Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 27 Mar 2025 03:06:34 +0700 vi hourly 1 Bật mí cách dùng củ ráy chữa ho https://tracuuduoclieu.vn/cu-ray-chua-ho.html https://tracuuduoclieu.vn/cu-ray-chua-ho.html#respond Tue, 23 Jan 2024 06:54:59 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=74664 Củ ráy được biết đến là dược liệu trong các bài thuốc để chữa bệnh. Thế nhưng không phải ai cũng biết củ ráy cũng có thể chưa ho mà hiệu quả mang lại rất tốt. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn các sử dụng củ ráy chữa ho hiệu quả, an toàn tại nhà.

Bật mí cách dùng củ ráy chữa ho 1

Công dụng của củ ráy chữa ho

Cây ráy còn có tên khác như chóc gai, hải vu, dã vu, cây cừa, sơn thục gai, cây móp (ở Nam Bộ) và tên khoa học là Lasia spinosa Thwaites thuộc họ Ráy (Araceae). Đây là một loại cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng đất ẩm ướt, như ruộng nước, ven ao, bờ suối, kênh rạch,… Củ ráy được thu hái vào mùa đông, sau đó được rửa sạch và phơi khô. Người bệnh có thể cắt thành lát mỏng trước khi phơi khô. Củ ráy thuộc tính hàn và chứa nhiều độc tố, vì thế, người bệnh nên chế biến kĩ càng để tránh bị ngứa rát cổ họng và khoang miệng.

Theo y học cổ truyền, củ ráy có rất nhiều công dụng được kể đến như thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, bình suyễn, giảm đau… Bên cạnh đó, trong y học hiện đại cho biết thành phần của củ ráy có chứa một số khoáng chất như sắt, magie, canxi, kali và vitamin như A, D2, retinol,…

Thành phần của củ ráy có chứa hoạt chất saponin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Chúng có khả năng làm sạch đường hô hấp bằng cách kích thích tiết dịch làm ẩm và loại bỏ đờm ở phế quản, từ đó giúp giảm ho hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa như polyphenol và polyphenol giúp ngăn cặn các gốc tự do làm tổn thương tế bào, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại các tác nhân gây ho và hen suyễn.

Củ ráy thường được sử dụng để chữa trị một số bệnh như ho, ho gà, đau họng, viêm amygdale, viêm phế quản, viêm phù thũng, tê thấp, tiêu viêm, đau nhức xương khớp, chữa gout và các di chứng do sốt rét.

Xem thêm: Cách dùng củ ráy chữa gout hiệu quả

Mẹo chữa ho tại nhà từ củ ráy

Dưới đây cách sử dụng củ ráy chữa ho tại nhà đơn giản mà người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc 1

Mẹo chữa ho tại nhà từ củ ráy 1

Những bệnh nhân ho khan, ho có đờm, rát cổ họng, khi uống nước củ ráy đều nhận thấy cổ họng êm dịu, bớt đau rát hơn. Người bệnh có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Củ ráy làm sạch vỏ, rửa sạch ( Lưu ý phải đeo bao tay khi chế biến để tránh ngứa rát).
  • Thái mỏng củ ráy thành từng lát khoảng 0.5 – 1 cm.
  • Sao vàng hạ thổ củ ráy trên bếp cho đến khi co khô lại.
  • Lấy một lượng vừa đủ củ ráy đã sao khô (1 nắm tay) cho vào ấm sắc thuốc với 6 chén nước (khoảng 1,5 lít nước lọc).
  • Sắc thuốc cho đến khi còn lại 3 chén (750 ml) là hoàn thành.
  • Chia lượng thuốc uống nhiều lần trong ngày để thấy được sự cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc 2

Mẹo chữa ho tại nhà từ củ ráy 2

Một cách khác từ củ ráy chữa ho đơn giản nhưng cực kì hiệu quả mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà với cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 12g củ ráy gai, 20g lá dâu, 12g hạt cải củ
  • Rửa sạch các dược liệu rồi đem sắc lấy thuốc.
  • Đun nhỏ lửa cho đến khi thuốc sôi rồi chắt lấy thuốc để uống.
  • Duy trì uống hàng ngày từ 2 – 3 lần, mỗi ngày một thang thuốc.

Lưu ý khi sử dụng củ ráy chữa bệnh

Mặc dù củ ráy là một dược liệu được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chất canxi oxalat có trong củ ráy có thể gây kích ứng da, ngứa và đau. Vì vậy, khi chế biến hoặc sử dụng củ ráy tươi, cần đeo bao tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với nó.
  • Canxi oxalat là chất dễ phân hủy khi được phơi khô hoặc nấu chín. Để bảo quản lâu dài và an toàn, người bệnh nên chế biến củ ráy chín kỹ trước khi sử dụng.
  • Củ ráy có tính hàn, vị nhạt, vì thế mà không nên sử dụng cho những người có sức khỏe yếu hoặc có cơ địa lạnh.
  • Phương pháp dùng củ ráy chữa ho là một phương pháp đơn giản và phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trong việc chữa bệnh, cần kiên nhẫn vì tác dụng sẽ chậm hơn so với các phương pháp khác.
  • Các phương pháp chữa bệnh bằng củ ráy thường chỉ hiệu quả đối với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc giai đoạn đầu, và ít có tác dụng khi bệnh đã trở nặng.
  • Mỗi người có thể có phản ứng khác nhau với củ ráy tùy theo cơ địa. Do đó, bệnh nhân cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc từ củ ráy.
  • Nếu có bất kỳ biểu hiện kích ứng hoặc không khỏi sau thời gian sử dụng, cần đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất.
    Không nên ăn củ ráy tươi trực tiếp chưa qua chế biến kỹ, vì nó có thể gây rát miệng và cổ họng.
  • Đã xảy ra trường hợp ngộ độc khi nhầm cây ráy với cây dọc mùng và cây khoai nước. Vì vậy, khi tìm kiếm củ ráy tươi, cần phân biệt cẩn thận vì củ ráy có diện mạo khá giống với hai loại cây trên.

Đọc thêm: Dùng củ ráy đánh cảm có được không?

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cu-ray-chua-ho.html/feed 0
Top 10+ cách chữa ngứa khi ăn củ ráy https://tracuuduoclieu.vn/cach-chua-ngua-khi-an-cu-ray.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-chua-ngua-khi-an-cu-ray.html#respond Fri, 19 Jan 2024 08:20:35 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=74665 Củ ráy hay còn được biết tới với nhiều cái tên khác nhau như khoai ráy, ráy dại. Loại củ này thường sẽ bị nhầm lẫn với các loại củ khác thuộc họ Ráy nên có người đã ăn phải và gặp hiện tượng ngứa rát ở vùng cổ họng. Khi gặp phải tình trạng ngứa rát này thì bạn cần ngừng ăn ngay lập tức. Sau đó bạn hãy thực hiện một trong những cách dưới đây để cải thiện tình trạng ngứa rát trong miệng.

Top 10+ cách chữa ngứa khi ăn củ ráy 1

Bên trong thành phần của củ ráy có chứa một loại chất có tên oxalate, loại chất này cũng là tác nhân chính gây ra tình trạng ngứa khi chúng ta tiếp xúc với củ ráy. Bởi khi oxalate tiếp xúc với các mô mềm như mô miệng hay niêm mạc, loại chất này sẽ kết tinh và gây ra kích ứng tạo cảm giác ngứa, rát.

Nếu gặp phải tình trạng này bạn có thể làm theo một số cách sau để chữa ngứa hiệu quả

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước 1

Đây là cách chữa ngứa khi ăn củ ráy nhanh chóng và hiệu quả nhất, việc uống nước ngay khi gặp phải các triệu chứng ngứa rát cổ họng vì ăn củ ráy sẽ giúp loại bỏ các độc tố còn sót lại ở vùng miệng và cổ họng, tăng cường tốc độ đào thải các chất độc này ra khỏi cơ thể. Nhưng cách chữa trị này chỉ hiệu nghiệm đối với các trường hợp kích ứng nhẹ.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có khả năng khử trùng và giảm các triệu chứng kích ứng cao, vì thế sử dụng nước muối để súc họng hoặc rửa trôi các độc tố vướng trên miệng, niêm mạc họng cũng là một cách hay để làm giảm tình trạng ngứa rát do củ ráy gây ra. Bạn có thể sử dụng nước muối ấm pha loãng hoặc nước muối sinh lý đều được.

Đánh răng và cạo lưỡi

Các chất độc tố có trong củ ráy khi người bệnh sử dụng thường sẽ mắc lại ở vùng miệng và niêm mạc. Đánh răng và cạo lưỡi sẽ giúp loại bỏ phần lớn độc tố có trong khoang miệng của bệnh nhân, đồng thời cũng loại bỏ được các vi khuẩn có hại khác trên lưỡi và trong miệng của người bệnh.

Uống sữa

Uống sữa 1

Trong sữa có chứa thành phần chất béo và protein, chúng cũng có thể giảm ngứa và loại bỏ độc tố của củ ráy. Chất béo trong sữa có khả năng bám vào các chất độc giúp làm giảm tiếp xúc với niêm mạc, protein có khả năng kết hợp với oxalate cũng làm giảm kích ứng.

Uống trà túi lọc

Trà túi lọc là một thức uống có nhiều lợi ích dành cho người sử dụng. Uống trà túi lọc mỗi ngày sẽ giúp lợi tiểu, đào thải độc tố một cách nhanh chóng. Do vậy sử dụng trà túi lọc khi gặp các triệu chứng ngứa rát cổ họng do củ ráy gây ra cũng là một cách vô cùng hiệu quả.

Làm mát vùng bị kích ứng

Chườm lạnh là một phương pháp hiệu quả đối với các triệu chứng sưng tấy, tổn thương các mô bên trong khoang miệng. Sử dụng khăn hoặc lớp vải mỏng đã nhúng lạnh để chườm lên vị trí bị kích ứng do độc tố của củ ráy gây ra, từ đó sẽ làm giảm triệu chứng đau rát và tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh.

Sử dụng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa 1

Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm và giảm viêm nên thường được sử dụng để bôi những vùng bị dị ứng bởi củ ráy. Điều này sẽ làm dịu và giảm tình trạng kích ứng. Ngoài ra, dầu dừa cũng có khả năng chống oxy hóa, giảm lão hóa da và ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.

Dùng mật ong

Người bệnh có thể sử dụng mật ong để bôi lên da, những vùng bị ảnh hưởng bởi độc tố oxalate hoặc uống trực tiếp mật ong để làm giảm triệu chứng ngứa rát ở trong cổ họng. Bởi trong mật ong có các thành phần như protein, carbohydrate,… có thể làm giảm viêm, diệt khuẩn một cách hiệu quả.

Thuốc giảm dị ứng

Nếu đã thử qua các biện pháp mà không thấy hiệu quả, bạn có thể sử dụng các loại thuốc dị ứng không kê đơn qua việc tham khảo ý kiến các dược sĩ như: Loratadin, Clorpheniramin, Cetirizine, Fexofenadine,… Các loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng như kích ứng da, mẩn ngứa khi do độc tố của củ ráy gây ra.

Thuốc chống axit

Thuốc chống axit 1

Các loại thuốc chống axit thông thường hay trung hòa axit trong miệng, tăng độ pH như Alka-Seltzer, alusi, maalox, gastropulgite,…  sẽ giúp làm giảm các kích ứng gây ra bởi axit trong vùng miệng của người bệnh. Tuy nhiên loại thuốc này có thể mang lại một số tác dụng phụ như: dị ứng, mẩn ngứa,… Vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Những loại thuốc chống viêm không có steroid này có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Do vậy, có thể ngăn ngừa các triệu chứng kích ứng hoặc ngứa do viêm gây ra. Một số loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến như: ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Celecoxib, Etoricoxib,…

Lưu ý: Nếu người bệnh ăn phải củ ráy mà gặp phải tình trạng ngứa rát nghiệm trọng, bị sưng nhiều ở lưỡi hoặc niêm mạc họng, dẫn đến tình trạng khó thở thì cần phải đưa đến bệnh viện để cấp cứu.

Lưu ý:

Củ ráy có độc tố rất lớn và có thể gây kích ứng, bỏng rát, ngứa ngáy nên không ăn được. Không nên sử dụng củ ráy như một loại thức ăn thông thường. Cây và củ ráy dễ nhầm lẫn với củ khoai sọ, khoai môn nên cần chú ý phân biệt, không ăn những loại củ mọc dại ngoài tự nhiên để tránh gây ra những vấn đề không mong muốn.

Thực tế, người ta chỉ dùng củ ráy để chữa bệnh bằng cách bôi đắp chữa bệnh xương khớp, mụn nhọt, giải cảm. Ngay cả khi sơ chế, nếu không cẩn thận củ ráy cũng dễ gây ngứa ngáy da tay. Vì thế để tránh tình trạng này, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Sử dụng găng tay, khẩu trang, kính mắt khi sơ chế củ ráy tươi để tránh bị chạm vào da gây ngứa.
  • Khi chế biến làm dược liệu cần phải ngâm với nước gạo, rửa kỹ, sao đó nấu chín rồi sao vàng khô thì mới sử dụng được.

Đọc thêm: Các công dụng chữa bệnh của của cây ráy gai

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-chua-ngua-khi-an-cu-ray.html/feed 0
Ráy gai – Chữa các bệnh về xương khớp https://tracuuduoclieu.vn/ray-gai-chua-cac-benh-ve-xuong-khop.html https://tracuuduoclieu.vn/ray-gai-chua-cac-benh-ve-xuong-khop.html#respond Mon, 16 Nov 2020 09:02:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48375 Theo Y học cổ truyền, thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.

Nhân dân thường hái lá non về làm rau ăn, luộc hoặc muối dưa. Ráy gai thường được dùng chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ray-gai-chua-cac-benh-ve-xuong-khop.html/feed 0
Tác dụng không ngờ của ráy gai – xem ngay! https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-khong-ngo-cua-ray-gai-tu-nhung-cong-dung-thuong-ngay.html https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-khong-ngo-cua-ray-gai-tu-nhung-cong-dung-thuong-ngay.html#respond Wed, 14 Oct 2020 20:23:05 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-khong-ngo-cua-ray-gai-tu-nhung-cong-dung-thuong-ngay-203/ Ai cũng biết công dụng của ráy gai chữa được rất nhiều bệnh như trị các chứng bệnh về gan vàng da, tê buốt bàn chân, đau lưng, mỏi gối…Ngoài ra trong sách đông y cũng như dân gian truyền tai nhau. Ráy gai còn chữa được rất nhiều bệnh, những như công dụng của nó ko chỉ chữa bệnh còn dùng làm các món ăn. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn có góc nhìn mới và những tác dụng không ngờ từ củ ráy gai.

Tác dụng không ngờ của ráy gai - xem ngay! 1

Cây gáy gai

Mô tả cây ráy gai

Cây ráy gai hay còn có tên móp gai, chóc gai, đây là cây thuộc họ ráy.

Ráy gai thuộc cây thảo, có thân rễ và cuống lá đều có gai. Lá hình mũi tên về sau xẻ lông chim , có khi đa dạng; cuống lá có bẹ. Cụm hoa không phân nhánh, có mo dài bao lại, phần gốc mở ra còn phần trên khép kín. Trục hoa hình trụ, ngắn hơn mo nhiều. Hoa nhiều, tất cả đều lưỡng tính. Bao hoa gồm 4-6 mảnh, bộ nhị gồm 4-6 nhị có chỉ nhị ngắn, bầu 1 ô có chứa 1 noãn treo. Quả mọng hình trứng vuông, có gai ngắn rậm ở đỉnh; hạt dẹp. Cây ra hoa vào mùa hạ.

Ở nước ta, cây mọc hoang ở gần mép nước, các mương rạch, chỗ có nước đọng nhưng không sâu, nhiều bùn, thường tập trung thành đám, gặp từ Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình qua Nghệ An tới thành phố Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Sông Bé, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Bộ phận dùng: Dùng toàn cây, thân rễ mang về, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và gừng, sau đó đồ mềm, thái mỏng, sao vàng.

Tác dụng của cây ráy gai

  • Ráy gai được dùng làm thức ăn hàng ngày như một loại rau củ.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, ráy gai được dùng để chữa ho, đau bụng, phù tũng.
  • Ráy gai chữa tê thấp, bàn chân tay tê buốt, lưng đầu gối đau.
  • Ráy gai chữa sốt rét, viêm gan, vàng da
  • Ráy gai chữa ung nhọt, sưng qiau bị.

Xem thêm: Củ ráy gai chữa bệnh gì

Cây ráy gai được dùng như món ăn

Đọt non, lá và bẹ non và hoa non được dùng như một món rau cao cấp. Ở Indonéia món ráy gai được dùng là rau ăn

Ráy gai dùng ăn sống hay bóp gỏi:

Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau sống và bóp gỏi.

Dùng làm rau xào:

Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau xào với thịt, tôm và hải sản khác, là món ăn cao cấp ở các nhà hàng.

Dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu:

Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu chua là món ăn đặc sản.

Dùng để muối dưa chua:

Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng muối dưa chua có hương vị rất ngon

Móp gai được dùng làm thuốc:

Theo Y học cổ truyền Việt Nam cho rằng thân rễ ráy gai có vị cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, được coi là vị thuốc hay. Ráy gai có thể chữa nhiều bệnh.

Theo tây y thân và rể cây móp gai chứa nhiều chất polyphenol  và a xít ascorbic có tác dụng chống oxy hóa.

Các bài thuốc từ cây móp gai

Chữa lở ngứa ngoài da:

Dùng cả cây móp gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa rất hiệu quả. Ngày 1 lần

Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc:

Lấy cây ráy gai nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh, rất hiệu quả

Chữa viêm gan, xơ gan:

Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn hẳn khô) Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt:

Dùng thân rễ ráy gai 12g, cẩu tích 12g, kê huyết đằng 12g, kim cang 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, sắc nước uống trong ngày. Cần dùng 5 – 7 thang liền

Trị nám mặt do độc trong gan:

Củ mớp gai tươi thái mỏng, đổ nước vào nồi ngập xâm xấp, đun sôi rồi để nguội, dùng nước để uống như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể dùng xác đã nấu để nấu lại lần hai.

Thanh nhiệt, giải độc:

Củ móp gai rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô rồi đem sao thủ thổ, dùng một nhúm nấu nước sôi, uống như nước trà

Xem thêm: Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai

Trên đây là 1 số bài thuốc thông dụng cũng như công dụng hàng ngày của cây ráy gai. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu, cũng như các sản phẩm được chiết xuất từ các loại dược liệu quý hiếm bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tac-dung-khong-ngo-cua-ray-gai-tu-nhung-cong-dung-thuong-ngay.html/feed 0
Hình ảnh nhận dạng cây ráy gai https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-nhan-dang-cay-ray-gai.html https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-nhan-dang-cay-ray-gai.html#respond Thu, 17 May 2018 20:23:28 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-nhan-dang-cay-ray-gai-201/ Từ xa xưa cây ráy gai rất gần gũi với đời sống người dân vì công dụng của nó. Đông y cho rằng, thân rễ ráy gai có vị cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, được coi là vị thuốc hay. Ráy gai có thể chữa nhiều bệnh… Tuy vậy không phải ai cũng biết về hình ảnh cây ráy gai, bởi mọi người chỉ nghe về công dụng. Sau đây là những hình ảnh của cây ráy gai

Đặc điểm cây ráy gai

Cây ráy gai hay còn gọi là củ chóc sơn, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa, k’lạng đờn.

Cây ráy gai là cây thảo cao 0.4 – 0.7, Thân rễ nằm ngang, chia nhiều đốt. Đây là loại cây ưa nước có thể chịu bóng, thường mọc thành đám lớn bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh khỏe. Khi quả chín rụng, phát tán nhờ nước.

Đặc điểm nhận dạng

: Lá mọc thẳng từ thân rễ, mép nguyên, lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, các thùy hình mác, đầu nhọn, mắt dưới có gai ở gân giữa; cuống lá mập, dài hơn phiến lá, phủ dầy gai, gốc có bẹ.

Thân: thân nằm ngang, chia nhiều đốt

Cụm hoa: Cụm hoa là mọt bông mo, có cuống dài hơn hoặc bằng mo, có gai; mo mở ở phần gốc và xoắn lại ở phần trên, trục hoa hình trụ ngắn, mang toàn hoa toàn lưỡng tính; bao hoa có 4-6 thùy, nhị 4-6,chỉ nhị ngắn; bầu hình trứng.

Quả mọng, có gai ngắn ở đỉnh.

Bộ phận sử dụng

  • Thân cây
  • Rễ cây

Cách dùng

Cây thường thu hái vào mùa thu đông, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và nước gừng, rồi đồ cho mềm, thái mỏng, sao.

Tác dụng cây ráy gai

  • Ráy gai được dùng làm thức ăn hàng ngày như một loại rau củ.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, ráy gai được dùng để chữa ho, đau bụng, phù tũng.
  • Ráy gai chữa tê thấp, bàn chân tay tê buốt, lưng đầu gối đau.
  • Ráy gai chữa sốt rét, viêm gan, vàng da
  • Ráy gai chữa ung nhọt, sưng qiau bị.
  • Ngoài ra ở một số nước như Ấn Độ, thân rễ được dùng làm thuốc trị đau ngực; lá và rễ dùng trị bệnh trĩ; cuống lá giã ra thêm nước cho trâu bò uống trị bệnh đau ngực.

Một số hình ảnh quen thuộc cây ráy gai

Một số hình ảnh quen thuộc cây ráy gai 1

Thân cây ráy gai

Một số hình ảnh quen thuộc cây ráy gai 2

Lá cây ráy gai

Một số hình ảnh quen thuộc cây ráy gai 3

Hoa cây ráy gai

Xem thêm: Củ ráy gai chữa bệnh gì

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ráy gai

Chữa gan vàng da, suy gan

  • Chuẩn bị: 12 – 16g ráy gai.
  • Thực hiện: Sắc uống trước mỗi bữa ăn chính khoảng 1.5 giờ, dùng từ 2  -3 lần/ ngày.

Để tăng hiệu quả cho bài thuốc, có thể cân nhắc bổ sung một số vị thuốc khác như mã đề, nhân trần, diệp hạ châu – mỗi vị 12 g, dùng liên tục trong 3 – 4 tuần cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm. Hoặc, dùng phối hợp nghệ vàng với Ráy gai, sắc dùng 1 thang mỗi ngày, liên tục trong 3 – 4 ngày.

Chữa suy nhược cơ thể do sốt rét

  • Chuẩn bị: 12g ráy gai, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.

Trị tê thấp, bàn chân tê buốt

  • Chuẩn bị: 12g ráy gai, cẩu tích, kê huyết đằng, tỳ giải, ngưu tất.
  • Thực hiện: Sắc uống một thang mỗi ngày, chia làm 3 lần, dùng trước khi ăn, liên tục trong 3 – 4 tuần lễ cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Để tăng tính hiệu quả cho bài thuốc, đặc biệt là các trường hợp hai chân tê buốt, thêm 20g gừng vào lần sắc thuốc cuối cùng, đổ ngập nước, đun thêm trong 30 phút. Gạn lấy nước này, để đến khi ấm thì ngâm hai bàn chân vào, sau đó lau khô.

Trị đau gối, đau lưng, đau xương khớp

  • Chuẩn bị: 20g ráy gai, ngưu tất, ngũ gia bì, cẩu tích, bạch thược, cốt toái bổ, đỗ trọng, trần bì.
  • Thực hiện: Ngâm với rượu làm thuốc.

Trị viêm tinh hoàn

  • Chuẩn bị: 12g ráy gai, 10g lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, lệ chi hạch (hạt vải) thái mỏng, sao vàng.
  • Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 2 lần uống, dùng trước mỗi bữa ăn. Dùng thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu, vàng

  • Chuẩn bị: Ráy gai, bạc hà, huyền sâm, mạch môn, râu ngô mỗi vị từ 10 –  12g.
  • Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, dùng liên tục từ 1 – 2  tuần cho đến khi triệu chứng biến mất.

Xem thêm: Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai

Những lưu ý khi dùng cây ráy gai chữa bệnh

Trong quá trình dùng Ráy gai chữa bệnh, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Ráy gai có hình dáng, màu sắc khá giống vị thuốc thổ phục linh nên cần lưu ý phân biệt, tránh nhầm lẫn.
  • Tránh nhầm lẫn Ráy gai với một số loại cây thuộc họ ráy như ráy leo (ráy leo lá rách), cây ráy dại (dã vu), cây củ chóc (bán hạ nam).

Trên đây là một số thông tin về cây Ráy gai. Tham khảo ý kiến chuyên gia nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết. Mọi trường hợp không hiểu cách sử dụng cũng như dùng không đúng cách đều có thể tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-nhan-dang-cay-ray-gai.html/feed 0
Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai https://tracuuduoclieu.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tu-cu-ray-gai.html https://tracuuduoclieu.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tu-cu-ray-gai.html#respond Thu, 17 May 2018 20:23:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tu-cu-ray-gai-202/ Theo từ điển cây thuốc Việt Nam, ráy gai có rất nhiều tác dụng như tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, lợi niệu tiêu thũng. Thân rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, sinh tân chỉ khát, khứ ứ, sinh cơ, chỉ thống. Không phải ai cũng biết đến những bài thuốc từ củ ráy gai chữa bệnh gì mà ông cha ta lưu truyền từ đời xưa đến nay. Say đây là một số bài thuốc dân gian từ củ ráy gai mà bạn có thể tham khảo

Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai 1

Cây ráy gai

Mô tả

Cây ráy gai hay còn gọi là: củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa, k’lạng đờn (k’Ho).

Cây ráy gai là cây thảo, thân nằm ngang, chia nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, lá non có hình mũi tên, đầu nhọnm mắt có gai gân ở giữa, phủ dầy gai, gốc có bẹ. Cụm hoa là mọt bông mo, có cuống dài hơn hoặc bằng mo, có gai; mo mở ở phần gốc và xoắn lại ở phần trên, trục hoa hình trụ ngắn, bao hoa có 4-6 thùy, nhị 4-6,chỉ nhị ngắn,  bầu hình trứng. Quả mọng, có gai ngắn ở đỉnh. Mùa hoa quả: tháng 3-4.

Tác dụng của củ ráy gai

  • Ráy gai lá non làm rau ăn, luộc hoặc muối dưa.
  • Theo kinh nghiệm nhân dân, ráy gai thường được dùng chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
  • Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội miền Đông Nam Bộ đã dùng rộng rãi ráy gai để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt. Năm 1973, xưởng dược X5 thuộc phòng quân y- B2 đã sản xuất viên ráy gai, dùng điều trị trên lâm sàng và viên ráy gai phối hợp với bột nghệ để làm thuốc ổ gan.
  • Ở Trung Quốc, ráy gai được dùng chữa ho, phế nhiệt, nước tiểu vàng đỏ. Ở Malaysia, ráy gai là một thành phần trong bài thuốc chữa ho. Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt.

Các bài thuốc dân gian từ củ ráy gai

Từ xa xưa, trong dân gian đã truyền tai nhau cách sử dụng cây ráy gai để chữa các bệnh hiệu quả. Ráy gai sau khi được thu hái, qua sơ chế có thể được dùng để chữa các bệnh như: ho do hen suyễn, đau họng, suy gan hay tê thấp…Tại sao vậy?

Theo Đông y, thân rễ ráy gai có tính mát, vị cay, là một vị thuốc hay giúp giải độc, thanh nhiệt, lợi niệu, tán ứ, có thể chữa nhiều bệnh. Cây ráy gai có thể chữa ho hen suyễn và nhiều bệnh

Chữa ho hen suyễn

Ráy gai, hạt cải củ mỗi loại 12g, 20g lá dâu.   các dược liệu trên đem sắc lấy thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang, ngày uống 2-3 lần.

Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt

Ráy gai, Cẩu tích, Huyết đằng, Kim cang, Ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Chữa thiên trụy (sa dái, thoát vị bẹn)

Ráy gai 12g, Hạt vải 10g, Lá trâu cổ 10g. Sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày

Chữa bạch đới, thống kinh, viêm thận, tiểu đục

Ráy gai (toàn cây) 9-15g, sắc thuốc thang uống hoặc hầm với xương heo dùng

Chữa đau khớp do phong thấp, tổn thương do té ngã

Ráy gai (toàn cây) 9-15g sắc uống hoặc dùng 60g ngâm trong nửa lít rượu, vừa uống trong vừa xoa ngoài

Ung nhọt, sưng quai bị

Ráy gai tươi cả rể củ cọng lá giã nhuyễn đắp.

Trị viêm gan siêu vi B

Ráy gai khô 20g, Diệp hạ châu (Chó đẻ thân xanh) 20g (tươi 40g), Cỏ mực 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo (Cỏ lưỡi rắn) 20g, Bán chi liên (hoặc Xuyên tâm liên) 12g, Mã đề 20g, nấm Linh chi xay, tán mịn 12g. Dược diệu khô, rửa sạch, chặt nhỏ, thêm bột Linh chi và 2 lít nước, nấu sôi 30 phút, chắt ra chai uống thay nước trà trong ngày. Dùng 3 tháng trở lên

Làm nước tắm rửa chữa lở ngứa ngoài da

Dùng cả cây ráy gai hoặc 1 phần thân rễ nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh. Bài thuốc này chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc hiệu quả.

Chữa viêm gan, xơ gan hiệu quả

Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000 ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300 ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày. (Theo kinh nghiệm dùng các vị còn tươi tốt hơn dùng vị đã phơi khô).

Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt

Dùng thân rễ ráy gai, cẩu tích, kê huyết đằng, kim cang, ngưu tất, tỳ giải, mỗi vị 12g, sắc nước uống trong ngày.

Trị nám mặt do độc trong gan

Củ móp gai tươi thái mỏng, đổ nước vào nồi ngập xâm xấp, đun sôi rồi để nguội, dùng nước để uống như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể dùng xác đã nấu để nấu lại lần hai

Thanh nhiệt, giải độc

Củ móp gai rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô rồi đem sao thủ thổ, dùng một nhúm nấu nước sôi, uống như nước trà.

Xem thêm: Công dụng và cách dùng củ ráy gai

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cac-bai-thuoc-dan-gian-tu-cu-ray-gai.html/feed 0
Công dụng và cách dùng củ ráy gai https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cu-ray-gai.html https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cu-ray-gai.html#respond Thu, 17 May 2018 20:20:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cu-ray-gai-200/ Ráy Gai hay còn gọi là mớp gai, chóc gai, tên khoa học là Lasia Spinosa Thwaiters, thuộc họ Ráy (Araceae). Là cây thảo có thân rễ và cuống lá đều có gai. Từ xưa đã lưu truyền công dụng của ráy gai rất tốt cho chữa nhiều bệnh. Vì theo y học cổ truyền, ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ đờm, bình suyễn. Dùng trị các chứng bệnh về gan vàng da, tê buốt bàn chân, đau lưng, mỏi gối…

Công dụng và cách dùng củ ráy gai 1

Thân cây ráy gai

Cây ráy gai là củ gì?

Tên gọi

  • Cây ráy gai còn gọi là chóc gai, dã vu, hải vu, sơn thục gai hay cây cừa, cây móp (Nam bộ)
  • Cây ráy gai hay còn có tên khoa học Lasia spinosa Thwaites thuộc họ ráy (Araceae)

Đặc điểm

  • Ráy gai là loại thân mềm, cây nhỏ, thân rễ nằm ngang cao từ 0,3-1,4m có thể dài đến 5m nhưng phía dưới bò, trên đứng
  • Dưới đất có thân rễ hình cầu sau phát triển dần thành củ dài, có nhiều đốt ngắn
  • Cuống lá dài, có nhiều gai, lá mọc thẳng từ thân rễ.
  • Lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, mép nguyên. Lá to hình tim dài 10 cm đến 50cm, rộng 8-45 cm
  • Mùa hoa quả vào tháng 3 – 4 hằng năm;
  • Cụm hoa là một bông hoa nang, hoa cái ở gốc, hoa đực ở trên.
  • Quả mọng.
  • Thân rễ ráy gai được thu hái vào mùa đông.
  • Người ta đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.
  • Đây là loại cây mọc hoang khắp nơi ở những vùng ẩm ướt, trên có tán che như ruộng nước, bờ ao, ven suối.

Phân bổ

Cây ráy dễ mọc hoang ở nước ta, ưa mọc những nơi ẩm thấp

Thu hái và chế biến

  • Thu hái: Quanh năm nhưng thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông.
  • Chế biến: Thân rễ sau khi thu hái thì đem rửa sạch, phơi khô, ngâm với nước đường phèn và gừng để làm sạch, loại bỏ độc tố rồi thái mỏng, sao vàng.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ráy gai

Tác dụng của củ ráy gai

  • Nhân dân ở vùng có ráy gai mọc thường hái lá non về làm rau ăn, luộc hoặc muối dưa. Theo kinh nghiệm nhân dân, ráy gai thường được dùng chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
  • Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội miền Đông Nam Bộ đã dùng rộng rãi ráy gai để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt. Năm 1973, xưởng dược X5 thuộc phòng quân y- B2 đã sản xuất viên ráy gai, dùng điều trị trên lâm sàng và viên ráy gai phối hợp với bột nghệ để làm thuốc ổ gan.
  • Ở Trung Quốc, ráy gai được dùng chữa ho, phế nhiệt, nước tiểu vàng đỏ. Ở Malaysia, ráy gai là một thành phần trong bài thuốc chữa ho. Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt.

Xem thêm: Củ ráy gai chữa bệnh gì

Cách dùng củ ráy gai

Ráy gai dùng tươi đun nước tắm

  • Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc: Dùng cây ráy gai nấu nước rửa, sau đó rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh
  • Chữa lở ngứa ngoài da: Dùng toàn bộ cây ráy gai hoặc thân rễ tươi rửa sạch nấu nước tắm, rửa toàn bộ cơ thể hay chỗ lở ngứa.
  • Chữa viêm gan, xơ gan: Thân rễ ráy gai 30g khô (hoặc 100g tươi), trái dứa dại 30g khô (hoặc 100g tươi), chó đẻ răng cưa 10g khô (hoặc 30g tươi). Tất cả rửa sạch nấu với 2 lít nước, cô nhỏ lửa còn 300ml, chia ra 3 lần uống trong  ngày. Nếu có thể hãy tìm các loại cây tươi sẽ có tác dụng tốt hơn là thân khô .

Ráy gai giã dùng đắp vết thương

  • Trị bệnh đậu mùa: Dùng thân và lá rửa sạch, để ráo nước, giã nát, nghiền nhỏ ra dùng đắp vào cơ thể nốt đậu mùa.
  • Cao dán mụn nhọt: Một củ ráy tươi chừng 80-100g, nghệ một củ chừng 60g. Củ ráy gọt sạch võ, giã nát nhừ cùng với nghệ, sau cho dầu vừng vào nấu dừ, thêm dầu thông và sáp ong vào, khuấy chao tan. Để nguội.phết lên giấy dán vào nơi mụn nhọt, nếu mới mọc thường tan, đã mọc có tác dụng hút mủ.
  • Ung nhọt, sưng quai bị: Ráy gai tươi cả rể củ cọng lá giã nhuyễn đắp.

Ráy gai dùng khô ngâm rượu

  • Chữa đau khớp do phong thấp, tổn thương do té ngã: Ráy gai (toàn cây) 9-15g sắc uống hoặc dùng 60g ngâm trong nửa lít rượu, vừa uống trong vừa xoa ngoài.
  • Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt: Ráy gai, Cẩu tích, Huyết đằng, Kim cang, Ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.
  • Trị đau lưng, đau gối, đau xương khớp: ráy gai, ngũ gia bì, ngưu tất, cẩu tích, cốt toái bổ, bạch thược, đỗ trọng, trần bì, mỗi vị 20g, ngâm rượu uống.

Ráy gai dùng khô sắc thuốc uống

  • Trị tê thấp, bàn chân tê buốt: ráy gai, kê huyết đằng, cẩu tích, tỳ giải, ngưu tất, mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Để tăng hiệu quả, nhất là trường hợp hai bàn chân tê buốt, có thể sau mỗi lần sắc thuốc, thêm một củ gừng tươi khoảng 20g, rửa sạch, giã dập cho vào bã của lần sắc cuối cùng, thêm ngập nước, đun sôi 30 phút. Gạn lấy nước này, để vừa ấm, ngâm ngập 2 bàn chân khoảng 30 phút rồi lau khô.
  • Chữa thiên trụy (sa dái, thoát vị bẹn): Ráy gai 12g, Hạt vải 10g, Lá trâu cổ 10g. Sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày.
  • Chữa bạch đới, thống kinh, viêm thận, tiểu đục: Ráy gai (toàn cây) 9-15g, sắc thuốc thang uống hoặc hầm với xương heo dùng.
  • Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu vàng, đậm màu: phối hợp ráy gai với bạc hà, mạch môn, huyền sâm, râu ngô, mỗi vị 10 – 12g sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 1 – 2 tuần đến khi hết các triệu chứng.
  • Trị viêm tinh hoàn: ráy gai 12g, lệ chi hạch (hạt vải): gọt bỏ vỏ đỏ, cắt bỏ rốn hạt, thái mỏng 3 – 5mm, sao vàng; lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần trước bữa ăn. Uống nhiều thang cho tới khi các triệu chứng

Ráy gai dùng khô sắc thuốc uống 1

Củ ráy gai phơi khô

Một số bài thuốc của cây ráy gai

Chữa lở ngứa ngoài da:

Dùng cả cây ráy gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa rất hiệu quả. Ngày 1 lần.

Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc:

Lấy cây ráy gai nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh, rất hiệu quả.

Chữa viêm gan, xơ gan:

  • Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); Trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g).
  • Cho các vị vào nấu với 2.000ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn hẳn khô).

Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt rất hiệu quả:

Dùng thân rễ ráy gai 12g, cẩu tích 12g, kê huyết đằng 12g, kim cang 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, sắc nước uống trong ngày. Cần dùng 5 – 7 thang liền.

Trị đau gối, đau lưng, đau xương khớp:

  • Chuẩn bị: 20g ráy gai, ngưu tất, ngũ gia bì, cẩu tích, bạch thược, cốt toái bổ, đỗ trọng, trần bì.
  • Thực hiện: Ngâm với rượu làm thuốc.

Trị viêm tinh hoàn:

  • Chuẩn bị: 12g ráy gai, 10g lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, lệ chi hạch (hạt vải) thái mỏng, sao vàng.
  • Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, chia làm 2 lần uống, dùng trước mỗi bữa ăn. Dùng thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu, vàng:

  • Chuẩn bị: Ráy gai, bạc hà, huyền sâm, mạch môn, râu ngô mỗi vị từ 10 –  12g.
  • Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, dùng liên tục từ 1 – 2  tuần cho đến khi triệu chứng biến mất.

Chữa gan vàng da, suy gan:

  • Chuẩn bị: 12 – 16g ráy gai.
  • Thực hiện: Sắc uống trước mỗi bữa ăn chính khoảng 1.5 giờ, dùng từ 2  -3 lần/ ngày.

Để tăng hiệu quả cho bài thuốc, có thể cân nhắc bổ sung một số vị thuốc khác như mã đề, nhân trần, diệp hạ châu – mỗi vị 12 g, dùng liên tục trong 3 – 4 tuần cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm. Hoặc, dùng phối hợp nghệ vàng với Ráy gai, sắc dùng 1 thang mỗi ngày, liên tục trong 3 – 4 ngày.

Chữa suy nhược cơ thể do sốt rét hoặc các di chứng sau đợt sốt rét:

  • Chuẩn bị: 12g ráy gai, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày.

Trên đây là công dụng và một số cách dùng củ ráy gai để chữa bệnh. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu, cũng như các sản phẩm được chiết xuất từ các loại dược liệu quý hiếm bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cong-dung-va-cach-dung-cu-ray-gai.html/feed 0
Củ ráy gai chữa bệnh gì https://tracuuduoclieu.vn/cu-ray-gai-chua-benh-gi.html https://tracuuduoclieu.vn/cu-ray-gai-chua-benh-gi.html#respond Thu, 17 May 2018 20:19:20 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cu-ray-gai-chua-benh-gi-195/ Trong Đông y, cây ráy gai được coi là vị thuốc quý, chữa rất nhiều bệnh mà không phải ai cũng biết tác dụng của nó. Ở Việt Nam có nguồn ráy gai dồi dào, không chỉ mọc tự nhiên hoang dại mà ngày nay người ta còn trồng ráy gai để nuôi trồng thủy sản. Vậy củ ráy gai quan trong như thế nào trong chữa bệnh. Ta có thể tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin bổ ích của củ ráy gai chữa bệnh gì.

Củ ráy gai chữa bệnh gì 1

Ráy gai

Mô tả cây ráy gai

  • Ráy gai hay còn được gọi là củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa. Cây cao 0,4-0,7. Thân rễ nằm ngang, chia nhiều đốt.
  • Lá mọc thẳng từ thân rễ, mép nguyên, lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, các thùy hình mác, đầu nhọn, mắt dưới có gai ở gân giữa; cuống lá mập, dài hơn phiến lá, phủ dầy gai, gốc có bẹ.
  • Cụm hoa là mọt bông mo, có cuống dài hơn hoặc bằng mo, có gai; mo mở ở phần gốc và xoắn lại ở phần trên, trục hoa hình trụ ngắn, mang toàn hoa toàn lưỡng tính; bao hoa có 4-6 thùy, nhị 4-6,chỉ nhị ngắn; bầu hình trứng.
  • Mùa hoa quả tháng 3, tháng 4, quả mọng, có gai ngắn ở đỉnh

Ráy gai là loại cây ưa nước, có thể chịu bóng, thường mọc thành đám lớn bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh khỏe. Khi quả chín rụng, phát tán nhờ nước. Ở Việt Nam, chỉ có một loài là Ráy Gai, phân phố rải rác khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.

Bộ phận dùng

Thu hái toàn cây quanh năm, thân rễ mang về, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và gừng, sau đó đồ mềm, thái mỏng, sao vàng.

Thân rễ, thu hái vào mùa thu đông, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và nước gừng, rồi đồ cho mềm, thái mỏng, sao khô. Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng của ráy gai

  • Ráy gai được dùng làm thức ăn hàng ngày như một loại rau củ.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, ráy gai được dùng để chữa ho, đau bụng, phù tũng.
  • Ráy gai chữa tê thấp, bàn chân tay tê buốt, lưng đầu gối đau.
  • Ráy gai chữa sốt rét, viêm gan, vàng da
  • Ráy gai chữa ung nhọt, sưng qiau bị.

Ngoài ra ở một số nước như  Ấn Độ, thân rễ được dùng làm thuốc trị đau ngực; lá và rễ dùng trị bệnh trĩ; cuống lá giã ra thêm nước cho trâu bò uống trị bệnh đau ngực.

Ở Trung Quốc, người ta dùng Ráy gai để trị sưng vú, cao huyết áp, chó dại cắn, phong thấp, đòn ngã, bạch đới, đau bụng kinh, viêm dạ dày mạn tính, tiêu hóa không tốt, ho do phổi nóng, viêm thận phù thũng, đái đục, viêm tuyến mang tai, mụn nhọt sưng lở. Dùng ngoài đắp trị rắn độc cắn, viêm hạch bạch huyết, lao hạch.

Công dụng của ráy gai 1

Cây ráy gai có thể dùng như món ăn hàng ngày và có tác dụng chữa bệnh

Xem thêm: Thành phần và công dụng của ráy gai

Các bài thuốc dân gian của ráy gai

Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt

Ráy gai, Cẩu tích, Huyết đằng, Kim cang, Ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Chữa thiên trụy (sa dái, thoát vị bẹn)

Ráy gai 12g, Hạt vải 10g, Lá trâu cổ 10g. Sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Chữa bạch đới, thống kinh, viêm thận, tiểu đục:

Ráy gai (toàn cây) 9-15g, sắc thuốc thang uống hoặc hầm với xương heo dùng hàng ngày.

Chữa đau khớp do phong thấp, tổn thương do té ngã

Ráy gai (toàn cây) 9-15g sắc uống hoặc dùng 60g ngâm trong nửa lít rượu, vừa uống trong vừa xoa ngoài.

Ung nhọt, sưng quai bị

Ráy gai tươi cả rể củ cọng lá giã nhuyễn đắp.

Trị viêm gan siêu vi B

Ráy gai khô 20g, Diệp hạ châu (Chó đẻ thân xanh) 20g (tươi 40g), Cỏ mực 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo (Cỏ lưỡi rắn) 20g, Bán chi liên (hoặc Xuyên tâm liên) 12g, Mã đề 20g, nấm Linh chi xay, tán mịn 12g. Dược diệu khô, rửa sạch, chặt nhỏ, thêm bột Linh chi và 2 lít nước, nấu sôi 30 phút, chắt ra chai uống thay nước trà trong ngày. Dùng 3 tháng trở lên.

Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc hiệu quả

Dùng cây ráy gai nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh.

Dùng cả cây ráy gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa chữa lở ngứa ngoài da hiệu quả.

Chữa viêm gan, xơ gan hiệu quả

Theo kinh nghiệm dùng các vị còn tươi tốt hơn dùng vị đã phơi khô. Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000 ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300 ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày

Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt

Dùng thân rễ ráy gai, cẩu tích, kê huyết đằng, kim cang, ngưu tất, tỳ giải, mỗi vị 12g, sắc nước uống trong ngày

Trên là một số bệnh thông dụng dùng ráy gai chữa rất hiệu quả. Ngoài ra cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu, cũng như các sản phẩm được chiết xuất từ các loại dược liệu quý hiếm bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cu-ray-gai-chua-benh-gi.html/feed 0