Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Mon, 16 Sep 2024 08:16:10 +0700 vi hourly 1 Trồng dược liệu Hoài sơn https://tracuuduoclieu.vn/trong-duoc-lieu-hoai-son.html https://tracuuduoclieu.vn/trong-duoc-lieu-hoai-son.html#respond Thu, 08 Apr 2021 03:55:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54086 Hoài sơn (Củ mài) là cây phân bố ở cùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có khoảng 30 loài, một số là cây trồng lấy tinh bột từ củ và hầu hết được dùng làm thuốc. Trong đông y Hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái đêm, mồ hôi trộm, đi đái đường.

Trồng dược liệu Hoài sơn 1

Đặc điểm chung

Đặc điểm thực vật

  • Cây dây leo, thân nhẵn, hơi có cạnh và viền cạnh có màu đỏ.
  • Lá đơn mọc so le hay mọc đối hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 8 – 10 cm, rộng 6 – 8 cm, gân lá 5 – 7, cuống lá dài 1,5 – 3,5 cm.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng, hoa đực và hoa cái khác gốc, cụm hoa đực dài 40 cm, cụm hoa cái cong dài 20 cm, bao hoa có 6 phiến dài bằng nhau, có 6 nhị.
  • Củ hình thành từ chùm rễ tia củ, hình trụ và có khía ở phía dưới, chiều dài củ 30 – 50 cm.

Giá trị làm thuốc

Bộ phận sử dụng: Bộ phận dùng là rễ củ.

Công dụng: Trong y học cổ truyền hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phế hư ho hen, bệnh tiểu đường, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, di niệu, thận suy, mỏi lưng đi tiểu nhiều, bạch đới, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm.

  • Ngày dùng từ 10g đến 20g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn vùng trồng

Hoài sơn có thể trồng ở miền núi, trung du và đồng bằng. Đất trồng cần màu mỡ, đất nhiều mùn, tầng canh tác dày 20 – 30 cm trở lên.

Chọn vùng trồng đất phù sa ven sông, đất cát pha và đất thịt nhẹ, pH 6,6 – 7,5. Không nên trồng ở đất thịt nặng, úng nước. Có thể trồng nơi có độ cao từ 100 – 800m so với mực nước biển. Nhiệt độ thích hợp 20 – 35oC, độ ẩm 80 – 95%.

Giống và kỹ thuật làm giống

Phương pháp nhân giống vô tính cho hệ số nhân giống cao nhất do đó trong thực tế người dân nên sử dụng phương pháp này.

Kỹ thuật làm giống:

  • Rễ củ được sử dụng để làm giống.
  • Khi thu hoạch, chọn củ có kích thước trung bình, vỏ nhẵn màu sáng, thẳng, không sâu bệnh để làm giống. Tốt nhất là dùng đoạn đầu rễ, nhưng cũng có thể sử dụng cả phần dưới (toàn bộ rễ củ) cắt thành những đoạn dài 5 – 6 cm chấm vôi hoặc tro ngay, để khô sau đó trồng ngay hoặc có thể đem ủ vào cát ẩm khi lên mầm đem trồng.

Cách ủ mầm:

Rải cát dày 2 – 3 cm xếp một lớp củ giống rồi phủ lên một lớp cát. Có thể xếp 2 – 3 lớp như vậy. Sau 7 – 10 ngày các đoạn rễ củ sẽ nảy mầm và đem trồng. Các đoạn đầu rễ nảy mầm nhanh hơn, nên xếp riêng để tránh gẫy mầm.

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng hoài sơn tốt nhất vào tháng 2 – 3 (sau Tết âm lịch).

Kỹ thuật làm đất

  • Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, có thể khử trùng đất bằng vôi bột 130kg/ha.
  • Lên luống cao 30 – 35 cm, mặt luống rộng 50 – 60 cm. Bổ hốc 2 hàng so le và bón lót phân theo hốc.

Mật độ, khoảng cách trồng

  • Mật độ trồng: 110.000 cây/ha.
  • Khoảng cách trồng: 30 x 30 cm.

Mật độ, khoảng cách trồng 1

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Phân bón và kỹ thuật bón phân 1

Thời kỳ bón

  • Bón lót (trước khi trồng): toàn bộ lượng phân hữu cơ (phân chuồng) + toàn bộ lượng phân lân supe + 30% đạm urê + 50% kali clorua, 30% NPK đầu trâu, trộn đều trong đất.
  • Bón thúc đợt 1: Sau trồng 3 tháng 50% đạm urê, 35% NPK đầu trâu.
  • Bón thúc đợt 2: Sau trồng 6 tháng toàn bộ lượng đạm urê, kali colorua và NPK đầu trâu còn lại.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng:

Cây giống đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng, tưới và giữ đủ ẩm cho đến khi hồi xanh. Sau khi trồng 15 – 20 ngày làm giàn cho cây. Giàn leo có thể làm kiểu mái nhà hoặc giàn thẳng.

Chăm sóc:

Vun xới làm cỏ đợt 2 sau khi trồng cây sau 1 tháng, ruộng luôn đảm bảo sạch cỏ dại, khi mưa xuống tháo nước kịp thời không để ngập úng. Làm cỏ kết hợp bón phân.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây hoài sơn ít bị sâu bệnh hại. Có thể có xuất hiện rệp, bọ xít nhưng về cơ bản không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và năng suất của cây.

  • Cây hoài sơn rất dễ bị thối củ nếu ruộng trồng bị thấp và đất quá ẩm.
  • Đề phòng thối củ bằng cách chọn chân ruộng cao, quản lý lượng nước tưới vừa phải và thoát nước kịp thời khi mưa lớn.

Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch, sơ chế và bảo quản 1

Thu hoạch: Hoài sơn thu hoạch vào tháng 11 – 12 trong năm, khi cây tàn lụi tiến hành thu hoạch, cắt bỏ phần thân lá và đào lấy rễ củ. Cắt đầu rễ làm giống, phần còn lại đem chế biến. Tỷ lệ khô tươi khoảng 1:4, năng suất trung bình đạt 3 – 5 tấn củ khô.

Sơ chế: Đào lấy củ già rửa sạch gọt vỏ ngâm nước phèn chua để loại bỏ chất nhớt (10g phèn chua/1 lít nước) trong khoảng 2 – 4 giờ, vớt ra rửa sạch, cho vào lò sấy lưu huỳnh đến khi củ mềm. Phơi hay sấy cho se. Tiếp tục sấy lưu huỳnh 20 giờ. Phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50oC đến 60oC đến khi độ ẩm không quá 12% là được.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh sâu, mốc, mọt.

Bạn đọc xem thêm: Ẩm thực dưỡng sinh từ củ Mài, vị thuốc Hoài sơn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/trong-duoc-lieu-hoai-son.html/feed 0
Đề tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ về quả Gấc https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-tien-si-dinh-duong-hoc-vuong-thuy-le-ve-qua-gac.html https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-tien-si-dinh-duong-hoc-vuong-thuy-le-ve-qua-gac.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-tien-si-dinh-duong-hoc-vuong-thuy-le-ve-qua-gac-423/ Gấc là loại thực vật được sử dụng nhiều trong ẩm thực và y học. Ở Việt Nam, gấc được sử dụng để nhuộm màu các loại xôi. Không chỉ là loại thực vật quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, gấc còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Dầu gấc làm thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh khô mắt, bôi các vết thương, vết bỏng, chỗ lở loét.

Đề tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ về quả Gấc 1

Nghiên cứu về gấc

Tiến sĩ Dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ – hiện công tác tại Trường đại học Davis California. Trong nhiều năm, chị đã dành thời gian và công sức nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamine A ở trẻ em nông thôn Việt Nam từ những năm 1950 đến những năm đầu thập kỷ 90. Dù tình trạng sức khỏe trẻ em Việt Nam đã được cải thiện đáng kể do sự tăng trưởng của nền kinh tế và những cố gắng của Chính phủ, nhưng trẻ em ở các vùng nông thôn vẫn thiếu vitamine A theo tiêu chuẩn quy định của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Thành phần Beta Carotene (tiền vitamine A) có nhiều trong các loại trái có màu vàng, da cam, đỏ và các loại rau xanh. Những loại rau, trái này rất sẵn có ở Việt Nam.

Gấc vẫn là đại diện số 1 về hàm lượng Beta Carotene (trong 100 g màng đỏ hạt gấc có tới 38 mg Beta Carotene tương đương với 50.000 đơn vị vitamine A). Ngay cả so với cà-rốt một trong những loại thực phẩm vẫn được coi là giàu tiền vitamine A nhất, hàm lượng Beta Carotene trong trái gấc vẫn cao gấp 14 lần.

Để đánh giá chính xác hơn kết quả nghiên cứu cuối năm 1997, Vương Thúy Lệ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm ở hai xã Tân Trào và Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Trong thời gian 30 ngày, 193 trẻ từ 31 đến 70 tháng tuổi được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm ăn dầu gấc
  • Nhóm ăn Beta Carotene tổng hợp
  • Nhóm ăn xôi có nhuộm thực phẩm màu giống gấc

Kết quả thu được cho thấy:

  • Trẻ ở nhóm 1 ăn xôi gấc, lượng hồng cầu, Beta Carotene, vitamine A trong máu tăng lên rõ rệt so với 2 nhóm trẻ không ăn xôi gấc.

Phấn khởi với những kết quả thu được, trở về Mỹ, Lệ đã viết các báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và chị đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Không dừng lại ở những kết quả đó, chị tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ với mong muốn thực hiện một dự án nghiên cứu làm thế nào để người dân Việt Nam có thói quen dùng dầu gấc trong các bữa ăn hằng ngày. Trái gấc mang tính thời vụ, chỉ có từ trước Tết đến sau Tết Nguyên đán.

Hành trình đưa Gấc đến cuộc sống hằng ngày của người dân Việt

Các lương y Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã biết đến tác dụng chữa bệnh của cây gấc:

  • Rễ cây chữa ung nhọt, nhọt đầu đinh, viêm tuyến hạch; màng đỏ hạt gấc chữa bệnh trẻ em chậm lớn, khô mắt, quáng gà, kém ăn, mệt mỏi; hạt gấc chữa quai bị, trĩ, làm tan khối tụ máu do chấn thương…
  • Ruột trái và màng đỏ hạt gấc cũng là nguyên liệu tuyệt vời để làm thành món xôi gấc cổ truyền của dân tộc.

Từ vài chục năm nay, nhiều nhà khoa học Việt Nam như Bùi Đình Sang, Nguyễn Văn Đàn, Phạm Kim Mãn…đã tích cực nghiên cứu và chiết được một lượng dầu gấc từ màng đỏ cùi gấc.

Gần đây Đinh Ngọc Lâm và Hà Văn Mạo tiến hành đã nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước tạo ra chế phẩm Gacavit từ màng đỏ cùi gấc – có tác dụng khắc phục tác hại của dioxin đối với cơ thể con người; phòng, chữa xơ gan và ung thư gan nguyên phát, giảm tác hại của những bệnh nhân ung thư phải điều trị bằng hóa chất và tia xạ.

Lần này, được sự ủng hộ của quỹ Tầm nhìn thế giới, tháng 12-2000, Vương Thúy Lệ đã trở lại Việt Nam. Hành trang của chị lần này là hai giàn máy ép dầu gấc và những kiến thức đã thu lượm được trong quá trình nghiên cứu về gấc ở Việt Nam trước đây.

  • Tại hai xã Tân Minh và Bắc Sơn thuộc huyện Sóc Sơn, cùng với các cộng sự Việt Nam, chị tư vấn cho bà con nông dân tác dụng và cách sử dụng dầu gấc trong các bữa ăn hằng ngày.
  • 20 gia đình ở Tân Minh có trẻ dưới năm tuổi suy dinh dưỡng, mỗi gia đình được nhận 1 lít dầu gấc để dùng theo hướng dẫn.

Kết quả thu được sau hai tháng khiến chị và các cán bộ y tế Việt Nam cùng tham gia quá trình thực hiện dự án hết sức vui mừng:

  • Hầu hết các bà mẹ đã cho con mình sử dụng dầu gấc đúng cách: nấu xôi, xào nấu với thức ăn, trộn với cơm nóng…
  • Có chị còn dùng dầu gấc bôi vào vết thương do bị bỏng, ngã.
  • Tuy nhiên, việc biến dầu gấc thành thực phẩm có thể sử dụng thường xuyên cho bữa ăn hằng ngày mới là cái đích nghiên cứu của chị Lệ lần này.

Tiềm năng kinh tế từ những trái Gấc

Cây gấc dễ trồng, có thể để gấc leo quanh bờ rào hay làm giàn cho gấc ở cổng, sân nhà, vừa tạo cảnh quan, lấy bóng mát, vừa cho thu hoạch trái gấc. Trung bình một giàn có thể cho từ 50 đến 200 trái tùy theo mức độ chăm sóc.

Gấc vừa dễ trồng, vừa tận dụng được đất… nếu có “đầu ra” chắc chắn và ổn định, gấc cũng sẽ là thu nhập đáng kể cho người nông dân. Ai bảo gấc không đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo

  • Gấc Việt Nam cũng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới chú ý, bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, gấc còn có hàm lượng đáng kể lycopene – chất thường được dùng để chế biến các sản phẩm kem dưỡng da, son môi làm đẹp.
  • Nếu được sự quan tâm thích đáng của ngành chế biến thực phẩm và ngành công nghiệp dược Việt Nam, việc chế biến và xuất khẩu dầu gấc sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa.

Phát triển vùng nguyên liệu gấc nếp – Hướng đi đúng đắn của Công ty TNHH Tuệ Linh

Hiện nay, Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị đi đầu trong việc triển khai mô hình vùng nguyên liệu Gấc nếp theo tiêu chuẩn vùng sạch, chuẩn hóa (Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới). Không những cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng đảm bảo cho các sản phẩm của Công ty mà còn tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân và từng bước đưa cây Gấc nếp Việt Nam hội nhập với thế giới.

Gấc nếp - Loại quả đến từ thiên đường 2

Vùng nguyên liệu gấc nếp của công ty Tuệ Linh

Gia Bình, Bắc Ninh là vùng đất cổ bên bờ sông Đuống, với điều kiện thổ nhưỡng đất phù sa màu mỡ cùng với khí hậu đặc trưng của miền Bắc Việt Nam được xem là điều kiện lý tưởng cho việc trồng và phát triển cây gấc nếp.

Thông qua các khảo sát chất lượng gấc nếp tại Gia Bình, các chuyên gia đánh giá gấc nếp tại đây cho sản lượng cao và chất lượng tốt, hàm lượng các hoạt chất quý như lycopene, beta – carotene có trong gấc nếp rất cao. Tuy nhiên việc trồng gấc tại địa phương xưa nay vốn nhỏ lẻ, manh mún ở từng hộ gia đình, chính vì vậy công ty đã quyết định đầu tư và xây dựng vùng nguyên liệu gấc nếp tập trung.

Sản phẩm chất lượng từ Gấc

Trong quá trình hợp tác từ quy trình trồng, chăm sóc đều được cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn cụ thể nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác công ty còn cam kết lâu dài và bền vững với nông dân về đầu ra của sản phẩm. Điều này tạo điều kiện cho bà con nông dân về đầu ra của sản phẩm. Điều này tạo điều kiện cho bà con nông dân yên tâm về giá và bao tiêu đầu ra, tránh khỏi tình trạng được mùa mất giá như trước đây.

Không chỉ chú trọng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu sạch, Công ty Tuệ Linh còn là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

  • Các sản phẩm từ gấc của công ty đều được sản xuất trên quy trình tách chiết bằng công nghệ sóng viba hiện đại nhất hiện nay, nhằm đảm bảo lưu giữ nhiều nhất các hoạt chất và thành phần quý trong gấc vốn rất dễ bị phân hủy.
  • Do vậy sản phẩm khi ra thị trường đều đảm bảo cam kết với hàm lượng hoạt chất cao và an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm chất lượng từ Gấc 1

Sản phẩm dầu gấc Tuệ Linh

Hiện nay bên cạnh sản phẩm dầu gấc Tuệ Linh truyền thống đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng, công ty còn cho ra thị trường các dòng sản phẩm Dầu Gấc Tuệ Linh thành phần dầu gấc nếp nguyên chất giúp tăng cường thị lực, hỗ trợ điều trị tật khúc xạ dành cho người lớn và trẻ nhỏ.

Việc bảo tồn và phát triển dược liệu nói chung và gấc nếp nói riêng sẽ là hướng đi bền vững cho công ty TNHH Tuệ Linh  theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Việc làm này không chỉ từng bước xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân mà con cung cấp cho thị trường các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ các dược liệu quý trong nước và từng bước đưa dược liệu quý hội nhập thế giới.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cua-tien-si-dinh-duong-hoc-vuong-thuy-le-ve-qua-gac.html/feed 0