Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Triển vọng từ mô hình trồng Cà gai leo tại Hòa Bình https://tracuuduoclieu.vn/trien-vong-tu-mo-hinh-trong-ca-gai-leo-tai-hoa-binh.html https://tracuuduoclieu.vn/trien-vong-tu-mo-hinh-trong-ca-gai-leo-tai-hoa-binh.html#respond Thu, 19 Nov 2020 04:35:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48424 Từ xa xưa cây Cà gai leo đã được biết đến là cây thuốc quý có tác dụng điều trị rất nhiều bệnh trong đó nổi bật nhất là công dụng đối với các bệnh về gan…

Khai thác tiềm năng đất đai những năm gần đây huyện miền núi Yên Thủy (Hòa Bình) đã thực hiện chuyển đổi cây trồng, vận động nông dân trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/trien-vong-tu-mo-hinh-trong-ca-gai-leo-tai-hoa-binh.html/feed 0
8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/8-vung-duoc-lieu-trong-diem-cua-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/8-vung-duoc-lieu-trong-diem-cua-viet-nam.html#respond Mon, 19 Oct 2020 07:53:53 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46641 Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển có nhu cầu sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu. Doanh thu hàng năm thuốc từ dược liệu trên toàn thế giới đạt trên 80 tỉ USD và nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong vài thập niên gần đây, nhiều nước đã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.

Ở Việt Nam, theo thống kê của ngành Y tế, nhu cầu sử dụng dược liệu của nước ta vào khoảng 60.000 – 80.000 tấn dược liệu/năm. Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Tuy nhiên, một phần lớn khối lượng dược liệu hiện nay vẫn phải nhập khẩu, trong khi Việt Nam lại là quốc gia có tiềm năng về nguồn tài nguyên dược liệu.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30.10.2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, cơ sở để phát triển dược liệu ở Việt Nam.

  • Bản quy hoạch tổng thể này cũng đặt mục tiêu phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái, gồm 36 loài dược liệu bản địa, 18 loài dược liệu nhập nội trồng tập trung quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
  • Đồng thời, kèm theo Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/1/2015, Bộ Y tế ban hành danh mục 54 cây dược liệu ưu tiên phát triển, giai đoạn 2015-2020.

Hiện Việt Nam sẽ quy hoạch 8 vùng dược liệu trọng điểm để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài, sản lượng đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu mỗi năm.

8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam:

8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam 1

Biểu đồ 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam

1. VÙNG NÚI CAO VỚI KHÍ HẬU Á NHIỆT

Vùng này bao gồm Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ), sẽ phát triển trồng 13 loài dược liệu, cụ thể là: 4 loài bản địa (Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn) và 9 loài nhập nội (Áctisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Tam thất, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu, Xuyên khung… với diện tích 2.550ha. Ưu tiên phát triển các loài Áctisô, Đương quy, Đảng sâm.

1. VÙNG NÚI CAO VỚI KHÍ HẬU Á NHIỆT 1

Hình ảnh cây Tục đoạn

2. VÙNG NÚI TRUNG BÌNH CÓ KHÍ HẬU Á NHIỆT ĐỚI

Vùng này bao gồm Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc Châu) sẽ phát triển trồng 12 loài dược liệu, cụ thể là 5 loài bản địa (Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Ý dĩ) và 7 loài nhập nội (Áctisô, Bạch truật, Bạch chỉ, Dương cam cúc, Đỗ trọng, Đương quy, Huyền sâm). Ưu tiên phát triển các loài Bạch truật, Đỗ trọng và Áctisô.

2. VÙNG NÚI TRUNG BÌNH CÓ KHÍ HẬU Á NHIỆT ĐỚI 1

Hình ảnh cây Bạch truật

3. VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ

Vùng này bao gồm Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn, phát triển trồng 16 loài dược liệu, cụ thể là 13 loài bản địa (Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Gấc, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Hồi, Quế, Sả, Sa nhân tím, Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ) và 3 loài nhập nội (Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng) trên diện tích 4.600ha. Ưu tiên phát triển các loài Ba kích, Gấc, Địa hoàng; duy trì và khai thác bền vững Quế và Hồi trên diện tích đã có.

3. VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ 1

Hình ảnh cây Gấc

4. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Vùng này bao gồm Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình, phát triển trồng 20 loài dược liệu trên diện tích 6.400ha. Trong đó, có 12 loài bản địa (Cúc hoa, Diệp hạ châu đắng, Địa liền, Đinh lăng, Gấc, Hòe, Củ mài, Hương nhu trắng, Râu mèo, Ích mẫu, Thanh hao hoa vàng, Mã đề) và 8 loài nhập nội (Bạc hà, Bạch chỉ, Bạch truật, Cát cánh, Địa hoàng, Đương quy, Ngưu tất, Trạch tả). Ưu tiên phát triển các loài: Ngưu tất, Bạc hà, Hòe và Thanh hao hoa vàng.

4. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1

Hình ảnh cây Địa liền

5. VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Đây là vùng có sự đa dạng sinh học rất cao, nguồn cây thuốc phong phú, là nơi tập trung 5 vườn quốc gia, bao gồm: Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa, 14.735ha), Pù Mát (Nghệ An, 94.804ha), Vũ Quang (Hà Tĩnh, 55.028,9ha), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình, 85.754ha), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế, 22.030ha). Bên cạnh đó, còn có 9 khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên (Thanh Hóa); Pù Hoạt, Pù Huống (Nghệ An); Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh); Bắc Hướng Hóa, Dakrong (Quảng Trị); Phong Điền (Thừa Thiên – Huế).

Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, vùng Bắc Trung Bộ tập trung hàng trăm loài cây thuốc, trong đó nhiều loài có giá trị cao như Sâm Puxailaleng, Đảng sâm, Bảy lá một hoa, Lan kim tuyến, Sa nhân, Hà thủ ô trắng, Nấm linh chi đỏ, Giảo cổ lam, Thổ phục linh, Thiên niên kiện, Chè dây, Lá khôi, Đông trùng hạ thảo…

Nghệ An và Thanh Hóa là hai tỉnh được ưu tiên khai thác, phát triển một số cây như: Ba kích, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Củ mài, Hòe, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ vàng, Quế và Sả với diện tích khoảng 3.300ha. Ưu tiên trồng các loài: Hòe, Đinh lăng.

5. VÙNG BẮC TRUNG BỘ 1

Hình ảnh cây Hương nhu trắng

6. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Vùng này trải dài từ nam đèo Hải Vân đến mũi Dinh gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; phát triển trồng 10 loài dược liệu bản địa trên diện tích khoảng 3.200ha. Đó là các loài: Bụp giấm, Diệp hạ châu đắng, Dừa cạn, Đậu ván trắng, Củ mài, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím, Sâm Ngọc Linh. Ưu tiên phát triển các loài: Bụp giấm, Dừa cạn, Sa nhân tím và Sâm Ngọc Linh.

6. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 1

Hình ảnh cây Nghệ vàng

7. VÙNG TÂY NGUYÊN

Vùng này bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông; phát triển trồng 10 loài dược liệu bản địa diện tích khoảng 2.000ha. Các loài đó là: Gấc, Gừng, Hương nhu trắng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả, Sâm Ngọc Linh, Trinh nữ hoàng cung, Ý dĩ. Ưu tiên trồng các loài: Đảng sâm, Sâm Ngọc Linh.

Riêng tại Lâm Đồng, theo thống kê chưa đầy đủ, những cây thuốc đã được trồng cho đến năm 2016 là: Áctisô khoảng 80ha, chủ yếu trồng tại TP. Đà Lạt (70ha) và huyện Đơn Dương (10ha); Diệp hạ châu trồng ở Cát Tiên, diện tích khoảng 40ha; đảng sâm khoảng 10ha, do Công ty TNHH Cao Lâm trồng ở huyện Lạc Dương; Phúc bồn tử trồng ở huyện Đức Trọng, Lạc Dương với hơn 4ha; Dó bầu khoảng 90ha, do Công ty cổ phần Dó bầu Hương Quảng Nam trồng ở huyện Đam Rông đã sang năm thứ bảy (để gây trầm hương). Các cây Đương quy, Đinh lăng, Sa nhân trồng tại thành phố Bảo Lộc, huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Nấm linh chi và các loại nấm dược liệu khác được gây trồng ở Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, Đơn Dương.

7. VÙNG TÂY NGUYÊN 1

Hình ảnh cây Trinh nữ hoàng cung

8. VÙNG TÂY NAM BỘ VÀ ĐÔNG NAM BỘ

Vùng này gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh phát triển trồng 10 loài dược liệu với quy mô khoảng 3.000ha. Các loài đó là: Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng biển, Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm liên, Râu mèo và Kim tiền thảo. Ưu tiên phát triển các loài: Tràm, Xuyên tâm liên, Trinh nữ hoàng cung.

8. VÙNG TÂY NAM BỘ VÀ ĐÔNG NAM BỘ 1

Hình ảnh cây Râu mèo

Công Tuệ Linh – đơn vị đi đầu trong quy hoạch và trồng dược liệu theo tiêu chuẩn dược liệu sạch

Hiểu được rằng nguồn thảo dược tự nhiên chỉ được bảo tồn và phát triển khi quá trình trồng trọt, thu hái dược liệu không chỉ mang lại lợi ích cộng đồng, chất lượng sinh thái và môi trường, mà còn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu hộ nông dân. Chính vì vậy, việc quy hoạch các vùng nguyên liệu sạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế là vấn đề được Công ty Dược Tuệ Linh đặt lên hàng đầu.

Điểm khởi đầu cho mục tiêu xây dựng triền dược liệu trải dài khắp nước Việt, Tuệ Linh trở thành công ty đầu tiên đưa Giảo cổ lam 5 lá vào cây dược liệu cần thiết phải bảo tồn vì tác dụng siêu việt của nó cho người bệnh mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp…

Công Tuệ Linh - đơn vị đi đầu trong quy hoạch và trồng dược liệu theo tiêu chuẩn dược liệu sạch 1

Vùng trồng Giảo cổ lam đạt tiêu chuẩn GACP-WHO

Tiếp nối vùng dược liệu Giảo cổ lam 5 lá sạch, Cà gai leo, Sâm tố nữ là dược liệu tiếp theo Tuệ Linh chọn lựa để nhân rộng mô hình dược liệu sạch.

Công Tuệ Linh - đơn vị đi đầu trong quy hoạch và trồng dược liệu theo tiêu chuẩn dược liệu sạch 2

Vùng trồng Cà gai leo đạt tiêu chuẩn GACP-WHO

Công Tuệ Linh - đơn vị đi đầu trong quy hoạch và trồng dược liệu theo tiêu chuẩn dược liệu sạch 3

Vùng trồng Sâm tố nữ đạt tiêu chuẩn GACP-WHO

Mặc cho thị trường dược phẩm trong nhiều năm trở lại đây có nhiều biến động với vô vàn sản phẩm cạnh tranh nhưng các sản phẩm của Tuệ Linh như Giải độc gan Tuệ Linh, Giảo cổ lam Tuệ Linh, Cà gai leo Tuệ Linh, Dầu tỏi Tuệ Linh, Dầu gấc Tuệ Linh,hơn một thập kỷ qua vẫn mãi là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho sức khỏe của hàng triệu người dân. Và hành trình “ươm mầm sức khỏe xanh” dù có khó khăn, gian truân vẫn mãi được Tuệ Linh viết tiếp.

Xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=IIr85NTr_uY

Nguồn thao khảo: laodong.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/8-vung-duoc-lieu-trong-diem-cua-viet-nam.html/feed 0
Vùng nguyên liệu sạch, chuẩn hóa https://tracuuduoclieu.vn/vung-nguyen-lieu-sach-chuan-hoa.html https://tracuuduoclieu.vn/vung-nguyen-lieu-sach-chuan-hoa.html#respond Mon, 28 May 2018 18:55:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/vung-nguyen-lieu-sach-chuan-hoa-445/ Luôn cố gắng làm tròn sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân Việt bằng chính các cây thuốc Việt, Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị đi đầu trong việc chuẩn hóa vùng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Quy hoạch vùng dược liệu sạch: Cấp thiết hơn bao giờ hết!

Là một nước được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có khoảng hơn 4000 cây thuốc, trong đó có nhiều loài dược liệu quý được thế giới công nhận về công năng chữa bệnh của nó không hề thua kém thuốc tân dược. Tuy nhiên thời gian gần đây, việc khai thác tận diệt, không lưu tâm đến việc bảo tồn, phát triển… đang khiến cho những loài thảo dược này có nguy cơ bị cơ cạn kiệt.

Quy hoạch vùng dược liệu sạch: Cấp thiết hơn bao giờ hết! 1

Giảo cổ lam 5 lá từng đứng trước nguy cơ tận diệt

Trong bối cảnh ấy, việc quy hoạch các vùng nguyên liệu sạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nó không chỉ mang nghĩa bảo tồn dược liệu đơn thuần mà có ý nghĩa to lớn với xã hội. Bởi hiện nay, nhu cầu tiêu thụ dược liệu để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe của người dân ở trong nước rất lớn, tuy nhiên nguồn dược liệu trên thị trường phần nhiều nhập trôi nổi từ Trung Quốc, chất lượng rất kém, giá cả quá cao. Xây dựng vùng dược liệu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc bảo đảm nguồn dược liệu sạch phục vụ sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt bảo vệ sức khỏe người Việt. Ngoài ra, khi được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, dược liệu sẽ cho hàm lượng hoạt chất cao nhất, từ đó sẽ nâng tầm giá trị các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược của Việt Nam so với các sản phẩm quốc tế, góp phần đưa dược liệu Việt vươn ra thị trường thế giới. Không chỉ vậy, việc tạo ra vùng dược liệu sạch sẽ giúp cho người nông dân nâng cao kỹ năng trong việc nuôi trồng thu hái cây thuốc, được tiếp cận với cách thức làm kinh tế mang tiêu chuẩn quốc tế, góp phần nâng cao trình độ văn hóa và tạo ra nguồn thu nhập ổn định lâu dài.

Với những lý do đó, việc chuẩn hóa vùng nguyên liệu đang là hướng đi đúng đắn cần phát huy, vừa bảo tồn và phát triển được nguồn dược liệu sạch, đảm bảo cho việc sản xuất thuốc tốt, ngăn chặn hàng nhái, hàng kém chất lượng và hàng giả thâm nhập thị trường, đồng thời tạo được sinh kế cho hàng triệu hộ nông dân thoát được nghèo và vươn lên làm giàu từ chính thảo dược của quê hương.

Vùng dược liệu Giảo cổ lam Tuệ Linh sạch – mở đường bảo tồn cây thuốc Việt

Một trong những yếu tố then chốt nhất quyết định đến chất lượng của vùng dược liệu sạch là phải bảo đảm đúng chủng loại nguyên liệu, đúng thổ nhưỡng , khí hậu, chăm sóc và thu hái đúng phương pháp, đúng thời điểm để có được chất lượng cao nhất.

Vùng dược liệu Giảo cổ lam Tuệ Linh sạch – mở đường bảo tồn cây thuốc Việt 1Vùng dược liệu Giảo cổ lam Tuệ Linh sạch – mở đường bảo tồn cây thuốc Việt 2

Vùng nguyên liệu Giảo cổ lam 5 lá sạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế của Tuệ Linh tại Mộc Châu, Sơn La

Từ lúc thành lập, Công ty Tuệ Linh bỏ ra hàng chục tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học về dược liệu. Tuệ Linh là công ty đầu tiên đưa Giảo cổ lam 5 lá vào cây dược liệu cần thiết phải bảo tồn vì tác dụng siêu việt của nó cho người bệnh mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp… Vì thế, Tuệ Linh đã đầu tư xây dựng Giảo cổ lam 5 lá thành vùng dược liệu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo những tiêu chuẩn này, Tuệ Linh đã chọn vùng đất Mộc Châu, Sơn La để tiến hành quy hoạch vì vùng đất này quanh năm mát mẻ, thổ nhưỡng lại phù hợp nhất với sự phát triển của cây. Vùng nguyên liệu Giảo cổ lam sạch của Tuệ Linh cũng là vùng dược liệu đầu tiên và duy nhất được GS.TS Phạm Thanh Kỳ chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về cây Giảo cổ lam chuyển giao độc quyền đề tài về Giảo cổ lam 5 lá. GS Phạm Thanh Kỳ cũng trực tiếp kiểm định nguyên liệu nhằm tránh nhầm lẫn. Đây là sự khác biệt quan trọng nhất tạo lên thương hiệu và danh tiếng của Giảo cổ lam Tuệ Linh trên thị trường.

Vùng dược liệu Giảo cổ lam Tuệ Linh sạch – mở đường bảo tồn cây thuốc Việt 3

Giảo cổ lam 5 lá của Tuệ Linh được các chuyên gia đầu ngành kiểm nghiệm và xác nhận

Đồng thời công ty tiến hành quản lý chặt chẽ các khâu trong quy trình từ lựa chọn cây giống, chăm sóc, nuôi trồng, thu hái, bảo quản… để đảm bảo thu được nguồn Giảo cổ lam 5 lá sạch, có hoạt tính sinh học cao, ổn định, phục vụ tốt nhất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dược phẩm.

Do vậy, các sản phẩm của Công ty từ Giảo cổ lam 5 lá luôn khẳng định được uy tín, hiệu quả của mình trong suốt gần 10 năm qua. Cũng bằng chính chất lượng của mình, năm 2014, các sản phẩm này đã chinh phục được thị trường khó tính như Slovakia. Đây chính là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự mở đường cho vô vàn dược liệu Việt quý hiếm khác đi theo con đường bảo tồn và phát triển để bảo vệ sức khỏe người Việt và vươn ra bản đồ dược liệu thế giới.

Vùng dược liệu Cà gai leo Tuệ Linh sạch – tiên phong nhân rộng mô hình dược liệu sạch chuẩn hóa

Tiếp nối vùng dược liệu Giảo cổ lam 5 lá sạch, Cà gai leo là dược liệu tiếp theo Tuệ Linh chọn lựa để nhân rộng mô hình dược liệu sạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Bởi đây là cây thuốc đặc biệt duy nhất tới nay mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus B mãn tính, xơ gan vô cùng hiệu quả trong bối cảnh các bệnh lý về gan đang tăng cao trong cộng đồng.

Vùng dược liệu Cà gai leo Tuệ Linh sạch – tiên phong nhân rộng mô hình dược liệu sạch chuẩn hóa 1

Vùng dược liệu Cà gai leo sạch của Tuệ Linh tại Triệu Sơn, Thanh Hóa

Vùng dược liệu Cà gai leo Tuệ Linh sạch – tiên phong nhân rộng mô hình dược liệu sạch chuẩn hóa 2

Vùng dược liệu Cà gai leo sạch của Tuệ Linh tại Hành Trung, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi

Là công ty đầu tiên đưa cây Cà gai leo vào sản xuất thành sản phẩm  chuyên biệt cho bệnh viêm gan vi rút B mãn tính, xơ gan, men gan cao, Tuệ Linh hiểu rằng xây dựng vùng dược liệu Cà gai leo sạch phục vụ nhu cầu chữa bệnh của người dân đang ngày càng cấp thiết. Do đó, các chuyên gia của Tuệ Linh đã tiến hành khảo sát và chọn Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), Triệu Sơn (Thanh Hóa) để đầu tư xây dựng cùng dược liệu sạch Cà gai leo theo tiêu chuẩn quốc tế với diện tích tới hơn 50 ha. Bởi đây là những vùng đất mà Cà gai leo mọc tự nhiên nhiều nhất, chứng tỏ thổ nhưỡng và khí hậu ở đây đặc biệt tốt cho sự phát triển của cây. Sau khi tiến hành quy hoạch vùng trồng dược liệu, Tuệ Linh chủ động cung cấp cây giống,  chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, tận tình hướng dẫn người dân chăm sóc, thu hoạch và bảo quản theo đúng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Ngoài ra, Cà gai leo cũng được Công ty Tuệ Linh nghiên cứu kỹ lưỡng với những bằng chứng khoa học chính xác, được thử độc tính cẩn thận, thử tác dụng dược lý tại các trung tâm lớn và thử lâm sàng trên bệnh nhân. Đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về chiết xuất thành phần hoạt chất trong dược liệu đảm bảo hiệu quả tối đa. Chính vì thế, vùng dược liệu Cà gai leo của Tuệ Linh đã và đang cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm bảo vệ gan, nhận được rất nhiều tin yêu của người dùng. Đồng thời, tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm hộ nông dân, giúp họ nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ mảnh đất quê hương.

Từ việc nhân rộng mô hình dược liệu Cà gai leo sạch thành công, Tuệ Linh hứa hẹn sẽ phát triển thêm các vùng nguyên liệu Tỏi tía (Hiệp Hòa, Bắc Giang) để trích ly dầu tỏi để hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, mỡ máu, cúm ho dai dẳng; Gấc nếp (Gia Bình, Bắc Ninh) để chiết dầu giúp cho đôi mắt sáng, tim khỏe, da đẹp… Đây là những lợi ích cộng đồng không thể phủ nhận, vừa bảo tồn dược liệu, vừa bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân nước ta.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/vung-nguyen-lieu-sach-chuan-hoa.html/feed 0
Kĩ thuật trồng cây hà thủ ô https://tracuuduoclieu.vn/ki-thuat-trong-cay-ha-thu-o.html https://tracuuduoclieu.vn/ki-thuat-trong-cay-ha-thu-o.html#comments Mon, 28 May 2018 18:47:10 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/ki-thuat-trong-cay-ha-thu-o-453/ Hà thủ ô là một trong những loại thảo dược khi nhắc đến chắc ai cũng biết, bởi công dụng và mức độ sử dụng của nó trong y học cổ truyền Việt Nam. Từ xa xưa không chỉ trong nước mà nước ngoài cũng đã biết sử dụng cây hà thủ ô trong việc nghiên cứu, điều trị chữa bệnh. Có thể nói, hà thủ ô là loại dược liệu, loại thuốc vàng trong chữa bệnh. Trước đây, Hà thủ ô rất nhiều, nhưng chính vì Hà thủ ô công dụng rất tốt nên đã bị khai thác nhiều đến mức cạn kiệt và được đưa vào sách đỏ Việt nam năm 1996. Chính vì thế, việc trồng trọt để bảo tồn và sử dụng Hà thủ ô là công việc cần thiết, để trồng trọt tốt thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật trồng cây Hà Thủ ô trong bài viết dưới đây.

Kĩ thuật trồng cây hà thủ ô 1

Hà thủ ô đỏ

Đặc điểm của cây hà thủ ô

Tên khoa học: Polygonum multriflorum Thunb.

Tên khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.

Họ: Rau răm Polygonaceae

  • Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyến có hình giống củ khoai lang. Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
  • Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
  • Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.

Hà thủ ô là hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đói và nhiệt đới núi cao. Cây ưu sáng và có thể hơi chịu bóng. Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi.

Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô

Tác dụng của cây hà thủ ô

Tăng cường, bồi bổ sức khỏe:

Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa), kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về thiếu máu và máu.

Giải nhiệt, lợi tiểu:

Còn dùng để chữa đau mỏi chân tay, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất săn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy.

Trị ngoài da:

Y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.

Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch:

Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Kháng khuẩn, nhuận tràng:

Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da.

Giải độc, tiêu viêm:

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc.

Bổ máu, chữa gan thận, đau lưng, mỏi gối:

Ở Ấn Độ, rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và làm đen tóc. Nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu. Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ.

Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe

Kĩ thuật trồng hà thủ ô

Kĩ thuật trồng hà thủ ô 1

Hà thủ ô trồng thành vườn

Chọn thời điểm trồng cây

Có thể dùng củ hoặc dùng các đoạn hom dây bánh tẻ nhiều đốt để dâm như khoai lang.

Thời vụ trồng: Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

Phương thức và mật độ trồng cây hà thủ ô đỏ

Trồng hà thủ ô dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.

  • Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5-2,5 m, còn băng chặt rộng 1-1,5 m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng hà thủ ô trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 60 – 80 cm.
  • Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây hà thủ ô vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 60 đến 80 cm. Trồng hà thủ ô dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán Keo, tán Quế, Sưa, Sấu, Hòe.
  • Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng hà thủ ô xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn quả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây hà thủ ô tối thiểu là 60 đến 80 cm.

Trồng hà thủ ô trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, bưởi, na… Đảm bảo khoảng cách giữa các cây ba kích tối thiểu là 60 đến 80 cm.

Trồng hà thủ ô nơi đất trống: Có thể trồng hà thủ ô nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trồng hà thủ ô với khoảng cách mật độ là: 50 đến 80 cm và có giàn cho dây leo. Trường hợp này ta có thể xen canh với những cây công trình làm cây bóng mát mau lớn như : Bàng Đài Loan, Chiêu Liêu, Sấu , Ban tím, Muồng Hoàng Yến, Gáo Vàng.

Phương thức và mật độ trồng cây hà thủ ô đỏ 1

Cây giống hà thủ ô

Cách làm đất trồng cây

Làm đất:

Đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 30 x rộng 30 cm.

Bón lót:

Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.

Trồng cây

  • Dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ.
  • Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Sau trồng khoảng 15 ngày cần phải cắm cọc cho hà thủ ô leo lên vì hà thủ ô vươn ngọn rất nhanh.

Cách làm đất trồng cây 1

Hà thủ ô sau khi gieo trồng 1 tháng

Chăm sóc cây trồng

  • Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên.
  • Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần.
  • Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.

Thu hoạch hà thủ ô

Sau trồng 2 năm cây có thể cho thu hoạch. Thu vào tháng 11-12 khi cây đã tàn lụi.

Thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn

Chú ý:

  • Thường xuyên vun xới, làm sạch cỏ để cho gốc cây thông thoáng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
  • Không xới cỏ quá sâu, điều chỉnh độ che tán 30-40%.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ki-thuat-trong-cay-ha-thu-o.html/feed 4
Nghiên cứu điều trị bệnh viêm gan B bằng cà gai leo https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-dieu-tri-benh-viem-gan-b-bang-ca-gai-leo.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-dieu-tri-benh-viem-gan-b-bang-ca-gai-leo.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-dieu-tri-benh-viem-gan-b-bang-ca-gai-leo-419/ Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, viêm gan B là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, khoảng 1 triệu ca tử vong mỗi năm do bệnh này. Trước ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về các dược liệu hỗ trợ điều trị viêm gan B được thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng tại những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Mùi – Nguyên phó giám đốc kiêm chủ nhiệm Bộ môn truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 cho biết:

Nghiên cứu điều trị bệnh viêm gan B bằng cà gai leo 1

GS.TS Nguyễn Văn Mùi

Cùng với viện Dược liệu Trung ương, chúng tôi đã nghiên cứu các cây dùng để điều trị viêm gan như nhân trần, bồ bồ, diệp hạ châu đắng và cây cà gai leo… Chúng tôi thấy rằng cả 4 cây thuốc mà tôi nói trên đều có tác dụng trên lâm sàng để điều trị viêm gan. Trong 4 cây này, cây cà gai leo là một trong những cây được Viện dược liệu Trung ương nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, có đến 4 luận án tiến sỹ về cây này. Và trên lâm sàng chúng tôi cũng nhận thấy rằng cây cà gai leo cho kết quả điều trị tốt hơn cả

Những nghiên cứu tại Viện Dược liệu Trung ương, Viện Trung ương quân đội 108, Viện Quân y 103

1. Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen qua hai nghiên cứu:

  • “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm”
  • “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”, đề tài thuộc công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện dược liệu Trung ương.

2. Cà gai leo là dược liệu duy nhất tới nay được chứng minh làm giảm nồng độ virus viêm gan B qua các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện 108, 103, như: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo”.

3. Theo PGS.TS Trịnh Thị Xuân Hòa, Chủ nhiệm bộ môn truyền nhiễm Viện quân y 103:

“Chúng tôi là những người đầu tiên nghiên cứu về cây cà gai leo. Qua giai đoạn thử nghiệm trên thực nghiệm, bệnh viện 103 gần như là đơn vị đầu tiên thử nghiệm trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính.

Trên thực tế chúng tôi dùng cho bệnh nhân thì thấy tác dụng về triệu chứng là rất tốt. Rất nhiều bệnh nhân điều trị thì thấy ăn ngon hơn, ngủ được, tăng cân, điều trị triệu chứng tốt, men gan trở về bình thường khá nhanh”.

Ứng dụng thành công Cà gai leo trong TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học, sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh tiên phong kết hợp Cà gai leo và Mật nhân ra đời và đã được tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều trung tâm.

Giải độc gan Tuệ Linh còn được thử nghiệm độc tính, thử tác dụng dược lý (tại bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội) và thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân Viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại bệnh viện trong vòng 6 tháng.

Kết quả cho thấy:

  • Các triệu chứng lâm sàng như: mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn phải, vàng da ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu giảm nhanh sau 1 tháng và hết hoàn toàn sau 2 tháng sử dụng.
  • Men gan trở về bình thường sau 6 tháng lần lượt là 60,6% và 72,7%.
  • Sau 3 tháng sử dụng Giải độc gan Tuệ Linh, có 6/33 (18,2%) bệnh nhân có nồng độ virus trong máu về dưới ngưỡng phát hiện, 3% bệnh nhân giảm 1.000.000 lần; 9,1% bệnh nhân giảm 100.000 lần; 12,1% giảm 10.000 lần, 15,6% giảm 1000 lần và 15% giảm 100 lần.
  • Đặc biệt là xuất hiện 2 trong tổng số 33 bệnh nhân (6,1%) âm tính với virus sau 6 tháng.
  • Qua theo dõi, các bệnh nhân không gặp bất cứ một triệu chứng lâm sàng cũng như xét nghiệm bất thường nào.

Để tiếp tục tìm hiểu về cơ chế tác dụng của Cà gai leo và Mật nhân, Trung tâm Dược lý lâm sàng quốc gia đã lập đề tài nghiên cứu tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch của sản phẩm TPCN Giải độc gan Tuệ Linh.

Kết luận của đề tài nghiên cứu đã chỉ rõ tác dụng kích thích miễn dịch của sản phẩm rất rõ nét, thể hiện thông qua các chỉ số:

  • Tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể: tăng nồng độ IgG máu ngoại vi;
  • Tăng đáp ứng miễn dịch tế bào, và tăng nồng độ IL-2.

Ứng dụng thành công Cà gai leo trong TPBVSK Giải độc gan Tuệ Linh 1
Hình ảnh cây Cà gai leo trồng theo tiêu chuẩn quốc tế

Như vậy việc ứng dụng chiết xuất cà gai leo trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus và xơ gan đã được chứng minh rõ ràng, và là một thành tựu rất đáng tự hào của y học cổ truyền nước nhà, mở ra những cơ hội mới trong việc chung tay đẩy lùi viêm gan virus và xơ gan.

Xem thêm: Cà gai leo và những công dụng với sức khỏe

Xây dựng vùng dược liệu Cà gai leo sạch

Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị tiên phong bảo tồn dược liệu Cà gai leo sạch. Cà gai leo không chỉ được bảo tồn đơn thuần mà còn là phát triển theo tiêu chuẩn dược liệu khắt khe của Tổ chức Y tế Thế giới. Chọn Cà gai leo làm dược liệu đi đầu mở đường trong việc bảo tồn các thảo dược quý tại Việt Nam là do nhu cầu bức thiết cần có một giải pháp cho các bệnh gan đang ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động, Cà gai leo lại là dược liệu duy nhất đến nay có thể làm âm tính viêm gan virus B, làm chậm xơ gan tiến triển rõ rệt.

Cụ thể, từ năm 2010, các chuyên gia dược liệu của Tuệ Linh đã tiến hành khảo sát các tỉnh phía Bắc và miền Bắc Trung Bộ và đã chọn ra 2 vùng đất Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) và Triệu Sơn (Thanh Hóa). Nơi đây có thổ nhưỡng và khí hấu rất phù hợp với cây cà gai leo. Đất thịt pha cát, khí gió nóng, nắng hanh giúp cây cà gai leo phát triển tốt và cho hàm lượng dược chất cao nhất. Sau khi chọn được thổ nhưỡng phù hợp, Tuệ Linh bắt đầu xây dựng vùng trồng dược liệu

Cà gai leo quy mô rộng với sự chung tay ủng hộ của cả người dân địa phương

Cà gai leo quy mô rộng với sự chung tay ủng hộ của cả người dân địa phương 1

Song song đầu tư xây dựng vùng dược liệu, khâu chọn giống cũng là khâu được đầu tư kĩ lưỡng nhất. Các chuyên gia Tuệ Linh đã lấy hạt Cà gai leo trong tự nhiên ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đem về nhân giống, sau đó đem đi kiểm định, xác định loài ở Viện Dược liệu Quốc gia cho kết quả giống chuẩn, thuần chủng, chưa bị lai tạp. Từ kết quả đó, Tuệ Linh đã tiến hành quy hoạch một vùng trồng lấy hạt giống riêng để cung cấp cho vùng dược liệu tại Nghĩa Hành và Triệu Sơn.

Với việc chủ động cung cấp cây giống, Công ty Tuệ Linh cũng chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, tận tình hướng dẫn người dân chăm sóc, thu hoạch và bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống hoàn toàn khép kín.

Công đoạn chăm sóc với hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel vừa tiết kiệm nguồn nước, vừa giúp cây phát triển tốt mà không bị úng rễ. Các ruộng Cà gai leo được làm thành luống chuẩn từng số đo khoảng cách, có ni lông phủ luống để ngăn cỏ mọc.

Nguồn dược liệu sạch từ vùng trồng một mắt xích quan trọng chuỗi cung ứng nguyên liệu đến nhà máy, để sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt nhất từ Cà gai leo. Sản phẩm được nhiều người Việt tin dùng trong hơn 10 năm qua.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-dieu-tri-benh-viem-gan-b-bang-ca-gai-leo.html/feed 0