn áp không nên dùng cà dại hoa trắng.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-dai.html/feed 0
Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-ba-kich-tim-va-ba-kich-trang-de-dang.html https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-ba-kich-tim-va-ba-kich-trang-de-dang.html#respond Fri, 30 Nov 2018 19:53:39 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-ba-kich-tim-va-ba-kich-trang-de-dang-350/ Theo y học cổ truyền ba kích là một loại dược liệu quý hiếm thuộc top 10 loại cây thuốc nam quý hiếm cho người Việt mang lại nhiều công dụng và bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Vậy đâu là cách đơn giản nhất, nhanh nhất để phân biệt  ba kích tím, ba kích trắng một cách dễ dàng để ta có thể sử dụng ba kích cho hiệu quả tốt nhất.

 Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng 1
Hình ảnh cây ba kích

Trong tự nhiên có 2 loại ba kích

  • Ba kích tím
  • Ba kích trắng

Ba kích tím có nhiều công dụng hơn và được nhiều người sử dụng hơn, chính vì vậy một số người đã lấy ba kích trắng giả làm ba kích tím để đánh lừa người tiêu dùng với những giới thiệu về công dụng vô cùng phong phú. Với mong muốn cung cấp các thông tin chi tiết cho khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm ba kích . Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích về ba kích và phân cách nhận biết ba kích tím và ba kích trắng.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Công dụng của ba kích

Trong Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của cây ba kích được giới thiệu như sau

  • Đầu tiên ba kích được biết đến với tác dụng vô cùng quý báu: Bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới.
  • Ba kích được dùng để kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm.
  • Giúp cường gân cốt, khử phong thấp…
  • Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, những người suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém, tinh thần kém sắc
  • Ngoài ra ba kích còn giúp trị phong thấp, mỏi gối, làm giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp.
  • Cải thiện tình trạng tử cung lạnh, đau bụng dưới, kinh nghuyệt không đều, phụ nữ trong thời kì mãn kinh

Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của ba kích,  cây thuốc quý

Công dụng của ba kích 1
 
Phân biệt lõi ba kích tím và ba kích trắng

Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng

Ba kích tím

Hình ảnh nhận dạng ba kích tím

Hình dáng cây- củ ba kích tím

  • Cây ba kích tím thuộc họ dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm
  • Lá cây dài, cuống lá ngắn. Lá có hình mác, hình thuôn hoặc hình bầu dục thuôn nhọn, lá mọc đối xứng, phiến lá cứng có nhiều lông ở mép và gân, lá cây khi già ít lông hơn có màu trắng mốc. Lá non mầm có màu xanh lục, khi già thì có màu trắng giống như mốc. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
  • Cành ba kích non, có cạnh
  • Hóa cây ba kích mới nở có màu trắng, về sau chuyển sang màu vàng, hoa có chùm nhỏ thường tập trung thành tán ở đầu cành.
  • Quả cây ba kích hình cầu khi chín có màu đỏ cam

Màu sắc củ ba kích tím

  • Màu củ của cây ba kích tím: màu tráng xám
  • Thịt củ màu hanh tím. Củ già tím đậm hơn
  • Màu rượu khi ngâm: Tím than hoặc tím đậm.
  • Sau khi lấy phần thịt của ba kích tím thì phần lõi của ba kích tím đã già thường có gai nếu quan sát kỹ.
  • Đối với củ ba kích tím non khi bẻ đôi ra phần thịt vẫn có màu trắng do tinh chất chưa được hình thành đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn bẻ đôi và mang đi phơi dưới nắng khoảng 30 phút thì phần thịt chuyển sang màu tím ngay lập tức

Tác dụng ba kích tím

Thông thường, ba kích tím được sử dụng nhiều hơn ba kích trắng vì có tác dụng tốt với sức khỏe và có nhiều tác dụng, công dụng hơn ba kích trắng

Xem thêm: Rượu ba kích tím có tác dụng gì với sức khỏe

Ba kích trắng

Hình ảnh nhận dạng ba kích trắng

Hình dáng cây- củ ba kích trắng

  • Cây ba kích trắng thuộc họ dây leo, thân quấn màu xanh
  • Thân hình trụ, đâm nhiều nhánh
  • Lá cây dài, cuống ngắn.
  • Cành cây ba kích non có nhiều lông, nhiều cạnh , thân già nhẵn lông.
  • Lá  mọc đối chéo, phiến lá có lông và màu tím, thon dài.
  • Hoa nhỏ li ti màu trắng ngà.
  • Qủa chín màu hồng. rễ có thịt dầy hình trụ tròn, cong, thành thành từng đoạn như ruột già, bên trong rễ có lõ.

Màu sắc củ ba kích trắng

  • Củ ba kích trắng có  màu trắng nhạt
  • Thịt củ màu trắng hoặc màu vàng nhạt
  • Màu rượu ngâm ba kích trắng: tím nhạt
  • Sau khi lấy phần thịt của ba kích trắng  thì phần lõi của ba kích trắng đã già thường không có gai như ba kích tím.

Tác dụng của ba kích trắng

Ba kích trắng vẫn có khá nhiều công dụng, tuy nhiên do tác dụng không tốt bằng ba kích tím nên người ta vẫn ưa chuộng dùng ba kích tím hơn

Xem thêm: Tác dụng của ba kích trong Đông Y như thế nào

Bài viết trên là toàn bộ thông tin giúp các bạn phân biệt được đâu là ba kích tím, đâu là ba kích trắng. Về hình ảnh cây ba kích cũng như củ và thành phẩm ba kích sau khi ngâm rượu, mong là sẽ giúp các bạn thêm những thông tin hữu ích để chọn lựa loại ba kích cần dùng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-ba-kich-tim-va-ba-kich-trang-de-dang.html/feed 0