Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Quy trình trồng cây Trinh nữ hoàng cung https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-trinh-nu-hoang-cung.html https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-trinh-nu-hoang-cung.html#respond Mon, 29 Mar 2021 08:26:56 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53964 Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Campuchia, Lào. Việt Nam, Ấn Độ và cả ở phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc.

Quy trình trồng cây Trinh nữ hoàng cung 1

Thông tin khoa học

1. Mô tả

  • Cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8 – 10cm, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng.
  • Lá mọc thẳng từ thân hành, hình đài dài đến 50cm, có khi hơn, rộng 7 – 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
  • Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40cm, lá bắc rộng hình thìa dài 7cm, màu lục, đầu nhọn, hoa màu trắng pha hòng, dài 10 – 15cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quặn lại; nhị 6, bầu hạ.
  • Quả gần hình cầu (ít gặp)
  • Mùa hoa quả: tháng 8 – 9

2. Công dụng

  • Trinh nữ hoàng cung được dùng trong phạm vi dân gian để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Lá thái nhỏ, với liều dùng mỗi ngày 3 – 5 lá, sao vàng sắc uống. Cũng có người dùng điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.
  • Ở các tỉnh phía Nam, trinh nữ hoàng cung được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu.
  • Dùng ngoài, lá và thân hành giã nát, hơ nóng dùng xoa bóp làm sung huyết da chưa tê thấp, đau nhức.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân dùng thân hành cây trinh nữ hoàng cung xào nóng, giã đắp trị thấp khớp, và cũng dùng đắp trị mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Dịch ép lá là thuốc nhỏ tai chữa đau.

Xem thêm:Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các chủng xạ khuẩn nội sinh trong cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium)

Cách trồng trinh nữ hoàng cung

1. Thời vụ

Thời vụ trồng từ tháng 2 – 3

2. Đất trồng

  • Chọn đất: thịt nhẹ, cát pha, phù sa thoát nước và đủ ánh sáng.
  • Làm đất: cày sâu, phơi ải đất trước khi trồng, làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ, lên luống rộng 1,2m, cao 20cm, rãnh rộng 30cm.

3. Phân bón

  • Bón lót 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục/ha, bón theo hốc. 300 – 400 kg lân super, 150-170 kg Kali Sunphat.
  • Bón thúc sau mỗi lần thu lá, tưới nước phân pha 3 – 4kg đạm Urê/sào (540-600kg/ha/năm).

Hàng năm bổ sung 10-15 tấn phân chuồng và lượng phân vô cơ như trên sau lần thu cuối cùng trước mùa đông.

4. Cách trồng

Lượng cây giống trồng từ 1.200 – 1.500 cây/sào (30.000-50.000cây/ha).

Cắt hết rễ (sát dễ củ nhưng không làm tổn thương đế củ), cắt bỏ lá (có thể giữ 1-2 lá búp) lấp đất kín phủ, khoảng cách trồng 50 – 50cm hoặc 40-50cm, nếu là cây con trong bầu thì chỉ xé bỏ bầu, tỉa bớt lá và trồng vừa ngập bầu. Sau khi trồng tưới nước đủ ẩm, làm cỏ thường xuyên, không để ngập úng.

4. Cách trồng 1

5. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại cây Trinh nữ hoàng cung chủ yếu là sâu khoang phá hại toàn thân, phòng trừ bằng thuốc Antaphoss 100 EC hoặc Shec Sài gòn phun mọi thời kỳ đều có hiệu quả và phải phun trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày hoặc dùng thuốc sâu sinh học Socobi, aremec, tạp kỳ… phun trước khi thu hoạch từ 3 – 4 ngày.

  • Tuy nhiên, cây Trinh nữ hoàng cung là cây trồng lấy lá do vậy trong quá trình phòng trừ sâu hại không nên sử dụng các loại thuốc hóa học thay bằng cách vệ sinh đồng ruộng, cắt bỏ lá già úa, sâu bệnh, kết hợp với biện pháp trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật cũng hạn chế được sâu bệnh phát sinh.

6. Thu hái và bảo quản

Trinh nữ hoàng cung thuộc loại cây lâu năm, trồng một lần có thể thu hoạch nhiều năm, thời gian thu hoạch tập trung vào tháng 5-10 thì dược liệu sẽ có chất lượng tốt nhất.

Sau khi trồng được 3-6 tháng cây Trinh nữ hoàng cung có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên, mùa hè cứ mỗi tháng thu hoạch lá một lần.

  • Chọn ngày nắng to, cắt những lá bánh tẻ rửa sạch phơi khô, phần gân lá dày và mọng nước phơi rất lâu khô do vậy lá cần được cắt đôi theo chiều ngang, phần cuống lá phơi riêng để dược liệu khô đồng đều.
  • Muốn cho dược liệu có màu xanh và mùi thơm. Lá tươi mới cắt về cần được rửa sạch, sau đó phơi dưới nắng to hoặc sấy ở nhiệt độ 40-500C, khi lá gần khô phơi nắng vừa phải, nhiệt độ 30-400C.

6. Thu hái và bảo quản 1

Bảo quản:

Lá Trinh nữ hoàng cung sau khi phơi khô rất nhanh ẩm trở lại do vậy dược liệu cần được bảo quản trong bao kín 2 lớp, kê cao để nơi khô ráo, thoáng mát.

Nguồn: Tổng hợp

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/quy-trinh-trong-cay-trinh-nu-hoang-cung.html/feed 0
Cây Trinh nữ hoàng cung https://tracuuduoclieu.vn/cay-trinh-nu-hoang-cung.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-trinh-nu-hoang-cung.html#respond Thu, 25 Mar 2021 09:16:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53854 Cây Trinh nữ hoàng cung có ở vùng nhiệt đới ở nhiều nước, đặc biệt tại Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Đây là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian từ lâu đời để u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, u xơ tiền liệt tuyến…

Cây Trinh nữ hoàng cung 1

1. Mô tả cây

  • Cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8 – 10cm, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng.
  • Lá mọc thẳng từ thân hành, hình đài dài đến 50cm, có khi hơn, rộng 7 – 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
  • Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40cm, lá bắc rộng hình thìa dài 7cm, màu lục, đầu nhọn, hoa màu trắng pha hòng, dài 10 – 15cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quặn lại; nhị 6, bầu hạ.
  • Quả gần hình cầu (ít gặp).
  • Mùa hoa quả: tháng 8 – 9

2. Nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung

Nghiên cứu ở nước ngoài

Trinh nữ hoàng cung cũng được nghiên cứu tại nhiều quốc gia phương Tây và được công bố trên nhiều tạp chí khoa học uy tín. Hiện có khoảng 32 Alcoloid được phân lập từ cây trinh nữ hoàng cung được công bố. Đơn cử như Kobayashi Shigeru (1984) và Leffs Peter (1985) đã công bố kết quả nghiên cứu về thành phần và tác dụng cây Trinh nữ hoàng cung đối với u xơ tử cung và u xơ tiền liệt tuyến.

Năm 1983, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa Trinh nữ hoàng cung có một Glucoaloid là Latisolin, khi thủy phân cho một Aglycon là Latisodin. Năm 1984, Shibnath và Ghosal phân lập được các Alcaloids Pratorimin, Pratosin cùng với các Acaloids khác đã được biết như: Pratonmin, Ambelin, Lycorin.

  • Năm 1986, Ghosal công bố các Alcaloid được chiết xuất từ Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống ung thư là: Crinafolin và Crinafolidin.
  • Năm 1989, Ghosal lại chiết xuất được từ dịch ép cây Trinh nữ hoàng cung hai Alcaloid mới là: 2-Epilycorin và 2-Epupancrassidin.

Tại Trung Quốc và Nhật Bản, trong thời gian từ 1988 đến 2008, đã có trên 30 công trình nghiên cứu về phân lập được các Alcaloid từ cây Trinh nữ hoàng cung và nghiên cứu điều trị u xơ, ung thư tử cung, u vú, u tiền liệt tuyến, viêm khớp, viêm phế quản, mụn nhọt.

Nghiên cứu ở trong nước

Tại Việt Nam, Trinh nữ hoàng cung cũng đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Nhiều nghiên cứu và tài liệu đã đề cập đến tác dụng của cây Trinh nữ hoàng cung đối với ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, viêm khớp, viêm phế quản, mụn nhọt…

  • Trường Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung từ 1990.
  • Lương y Nguyễn Công Đức, Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh, đã dùng Trinh nữ hoàng cung chữa trị cho các bệnh nhân ung thư vũ, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, phong thấp đem lại hiệu quả tốt.
  • Trinh nữ hoàng cung là đề tài luận văn tiến sỹ dược học của Võ Thị Bạch Huệ đã phân lập được 2 Acaloid là: Crinamidin và 6-Hydroxy-Crinamidin.
  • Giáo sư Nguyễn Công Hào cùng các cộng sự Viện sinh học nhiệt đời (1998) đã nghiên cứu thành phần hóa học, trồng trọt cây Trinh nữ hoàng cung nhằm lý giải các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
  • Nhóm nghiên cứu của Bộ môn Hóa hữu cơ – Trường Đại học Khoa học kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung từ năm 1996.
  • Nguyễn Hoàng etal. (1997) đã nghiên cứu cây Trinh nữ hoàng cung và công bố chiết tách được 11 Alcaloids.
  • Trần Văn Sung (1997) đã nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cây Trinh nữ hoàng cung và công bố phân lập được 5 Alcaloid, trong đó có Lycorin.

Ngoài ra còn nhiều cuốn sách quý nói về trinh nữ hoang cung như “Cây thuốc, bài thuốc bà biệt dược” (Phạm Thiệp; Lê Văn Thuần; Bùi Xuân Chương – 2000); “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi – 2004); Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện Dược Liệu – 2006).

Như vậy, có thể thấy, trinh nữ hoàng cung đã được khoa học chứng minh là dược liệu quý trong điều trị ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến… Đây là cơ sở để các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có chứa trinh nữ hoàng cung để điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

3. Tác dụng của Trinh nữ hoàng cung

3. Tác dụng của Trinh nữ hoàng cung 1

Tác dụng ức chế khối u

U xơ tử cung là bệnh lý thường gặp của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. U xơ tử cung thường tồn tại thầm lặng và không gây bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, u xơ tử cung biểu hiện triệu chứng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của chị em phụ nữ.

  • Chế phẩm thuốc bào chế từ hỗn hợp 3 dược liệu: lá Trinh nữ hoàng cung, củ tam thất, lá đu đủ, được nghiên cứu về tác dụng chống ung thư.
  • Trên mô hình gây u báng ở chuột nhắt trắng, thuốc đã có tác dụng làm giảm tổng số tế bào, hạn chế sự phát triển của khối u cũng như sự di căn lên gan, phổi, lách. Thuốc có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột mang khối u được điều trị gần gấp đôi so với nhóm chuột đối chứng.

Khả năng kích thích miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư là phương pháp giúp bảo vệ cơ thể chống lại tế bào ung thư. Trong đó sự tăng sinh của tế bào lympho T có tầm quan trọng đặc biệt. Trong thử nghiệm in vitro, chuột nhắt trắng được uống cao chiết nước nóng từ cây. Kết quả cho thấy tác dụng kích thích sự sinh sản của tế bào lympho T, và hoạt hóa mạnh tế bào lympho trong máu của chuột thử nghiệm của Trinh nữ hoàng cung.

  • Ngoài cơ chế kích thích miễn dịch nêu trên, một số alcaloid như: lycorine, pseudolycorine, hippadine… Còn có tác dụng ngăn cản sự tổng hợp protein dẫn đến sự phát triển chậm lại của khối u.

Hiệu quả điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Trong nghiên cứu in vitro với chiết suất từ cây, thử nghiệm trên tế bào ung thư tuyến tiền liệt PC3, LNCaP và BHP-1. Kết quả điều trị cho thấy chiết suất giúp ức chế đáng kể sự tăng trưởng của tế bào, nhạy nhất là tế bào BHP-1.

Nghiên cứu khoa học về tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung trong hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt đã được thử nghiệm ở một số bệnh viện lớn: Bệnh viện Y học cổ truyền TW, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, Viện lão khoa Hà Nội.

  • Kết quả thử nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt đều giảm từ 93,3% xuống còn 33,3%.
  • Gần 90% bệnh nhân giảm kích thước u xơ, trong đó có 33% bệnh nhân có u xơ quay trở lại kích thước ban đầu sau thời gian điều trị 2 tháng.

Tác dụng chống oxy hóa

Chiết xuất của cây còn cho thấy khả năng chống oxy hóa khá cao, với chỉ số ORAC (chỉ số đo lường khả năng hấp thu gốc oxy hóa) là 1610 ± 150 μmol TE/g, tuy nhiên vẫn thấp hơn một vài loại thảo dược như Câu kỷ tử, Atiso…

Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh

Trong thử nghiệm điều trị với cao chiết Trinh nữ hoàng cung trên chuột bị tiêm Trimethyltin (chất có độc tính cao đối với hệ thần kinh trung ương). Mặc dù kết quả thấp hơn so với nhóm chứng dương Galanthamine. Tuy nhiên cao chiết vẫn cho thấy khả năng bảo vệ tế bào thần kinh ở mức độ nhất định.

4. Một số bài thuốc có trinh nữ hoàng cung

Chữa đau khớp, chấn thương tụ máu:

  • Lá trinh nữ hoàng cung lượng vừa đủ, xào nóng, băng đắp nơi đau.
  • Củ trinh nữ hoàng cung 20g, dây đau xương 20g, huyết giác 20g, lá cối xay 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống, ngày một thang.
  • Củ trinh nữ hoàng cung nướng cho nóng, đập dập, băng đắp nơi sưng đau (kinh nghiệm Ấn độ).

Chữa ho, viêm phế quản:

  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, tang bạch bì 20g, xạ can 10g cùng cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, lá bồng bồng 12g, lá táo chua 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Chữa u xơ tuyến tiền liệt (tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt ở người cao tuổi):

  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, hạt mã đề (xa tiền tử) 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, huyết giác 20g, rễ cỏ xước 12g, dây ruột gà (ba kích sao muối) 10g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Chữa u xơ tử cung (đau bụng dưới, có thể rong kinh, rong huyết, ra máu âm đạo…):

  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, hạ khô thảo 20g, rễ cỏ xước 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, huyết giác 20g, ích mẫu 12g, ngải cứu tươi 20g, lá sen tươi 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, lá trắc bách sao đen 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa mụn nhọt:

  • Lá hoặc củ trinh nữ hoàng cung, lượng vừa đủ, giã nát (hoặc nướng chín) đắp lên mụn nhọt khi còn nóng.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, bèo cái từ 20 đến 30g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.
  • Lá trinh nữ hoàng cung 20g, kim ngân hoa 20g cùng cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Chữa dị ứng, mẩn ngứa:

Lá trinh nữ hoàng cung 20g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia làm từ 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Xem thêm: Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các chủng xạ khuẩn nội sinh trong cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium)

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-trinh-nu-hoang-cung.html/feed 0
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các chủng xạ khuẩn nội sinh trong cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-hoat-tinh-khang-khuan-cua-cac-chung-xa-khuan-noi-sinh-trong-cay-trinh-nu-hoang-cung-crinum-latifolium.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-hoat-tinh-khang-khuan-cua-cac-chung-xa-khuan-noi-sinh-trong-cay-trinh-nu-hoang-cung-crinum-latifolium.html#respond Wed, 10 Mar 2021 07:34:46 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53343 Tạp chí phát triển KH & CN, tập 20, số T5-2017

Trương Minh Phụng, Lê Thị Thúy Hằng, Phạm Thị Hảo, Nguyễn Thị Huỳnh My, Nguyễn Hoàng Chương

MỞ ĐẦU

Các chất chuyển hóa thứ cấp có nguồn gốc từ Streptomyces có nhiều hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, kháng phân bào, kháng nấm, ức chế miễn dịch, kháng côn trùng. Hai phần ba số thuốc kháng sinh đang sử dụng hiện nay ở người và động vật có nguồn gốc từ nhóm xạ khuẩn, điều này cho thấy tầm ứng dụng rất lớn của xạ khuẩn trong sản xuất các thuốc kháng khuẩn có nguồn gốc vi sinh vật [1].

Phần lớn các chủng xạ khuẩn cho đến nay được phân lập từ môi trường đất thuộc nhiều thành phần khác nhau, phần còn lại được phân lập từ môi trường biển, sông hồ và gần đây nhất là phân lập từ thực vật, đặc biệt là những thực vật được sử dụng như dược liệu trong các y học dân gian [2]. Các chủng vi sinh vật nội sinh, đặc biệt là Streptomyces chỉ mới được bắt đầu nghiên cứu mạnh trong những năm gần đây và cho thấy có tiềm năng lớn trong lĩnh vực sản sinh các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học [3]. Đặc biệt, có những giả thuyết về các chất có hoạt tính sinh học đã biết của các cây thuốc có nguồn gốc từ các vi sinh vật nội sinh của cây. Ngoài ra, còn có các giả thuyết có sự trao đổi gene giữa thực vật và các vi sinh vật nội sinh trong thực vật, trong đó có những gene liên quan đến việc tổng hợp các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học [2]. Như vậy, một kho tàng các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học từ các chủng vi sinh vật nội sinh nói chung và Streptomyces nội sinh nói riêng đang chờ được khám phá và khai thác. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong lĩnh vực kháng khuẩn khi hiện nay tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh trở nên nghiêm trọng và nhu cầu cho các kháng sinh mới là cấp thiết.

Ở Việt Nam, cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) đã được sử dụng từ lâu trong dân gian để điều trị các loại bệnh khác nhau, đặc biệt là ung thư, bằng các chất chuyển hóa thứ cấp trong cây. Có khả năng lớn là các chủng vi sinh vật nội sinh trong cây Trinh nữ hoàng cung cũng có khả năng sản sinh các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học quý.

Ngoài ra, một chất chuyển hóa thứ cấp có khả năng có nhiều hoạt tính sinh học cùng lúc như kháng khuẩn và kháng ung thư [4, 5]. Vì vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu phân lập các chủng xạ khuẩn nội sinh từ cây Trinh nữ hoàng cung và nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn từ các chủng xạ khuẩn này với hy vọng tìm ra các hợp chất kháng khuẩn mới nhằm đối phó với tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn như hiện nay.

MỞ ĐẦU 1

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu

  • Cây Trinh nữ hoàng cung được thu hái ngoài thiên nhiên.
  • Các chủng vi sinh vật thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn được cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Sinh học. Các chủng vi sinh vật trong nghiên cứu này là các chủng vi sinh vật gây bệnh ở người và gồm hai nhóm: nhóm không kháng kháng sinh và nhóm kháng kháng sinh. Danh sách các vi sinh vật thử nghiệm được cung cấp chi tiết ở phần kết quả và thảo luận.

Phương pháp

Phân lập các chủng xạ khuẩn nội sinh từ cây Trinh nữ hoàng cung

  • Sau khi được thu hái ngoài tự nhiên, phần thân, rễ, lá, củ của cây Trinh nữ hoàng cung được rửa sạch với nước máy để loại bỏ đất, cát.
  • Sau đó, các bộ phận này được rửa tiếp tục với dung dịch Tween 20 1 % trong vài giây, tiếp theo sau là rửa với nước cất vô trùng.
  • Các bộ phận này được rửa với dung dịch NaOCl 5 % trong 5 phút theo sau là bước rửa với dung dịch Na2S2O3 5 % trong 10 phút để trung hòa tác động của NaOCl.
  • Bước kế tiếp là rửa các bộ phận của cây Trinh nữ hoàng cung với dung dịch ethanol 70 % trong 5 phút theo sau là rửa lại với nước vô trùng.
  • Cuối cùng, rửa các bộ phận của cây bằng dung dịch NaHCO3 10 % trong 10 phút.

* Các bước thu nhận các chủng Streptomyces nội sinh từ thực vật được tham khảo công trình của Qin và cộng sự năm 2009 [6].

  • Các bộ phận của cây sau khi xử lý vô trùng được nghiền nát trong nước muối sinh lý để giải phóng các vi sinh vật nội sinh.
  • Dịch nghiền được trải trên môi trường SFM bổ sung nalidixic acid (30 µg/mL), cycloheximide (50 µg/mL) và nystatin (50 µg/mL).
  • Ủ đĩa môi trường chứa dịch nghiền ở 28 oC trong 7 ngày.
  • Tiến hành cấy chuyền làm thuần các khuẩn lạc đặc trưng cho nhóm xạ khuẩn và giữ bào tử của các chủng xạ khuẩn này trong dung dịch glycerol 30 % ở –20 oC.

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các chủng xạ khuẩn bằng phương pháp khuếch tán kháng sinh trên thạch

Cấy các chủng xạ khuẩn đã được làm thuần trong môi trường SFM lỏng và lắc ở nhiệt độ phòng trong 4 ngày.

  • Sau 4 ngày, môi trường nuôi cấy được ly tâm để thu phần dịch nổi không chứa sinh khối xạ khuẩn.
  • Cho 100 µL dịch nổi vào các lỗ đã được đục sẵn trên các đĩa môi trường MHA chứa các vi sinh vật thử nghiệm khác nhau.
  • Sau đó, ủ các đĩa thạch thử nghiệm ở 37 oC qua đêm.

Tiến hành ghi nhận kết quả kháng khuẩn thông qua việc đo kích thước vòng vô khuẩn xuất hiện trên các mặt đĩa thạch chứa vi sinh vật thử nghiệm.

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trên hoạt tính kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn nội sinh

  • Chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn được nuôi cấy trong môi trường SFM lỏng ở 28oC và ở 37oC.
  • Sau đó, tiến hành khảo sát hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên thạch như trên.
  • Ở mỗi nhiệt độ, thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Khảo sát thời gian tổng hợp chất kháng khuẩn ở chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn

  • Chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn được nuôi cấy trong môi trường SFM lỏng ở nhiệt độ phòng.
  • Dịch nuôi cấy được trích ra ở các thời điểm 6h, 12 h, 18 h, 24 h, 30 h, 36 h, 42 h, 48 h kể từ thời điểm bắt đầu nuôi cấy.
  • Các dịch vi khuẩn này được thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đục lỗ như trên.
  • Ở mỗi thời điểm khảo sát, thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy trên khả năng sinh chất kháng khuẩn của chủng xạ khuẩn

Chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn được cấy trong 6 loại môi trường lỏng khác nhau bao gồm:
SFM, FM3, SS, GSB, ISP1, ISP2.

  • Sau 4 ngày nuôi cấy, các dịch môi trường nuôi cấy được thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đục lỗ đã mô tả ở trên.
  • Ở mỗi môi trường nuôi cấy, thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

Định danh phân tử chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn

Chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn được nuôi cấy trên môi trường SFM trong 4 ngày ở nhiệt độ phòng. Sau đó, thu nhận sinh khối xạ khuẩn và tách chiết DNA xạ khuẩn bằng phương pháp đun sôi.

  • DNA này được sử dụng làm bản mẫu để nhân bản đoạn gene 16S rRNA với cặp primer 27F-1495R bằng phương pháp PCR. Sản phẩm PCR 16S rRNA được tinh sạch và giải trình tự nucleotide.
  • Trình tự nucleotide 16S rRNA của SS004 được hiệu chỉnh bằng phần mềm BioEdit.
  • Cây phát sinh chủng loại dựa trên 16S rRNA được xây dựng với phần mềm MEGA6.

Xử lý thống kê

Các kết quả kháng khuẩn biểu diễn bằng vòng kháng khuẩn xử lý bằng công cụ Excel với các công cụ tương ứng.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả phân lập chủng xạ khuẩn nội sinh từ cây Trinh nữ hoàng cung

Từ cây Trinh nữ hoàng cung, chúng tôi đã phân lập được ba chủng xạ khuẩn được ký hiệu lần lượt là SS004, SS005 và SS006. Các chủng xạ khuẩn sau phân lập được làm thuần trên môi trường SFM. Hình dạng ba chủng xạ khuẩn trên môi trường SFM [7] được trình bày trong Hình 1. Các khuẩn lạc có kích thước 2×2 cm trên Hình 1.

Kết quả phân lập chủng xạ khuẩn nội sinh từ cây Trinh nữ hoàng cung 1

Nhận xét:

  • Chủng SS004 được phân lập từ củ của cây Trinh nữ hoàng cung. Khuẩn lạc SS004 trên môi trường SFM có màu xám, rìa răng cưa, bào tử dạng phấn, bề mặt khô.
  • Chủng SS005 được phân lập từ rễ của cây Trinh nữ hoàng cung. Khuẩn lạc SS5 trên môi trường SFM có màu xám trắng, mép tròn đều, bào tử dạng phấn, bề mặt khô.
  • Chủng SS006 được phân lập từ rễ của cây Trinh nữ hoàng cung. Khuẩn lạc SS006 trên môi trường SFM có màu xám trắng, mép chia thùy, bào tử dạng phấn, bề mặt hơi ướt.

==> Tất cả các khuẩn lạc của SS004, SS005 và SS006 có hình dạng bên ngoài tương đồng với hình dạng đặc trưng của các chủng xạ khuẩn như có cấu tạo dạng sợi liên kết với nhau tạo thành khuẩn lạc với nhiều màu sắc khác nhau. Các sợi này được chia thành hai loại khác biệt là sợi cơ chất cắm sâu vào môi trường dinh dưỡng và sợi khí sinh hình thành nên bề mặt trên của xạ khuẩn và cũng là sợi phát sinh bào tử. Khuẩn lạc xạ khuẩn thường rắn chắc, xù xì, có thể có dạng da, dạng phấn, dạng nhung, dạng vôi tùy thuộc vào kích thước bào tử.

==> Khuẩn lạc thường có dạng phóng xạ. Như vậy, chúng tôi đã phân lập được ba chủng xạ khuẩn từ cây Trinh nữ hoàng cung và ba chủng này sẽ được khảo sát trong các thí nghiệm tiếp theo.

Kết quả khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn

Ba chủng xạ khuẩn được khảo sát khả năng sinh hoạt chất kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Các chủng vi sinh vật thử nghiệm hoạt tính bao gồm: Bacillus subtilis, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella enteritica, Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae, Candida albicans.

Các chủng vi sinh vật này đại diện cho nhóm vi khuẩn Gram âm, Gram dương, trực khuẩn, cầu khuẩn, xoắn khuẩn và vi nấm. Kết quả kháng khuẩn của ba chủng xạ khuẩn SS004, SS005, SS006 được trình bày trong Bảng 1.

Kết quả khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn 1

Nhận xét:

  • Kết quả ở Bảng 1 cho thấy chỉ có chủng xạ khuẩn SS004 thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên 4 trong số 8 vi sinh vật khảo sát. Điều này cho thấy hợp chất kháng khuẩn do SS004 sinh ra trên môi trường SFM có phổ hoạt tính rộng khi có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn khác nhau và với vi nấm Candida albicans.
  • Hai chủng xạ khuẩn SS005 và SS006 không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên môi trường SFM.

==> Như vậy, SS004 là chủng xạ khuẩn tiềm năng sinh chất kháng khuẩn nên được chọn trong các nghiên cứu tiếp theo.

Định danh phân tử chủng xạ khuẩn

Để định danh phân tử chủng xạ khuẩn SS004, chúng tôi sử dụng phương pháp xây dựng cây phát sinh chủng loại (phylogenetic tree trên gen 16S rRNA. DNA bộ gene tách chiết từ SS004 được nhân bản với cặp primer 27F-1495R [8] trong phản ứng PCR để thu nguyên liệu cho giải trình tự nucleotide. Kết quả PCR được trình bày trong Hình 2.

Định danh phân tử chủng xạ khuẩn 1

  • Giếng 1: thang DNA 100 bp.
  • Giếng 2: sản phẩm PCR trên DNA bộ gene SS004 với cặp primer 27F-1495R

Nhận xét:

  • Kết quả điện di ở Hình 2 cho thấy đã thu được sản phẩm có kích thước khoảng 1,5 kb như mong đợi.
  • Không có vạch sản phẩm ký sinh cho thấy phản ứng PCR có độ đặc hiệu cao. Sản phẩm PCR này được tinh sạch để giải trình tự nucleotide bằng phương pháp Sanger.

Chúng tôi thực hiện giải trình tự nucleotide sản phẩm PCR 16S rRNA từ SS004 theo hai chiều. Sau đó, hiệu chỉnh trình tự nucleotide đã giải dựa trên các tín hiệu huỳnh quang bằng phần mềm BioEdit kết hợp với so sánh dữ liệu 16S rRNA của các chủng xạ khuẩn trên GenBank.

Đoạn trình tự nucleotide của gene 16S rRNA của SS004 sau khi được giải và hiệu chỉnh sẽ được sử dụng để xây dựng cây phát sinh chủng loại ở bước tiếp theo. Để xây dựng cây phát sinh chủng loại nhằm định danh SS004, chúng tôi thu thập trình tự nucleotide 16S rRNA của hơn 1000 chủng xạ khuẩn trên GenBank.

  • Các trình tự này được sử dụng cùng với trình tự 16S rRNA SS004 để xây dựng nên cây phát sinh chủng loại nhằm định danh phân tử chủng xạ khuẩn SS004. Phương pháp xây dựng cây phát sinh loài được tiến hành với phần mềm MEGA6. Kết quả định danh phân tử SS004 được trình bày trong Hình 3.

Định danh phân tử chủng xạ khuẩn 2

Nhận xét:

Kết quả từ cây phát sinh chủng loại cho thấy SS004 có sự tương đồng cao với chủng xạ khuẩn Streptomyces diastaticus subsp. ardesiacus với tỷ lệ bootstrap lên đến 96 %. Kết quả này khẳng định SS004 là xạ khuẩn.

Tuy nhiên để khẳng định SS004 có phải là Streptomyces diastaticus subsp. ardesiacus hay không thì cần thực hiện thêm các thí nghiệm khảo sát về mặt vi sinh, sinh hóa cũng như kết quả chụp hình dưới kính hiển vi điện tử.

Khảo sát thời gian sinh chất kháng khuẩn của chủng SS004

Để khảo sát thời điểm sinh chất kháng khuẩn, SS004 được nuôi cấy trong môi trường SFM lỏng.

Mẫu được thu tại các thời điểm 6 h, 12 h, 18 h, 24 h, 30 h, 36 h, 42 h, 48 h kể từ thời điểm bắt đầu nuôi cấy
và được khảo sát hoạt tính kháng khuẩn trên môi trường MHA. Kết quả được trình bày trong Hình 4.

Khảo sát thời gian sinh chất kháng khuẩn của chủng SS004 1

Nhận xét:

Kết quả ở Hình 4 cho thấy SS004 bắt đầu sinh hợp chất kháng khuẩn sau 18h kể từ khi bắt đầu nuôi cấy và hợp chất kháng khuẩn đạt nồng độ bão hòa trong môi trường lỏng sau 30 h trở đi. Kết quả này chứng tỏ việc sinh chất kháng khuẩn được điều hòa biểu hiện ở chủng SS004.

Ở Streptomyces, các hợp chất kháng khuẩn thường do các nhóm gene (gene cluster) chịu trách nhiệm sinh tổng hợp và các gen trong nhóm chịu kiểm soát bởi các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài cluster. Việc sinh hợp chất kháng khuẩn ở Streptomyces thường xảy ra ở giai đoạn sau của quá trình tăng trưởng khi có sự thay đổi về mặt hình dạng từ dạng khuẩn ty sơ cấp sang khuẩn ty thứ cấp và hình thành bào tử.

==> Kết quả này cần thiết cho nghiên cứu sinh tổng hợp và đặc biệt là điều hòa sinh tổng hợp chất kháng khuẩn ở SS004 sau này.

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trên khả năng sinh chất kháng khuẩn của chủng SS004

Nhiệt độ là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến sản sinh chất chuyển hóa thứ cấp ở Streptomyces. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên việc sinh chất kháng khuẩn của SS004 bằng cách nuôi cấy SS004 trong môi trường SFM được khảo sát ở hai nhiệt độ là 28 oC và 37 oC trong 4 ngày.

Dịch nuôi cấy được khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kết quả được trình bày ở Hình 5.

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trên khả năng sinh chất kháng khuẩn của chủng SS004 1

Nhận xét:

Kết quả cho thấy đường kính trung bình của vòng kháng khuẩn ở 28 oC là 15,7 mm là lớn hơn so với vòng kháng khuẩn ở 37 oC là 12,8 mm (P<0,05).

Các chủng vi khuẩn Streptomyces thường sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trong khoảng 28–30 oC, vì vậy, khả năng sinh chất kháng khuẩn cũng có thể tối ưu trong khoảng nhiệt độ này so với nhiệt độ 37 oC, là nhiệt độ tối ưu cho nhiều loài vi khuẩn khác.

  • Tuy nhiên, cũng có những trường hợp Streptomyces lại tăng cường sinh chất kháng khuẩn ở nhiệt độ 37 oC so với 28 oC như S. hygrocopicus sản sinh validamycin A. Trong trường hợp này, cơ chế tăng cường sản sinh chất kháng khuẩn ở nhiệt độ cao được giải thích do sự tăng cường chuyển hóa con đường pentose phosphate, tăng cường sinh tổng hợp protein và tăng cường mức độ phiên mã tổng quát dẫn đến tăng cường sinh tổng hợp validamycin A [9]. Hợp chất kháng khuẩn do SS004 sản sinh trong môi trường SFM không thuộc vào trường hợp được tăng cường tổng hợp ở nhiệt độ cao (37 oC) như S. hygroscopicus sinh validamycin A vừa kể trên.

==> Vì vậy, nhiệt độ 28 oC được chọn để lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn ở SS004 trên môi trường SFM.

Khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy trên khả năng sinh hợp chất kháng khuẩn của SS004

Các hợp chất dinh dưỡng có trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng đến khả năng sinh hợp chất kháng khuẩn ở Streptomyces. Trên thực tế, một chủng Streptomyces sản sinh ra các hợp chất kháng khuẩn khác nhau trên các môi trường nuôi cấy khác nhau.

Dựa trên cơ sở này, chúng tôi chọn một số môi trường nuôi cấy thường được sử dụng để lên men sinh chất kháng khuẩn ở Streptomyces nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy trên khả năng sinh chất kháng khuẩn của SS004. Các môi trường được sử dụng là SS [10], GSB [11], ISP1, ISP2 [12], FM3 [13], SFM.

==> Kết quả nghiên cứu đã khẳng định các thành phần có trong môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng sinh hợp chất kháng khuẩn ở Streptomyces. Cơ chế kích hoạt sản sinh hợp chất kháng khuẩn bằng môi trường chưa được tìm hiểu rõ ràng ở vi khuẩn, tuy nhiên có thể các thành phần khác nhau trong các môi trường hoạt động như các tín hiệu hóa học.

  • Các tín hiệu này gắn vào các thụ thể tương ứng trong tế bào vi khuẩn dẫn đến sự thay đổi nồng độ Ca+, các hormon cảnh báo (alarmones), các gốc tự do (ROS) nội bào. Chính sự thay đổi về nồng độ các hợp chất này kiểm soát sự phiên mã các nhóm gene chịu trách nhiệm sinh tổng hợp các chất thứ cấp trực tiếp hoặc tác động thông qua các nhân tố kích hoạt phiên mã của các nhóm gen này [14].

KẾT LUẬN

1. Cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) chứa các chủng Streptomyces nội sinh. Một trong các chủng Streptomyces này là SS004 cho thấy có khả năng kháng lại các vi sinh vật gây bệnh.

2. Thông qua định danh phân tử bằng 16S rRNA, SS004 có khả năng là Streptomyces diastaticus subsp. ardesiacus tuy nhiên cần thêm các phương pháp định danh khác để khẳng định. SS004 sinh hợp chất kháng khuẩn sau 18 h nuôi cấy trong môi trường SFM và nhiệt độ nuôi cấy có ảnh hưởng đến hàm lượng hợp chất kháng khuẩn sản sinh.

3. Đặc biệt khi thay đổi môi trường nuôi cấy, SS004 sản sinh những hợp chất kháng khuẩn mới có phổ rộng và kháng lại được những vi sinh vật đã kháng với các kháng sinh điều trị.

4. SS004 là chủng Streptomyces tiềm năng cho các nghiên cứu tiếp theovề khả năng sinh hợp chất kháng khuẩn, đặc biệt hợp chất kháng khuẩn chống lại các chủng vi sinh vật gây bệnh kháng kháng sinh.

Lời cảm ơn:

  • Nghiên cứu này được cung cấp kinh phí và vật liệu bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-hoat-tinh-khang-khuan-cua-cac-chung-xa-khuan-noi-sinh-trong-cay-trinh-nu-hoang-cung-crinum-latifolium.html/feed 0
Phân biệt Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-trinh-nu-hoang-cung-va-nang-hoa-trang.html https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-trinh-nu-hoang-cung-va-nang-hoa-trang.html#respond Thu, 22 Oct 2020 03:59:33 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46962 Trinh nữ hoàng cung từ lâu đã được dân gian sử dụng để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng thuộc cùng chi có họ hàng gần gũi với nhau, do đó nhìn qua chúng khá giống nhau. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc nhận biết 2 loài này trong tự nhiên qua các đặc điểm hình thái.

Trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung 1

Hình ảnh cây Trinh nữ hoàng cung – Crinum latifolium L.

Mô tả

  • Cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8 – 10cm, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng.
  • Lá mọc thẳng từ thân hành, hình đài dài đến 50cm, có khi hơn, rộng 7 – 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
  • Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40cm, lá bắc rộng hình thìa dài 7cm, màu lục, đầu nhọn, hoa màu trắng pha hồng, dài 10 – 15cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quặn lại; nhị 6, bầu hạ.
  • Quả gần hình cầu (ít gặp). Mùa hoa quả: tháng 8 – 9.

Tác dụng dược lý

  • Cao methanol của rễ, thân và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế sự phân bào, kìm hãm sự tăng trưởng của rễ hành ta; hoạt tính của cao trinh nữ hoàng cung bằng hoặc hơn 50% so với hoạt tính của colchicin ở cùng nồng độ panacrin là chế phẩm thuốc bào chế từ hỗn hợp 3 dược liệu: lá trinh nữ hoàng cung, củ tam thất và lá đu đủ, được nghiên cứu về tác dụng chống ung thư.
  • Một số alkaloid trong cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng sinh học. Lycorin ức chế sự tổng hợp protein và ADN của tế bào chuột và ức chế sự phát triển của u báng cấy vào chuột.

Công dụng

  • Trinh nữ hoàng cung được dùng trong phạm vi dân gian để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Lá thái nhỏ, với liều dùng mỗi ngày 3 – 5 lá, sao vàng sắc uống. Cũng có người dùng điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.
  • Ở các tỉnh phía Nam, trinh nữ hoàng cung được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu.
  • Dùng ngoài, lá và thân hành giã nát, hơ nóng dùng xoa bóp làm sung huyết da chưa tê thấp, đau nhức.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân dùng thân hành cây trinh nữ hoàng cung xào nóng, giã đắp trị thấp khớp, và cũng dùng đắp trị mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Dịch ép lá là thuốc nhỏ tai chữa đau.

Xem thêm: https://tracuuduoclieu.vn/cau-chuyen-ve-cay-trinh-nu-hoang-cung.html

Náng hoa trắng

Náng hoa trắng 1

Hình ảnh cây Náng hoa trắng Crinum asiaticum L.

Mô tả

  • Cây thảo lớn, thân hành to hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính đến 10cm, thắt lại ở đầu.
  • Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dài, phiến dày, dài 1m hoặc hơn, rộng 5 – 10cm, góc có bẹ rộng, đầu nhọn, mép nguyên uốn lượn, gân song song, gân chính lối rõ ở mặt dưới, hai mặt màu lục nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở giữa túm lá thành tán, trên một cán mập, dẹt, dài 40 – 60cm, gồm nhiều hoa to màu trắng, thơm, bao hoa có ống hẹp màu lục dài 7 – 10cm, mẫu 3. Lá đài và cánh hoa giống nhau, hình dài thuôn hẹp; nhị 6, chỉ nhị màu đỏ tía; bầu dạng thoi.
  • Quả nang, gần hình cầu, đường kính 3 – 5cm, thường chỉ chứa 1 hạt. Mùa hoa quả: tháng 6 – 8.

Công dụng

  • Nhân dân thường dùng lá náng hoa trắng hơ nóng đắp và bóp vào những chỗ tụ máu, sai gân, bong gân, sưng tấy do ngã hay bị đánh, khớp sưng đau, bó gãy xương.
  • Còn dùng khi xoa bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi. Thân hành giả nát nướng đắp trị thấp khớp.

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung

Bảng phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng

Tiêu chí Trinh nữ hoàng cung Náng hoa trắng
Hình ảnh Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 1 Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 2
Phần thân tiếp giáp với đầu lá Chỉ khi quan sát kỹ ta mới nhận ra được sự khác biệt ở thân cây tiếp giáp với phần đầu của lá cây ở Trinh nữ hoàng cung có màu tím Cây Náng trắng thì thân cây không có đặc điểm này
Lá cây của Trinh nữ hoàng cung hai bên mép có hình lượn sóng rất rõ, cây có gân lá nổi rất rõ ở mặt sau của lá, lá màu xanh Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dài, phiến dày, góc có bẹ rộng, đầu nhọn, mép nguyên hơi uốn lượn, gân chính lối rõ ở mặt dưới
Hoa Hoa Trinh nữ hoàng cung có màu trắng, hình búp dài thuôn thuôn giống quả trứng, có màu phớt hồng trên cánh hoa Hoa Náng trắng: hoa nở hoa màu trắng, khi nở các hoa sẽ nở cùng một lúc còn Trinh nữ hoàng cung khi hoa nở theo kiểu từng bông một và đối nhau.

 

Hình ảnh chi tiết cây Trinh nữ hoàng cung

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 3

Hình ảnh cả cây

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 4

Hình ảnh hoa

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 5  

Hình ảnh lá

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 6

Hình ảnh củ

Một số hình ảnh khác cây khác (Nàng hoa trắng, Lan huệ, Lược vàng) thường bị nhầm với cây Trinh nữ hoàng cung bạn cần lưu ý

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 7

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/phan-biet-trinh-nu-hoang-cung-va-nang-hoa-trang.html/feed 0
Những cây dược liệu quý ít người biết https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-duoc-lieu-quy-it-nguoi-biet.html https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-duoc-lieu-quy-it-nguoi-biet.html#respond Wed, 14 Oct 2020 20:20:17 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-duoc-lieu-quy-it-nguoi-biet-199/ Ở Việt Nam có rất nhiều cây dược liệu quý mà không phải ai cũng biết đến công dụng của nó. Nhiều loại dược liệu quý không được chú trọng, mọc hoang sơ, không được dùng đến, hoặc cũng có những loài bị mai một. Bên cạnh đó cũng có những loại dược liệu quý được trồng phổ biến, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Dưới đây, các bạn có thể tham khảo một số loại dược liệu quý ở Việt Nam có thể trồng để cải thiện kinh tế, có thể sử dụng trong việc giúp ích cho sức khỏe hàng ngày.

Những cây dược liệu quý ít người biết 1

Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư và khối u

Trinh nữ hoàng cung

Bộ phận dùng: Lá, thân hành

Tác dụng

  • Trinh nữ hoàng cung được dùng trong phạm vi dân gian để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Cũng có người dùng điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.
  • Ở các tỉnh phía Nam, trinh nữ hoàng cung được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu.
  • Có thể dùng xoa bóp làm sung huyết da chưa tê thấp, đau nhức.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân dùng thân hành cây trinh nữ hoàng cung xào nóng, giã đắp trị thấp khớp, và cũng dùng đắp trị mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Dịch ép lá là thuốc nhỏ tai chữa đau tai.
  • Ở Campuchia, nhân dân dùng cây trinh nữ hoàng cung để điều trị bệnh phụ khoa.

Một số bài thuốc từ cây trinh nữ hoàng cung

Bài thuốc với các khối u và ung thư: (K.cổ tử cung, K. gan, K. phổi, K. đại tràng… Các khối u nội tạng, tiền liệt tuyến, u lộ bên ngoài ở mọi vị trí trên người):

Lá Trinh nữ hoàng cung (khô) 20g. Lá Đu đủ (khô) 50g. Nga truật (giã nát) 20g. Xuyên điền thất giã nát 10g (sâm Tam thất)

Sắc với 3 chén nước (600ml) còn lại 1 chén thuốc (200ml), chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.

Bài thuốc Chữa u xơ tử cung, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến:

Hái lá trinh nữ hoàng cung, thái nhỏ ngắn 1–2 cm, sao khô màu hơi vàng.

Mỗi ngày sắc 3 lá thành nước uống. Uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư vú.

Nguyên liệu: lá cây Trinh nữ hoàng cung 8g, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng 30g, Bán chi liên 15g, Kê huyết đằng 24g, Hương phụ 4g, Ích mẫu thảo 12g.

Sắc uống ngày một thang. Nên duy trì uống liên tục hằng tuần.

Cà gai leo

Bộ phận dùng

Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Bộ phận dùng 1

Cà gai leo hỗ trợ và điều trị các bệnh về gan, và một số bệnh khác

Tác dụng

Theo kinh nghiệm dân gian cà gai leo điều trị các bệnh về gan đặc biệt hiệu quả. Xưa kia chưa có nhiều loại thuốc như bây giờ, khi mắc các bệnh về gan như: Bệnh vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa nhân dân thường lấy cây cà gai leo về hãm nước dùng hàng ngày mà điều trị bệnh. Dưới đây là một số tác dụng quý của cây cà gai leo:

  • Nước sắc cà gai có tác dụng: Hạ men gan, mỡ máu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của vius viên gan B
  • Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
  • Làm giảm các các triệu chứng của bệnh gan như: Đau tức hạ sườn phải, vàng da …
  • Rễ cây dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, điều trị say rượu, giải rượu.

Một số bài thuốc từ cây cà gai leo

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư:

Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g.

Tất cả sao vàng, sắc uống hằng ngày một thang. Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.

Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi:

Cà gai leo 10 g, dây gấm 10 g, thổ phục linh 10 g, kê huyết đằng 10 g, lá lốt 10 .

Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.

Hỗ trợ, điều trị các bệnh về gan ( viêm gan B, xơ gan…):

Dùng 35 g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300 ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt.

Bìm bìm

Bộ phận dùng: Toàn cây thu hái quanh năm, rửa sạch cắt ngắn, dùng tươi hay phơi khô.

Tác dụng cây bìm bìm

Ở việt nam, bìm bìm được dùng phổ biến theo kinh nghiệm nhân dân, làm thuốc lợi tiểu, chữa đái rắt, đái ít, phù thũng.

Ở Trung quốc, bìm bìm là thuốc chữa ho, phế nhiệt, tiểu tiện không thong, tiểu tiện ra máu, mụn nhọt, đầu đinh.

Tác dụng cây bìm bìm 1

Cây bìm bìm

Một số bài thuốc từ cây bìm bìm

Chữa đái ra máu: Dây, lá bìm bìm 30g, hạt dành dành (sao đen) 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa ho phế nhiệt (tức viêm phế quản), chọn 1 trong hai phương sau:

  • Dây, lá bìm bìm tươi 30g, lá dâu 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 ngày liền.
  • Dây lá bìm bìm tươi 30g, thân cây sậy 100g, rau diếp cá 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, cần uống 5 – 7 thang

Chữa trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính:

Dùng Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 – 3 ngày.

Chữa phù do viêm thận:

Khiên ngưu tử 100g (nghiền mịn), táo tàu 80g (hấp chín, bỏ hột, giã nát); gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp thêm 30 phút nữa là được.

Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 – 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng.

Kim ngân

Mọi người thường biết đến cây kim ngân như một loại cây cảnh, cây trông theo phong thủy. Bởi cây kim ngân là loại cây hoa leo rất đẹp, mùi hương dễ chịu. Nhưng bên cạnh đó đây còn là loại cây dược liệu chữa bệnh rất tốt.

Kim ngân 1

Hoa của cây kim ngân

Bộ phận dùng: Hoa sắp nở, Cành nhỏ và lá.

Tác dụng của cây kim ngân

  • Trị chứng mẩn ngứa dị ứng
  • Trị cảm sốt
  • Chữa ung nhọt, phế ung, trường ung
  • Trị đau họng, quai bị
  • Chữa bệnh vảy nên

Một số bài thuốc từ cây kim ngân

Chữa mụn nhọt: kim ngân hoa 16g, phòng phong 8g, bạch chỉ 8g, trần bì 8g, nhũ hương 4g, một dược 4g, thiên hoa phấn 8g, đương quy 12g, cam thảo 4g, bối mẫu 6g, tạo giác thích 4g, xuyên sơn miếng

Sắc tất cả các loại trên. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.

Tiêu độc trị mẩn ngứa, mụn nhọt, ban sởi: Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 15g, lá Dâu 20g, Nước 600ml sắc còn 200ml uống một lần. Ngày uống 3 lần, uống đến khỏi (nếu là Kim ngân dây dùng liều 30g).

Ba kích

Ba kích hay còn có tên gọi: Ruột gà, Thao tày cáy (Mán), Ba kích thiên, Sáy cáy (Thái), Chầu phóng sì (Tày), Chổi hoàng kim, Chày kiằng đòi (Dao).

Ba kích 1

Ba kích

Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích

Tác dụng của cây ba kích

  • Bổ thận, tráng dương.
  • Hỗ trợ điều trị thận hư, dương suy, cao huyết áp hiệu quả
  • Giúp giảm đau mỏi gối, phong thấp đau nhức, tay chân bị lạnh.
  • Cải thiện chứng lãnh cảm, mất ngủ
  • Cải thiện tình trạng tử cung lạnh, đau bụng dưới

Một số bài thuốc có ba kích

Trị liệt dương: Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí  30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 – 16 g với rượu, lúc đói (Ba Kích Hoàn – Ngự Dược Viện).

Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi )   60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 –  20ml,  lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu –  Nghiệm Phương)

Xem thêm:  Tổng hợp các cây thuốc nam quý, hiêm cho người Việt phần I

Xem thêm: Danh lục 70 cây thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (P1)

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nhung-cay-duoc-lieu-quy-it-nguoi-biet.html/feed 0