Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 27 Mar 2025 03:06:34 +0700 vi hourly 1 Cây mật nhân chữa bệnh khớp hiệu quả như thế nào? https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-chua-benh-khop-hieu-qua-nhu-the-nao.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-chua-benh-khop-hieu-qua-nhu-the-nao.html#respond Wed, 13 Mar 2024 23:55:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-chua-benh-khop-hieu-qua-nhu-the-nao-382/ Bệnh khớp là một trong những căn bệnh có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. Những năm gần đây, nhiều người đã sử dụng những bài thuốc dân gian để hỗ trợ và điều trị bệnh khớp rất hữu hiệu. Ngoài tác dụng nổi tiếng của cây mật nhân đó là điều trị những bệnh về sinh lý ra, cây mật nhân được rất nhiều người sử dụng để điều trị bệnh khớp.

Cây mật nhân chữa bệnh khớp hiệu quả như thế nào 1

Tìm hiểu về cây mật nhân

Cây mật nhân- Eurycoma longifolia là một cây thuốc nhiệt đới thuộc họ Simaroubaceae có nguồn gốc từ Indonesia, Malaysia, Việt Nam và cả Campuchia, Myanmar, Lào và Thái Lan.

Cây mật nhân là vị thuốc nổi tiếng có tác dụng kích thích tình dục cũng như trị sốt từng đợt (sốt rét) ở Châu Á. Nước sắc của lá mật nhân dùng để rửa ngứa, còn quả của nó dùng để chữa bệnh kiết lỵ. Vỏ của nó chủ yếu được sử dụng làm thuốc diệt giun, trong khi rễ củ được dùng để điều trị huyết áp cao, và vỏ rễ được dùng để điều trị tiêu chảy và sốt.

Cây mật nhân được báo cáo là giàu các loại hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau như quassinoid, canthin-6-one alkaloids, β-carboline alkaloids, triterpene tirucallane type, dẫn xuất squalene và biphenyl neolignan, eurycolactone, laurycolactone, eurycomalactone, và các steroid hoạt tính sinh học. Trong số các thành phần thực vật này, quassinoid chiếm phần lớn trong ở rễ cây.

Theo y học cổ truyền Việt Nam, Cây mật nhân là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong y học cổ truyền, như bồi bổ sức khỏe, tráng dương, chữa đau lưng, mỏi gối…(☛ Xem đầy đủ: Cây mật nhân và những tác dụng đáng quý)

Một trong những tác dụng của cây mật nhân được nhiều người quan tâm đó là hỗ trợ điều trị bệnh khớp. Cùng xem tác dụng của cây mật nhân với bệnh khớp như nào ở mục tiếp nhé.

Cây mật nhân chữa khớp như nào?

Cây mật nhân chữa khớp như nào? 1

Từ xa xưa dân gian lưu truyền, uống cây mật nhân giúp điều trị những bệnh về xương khớp: Đau lưng, đau nhức xương, tê mỏi tay chân, đau thắt lưng, thấp khớp. Nó có tác dụng đáng kể đối với tình trạng đau và yếu xương. Cụ thể như nào?

Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo.

Trong rễ cây mật nhân có thành phần hóa học giúp giảm đau do những nguyên nhân viêm khớp, sưng khớp, tê nhức các khớp gây ra. Những thành phần trong rễ cây mật nhân giúp củng cố các chức năng của khớp. Chính vì vậy, cây mật nhân được xem là một trong những vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh khớp rất hiệu quả.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc sắc và chiết xuất cồn của rễ cây mật nhân có hiệu quả với với bệnh khớp.

Cụ thể, trong nghiên cứu, các cây thuốc dùng để điều trị rối loạn hệ thống cơ xương tại sáu làng Karen ở Chiang Mai, Thái Lan. Trong đó cây mật nhân được ghi nhận là có tác dụng chữa: đau khớp, đau lưng, đau đầu gối, đau thắt lưng, đau cơ, viêm gân.

Nghiên cứu này chỉ ra các thành phần trong cây mật nhân có tác dụng chống oxy hóa chống viêm, giảm đau khớp hiệu quả như:

  • Hoạt tính chống viêm: anthraquinone, glycoside phenolic, glycoside diterpenoid , steroid, glycoside flavonoid
  • Hoạt tính chống oxy hóa: flavonoid,monoterpenoid, methylindoles (alkaloid), alcaloid quinazoline
  • Hoạt tính giảm đau: anthraquinone, xanthones (polyphenol), ancaloit, monoterpenoid

Một nghiên cứu gần đây cho thấy cây mật nhân có hiệu quả trong việc kích thích hình thành xương với bệnh loãng xương do thiếu androgen. Điều này lý giải lý do tại sao cây mật nhân được dùng củng cố chức năng xương khớp tốt hơn với nam giới tuổi trung niên. Chính vì thế, mật nhân có thể được coi là một phương pháp thay thế cho liệu pháp thay thế testosterone (TRT) để điều trị chứng loãng xương ở nam giới.

Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh gout – một dạng viêm khớp gây đau khớp và sưng khớp. Do nó có thể làm giảm chứng tăng axit uric máu bằng cách thúc đẩy bài tiết axit uric và giảm tổng hợp purine.(☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cây mật nhân chữa bệnh gut)

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Ayurveda và Y học cổ truyền Trung Quốc và phương Tây, các nhà nghiên cứu Malaysia phát hiện ra rằng tongkat ali (cây mật nhân) cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh về xương. Họ báo cáo rằng loại thảo mộc này ngăn chặn hoạt động của tế bào hủy xương, có liên quan đến các bệnh về xương, đặc trưng bởi tình trạng mất xương khu trú hoặc toàn thân. Các nhà nghiên cứu tin rằng cơ chế hoạt động của tongkat ali (cây mật nhân) khiến nó trở thành phương pháp điều trị hiệu quả các bệnh ăn mòn xương như loãng xươngviêm khớp dạng thấp.

Cây mật nhân được xem là một trong những vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh khớp rất hiệu quả. Những bệnh về khớp dùng cây mật nhân điều trị rất hiệu quả:

  • Bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống
  • Bệnh đau nhức xương
  • Bệnh đau lưng
  • Bệnh tê mỏi tây chân, đau nhức các khớp tay chân
  • Bệnh gút…

Cách dùng cây mật nhân chữa bệnh khớp

Bạn có thể dùng cây mật nhân để chữa bệnh khớp theo các cách như sau:

Ngâm rượu mật nhân chữa khớp

Ngâm rượu mật nhân chữa khớp 1
Rượu ngâm mật nhân chữa khớp hiệu quả

Nguyên liệu

  • Rễ mật nhân đã làm sạch thái lát phơi sấy khô: 1kg
  • Rượu trắng ngon: 10 lít
  • 1 bình thủy tinh/ gốm có nắp đậy kín

Cách làm

  • Tráng mật nhân qua 1 lượt rượu trước khi cho bình ngâm
  • Cho mật nhân đã chuẩn bị vào bình
  • Đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào ngập và đậy nắp bình lại
  • Đặt bình nơi khô ráo thoáng mát. Ngâm sau 1 tháng có thể sử dụng

Sử dụng

  • Mỗi ngày uống 2- 3 lần
  • Mỗi ngày nên uống 20-30ml
  • Uống trong bữa hoặc sau bữa ăn

Lưu ý: Rượu mật nhân có vị đắng đặc trưng. Mới uống chưa quen, uống dần sẽ quen vị. Muốn thơm ngon dễ uống có thể thêm 500-700g nho khô hoặc chuối hột ngâm iảm bớt độ đắng của rượu mật nhân. Hoặc tham khảo công thức ngâm rượu mật nhân ở mục tiếp.

Ngâm rượu mật nhân kết hợp vị thuốc khác

Mật nhân còn được kết hợp với chuối hột và táo mèo không chỉ tăng tác dụng chữa bệnh khớp và còn tạo mùi vị ngon giảm vị đắng của rượu mật nhân nguyên chất. Bạn có thể tham khảo công thức ngâm rượu mật nhân chữa khớp như sau:

Nguyên liệu:

  • Rễ mật nhân: 0,5kg
  • Chuối hột rừng: 0,5kg
  • Táo mèo: 1kg
  • Rượu trắng ngon: 5 lít

Cách ngâm và sử dụng

  • Những nguyên liệu trên đem rửa sạch, tráng qua 1 lượt rượu rồi cho vào bình.
  • Đổ 5 lít rượu đã chuẩn bị vào
  • Ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng
  • Ngày dùng 20-30ml trong hoặc sau bữa ăn

Lưu ý: Với rượu mật nhân nguyên chất cũng như rượu ngâm kết hợp, một ngày chỉ sử dụng 1 lượng nhỏ 20-30ml tương ứng với 2-3 chén uống rượu (chén hạt mít), không nên lạm dụng nôn nóng chữa bệnh mà dùng quá nhiều, tránh những hậu quả không mong muốn do quá liều của mật nhân mang lại.

Hãm nước mật nhân chữa khớp hiệu quả

Hãm nước mật nhân chữa khớp hiệu quả 1

Dùng mật nhân sắc nước uống cũng có tác dụng với bệnh xương khớp. Cụ thể thực hiện như sau:

  • Vỏ thân, rễ mật nhân: 20g đem rửa sạch, thái nhỏ
  • Cho vào nồi thêm 1 lít nước
  • Đun sôi bồng, cho nhỏ lửa liu riu đun cô đặc còn 0.5 lít
  • Chắt ra uống nhiều lần trong ngày

Chú ý: Thuốc sau khi sắc xong nên sử dụng luôn và sử dụng trong ngày, tránh trường hợp sắc quá nhiều rồi bảo quản uống dần sẽ không tốt hoặc gây ra những hậu quả không mong muốn.

Đọc tiếp: Các loại thuốc nam giúp nhanh liền xương

Những lưu ý khi dùng cây mật nhân chữa khớp

Những lưu ý khi dùng cây mật nhân chữa khớp 1

Cây mật nhân là một loại cây thuốc có tác dụng chữa bệnh xương khớp, nhưng cũng có một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đây là một số lưu ý mà bạn nên biết:

  • Nên chọn cây mật nhân chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, không bị pha trộn hay nhiễm hóa chất. Bạn có thể mua cây mật nhân khô thái lát, hoặc các sản phẩm bào chế từ cây mật nhân như trà mật nhân, cao mật nhân, rượu mật nhân ngâm sẵn. (☛ Tìm hiểu chi tiết: Mua rễ cây mật nhân ở đâu?)
  • Sử dụng cây mật nhân theo đúng liều lượng và cách dùng. Bạn có thể sắc nước uống, hoặc ngâm rượu. Bạn nên uống từ 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 100-200ml nước sắc, hoặc 20-30ml rượu ngâm. Nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút, hoặc sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ. Với rượu ngân có thể uống trong bữa ăn.
  • Nên sử dụng cây mật nhân liên tục trong một khoảng thời gian nhất định để có kết quả tốt nhất. Bạn nên uống từ 2-3 tháng, sau đó nghỉ 1-2 tuần, rồi tiếp tục uống. Bạn không nên dùng quá liều, hoặc dùng quá lâu, có thể gây ra các tác dụng phụ.
  • Mật nhân có thể kết hợp với các vị thuốc khác nhau để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên cần tham khảo từ bác sĩ đông y có chuyên môn.
  • Bạn nên kiêng ăn các thực phẩm có tính nóng, cay, mặn, chua, như ớt, hành, tỏi, mắm, dấm, nước mắm, nước tương, nước mía, nước ngọt, bia, rượu, thuốc lá… khi sử dụng cây mật nhân, vì chúng có thể gây kích thích, làm tăng viêm, đau khớp.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng cây mật nhân, đặc biệt là khi bạn đang mang thai, cho con bú, bị cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, thận yếu, hoặc đang dùng các loại thuốc khác.

Tác dụng của cây mật nhân với bệnh khớp là rất tốt, khoa học, nhưng không phải bất cứ người bệnh nào sử dụng bài thuốc này cũng đều mang lại kết quả tốt. Tác dụng của bài thuốc phụ thuộc rất nhiều cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-chua-benh-khop-hieu-qua-nhu-the-nao.html/feed 0
Rau muống thực phẩm hàng ngày và những điều bạn chưa biết? https://tracuuduoclieu.vn/an-rau-muong-hang-ngay-nhung-ban-da-biet-nhung-dieu-duoi-day.html https://tracuuduoclieu.vn/an-rau-muong-hang-ngay-nhung-ban-da-biet-nhung-dieu-duoi-day.html#respond Sat, 25 Dec 2021 08:26:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63849 Rau muống là món ăn phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Rau muống thanh mát, dễ ăn và đặc biệt còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ăn rau muống nhiều là tốt là bổ mà bạn cần lưu ý những điều dưới đây.

Rau muống thực phẩm hàng ngày và những điều bạn chưa biết? 1

Trong rau muống chiếm 92% là nước, khoảng 100mg canxi, 37mg phốt pho, 1,4mg sắt, vitamin C, B1, PP, và chất nhầy…

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Garcia F tại Phillipine rau muống có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh bởi trong rau muống rất giàu chất xơ giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác gây nên. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động tốt hơn, có lợi cho những người mắc phải tình trạng táo bón, khó tiêu.

  • Rau muống là một loại thực phẩm tốt cho những người đang muốn giảm cân và có khả năng giảm nồng độ cholesterol trong máu một cách tự nhiên. Một nghiên cứu trên chuột chứng minh rằng: Ăn rau muống có thể làm giảm mức cholesterol và triglyceride (một trong những chỉ số có trong xét nghiệm bộ mỡ máu).
  • Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng chất sắt có trong rau muống rất dồi dào, nhất là ở giống rau muống đồng thân đỏ. Việc ăn rau muống thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu và giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất sắt. Đây là một trong những khoáng chất quan trọng, cực kỳ cần thiết cho cơ thể con người.
  • Ngoài ra, rau muống còn giúp phòng chống bệnh tiểu đường, hỗ trợ làm giảm mức cholesterol toàn phần, tránh hình thành các mảng lipid lắng động gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, giúp khỏe mắt…

Tuy vậy, khi sử dụng rau muống bạn cần lưu ý những điều sau đây:

1. Không ăn rau muống nước không rõ nguồn gốc

Ăn rau muống nước dễ gây ngộ độc cho người sử dụng. Nguyên nhân chính là do hầu hết rau muống không rõ nguồn gốc được trồng tại các ao hồ có nguồn nước bị ô nhiễm, rất bẩn, đây là môi trường cho nhiều giun sán ký sinh. Hơn nữa, quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa.

1. Không ăn rau muống nước không rõ nguồn gốc 1

Rau muống không rõ nguồn gốc có thể nhiễm giun sán ký sinh

2. Không ăn rau muống chưa chín kỹ

Như đã nói ở trên, rau muống có chứa nhiều vi sinh vật, trứng giun, sán gây hại cho con người. Vì vậy, ăn sống rau muống hoặc ăn rau chưa chín kĩ có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng.

Ký sinh trùng sán lá ruột lớn sống ký sinh trên các loại rau muống nước. Khi ăn rau muống này, trứng sán sẽ đi vào cơ thể và phát triển có thể gây nên cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng.

3. Không ăn rau muống khi đang sử dụng thuốc hoặc có vết thương hở

Rau muống có tác dụng giải độc. Vì vậy nếu bạn đang uống thuốc đông y thì không nên sử dụng rau muống vì nó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Đối với những người có vết thương hở, sử dụng nhiều rau muống sẽ tạo sẹo và các vết thịt lồi rất mất thẩm mỹ.

4. Không sử dụng khi đau nhức xương, khớp

Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống. Theo giải thích của các chuyên gia, rau muống là thực phẩm chứa nhiều purin, người đang bị đau nhức xương khớp, người bị bệnh gút hoặc tăng axit uric máu ăn vào có thể bị kích hoạt phản ứng viêm, rất dễ làm tăng nguy cơ tái phát một cơn đau gút cấp tính.

  • Đặc biệt, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao, chất này khi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận, gây sỏi thận, sỏi niệu đạo.
  • Trong khi đó, bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể urat, gây nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh gút ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.

4. Không sử dụng khi đau nhức xương, khớp 1

Người mắc bệnh gút ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường

Do vậy, để gia đình có thể an tâm sử dụng rau muống như một món ăn an toàn và bổ dưỡng bạn nên chọn những loại rau muống có nguồn gốc rõ ràng. Chọn loại rau muống có thân nhỏ đến vừa, lá nhỏ, màu xanh bình thường. Trước khi chế biến thành món ăn nên rửa nhiều lần bằng nước sạch, ngâm rau trong nước sạch hoặc nước muối để giảm các chất hóa học còn bám trên rau.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/an-rau-muong-hang-ngay-nhung-ban-da-biet-nhung-dieu-duoi-day.html/feed 0
Sự thật về Đông trùng hạ thảo ít ai biết đến https://tracuuduoclieu.vn/su-that-ve-dong-trung-ha-thao-it-ai-biet-den.html https://tracuuduoclieu.vn/su-that-ve-dong-trung-ha-thao-it-ai-biet-den.html#respond Thu, 14 Oct 2021 06:18:07 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63226 Tên gọi Đông trùng hạ thảo là xuất phát từ quan sát thực tế khi vào mùa hè người ta thấy chồi mọc trên đầu con sâu lộ thiên trên mặt đất, còn vào mùa đông người ta lại thấy có hình con sâu, trùng. Về bản chất Đông trùng hạ thảo là dạng ký sinh của nấm Cordyceps trên cơ thể ấu trùng bướm Thitarodes.

Đông trùng hạ thảo trước kia được tìm thấy trên các vùng lạnh giá, có độ cao trung bình trên 3200m thuộc dãy núi Himalaya và vùng Tây Tạng. Từ xa xưa, Đông trùng hạ thảo được biết đến với nhiều công dụng tốt như bồi bổ cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện đời sống tình dục, hỗ trợ tốt cho xương khớp.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/su-that-ve-dong-trung-ha-thao-it-ai-biet-den.html/feed 0
Bài thuốc trị bệnh viêm xương khớp https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-benh-viem-xuong-khop.html https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-benh-viem-xuong-khop.html#respond Thu, 11 Mar 2021 09:14:36 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53408 Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây lá lốt là loại rau có rất nhiều trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam nhưng ít ai biết đến tác dụng chữa bệnh thần kì của cây lá lốt. Lá lốt được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như xào, nướng, nấu canh khiến bữa ăn thêm phần hấp dẫn.

  • Theo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.

Lương y Nguyễn Công Đức sẽ chia sẻ đến các bạn những bài thuốc quý điều trị hiệu quả bệnh viêm xương khớp.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-benh-viem-xuong-khop.html/feed 0
Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi https://tracuuduoclieu.vn/ba-kich-ngam-ruou-tai-sao-phai-bo-loi.html https://tracuuduoclieu.vn/ba-kich-ngam-ruou-tai-sao-phai-bo-loi.html#respond Thu, 11 Mar 2021 00:07:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/ba-kich-ngam-ruou-tai-sao-phai-bo-loi-352/ Trong Đông y ba kích có tác dụng giúp tốt cho sức khỏe và chức năng sinh lý nhưng không phải ai cũng am hiểu cách chế biến ba kích. Theo quan niệm cách chế biến ba kích cần bỏ lõi vì vậy nhiều người băn khoăn ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi? Để trả lời cho thắc mắc trên, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin dưới đây.

Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi 1

Ba kích làm sạch lõi để ngâm rượu

Giới thiệu về củ ba kích

  • Ba kích hay còn được gọi là: dây ruột gà, ba kích thiên…
  • Tên khoa học của ba kích: Morinda officinalis Stow
  • Cây thuộc họ Cà phê sống nhiều năm
  • Cây ba kích mọc leo thành bụi ven rừng đồi núi có độ cao tuyệt đối dưới 500m.
  • Bộ phận sử dụng của ba kích: rễ phơi hay sấy khô của cây ba kích

Khi ngâm rượu ba kích, mọi người chú ý đến cách chế biến ba kích và cách ngâm ba kích bởi nó quyết định đến chất lượng của rượu.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Tác dụng của ba kích ngâm rượu

Tùy vào Cách Ngâm Rượu Ba Kích tác dụng của thuốc sẽ có những tác động đến cơ thể khác nhau. Như có thể ngâm rượu ba kích với các loại thuốc khác để tăng công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Nói chung rượu ba kích có những tác dụng đặc biệt sau:

  • Ngâm rượu ba kích giúp bồi bổ sức khỏe,bổ thận sinh tinh,giữ thời gian giao hợp được lâu.
  • Nam giới hoạt động tình dục không bình thường, yếu khi dùng ba kích sẽ làm tăng khả năng giao hợp, tăng chất lượng cuộc yêu
  • Dùng rượu ngâm ba kích làm tăng thêm khoáng chất cho cơ thể. Ngâm rượu ba kích cùng những loại dược liệu khác còn để hỗ trợ bồi bổ sinh lý toàn diện.
  • Ngoài ra, ba kích còn chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, bổ thận tráng dương kiện gân cốt
  • Rượu ba kích dùng hàng ngày giúp điều trị sinh lý yếu, tăng cường sinh lực, tăng khả năng cương dương cho các quý ông và điều trị xuât stinh sớm
  • Dùng ba kích ngâm rượu điều trị  chóng mặt, mất ngủ, ngủ chập chờn, thần kinh mệt mỏi, lo âu
  • Phụ nữ thời kì mãn kinh, kinh nguyệt không đều dùng rượu ba kích giúp hạn chế tình trạng kinh nghuyệt thất thường, lo âu hồi hộp mất ngủ của thời kì mãn kinh.

Xem thêm: Tác dụng của ba kích trong Đông Y

Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi?

Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc: Lõi ba kích không hề chứa những độc tố gây vô sinh hay gây nguy hại tới sức khỏe như lời đồn. Nhưng bản thân lõi ba kích không có dưỡng chất, có vị chát, nếu để cả lõi ngâm rượu sẽ làm giảm mùi vị cũng như chất lượng của rượu. Đồng thời nó còn làm kéo dài thời gian ngấm và trao đổi dưỡng chất của củ ba kích. Chính vì vậy việc loại bỏ ruột ba kích trước khi ngâm rượu là điều cần thiết.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra, trong lõi của củ ba kích có chứa rubiadin và carbohydrates có thể gây hại cho hệ tim mạch. Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Có rất nhiều trường hợp bị liệt dương do sử dụng củ ba kích lâu năm mà sai cách. Lõi của ba kích có vị chát. Khi ngâm rượu ba kích mà không bỏ lõi, rượu ba kích sẽ không còn thơm ngon, rượu bị đổi vị  không còn có vị thơm của ba kích nữa. Trước khi ngâm củ ba kích vào rượu, chúng ta nên bỏ lõi và chỉ ngâm phần thịt củ ba kích để không ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng

Chế biến củ ba kích trước khi ngâm

Có 2 loại ba kích:

  • Ba kích trồng
  • Ba kích rừng

Củ ba kích trồng khá mềm và nhiều nước chính vì vậy tách lõi ba kích khá dễ dàng. Còn củ ba kích rừng trồng lâu năm ít nước và khô, phần thịt bám chắc vào lõi khiến quá trình tách lõi khó khăn hơn

Cách sơ chế tách lõi

Chế biến củ ba kích trước khi ngâm 1

Tách lõi ba kích bằng dao

Ba kích trồng

  • Khi thu hoạch tại vườn, rửa sạch củ ba kích dính đất, cát
  • Phơi qua củ ba kích dưới nắng cho héo bớt để làm giảm lượng nước trong củ ba kích
  • Khi phần thịt củ ba kích khá dẻo, ta có thể dùng tay bóc phần thịt riêng và lõi riêng vì chúng không quá cứng và bám chặt.
  • Nếu muốn sơ chế củ ba kích tươi: dùng dao cha ba kích ra làm đôi sau đó bóc tách phần lõi và phần thịt ba kích riêng

Ba kích rừng

  • Củ ba kích rừng khá cứng và khô nên việc sơ chế sẽ mất nhiều thời gian và công sức
  • Khi thu hoạch củ ba kích rừng về, ta cũng rửa sạch đất và cát củ ba kích
  • Dùng dao khía thịt của ba kích rồi bóc rút phần lõi ra.
  • Hoặc nhanh hơn, có thể đặt ba kích lên thớt, dùng dao bản to đập dập, lúc này ba kích sẽ tách riêng được phần thịt và lõi và rút lõi ba kích ra dễ dàng hơn.
  • Đây là phương pháp nhanh chóng, thuận tiện, đạt năng suất cao, khi đập củ ba kích sẽ vỡ vụn, không dính lõi tách biệt nhau. Củ ba kích càng được đập dập thì ngâm rượu càng ngon.
  • Trong sản xuất công nghiệp, người ra thường đồ (hấp chín) ba kích để dễ dàng rút bỏ phần lõi. Sau đó, ba kích sẽ được phơi khô để cho ra chế phẩm ba kích khô ngâm rượu.

Xem thêm: Cách ngâm rượu ba kích chuẩn tại nhà

Lưu ý khi dùng ba kích ngâm rượu

  • Rượu ba kích không khuyến khích dùng cho các đói tượng rong kinh, kinh sớm.
  • Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng.
  • Tác dụng của cây ba kích trong việc ngâm rượu có tính hàn nên nếu uống nhiều, đàn ông dễ bị “Tào tháo đuổi”. Nên uống đúng liều lượng quy định nếu không muốn gặp tác dụng phụ.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ba kích ngâm rượu bởi rượu ba kích có tác dụng với cơ địa từng người, những người huyết áp thấp không nên sử dụng nhiều, khi dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc
  • Lõi củ ba kích có độc, khi sơ chế cần rút lõi để đảm bảo tác dụng của ba kích.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ba-kich-ngam-ruou-tai-sao-phai-bo-loi.html/feed 0
Bệnh xương khớp nên dùng những thảo dược như thế nào? https://tracuuduoclieu.vn/benh-xuong-khop-va-nhung-thao-duoc-dieu-tri-hieu-qua.html https://tracuuduoclieu.vn/benh-xuong-khop-va-nhung-thao-duoc-dieu-tri-hieu-qua.html#respond Fri, 18 May 2018 07:18:50 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53443 Bệnh xương khớp thường gặp ở lớn tuổi gây ra hiện tượng đau nhức, sưng tấy làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Điều trị bệnh về xương khớp có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên mức độ hiệu quả phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.

1. Các dạng bệnh khớp thường gặp

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp.  Những triệu chứng của thoái hóa khớp gồm: Đau nhức quanh khớp, cứng khớp, khớp bị biến dạng.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.

1. Các dạng bệnh khớp thường gặp 1

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.

Thoát vị đĩa đệm

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau. Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Trong hệ thống cột sống có 3 vùng thường xảy ra thoái hóa và tùy thuộc vào từng vị trí mà có những triệu chứng thoái hóa cột sống khác nhau: Thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, thoái hóa cột sống ngang ngực.

Loãng xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi mãn kinh.

2. Độ tuổi dễ mắc bệnh xương khớp

Nhóm tuổi được xác định mắc bệnh khớp nhiều nhất là sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Đặc biệt, thoái hóa khớp chiếm đến 50% trong nhóm bệnh viêm khớp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.

2. Độ tuổi dễ mắc bệnh xương khớp 1

Trong một cuộc khảo sát ở nước ta cho biết, 10 người được hỏi thì có tới 8 người trả lời thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt làm cho các khớp xương của họ bị đau nhức.

Theo y học cổ truyền giải thích, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp.

  • Trong khi đó, y học hiện đại cho rằng bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.

3. Một số biện pháp điều trị bệnh khớp

  • Sử dụng thuốc giảm đau như: mobic, ibuprofen hay corticoid.
  • Phương pháp phẫu thuật: Thường khi bệnh đã chuyển biến nặng và sử dụng các biện pháp khác không có hiệu lực hoặc bệnh tái phát mới sử dụng biện pháp phẫu thuật.
  • Thiết lập chế động ăn uống hợp lý: Nên ăn bổ sung các loại thức ăn chứa chất béo từ cá béo, các loại đậu, cũng như chất oxy hóa để giảm tình trạng viêm ở khớp.

4. Một số thảo dược giúp điều trị bệnh khớp hiệu quả

4.1. Gừng

Gừng có vị cay, tính nóng có tác dụng Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch dùng chữa thổ tả, bụng đau, chân tay lạnh, mạch nhỏ, hàn ẩm xuyễn ho phong hàn thấp tỳ.

Khi đang bị đau khớp, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng như: tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), ngâm, đắp nóng hoặc chườm nóng với gừng cũng rất hiệu quả.

  • Cách thực hiện là: Nước ấm pha thêm gừng và muối, ngâm trong 15-20 phút. Có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân.

4.1. Gừng 1

4.2. Thiên niên kiện

Thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh can, thận, có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương

Cách dùng:

  • Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc tê bại, rất tốt cho người cao tuổi, già yếu.
  • Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc dạng bột phối hợp với nhiều vị khác làm hoàn tán.

4.2. Thiên niên kiện 1

4.3. Cốt toái bổ

Theo tài liệu cổ, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh can và thận. Có khả năng bổ thận, trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hoà hoãn, sát trùng đỡ đau. Dùng chữa đập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, tai ù răng đau, thận hư.

  • Dùng uống trong hay đắp ở ngoài. Liều dùng hàng ngày là 6 đến 12g. Dùng ngoài không có liều lượng.

4.3. Cốt toái bổ 1

4.4. Dây đau xương

Trong cây thuốc có chứa nhiều alkaloid có tác dụng kháng viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, đây còn có một số hoạt chất đặc biệt khác giúp ức chế sự co thắt cơ trơn, ảnh hưởng tới huyết áp, ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần và lợi tiểu.

Công dụng của dây đau xương:

  • Hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, giảm cơn đau nhức xương khớp kéo dài.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm thiểu các cơn đau do bệnh Gout, bệnh tràn dịch khớp, bệnh loãng xương.

4.4. Dây đau xương 1

4.5. Cỏ xước

Cổ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.

  • Cách dùng, liều lượng: ngày 8 – 12g, dưới dạng thuốc sắc.

4.5. Cỏ xước 1

Xem thêm:

5. Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông – xuân khi thời tiết lạnh ẩm. Vì thế, khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, mỗi người cần có thói quen phòng bệnh bằng cách kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ăn uống tập luyện lành mạnh, bổ sung những dưỡng chất giàu vitamin, canxi giúp xương khớp luôn bền bỉ… tránh thói quen khi đau mới đến gặp bác sĩ.

BS. Phạm Minh Nguyệt

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/benh-xuong-khop-va-nhung-thao-duoc-dieu-tri-hieu-qua.html/feed 0
Bài thuốc trị thoái hóa khớp cổ, thắt lưng https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-thoai-hoa-khop-co-that-lung.html https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-thoai-hoa-khop-co-that-lung.html#respond Tue, 15 May 2018 07:19:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54363 Thoái hóa khớp cổ và thắt lưng là bệnh chứng cơ khớp hay gặp ở tuổi trên 40. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân phần nhiều do chấn thương, viêm nhiễm, thoái hóa theo tuổi tác… gây ra hiện tượng đau nhức và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh.

Bài thuốc trị thoái hóa khớp cổ, thắt lưng 1

1. Thuốc uống

Nếu đau khớp cổ gáy đau lan xuống vai tay, gặp lạnh đau tăng: Phép trị chủ yếu bổ khí huyết khử hàn trừ thấp thông kinh lạc.

  • Dùng bài: Khương hoạt 10g, Xích thược 16g, Đương quy 16g, Hoàng kỳ 14g, Khương hoàng 14g, Phòng phong 10g, Tang chi 18g, Cam thảo 6g, Đại táo 3 quả.
  • Tác dụng: bổ khí huyết, dưỡng gân cơ, trừ phong hàn thấp…
  • Gia giảm: gặp lạnh đau nhiều gia Phụ tử, Tế tân, mỗi vị 6g.

==> Trị đau tê đau mỏi cổ gáy dọc ra vai tay, tiền sử có thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, hẹp lỗ liên đốt cột sống cổ khi gặp lạnh đau tăng. Chữa đau cổ gáy, tê mỏi chi trên, viêm quanh khớp vai rất hiệu quả.

Xem thêm: Các loại thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm

Nếu thoái hóa khớp thắt lưng có khi đau lan chi dưới, đau cố định một chỗ, lạnh đau tăng: Phép trị chủ yếu bổ khí huyết, dưỡng gân xương, trừ phong hàn thấp.

  • Dùng bài: Sinh địa 20g, Đương quy 16g, Xuyên khung 16g, Xích thược 14g, Đảng sâm 14g, Phục linh 16g, Đỗ trọng 16g, Ngưu tất 12g, Độc hoạt 10g, Tang ký sinh 16g, Tần giao 10g, Tế tân 6g, Phòng phong 10g, Quế chi 12g, Cam thảo 6g, Đại táo 3 quả.
  • Sắc hoặc làm hoàn uống, mỗi đợt dùng 5-10 thang hoặc hơn.

2. Xoa ngoài

Để tăng hiệu quả phòng trị đau thoái hóa khớp cổ, ngoài uống thuốc nên kết hợp chữa ngoài như: khi mới bị đau nên dùng dầu nóng massage xoa miết dọc hai bên gáy xuống lưng “dọc kinh bành quang” và hai bên vai xuống tay, lên xuống nhiều lần cho da ấm lên.

  • Để phối hợp tăng hiệu quả phòng trị đau thoái hóa khớp vùng thắt lưng, ngoài thuốc uống trong nên kết hợp phương pháp chữa ngoài:
  • Nếu cơ vùng lưng co cứng, nên day ấn massage bằng cách nằm sấp trên giường phẳng cứng, dùng dầu nóng xoa day ấn hai bên cột sống “dọc kinh bàng quang” đoạn thắt lưng xuống mông chân cho ấm, sau dùng hai tay đẩy vút dọc hai bên cột sống 3- 5 lần. Tác dụng giãn cơ, giảm đau, tăng khả năng vận động.

3. Phương pháp chườm

Nếu vùng thắt lưng thường lạnh nên chườm ấm, tùy theo dược liệu sẵn có thể dùng những bài sau:

Chườm lá ngải: dùng lá Ngải cứu, hoặc Lá lốt, lá Đại tướng quân tươi xào nóng với muối, bọc trong túi vải đắp lên nơi đau vùng thắt lưng khi nguội lại xào ấm lại ngày làm vài lần.

3. Phương pháp chườm 1

Chườm lát gừng: lấy củ Gừng to cắt lát mỏng 2-5mm đắp lên vùng thắt lưng đau,vài tiếng thay Gừng mới, nếu thấy nóng quá cắt lát mỏng hơn.

Chườm muối hạt: lấy Muối hạt rang nóng bọc vào túi vải, chườm lên vùng lưng đau.

Cứu điếu ngải: dùng điếu Ngải hơ nóng huyệt thận du, mệnh môn, a thị huyệt chổ đau vùng thắt lưng mỗi huyệt cứu 5-10 phút cho ấm là được.

Các phương pháp trên đều có tác dụng khử hàn, trừ thấp, thư cơ thông khí lạc, bớt đau, tăng vận động khớp.

Bạn đọc xem thêm: Bệnh xương khớp nên dùng những thảo dược nào?

Nguồn: Lương y Minh Phúc

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bai-thuoc-tri-thoai-hoa-khop-co-that-lung.html/feed 0