Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Fri, 19 Apr 2024 07:58:52 +0700 vi hourly 1 Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà https://tracuuduoclieu.vn/meo-dan-gian-chua-me-day-bang-cay-thuoc-nam-quanh-nha.html https://tracuuduoclieu.vn/meo-dan-gian-chua-me-day-bang-cay-thuoc-nam-quanh-nha.html#respond Tue, 02 Mar 2021 03:23:46 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53159 Mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu rất phổ biến, xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hay một số cây thuốc nam cũng rất hiệu quả.

Bệnh mề đay?

Thực tế, tình trạng nổi mề đay là phản ứng viêm ở lớp trung bì do cơ thể giải phóng histamine – chất trung gian gây dị ứng. Do đó, mề đay thường bùng phát khi cơ thể bị dị ứng với thời tiết, thức ăn, căng thẳng quá mức hoặc do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.

Bệnh mề đay? 1

Nổi mề đay làm xuất hiện các mụn phồng đỏ trên da

Hơn 80% trường hợp mề đay có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 24 – 48 giờ khởi phát mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng mề đay gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa tăng lên vào ban đêm tác động không nhỏ đến giấc ngủ.

Do đó, bệnh nhân cần phải thực hiện một số phương pháp điều trị để giảm ngứa và cải thiện tổn thương da. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống

Trong trường hợp mề đay có mức độ nhẹ, tổn thương da và tình trạng ngứa có thể giảm hoàn toàn khi áp dụng mẹo chữa từ các cây thuốc nam có đặc tính tiêu viêm, chống ngứa và sát trùng.

Chữa bệnh mề đay bằng cây thuốc nam

🌿 1. Lá bạc hà

Lá bạc hà thường được dùng trong chế biến món ăn và các loại thức uống. Thảo dược này chứa tinh dầu có mùi thơm, tác dụng khử mùi, làm mát da và sát trùng nhẹ nên còn được nhân dân dùng để trị hôi miệng, giảm ho, long đờm và kích thích tiêu hóa.Ngoài ra lá bạc hà còn có tác dụng điều trị các chứng bệnh ngoài da – trong đó có mề đay mẩn ngứa.

Nấu nước tắm từ lá bạc hà:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi và 1 ít muối biển
  • Rửa sạch bạc hà rồi cho vào nồi nước đang sôi
  • Đun khoảng 10 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước lạnh và cho muối vào
  • Khi tắm bằng nước sắc lá bạc hà, bạn có thể dùng thảo dược chà xát nhẹ vào da để giảm ngứa và sưng viêm.

🌿 2. Rau má

Rau má (lôi công thảo, tích tuyết thảo) không chỉ là loại rau thông thường mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, tính hàn, tác dụng tiêu viêm, giải độc nên thường được dùng để chữa bỏng và tổn thương da. Ngoài ra thảo dược này còn chứa tinh dầu và một số chất chống oxy hóa như quercetin, kaempferol. Các thành phần này có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm.

Canh rau má giảm mề đay do dị ứng thức ăn:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau má tươi và thịt lợn nạc 100g
  • Rửa sạch rau má, thịt lợn đem bằm nhỏ
  • Cho dầu vào nồi, sau đó thêm hành và thịt lợn vào xào cho thơm
  • Đổ 1.5 lít nước vào đun sôi
  • Sau đó cho rau má vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp và nêm nếm vừa ăn

Bài thuốc đắp từ rau má:

  • Dùng rau má và lá gấc mỗi thứ 50g
  • Đem ngâm rửa với nước muối và để ráo
  • Giã nhỏ rồi trộn thêm 1 ít muối và đắp lên vùng da cần điều trị
  • Đắp 2 lần/ ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn

🌿 2. Rau má 1

Rau má có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm

🌿 3. Cỏ mần trầu

Từ xưa, trong dân gian đã phát hiện và tận dụng cỏ mần trầu trong điều trị các bệnh sốt, sốt rét, làm tiêu độc, mát gan. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều hơn những công dụng của cỏ mần trầu khi ứng dụng loại cỏ này vào chữa bệnh cao huyết áp, trị sỏi thận, phòng ngừa viêm não truyền nhiễm, thống phong…

Cỏ mần trầu có thể được dùng tươi hoặc dùng khô đều đảm bảo nguyên công dụng. Đối với bệnh nhân mề đay, nguyên nhân trực tiếp đến từ chức năng gan suy giảm, độc tố trong cơ thể không được loại bỏ mà phát tác thành những nốt sẩn ngứa trên cơ thể. T

Cách 1:

  • Dùng cỏ mần trầu tươi đe, rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa do mề đay gây ra

Cách 2:

  • Dùng cỏ mần trầu khô hoặc tươi sắc cùng nước sạch.
  • Đun tới khi nước sôi, hạ thấp lửa đun liu riu cho các dược chất trong cỏ mần trầu tiết ra hết.
  • Chia nước làm hai lần uống trong ngày. Muốn thêm phần bổ dưỡng, người dùng có thể kết hợp cỏ mần trầu với các loại dược liệu khác.

🌿 4. Nước trà xanh

Nước trà xanh (chè xanh) có tác dụng bảo vệ tim mạch, chữa viêm họng và đào thải độc tố. Vì vậy nhân dân còn dùng nước chè xanh để giảm các tình trạng da liễu thường gặp như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, phát ban da,… Trà xanh ít gây kích ứng nên có thể dùng để chữa mề đay cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm.

Uống nước trà xanh:

  • Dùng vài lá trà tươi/ trà đã sao khô
  • Hãm với 300ml nước sôi trong 10 – 15 phút
  • Có thể uống trực tiếp hoặc thêm vào 1 ít nước cốt chanh hoặc mật ong

Tắm lá chè xanh giảm ngứa do nổi mề đay:

  • Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi và chuẩn bị thêm 1 ít muối biển
  • Đun chè xanh với 2 lít nước, sau đó đổ nước ra thau
  • Thêm muối vào và hòa với nước lạnh
  • Dùng tắm có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn và cải thiện viêm do chứng nổi mề đay gây ra

🌿 4. Nước trà xanh 1

Trà xanh ít gây kích ứng nên có thể dùng để chữa mề đay cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm

🌿 5. Gừng tươi

Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng giảm viêm, giải dị ứng và chống ngứa. Thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh do nhiễm lạnh như ho, cảm lạnh, viêm họng,… Ngoài ra gừng tươi còn được nhân dân sử dụng để chữa viêm da cơ địa, chàm và nổi mề đay do lạnh

Dùng trà gừng mật ong:

  • Thái mỏng 1 củ gừng tươi và đem hãm với 300ml nước sôi
  • Sau khoảng 15 – 20 phút thì cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều
  • Nên uống trà khi ấm và có thể ăn lát gừng tươi nếu mề đay đi kèm với triệu chứng sổ mũi, ho,…

Ngâm gừng tươi với muối:

  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho khoảng 2 củ gừng tươi đã cắt nhỏ vào
  • Đun thêm 3 phút thì tắt lửa và cho vào khoảng 2 thìa muối
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm chân/ tay vào để giảm ngứa
  • Trong trường hợp tổn thương da lan rộng, có thể dùng nước gừng tươi để tắm

Có thể bạn quan tâm: Tắm lá cây chó đẻ chữa mẩn ngứa cho trẻ

🌿 6. Lá khế chữa mề đay mẩn ngứa

Nấu nước lá khế tắm là mẹo chữa mề đay được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, tính bình, tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và sát khuẩn nhẹ. Chính vì vậy thảo dược này thường được tận dụng để chữa viêm da cơ địa, phát ban da và mề đay mẩn ngứa.

Cách dùng lá khế chữa mề đay mẩn ngứa:

  • Rửa sạch 1 nắm lá khế rồi cho vào nồi
  • Đổ 2 lít nước vào và đun sôi trong khoảng 5 phút
  • Thêm 2 thìa muối biển vào và đổ nước ra thau
  • Hòa thêm nước lạnh để nước nguội bớt và dùng để tắm
  • Chữa mề đay bằng thuốc nam cần lưu ý điều gì?

🌿 7. Lá kinh giới

Rau kinh giới không chỉ được dùng để gia tăng hương vị món ăn mà còn được tận dụng để chữa các bệnh da liễu thường gặp như tổ đỉa, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, phát ban da,… Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có đặc tính sát trùng, tán hàn và chống ngứa. Do đó, dùng lá kinh giới nấu nước tắm hoặc chườm đắp có thể giảm các triệu chứng do mề đay gây ra. Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, tác dụng chữa mề đay của rau kinh giới cũng đã được chứng minh qua một số nghiên cứu sơ bộ.

Các nghiên cứu này cho thấy, hoạt chất d-menthol, menthol racemic và vitamin trong thảo dược này có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và cải thiện sẩn đỏ, phát ban.trị mề đay bằng thuốc nam

Tắm nước lá kinh giới:

  • Dùng lá kinh giới nấu nước tắm có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và viêm đỏ da.
  • Nếu áp dụng thường xuyên, các sẩn đỏ, phát ban do mề đay gây ra sẽ giảm đi đáng kể sau vài ngày.

Đắp lá kinh giới với muối biển:

  • Trong trường hợp mề đay nổi ở chân và tay, bệnh nhân có thể dùng 1 nắm lá kinh giới tươi sao nóng với muối biển và chườm đắp lên da.

🌿 7. Lá kinh giới 1

Kinh giới có đặc tính sát trùng, tán hàn và chống ngứa

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/meo-dan-gian-chua-me-day-bang-cay-thuoc-nam-quanh-nha.html/feed 0
Rau má từ món ăn dân giã đến bài thuốc chữa bệnh hiệu quả https://tracuuduoclieu.vn/rau-ma-tu-mon-an-dan-gia-den-bai-thuoc-chua-benh-hieu-qua.html https://tracuuduoclieu.vn/rau-ma-tu-mon-an-dan-gia-den-bai-thuoc-chua-benh-hieu-qua.html#respond Sun, 07 Feb 2021 06:23:42 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=55032 Rau má là loại rau, dược liệu được trồng phổ biến ở nhiều nơi của nước ta. Với vị hơi đắng ngọt, tính mát, rau má có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện…. Vì vậy không thể phủ nhận rằng rau má có vị trí quan trọng trong các món ăn, bài thuốc Đông y từ hàng chục thế kỷ nay.

Rau má từ món ăn dân giã đến bài thuốc chữa bệnh hiệu quả 1

Thông tin khoa học

Mô tả cây

  • Rau má là một loại cỏ mọc bò, có rễ ở các mấu, thân gầy, nhẵn.
  • Lá hình mắt chim, khía tai bèo, rộng 2-4cm, cuống dài 2-4cm trong những nhánh mang hoa và dài 10-12cm trong những nhánh thường.
  • Cụm hoa đơn mọc ở kẽ lá, gồm 1 đến 5 hoa nhỏ.
  • Quả dẹt rộng 3-5mm, có sống hơi rõ.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang tại khắp nơi ở Việt Nam và các nước vùng nhiệt đới như Lào, Cămpuchia, Inđônêxya, Ấn Độ v.v…. Toàn cây khi tươi có vị đắng, hăng hơi khó chịu; khi khô thì chỉ còn mùi cỏ khô.

Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay sao vàng.

Rau má được sử dụng từ lâu đời

Trong y thư Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập… có nhắc đến rau má với tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, khử phù thũng…

  • Thầy thuốc cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) dùng rau má để cải thiện chức năng tư duy và hưng phấn chức năng sinh dục.
  • Ở một số nước phương Đông rau má được sử dụng giúp lợi sữa, giữ da lâu già, làm lành vết thương và tránh sẹo.
  • Ở Nga, người ta sử dụng rau má với tác dụng bảo vệ nhu mô gan, hỗ trợ chức năng giải độc của gan và điều hòa biến dưỡng chất béo của rau má.
  • Ở vùng Trung Âu thì rau má là món thuốc quý để bảo vệ mạch máu, đặc biệt hữu ích cho cấu trúc yếu ớt của hệ thống tĩnh mạch.

Ở nước ta, từ kinh nghiệm của dân gian thường dùng rau má chống táo bón, tác dụng lợi gan, mật, làm mát giải nhiệt. Bên cạnh tác dụng chống phù nề nhờ lợi tiểu nhẹ, rau má bảo vệ thành mạch máu và giữ máu loãng.

Những bài thuốc quý không ngờ từ rau má

Từ lâu, rau má đã được dùng làm rau ăn, nước giải khát và làm thuốc chữa nhiều bệnh. Rau má là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện…

Những bài thuốc quý không ngờ từ rau má 1

  • Bài 1: Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu: Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.
  • Bài 2: Thống kinh, Đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải: Rau má 30g, ích mẫu 8g, Hương nhu 12g, Hậu phác 16g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
  • Bài 3:Viêm tấy, mẩn ngứa: Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước, thêm đường uống.
  • Bài 4: Thuốc lợi sữa: Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.
  • Bài 5: Chữa cảm nắng, say nắng: Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.
  • Bài 6: Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Cách dùng: Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.
  • Bài 7: Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
  • Bài 8: Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống. Rôm sẩy không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể gây biến chứng viêm cầu thận, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm.

Tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má

  • Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
  • Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
  • Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm…

Nguồn: HA (Tổng hợp) – Bản tin Khoa học & Ứng dụng – Số 10/2014

Xem thêm: Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rau-ma-tu-mon-an-dan-gia-den-bai-thuoc-chua-benh-hieu-qua.html/feed 0
Rau má chữa bệnh xơ cứng bì https://tracuuduoclieu.vn/rau-ma-chua-benh-xo-cung-bi.html https://tracuuduoclieu.vn/rau-ma-chua-benh-xo-cung-bi.html#respond Sat, 12 May 2018 06:55:12 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54361 Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến da và các cơ quan khác của cơ thể. Trong đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể gây viêm và làm tổn thương, dẫn đến các vấn đề về phổi, thận, tim, đường ruột và các nội tạng khác. Chính vì vậy, bệnh xơ cứng bì có chữa được không vẫn đang là thách thức cho giới Y học.

Rau má chữa bệnh xơ cứng bì 1

1. Bệnh xơ cứng bì là gì?

Xơ cứng bì là một bệnh mạn tính khiến da trở nên dày và cứng, tích tụ mô sẹo và các tổn thương kèm theo tại các cơ quan nội tạng như tim và mạch máu, phổi, dạ dày và thận. Ảnh hưởng của xơ cứng bì rất khác nhau, từ mức độ nhẹ cho đến đe dọa tính mạng, tùy thuộc vào mức độ lan rộng của bệnh và bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng.

Có hai dạng xơ cứng bì chính, gồm:

  • Xơ cứng bì tại chỗ: Dạng này thường chỉ ảnh hưởng đến da mặc dù cũng có thể lan đến các cơ, khớp và xương. Điểm khác biệt là xơ cứng bì tại chỗ không làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Các triệu chứng của xơ cứng bì tại chỗ là các mảng đổi màu trên da, các vệt hoặc dải da dày, cứng trên cánh tay và chân hay đôi khi xảy ra trên mặt và trán.
  • Xơ cứng bì hệ thống: Đây là dạng bệnh nghiêm trọng nhất, có thể ảnh hưởng đến không chỉ là da, cơ, khớp, mạch máu mà cả các nội tạng như phổi, thận, tim và các cơ quan khác.

Cho đến nay, nguyên nhân của xơ cứng bì vẫn chưa được biết đến một cách rõ ràng. Giả thiết gây bệnh được chấp nhận nhiều nhất là có cùng cơ chế như các bệnh tự miễn hệ thống. Trong đó, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện bệnh. Chính vì vậy, những người trong gia đình đã có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao hơn.

2. Bệnh xơ cứng bì có chữa được không?

Vì cơ chế bệnh sinh chưa được hiểu rõ, các phương thức điều trị xơ cứng bì đặc hiệu còn nhiều hạn chế. Các biện pháp điều trị hiện tại có mục đích chủ yếu là làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, việc theo dõi và đánh giá điều trị còn giúp phát hiện sớm và can thiệp sớm các biến chứng liên quan đến bệnh như tăng áp phổi. Từ đó, người bệnh vẫn duy trì được chức năng các cơ quan và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp điều trị phổ biến hiện tại bao gồm:

  • Thuốc cải thiện lưu thông tuần hoàn máu
  • Thuốc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và làm chậm sự tiến triển tổn thương tế bào
  • Steroid để làm giảm phản ứng viêm trên da, khớp và cơ
  • Kem bôi giữ ẩm cho vùng da bị tổn thương, giúp duy trì tính đàn hồi và toàn vẹn của da, giảm ngứa
  • Các loại thuốc để kiểm soát triệu chứng khác như giảm đau, giảm chứng ợ nóng và hạ huyết áp

Trong quá trình điều trị, người bệnh được theo dõi thường xuyên bằng cách thăm khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ. Điều này vừa giúp đánh giá đáp ứng của thuốc, phát hiện sớm các tác dụng phụ liên quan với điều trị hay xuất hiện thêm biến chứng khác của bệnh.

3. Cây rau má

Rau má (Centella asiatica) còn có tên khác là liên tiền thảo, tích tuyết thảo, thường ở những nơi râm mát, ẩm ướt, đất mùn tơi xốp tại các vùng châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… Ngoài ra, các nước Trung và Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông cũng có rau má.

Rau má không chỉ là một loại rau để ăn như các gia đình Việt vẫn quen dùng, mà còn là vị thuốc phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước châu Á khác. Công dụng chữa bệnh của rau má đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.

3. Cây rau má 1

Về thành phần hóa học và tác dụng dược lý:

Thành phần chính của rau má là tricopen, saponin. Ngoài ra, còn chứa tinh dầu, các hợp chất polyacetilen, flavonoid, steroid, dầu béo, acid amin, tanin, vitamin C, alcaloid… Rau má được sử dụng trong y học hàng ngàn năm nay. Người ta dùng rau má để chữa lành vết thương và vết loét ngoài da; dùng làm thuốc bổ thần kinh giúp cải thiện tinh thần và trí nhớ, đặc biệt ở người cao tuổi; dùng để điều trị sốt và các bệnh đường hô hấp.

  • Hoạt chất bracoside A trong rau má kích thích mô sản xuất nitric oxide (NO), giúp giãn nở các tiểu động mạch và mao mạch, làm lượng máu di chuyển tới các mô được nhiều hơn; bảo vệ thành mạch, làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu.
  • Vì vậy, rau má thường được điều trị và phòng bệnh liên quan đến thiểu năng mạch, viêm tắc mạch máu…

4. Rau má tốt cho bệnh nhân xơ cứng bì

Rau má có tác dụng chữa lành các vết thương, tổn thương da trong các bệnh vẩy nến, chàm, xơ cứng bì và làm mờ các vết sẹo.

  • Ngoài tác dụng làm lành vết thương, cải thiện tuần hoàn máu, rau má còn được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh tác dụng điều trị các bệnh về suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch như xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm tắc mạch máu, viêm da cơ địa, vẩy nến, sốt không rõ nguyên nhân, cúm…
  • Đặc biệt, đối với bệnh xơ cứng bì, rau má có tác dụng hỗ trị điều trị bệnh rất tốt. Giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân xơ cứng bì.

Trong bệnh xơ cứng bì, sự tích tụ collagen ở các mô là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Các hợp chất asiaticosid, acid asiatic, acid madecassic trong rau má có tác dụng làm cân bằng sự sản sinh collagen, giảm sự đứt gãy, sắp xếp lộn xộn của collagen ở lớp trung bì trong tổn thương da bệnh xơ cứng bì. Ngoài ra, rau má còn có tác dụng thúc đẩy tái tạo da, phục hồi các tổn thương da đã có.

  • Bệnh xơ cứng bì tiến triển khi gặp lạnh hoặc căng thẳng (stress), thường kèm theo hội chứng Raynaud với hiện tượng giảm lưu lượng máu đến đầu chi.
  • Sử dụng rau má sẽ giúp tăng cường tuần hoàn tới các đầu chi, cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu cục bộ gây loét, hoại tử, rối loạn thần kinh ở đầu chi.

Sinh tố rau má – Món quà cho bệnh nhân xơ cứng bì

Thầy thuốc khuyên, mỗi ngày bệnh nhân xơ cứng bì nên uống 1 ly sinh tố từ rau má tươi (50 – 80g) sẽ có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.

Một số công thức sinh tố rau má thơm ngon, dễ làm:

  • Rau má tươi (50 – 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước sôi để nguội vào lọc bỏ bã. Có thể cho thêm vào một ít đường tùy khẩu vị.
  • Sinh tố rau má và nước dừa tươi: Rau má tươi (50 – 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát, cho thêm nước dừa tươi vào lọc bỏ bã.
  • Sinh tố rau má, đậu xanh: Đậu xanh (10g khô) ngâm nở, hấp chín, xay nhuyễn với một ít nước; sau đó cho rau má tươi (50 – 80g) xay cùng. Có thể cho thêm ít đường tùy khẩu vị.

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/rau-ma-chua-benh-xo-cung-bi.html/feed 0